Thứ năm, 18/04/2024

Thường Huấn- Cha Tùng

Cập nhật lúc 15:17 02/07/2018
 
 
 
 
 
              
 
 
TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN TÂM LÝ

ĐƯỜNG HƯỚNG GIÁO DỤC ĐỨC TIN
 
 
 
 
 
 
 
Trương Thanh Tùng SJ
 
 
 
 
 
 
 
 
Sử dụng nội bộ
 
 
 
MỤC LỤC
 
              Dẫn nhập
 
Phần ITâm lý con người và Tâm lý học
 
  1. Các thành tố của đời sống con người
 
  1. Định nghĩa bộ môn tâm lý học và tâm lý phát triển
 
  1. Tìm hiểu một số trường phái tâm lý học hiện đại
 
  1. Trường phái phân tâm học
  2. Trường phái tâm lý hành vi
  3. Trường phái tâm lý học hỏi
  4. Trường phái tâm lý nhận thức
  5. Trường phái tâm lý nhân bản và hiện sinh
 
  1. Một số mô hình nhân cách theo tâm lý học
 
  1. Hai mô hình tâm trí và bản ngã theo Phân tâm
  2. Hai mô hình nhân cách theo Tâm lý nhân bản
 
  1. Các yếu tố qui định tâm tính con người
 
  1. Do bẩm sinh hay nuôi dạy
  2. Do tất định hay lựa chọn cá nhân
 
  1. Một số quy luật hoạt động của tâm lý con người
 
      Kết Phần I: Ích lợi của việc học tâm lý
 
Phần IITâm lý lứa tuổi và một số lý thuyết phát triển
 
  1. Các giai đoạn trong cuộc đời
 
  1. Giai đoạn trẻ em  (gồm 3 độ tuổi)
 
  1. Giai đoạn thiếu niên  (gồm 3 độ tuổi)
 
  1. Giai đoạn trưởng thành  (gồm 3 độ tuổi)
 
  1. Giai đoạn về hưu
 
 Phụ chú: Một số ngưỡng khủng hoảng trong đời
  1. Một số lý thuyết về phát triển
 
  1. Tiến trình phát triển tâm lý tính dục (Freud)
 
  1. Tiến trình phát triển tâm lý xã hội (Erikson)
 
  1. Tiến trình phát triển khả năng nhận thức (Piaget)
 
  1. Tiến trình phát triển phán đoán đạo đức (Kohlberg)
 
  1. Chu kỳ tuổi thọ của đời sống gia đình  (Becvars)
 
      Kết Phần II:  Vài lưu ý thực hành về phát triển
 
 
  1. Các cuộc bừng tỉnh trong  đời của bản ngã
  2. Xây dựng sự tự tin & hình ảnh tích cực về mình
  3. Xây dựng nhân cách riêng & khả năng kết thân
  4. Thời điểm quyết định cho phát triển
 
Phần III: Ứng dụng tâm lý phát triển vào trợ giúp đức tin
 
  1. Dẫn nhập
 
  1. Khái niệm đức tin và giáo dục đức tin
 
 
  1. Thích ứng trợ giúp đức tin với các độ tuổi
 
  1. Cách phân chia độ tuổi trong trợ giúp đức tin
 
  1. Nội dung trợ giúp đức tin theo các độ tuổi
 
  1. Tuổi tiểu ấu (trước 7 tuổi)
 
  1. Tuổi trung ấu (7 - 9 tuổi)
 
  1. Tuổi đại ấu (9 - 12 tuổi)
 
  1. Tuổi tiền thiếu (12 - 14 tuổi)
 
  1. Tuổi thiếu niên (14 - 18 tuổi)
 
  1. Tuổi thanh niên (18 - 25 tuổi)
 
  1. Tuổi tráng niên (25 - 45 tuổi)
 
  1. Tuổi trung niên (45 - 60 tuổi)
 
  1. Tuổi hưu trí & lão niên (Trên 60 tuổi)
 
             Kết Phần III:  Giáo dục đức tin - một nghệ thuật
5
 
6
 
6
 
7
 
8
 
8
9
10
11
12
 
13
 
14
18
 
20
 
20
22
 
23
 
24
 
26
 
26
 
26
 
30
 
39
 
39
 
41
43
 
43
 
49
 
51
   
57
 
61
 
62
 
 
62
66
67
68
 
69
 
69
   
69
 
70
 
70
 
71
 
71
 
72
 
74
 
77
 
79
 
81
 
83
 
85
 
86
 
89
TÂM LÝ PHÁT TRIỂN &
 
ĐƯỜNG HƯỚNG GIÁO DỤC ĐỨC TIN
 
       Khác với định kiến của nhiều người cho rằng chỉ có trẻ nhỏ mới cần được giáo dục đức tin, bộ môn tâm lý phát triển cho thấy rằng ở mọi độ tuổi, ai ai cũng có nhu cầu được trợ giúp về mặt tâm linh này.
 
  • Vậy tâm lý phát triển nói gì về đặc điểm và chuyển biến tâm lý của con người qua các độ tuổi?
 
  • Có thể vận dụng tâm lý phát triển thế nào vào việc giáo dục và đồng hành đức tin cho các độ tuổi khác nhau?
 
      Đó là hai chủ đề sẽ được khai triển trong khóa học này, và cũng là hai đề tài bổ ích cho giáo lý viên, là những người được trao sứ mạng trợ giúp tha nhân về mặt đức tin. Thật vậy, những hiểu biết về đặc điểm tâm lý và khả năng nhận thức riêng của các độ tuổi sẽ giúp giáo lý viên ấn định nội dung trợ giúp phù hợp và có được sư phạm truyền đạt tốt nhất cho từng độ tuổi. 
 
      Nhằm đáp ứng phần nào nhu cầu hiểu biết tâm lý và vận dụng vào huấn giáo cho giáo lý viên, giáo trình này sẽ lần lượt khai triển ba nội dung chính sau đây:
 
  1. Tâm lý con người và bộ môn tâm lý học. Phần này giới thiệu sơ lược quan niệm của tâm lý học nói chung về con người; đồng thời nêu lên ích lợi của kiến thức tâm lý đối với các lãnh vực giáo dục, y tế, xã hội, mục vụ, v.v.
 
  1. Tâm lý lứa tuổi hoặc phát triển. Lược qua đặc điểm tâm lý của từng độ tuổi và giới thiệu sơ lược một số lý thuyết phát triển đặc biệt quan trọng cho huấn giáo.
 
  1. Ứng dụng tâm lý phát triển vào trợ giúp đức tin. Dựa vào hai phần trước, đưa ra một số đề xuất về nội dung và cách thức trợ giúp đức tin tương thích với từng độ tuổi.
     Phần ITÂM LÝ CON NGƯỜI VÀ TÂM LÝ HỌC
    
  1. Các thành tố của đời sống con người
 
      Khởi đi từ góc nhìn riêng của mình, mỗi khoa học thường tìm cách phân tích xem đâu là những thành tố cấu thành nên con người. Chẳng hạn, giải phẫu học chia cơ thể con người thành các hệ thần kinh, tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, bài tiết...; triết học Hy lạp cổ đại thì theo quan niệm nhị nguyên cho rằng con người được cấu thành bởi hai nguyên lý “xác và hồn”.
 
       Riêng tâm lý học hiện đại thì theo lối tiếp cận tổng thể, nhìn con người trong toàn bộ, bao gồm 4 thành tố không thể chia cắt là: thể lý, tâm cảm, lý trí & ý chí, tâm linh. Tuy cả 4 yếu tố đều chi phối thái độ, hành vi và lối cư xử của cá nhân, nhưng tác động của yếu tố xúc cảm luôn mạnh mẽ nhất. Chẳng hạn khi giận thì mất khôn; quá đau khổ ta có thể mất đức tin. Mỗi thành tố vừa nói đều có nhu cầu riêng cần được thỏa mãn.
 
  1. Thể lý: nhu cầu sinh tồn cá nhân (ăn, ngủ..)
3
4
1
2
 
2
sinh tồn nòi giống (tính dục).
 
 
 

 
  1. Tâm cảm: nhu cầu yêu và được yêu.
 
 
  1. Lý trí - ý chí: nhu cầu hiếu tri
quyết tâm thực hiện theo ý riêng.
 
 
  1. Tâm linh: vượt lên trên cái tầm thường,
sống hướng thượng - hướng tha.
 
      Để giúp một cá nhân phát triển lành mạnh, cần đáp ứng đúng cách, đúng mứcđồng bộ cả 4 nhu cầu trên của họ. Cũng vậy, khi giải quyết một vấn đề trên một bình diện nào đó, cần xem xét và phối hợp đồng thời các bình diện còn lại. Chẳng hạn, khi tìm nguyên nhân đau bệnh, không chỉ xem xét những xáo trộn về tạng phủ mà cả tâm lý, vì có rất nhiều chứng bệnh tâm thể bắt nguồn từ nguyên nhân tâm lý.
  1. Định nghĩa bộ môn tâm lý và tâm lý phát triển
 
  1. Đối tượng & phương pháp nghiên cứu của môn tâm lý  
 
  • Đối tượng nghiên cứu. Tâm lý học nhằm khảo sát hành vi [bên ngoài] của con người và nghiên cứu những tiến trình tâm t [bên trong] chi phối hành vi ấy.
       
  • Trong tâm lý học, từ “hành vi” chỉ toàn bộ những biểu hiện bên ngoài có thể quan sát được, làm nên tính cách riêng của mỗi cá nhân như: thái độ, cử chỉ, cách hành xử.
 
  • Còn từ “tiến trình tâm trí” ám chỉ những cơ chế xúc cảm, lý trí, ý chí… ở bên trong cá nhân, nhưng lại chi phối hành vi bên ngoài của cá nhân ấy.
 
      Nói cách khác, môn tâm lý nhằm cắt nghĩa những khác biệt về tính cách nơi các cá nhân; nghiên cứu những yếu tố tâm cảm, lý trí bên trongmôi trường bên ngoài chi phối trên hành vi và tính cách; từ đó tìm biện pháp giúp cá nhân xây dựng hành vi mới hoặc thay đổi hành vi cần loại bỏ.
 
  • Phương pháp nghiên cứu. Vì là một bộ môn khoa học, tâm lý học chủ yếu sử dụng các phương pháp quan sátthực nghiệm để giải thích hành vi và xây dựng các lý thuyết. Phương pháp quan sát bao hàm việc nhìn xem, so sánh, nhận định và rút ra những quy luật; còn phương pháp thực nghiệm thì đưa ra những giả thuyết, sau đó dùng những cách thí nghiệm khác nhau để thu thập và phân tích những số liệu từ các thí nghiệm, hầu kiểm chứng tính chân xác của các giả thuyết và xây dựng nên các lý thuyết.
 
      Bên cạnh đó, tâm lý học cũng sử dụng rộng rãi phương pháp nội quan, tức giúp cá nhân “đọc lại” và chia sẻ những chuyển biến nội tâm hiện có hay trong quá khứ của mình. Phương pháp nội quan này có ưu điểm giúp nhà tâm lý thu thập các dữ kiện không thể quan sát hay thực nghiệm được nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu tâm lý hay trị liệu.
b)  Phân ngành tâm lý lứa tuổi phát triển
 
     Tâm lý học ghi nhận rằng mỗi độ tuổi có các đặc điểm tâm-thể-lý, hành vi và cách tương giao rất khác nhau. Từ đó đã xuất hiện hai phân ngành tâm lý lứa tuổi tâm lý phát triển bổ túc lẫn nhau. Hai phân ngành này cùng nghiên cứu các độ tuổi, nhưng dưới hai lăng kính khác nhau.
 
  • Tâm lý lứa tuổi tập trung nghiên cứu đặc điểm tâm thể lý riêng của mỗi độ tuổi (trẻ em, thiếu niên, trưởng thành...);
 
  • Tâm lý phát triển thì chú ý hơn đến sự tiến triển của cá nhân giữa các giai đoạn khác nhau trên các phương diện thể lý, tính dục, xúc cảm, khả năng nhận thức, lối tương giao…
 
      Hai phân ngành này không chỉ giúp hiểu chi tiết các chặng phát triển, nhưng còn đóng góp lớn lao trên bình diện thực hành. Do vậy chúng được vận dụng rất hiệu quả trong giáo dục, trong can thiệp tâm lý và trị liệu để giúp phát triển nhân cách.
 
  1. Tìm hiểu một số trường phái tâm lý hiện đại
 
      Trong tâm lý học hiện đại có nhiều trường phái khác nhau. Mỗi trường phái khởi đi từ một mô hình nhân cách hay một lối quan niệm riêng về con người, để lý giải những động cơ chi phối hành vi và đề xuất biện pháp can thiệp tâm lý giúp cá nhân học mới hoặc thay đổi hành vi. Sau đây là trình bày sơ lược về quan niệm nhân cáchcách trị liệu của năm trường phái căn bản trong tâm lý học hiện đại.
 
  1.   Trường phái Phân tâm học (Psychoanalysis)
 
  • Quan niệm về nhân cách: Không phủ nhận con người có ý thức, có ý chí và tự do, phân tâm học cho rằng hành vi con người còn bị bản năng và vô thức chi phối phần nào như “con vật”. Thế nhưng các cá nhân thường không muốn nhìn vào phần “con vật” của mình, mà còn cấm đoán hoặc đè nén nó vào trong vô thức. Phân tâm học nhận ra rằng chính những đè nén ấy lại là nguồn gây xáo trộn tâm cảm và  nhân cách. Chẳng hạn theo bản năng, ai ai cũng cần được cha mẹ yêu thương. Tôi hận bố mẹ đã xử đối bất công với tôi khi nhỏ; nhưng vì lòng hiếu thảo lại không cho phép tôi có những tình cảm chống lại bố mẹ, tôi đã đè nén nỗi uất ức. Hậu quả là tôi đâm ra cộc cằn với người khác mà không nhận ra mình giận cá chém thớt! 
 
  • Trị liệu: Theo phân tâm, để nhân cách được quân bình và triển nở, cá nhân cần nhận biết và chế ngự những xung động bản năng nơi mình; đồng thời, cá nhân cần được giúp đỡ để nhận diện và giải quyết ổn thỏa những xung khắc nội tâm bị đè nén trong quá khứ.
 
  • Lượng giá: Vì phân tâm học chú tâm mổ xẻ mặt khuất, “mặt trái” và những cảm xúc bị chôn vùi, nên nó còn được gọi tên là tâm lý chiều sâu. Tuy nhiều người tố cáo phân tâm học làm hạ giá nhân phẩm, nhưng không ai có thể phủ nhận rằng, ngoài phần thượng đẳng là riêng của nhân vị (khía cạnh người), con người còn có phần hạ đẳng, tức vô thức và các bản năng ít nhiều như loài vật (khía cạnh con). Hơn thế, phân tâm học đã có công đề ra phương cách trị liệu dôi với phần hạ đẳng để giúp thăng tiến phần thượng đẳng của cá nhân. Đó là đóng góp lớn nhất của phân tâm học trên bình diện thực hành.
 
  1. Trường phái Tâm lý hành vi (Behaviorism)
 
  • Quan niệm về nhân cách: Tâm lý hành vi xem con người như một tập hợp những hành vi mà cá nhân góp nhặt dọc theo lịch sử đời mình. Nói cách khác, họ như một “cỗ máy” được lắp ráp từ những bộ phận rời rạc dưới tác động mạnh mẽ của yếu tố môi trường. Mỗi hành vi của cá nhân là một nếp phản ứng (thói quen) được hun đúc bởi việc lập đi lập lại nhiều lần một kích thích từ môi trường. Định nghĩa nổi tiếng về hành vi của trường phái này là:
      Kích thích (S)  à  Phản ứng (R)   =   Hành vi  (B)
       Stimulus                  Response                  Behavior
 
  • Trị liệu: Từ công thức trên, tâm lý hành vi cho rằng để tập mới hay thay đổi một hành vi, cần tác động trên cá nhân một kích thích mới, được lập đi lập lại, cho đến khi hình thành nên một nếp phản ứng (thói quen) mới. Kích thích mới này thường có dạng thưởng / phạt trực tiếp nhằm củng cố hay loại trừ một hành vi.
 
      Kỹ thuật hun đúc hành vi ấy được đặt nền trên cơ chế phản xạ có điều kiện sau của nhà sinh vật học Nga Pavlov: nếu thêm kích thích mới là “tiếng chuông” đi kèm với việc “cho thấy một miếng thịt” sẽ tập cho chó hành vi mới là “tiết nước bọt” khi “nghe tiếng chuông”. Cũng vậy, trong can thiệp tâm lý, nếu ai làm được việc tốt sẽ được thưởng, thì với thời gian họ sẽ có thêm nhiều đức tính tốt; ngược lại, các hình phạt sẽ khiến cá nhân từ bỏ dần các thói xấu.
 
  • Lượng giá: Hành vi thuyết thường bị phê bình là bỏ quên yếu tố nhận thức. Thế nhưng như đã minh chứng, con người không có ý thức trọn vẹn, mà còn chịu tác động mạnh mẽ của bản năng, vốn hành động mù quáng và máy móc theo nguyên tắc “thích sướng, sợ khổ”. Thế nên, thuyết hành vi không hề hạ giá con người thành “cỗ máy”, nhưng nói lên phần sự thật “mù quáng máy móc” nơi con người. Cũng như trường hợp của phân tâm, giá trị của hành vi thuyết được biện minh bằng đóng góp của nó trong trị liệu, nhất là trong việc uốn nắn hành vi cho trẻ em và người tâm thần, là những người không có ý thức cao. 
 
  1. Trường phái học hỏi xã hội (Social Learning Theories)
 
  • Quan niệm về nhân cách: Trường phái tâm lý học hỏi xã hội bổ túc cho thuyết hành vi khi cho rằng các hành vi không chỉ được hun đúc, củng cố, uốn nắn dưới tác động trực tiếp của những thưởng phạt nơi cá nhân, nhưng còn gián tiếp qua việc cá nhân quan sát và rút kinh nghiệm từ những chế tài và khen chê xã hội đối với cá nhân khác.
 
       Chẳng hạn một người lớn cố sống tốt để không bị người đời chê trách, hay một trẻ thấy anh hư bị bố đánh đòn sẽ không dám phạm lỗi như anh. Như vậy, hành vi sống tốt của hai cá nhân trên không đến từ thưởng  phạt trực tiếp, nhưng do tác động gián tiếp của xã hội. Như vậy, theo thuyết học hỏi xã hội, con người không chỉ phản ứng cách máy móc như “cỗ máy”, nhưng còn chịu áp lực của các chuẩn mực xã hội bên ngoài.
 
  • Trị liệu: Để loại bỏ, tập mới hay uốn nắn hành vi của các cá nhân, cần vận dụng cả những biện pháp gián tiếp như thi đua, khen thưởng, tuyên dương, cảnh cáo trước cộng đồng… Đối với các cá nhân có ý thức, các biện pháp gián tiếp này đôi lúc còn hiệu quả hơn thưởng phạt trực tiếp.
 
  • Lượng giá: Quan niệm nhân cách và lối trị liệu của trường phái học hỏi xã hội là một tiến bộ so với thuyết hành vi, vì nó không chỉ tác động hữu hiệu hơn trên hành vi, mà còn giúp cá nhân xây dựng ý thức cộng đồng và lòng tự trọng. Về điểm này, nó mở đường cho tâm lý học nhận thức.
 
  1. Trường phái tâm lý nhận thức (Cognitive Psychology)
 
  • Quan niệm về nhân cách: Tâm lý nhận thức cho rằng, chính ý thức của cá nhân soi sáng và quyết định hành vi của họ. Các hành vi không đơn thuần là “phản ứng” lại kích thích của môi trường; nhưng chính yếu tùy thuộc vào cách thức cá nhân tri giác sự kiện, kinh nghiệm, nhận thức và phán đoán trên sự kiện. Vì vậy, đứng trước cùng một hoàn cảnh, mỗi cá nhân giải quyết vấn đề theo một cách riêng. Chẳng hạn, khi đối diện một nguy hiểm, có cá nhân thì rơi vào hoảng loạn, có cá nhân lại rất điềm tĩnh.
      Từ quan điểm trên, tâm lý nhận thức thêm vào công thức của tâm lý hành vi một thành phần mới: đó là yếu tố “nhận thức” (O), viết tắt của: Organism  =  cá thể; hay Operations  =  tiến trình tâm trí. Từ đó ta có công thức mới:
 
  Kích thích (S)  à Cá thể (O)  à Phản ứng (R)  =  Hành vi (B)
    Stimulus             Organism          Response            Behavior
 
  • Trị liệu: Giúp cá nhân điều chỉnh tư duy lệch lạc vốn đưa đến những cảm xúc tiêu cực và hành vi sai quấy, đồng thời xây dựng cho cá nhân ý thức nội tại và suy nghĩ hợp lý; nhờ đó, cuộc sống của cá nhân sẽ  sung mãn, trọn vẹn và đầy đủ ý nghĩa hơn.
 
  • Lượng giá: Tâm lý nhận thức thường được đánh giá cao vì nó đề cao yếu tố nhận thức là nét đặc trưng của con người vượt trên con vật. Hơn nữa, liệu pháp của trường phái nhận thức không chỉ nhắm uốn nắn hành vi bên ngoài mà còn nhằm xây dựng cho cá nhân một ý thức và nhân cách vững chãi bên trong, là điểm tới của phát triển tâm lý.
 
  1. Trường phái tâm lý nhân bản và hiện sinh
           (Humanistic & existentialist Psychology)
 
  • Quan niệm về nhân cách: Đây là hai trường phái tâm lý mới mẻ, xuất hiện vào hậu bán thế kỷ XX. Chúng đề cao vai trò của lý tưởngý nghĩa cuộc sống trên hành vi. Theo hai trường phái này, ý thức về mục đíchý nghĩa đời mình sẽ quyết định cung cách sống.Có nhiều người vì không thấy được mục đích và ý nghĩa đời mình nên sống buông xuôi, buông thả, khiến nhân cách bị tha hóa.
 
     Theo tâm lý nhân bản, việc hướng đến thành toại bản thân hay thành nhân là động cơ thúc đẩy con người tồn tại, kiểm soát hành vi. Còn tâm lý hiện sinh thì chủ trương rằng mỗi người là tác giả của đời mình ngang qua những chọn lựa và quyết định cá nhân. Do vậy phải sống có ý nghĩa; biết hướng thượng, hướng tha và vượt lên trên số phận.
  • Trị liệu: Để phát triển nhân cách, cá nhân cần xác định được một hướng tới lành mạnhmột ý nghĩa tích cực cho đời mình. Hai nhận thức ấy sẽ giúp giúp cá nhân có được nội lực để đảm nhận đời mình một cách trách nhiệm và mạnh mẽ, cả trong những lúc vui hay buồn, trong những thời điểm thuận lợi hay thử thách của hiện sinh.
 
  • Lượng giá: Hai trường phái tâm lý nhân bản và hiện sinh không nhìn vào phần hạ đẳng và bệnh lý của cá nhân, nhưng xem cá nhân như một nhân cách lành mạnh đang hướng đến sự thành toại; từ đó khơi dậy nơi họ một nội lực, sự tự quyết và ý chí vượt trên hoàn cảnh và số phận. Chính vì thế, hai trường phái này ngày càng chiếm được chỗ đứng quan trọng trong tư vấn tâm lý và trị liệu. Hơn nữa, mục tiêu thành toại nhân bản của chúng - là sống siêu thoát và hướng tha -  cũng rất gần với lý tưởng của các tôn giáo nên hai trường phái tâm lý này cũng được vận dụng nhiều vào rèn luyện đạo đức và giáo dục đức tin.
 
  1. Một số mô hình nhân cách theo tâm lý học
 
      Như đã trình bày, mỗi trường phái tâm lý đều đặt nền trên những quan niệm riêng, mô hình riêng về nhân cách:
 
  • Phân tâm học nhìn con người dưới khía cạnh vô thức và bản năng; bị phần hạ đẳng chi phối ít nhiều như loài vật.
 
  • Tâm lý hành vi thì xem mỗi cá nhân như một “cỗ máy” phát ra những hành vi đặc thù riêng dưới các tác động của môi trường.
 
  • Tâm lý học hỏi xã hội quan niệm con người trong tư cách thành viên của cộng đồng, hành động theo những chế tài của xã hội.
 
  • Tâm lý nhận thức lại nhìn con người như một cá thể có ý thức. Mỗi cá nhân có mức độ nhận thức khác nhau và hành động theo ý thức và phán đoán riêng của mình.
  • Tâm lý nhân bản và hiện sinh thì nhìn con người như một hữu thể nhân linh luôn hướng đến sự thành toại bản thân và sống theo một lý tưởng.  
 
      Tiếp theo đây chỉ xin trình bày các mô hình nhân cách theo phân tâm họctâm lý nhân bản vốn đem lại những ứng dụng thiết thực nhất cho công tác giáo dục nhân bản và đức tin.
 
a)  Hai mô hình nhân cách theo Phân Tâm học  (S. Freud)
 
      Sigmund Freud, người sáng lập trường phái Phân Tâm, đã đưa ra mô hình tâm trí và nhân cách để minh họa tác động của các yếu tố dấu mặt là vô thức và bản năng trên hành vi cá nhân.
 
Mô hình ba thành phần của tâm trí con người
 
     Qua thực tế trị liệu đối với các bệnh nhân tâm lý, Freud phát hiện ra rằng các cá nhân không hoàn toàn ý thức về mọi hành vi của mình; trái lại, nơi mỗi người đều có những hành vi vô thức, nhất là những hành vi theo thói quen (như gãi đầu, khạc nhổ…) Từ đó, Freud đề xuất ra mô hình cấu trúc ba tầng của tâm trí con người, bao gồm: ý thức - tiền ý thức - vô thức.
 

                                         (1)
 
                                            (2)
 
     (3)
 
           
  1. Ý thức (conscious): Chỉ chiếm một phần nhỏ của tâm trí, như phần nổi của tảng băng trôi. Nó chứa đựng những gì lý trí và ký ức kiểm soát được. Tuy nhiên, chất liệu của ý thức rất dễ dạt vào “vùng lãng quên tạm thời” của tiền thức, hoặc bị đè ép vào “vùng lãng quên sâu thẳm” của vô thức. Hai phần tiền thứcvô thức hợp nên vùng tiềm thức (subconscious), vì cả hai đều ở trạng thái quên lãng.
  2. Tiền ý thức (preconscious): Là vùng đệm giữa ý thức và vô thức, chứa đựng những kỷ niệm và kinh nghiệm bị quên lãng tạm thời do bộ nhớ của ý thức có hạn. Thế nhưng, khi xảy đến một biến cố gợi nhớ, dữ liệu trong tiền thức có thể trồi lại lên vùng ý thức. Chẳng hạn tôi gặp một bạn cũ mà không thể nhớ tên; bạn ấy nhắc khéo tên bạn là “một trong bốn mùa”, tôi lập tức nhớ ra là “Đông” (trồi lên ý thức).
 
  1. Vô thức (unconscious): Là tầng sâu nhất và vượt tầm kiểm soát của ý thức. Nó đóng vai trò chủ yếu trong việc chi phối những ham muốn bị đè nén thuộc bản năng, gây ảnh hưởng tiêu cực trên nhân cách và hành vi con người.
 
      Trong thực tế, tầng vô thức chứa đựng những ý tưởng, cảm xúc hay ký ức tiêu cực bị những phản ứng tự vệ dìm vào trong quên lãng để tránh cho bản ngã khỏi bị dằn vặt, xao xuyến, tổn thương. Chỉ khi được sự giúp đỡ - đặc biệt của chuyên viên phân tâm - đương sự mới có thể đưa ra ánh sáng lý do của những hành xử vô thức nơi mình, từ đó họ mới có hy vọng thay đổi các hành vi ấy. Sau đây là một vài phương pháp dò tìm vô thức thường được sử dụng trong trị liệu phân tâm là:
 
  • Liên ý tự do (free association): Khách hàng được yêu cầu trả lời lập tức các câu hỏi của nhà tâm lý, dựa vào những ý tưởng thoáng hiện trong tâm trí mà không tìm cách suy nghĩ, né tránh hay sắp đặt các ý tưởng.
 
  • Chú giải những giấc mơ mà cá nhân hay gặp, vì giấc mơ thường là nơi để vô thức tự giải tỏa và tìm bù trừ.
 
  • Phân tích các chuyển dịch tình cảm. Chuyên viên trị liệu đóng vai một người thân mà khách hàng có xung khắc trong quá khứ, và để cho khách hàng trò chuyện. Qua việc ghi nhận và phân tích các chia sẻ bộc phát và phản ứng bộc trực của khách hàng, nhà trị liệu có thể tìm ra mấu chốt của những đè nén tâm lý nơi họ.
Cấu trúc ba thành phần của nhân cách
 
      Cũng vậy, Freud cho rằng nhân cách không chỉ bao gồm phần bản ngã có ý thức, có ý chí và tự do; trái lại, nhân cách ấy còn chịu sức ép của các bản năng mà ông gọi là phi ngã, và của những cấm đoán mà ông gọi là siêu ngã. Sau đây là cơ cấu 3 tầng của nhân cách theo phân tâm học của Freud.
 
 

 
  •   Siêu ngã        SUPEREGO     :  nằm ở tiền thức (2) + vô thức (3)
  •  Bản ngã            EGO          :  nằm  ở ý thức (1) + tiền thức (2)
  •  Phi ngã               ID              :  những bản năng vô thức  (3)
 
  1. Phi ngã (Id) thuộc vô thức và bản năng, chứa đựng những bản năng hạ đẳng và hoạt động theo “nguyên tắc khoái lạc”. Phi ngã như một đứa trẻ “mè nheo” trong mỗi người. Nó luôn đòi thỏa mãn tức thời và bằng mọi giá các đòi hỏi của nó. Các trẻ em và người tâm thần bị phi ngã chi phối mạnh mẽ, vì ý thức và sự tự chủ nơi họ không cao.
 
  1. Bản ngã (Ego) là trọng tâm của nhân cách, là cái “tôi chủ thể” có ý thức, tự do và ý chí. Bản ngã hoạt động theo “nguyên tắc thực tiễn”, tức chỉ đáp ứng những đòi hỏi của bản năng, phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn bên ngoài. Trong thực tế, cái tôi chủ thể luôn chịu sức ép của những đòi hỏi của phi ngã và những cấm đoán của siêu ngã: trên đe dưới búa. Bổn phận của nó là tìm cách điều tiết hai thái cực ấy để giúp cân bằng và quân bình cuộc sống.
 
  1. Siêu ngã (Super Ego) được hình thành từ những chuẩn mực đạo đức, xã hội do giáo dục và tôn giáo kết tụ trong tiền thức và vô thức của cá nhân từ tuổi ấu thơ. Siêu ngã thường áp đặt, xét nét mọi hành vi, và gây xao xuyến cho bản ngã. Thông thường siêu ngã là tích cực vì nó hướng dẫn bản ngã hành động cách đúng đắn; nhưng siêu ngã sẽ trở nên một gánh nặng không cần thiết khi quá cứng nhắc, áp đảo, và tước mất khả năng tự quyết của bản ngã.
 
Một số cơ chế tự vệ của bản ngã
 
     Khi đối diện với những đe dọa vượt khả năng chịu đựng của tâm cảm, bản ngã thường trở nên chai lì hoặc lẩn tránh bằng một trong các cơ chế sau để tự vệ hay tự bảo toàn:
 
  1. Đè nén, ức chế (repression): Cá nhân không đủ sức đối diện với những cảm xúc hay kinh nghiệm đau thương, nên tìm cách đè nén những cảm xúc hay kinh nghiệm ấy khỏi vùng ý thức, hoặc chôn chặt các nỗi đau vào quên lãng. Đây là phản ứng tự vệ căn bản nhất, sẽ biến thái thành những cơ chế tự vệ kế tiếp.
 
  1. Phủ nhận (denial): Bản ngã không đủ sức đón nhận một thực tế, nên tự vệ bằng cách chối bỏ thực tế ấy; tin chắc rằng thông tin ấy bị nhầm. 
 
  1. Phóng chiếu (projection): Cá nhân gán ghép cho người khác những cảm xúc tiêu cực đang có nơi mình vì không dám đối chất chính mình. Chẳng hạn tôi ghét đồng nghiệp nhưng lại kết án là đồng nghiệp ghét tôi.
 
  1. Tạo phản ứng ngược lại (reaction formation): Cá nhân chối bỏ cảm xúc đang có bằng cách làm theo cảm xúc ngược lại. Chẳng hạn B thích anh A, nhưng lại nói ghét anh ấy.
 
  1. Hoán vị (displacement): Cá nhân giải tỏa tình cảm dồn nén vào một đối tượng khác bằng một trong các cách thức sau:
 
  • Bù trừ (compensation): Chẳng hạn tôi kém thể thao, nên vào giờ chơi tôi lại đi đánh đàn để tự an ủi mình.
 
  • Thăng hóa (sublimation): Tôi đi Cảnh sát 113 để thỏa mãn tính hung hãn dưới vỏ bọc bảo vệ an ninh xã hội.
 
  • Dịch chuyển hấn khí (displaced aggression): Giận xếp không dám cãi, về nhà đánh con cái để xả giận.
 
  1. Thoái hồi (regression): Do không đủ sức đối diện với các thách đố của cuộc sống, cá nhân lẩn trốn vào những hoạt động an toàn của các giai đoạn trước. Chẳng hạn không bương chải được với đời nên chọn đi dạy trẻ để cuộc sống đỡ phức tạp. Gặp khó khăn ở thành phố, chọn về quê sinh sống.
  2. Biện hộ (rationalization): Cá nhân tìm cách hợp lý hóa những hành vi vô lý của mình. Chẳng hạn mượn rượu giải sầu.
 
  1. Sắm vai (identification): Vì thiếu tự tin nên cá nhân bắt chước người nổi tiếng để ngỡ mình cũng là “nhân vật”. Hành vi này thường xảy ra nơi các thiếu niên chưa có nhân cách vững chãi. Nhưng cũng có người lớn không thành đạt, nên cố tạo cho mình bộ dạng nhà chuyên nghiệp.
 
b)  Hai mô hình nhân cách theo Tâm lý nhân bản 
 
  r  Mô hình cấu tạo nhân cách theo Carl Rogers
 
     Theo Rogers, nhân cách hay bản ngã được cấu thành từ hai thành phần: “tôi thực tiễn” cá nhân đang có và “tôi lý tưởng” mà cá nhân đang hướng tới.
 
        Đồ hình của Rogers cho thấy rằng, khi đối diện với một thực tại (có thể là một sự vật, một sự kiện hay một người nào đó), bản ngã sẽ phối hợp lập trường của hai cái tôi nơi mình để đi đến một thái độ tích cực/tiêu cực đối với thực tại đó, rồi sẽ có hành vi tương ứng.
 
                          TÔI LÝ TƯỞNG                       Gặp 1 thực tại 
                        Các giá trị /lý tưởng
 
       BẢN NGÃ                                            THÁI ĐỘ                HÀNH VI
                              
 
                             TÔI THỰC TIỄN
                         -  Ý thức/vô thức/xúc cảm…
                         -  Các nhu cầu    
                      
  1. Tôi thực tiễn: là tình trạng hiện tại, bao gồm toàn bộ cái tôi hiện có của bản ngã: ý thức, vô thức, xúc cảm, bản năng, và những nhu cầu riêng. Thông thường, các nhu cầu của “tôi thực tiễn” làm nên động cơ cung cấp năng lượng cho bản ngã hoạt động.
  2. Tôi lý tưởng: Gồm những giá trị (lý tưởng) và dự phóng tương lai mà bản ngã đang hướng tới. Chính cái tôi lý tưởng này định hướng cho lối sống cho cá nhân và lôi kéo cá nhân tiến về phía trước.
 
  1. Thái độ & hành vi: Tùy vào thái độ tích cực hay tiêu cực đối với đối tượng, mà cá nhân sẽ đi đến một hành động tương ứng đối với đối tượng ấy. Chẳng hạn tôi mê chơi games (tôi thực tế) nhưng tôi muốn đậu vào đại học (tôi lý tưởng), nên tôi quyết tâm gạt bỏ games (thái độ) và tập trung tất cả cho việc học (hành vi).
 
r Tháp 5 nhu cầu của bản ngã theo Abraham Maslow
 

  
           
                     5                    -  Nhu cầu thành toại bản thân
 
                     4                    -  Nhu cầu thể diện/được nhìn nhận  
 
                     3                    -  Nhu cầu yêu/được yêu/thuộc về nhóm
 
         2                    -  Nhu cầu an toàn thể lý/tâm cảm
 
         1                    -  Nhu cầu sinh tồn cá nhân/nòi giống
 
 
     Theo Maslow, đây là 5 bậc thang nhu cầu từ thấp đến cao của bản ngã. Sự phân cách này giữa các bậc nhu cầu chỉ là tương đối, vì dù ở bậc nào, cá nhân cũng đồng thời có nhu cầu của các bậc còn lại. Chẳng hạn, người ở bậc nhu cầu 5 vẫn cần ăn uống (bậc 1), cần được an toàn, yêu thương và được nhìn nhận (bậc 2, 3, 4), nhưng theo cách thức và mức độ khác với người ở các bậc thấp hơn.
 
       Khi các bậc nhu cầu được thỏa mãn cá nhân sẽ tồn tại và phát triển. Các nhu cầu càng thấp thì càng cần thiết cho sự sống còn; một khi chúng đã được thỏa mãn, cá nhân sẽ hướng đến bậc nhu cầu cao hơn. Đích đến của phát triển nhân cách là tình trạng ở bậc 5: tức cá nhân đạt đến sự thành toại bản thân.
       Ngoài ra, Maslow còn phân loại 5 bậc thang nhu cầu thành 2 nhóm: bậc 1, 2, 3, 4 thuộc nhóm nhu cầu thiếu hụt phải được bổ sung thường xuyên; riêng bậc 5 thuộc loại nhu cầu thành toại, nó không những không hao mòn, mà ngày càng đòi hỏi cao hơn. Nhu cầu thành toại thường thể hiện ở các dạng sau:
 
  • Nhu cầu hiểu biết và khám phá.
  • Nhu cầu thẩm mỹ, làm đẹp;
  • Nhu cầu phát triển bản thân trên mọi phương diện.
 
  1. Các yếu tố qui định tâm tính con người
 
      Trong giao tế, ta dễ dàng nhận thấy các cá nhân có tâm tính rất khác nhau. Tại sao lại có sự khác biệt này? Và đâu là những yếu tố quy định tâm tính riêng của mỗi người?
 
      Trong tâm lý học có hai quan niệm đối kháng nhau về tính cách con người. Một bên cho rằng tâm tính do bẩm sinh hay tất định nên bất biến; bên kia cho rằng giáo dục và nỗ lực của chính cá nhân có thể tác động thay đổi tâm tính. Có thể công thức hóa sự đối kháng của hai khuynh hướng ấy như sau.
  • Tâm tính do bẩm sinh qui định  > <  do nuôi dạy mà ra.
  • Tâm tính chịu sự tất định của bản năng và vô thức > < do
      mỗi cá nhân tự lựa chọn.
 
  1. Do bẩm sinh hay do nuôi dạy? (Nature vs Nurture)
 
      Trong tục ngữ dân gian Việt Nam, các ý kiến về vấn đề này cũng phân rẽ theo hai hướng vừa nói:
  • “Cha mẹ sinh con, Trời sinh tính” cho rằng bản chất của cá nhân là do bẩm sinh. Dù cha mẹ có dạy dỗ uốn nắn thế nào, thì kẻ ngỗ nghịch cũng hoàn ngỗ nghịch.
 
  • “Nhân chi sơ, tính bổn thiện” đổ lỗi cho môi trường và việc nuôi dạy. Mọi người sinh ra đều thiện hảo như “tờ giấy trắng”; thế nhưng chính môi trường xấu và việc giáo dục thiếu sót đã khiến cá nhân đánh mất cái thiện bẩm sinh.
      Chúng ta hãy xét xem các yếu tố thuộc bẩm sinhmôi trường tác động thế nào trên tâm tính và hành vi của cá nhân.
 
                 Bẩm sinh                           Môi trường nuôi dạy
 
  • Đặc điểm di truyền
  • Khí chất bẩm sinh
  • Xu hướng của cá nhân
  • Nhu cầu, sở thích riêng…
 
  •  Ảnh hưởng của gia đình
  •  Giáo dục nhà trường
  •  Giáo dục đức tin, giáo xứ
  •  Bạn đồng trang lứa…
       
      Qua bản liệt kê trên, ta thấy cả hai nhóm yếu tố bẩm sinhmôi trường đều tác động trên tính cách riêng của mỗi cá nhân. Yếu tố bẩm sinh thì giống như “hạt giống” chứa đựng mầm căn bản của nhân cách; còn môi trường như mảnh đất cho hạt giống cắm rễ vào, hút lấy chất bổ để tăng trưởng và định hình thành một nhân cách trưởng thành.
 
     Cũng như trong trồng trọt, việc chăm bón, cắt tỉa có thể biến một hạt giống bình thường phát triển thành một cây to đẹp, thì môi trường nuôi dạy và cách thức giáo dục tốt cũng có thể đảo chiều những xu hướng bẩm sinh thiếu lành mạnh nơi cá nhân. Vì lý do đó ta không nên bi quan trong giáo dục; trái lại cần đẩy mạnh hơn việc uốn nắn trong mọi trường hợp. Câu chuyện “Mẹ Thầy Mạnh Tử dạy con” là một minh họa rõ nét về vai trò của môi trường lành mạnh và việc nuôi dạy.
 
       Chuyện kể rằng Mạnh Tử lúc còn rất nhỏ nhà sống gần bãi tha ma. Ngày nào cũng chứng kiến những đám ma, Tử và năm bạn khác cứ bắt chước tổ chức đám ma lăn lộn gào khóc. Mẹ Tử bèn dọn nhà vào làng ở gần một khu phố chợ; nhưng chợ thì lúc nào cũng ồn ào chuyện trả giá, mua bán và cãi vã, khiến Tử lại nhiễm thói hư. Thế là Mẹ Tử nghĩ rằng chỉ có cách dọn về gần nhà Thầy đồ. Quả như Mẹ Tử nghĩ, dù chưa tới tuổi đi học, ngày ngày trẻ Mạnh Tử cứ ê a nhái theo bài học của lũ trẻ nhà bên. Nhờ đó Tử đã sớm ham mê sách đèn từ bé, và lớn lên học hành giỏi giang trở thành “Thầy Mạnh Tử”.  
  1. Do tất định hay lựa chọn cá nhân? (Deteminism vs Freedom)
 
       Chúng ta thử xem các trường phái tâm lý nhân cách có lập trường như thế nào trước câu hỏi thứ hai này.
 
  • Theo Phân tâm học, nơi cá nhân không chỉ có các hành vi hữu thức, mà có cả những hành vi vô thức do bản năng và vô thức tất định. Thế nhưng, nếu cá nhân ý thức được những tác động tiêu cực của vô thức nơi mình và quyết chí sửa đổi thì họ vẫn có thể cải thiện nhân cách của mình được triển nở hơn. Như vậy, dù thiên về thuyết tất định của các yếu tố sinh học và bẩm sinh, phân tâm học vẫn nhìn nhận rằng ý thức và lựa chọn của cá nhân vẫn là yếu tố quyết định cuối cùng trên nhân cách.
 
  • Bên cạnh đó ba trường phái tâm lý nhận thức, nhân bản và hiện sinh nhìn nhận rằng bản năng và vô thức chỉ quy định phần nào chứ không tất định tính cách. Trái lại, chỉ có ý thức và tự do lựa chọn của cá nhân mới quyết định tính cách, hướng phát triển và lối sống của mỗi cá nhân.
 
      Tóm lại, phần trình bày trên cho thấy cả bốn yếu tố bẩm sinh & tất định; nuôi dạy & lựa chọn của cá nhân đều tác động trên tính cách của mỗi người, nhưng mỗi yếu tố tác động theo những cách thức và mức độ khác nhau.
 
  • Bẩm sinhbản năng thì áp đặt và khó thay đổi, nhưng chỉ là “hạt giống” chứa đựng “mầm nhân cách”.
 
  • Còn yếu tố môi trường nuôi dạy lành mạnh khả năng nhận thức & tự quyết của cá nhân lại năng động và có thể làm thay đổi tình trạng của cá nhân. Chúng quyết định nét tính cách và hướng phát triển nhân cách của cá nhân. Vì tin vào khả năng thay đổi của cá nhân, nên cần tăng cường việc giáo dục hầu giúp cá nhân có được nhận thức đúng đắn cũng như ý chí vượt lên trên chính mình.
6.  Một số quy luật hoạt động của tâm lý cá nhân
 
      Tuy mỗi người là một ngôi vị độc sáng, có tính cách riêng và cách hành xử riêng, nhưng các hoạt động tâm lý của họ đều tuân theo một số qui luật chung có thể kiểm nghiệm được. Tuy thế các qui luật phổ quát ấy vẫn không bóp chết những nét riêng làm nên vẻ độc sáng của mỗi ngôi vị. Khởi từ việc nhận biết các quy luật chung này, ta rút ra được một số hệ luận thực hành hữu ích khi làm việc với các cá nhân.
 
  1. Tâm lý cá nhân là một thực tại ẩn khuất; ta chỉ có thể đoán biết phần nào tâm lý một người ngang qua những thái độ, cử chỉ, lời nói, và cách ứng xử bên ngoài của người ấy: “trông mặt mà bắt hình dong”. Thế nhưng, đôi lúc phán đoán của ta có thể lầm, nhất là khi đương sự cố tình bóp méo thông tin về bản thân, hay khoác lên những “mặt nạ”.
 
  1. Tâm lý của một cá nhân không cố định, nhưng biến chuyển theo độ tuổi và hoàn cảnh: “Càng lớn càng ngoan/hư!”; “Con người hay thay lòng đổi dạ”.
 
  1. Có một tác động hỗ tương chặt chẽ giữa yếu tố thể lý và tâm lý nơi cá nhân. Chẳng hạn khi ta khỏe thì vui tính; khi ta đau thì dễ cáu kỉnh: sức khỏe tác động trên tâm lý. Ngược lại, sự sợ hãi có thể làm cơ thể ta tê liệt; khi bực tức thì máu nóng dồn lên mặt: xúc cảm tác động trên thể lý. Mối liên kết này thể hiện rõ nét nơi các căn bệnh tâm-thể; chẳng hạn như khi một người bị stress nặng có thể sinh ra đau bao tử, rối loạn huyết áp, dị ứng ngoài da, v.v.
 
  1. Tâm lý của cá nhân được phát triển nhờ tương giao. Tục ngữ có câu: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.” Ai đi nhiều, thấy nhiều, nghe biết nhiều, gặp gỡ tiếp xúc nhiều, thì càng kinh nghiệm, càng bản lĩnh và chững chạc. Vì vậy, trong giáo dục cần tạo điều kiện cho cá nhân vượt qua nhút nhát và mạnh dạn mở ra với các tương quan mới để lớn lên.
  2. Tâm lý cá nhân phát triển ngang qua những ngưỡng khủng hoảng. Khủng hoảng là hiện tượng thông thường xảy ra trong mọi lãnh vực của cuộc sống, khi xuất hiện những yếu tố mới phá vỡ thế quân bình hài hòa vốn có nơi cá nhân. Chẳng hạn thiếu niên bắt đầu biết suy lý cho nên hay “lý sự” và cãi lại khiến bố mẹ khó chịu.
 
      Khi nổ ra khủng hoảng, ta cần bình tĩnh, tìm cách điều chỉnh, để thiết lập một thế quân bình và hòa hợp mới. Mỗi lần vượt qua được một khủng hoảng, cá nhân càng phát triển hơn. Chẳng hạn, thay vì đánh trẻ ở tuổi thiếu niên hay cãi, bố mẹ cần tôn trọng ý kiến của chúng, cho chúng thêm quyền tự quyết, tập cho trẻ học cách đối thoại và tự trách nhiệm về mình. Dần dần, sự xung khắc của trẻ được tháo ngòi và chúng được tạo cơ hội trưởng thành hơn.
 
  1. Có những quy tắc tâm lý chung; nhưng cũng có những quy tắc riêng. Quy tắc chung thì đúng với mọi người, mọi hoàn cảnh, mọi thời đại. Còn quy tắc riêng thì thay đổi tùy vào mỗi nền văn hóa, thời đại, độ tuổi, cá nhân. Trong hành xử, cần vận dụng các quy tắc tâm lý chung để hiểu người khác; nhưng đồng thời phải nhận biết và tôn trọng những nét tâm lý riêng của từng nền văn hóa, giới tính, lứa tuổi, cá nhân. Đó là một trong những chìa khóa của đắc nhân tâm.
 
     Kết luận Phần I  
 
ÍCH LỢI CỦA VIỆC HỌC TÂM LÝ
 
  • Đối với bản thân: Các kiến thức tâm lý giúp mỗi cá nhân:
 
  • hiểu mình hơn,
  • biết cách để tự điều chỉnh mình,
  • để triển nở hơn trong nhân cách,
  • sống hòa hợp hơn với tha nhân.
 
         “Hãy biết mình!”: Đó là tiêu chí của người trưởng thành.
  • Trong tương quan với người khác: Tâm lý học giúp:
 
  • hiểu tâm tính người khác;
 
  • tiên đoán những vấn đề tâm lý họ sẽ hoặc đang gặp;
 
  • đưa ra những trợ giúp hay can thiệp kịp thời và phù hợp
nhằm thúc đẩy tiến trình phát triển của các cá nhân.
 
      Vì các ích lợi trên mà tâm lý học đã trở thành môn học bó buộc với các ngành trực tiếp làm việc với cá nhân như: sư phạm, y khoa, tác viên xã hội, tư vấn, kinh doanh quảng cáo, luật khoa, khoa học hình sự, và ngay cả các công tác mục vụ trong Giáo hội, v.v.
 
  • Trong công tác giáo dục đức tin
 
      Đối với các anh chị giáo lý viên, kiến thức tâm lý học nói chung và kiến thức về tâm lý các độ tuổi nói riêng sẽ hỗ trợ các anh chị trong những công việc sau:
 
  • Hiểu đặc điểm tâm lý riêng của mỗi độ tuổi, cũng như nhu cầu tâm linh của các độ tuổi ấy.
 
  • Biết cách ứng xử phù hợp với từng lứa tuổi.
 
  • Ấn định nội dung giáo lý thích ứng với nhu cầu tâm linh        và thực tế của từng độ tuổi.
 
  • Biết cách thức truyền đạt phù hợp với khả năng nhận thức và tiếp thu bài giảng của mỗi lứa tuổi.
      
      Chính vì những đóng góp thiết thực của tâm lý học với công tác huấn luyện đức tin, mà hầu hết các sách Sư phạm Giáo lý luôn dành một phần quan trọng để trình bày những kiến thức căn bản về tâm lý học nói chung và về đặc điểm tâm lý các lứa tuổi nói riêng, như một phần huấn luyện nền tảng cho các giáo lý viên.
 
Phần II:  TÂM LÝ LỨA TUỔI & MỘT SỐ LÝ THUYẾT
 
                           PHÁT TRIỂN TÂM LÝ
 
A-  CÁC GIAI ĐOẠN TRONG ĐỜI NGƯỜI
 
 r   Phân chia các giai đoạn/chặng đời người
      theo bộ môn Tâm lý phát triển
 
     Văn chương thi phú thường dùng các hình ảnh ẩn dụ để ví các giai đoạn của đời người. Có khi đời người tựa như ba thời khắc sáng-trưa-chiều của một ngày; như bốn mùa trong năm xuân-hạ-thu-đông; hoặc như một cuộc leo núi với đỉnh núi là tuổi trung niên và chân núi phía bên kia là tuổi lão niên.
 
      Trong thực tiễn, mỗi ngành cũng đưa ra những chuẩn mực phân chia đời người khác nhau. Ví dụ, pháp luật lấy “18 tuổi tròn” làm đường ranh ấn định tuổi thành niên của công dân; giáo dục học chia đời học sinh làm bốn cấp: tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, cao đẳng & đại học; sư phạm giáo lý chia lớp giáo lý theo bí tích, v.v. Riêng bộ môn tâm lý phát triển lại căn cứ trên những đặc điểm và nhiệm vụ tâm lý của mỗi chặng để phân chia đời người thành bốn giai đoạn, sau đó mỗi giai đoạn lại được chia làm nhiều chặng nhỏ hơn:
 
  • Giai đoạn trẻ em (0-12 tuổi): gồm 3 chặng nhỏ.
  • Giai đoạn thiếu niên (13-18 tuổi): gồm 3 chặng nhỏ.
  • Giai đoạn trưởng thành (18-60 tuổi): gồm 3 chặng nhỏ.
  • Giai đoạn hưu trí (trên 60 tuổi): chỉ có 1 chặng.
 
1.  Giai đoạn trẻ em (0-12 tuổi)
 
     Giai đoạn này được tính từ sơ sinh cho đến tuổi thiếu niên hay dậy thì. Có thể chia giai đoạn trẻ em thành 3 chặng rõ rệt.
 
  • Tuổi bám mẹ (0-3)
 
 r  Đặc điểm tâm thể lý: Đối với trẻ “nhũ nhi” (tuổi còn bú), mẹ là tất cả của bé. Khác với loài vật, bé không chỉ cần được mẹ cho bú mớm, mà bé còn rất cần đến tình yêu vỗ về của mẹ để thành người. Mẹ không chỉ là “bầu sữa” cho bé, mà còn là tất cả nguồn yêu thương, an toàn mà bé cần đến.
 
       Một số nhà phân tâm đã phân tích sự khác biệt căn bản giữa tư thế bú của bé so với loài vật, để nêu bật sự gắn bó đặc thù của tình-mẹ-con nơi loài người. Thật vậy, chỉ có con người mới bú mẹ trong tương giao “mặt đối mặt”: bé không chỉ bú sữa mẹ, nhưng “bú” cả ánh mắt, nụ cười; “bú” cả tiếng trò chuyện ê a và tình thương mẹ dành cho bé. Giòng sữa mẹ thì làm cho bé mỗi ngày thêm đầy đặn; còn tình yêu thương nâng niu của mẹ thì “nhân hóa” bé, tập cho bé đi vào tương quan tình người. Một trẻ bị bỏ rơi, không có được sự yêu thương của “mẹ” (hay ai khác thay mẹ) thì không được nhân hóa, vì em không có được bài học nhập môn tương quan căn bản nhất từ mẹ, để có thể mở ra những tương quan khác với người ngoài.
 
       Hơn thế, chất lượng của mối tương quan đầu đời với mẹ sẽ quyết định cách đáng kể đến khả năng tương giao của trẻ về sau. Các nhà tâm lý lứa tuổi nhận ra mối liên hệ chặt chẽ giữa ba lối gắn bó của trẻ với mẹ lúc còn nhỏ với cách tương giao của trẻ ấy ở tuổi trưởng thành sau này.
 
  • Gắn kết an toàn với mẹ. Khi lớn lên, nhóm trẻ thứ nhất này sẽ tự tin mở ra với môi trường. Thật may mắn cho những bé có được tình mẫu tử đằm thắm và quân bình. Khởi từ cảm giác an toàn với mẹ và gia đình, bé giả thiết môi trường bên ngoài (người lạ, lớp mẫu giáo, môi trường mới) cũng an toàn như thế. Do vậy bé tự tin, bạo dạn, dễ hòa nhập vào môi trường mới, sớm có khả năng kết thân, mở đường cho cơ may thành đạt trong tương giao về sau.
 
  • Gắn kết dè dặt, né tránh. Khi lớn lên, nhóm trẻ thứ hai này thường rút vào trong vỏ ốc của mình để được an toàn. Đây thường là phản ứng của những trẻ bị bỏ bê hoặc bỏ rơi. Vì không quen với sự vồn vã thân tình ở đầu đời, trẻ dần dần trở nên lãnh đạm, tự đủ trong nỗi cô đơn của mình, không có được khả năng tương giao cách tự tin.
 
  • Gắn kết bất an, hoang mang do lối yêu thương bóp nghẹt hoặc thiếu nhất quán của mẹ. Đây là trường hợp của các trẻ sinh ra “ngoài ý muốn” hoặc bởi “bà mẹ thiếu niên”. Các bà mẹ này thường có tâm trạng bất ổn: theo bản năng mẫu tử họ có yêu con; nhưng trong thâm tâm lại từ khước đón nhận “của nợ” ấy. Từ đó cách hành xử của các bà mẹ này thiếu nhất quán: thương đó rồi ghét đó; nâng niu, hôn hít đó, rồi lại đánh đòn. Sau những lần kinh nghiệm bị mẹ “bội phản”, trẻ rơi vào một tâm trạng hoang mang: một mặt trẻ rất cần và muốn đến gần mẹ, nhưng mặt khác lại không tự tin đến với mẹ vì sợ bị “phản bội” một lần nữa. Lối gắn kết bất an, hoang mang như thế ở tuổi nhỏ sẽ tiếp tục theo trẻ lớn lên ở tuổi trưởng thành, khiến cá nhân luôn rụt rè, lo lắng khi phải mở ra với một tương quan thân tình.
 
      Nhóm gắn kết hoang mang (loại 3) tuy có vẻ giống nhóm xa lánh (loại 2), nhưng sự hủy hoại về mặt tâm cảm của nhóm 3 trầm trọng hơn. Thật vậy, nhóm trẻ xa lánh tuy né tránh tương quan, nhưng lại cảm thấy “tự đủ” trong sự cô độc của mình; trong các trẻ gắn bó hoang mang bị miễn cưỡng né tránh tương quan để được an toàn, nhưng lại đau khổ vì thiếu hụt tình cảm.      
 
     Tóm lại, cả ba kiểu gắn bó với mẹ lúc nhỏ tiếp tục theo trẻ lớn lên và lưu dấu vết trên cách tương quan của cá nhân trong đời sống hôn nhân và xã hội ở tuổi trưởng thành.
 
 r Thách đố đối với phát triển nhân cách: Nếu được hưởng đầy đủ sự chăm sóc và tình yêu của mẹ thì sẽ có cảm giác an toàn, tin tưởng đối với ngoại cảnh. Tuy cần mẹ, nhưng bé vẫn phải có khả năng tách khỏi vòng tay mẹ thì mới mở ra được với những tương giao khác để lớn lên.
  • Tuổi sân chơi (3-6)
 
  r  Đặc điểm tâm thể lý: Từ tuổi này, mẹ không còn ở bên trẻ suốt ngày; do vậy bé phải chuyển qua tương quan với các đối tác khác là anh chị trong nhà và bạn lớn hơn ở vườn trẻ. Ở tuổi này, các trẻ này chưa biết nhường nhịn nhau. Tình trạng bắt nạt mạnh được yếu thua khi vắng mặt người lớn là mối đe dọa với các trẻ nhỏ hơn, khiến chúng trở nên nhát đảm, sợ sệt, ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách. Có trẻ bé hơn phải “luồn cúi” trẻ lớn để được chấp nhận và cho chơi chung.
 
  r  Thách đố đối với phát triển nhân cách: Cần bảo đảm cho mọi trẻ có khả năng tương quan hài hòa với anh chị và bạn, mà không bị “lép vế”, tự ti. Nếu một trẻ không an toàn về thể lý, cũng sẽ bị bất an tâm lý. Ngược lại, nếu một trẻ có được tương quan hài hòa với anh chị và bạn, tính cách tự tin và bạo dạn của trẻ sẽ ngày càng củng cố.
 
  • Tuổi đến trường (6-12)
 
  r  Đặc điểm tâm thể lý: Lứa tuổi tiểu học tuy đã lớn xác hơn, nhưng tâm cảm hãy còn mỏng manh, nhất là các trẻ là con một, hoặc được nuông chiều thái quá. Đặc điểm của trẻ tiểu học là chỉ chơi với bạn đồng giới: gái với gái; trai với trai. Chúng bám víu cộng sinh vào nhóm vì chưa có được nhân cách riêng. Hơn nữa, nhờ tương tác với bạn đồng giới mà trẻ được củng cố về căn tính giới tính của mình:trai phải hành xử cho ra trai; gái phải hành xử cho ra gái!
 
       Thế nhưng không phải mọi trẻ đều đương nhiên được bạn đồng giới đón nhận. Trong cả hai nhóm đều có sự “kỳ thị” và loại trừ các bạn cùng giới nhưng lại bị xếp vào nhóm bên kia do không đủ nữ tính nếu là nữ, hay thiếu nam tính nếu là nam. Vì vậy giữa các trẻ cùng giới luôn có sự cạnh tranh về nhiều mặt (học lực, sức khỏe, tài khéo, sở hữu đồ chơi…). Chỉ những trẻ trên trung bình mới được nhóm đón nhận và có được một thứ hạng. Nếu được nhóm đón nhận - dù chỉ ở thứ hạng thấp - thì trẻ có được cảm giác an toàn tự tin. Còn những trẻ bị loại trừ và liệt vào “nhóm bên kia” dễ bị mặc cảm tự ti, chủ bại, nghi ngờ về khả năng và giá trị của bản thân. Cũng vậy, để được nhóm “chiếu cố”, không ít trẻ yếu thế đành chọn con đường luồn cúi, tự ti, khiến nhân cách bị giảm thiểu.
 
  r  Thách đố đối với phát triển nhân cách: Để có được sự an toàn về mặt tâm cảm, mọi trẻ tiểu học đều cần được nhóm chấp nhận, cần có được một chỗ đứng cho mình trong nhóm, từ đó xây dựng sự tự tin (self-esteem). Vì thế trong giáo dục, cần tránh để xảy ra tình trạng nhóm áp đảo hay bài xích bất kỳ một trẻ nào. Đồng thời cũng cần tạo điều kiện cho những trẻ yếu hơn có cơ hội khẳng định trước nhóm để có được sự tự tin.
 
2.  Giai đoạn thiếu niên / chuyển tiếp (12-18 tuổi)
 
      Tuổi thiếu niên (còn gọi là dậy thì) thường được đề cập đến như một giai đoạn khủng hoảng đầy sóng gió. Miêu tả ấy có thể không luôn luôn đúng với tất cả mọi người, nhưng khách quan mà nói, giai đoạn thiếu niên có tính quyết định lớn lao đối với việc định hình nhân cách định hướng tương lai cho mỗi cá nhân. Vì thế, giai đoạn này luôn là một “điểm nóng” không thể bỏ qua trong các giáo trình tâm lý phát triển.
 
      Trước khi đi vào phân tích các chặng nhỏ hơn của giai đoạn dậy thì, chúng ta cần tìm hiểu nguồn gốc ngữ nghĩa của từ “thiếu niên” cũng như khảo sát các tiêu chuẩn nhận dạng độ tuổi ấy theo quan điểm tâm lý.
 
 r   Ngữ nguyên của từ “thiếu niên”
 
  • Danh từ “thiếu niên” (adolescens) đến từ “hiện tại phân từ” của động từ “tăng trưởng” trong tiếng latinh (ad-olescĕre)   ;
 
  • còn danh từ “trưởng thành” (adultus) lại đến từ “quá khứ phân từ” của cùng một động từ tăng trưởng vừa nói.
       Về mặt ngữ pháp, một hiện tại phân từ (present participle) ám chỉ một hành động hay một tình trạng đang diễn tiến và chưa đạt đến đích điểm; còn quá khứ phân từ (past participle) lại ám chỉ một hành động hay một tình trạng đã hoàn tất. Hóa ra theo ngữ nguyên latinh, hai từ “thiếu niên”“trưởng thành” biểu thị hai chặng nối tiếp nhau của cùng một động từ “tăng trưởng”:
 
  • Danh từ “thiếu niên” biểu thị “độ tuổi đang tăng trưởng”;
 
  • Còn danh từ “trưởng thành” chỉ “độ tuổi đã đạt đỉnh điểm của tăng trưởng”.
 
       Như vậy, nếu chiếu theo ngữ nguyên, thật hợp lý khi có người sử dụng hạn từ “tuổi chuyển tiếp” thay cho tuổi thiếu niên hay dậy thì, vì trong thực tế “dậy thì” cũng chính là tiến trình chuyển tiếp từ giai đoạn trẻ em sang tuổi trưởng thành.
 
 r  Tiêu chuẩn xác định điểm đầu & điểm cuối của tuổi dậy thì
 
      Thông thường, người ta hay nhìn vào dấu hiệu “trổ mã” bên ngoài của một cô cậu, để nói rằng cô cậu ấy đã bắt đầu dậy thì. Trong thực tế, giai đoạn “dậy thì” - hay chuyển tiếp - của một cá nhân không chỉ xảy ra ở cơ thể, mà trên cả toàn bộ các bình diện còn lại của con người như trí năng, tâm cảm tương giao xã hội…
 
       Khác với suy đoán của nhiều người, tiến trình dậy thì không bắt đầu với những biến đổi của cơ thể, nhưng kích hoạt trước tiên trên bình diện trí năng, khi một trẻ bắt đầu có khả năng tư duy hình thức, tức biết suy nghĩ vượt trên những điều cụ thể trước mắt, biết lập luận thuần lý và muốn suy nghĩ độc lập với người lớn. Có thể nói rằng, các trẻ ấy chớm bước vào ngưỡng dậy thì hay tiền dậy thì (12-14 tuổi).
 
       Sau đây là các cột mốc đầu (Đ) và cuối (C) của tiến trình dậy thì trên các bình diện của cá nhân.
 
Trí năng
 
Đ:  Khả năng tư duy hình thức hay trừu tượng.
 
C:  Thuần thục lối tư duy này trong đời thường.
 
 
Thể lý
 
Đ:  Dấu hiệu “trổ mã” bề ngoài (tùy giới tính).
 
C:  Đạt đến khả năng truyền sinh.
 
 
Tâm cảm
 
Đ:  Bảo vệ sự riêng tư, bí mật; tự khẳng định.
 
C:  Có nhân cách rõ; tự lập cách chín chắn.
 
 
Pháp luật
 
Đ:  Luật cho phép ở nhà một mình (12 tuổi).
 
C:  Thi hành các nghĩa vụ dân sự (18 tuổi).
 
 
 
Tương giao
xã hội
 
Đ:  Thích tương giao với bạn hơn gia đình.
 
C:  Chững chạc trong giao tế; tự trách nhiệm.
 
 
      Tóm lại, cần có một cái nhìn toàn diện hơn về tiến trình dậy thì. Tiến trình đa phức ấy diễn ra trong nhiều năm: khởi sự với sự đột biến về trí năng (tiền dậy thì), sau đó lan qua các bình diện khác, và chỉ kết thúc khi cá nhân thực sự đạt đến sự tự quyết và tự lập. Vì lẽ ấy, các cơ quan thuộc Liên hiệp quốc như UNESCO xếp tuổi thiếu niên/chuyển tiếp đến 25, là lúc cá nhân tương đối bình ổn về nghề nghiệp, gia đình và xã hội. Sau đây là chi tiết của ba chặng trong giai đoạn dậy thì.
 
  • Chặng tiền dậy thì (12-14): Chống đối và vô ơn
 
 r Đặc điểm tâm thể lý: Chặng này thường được mệnh danh là “tuổi chống đối và vô ơn”. Chính những sóng gió trong tương quan của trẻ tiền dậy thì với quyền bính so với các giai đoạn trước đã khiến nhóm này bị mang tên gọi tiêu cực ấy.
 
      Thật ra, biểu hiện “chống đối và vô ơn” có nguồn gốc từ những đột biến trí năng và tâm cảm của trẻ ở tuổi 11-12.
 
  • Về trí năng: Sự xuất hiện khả năng tư duy hình thức - vượt trên cái cụ thể - khiến trẻ không lặng thinh vâng phục người lớn cách tối mặt như trước nữa. Trái lại, khi đối diện một mệnh lệnh, trẻ luôn phân tích, đối chiếu, lập luận, phê bình, rồi sẵn sàng phản kháng nếu thấy là áp đặt và bất hợp lý. Chúng ta thường nghe kiểu trẻ tranh luận như sau: Mẹ bắt ngủ trưa để giữ sức khỏe, nhưng nếu không ngủ trưa mà vẫn khỏe thì tại sao phải ngủ? Bố cấm con hút thuốc vì có hại cho sức khỏe, nhưng tại sao bố lại hút? Đáp lại việc cãi lý của trẻ, tốt nhất phụ huynh nên nhìn lại chính mình để hợp lý, nhất quán, và làm gương hơn. Các vị cũng nên tôn trọng ý kiến của trẻ, cho cơ hội đối thoại, thảo luận, thay vì áp đặt trên trẻ như trước kia.
 
  • Về tâm cảm: Trẻ bắt đầu quan tâm trau chuốt hình ảnh của mình trước người khác (self-image). Vì thế trẻ có biểu hiện tự khẳng định bằng cách cách ăn mặc, nói năng, ứng xử khác người; hoặc bắt chước các thần tượng một cách thiếu chọn lọc. Nói chung, trẻ đang đi thử những khuôn mẫu khác nhau để xây dựng cho bản thân một hình ảnh riêng.
 
      Hơn nữa, bận tâm thái quá về mình thường khiến trẻ trở nên quy ngã, “ái kỷ” (narcissism); chỉ biết có mình; lấy mình làm trung tâm của mọi sự. Trẻ không nhận ra bao điều tốt người lớn làm cho em, mà chỉ trách móc, oán hận về những gì em muốn mà người lớn không làm. Chẳng hạn một thiếu niên oán giận bố mẹ đã không mua cho mình một xe gắn máy như bố mẹ cán bộ nhà bên cạnh, mà không nhận ra rằng bố mẹ em rất yêu em khi cố gắng chắt bóp, hy sinh mọi sự để mua cho em chiếc xe đạp em đang dùng!
 
  r Thách đố đối với phát triển nhân cách: Có thể ví rằng, khủng hoảng nơi trẻ tiền dậy hệ tại ở sự xuất hiện “một người lớn trong thân xác trẻ con”: tuy hãy còn là trẻ nhỏ, nhưng em đã bắt đầu biết suy nghĩ kiểu người lớn; nôn nóng lột xác để thành người lớn, nhưng lại chưa đủ sức để thực hiện điều ấy vì hãy còn quá non trẻ. Để giúp trẻ “lột xác”, phụ huynh phải hết sức nhất quán trong cư xử: tránh tình trạng lúc thì coi em là con nít; lúc thì bắt làm người lớn. Cách cư xử ấy khiến trẻ càng thêm hoang mang về bản thân. Tốt nhất nên tin tưởng và tôn trọng trẻ; cho em cơ hội tập làm người lớn từ từ; bao dung với những vấp váp của em trong quá trình tập làm người lớn. Hơn nữa, phụ huynh cũng cần khéo léo hướng em tìm đến những mô hình nhân cách lành mạnh, tích cực.
 
  • Chặng dậy thì (14-16): Thích nghi với biến đổi cơ thể
 
  r  Đặc điểm tâm sinh lý: Sự dậy thì của cơ thể là điều dễ nhận ra nhất nơi tuổi thiếu niên. Thật vậy, dưới tác động của các nội tiết tố sinh dục nam hay nữ thức giấc ở tuổi dậy thì, cơ thể của trẻ thay đổi đột biến: các chức năng sinh dục tiềm ẩn trước đó nay bừng tỉnh và được kích hoạt.
 
      Dấu hiệu đầu tiên của sự dậy thì của cơ thể là sự trổ mã về chiều cao, sức nặng (có trẻ nam chỉ trong một năm đã cao lên 15-20cm và tăng đến 10kg), kèm theo sự xuất hiện của những tính chất tính dục thứ yếu (secondary sexual characteristics) như: nổi “trứng cá” trên mặt; bộ phận sinh dục của cả hai giới lớn ra, nhưng chưa thực sự đi vào hoạt động; trẻ nam thì vỡ tiếng, bắt đầu mọc râu, lông, tóc ở một số vùng cơ thể; trẻ nữ trổ ngực và nở vùng xương chậu …
 
      Đỉnh điểm của dậy thì là cơ thể đạt đến những tính chất tính dục chính yếu (primary sexual characteristics) tức có khả năng truyền sinh: với nam là việc xuất tinh (ejaculation); và nữ là sự rụng trứng (ovulation) và xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt (menstruation). Sau đó, cơ thể trẻ sẽ tiếp tục phát triển thêm một thời gian nữa, trước khi dừng lại ở trước hoặc sau tuổi 20 tùy vào giới tính và yếu tố di truyền của mỗi người.
 
       Nếu những biến đổi cơ thể như vừa nói là chuyện tự nhiên của phát triển, thì chúng lại gây không ít áp lực tâm cảm nơi thiếu niên, nhất là khi trẻ phải đối phó với những xung động tính dục mới mẻ nơi bản thân. Sau đây là một vài bận tâm tiêu biểu về mặt tâm cảm của tuổi dậy thì.
 
  • Bận tâm thứ nhất của thiếu niên là ngoại hình: da mặt, cơ bắp, mỹ phẩm, thời trang, tỏ ra sành điệu… Có trẻ lầm tưởng rằng giá trị nhân phẩm tùy thuộc vào dáng vẻ cuốn hút, hợp thời trang bên ngoài. Nắm bắt được đặc tính quy ngã, hướng ngoại, nhưng thiếu chín chắn tuổi teens, các ngành kinh doanh thường đánh vào thị hiếu của tuổi này để thu lợi cao nhất.
 
  • Bận tâm thứ hai của trẻ là điều hợp và làm chủ những xung động tính dục nơi bản thân. Đứng trước những biến chuyển tính dục nơi mình, có trẻ tỏ ra lo lắng, mặc cảm tội lỗi về những biểu hiện tính dục nơi mình: cho kinh nguyệt và xuất tinh là ô uế; bối rối với những mộng tưởng tính dục; mặc cảm về những hành vi thiếu tự chế bản thân. Các trẻ khác thì lại có thái độ khinh xuất, buông thả tính dục đưa đến những hậu quả tai hại về sức khỏe sinh sản.
 
      Thông thường, những trẻ nam dậy thì sớm hay tự hào về sự “trổ mã” của mình và dễ đi đến thiếu tự chủ về tính dục; các trẻ nam chậm phát triển so với độ tuổi thì hoang mang, lo lắng, mặc cảm vì bộ dạng trẻ con của mình. Với các trẻ nữ, nếu không được cắt nghĩa chỉ dẫn, thì hoang mang khi xuất hiện kinh nguyệt và lo lắng vì “hình ảnh thiên thần trong trắng” của mình bị mất đi do dậy thì.
 
  r  Thách đố đối với phát triển nhân cách: Ngày nay, do chất lượng dinh dưỡng cao, trẻ vị thành niên dậy thì ngày càng sớm. Thân xác của các em thì phát triển to lớn trong khi nhân cách hãy còn non dại. Do vậy, khủng hoảng đặc trưng của tuổi dậy thì là em hãy còn là “một đứa trẻ con trong một thân xác người lớn”. Một lần nữa, phụ huynh cần hiểu biết và thông cảm với những vụng về thể lý cũng như những xáo trộn tâm cảm của tuổi dậy thì; biết phối hợp hài hòa giữa tôn trọng và chỉ bảo, để giúp trẻ từng bước điều hợp và làm chủ bản thân, mặt khác tập trung được tâm lực vào nhiệm vụ học tập, rèn luyện của tuổi này.
 
  • Chặng cuối dậy thì (16-18): Định hình nhân cách
                                           &  hoạch định tương lai
 
   r Đặc điểm tâm lý: Sau khi đã vượt qua những khủng hoảng với quyền bính và hòa hợp được với những biến đổi nơi cơ thể, các thiếu niên ở tuổi cuối dậy thì (cuối trung học) chú tâm đến việc lựa chọn cho mình một nhân cách riêng, một bản sắc riêng, cũng như hoạch định cho mình một tương lai.
 
  r  Thách đố đối với phát triển nhân cách: Khó khăn của em là làm sao chọn được một nhân cách vừa lý tưởng (tức phải nghiêm túc, lành mạnh), vừa thực tiễn (tức phù hợp với hoàn cảnh sức khỏe, học lực, tài năng, khuynh hướng tự nhiên của bản thân). Đồng thời em cũng phải hoạch định được một kế hoạch căn bản cho tương lai như: chọn cho mình một phong cách sống nghiêm túc, một nghề nghiệp phù hợp, phác thảo được một thời biểu cụ thể để thực hiện từng bước giấc mơ tương lai của mình.
 
       Để làm được công việc này, trẻ cần đến sự hướng dẫn, đồng hành và hướng nghiệp của phụ huynh, thầy cô và những người đi trước. Có thể nói, thành công ở cuối tuổi thiếu niên hay chuyển tiếp là phải kiến tạo được “một nhân cách chững chạc trong một thân xác trưởng thành.”
 
  • Tôi biết mình là ai!
  • Tôi biết mình phải trở nên thế nào!
  • Tôi biết mình phải làm gì để đạt tới điều ấy!
 
      Thiếu niên nào càng sớm hoàn tất việc định hình nhân cách và định hướng được một tương lai rõ ràng, thì càng sớm trưởng thành và có nhiều cơ may thành đạt trong việc vào đời và lập thân ở giai đoạn kế tiếp.
3.  Giai đoạn trưởng thành (18- 60 tuổi)
 
  • Tiền trưởng thành (18-25):  Tuổi vào đời và lập thân
 
    r  Đặc điểm tâm lý: Đây là giai đoạn khắc nghiệt nhất của cuộc sống, vì người trẻ giống như chú chim non gieo mình vào bầu trời giông bão của cuộc đời để tạo lập cho mình một cuộc sống. Chính vì thế tuổi thanh niên còn được gọi tên là tuổi vào đời và lập thân. Công việc lập thân này không dễ dàng, nhất là trong thời buổi dư người thiếu việc như hiện nay. Không ít những bạn trẻ đã phải từ bỏ cả những hoài bão và kế hoạch tương lai để kiếm được miếng cơm manh áo trước mắt.
 
       Đích đến của lập thân là: xây dựng được cho bản thân một nghề nghiệp vững chắc; có được một việc làm tốt; tạo lập được sự nghiệp và cơ ngơi; xây dựng được mái ấm gia đình riêng cho mình. Đó là những trận chiến chiến cô độc mà mọi bạn trẻ buộc phải chiến thắng để hoàn tất chặng lập thân này.
 
  r Thách đố đối với việc triển nở nhân cách: Muốn thành công trong cuộc đời, trong việc lập thân, cá nhân cần hội đủ ba điều kiện: thiên thời, địa lợi, nhân hòa.
 
      Yếu tố thiên thời địa lợi tùy thuộc vào thời cơ và hoàn cảnh thuận lợi bên ngoài; nhưng hai yếu tố ngoại tại ấy không thay thế được yếu tố nhân hòa hay nội lực của cá nhân.
 
       Yếu tố nhân hòa chính yếu mà một thanh niên phải có trong việc lập thân chính là “khả năng kết thân”, theo cách nói của nhà tâm lý phát triển Erik Erikson. Đó là sự tự tin, mạnh dạn và cởi mở; là khả năng đối thoại, cộng tác; là kỹ năng đối đầu và dàn xếp những xung khắc cách hòa hoãn.
 
       Khả năng thân giao ấy chỉ hiện diện nơi một người bản lãnh, tự tin, chủ động trong đường hướng của cuộc đời mình. Đó cũng là kết tinh của những phẩm chất tâm lý mà cá nhân đã thủ đắc được trong các chặng phát triển tâm lý trước.      
  • Tuổi tráng niên (25-45)Tuổi ổn định và cống hiến
 
  r  Đặc điểm tâm lý: Trong số các chặng của cuộc đời, giai đoạn tráng niên có vẻ là ít sóng gió nhất vì đã thành công trong bước lập thân Trách nhiệm của tuổi tráng niên là duy trì và phát huy sự nghiệp đã đạt được để bảo đảm cuộc sống cho gia đình và sống cống hiến cho xã hội.
 
   r Thách đố đối với việc triển nở nhân cách: Nếu ai đó vào tuổi tráng niên mà vẫn chưa hoàn tất việc lập thân, thì rất khó lấy lại được những cơ hội đã mất. Hơn nữa, sự chậm trễ này có thể là tiền đề cho những khủng hoảng khác lớn hơn trong các chặng còn lại của cuộc sống.
 
        Còn người đã lập thân thành công lại dễ rơi vào não trạng dừng lại để hưởng thụ, hưởng nhàn, tự thưởng cho mình sau những năm tháng lập thân vất vả, đôi lúc bằng cả những thú tiêu khiển bất chính. Vì vậy người tráng niên phải cẩn trọng với chính mình, không để mình trượt dài trong lối sống quy kỷ, dễ dãi với chính mình, nhưng sống có trách nhiệm với gia đình, người thân.
 
  • Tuổi trung niên (45-60):  Suy thoái & khủng hoảng
 
   r  Đặc điểm tâm thể lý: Ở đỉnh cao của ổn định và thành đạt, khi các bổn phận gia đình đã hoàn tất, lẽ ra sự mãn nguyện của cá nhân phải đạt đến đỉnh điểm, thì nhiều người ở tuổi trung niên lại kinh nghiệm một tâm trạng mệt mỏi, chán chường. Cuộc sống của họ như mất định hướng: những gì trước đây vốn có ý nghĩa và tạo sức bật cho cá nhân (như cơ ngơi, công danh…)  thì nay không còn sức cuốn hút. Từ đó có người đâm ra ngờ vực ý nghĩa của những năm tháng nỗ lực cống hiến trước đây cho gia đình, cho xã hội; số khác thì lại muốn buông xuôi hay sống vội để bù lại những năm vất vả trước kia. Thêm vào đó, sự sút giảm sức khỏe cũng là một nguyền nhân lớn đưa đến khủng hoảng.
 
       Các nhà tâm lý thường gọi tên hiện tượng này là “cuộc khủng hoảng giữa đời” (midlife crisis). Đây là lúc các cá nhân cần dừng lại, xem xét, và đề ra một chương trình sống mới phù hợp hơn. Các nguyên nhân đưa đến cuộc khủng hoảng ý nghĩa giữa đời có thể đến từ những hoàn cảnh sau:
 
  • Do cá nhân bị kiệt lực sau những năm dài cố sức.
  • Do sức khỏe tụt giảm (do các bệnh tiểu đường, tim mạch; do mãn kinh nữ và thoái dục nam...)
  • Đối với phụ nữ, do nhịp sống quen thuộc bị đảo lộn, nhàn rỗi hơn, vì con cái đã rời tổ khiến gia tăng sự trống vắng.
  • Đối với nam giới, những thành công đạt được nay trở nên vô vị; họ không còn ham muốn những thú vui trước đó.
  • Có cái nhìn tiêu cực về tương quan vợ chồng (chán nhau).
  • Vội vã vì cuộc đời bắt đầu về chiều; nhất là đối với những ai chưa thành đạt ở tuổi này.
  • Cảm giác mất mát vì cha mẹ, người thân già yếu, ra đi. Đồng thời lại lo lắng rồi sẽ đến lượt mình.    
 
    r  Thách đố đối với việc triển nở nhân cách: Tuy không phải tất cả mọi người trung niên đều vướng phải cơn khủng hoảng giữa đời, nhưng khủng hoảng này có chiều hướng ngày càng gia tăng trong xã hội hiện đại, khi nhịp sống trở nên căng thẳng hơn, nhiều áp lực hơn, và những nâng đỡ từ các tương quan thân tình với gia đình và bạn hữu ngày càng giảm sút.
 
       Để vượt qua cơn khủng hoảng giữa đời, cá nhân cần đi tìm một ý nghĩa mới và một sự quân bình mới cho quãng đời còn lại nơi những giá trị tinh thần, tôn giáo và các công tác từ thiện, nhân đạo. Đồng thời họ cũng phải sắp xếp một nhịp sống mới phù hợp với tình trạng sức khỏe và quỹ thời gian rỗi rảnh hơn.
 
4.  Giai đoạn lão niên (sau 60): Đối diện quá khứ & vĩnh cửu
 
  r  Đặc điểm tâm thể lý: Gánh nặng đầu tiên đối với tuổi già là suy thoái sức khỏe. Các chứng bệnh đặc trưng của tuổi già là: tim mạch, sút giảm thính giác, thị giác; suy thoái trí nhớ (alzheimer), run tay chân (parkinson), mất ngủ kinh niên (insomnia)... Bên cạnh đó, tương quan xã hội của người già bị thu hẹp. Việc lệ thuộc con cái về vật chất, tinh thần thường gây ra tổn thương, buồn khổ, tủi thân, nhất là khi con cháu phục vụ cách miễn cưỡng, bỏ bê, hay xúc phạm đến cha mẹ ở tuổi già.
 
       Như một nhà buôn thường kết toán tiền bạc vào cuối mỗi ngày kinh doanh, người già không tránh khỏi việc ngồi lại tính sổ đời mình. Công việc này luôn đè nặng ít nhiều trên lương tâm của các cụ.  
 
  • Nếu ai đó đã sống một cuộc đời hữu ích thì cảm thấy mãn nguyện; nhưng rồi lại rơi vào nuối tiếc vì sắp phải bỏ lại đàng sau tất cả những thành quả cả một đời gây dựng.
 
  • Ngược lại, những người có những thất bại, đổ vỡ, bất hạnh trong quá khứ, thì sẽ không tránh khỏi những ray rứt, buồn phiền, vì đã sống cuộc đời mình cách uổng phí.
 
      Tuy nhiên, dù thành công hay thất bại, thì cuối cùng nỗi lo âu hiện sinh về cái chết đang đến đều đè nặng trên mọi người. Đây có thể là thử thách khó vượt qua nhất, vì không một mất mát nào khủng khiếp cho bằng nỗi xao xuyến khi thấy đời mình sắp vụt tắt một cách hoàn toàn và vĩnh viễn.
 
   r Thách đố đối với việc triển nở nhân cách: Để tìm thấy hạnh phúc, bình an, thanh thản ở tuổi già, các vị lão niên cần được sự chăm sóc ân cần của con cháu; được sự cảm thông đối với những chậm chạp, phiền hà của tuổi già; được giúp đỡ để siêu thoát cả với những thành công lẫn thất bại của quá khứ; hòa giải với mọi người và với cuộc sống, và chấp nhận cuộc đời đã qua dù nó như thế nào; can đảm đón nhận thân phận sinh, bệnh, lão, tử của kiếp người. Rút cuộc, chỉ có niềm tin tôn giáo mới hóa giải cách hữu hiệu các bận tâm của tuổi xế chiều: mối dằn vặt đối với quá khứ đã qua, gánh nặng của tuổi già hiện tại, và sự lo âu đối với hư vô đang tới.    
      Phụ chú:  Một số ngưỡng khủng hoảng trong cuộc đời
 
      Như đã nói, khủng hoảng là hiện tượng bình thường trong đời; chúng nổ ra khi sự quân bình/hài hòa nội tại hay ngoại tại của cá nhân bị phá vỡ. Do vậy, để vượt qua khủng hoảng, cá nhân một mặt phải điều chỉnh bản thân, mặt khác phải thích ứng với hoàn cảnh, nhằm tạo lập một thế quân bình mới.
 
      Nếu nhìn đời người như một cuộc leo núi, ta có thể nhận ra bốn cột mốc khủng hoảng lớn sau:
 
                                                 (3)

 
                                                     (2)     
 
        (1)                                     (4)
 
  1. Ở chân núi: Tuổi thiếu niên phải đấu tranh với bản thân để kiến tạo cho mình một nhân cách lành mạnh, độc sáng, và hoạch định được một kế hoạch thực tiễn cho tương lai.
 
  1. Trên sườn núi: Tuổi thanh niên phải vất vả khởi nghiệp và lập thân. Đôi lúc vì sinh kế, họ phải gác bỏ cả những ước mơ để sống một thực tiễn khác với điều họ mong đợi.
 
  1. Đỉnh núi: Ở đỉnh cao thành đạt của tuổi trung niên, thường nổ ra cuộc khủng hoảng về ý nghĩa cuộc sống. Lần khủng hoảng này đôi lúc còn gay gắt hơn cả cuộc khủng hoảng của tuổi thanh niên. Bởi lẽ người trẻ tuy phải lập thân nghiệt ngã, nhưng trên đầu của họ là cả bầu trời xanh hy vọng; trong khi đó tuổi trung niên tuy đang ở đỉnh cao, nhưng lại phải đối diện với một vực thẳm trước mắt.
 
  1. Cuối chân núi: Người già một mặt phải trả lời về quá khứ đã qua, vừa phải chịu đựng gánh nặng của tuổi tác hiện tại, vừa lo âu với hư vô đang tới. Mệt mỏi, buồn chán, lo âu là tâm trạng chung ở cuối đời. Chỉ có cái nhìn siêu thoát hướng đến vĩnh cửu mới thắp lên tia hy vọng và cho sức mạnh bước hết chặng đường cuối đời.
 
      Tóm lại, tuy những khủng hoảng ở các độ tuổi rất khác biệt nhau về tính chất, nhưng các cá nhân ở mọi giai đoạn đều cần có được sáu thái độ tích cực sau đây thì mới có thể vượt qua khủng hoảng để vươn tới.
 
  • Chấp nhận mình. Biết mình và chấp nhận mình, cả khía cạnh tích cực lẫn tiêu cực của bản thân. Luôn có suy nghĩ tích cực về quá khứ và biết rút kinh nghiệm cho tương lai.
 
  • Quan hệ tích cực với người khác. Khi gặp khủng hoảng, cá nhân thường thu mình lại và tự xoay sở giải quyết vấn đề của mình. Vì thế họ không tránh khỏi bị đè bẹp. Người cởi mở và quan hệ tích cực với người khác sẽ tìm được sự trợ giúp và nâng đỡ trong những phút hoạn nạn.
 
  • Tự lực. Tuy nhiên không ai có thể giải quyết các vấn đề thay cho đương sự; họ chỉ có thể tư vấn. Vì vậy cá nhân cần  có thói quen tự lực, tự quyết, có khả năng chịu đựng áp lực xã hội và dám điều chỉnh. Cá nhân phải quyết định với xác tín cá nhân hơn là lụy thuộc vào đánh giá của người đời.
 
  • Hiểu rõ và làm chủ hoàn cảnh. Có cảm thức thực tiễn, tức đánh giá chính xác hoàn cảnh. Biết khai thác, kiểm soát và sử dụng hiệu quả các phương tiện và cơ hội bên ngoài.
 
  • Có mục tiêu soi dẫn cuộc sống. Sống có định hướng; ý thức rõ về mục đích và ý nghĩa của đời mình. Tin rằng dù quá khứ và hiện tại thế nào cũng đều có một ý nghĩa; vấn đề còn lại là phải có lý nghị lực để sống cho tương lai.
 
  • Có tinh thần cầu tiến; sẵn sàng lắng nghe người khác chỉ bảo, đón nhận những kinh nghiệm mới, để ngày càng hiểu biết về mình và trở nên hiệu quả hơn trong cuộc sống.
B-  MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN
 
      Bản ngã - hay cái tôi - là tâm điểm của nhân cách. Nó vừa là chủ thể hành động, vừa chịu tác động của những yếu tố nội tại nơi bản thân (như tính khí, sức khỏe…) hoặc ngoại tại từ môi trường (như giáo dục, các mối tương quan, thời cơ…)
 
      Đâu là những động cơ chi phối sự phát triển bản ngã? Bản ngã ấy phát triển theo những quy luật nào? Khởi đi từ góc nhìn riêng, mỗi trường phái tâm lý đều cố trả lời các câu hỏi, hình thành nên các lý thuyết phát triển trên các phương diện khác nhau. Ở đây chúng ta chỉ tìm hiểu 5 lý thuyết phát triển đặc biệt hữu ích cho công tác giáo dục và huấn luyện:
 
  • Lý thuyết phát triển tâm lý tính dục (theo Sigmund Freud)
  • Lý thuyết phát triển tâm lý xã hội (theo Erik Erikson)
  • Lý thuyết phát triển khả năng nhận thức (theo Jean Piaget)
  • Lý thuyết phát triển phán đoán luân lý (Lawrence Kohlberg)
  • Lý thuyết về chu kỳ tuổi thọ đời sống gia đình  (Becvars)
 
1.  Lý thuyết phát triển tâm lý qua con đường tính dục
 
   r    Khái niệm “dục năng (Libido)
 
      Khi quan sát, lắng nghe và phân tích các bệnh nhân của mình, bác sĩ tâm thần Sigmund Freud (1856-1939) - vị sáng lập ra bộ môn phân tâm học - nhận thấy rằng những vấn đề của họ đều ít nhiều có nguồn gốc từ việc đè nén những “thèm khát khoái cảm” từ tuổi đồng ấu. Freud gọi tên những “thèm khát khoái cảm” ấy là “libido” hay dục năng.
 
       Theo Freud, dục năng thuộc bản năng, vượt tầm kiểm soát của ý thức; nó thúc bách cá nhân đi tìm thỏa mãn lập tức mọi thèm muốn để bảo đảm sự sống của cá nhân và sự sinh tồn giống nòi. Dục năng xuất hiện từ lúc sơ sinh, và mặc những hình thái khác nhau tùy vào mỗi giai đoạn phát triện. Trẻ sơ sinh thì có dục năng dưới dạng nhu cầu ăn, ngủ, bài tiết…; từ tuổi dậy thì, dục năng thể hiện ở sự thèm khát tính dục. Như vậy, khác với người ta nghĩ, dục năng của Freud không chỉ là khát vọng tính dục, nhưng là tất cả các hình thức ham muốn cần cho sự sinh tồn và phát triển của cá nhân. Giả như một trẻ sơ sinh không “thèm bú” (dục năng sơ đẳng) thì trẻ sẽ thế nào? Hoặc mọi người lớn đều không có “thèm khát tính dục” (dục năng tuổi trưởng thành), thì tương lai nhân loại sẽ đi về đâu?
 
   r    Phát triển nhân cách qua các giai đoạn tâm lý tính dục
 
     Cần nhắc lại, Freud hiểu từ “tính dục” theo theo nghĩa rộng là dục năng, bao hàm mọi “thèm muốn khoái cảm” giúp sinh tồn cá nhân và nòi giống. Qua lâm sàng, Freud phát hiện ra rằng, ở mỗi độ tuổi khoái cảm tập trung ở một vùng gợi dục đặc thù (erogenous zone) trên cơ thể. Nhờ được thỏa mãn dục năng đúng mức ở mỗi chặng cuộc đời mà nhân cách được phát triển nở. Sau đây là tiến trình phát triển nhân cách qua 5 giai đoạn phát triển tính dục trong đời người theo tác giả Freud.
 
  • Giai đoạn bú-mút (18 tháng đầu)
 
      Trong các tác phẩm của mình, Freud gọi đây là “giai đoạn miệng” (oral stage), vì vùng khoái cảm của tưởi này tập trung ở vùng miệng. Ngay khi chào đời, trẻ sơ sinh đã biết bú-mút theo bản năng, nhờ đó có thể sống được. Hơn nữa, do thị giác của trẻ chưa hoàn chỉnh trong 6 tháng đầu đời, miệng là cửa ngõ giác quan chính giúp trẻ nhận biết thế giới bên ngoài. Vì thế các cháu hay có thói quen đưa mọi đồ vật vào miệng, cả khi thị giác đã hoàn chỉnh hơn về sau.
 
       Ngoài ra, việc bú-mút-nhai vú mẹ hay núm vú da là nguồn khoái cảm đặc biệt với bé: nó giúp bé giải tỏa căng thẳng. Chính vì thế, khi muốn được yên, bố mẹ chỉ cần cho bé bình sữa hay vú ngậm là yên chuyện! Dư âm của khoái cảm miệng này hãy còn đọng lại ở các độ tuổi lớn hơn: như các trẻ lớn vẫn thích mút tay; người lớn thích hôn nhau khi tỏ tình và hay cắn móng tay khi tâm trạng không ổn. Freud gọi sự quay về với chặng khoái cảm trước là sự “thoái hồi” (regression).
 
      Về phương diện nhân cách, trẻ nhũ nhi chưa ý thức gì về bản thân. Cái tôi của bé thuần túy mang tính sinh học và phản ứng theo bản năng. “Cái tôi sinh học” (biological self) biết đòi thỏa mãn khi đói, khát, nóng, lạnh, đau…. Tiếng khóc là vũ khí rất hiệu nghiệm của trẻ để báo động bố mẽ về sự thiếu hụt nhu cầu của trẻ. Nếu được cung ứng đầy đủ khoái cảm miệng (được bú mút đủ), thì trẻ sẽ trở nên dễ tính, dễ chịu; nếu bị để thèm khát, thiếu thốn, trẻ sẽ quấy khóc và dần dần hình thành nên tính cách lo âu, bi quan, cau có. Ngược lại, nếu một trẻ đã qua tuổi bú mà vẫn không chịu cai sữa để chuyển qua ăn thức ăn cứng, thì sẽ hình thành nơi trẻ một tính cách ù lì, thiếu nỗ lực, bám víu ấu trĩ. Về sau, cá nhân ấy thường trở nên nhu nhược, tụt hậu so với nhịp độ tâm lý của độ tuổi, không đủ sức đương đầu với những khó khăn, thách đố. Freud gọi việc “giậm chân tại chỗ” ấy là hiện tượng “ngưng tụ” (fixation).
 
  • Giai đoạn tập đại tiện  (1.5 đến 3 tuổi)
 
      Trong nguyên bản, Freud gọi tên chặng này là “giai đoạn hậu môn” (anal stage), vì nó liên quan đến những khoái cảm tập trung ở vùng hậu môn đi kèm theo việc đại tiện của trẻ.
 
       Đến tuổi này, các trẻ phải tập “ngồi bô”. Công việc tưởng chừng đơn giản ấy lại rất khó nhọc đối với bé, vì nó đảo lộn thói quen bài tiết tùy tiện trước đó. Việc ngồi bô vô tình trở thành mối bận tâm của cả bé lẫn mẹ: nếu bé đại tiện thành công thì được mẹ thương; ngược lại, sẽ bị mẹ thiếu kiên nhẫn và đánh đòn. Một cách vô hình trung, việc đại tiện để lại những tác động cả trên thể lý và tâm lý của bé.
 
  • Về thể lý, khi đại tiện, cơ hoành ở hậu môn co thắt tạo ra khoái cảm, đồng thời làm giảm sự nặng nề và căng thẳng ở đại tràng. Các trẻ thường cảm nhận được khoái cảm ở vùng hậu môn đi kèm với việc “giữ” hay “tống” phân ấy.
  • Về tâm lý, việc ngồi bô tạo cho bé một căng thẳng về tâm cảm: bé không còn đương nhiên là “số 1” trong mắt mẹ. Trái lại, bé phải cố làm theo ý mẹ để tiếp tục được mẹ yêu, như phải tiêu tiểu đúng giờ, nề nếp trong các sinh hoạt ăn ngủ… Từ đó bé nảy sinh ý thức về “cái tôi xã hội” (social self) của mình: mình không còn là “cái tôi tối thượng”, mà chỉ là một “cái tôi nhỏ bé, yếu ớt” bên cạnh những cái tôi khác. Bé cũng nhận ra mình phải tùng phục các “cái tôi khác”, trước hết là bố mẹ, để đổi lại sự thương yêu. Sự thay đổi vị thế ấy một mặt làm bé hụt hẫng, nhưng cũng tập cho bé điều chỉnh hành vi theo những nề nếp của mọi trường.
 
  • Giai đoạn tò mò giới tính  (3 đến 6 tuổi)
 
      Nguyên văn Freud gọi độ tuổi này là “giai đoạn dương vật” (phallic stage): từ la-tinh “phallus” chỉ biểu tượng ‘dương vật’ của giới tính nam (giống từ ‘linga’ trong văn hóa Ấn giáo).
 
      Khi lên 3-4 tuổi, trẻ ý thức về giới của mình: tôi là trai; bạn Mai là gái. Ý thức về “tôi giới tính” (gender) của trẻ xuất hiện từ lúc đó. Vì đã biết căn cứ vào bộ phận sinh dục để xác định giới tính, nên trẻ thường tò mò thích nhìn bộ phận sinh dục của người khác, nhưng chưa có những ý tưởng xấu, lệch lạc về tính dục như người lớn.
 
      Freud cũng nhận ra rằng, trẻ trai thì tự hào vì mình có dương vật và cảm nhận được khoái cảm khi sờ mó bộ phận ấy. Thế nhưng niềm tự hào này lại mau chóng biến thành nỗi sợ bị (đe dọa) thiến hoạn (castration fear). Nỗi sợ này tiếp tục tồn tại ở những độ tuổi lớn hơn nơi nam giới, dưới dạng bận tâm về nam tính của mình: Tôi sợ mình không là đàn ông thực thụ! Còn trẻ gái thì ghen tị vì mình thiếu dương vật, và ngầm ước cũng có được bộ phận ấy (penis envy). Thế nhưng, khi biết ước mong ấy là hão huyền, trẻ gái chuyển qua ước muốn lập gia đình khi lớn lên và sẽ tự sinh cho mình một bé trai. Trong thực tế, nhiều tác giả phê bình rằng ý kiến của Freud về “sự ghen tị thiếu dương vật” nơi trẻ gái là lệch lạc; nhưng về mặt biểu tượng, điều ấy lại rất đúng với não trạng nữ quyền: đấu tranh đòi bình đẳng giới và bình quyền với nam giới.
 
       Sau cùng, Freud quan sát thấy hiện tượng xung khắc của trẻ từ 3-6 tuổi với cha mẹ đồng giới mà ông đặt tên là “phức cảm Ơ-đíp” (oedipus complex). Tên gọi này bắt nguồn từ một truyền thuyết Hy lạp kể về chàng trai Oedipus - con Vua thành Thèbes - bị lưu lạc từ nhỏ. Khi trưởng thành, do không biết cha mẹ mình, Oedipus đã vô tình sát hại cha trong một cuộc đọ kiếm theo tục lệ để tranh cưới mẹ. Thực ra Freud không có ý đề cao khía cạnh loạn luân của câu chuyện thần thoại; ông chỉ muốn dùng tích truyện ấy để miêu tả một biểu hiện có thật nơi cả trẻ nam lẫn nữ: quyến luyến và muốn độc chiếm cha hay mẹ khác giới; từ đó kình chống cha hay mẹ cùng giới. Nhưng khi lên 5-6 tuổi, trẻ nhận ra mình không thể cạnh tranh nổi quyền lực của cha/mẹ, nên giải quyết xung khắc ấy bằng cách ngoan ngoãn tùng phục và rập khuôn theo cung cách của cha/mẹ đồng giới. Nhờ sự rập khuôn ấy, trẻ được củng cố nam tính hay nữ tính của mình hơn và có sức thu hút, quyến rũ bạn tình sau này.
 
  • Giai đoạn tiềm phục về tính dục (6 tuổi đến dậy thì)
 
      Có một chuyển biến rõ nét trong tâm cảm của trẻ ở tuổi tiểu học: đó là cả trẻ trai lẫn gái đều giảm quan tâm đến vấn đề giới tính, nhưng tập trung tất cả sự hiếu động vào tìm hiểu thế giới, mở mang kiến thức, rèn luyện những kỹ năng trí tuệ và xã hội của mình. Vì vậy Freud đặt tên cho tuổi 6-12 là “giai đoạn tiềm phục” về tính dục (latency stage).
 
        Về tâm cảm, tuổi 6-12 chưa thực sự có nhân cách riêng; do vậy trẻ thường ẩn mình vào nhóm bạn đồng trang lứa. Tuy không mấy quan tâm đến tính dục của bản thân (tiềm phục), nhưng trẻ lại rất kỳ thị về giới: trai chỉ chơi với nhóm trai; gái chỉ vào với nhóm gái. Việc nấp mình vào nhóm bạn đồng giới tạo cơ hội cho trẻ củng cố hơn nữa “cái tôi giới tính”, tức nam tính hay nữ tính của mình. Trẻ nào bị nhóm bạn đồng giới loại trừ, thì dễ rơi vào hoang mang, nghi ngờ căn tính giới tính (gender identity) của mình.
 
       Tương quan của tuổi tiềm ẩn với quyền bính rất ôn hòa: ngoan ngoãn, dễ bảo, không còn phản kháng với cha mẹ như giai đoạn tò mò tính dục hay giai đoạn dậy thì tiếp theo.
               
  • Giai đoạn hoạt động tính dục  (từ tuổi dậy thì trở đi)
 
      Ở tuổi dậy thì, những ham muốn tình dục chôn vùi ở giai đoạn tiềm phục nay tái bùng phát mạnh mẽ. Đối tượng khoái cảm của cá nhân giờ đây chuyển sang người khác phái và tiến dần đến việc thành hôn đảm nhận đời sống gia đình ở cuối giai đoạn này. Sự xuất hiện của những cuốn hút tính dục, các mộng tưởng tình dục, kinh nghiệm về khoái cảm thể xác và khả năng đạt cực khoái… một mặt làm người trẻ vui thích, mặt khác gây nên sự xấu hổ, sợ hãi và mặc cảm tội lỗi. Thiếu niên cần tập luyện để điều hợp những xung động tính dục mới xuất hiện và học một thái độ nghiêm túc với tính dục và hôn nhân.
 
       Thế nên, sự chín muồi của khả năng truyền sinh nơi thiếu niên chỉ là bước khởi đầu của “cái tôi trưởng thành”, bởi lẽ - theo Freud - không ít người không vượt qua được chặng “đồng tính luyến ái” của tuổi thiếu niên (hiện tượng ngưng tụ), tức có những khám phá và “trò chơi tính dục” với bạn thiếu niên đồng giới, vì chưa đủ bản lãnh và tự tin để chinh phục một người bạn khác giới. Chỉ khi cá nhân tiến đến được hôn nhân dị giới, đủ sức đảm nhận chức năng vợ-chồng, bố-mẹ trong gia đình và các vai trò xã hội khác một cách trưởng thành, thì cá nhân ấy mới đạt đến “nhân cách trưởng thành và sung mãn”. Vì thế, một cá nhân có nhân cách trưởng thành phải vững chãi về phái tính của mình, tức chấp nhận căn tính giới tính của mình và hành xử đúng theo phái tính ấy. Đồng thời phải có đủ năng lực đảm nhận cách đúng đắn các bổn phận hôn nhân (hay tương đương) và bổn phận xã hội của họ.
        Kết luận: Freud thường bị phê phán đã quá thổi phồng tác động của tính dục trên sự phát triển nhân cách. Thật ra, Freud không phủ nhận vai trò của các yếu tố khác trên việc phát triển nhân cách. Lý thuyết của ông chỉ muốn nhấn mạnh yếu tố tính dục trên tiến trình phát triển thường bị các tác giả khác bỏ quên hoặc né tránh. Đồng thời Freud cũng muốn minh chứng rằng, việc thỏa mãn đúng mức và đúng cách dục năng của cá nhân ở mỗi độ tuổi, sẽ giúp tăng trưởng cách lành mạnh các “cái tôi” khác nhau của bản ngã, hướng đến xây dựng một nhân cách trưởng thành. Các cái tôi khác nhau của bản ngã gồm:
 
  • Một cái tôi sinh học đòi được bú mớm và yêu thương;
  • Một cái tôi xã hội cần an toàn và hài hòa với cái tôi khác;
  • Một cái tôi giới tính nhận biết phái tính của mình, chấp nhận nó và vững chãi trong căn tính tính dục của bản thân; 
  • hướng tới cái tôi tính dục trưởng thành, chững chạc trong nhân cách, có tương giao lành mạnh với mọi người; sống trách  nhiệm đời sống hôn nhân và xã hội. 
 
       Dầu sao, không lý thuyết nào là một khẳng định chắc nịch, hay là lời giải thích minh nhiên về một hiện tượng; chúng chỉ muốn đưa ra một giả thiết. Cũng vậy, Freud chỉ nêu lên một giả định rút tỉa từ kinh nghiệm trị liệu của ông: đó là có sự gắn kết chặt chẽ giữa sự phát triển nhân cách với tiến trình phát triển tính dục. Dù ai có chống lại lập trường của Freud, thì cũng phải nhận rằng lý thuyết của ông có một phần đúng với bản thân họ và được ứng dụng rất hiệu quả trong trị liệu. Các điều ấy biện minh cho sự đúng đắn và giá trị của lý thuyết của Freud.
 
2. Lý thuyết phát triển tâm lý qua tương giao xã hội
 
     Khác với Freud, nhà phân tâm Erik Erikson (1902-1990) chủ trương rằng nhân cách thành hình và phát triển nhờ vào những mối tương giao xã hội. Erikson chia đời người làm tám giai đoạn; mỗi giai đoạn có một đối tượng tương giao quan trọng riêng. Khi cá nhân giải quyết ổn thỏa mối tương giao với đối tượng riêng của mỗi giai đoạn, thì sẽ đạt được một phẩm tính tâm lý tạo điều kiện cho sự phát triển ở các chặng kế tiếp.
 
  • Từ 0-1 tuổi:  Phẩm tính Tin cậy đối lại với bất an, nghi ngại
 
      Đối tượng tương quan có ý nghĩa của tuổi này là mẹ yêu. Nếu một trẻ được chăm sóc, yêu thương đầy đủ từ người nuôi dưỡng sẽ có được phẩm tính tin cậy đối với ngoại cảnh. Chính thái độ tin cậy từ tuổi sơ sinh sẽ đặt nền móng cho thái độ tin tưởng lạc quan trong cuộc sống về sau, vì trẻ cảm nhận thế giới là một nơi an toàn.
 
  • Từ 2-3 tuổi:  Phẩm tính Tự chủ đối lại nhút nhát, hoài nghi
 
      Đối tượng tương quan có ý nghĩa của tuổi này là mẹ quyền lực. Tuổi lên 2-3 bắt đầu khám phá thế giới hành vi của mình và muốn làm theo ý riêng. Thế nhưng, trẻ luôn bị khép vào kỷ luật của người lớn: phải ngồi bô, phải ăn cái này, phải làm cái nọ… Nếu một trẻ bị răn đe khắt khe, sẽ đâm ra nhút nhát, rụt rè và hoài nghi bản thân. Ngược lại, nếu được khuyến khích, cổ vũ thì trẻ sẽ sớm có được những nề nếp, tự chủ, tự lập.
 
  • Từ 3-6 tuổi:  Phẩm tính sáng tạo đối lại mặc cảm sai lỗi
 
      Tới tuổi mẫu giáo, trẻ va chạm với một đối tượng ít an toàn nhưng cạnh tranh hơn: đó là anh chị và bạn mẫu giáo lớn hơn. Bắt nạt, ẩu đả khi vắng mặt người lớn là chuyện thường xuyên. Một trẻ có được sự an toàn sẽ trở nên năng động, sáng tạo, dám đối đầu với những thách thức. Cũng ở tuổi này, trẻ bắt đầu tập tự lo liệu cho các sinh hoạt của bản thân (ăn, ngủ, vệ sinh). Nếu một trẻ không tạo được thói quen trách nhiệm, sẽ cảm thấy bất an và mặc cảm sai lỗi. Cần giúp trẻ sáng tạo và tập trách nhiệm bằng lời khen và khuyến khích để trẻ lập thành tích.
 
  • Từ 7-12 tuổi:  Phẩm tính khéo léo đối lại với tự ti
 
      Đây là độ tuổi học cấp I. Trẻ cần có tài khéo (học giỏi, chơi giỏi) để cạnh tranh và được nhóm bạn đồng giới đón nhận. Nếu ở tuổi trước, sự sáng tạo đưa trẻ khám phá những kinh nghiệm mới, thì ở tuổi này trẻ cần thêm sự siêng năng để trau giồi những kiến thức và kỹ năng ở trường. Nếu thành công, trẻ sẽ trở nên ham thích học hỏi, và ngày càng phát triển.  Nếu trẻ thua sút, kém cỏi sẽ đâm ra tự ti, chủ bại. Vì vậy, nhà giáo dục cần kích thích các em phát huy tính chủ động, sáng tạo; đặc biệt phải giúp các trẻ yếu kém cố tự tin, năng động, siêng năng hơn. Cũng vậy, cần tránh không để trẻ nào bị nhóm loại trừ.
 
  • Từ 13-20 tuổi:  Tạo lập được nhân cách riêng
              đối lại với  hoang mang về căn tính của mình
 
       Đối tượng tương giao chính của tuổi thiếu niên là bản ngã của em. Tuổi thiếu niên quan tâm tìm câu trả lời: tôi là ai; tôi quan tâm đến những điều gì; tôi sẽ đi về đâu trong cuộc đời? Những câu hỏi như thế thúc đẩy thiếu niên đi tìm cho mình một căn tínhđịnh hướng cho mình một tương lai. Công việc này không đơn giản, vì đã bắt đầu tiếp cận với cuộc sống của người lớn (tiêu tiền, đi làm thêm, yêu đương, xã giao…), kể cả nguy cơ tiêm nhiễm những tệ nạn xã hội, nhưng lại chưa đủ bản lĩnh và suy nghĩ chín chắn để quyết định đúng đắn.
 
      Thay vì kiểm soát, cấm đoán thiếu niên như trẻ con, phụ huynh nên hướng dẫn và tạo cơ hội cho em cọ xát với thực tế, tập cho em đảm nhận từ từ những vai trò của người trưởng thành; đồng thời hướng dẫn em chọn một nhân cách lành mạnhmột hướng đi đúng đắn cho tương lai. Bao lâu một thiếu niên chưa hoàn tất được hai nhiệm vụ này, bấy lâu trẻ ấy còn mông lung về bản thân và về tương lai.
 
        Trong số các chặng phát triển trong đời người, Erikson cho rằng chặng định hình nhân cách ở tuổi thiếu niên là quyết định nhất. Nếu một trẻ đạt được các phẩm tính tâm lý của 4 giai đoạn trước, thì sẽ gặp nhiều thuận lợi trong việc định hình nhân cách ở giai đoạn này. Nói như thế, không có nghĩa là những trẻ kém may mắn trước đó, sẽ không thực hiện được việc định hình nhân cách. Nếu có ý chí và nghị lực tốt, có bản lãnh cao, và được hướng dẫn chỉ bảo trong tuổi thiếu niên, thì các trẻ sau vẫn có thể bứt phá, hóa giải những bất lợi, tận dụng thời cơ, phát huy những thế mạnh của cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ tâm lý của giai đoạn này.
 
      Tóm lại, chặng thiếu niên giống như cái bản lề nối hai chặng tuổi thơ và trưởng thành. Do vậy, mọi thiếu niên đều cần được hỗ trợ và hướng dẫn sâu sát, để không lỡ mất cơ hội duy nhất xây dựng một bản lề chắc chắn cho đời mình.   
 
  • Từ 20-30 tuổi:  Khả năng thân tình đối lại với xa lánh
 
      Đối tượng tương giao của tuổi vào đời là vật lộn với đời để lập thân. Để thành công, người thanh niên cần có khả năng kết thân cả trên lãnh vực làm ăn, tình yêu, giao tế xã hôi… Khả năng kết thân này thường kết tinh từ những phẩm tính tâm lý của các giai đoạn trước: tự tin và bản lĩnh; biết đối thoại và hợp tác; không ngại đối diện những xung khắc, nhưng biết cách dàn xếp các xung khắc ấy cách ôn hòa.
 
      Một thanh niên càng có khả năng thân tình và kết thân cao, thì tiềm năng thành đạt, thành danh, thành gia thất của người ấy càng lớn. Ngược lại, một thanh niên nhút nhát, xa lánh, có nguy cơ trơ trọi mãi mãi trong ốc đảo của mình. Thực tế đã chứng tỏ cho thấy điều đó nơi các thanh niên. 
      
  • Từ 30-60 tuổi:  Sống cống hiến đối lại với co rút, bế tắc
 
      Đối tượng tương giao của tuổi trưởng thành là trách nhiệm của bản thân. Sau thời gian vất vả lập thân và đã ổn định cuộc sống, sẽ xảy đến cám dỗ hưởng nhàn, ích kỷ, tìm bù trừ. Người có nhân cách lành mạnh luôn chọn sống trách nhiệm và sinh ích cho đời. Erikson gọi phẩm tính ấy là sinh sản hay cống hiến (generativity). Ngược lại, người quy kỷ, hoặc không lập thân thành công sẽ lâm vào co rút, bế tắc.
  • Trên 60 tuổi:  Sự toàn vẹn cuối đời đối lại với thất vọng
 
      Tuổi già thường nhìn lại quá khứ và lượng giá lại đời mình. Nếu có được cuộc đời tươi đẹp, thành đạt, ý nghĩa (dù không thiếu những phong ba), thì cá nhân cảm thấy mãn nguyện, vì đã sống đời mình toàn vẹn. Ngược lại, người có cuộc đời họ dang dở, u uất, sai lầm, thất không còn cơ hội làm lại, thì cảm giác tuyệt vọng sẽ xâm chiếm và khuynh đảo tâm hồn họ. 
 
      Theo Erikson, chỉ có thể đánh giá sự thành đạt của nhân cách hay thành nhân vào chặng cuối đời này. Sự thành nhân ấy khác với thành công hay thành đạt bên ngoài, nhưng là sự thành toại, mãn nguyệnthanh thản nội tâm dù đời mình thành công ra sao. Thế nên, cho dù cuối đời của một người không mấy sáng sủa, thì người ấy vẫn còn cơ hội biến màu đen u ám ấy thành màu tươi sáng hy vọng, nếu họ biết chấp nhận quá khứ; tự hòa giải và tha thứ cho những lầm lỡ của mình; khao khát vươn lên; thanh thản với sự chết đang đến. Đó chính là bí quyết làm cho cuộc đời nên toàn vẹn ở giây phút cuối đời. Đôi lúc, một cá nhân không thể tự thực hiện công việc “lột xác” ấy; họ rất cần sự thông cảm, nâng đỡ, khuyên bảo, ủi an để hoàn tất đời mình trong sự toàn vẹn.  
 
3. Lý thuyết phát triển khả năng nhận thức
 
     Jean Piaget (1896-1980) - nhà tâm lý Thụy sĩ - đã nghiên cứu cách quy mô khả năng học hỏi nơi các độ tuổi. Ông ghi nhận bốn giai đoạn nhận thức căn bản nối tiếp nhau giữa các độ tuổi.
 
a- Giai đoạn cảm giác & vận động: từ 0 đến 2 tuổi
                         (Sensory Motor Period)
 
      Trong hai năm đầu, trẻ xây dựng hiểu biết về ngoại giới qua việc phối hợp tri nhận của giác quan đưa đến vận động thể xác: chẳng hạn ai đó giơ cao cây roi trước mặt trẻ (tri giác), trẻ liền nhắm tít mắt và co rúm người lại (vận động). Nhận thức của bé hãy còn là cái biết do kinh nghiệm, chưa được khái quát hóa thành khái niệm. Ví dụ, sau lần bị phỏng, bé “biết” bằng kinh nghiệm rằng lửa thì nóng. Tuy chưa có khái niệm trừu tượng: lửa = nóng; nhưng sau lần ấy bé sẽ rút tay khỏi tất cả những gì có hình dáng ngọn lửa (như bóng đèn quả nhót).
 
      Sau đây là tiến trình hiểu biết của bé trong 2 năm đầu đời, theo quan sát của Piaget.
 
  • 4 tháng đầu: Bé chỉ mới có phản ứng sinh học với ngoại giới bằng cách khóc hay cọ quậy khi đói, lạnh, nóng, ướt… Ngoài ra bé bắt đầu biết đáp trả mẹ bằng ánh mắt, nụ cười, hay hành vi vận động lập đi lập lại (như chơi trò ú…à!).
 
  • 4 - 8 tháng: Bé biết rằng có các đồ vật hiện hữu bên ngoài bé; vì vậy muốn chụp bắt đồ chơi có màu sặc sỡ hoặc tạo âm thanh. Cũng vậy, bé nắm được một số quy luật tương tác của ngoại vật: như nếu thả bóng ra thì bóng rơi xuống; khi bóng chạm đất thì lại tưng lên. Nắm được quy luật ấy bé có thể điều khiển động tác buông và bắt bóng.
 
  • 8 tháng: Tâm trí bé có thể lưu giữ hình ảnh của đồ vật bên ngoài. Trước đó, nếu ta lừa bé giấu con gấu bé đang chơi, thì bé thản nhiên xoay qua chơi với thứ khác. Từ tháng thứ 8, bé sẽ loay hoay kiếm gấu bông cho bằng được. Điều đó chứng tỏ bé đã có khả năng ghi nhớ trong tâm trí hình ảnh các đồ vật, nhất là những đồ vật bé yêu thích.
 
  • Từ 18 tháng: Đây là tuổi biết đi và biết nói. Tư thế đứng thẳng khả năng ngôn ngữ là hai bước đột phá lớn trong tiến trình tiến hóa loài người. Khi đứng thẳng được, bé sẽ nhìn chụp xuống ngoại giới cách bao quát hơn; khi biết nói, các ngôn từ sẽ cho phép bé sở hữu ngoại giới hiệu quả hơn; nâng cao trí tưởng tượng và khả năng tư duy hơn; bày tỏ tình cảm của mình dễ dàng hơn. Khi nói được, bé cũng hiểu được các chuyện kể; nhờ đó thế giới của bé được mở rộng vào vùng đất của trí tưởng tượng.
  • Giai đoạn tiền thao tác tư duy (2-7 tuổi) 
        (Pre-operational Thought Period)
 
      Piaget dùng từ “thao tác” (operations) để chỉ các hành vi tư duy có chiến thuật. Ở độ tuổi từ 2-7, trẻ chưa biết tư duy có phương pháp; do vậy Piaget gọi chặng suy nghĩ này là giai đoạn tiền thao tác tư duy. Cách suy nghĩ của tuổi này chỉ hoàn toàn bộc phát, chủ yếu dựa trên trực giác, trực quantưởng tượng để hình dung sự vật hay giải quyết một công việc; ngoài ra trẻ cũng biết diễn đạt sự hiểu biết của mình bằng ngôn từ, hình ảnh, hay các nét vẽ biểu tượng.
 
      Ví dụ cô giáo trao cho bé 1 cây bút kèm theo 5 nắp bút có kiểu dáng và kích cỡ khác nhau, rồi yêu cầu bé gắn đúng nắp của cây bút. Thông thường bé có thể tìm đúng nắm bút bằng một trong ba cách sau:
 
  • Tình cờ chọn đúng mà không hiểu tại sao (trực giác).
  • Nhắm chừng một nắp mà bé cảm thấy có vẻ vừa với cây bút (tưởng tượng).
  • Thử từng nắp bút cho đến khi tìm đúng (trực quan).
 
      Ngoài ra, Piaget còn nhận thấy rằng khả năng lập luận của tuổi tiền tư duy hãy còn rất hạn chế. Bé chưa có khái niệm về tính ổn định về khối lượng, số lượng (permanence of mass, quantity…) Ví dụ cô đưa cho bé hai ly giống nhau chứa hai lượng nước bằng nhau; sau đó cô đổ nước từ một trong hai ly vào một ly cao và hẹp. Nếu hỏi bé ly nào nhiều nước hơn, bé sẽ dựa vào trực quan để trả lời rằng nước trong ly cao và hẹp nhiều hơn, vì thấy sao nói vậy!
 
       Cũng vậy, bé chỉ mới có thể phân loại đồ vật dựa vào một tiêu chí: hoặc màu sắc, hoặc hình dáng. Do vậy, nếu trao cho bé một rổ lẫn lộn các hình khối tam giác, vuông, tròn (3), với ba màu xanh, đỏ, vàng (3); rồi yêu cầu bé phân loại. Hầu hết các bé chỉ chia được thành 3 nhóm: hoặc theo hình dáng, hoặc theo màu mà thôi. Còn bạn, bạn phân được bao nhiêu loại?
c-  Giai đoạn thao tác tư duy cụ thể  (7-11 tuổi) 
             (Concrete Operations Period)
 
      Độ tuổi cấp I đã có chiến thuật tư duy, nhưng hãy còn phải bám vào sự vật cụ thể bày ra trước mắt hoặc trong trí. Chẳng hạn trẻ làm toán bằng đũa; nếu không có đũa, chúng phải nhẩm “đũa” trong đầu. Vì chưa có khả năng tư duy những điều trừu tượng, không gắn với kinh nghiệm trực quan, tuổi thao tác tư duy cụ thể không thực hiện được phép tính: 3 - 5 = ?. Lý do vì trong thực tiễn 3 < 5, nên làm sao trừ được cho 5. Chỉ đến khi đạt khả năng tư duy trừu tượng, trẻ mới suy đoán được rằng: tôi có 3 đồng, mẹ muốn vay 5 đồng; muốn cho mẹ vay tôi phải đi mượn nơi khác 2 đồng mới đủ. Suy ra: 3 - 5 = -2.
 
      Về khả năng nhận thức các sự vật, trẻ tiểu học đã có được khái niệm về tính ổn định trọng lượng, khối lượng, số lượng; biết phân biệt dựa trên đa tiêu chíhoán đổi phương trình bậc 1. Ngoài ra, chúng có trí nhớ thuộc lòng rất cao dù không hiểu nội dung bài (học vẹt). Nhà giáo dục cần biết các đặc điểm trí tuệ này của trẻ để chọn phương pháp truyền đạt phù hợp.
 
d-  Giai đoạn thao tác tư duy hình thức hay trừu tượng  
            (Formal Operations Period):  Tuổi tiền dậy thì
                                                                                                                                                                                                      
       Bước vào tuổi tiền dậy thì, trẻ chớm nở khả năng “tư duy hình thức”, tức tư duy với những giả thiết trừu tượng, lôgíc, và khái quát, vượt trên các sự vật cụ thể. Chẳng hạn ở chặng thao tác tư duy cụ thể, nếu muốn chứng minh mệnh đề: [A > B; mà B > C, à A > C], giáo viên cần bày các vật cụ thể được gọi tên là A, B, C ra trước mắt thì trẻ mới kiểm chứng được lập luận bắc cầu trên. Thế nhưng ở tuổi tư duy hình thức, trẻ có thể giải bài toán ấy mà không quan tâm nội dung A, B, C là gì. Vì thế chương trình giáo dục đưa vào bậc trung học nhiều môn học có những khái niệm và công thức trừu tượng, như toán đại số, vật lý, hóa học. Các môn học này giúp trẻ trau giồi để ngày càng nhuần nhuyễn các kỹ năng tư duy trừu tượng hơn.
       Trong thực tế, khả năng tư duy trừu tượng không chỉ ứng dụng nơi bài vở, nhưng vào cả đời thường, như lên kế hoạch tính toán cho cuộc sống, hay dự phòng các tình huống tương lai. Do vậy, bên cạnh việc học tập ở trường, thiếu niên cần rèn luyện óc thực tiễn để tập đảm nhận những thực tế của đời sống.
 
4.  Lý thuyết phát triển phán đoán đạo đức
      Theo Lawrence Kohlberg (1927-1987)
 
       Mặc dù Piaget cũng nghiên cứu nhận thức đạo đức của trẻ em, nhưng Kohlberg mới là tác giả đưa ra lý thuyết hệ thống nhất về khả năng phán đoán đạo đức của các độ tuổi. Theo Piaget, có một bước chuyển quan trọng trong nhận thức đạo đức từ nền đạo đức dị trị (heteronomy) hành xử theo sự áp đặt, thưởng phạt, khen chê của người khác, sang nền đạo đức tự trị (autonomy) dựa vào phán đoán lương tâm của cá nhân.
 
        Kế thừa con đường của Piaget, Kohlberg cũng cho rằng sự phát triển nhận thức đạo đức hệ tại ở việc nội tâm hóa các giá trị bên ngoài (dị trị), để biến chúng thành những giá trị của bản thân (tự trị). Sau 20 năm nghiên cứu các độ tuổi khác nhau ở 27 quốc gia, Kohlberg ghi nhận rằng phán đoán đạo đức được phát triển qua 3 cấp độ: cấp độ tiền quy ước, quy ước và hậu quy ước. Mỗi cấp độ ấy lại chia thành hai xu hướng nhỏ. Trước khi đi vào từng cấp độ, hãy lược qua cách trắc nghiệm luân lý của Kohlberg và hai khái niệm phán đoán đạo đứcquy ước.
 
  • Định nghĩa “phán đoán đạo đức” và “quy ước”
  • Phán đoán đạo đức thì liên quan đến giá trị tốt-xấu của một hành vi tương ứng với thái độ luân lý của người làm hành vi đó. Chẳng hạn câu nói “cô Tấm khéo tay” chỉ là một nhận xét khách quan; nhưng câu nói “cô Tấm ngoan hiền” lại là một phán đoán đạo đức.
  • Quy ước là những thỏa thuận minh nhiên hoặc mặc nhiên giữa các cá nhân hay cộng đồng, nhằm bảo đảm tiện ích chung cho cộng đồng và mọi phía đối tác. Quy ước minh nhiên là những thỏa thuận, qui định, luật lệ thành văn như luật giao thông; còn qui ước mặc nhiên tuy không được ký kết trên văn bản, nhưng những ai có lương tri đều cảm thấy cưỡng lực từ bên trong phải tuân thủ; chẳng hạn như quy tắc “kính trên, nhường dưới”
  • Thực nghiệm của Kohlberg
 
       Để tiến hành khảo sát, Kohlberg đã thiết kế các “bài toán đạo đức”. Dựa vào câu trả lời theo đa số của mỗi độ tuổi, Kohlberg xây dựng lý thuyết về tiến triển phán đoán đạo đức nơi các độ tuổi. Sau đây là một vài “bài toán” mẫu.
  • Lan giúp mẹ rửa ly, chẳng may đánh vỡ 10 cái ly; Lâm trèo lên kệ lấy trộm kẹo, làm vỡ 2 cái ly. Vậy, em nào nặng tội hơn? Hầu hết trẻ dưới 7 tuổi cho là Lan, vì làm vỡ nhiều ly hơn. Lối trả lời ấy hãy còn dựa vào đạo đức dị trị, lấy xử phạt của bố mẹ làm tiêu chuẩn. Ngược lại, các trẻ theo đạo đức tự trị đã biết phán xử dựa vào ý hướng của mỗi đương sự khi hành động: Lâm có ý xấu nên nặng tội hơn.
  • Một người đàn ông có vợ bị ung thư, nhưng không đủ tiền để mua liều thuốc có thể chữa vợ ông khỏi bệnh. Thế là ban đêm ông đã lẻn vào hiệu thuốc đánh cắp thuốc. Ông ta có được phép hành động như thế không? Tại sao? Bạn sẽ xử lý hình sự ông ta thế nào? Bạn nghĩ gì về chủ hiệu thuốc? Ông ta có đúng khi tăng giá thuốc quá cao không? Trong thực tế, các bài toán loại này cũng “hóc búa” cả với người lớn.
 
  • Ba cấp độ phát triển phán đoán đạo đức theo Kohlberg
 
  1. Cấp độ phán đoán tiền-quy-ước  (Pre-conventional Level)
 
      Dưới 10 tuổi. Đây là cấp độ đạo đức quy kỷ, lấy tiện ích của bản thân làm chuẩn hành vi. Ở tuổi này, các trẻ chưa nhận thức được giá trị tự tại của các quy chuẩn đạo đức, nhưng chỉ lấy ích lợi cá nhân và thưởng phạt của người lớn làm tiêu chuẩn phán đoán hành vi. Có thể nhận thấy hai xu hướng đạo đức phổ biến của cấp độ tiền quy ước này.
 
  • Xu hướng đạo đức dị trị, dựa vào thưởng phạt (Punishment and Obedience Orientation). Phán đoán luân lý, đạo đức của trẻ hoàn toàn dựa vào những cấm đoán và thưởng phạt của người lớn: em nên hay không nên làm điều ấy vì bố mẹ bảo như thế; vì nếu không bố mẹ sẽ phạt.
 
  • Xu hướng đạo đức quy kỷ (Self-interest Orientation): Điều gì đem lại tiện ích cho tôi đều là tốt. Tôi thích kem, vậy kem là tốt. Sau đó tôi bị sâu răng, kem trở thành xấu. Hết đau răng, tôi lại ăn kem vô tội vạ! Cũng vậy, trẻ cư xử dựa vào quy tắc trao đổi thực dụng chứ chưa biết căn cứ vào giá trị tương đương, như sẵn sàng đổi món đồ chơi đắt giá của mình lấy món đồ chơi rẻ tiền của bạn mà mình thích.
 
  1. Cấp độ phán đoán theo quy-ước (Conventional Level)
 
     Khoảng 10-13 tuổi.  Đây là cấp độ đạo đức nệ luật. Việc giữ luật ở đây không do ý thức về giá trị của luật lệ; nhưng tôi phải hết sức tôn trọng mọi luật - từ luật chơi cho đến các luật lệ khác - để được cộng đồng đón nhận, để không bị nhóm loại trừ. Hai xu hướng của cấp độ đạo đức nệ luật này:
 
  • Xu hướng đạo đức trung thần (Loyalist Orientation). Không còn sợ thưởng phạt như tuổi ấu nhi, trẻ 10-13 tuổi đề cao nhiều hơn sự tin cậy, liên đới và trung tín giữa các thành viên, và lấy đó làm nền tảng phán đoán luân lý. Vì vậy trẻ giữ luật vì muốn được nhìn nhận là con ngoan, trò giỏi.
 
  • Xu hướng đạo đức nệ luật (Legalist Orientation). Do rất lụy thuộc vào nhóm và cộng đồng, trẻ không chỉ giữ luật cho mình mà còn xét nét việc tuân giữ luật của thành viên khác. Trẻ phê phán đạo đức dựa vào các quy định của xã hội, vào công lý, luật pháp và bổn phận. Đây hãy còn là sự nô lệ lề luật, chứ chưa thực sự do ý thức về giá trị của luật lệ.
  1. Cấp độ phán đoán hậu-quy-ước (Post-conventional Level)
 
     Từ tuổi thiếu niên trở đi. Đây là cấp độ đạo đức quy nhân & dựa trên lương tri: “Luật vị con người, chứ con người không vị luật”. Cá nhân ở cấp độ hậu quy ước đã nhập tâm các giá trị và lấy phân định theo lương tâm/lương tri; tự mình ấn định những chuẩn mực hành xử đạo đức cho bản thân. Hai xu hướng:
 
  • Xu hướng đạo đức theo giao kèo xã hội (Social contract Orientation). Chỉ xem luật như giao kèo xã hội, nhắm phục vụ quyền lợi con người. Do vậy một luật pháp đúng đắn phải vị nhân sinh. Vì thế mọi thể chế công minh đều cần có hệ thống tư pháp để giám sát, kiểm tra các quyền hành pháp lẫn lập pháp theo tiêu chí “vị nhân sinh” vừa nói. Hơn thế, ngoài các tòa án hình pháp, nhiều quốc gia còn có Tòa án hiến pháp để thường xuyên thẩm định tính chất “vị nhân sinh” của các đạo luật. Khi cần, Tòa hiến pháp ấy sẽ buộc phải tu chính - ngay cả hủy bỏ - những luật không bảo đảm được các quyền con người.
 
  • Các nguyên lý đạo đức phổ quát (Universal Ethical Principles). Các luật pháp và quy ước xã hội chỉ hợp pháp khi được xây dựng trên nền tảng tôn trọng các nguyên lý đạo đức phổ quát cao hơn như nhân phẩm, bình đẳng, bác ái, công lý, nhân quyền… Vì thế khi xảy ra xung khắc giữa pháp luật và lương tâm, cá nhân phải cản đảm tuân theo tiếng lương tâm, cho dù điều ấy nguy hiểm đến tính mạng. Chỉ những người trưởng thành, ý thức, tự do, mới sống đúng được xu hướng đạo đức phổ quát này.
      Tóm lại, các chặng phán đoán luân lý theo Kohlberg tương ứng với mức nhận thức (lý trí) và ý thức (lương tâm) của mỗi cá nhân hơn là  gắn với các độ tuổi. Hẳn nhiên, do sự non nớt về nhận thức và kinh nghiệm sống, các trẻ nhỏ không thể đạt đến cấp độ luân lý hậu quy ước; thế nhưng không phải là mọi người trưởng thành đều đạt được cấp độ luân lý cao nhất ấy. Trái lại, có rất nhiều người đã ở tuổi trưởng thành mà hãy còn sống theo nền đạo dức dị trị và thực dụng của cấp độ thứ nhất; vì thế giữa tri với hành nơi họ hãy còn một khoảng cách lớn lao. Những số liệu thống kê của Kohlberg về hành vi đạo đức nơi người trưởng thành đáng cho ta suy nghĩ về nền giáo dục nhân bản!
  • 62% người ở tuổi 36 hãy còn sống theo đạo đức nệ luật;
  • Trước tuổi 20-22, khó có thể đạt đến chặng đạo đức thỏa thuận hay giao kèo xã hội;
  • Chỉ từ 6-10% người trưởng thành vươn tới cấp độ luân lý hậu-quy-ước.
 
5.  Chu kỳ tuổi thọ của một gia đình
Theo lý thuyết của Bekvars (năm 1996)
 
      Tuổi thọ của một gia đình được tính từ thời điểm hai người thành hôn về mặt pháp lý hay chưa thành hôn nhưng lại có con chung, cho đến khi một trong hai qua đời (lý thuyết này không lưu ý đến ly dị). Tuy đây là lý thuyết phát triển của gia đình nhưng cũng liên quan mật thiết đến sự phát triển của cá nhân sống bậc hôn nhân. Chu kỳ của gia đình bao gồm 9 thời kỳ:
  1. Độc thân: Chọn bạn đời và chuẩn bị hôn nhân.
  2. Mới cưới: Cả hai bên đều phải có những điều chỉnh và thay đổi căn bản để thích nghi với đời sống chung.
  3. Sinh con: Thêm nỗi lo; nhu cầu gia đình tăng; gia đình phải có sự thích nghi giữa các thế hệ ông, bố, cháu.
  4. Con sắp đi học: Phải lo lắng nhiều hơn; tốn thêm thời gian; vợ chồng mất bớt sự riêng tư; phải đối phó với bọn trẻ.
  5. Con đi học: Thêm những tương quan xã hội mới vì con cái: bận bịu hơn; phải lo lắng nhiều khoản hơn; phải phân bố thời gian dành cho con cái và riêng tư vợ chồng.
  6. Con dậy thì: Lo lắng với những phát sinh mới; đối diện với cá tính con cái, với những xung khắc mới, với sức ép của công việc và những trọng trách với gia đình và xã hội.
  7. Con ra tự lập: Con lên đại học, đi làm xa, lấy vợ lấy chồng. Vợ chồng thêm những ưu tư về con cháu; lo lắng sắp về già; có những thay đổi trong công việc và tương quan vợ chồng; lo lắng không còn đủ thời gian để hiện thực hóa những dự phóng trong đời.
  8. Trung niên: Bận tâm về sức khỏe; đón nhận dâu rể; bận tâm về cha mẹ đã già; lo lắng về cuộc sống sắp về hưu, về những việc còn dang dở không đủ sức hoàn tất
  9. Về hưu: Đối diện với cái chết của bố mẹ, anh em, bạn bè; những lo lắng cho con cháu; vợ chồng vì nghĩa hơn vì tình; mối đe dọa về sự ra đi của một trong hai vợ chồng.
 
  Kết luận Phần II 
 
              VÀI LƯU Ý THỰC HÀNH VỀ PHÁT TRIỂN
 
1. Những cuộc bừng tỉnh của bản ngã trong cuộc đời
 
 
       Như đã trình bày, bản ngã chính là trung tâm điểm của nhân cách và là trọng tâm của tiến trình phát triển. Lúc chào đời, trẻ chưa có ý thức gì về mình. Theo thời gian, trẻ mới từng bước nhận thức về các khía cạnh khác nhau của cái tôi.
 
       Tâm lý học phát triển ghi nhận 4 cuộc bừng tỉnh quan trọng trong đời người: sự bừng tỉnh của cái tôi, của lý trí, của tính dục, và bừng tỉnh về thiêng liêng hay ý nghĩa cuộc sống. Sau mỗi lần bừng tỉnh ấy, một khía cạnh mới của cái tôi được thức dậy và gắn kết với cá nhân cho đến hết cuộc đời. Một cá nhân chỉ đạt đến sự thành toại khi đã kinh qua cuộc bừng tỉnh thứ tư - về ý nghĩa cuộc sống và thiêng liêng - và biết thống nhất đời mình theo nhãn quan của cuộc bừng tỉnh cuối cùng ấy.
  1. Sự bừng tỉnh về cái tôi
 
      Kể từ khi ở trong lòng mẹ cho đến lúc sinh ra, trẻ thơ hoàn toàn sống cộng sinh vào mẹ và không có ý thức gì về bản thân. Cuộc sống của trẻ ấy chỉ thuần túy mang tính sinh học.
 
      Cuộc bừng tỉnh đầu đời xảy ra từ 1,5 đến 2 tuổi: bé chợt phát hiện rằng “mình tồn tại”; “mình là mình” và “mình tách biệt với người khác”; “mình có ý muốn riêng của mình”. Dấu chỉ của sự thức tỉnh của cái tôi là bé thích xưng hô mình là “con”, là “bé”, hoặc xưng tên riêng trong giao tiếp. Bé cũng biết nói “không” để khẳng định ý riêng; bé biết mình có giá trị trước mắt bố mẹ, ông bà nên sẵn sàng “ăn vạ” để mặc cả cho bằng được điều mình muốn.
 
        Khi lên 3, trẻ ý thức thêm mình có giới tính: tôi là trai, là gái, và bắt đầu rập khuôn hành vi theo khuôn mẫu phái tính của mình. Hai biến cố bừng tỉnh về cái tôivề nhận diện giới tính đánh dấu sự hình thành ý thức về bản ngã trong nhận thức của bé. Kể từ đấy, “cái tôi” của bé sẽ là trung tâm điểm của con người bé, của đời sống của bé; mọi việc bé làm sẽ xoay quanh cái tôi ấy, nhằm củng cố và vun xới cái tôi ấy trở nên độc sáng, hài hòa với những quy chuẩn xã hội. 
 
  1. Sự bừng tỉnh về trí năng
 
      Ở tuổi tiền dậy thì (10-12 tuổi), bắt đầu chớm nở nơi thiếu niên khả năng tư duy trừu tượng. Thiếu niên không còn sống trong thế giới cảm tính và tưởng tượng của trẻ con, nhưng bắt đầu lập luận và theo đuổi những suy nghĩ riêng; biết tra vấn người lớn và đòi mọi sự phải sáng sủa, mạch lạc, hợp lý, mặc dầu chính bản thân thiếu niên không đáp ứng được các yêu sách ấy. Cuộc bừng tỉnh lý trí nơi cá nhân phản ánh lại bước tiến quan trọng trong tiến trình tiến hóa xa xưa của nhân loại (nếu thực là thế), tiến hóa từ chủng người (homo) sang con người ý thức, có nhận thức và hiểu biết (homo sapiens).
  1. Sự bừng tỉnh về tính dục
 
       Ở tuổi dậy thì (14-16), những năng lực tính dục nơi trẻ bừng tỉnh mãnh liệt khiến trẻ không thể điều hợp ngay lập tức các xung động của chúng. Ở đây, cần phân biệt 5 khái niệm liên quan đến giới tính, phái tínhtính dục.
 
  • Giới tính (gender): Ám chỉ các đặc điểm thể lý và sinh học xác định giới tính nam hay nữ của một cá nhân (bộ phận sinh dục, các nội tiết tố…) được Tạo hóa ghi khắc trong bộ genes của họ từ lúc thụ thai. Do vậy, tự bản chất, mỗi người phải thuộc về một giới; ngay cả buồng phổi, bộ não và nhiều bộ phận cơ thể khác cũng được biệt hóa theo giới tính của từng cá nhân. Các yếu tố giới tính sinh học này không chỉ định hướng phát triển cơ thể theo giới mà còn ảnh hưởng đến việc phát triển tính cách theo giới của cá nhân.
  • Căn tính giới (gender identity): Từ 2-3 tuổi, trẻ đã nhận diện được giới tính của mình là trai hay gái, chấp nhận đồng hóa mình với giới tính ấy, và học hành xử theo giới tính của mình. Tuy nhiên, có một số trẻ dù nhận biết mình thuộc giới này, nhưng lại bất an, thấy mình xa lạ với giới tính sinh học của mình, và muốn đồng hóa mình với giới bên kia hơn (từ cách ăn mặc, lựa chọn đồ chơi, học theo cung cách của giới bên kia). Trường hợp cực đoan, trẻ sẽ chọn giải phẫu chuyển giới khi lớn lên để được thuộc về giới kia trọn vẹn. 
 
  • Thể hiện giới / vai trò giới (gender roles): Khả năng đảm nhận các vai trò, chức năng, cách hành xử, cách thể hiện bản thân đúng theo quy ước xã hội, như khi nói đến nam thì ta nghĩ đến các biểu hiện: cơ bắp, mạnh mẽ, quyết đoán, thiên về lý trí và hoạt động…; còn nữ thì: duyên dáng, nhỏ nhẹ, nhu mì, thiên về trực giác và tình cảm… Ba đặc điểm phái tính ở trên tạo nên tính cách riêng của mỗi giới mà ta quen gọi là “nam tính” (masculinity) hay “nữ tính” (feminity); làm nên sức thu hút đối với phái tính bên kia.
 
  • Xu hướng tình dục (sexual orientation): bao gồm sự cuốn hút, thêu dệt mộng tưởng tình dục và đi đến hành vi tình dục đối với người khác phái (dị tính), đồng tính, hoặc song tính (với cả hai giới).
  • Hành vi tính dục (genitality hay sexual behavior): Ám chỉ những hành vi tính giao tương ứng với xu hướng ở trên.
      Khác với loài vật chỉ đến với nhau bởi bản năng tính dục, con người nam nữ bị cuốn hút đến với nhau trước hết bởi những nét quyến rũ phái tính (tức tính cách, hành vi…), từ đó phát sinh tình cảm, tình yêu rồi mới đưa đến hôn phối. Vì thế, một hôn nhân đúng đắn luôn khởi từ tình yêu rồi mới đi đến tình dục. Một người trưởng thành về tâm cảm phải rõ ràng về giới tính sinh học; vững chãi về căn tính giới và  hành xử đúng với các chuẩn mực tự nhiên và xã hội đối với mỗi giới.
 
  1. Sự bừng tỉnh về ý nghĩa cuộc sống và thiêng liêng
 
      Cuộc bừng tỉnh thứ tư thường xảy ra khá muộn hoặc sẽ không xảy ra nơi một số người. Thế mà sự bừng tỉnh này lại mang tính quyết định đối với việc thành nhân, vì nó mở ra cho cá nhân cái nhìn xuyên suốt đời người và giúp hội nhất đời sống cho cá nhân. Các nền triết học và tôn giáo chính là sự kết tinh của công cuộc tìm kiếm tâm linh của nhân loại, sau đó chúng quay lại hướng dẫn cuộc tìm kiếm ấy nơi mỗi cá nhân.
 
      Có ba thời điểm chính trong đời thường xảy ra cuộc bừng tỉnh về ý nghĩa về ý nghĩa cuộc đời và thiêng liêng:
 
  • Sau một biến cố đảo lộn như tang chế, di cư, thất bại, chiến tranh…, cá nhân nhận ra tính “vô thường” của thế giới. Những lúc ấy, họ không tránh khỏi việc tự vấn về sự phù vân của cuộc sống và tìm kiếm những giá trị vĩnh hằng.
 
  • Cuộc khủng hoảng giữa đời cũng là thời điểm buộc tuổi trung niên tái định hướng ý nghĩa cho chặng đời còn lại.
  • Cuối cùng, khi cuộc đời sắp qua, người già càng “quay quắt” với câu hỏi về ý nghĩa của cuộc đời và cái chết.
      Hoa trái của cuộc thức tỉnh thứ tư này sự giác ngộ theo lẽ khôn ngoan (nhận ra thế giới chóng qua), và hoán cải theo hướng giác ngộ ấy (thay đổi lối sống). Chỉ khi đạt đến hai điều ấy tâm hồn mới nghiệm được bình an, siêu thoát và có được nội lực. Chính vì thế cuộc bừng tỉnh thứ tư thường được xem như dấu chỉ của sự thành nhân đích thực.
       Ngoài con đường giác ngộ và hoán cải theo lẽ khôn ngoan tự nhiên, còn có sự giác ngộ và hoán cải tôn giáo. Qua cầu nguyện, tu luyện, thiền định, một cá nhân nghiệm được chỉ có Thiên Chúa là tuyệt đối, và hoán cải tận căn. Sự giác ngộhoán cải ấy là hai dấu chỉ của kẻ chân tu!
 
2. Xây dựng sự tự tin và hình ảnh tích cực về mình  
             (Building self-esteem & positive self-image)
 
      “Tự tin” là một cảm thức tích cực cá nhân có được về chính mình; còn “hình ảnh về mình” là điều cá nhân nghĩ người khác nhìn về mình. “Tự tin” khiến cá nhân chắc chắn về bản thân, còn “hình ảnh về mình” có khi tạo tự tin, có khi gây hoang mang lo lắng vì e sợ bị người khác đánh giá thấp.
 
      Hình ảnh về mình được thành hình kể từ cuộc bừng tỉnh về “cái tôi” ở đầu đời. Từ tuổi lên 3, trẻ bắt đầu ý thức về “cái tôi” và ra sức xây đắp sự tự tin cho cái tôi ấy. Nhờ biết mình, có hình ảnh tích cực về bản thân, có sự tự tin thực tiễn - không hoang tưởng, nhưng nhận biết đúng nét mạnh nét yếu của mình - mà cá nhân có nhiều cơ may thành đạt trong công việc và trong các mối tương giao ở các chặng kế tiếp của cuộc sống.
 
      Ngược lại, kẻ nghi ngại về bản thân sẽ chẳng dám dấn thân; kẻ hoang tưởng về mình hoặc “tự tín” thái quá lại là dấu chỉ của lệch lạc, thậm chí bệnh lý và ngãng trở sự phát triển. Trong giáo dục, các phụ huynh và nhà giáo dục cần tạo cơ hội cho các cá nhân nhận biết các thế mạnh và chấp nhận các thế yếu của mình. Khởi từ sự hiểu biết khách quan về bản thân, cá nhân sẽ tìm cách khắc phục điểm yếu trong mức độ có thể, và xây dựng sự tự tin và một hình ảnh tích cực về mình.
 
3.  Xây dựng nhân cách riêng & khả năng kết thân
                            (Identity & Intimacy)
 
      Theo lý thuyết của Erikson, việc tạo lập nhân cách riêngxây dựng khả năng kết thân là hai nhiệm vụ tâm lý đặc thù của hai độ tuổi thiếu niênthanh niên. Hai phẩm chất tâm lý này có tầm quan trọng đặc biệt với cả đời người, bởi lẽ chúng làm nên bản lề khép lại giai đoạn trẻ thơ và giúp cá nhân mở ra với giai đoạn trưởng thành. Thật vậy,
 
  • Có xây dựng được một nhân cách riêng thì cá nhân mới định được hướng tới cho cả cuộc đời.
 
  • Phải có khả năng kết thân - tức tự tin, bạo dạn, bản lĩnh, biết hợp tác, đối thoại, - thì cá nhân mới có được nội lực “đọ sức” với đời và lập thân thành công.
 
      Do tầm quan trọng đặc biệt của hai kỹ năng tâm lý vừa nói, mọi thanh thiếu niên cần được hỗ trợ từ gia đình, nhà trường, các hội đoàn để hoàn tất nhiệm vụ tâm lý của của mình, nhất là trong bối cảnh xã hội đa phức và cạnh tranh gay go như hiện nay.. Hiện nay, nhiều địa phận, giáo xứ đã ý thức hơn về sứ mạng này của Giáo Hội và đã thiết lập những nhóm và sinh hoạt mục vụ hay huấn giáo, để thu hút và giúp đỡ các tầng lớp thanh thiếu niên, sinh viên, lao động nhập cư… Chúng ta sẽ đề cập chi tiết hơn về loại hình mục vụ này trong phần tới.
 
4. Thời điểm quyết định cho phát triển  (Critical Period)
 
      Đây là một khái niệm quan trọng của tâm lý phát triển, mà cha mẹ và nhà giáo dục cần biết để hướng dẫn con em mình phát triển đúng tiến độ.
 
      Thời điểm quyết định cho phát triển được định nghĩa như giai đoạn thuận lợi nhất cho việc phát triển của một kỹ năng nào đó. Khái niệm này đúng cả trên bình diện thể lý lẫn tâm lý.
 
      Trên bình diện thể lý, ở mỗi độ tuổi, trẻ em phải đạt được trọng lượng cơ thể và những kỹ năng tương ứng. Chẳng hạn từ 12 đến 18 tháng là tuổi tập đi; từ 18 đến 36 tháng là độ tuổi phát triển ngôn ngữ. Nếu các giai đoạn ấy qua đi mà trẻ không đạt được các kỹ năng tương ứng, thì trẻ sẽ khó lấy lại được các kỹ năng ấy cách hoàn hảo ở các độ tuổi sau; từ đó có nguy cơ bị tụt hậu và trở nên thiểu năng.
 
      Trên bình diện tâm lý, mỗi độ tuổi cũng là “thời điểm quyết định” cho sự phát triển một phẩm tính tâm lý hay kỹ năng xã hội. Theo Erikson, sau đây là các phẩm tính tâm lý của 8 giai đoạn phát triển của đời người.
 
  • 1 tuổi: Có cảm giác an toàn, tin cậy đối với ngoại giới;
  • 2-3 tuổi: Có khả năng tự chủ, tự lập, tự tin.
  • 3-6 tuổi: Có óc sáng tạo, năng động.
  • 6-12 tuổi: Khéo léo, mạnh dạn.
  • Thiếu niên: Tạo dựng được một nhân cách riêng.
  • Thanh niên: Có khả năng kết thân và lập thân thành công.
  • Trung niên: Sống cống hiến, trách nhiệm.
  • Lão niên: Thống nhất được đời mình trong sự bình tâm.
 
       Các phụ huynh và nhà giáo dục cần biết về nhiệm vụ tâm lý và yêu cầu phát triển riêng của mỗi độ tuổi về mọi mặt: thể lý, trí năng, tâm cảm, tương giao xã hội, kỹ năng sống…, để giúp các cá nhân không để vuột mất “thời điểm quyết định” hầu phát triển bản thân đúng tiến độ và hiệu quả nhất.

Phần III:    ỨNG DỤNG TÂM LÝ PHÁT TRIỂN
 
VÀO GIÁO DỤC & ĐỒNG HÀNH ĐỨC TIN
 
A. DẪN NHẬP
 
1.  Khái niệm đức tin & giáo dục đức tin
 
 q  Đức tin không phải là một hệ thống kiến thức hay giáo thuyết về các mầu nhiệm Thiên Chúa, về thiên đàng hỏa ngục, về ý nghĩa cuộc sống, hay về luân lý, nhưng chính yếu là nhận biết Thiên Chúa và đi vào trong tương quan thân tình với Người,
 
  • như một thụ tạo đối với Đấng Tạo hóa;
  • như một người con với Cha trên trời;
  • như một người môn đệ của Chúa Kitô;
  • như một người con Chúa trong lòng Hội Thánh.
 
      Nhiều người nghiên cứu sâu rộng giáo lý, thần học, nhưng không có đức tin vì không đi vào tương quan với Thiên Chúa.
 
 q  Giáo dục đức tin hay dạy giáo lý. Từ khái niệm đức tin ở trên, ta thấy rằng giáo dục đức tin không đơn thuần là dạy kinh bổn, giáo lý hay luân lý; nhưng chính yếu nhằm giúp xây dựng một nhân cách tôn giáo[1], tức hun đúc cho cá nhân một tương quan thân tình với Thiên Chúa trong lòng Hội Thánh, sao cho cá nhân nghiệm được Thiên Chúa hiện diện và nâng đỡ họ trong mọi cảnh huống của cuộc đời. Do vậy, việc huấn giáo còn phải dạy cá nhân cầu nguyện, tập sống các giá trị kitô-giáo, và giáo lý viên không phải chỉ dạy bằng lời mà cả gương sáng.
 
        Có một bước tiến quan trọng cần đạt được trong tiến trình giáo dục đức tin: đó là cá nhân phải chuyển từ đức tin thụ nhận qua đức tin cá vị. Nhiều thanh thiếu niên chỉ nhận lãnh đức tin thụ nhận mà không để bén rễ thành đức tin cá vị nơi mình; do đó đã mất đức tin khi không còn sự đốc thúc của người lớn.
  • Đức tin thụ nhận là những điều cá nhân được dạy dỗ từ bé về Thiên Chúa: Người ta bảo con người là ai (Mt 16,13);
 
  • Còn đức tin cá vị là niềm xác tín của cá nhân, kết tinh từ đức tin thụ nhận và nội tâm hóa thành niềm tin riêng: Còn anh em bảo Thầy là ai? (Mt 16,16). Chính đức tin cá vị mới có thể soi sáng và dẫn dắt cuộc sống của mỗi cá nhân.
 
       Khi cá nhân lớn lên thì đức tin cá vị cũng phải lớn theo; nếu không, sẽ không tránh khỏi khủng hoảng niềm tin. Vì vậy, dù ở chặng nào của cuộc đời, cá nhân cũng cần được nâng đỡ và đồng hành đức tin. Nói cách khác, huấn giáođồng hành đức tin phải là công việc xuyên suốt cuộc đời, từ tuổi ấu thơ cho đến lúc nhắm mắt lìa đời, từ lòng mẹ cho tới lòng đất
 
2.  Thích ứng việc trợ giúp đức tin từng độ tuổi
 
       Như đã trình bày, mỗi độ tuổi trong đời người có những đặc điểm tâm thể lý và khả năng nhận thức riêng, có những nhu cầu vật chất và tâm linh riêng, có những thách đố cuộc sống và đức tin riêng. Giáo lý viên cần biết rõ các nét riêng ấy của mỗi độ tuổi, để đề xuất một nội dung phương cách đồng hành đức tin phù hợp với nhu cầu tâm linh và khả năng nhận thức riêng của mỗi độ tuổi.
 
       Hình thức giáo dục đức tin đầu đời là những bài hát, bài vè ru con mang nội dung đức tin. Các bài hát ru giáo lý ấy cũng sẽ in sâu vào tâm thức và máu thịt của mỗi người cho đến cuối đời, như điệu ru thân quen “Ví dầu cầu ván đóng đinh…” vậy. Tiếc rằng trong thực tế, hình thức huấn giáo đầu đời này chưa được quan tâm đủ. Còn hình thức trợ giúp đức tin cuối đời chính là việc viếng kẻ liệt, nhằm an ủi, động viên lòng can đảm, củng cố niềm tin và đức trông cậy của người sắp ra đi.
 
       Giữa hai hình thức trợ giúp đức tin đầu đời và cuối đời vừa nói, còn có nhiều hình thức giáo lý khác, đan xen nhau, nhằm phục vụ nhu cầu đức tin riêng của từng độ tuổi.
3.  Cách phân chia các độ tuổi trong giáo dục đức tin
 
  • Tiểu ấu:
  • Trung ấu:
  • Đại ấu:
  • Tiền thiếu niên:
  • Thiếu niên:
  • Thanh niên:
  • Tráng niên:
  • Trung niên:
  • Hưu trí & lão niên:
Trước 7 tuổi
Từ   7 – 9 tuổi
Từ   9 – 12 tuổi
Từ 12 – 14 tuổi
Từ 14 – 18 tuổi
Từ 18 – 25 tuổi
Từ 25 – 45 tuổi
Từ 45 – 60 tuổi
Trên 60 tuổi
 
B. NỘI DUNG TRỢ GIÚP ĐỨC TIN CHO CÁC ĐỘ TUỔI [2]
 
  1. Tuổi tiểu ấu:  Giáo lý cơ hội (trước 7 tuổi)
 
a) Đặc điểm tâm lý
 
  • Môi trường: Tương quan với gia đình, bố mẹ, ông bà, anh chị em đóng vai trò quan trọng nhất trong việc phát triển nhân cách của bé.
 
  • Đặc điểm tâm lý: Bé cần được tình yêu, sự an toàn từ mái ấm gia đình; nhờ đó đạt đến tin tưởng. Sự tin tưởng này là hành trang cần thiết để trẻ vững tin mở ra với môi trường bên ngoài: trường học, bạn bè, xóm làng, và với các mối tương giao xã hội ngày càng rộng mở.
 
  • Đặc điểm nhận thức: Nhận thức và phán đoán của trẻ còn rất non nớt, chủ yếu dựa vào tưởng tượng, trực giác và trực quan. Trẻ dễ tin, dễ nghe theo lời chỉ bảo của người lớn. Vì thế, sự chỉ dạy của bố mẹ đối với tuổi tiểu ấu không gặp những kháng cự nổi cộm như khi trẻ lớn hơn.
  1. Đường hướng giáo dục đức tin
 
  • Nhu cầu đức tin: Ngay từ khi lên 2, 3 tuổi, bé cần có cảm thức về sự hiện diện yêu thương của Thiên Chúa Cha, Chúa Giêsu, Đức Maria đối bé và với mọi người. Sẽ là một thiếu sót nặng nề khi người lớn chỉ đưa vào tâm trí non nớt của bé những hình ảnh “ông kẹ, mẹ mìn” để dọa nạt, mà lại không giúp bé làm quen với khuôn mặt yêu thương chăm sóc của Chúa Cha, Chúa Giêsu, Mẹ Maria.
 
  • Nội dung huấn giáo:
 
  • Khám phá sự hiện diện của Thiên Chúa yêu thương trong cuộc sống: Chúa yêu em qua công trình sáng tạo; Người dựng nên mọi sự cho em hưởng dùng; Người ban cho em những người thân yêu là ông bà, cha mẹ, anh chị em; Người ban cho em nhiều ơn lành trong mỗi ngày sống.
 
  • Từ 3 tuổi, nên tập cho bé có thái độ nghiêm trang khi đọc kinh hay khi ở trong nhà thờ, vì những nơi đó có sự hiện diện của Chúa. Từ 4 tuổi, bé nên thuộc các kinh căn bản và tham gia đọc kinh sớm tối với gia đình.
 
  • Sớm tập cho bé sống các nhân đức kitô-giáo như: công bằng, bác ái, yêu thương, biết san sẻ.
 
  • Phương thức huấn giáo:
 
  • Bố mẹ là những nhà giáo dục đức tin đầu đời của bé, do vậy phải sống gương mẫu để xây dựng nền tảng đức tin cho bé bằng chính đời sống đạo đức (công bằng, bác ái, tha thứ) và những tâm tình tôn giáo của mình.
 
  • Giáo lý cơ hội: Ở tuổi này, chưa thể ép bé vào một khung giáo lý bài bản. Ngược lại, có thể tranh thủ mọi hoàn cảnh để dìu bé vào bầu khí tôn giáo như: đọc kinh trước khi ăn, ngủ, uống thuốc; đến trước bàn thờ chào Chúa và Mẹ khi rời nhà hay trở về nhà. Khi gia đình gặp những biến cố quan trọng như tang chế, cưới xin, bệnh hoạn…, chính thái độ tôn giáo của bố mẹ trong những lúc ấy sẽ hun đúc tâm tình tôn giáo của trẻ. Ngoài ra, trẻ ở tuổi này hay “hỏi vặt” về mọi phương diện. Có những lúc trẻ sẽ thắc mắc về sống chết, thiên đàng hỏa ngục… Đó là những “cơ hội” tốt để cha mẹ khai tâm đức tin cho bé và dạy cho bé các tâm tình tôn giáo sơ đẳng.
 
  1. Tuổi trung ấu: Khai tâm và rước lễ vỡ lòng (7 đến 9 tuổi)  
 
a)  Đặc điểm tâm lý
 
  • Môi trường: Tuổi trung ấu mở ra với những tương quan rộng hơn: bạn ở trường, ở khu xóm. Bên cạnh đó, trẻ chú tâm nhiều cho việc khám phá thiên nhiên, cây cỏ, thú vật.
 
  • Đặc điểm tâm lý: Đây là tuổi tĩnh lặng, hiền hòa. Với người lớn, trẻ dễ thương, dễ bảo. Với bạn bè, trẻ cần bạn, nhưng phải cạnh tranh với bạn để khẳng định mình.
 
  • Đặc điểm nhận thức: Có những suy nghĩ hướng nội; thích xây dựng cho mình một thế giới riêng: trai hay thu mình vào thế giới đồ chơi hoạt động; gái thì tạo cho mình một thế giới tương quan riêng (búp bê, nội trợ...) Tuy đã biết nhận xét, suy luận, giải thích các sự việc, nhưng tư duy của trẻ hãy còn lệ thuộc vào điều kiện cụ thể; thiên về trực giác, trực quan, tưởng tượng. Vì vậy trí tưởng tượng của trẻ rất phong phú và thích các chuyện cổ tích, thần tiên.
 
b)  Đường hướng giáo dục đức tin
 
  • Nhu cầu đức tin: Tuổi trung ấu bắt đầu có những tâm tình tôn giáo, và biết phân biệt lành dữ, do vậy đây là lúc cần khai mở đời sống nội tâm (khai tâm), cũng như đào luyện lương tâm chuẩn bị trẻ hướng đến bí tích hòa giải và Rước lễ lần đầu (thường vào hè lớp 4, sau hai năm khai tâm).
 
  • Nội dung huấn giáo: Khai tâm và xưng tội lần đầu
 
  • Giáo lý khai tâm: Dạy cho trẻ về ơn cứu độ nơi Chúa Cha và Chúa Giêsu: Thiên Chúa Cha tỏ mình cho chúng ta trong Chúa Giêsu; Chúa Giêsu là Đấng dẫn đưa chúng ta đến cùng Thiên Chúa Cha và cho chúng ta thông hiệp vào sự sống của Thiên Chúa; chính trong Giáo hội, chúng ta gặp gỡ được Chúa Giêsu.
 
      Bên cạnh đó, cần đào luyện cho trẻ một số thái độ tôn giáo căn bản:
 
  •  Tập ở lặng, suy nghĩ và cầu nguyện. Học ba nhân
    đức đối thần Tin, Cậy, Mến; 
 
  •  Tập chiêm ngưỡng ơn tạo dựng nơi vẻ đẹp của vạn  
    vật để cảm tạ và ngợi khen Thiên Chúa.
 
  •  Làm bạn với Chúa Giêsu thiếu nhi, chia sẻ với Ngài  
    những tâm tình vui buồn và sống thân thiết với Ngài.
 
  • Giáo lý xưng tội: Tập lắng nghe tiếng Chúa nói trong lương tâm và sống theo tiếng lương tâm (chu toàn bổn phận, sống công bằng, yêu thương, chia sẻ) và khao khát rước Chúa lần đầu. Nếu được, nên tách biệt nghi thức xưng tội lần đầu với rước lễ lần đầu để ghi dấu ấn sâu đậm nơi trẻ về ý nghĩa của hai thực hành đức tin ấy.
 
  • Phương thức huấn giáo:
 
  • Trước 7 tuổi, huấn giáo chỉ mang tính cơ hội do bố mẹ đảm trách. Nay tuổi trung ấu cần có chương trình giáo lý chính quy, bài bản, tiệm tiến, được tổ chức quy củ trong khuôn khổ sinh hoạt của giáo xứ.
 
  • Cách thức: Vì tuổi này chưa tập trung trí óc được lâu giờ, nên giáo lý viên cần sử dụng hình thức chuyện kể (đặc biệt về giáng sinh, Thương khó); xen kẽ học tập với các hoạt động hỗ trợ (tô màu, kể chuyện, đóng kịch, hát, trò chơi…)  Cũng vậy, việc huấn luyện lương tâm phải cụ thể thông qua các thực hành như chu toàn bổn phận; giúp đỡ bố mẹ; chia sẻ cho người nghèo…, bởi lẽ tuổi trung ấu chưa hiểu được những khái niệm trừu tượng.
 
  • Bầu khí lớp học: Xây dựng bầu khí lớp thành một cộng đồng tập sống hòa đồng, yêu thương, cộng tác, chia sẻ.
 
  1. Tuổi đại ấu:  Giáo lý Thêm sức (9 đến 12 tuổi)
 
a)  Đặc điểm tâm lý
 
  • Môi trường: Tuổi đại ấu bị lôi cuốn khám phá thế giới tự nhiên mạnh hơn tuổi trung ấu, vì đây là tuổi tìm tòi và thử nghiệm. Bên cạnh đó, tuổi này cũng nhậy bén hơn với tương quan xã hội như: rất nhậy cảm với hồi ứng của bạn về mình; biết lắng nghe sự phê bình đánh giá của người khác: thích được nhìn nhận là con ngoan, trò giỏi.
 
  • Đặc điểm tâm lý
 
  • Tuổi đại ấu rất lệ thuộc vào nhóm bạn đồng trang lứa; sợ bị nhóm khai trừ. Có sự ganh đua mạnh mẽ trong nhóm để phân chia thứ hạng: ai giỏi hơn, ai khỏe hơn, ai khéo léo hơn, ai sở hữu nhiều hơn sẽ có được chỗ đứng cao hơn trong nhóm. Từ đó, trẻ cố ganh đua để đuổi kịp nhóm và tuân thủ chặt chẽ quy ước của nhóm để được nhóm đón nhận.
 
  • Tâm cảm của tuổi đại ấu ổn định hơn, giỏi chịu đựng hơn: trẻ ít khóc và cũng cứng đầu hơn.
 
  • Đặc điểm nhận thức
 
  • Tuổi đại ấu bị lôi cuốn bởi thế giới bên ngoài, thiên về hoạt động và khám phá hơn suy nghĩ nội tâm. Vì vậy nhận thức của trẻ cũng đến qua con đường hoạt động.
 
  • Có khả năng học thuộc lòng cao. Có sức cố gắng và tập trung cao hơn ở lớp hay khi làm một công việc.
 
  • Có óc thực tiễn, thích phiêu lưu, hoạt động, thực nghiệm. Chú trọng đến hành động của các nhân vật hơn là tình cảm của họ. Không còn chuộng chuyện thần tiên.
 
b)  Đường hướng giáo dục đức tin
 
  • Nhu cầu đức tin: Cần tiếp tục đổ nền móng đức tin cho trẻ, qua việc học biết lịch sử cứu độ và đào sâu đời sống bí tích. Tiếp tục việc đào luyện lương tâm; giúp tham dự vào đời sống phụng vụ cách ý thức và tích cực hơn.
 
  • Nội dung huấn giáo: Lịch sử cứu độ và giáo lý thêm sức.
 
  • Học biết lịch sử cứu độ trong Cựu ước: Các câu chuyện sáng tạo, sa ngã trong Sách Sáng Thế; các câu chuyện về xuất hành, về thời lưu đầy và các ngôn sứ loan báo Đấng Cứu Thế… đều có sức thu hút đặc biệt với trẻ ở tuổi này.
 
  • Huấn luyện luân lý: Đây là tuổi rất trọng luật, cần tận dụng để khắc sâu nơi trẻ việc giữ Luật Chúa. Tuy thế, cũng nên giúp trẻ hiểu rằng cốt lõi của việc giữ Luật là lòng mến Chúa và yêu tha nhân.
 
  • Dẫn vào đời sống phụng vụ: Học biết ý nghĩa các mùa phụng vụ, các cử hành phụng vụ căn bản (thánh Lễ, các bí tích), ý nghĩa của các nghi thức để từ nay trẻ tham dự các lễ nghi phụng vụ một cách ý thức và tích cực hơn.
 
  • Giáo lý Thêm sức: Học biết về vai trò của Thánh Thần đối với đời sống các tín hữu và tập cầu nguyện với Người. Dọn lòng khao khát đón nhận Bí tích Thêm sức.
 
  • Phương thức huấn giáo
 
  • Cách thức: Tiếp tục kết hợp học tập đi đôi với những sinh hoạt hỗ trợ tại lớp. Tận dụng những công thức thuộc lòng giúp ghi nhớ kiến thức hay các thực hành ở cuối mỗi bài. Có thể lúc này trẻ chưa hiểu ý nghĩa của các điều ghi nhớ ấy, nhưng về sau khi nghiệm lại, sẽ giúp ích cho đời sống đức tin của cá nhân rất nhiều.
  • Bầu khí lớp học: Tuy đã lớn hơn và có sức chịu đựng cao hơn, tuổi đại ấu vẫn còn rất cần được giáo lý viên quan tâm, yêu thương, chú ý riêng. Trong tương quan với bạn, trẻ rất cần có được hòa hợp; vì thế cần tạo điều kiện cho mọi trẻ hội nhập vào bầu khí chung của lớp; không để trẻ nào bị lớp “tẩy chay”; dạy cho trẻ biết rằng loại trừ người khác là đi ngược với giới răn yêu thương.
 
  1. Tuổi tiền thiếu niên: Giáo lý Bao đồng (12 đến 14 tuổi)
 
a)  Đặc điểm tâm lý
 
  • Môi trường: Thiếu niên bắt đầu vuột khỏi gia đình và mở ra hơn với môi trường bên ngoài và bè bạn.
 
  • Đặc điểm tâm lý:
 
  • Thiếu niên tập tành làm người lớn; đòi tự lập nhưng chưa đủ sức tự quản. Chưa kiên định trong các lập trường và quyết định của cá nhân; dễ thay đổi.
 
  • Tính khí và tâm cảm của em chưa ổn định: rất quy kỷ; dễ bị các đam mê áp đảo (như thời trang, âm nhạc); tra vấn lại giá trị của quyền bính và các luật lệ ràng buộc.
 
  • Học theo các thần tượng cách thiếu nhận định; chưa chín chắn trong việc chọn lựa khuôn mẫu nhân cách đúng đắn. Vì vậy hãy còn cần được hướng dẫn, bảo ban.
 
  • Đặc điểm nhận thức: Có tư duy trừu tượng nhưng chưa gắn với thực tiễn; thiếu uyển chuyển trong các phán đoán.
 
b)  Đường hướng giáo dục đức tin
 
  • Nhu cầu đức tin: Cần giúp em chấn chỉnh cái nhìn tôn giáo vụ lợi, vì tuổi này muốn Thiên Chúa phải thỏa mãn tất cả những gì trẻ muốn như thường yêu sách với cha mẹ. Cần đào sâu thêm niềm tin cá nhân; tìm thấy nơi Chúa Giêsu và các thánh khuôn mẫu nhân cách cho bản thân.
  • Nội dung huấn giáo
 
  • Thanh luyện hình ảnh quy kỷ về Thiên Chúa. Phóng chiếu từ thói quen yêu sách với bố mẹ, ttrẻ tiền thiếu niên cũng có cái nhìn tôn giáo rất quy kỷ, vụ lợi và yêu sách với Chúa. Vì vậy em thường trách Chúa không làm theo ý mình. Do vậy cần tập cho thiếu niên một thái độ tôn giáo đúng đắn hơn, đó là con người phải tôn thờ và tìm kiếm ý Chúa chứ không được đòi hỏi Chúa theo ý mình.
 
  • Hun đúc một lý tưởng ngay lành và đạo đức cho tương lai. Tập cho trẻ sử dụng tự do của mình cách đúng đắn và trưởng thành, bằng cách thực hành Lời Chúa và noi gương các thánh.
 
  • Giáo lý bao đồng. “Bao” có nghĩa là hoàn tất; “đồng” có nghĩa là tuổi thơ. Do vậy giáo lý bao đồng là chặng cuối của huấn giáo tuổi thơ, nhằm chuẩn bị cho trẻ xây dựng một nhân cách tôn giáo cá vị để bước vào đời sống đức tin trưởng thành.
 
     Cần nhớ rằng, Rước lễ bao đồng không là một bí tích, nhưng chỉ là nghi thức đánh dấu sự chuyển tiếp từ chặng đức tin trẻ em qua giai đoạn sống đức tin cách cá vị với lời tuyên hứa: kể từ nay, tôi sẽ tự trách nhiệm về đời sống đạo của mình và sống chứng tá cho Chúa Kitô trong đời sống của cá nhân. Để chuẩn bị cho trẻ tuyên xưng đức tin cá vị, giáo lý bao đồng nhằm củng cố cho trẻ những kiến thức giáo lý và nền tảng đạo đức cần thiết để tập tự quản và trách nhiệm về niềm tin của mình. Có thể nói, nghi thức rước lễ bao đồng không chỉ là “chiến thuật giữ chân trẻ” nhằm kéo dài thời gian thụ huấn giáo lý sau Thêm sức, nhưng còn là nghi thức rất ý nghĩa qua đó trẻ tuyên xưng niềm tin cá vị trước cộng đoàn.
 
  • Nội dung giáo lý. Làm quen với các Tin Mừng; khám phá nơi lời dạy của Chúa Giêsu và đời sống các thánh những ánh sáng soi dẫn đời sống cá nhân. Tập nhìn đời sống theo cái nhìn đức tin và cổ võ tham gia tích cực đời sống phụng vụ, vì từ tuổi này, trẻ có xu hướng xa lánh dần các sinh hoạt đạo nghĩa.
 
  • Phương thức huấn giáo: Vì trẻ đã có lý trí phê bình, giáo lý phải mạch lạc, chính xác, lôgích. Giáo lý viên cần gương mẫu mới thuyết phục được trẻ. Ngoài tình yêu thương, cần biết tôn trọng và đối thoại với tuổi tiền thiếu niên đang trong tiến trình tự khẳng định và xây dựng nhân cách.
 
  1. Tuổi thiếu niên:  Tạo lập đức tin cá vị (14 đến 18 tuổi)
 
a)  Đặc điểm tâm lý
 
  • Môi trường: Thiếu niên đồng thời bị cuốn hút mạnh mẽ bởi thế giới bên ngoài, vừa bị chi phối những xao động nội tâm trong bước đường tìm kiếm và xây dựng cho mình một căn tính riêng. Do vậy, trẻ vừa hướng nội, vừa rất hướng ngoại.
 
  • Đặc điểm tâm lý: Tuổi xây dựng căn tính riêng
 
  • Về tâm lý, thách đố của chặng thiếu niên là xây dựng một nhân cách lành mạnh (tuổi 14-16) và một tương lai đúng đắn (17-18). Trẻ mất nhiều năm để quan sát, thử nghiệm và lưỡng lự trước những khuôn mẫu nhân cách khác nhau trước khi đi đến lựa chọn một nhân cách cố định.
 
  • Trước những biến đổi cơ thể và tính dục ở tuổi thiếu niên, trẻ không khỏi hoang mang và cần thời gian để làm quen với những thay đổi; từng bước chấp nhận ngoại hình của mình và tập làm chủ những xung động tính dục.
 
  • Về tâm cảm, vì là tuổi chuyển tiếp, chưa vững chãi, nên một mặt thiếu niên rất dễ tổn thương; mặt khác trẻ rất tự tín, chủ quan, luôn tự khẳng định ý kiến cá nhân, ít lắng nghe, chống đối, ngang tàng. Các lập trường của em thường cực đoan, nhưng lại dễ tự ý thay đổi.
      Trong tiến trình tìm kiếm chính mình và tự thuần hóa bản thân, thiếu niên thật sự cần sự thông cảm và nâng đỡ của người lớn. Hoa trái ở cuối chặng thiếu niên là định hình được cho mình một nhân cách lành mạnh, một hướng sống rõ nét (tu trì hay sống đời giáo dân), xây dựng được một lịch trình thực tiễn cho tương lai, phù hợp với khả năng và hoàn cảnh của mình.
 
  • Đặc điểm nhận thức: Tư duy trừu tượng ngày một sắc sảo hơn nhờ vào các môn học trừu tượng ở Trung học. Trẻ nhận ra trí tuệ sẽ điều khiển mọi sự. Tuy nhiên, trong thực hành, phán đoán của em còn chủ quan, quy kỷ và bị chi phối bởi những đam mê và cảm tính.
 
b)  Đường hướng huấn giáo: Định hình nhân cách tôn giáo
 
  • Nhu cầu đức tin: Bên cạnh việc vun xới nhân cách nhân bản, không thể thiếu sự đào luyện một nhân cách tôn giáo. Nếu các phương diện khác của đời sống nơi em tăng trưởng (cơ thể, trí tuệ, nhận thức, kinh nghiệm sống, tương giao xã hội…) mà đức tin lại “dậm chân tại chỗ” ở mức độ ấu trĩ, thì sự chênh lệch ấy sẽ dần dần bóp chết đức tin.
 
  • Nội dung huấn giáo: Hướng đến đức tin cá vị.
 
  • Cần một đức tin trưởng thành soi dẫn cuộc sống. Khi còn bé, trẻ thụ nhận đức tin từ cha mẹ; giữ đạo theo nếp của gia đình. Khi lớn lên, trẻ cần có một đức tin cá vị: tức phải có một cảm thức về một Thiên Chúa an bài yêu thương, xác tín về đời sau, về phần rỗi, về ý nghĩa cuộc đời và việc sống các nhân đức kitô-giáo. Để đạt được điều ấy, cần hai hoạt động huấn giáo sau:
 
  • Dạy cầu nguyện để đào sâu tương quan với Thiên Chúa: Chúa Cha, Chúa Giêsu, Chúa Thánh Thần; tập cầu nguyện với Đức Maria, các thánh, thánh bổn mạng…
 
  • Gia tăng kiến thức tôn giáo về lịch sử Giáo hội, về tín lý, về luân lý (các cám dỗ riêng của giới trẻ), về “tứ chung” (chết, phát xét, thiên đàng, hỏa ngục); giúp thực hành sống đạo, nhất là trong luân lý và sống chứng tá giữa đời.
 
  • Phương thức huấn giáo.
 
  • Tổ chức các nhóm giáo lý quy tụ các bạn đồng trang lứa. Ở đó, ngoài huấn giáo, thiếu niên tìm được tình bạn lành mạnh và sự hỗ trợ tham gia các sinh hoạt tôn giáo.
 
     Trong giảng dạy, cần tôn trọng, lắng nghe, đối thoại với các em; thuyết phục các em cả bằng kiến thức, bản lĩnh và đời sống đạo đức. Vì vậy người hướng dẫn cần trổi vượt về đời sống thiêng liêng; được trang bị các kiến thức giáo lý, Kinh Thánh, tâm lý vững vàng; có thái độ dấn thân và hòa đồng với nhóm. Thông thường, nên chọn các giáo lý viên thâm niên hoặc tu sĩ để đồng hành với độ tuổi này.
 
  • Hình thức: Kết hợp dạy lý thuyết với trao đổi, thảo luận về các thực hành sống đạo như: tự trách nhiệm trong việc sống đạo cá nhân, trong học tập, trong đời sống trong gia đình, giáo xứ, xã hội. 
 
  1. Tuổi thanh niên:  Giáo lý vào đời (18 đến 25 tuổi)
 
a)  Đặc điểm tâm lý
 
  • Môi trường: Tuổi vào đờilập thân phải cạnh tranh gay gắt với đời để tạo lập cho mình một mảnh đất sống. Đôi lúc vì nhu cầu mưu sinh, người trẻ phải hy sinh cả ước mơ để đi theo một hướng hoàn toàn khác (chẳng hạn muốn tu mà không thành; ra trường một ngành, nhưng phải đổi nghề kém hơn…) Cũng vậy, hệ thống giá trị ở đời, những cám dỗ của một lối sống dễ dãi, hưởng thụ, thu tích bất chính luôn thách đố việc sống đạo của thanh niên. Họ phải rất bản lĩnh để trung tín với đức tin và sống đạo.
  • Thách đố tâm lý: Lập thân thành công là có được một nghề vững chắc và tìm được công ăn việc làm ổn định; sống tự lập; tạo lập cơ ngơi; đạt được mục tiêu tương lai là xây dựng gia đình hay được nhận vào đời sống tu trì. Công việc lập thân này rất khắc nghiệt, vì vậy một mặt người trẻ phải bản lĩnh, tự chủ, khôn khéo, giàu nghị lực; mặt khác, yếu tố may mắn cũng giữ vai trò không kém quan trọng.
 
  • Đặc điểm nhận thức: Tuy đã trưởng thành về trí hiểu, thanh niên còn cần thêm kinh nghiệm để chững chạc hơn trong những phán đoán, vững vàng trước những cám dỗ và cạm bẫy của cuộc sống, và đạt đến sự khôn ngoan. Những vấp ngã trong đời khó có thể tránh; nhưng điều quan trọng là biết đứng dậy và rút kinh nghiệm sau mỗi lần vấp ngã.
 
b)  Đường hướng đồng hành đức tin 
 
  • Nhu cầu đức tin: Ở lứa tuổi lập thân rất bận bịu - học đại học, làm việc công sở, khu chế xuất - người trẻ dễ buông việc sống đạo và các giá trị đạo đức; nếu tình trạng bỏ bê kéo dài, họ có thể mất đức tin. Sau đây là các thách đố đối với đức tin và việc trung tín sống đạo:
 
  • Sự cô đơn và cuộc sống vô danh - không ai biết mình là ai trong môi trường xa nhà - khiến các bạn dễ chiều theo những rủ rê làm điều xấu vì không còn sợ áp lực của gia đình, xóm làng, xứ đạo như trước đây.
 
  • Trong bối cảnh tự do mới, nếu bạn trẻ không có ý chí và đức tin cá vị, thì rất dễ sao lãng việc giữ đạo và thực hành các nhân đức kitô-giáo (đức ái, đức công bằng, đức khiết tịnh…) để học theo cách sống buông thả của người đời.
 
  • Sự chênh lệch giữa trình độ học vấn, kinh nghiệm sống, so với vốn giáo lý ít ỏi của cá nhân, khiến cho bạn trẻ dễ nghi vấn đức tin và để niềm tin của mình bị kiến thức ngoài đời đè bẹp.
     Vì vậy, tuy đã bước vào tuổi trưởng thành, người trẻ vẫn tiếp tục cần được được huấn giáo và đồng hành đức tin, để niềm tin cá vị thêm mạnh mẽ và sáng suốt hơn.
 
  • Nội dung đồng hành đức tin:  Giáo lý vào đời
 
  • Nâng cấp hiểu biết về giáo lý, tín lý, Kinh thánh, luân lý ngang tầm với kiến thức văn hóa và kinh nghiệm sống.
 
  • Học hỏi về các bổn phận sống đạo giữa đời của người kitô-hữu như: tìm hiểu về các bậc sống trong Giáo hội; về các đòi hỏi đức tin và luân lý kitô-giáo; về giáo lý hôn nhân và nghĩa vụ đời sống gia đình kitô-giáo.
 
  • Hội thảo những vấn đề cụ thể của cuộc sống như: tình yêu và hôn nhân; giá trị của của cải vật chất; công bằng xã hội; đức tin và khoa học; vấn đề sự dữ trong thế giới.
 
  • Phương thức đồng hành: Tổ chức các nhóm thanh niên; sinh viên; công nhân; chia sẻ Lời Chúa; thánh lễ giới trẻ; tĩnh tâm thanh niên vào những dịp lễ; các buổi hội thảo chuyên đề; tư vấn cá nhân. Ngoài việc trau giồi giáo lý, các nhóm sinh hoạt đức tin còn mang đến sự nâng đỡ của tình bạn và sự tương trợ trong cuộc sống.
 
  1. Tuổi tráng niên:  Giáo lý sống đạo (25 đến 45 tuổi)
 
a)  Đặc điểm tâm lý
 
  • Môi trường: Phải thi hành các bổn phận đối với gia đình, chức nghiệp, xã hội, tôn giáo.
 
  • Đặc điểm tâm lý: Tuổi tráng niên được tính từ khi cá nhân hoàn tất xong việc lập thân và đã đi vào ổn định đời sống. Đây là giai đoạn sung mãn nhất và ít thách đố hơn các chặng khác, vì cá nhân đã có được những nền tảng căn bản cho cuộc sống. Họ chỉ cần tiếp tục những gì đã khởi sự một cách bền bỉ, cần mẫn và trách nhiệm.
       Nói như vậy, không có nghĩa là tuổi tráng niên hoàn toàn làm chủ được cuộc sống của mình, bởi lẽ những rủi ro hiện sinh luôn là mối đe dọa đối với mọi hoàn cảnh (sức khỏe, tai nạn, rủi ro...) Vì thế, cá nhân vẫn phải sống nhờ đức tin và đức trông cậy vào sự che chở của Chúa.
 
       Mặt khác, khi đời sống đã đạt được sự ổn định, tuổi tráng niên dễ bị cám dỗ thôi cố gắng, tranh thủ hưởng nhàn, quy kỷ, tự thưởng cho mình sau những năm dài phấn đấu, có khi bằng những thú vui bất chính như rượu chè, bài bạc, thú tiêu khiển xa xỉ, ngoại tình…
 
  • Đặc điểm nhận thức: Kinh nghiệm sự giằng co giữa một bên là khuynh chiều quy kỷ, hưởng nhàn, sống vội, tranh thủ tuổi thanh xuân còn lại; còn bên kia là những đòi buộc của lương tâm phải sống trách nhiệm, cống hiến cho gia đình, xã hội, Giáo hội.
 
b)  Đường hướng đồng hành đức tin
 
  • Nhu cầu đức tin: Cần tiếp tục trau giồi một đức tin vững mạnh; một lương tâm trong sáng; một cuộc sống nề nếp, gương mẫu cho con cái, tận tụy, xả thân phục vụ theo tinh thần Phúc Âm.
 
  • Nội dung đồng hành đức tin:  Giáo lý sống đạo
 
  • Nhấn mạnh đến tinh thần trách nhiệm và chu toàn các bổn phận theo bậc sống của cá nhân. Sống hướng tha, bác ái, biết chia sẻ với người nghèo khổ, thiếu thốn.
 
  • Giúp ý thức về các bổn phận tôn giáo: sống chứng tá cho Chúa, góp phần mở mang Nước Trời trong bối cảnh gia đình và xã hội của bản thân.
 
  • Phương thức đồng hành: Tổ chức các nhóm cầu nguyện; các nhóm sống đạo; các nhóm theo giới như: gia trưởng, hiền mẫu, gia đình trẻ… để nâng đỡ nhau sống đạo.
    1. Tuổi trung niên:  Vượt khủng hoảng (45 đến 60 tuổi)
 
a)  Đặc điểm tâm lý
 
  • Môi trường: Ngay ở đỉnh cao của thành đạt về công danh, gia đình, xã hội…, tuổi trung niên lại bắt đầu đi xuống về sức khỏe, nghị lực, khả năng ứng phó với hoàn cảnh bên ngoài. Sự ra đi của những người thân lớn hơn hay cùng tuổi càng gây nên cho họ những xao xuyến lo âu. Bên cạnh đó, cuộc sống thường ngày của tuổi trung niên cũng rỗi rảnh hơn vì con cái đã lớn và ra riêng, nhưng đồng thời cũng tạo nên sự trống vắng và buồn tẻ trong gia đình.
 
  • Đặc điểm tâm lý: Cảm thấy mệt mỏi thể lý (do mãn kinh ở nữ và những dấu hiệu mệt mỏi tương tự nơi nam giới); sự trống vắng tâm lý; cảm giác nhàm chán với cuộc sống, với những gì trước đây từng đem đến những hứng khởi. Đây là một cuộc khủng hoảng về ý nghĩa: cá nhân bắt đầu ngờ vực giá trị của những năm tháng hy sinh đã qua; lo sợ về sự tụt dốc đang xảy ra trước mắt; khát khao tìm kiếm một sự quân bình mới cho chặng còn lại của cuộc sống.
 
  • Đặc điểm nhận thức: Tuổi trung niên có nhu cầu tinh thần và tâm linh mạnh mẽ hơn:
 
  • Họ cần tìm một điểm tựa mới cho cuôc đời, vượt trên sự nghiệp đã có được: cơ ngơi, gia đình, sự thành đạt;
 
  • cần tạo lập một sự quân bình mới cho đời sống: chấp nhận tuổi tác; xây dựng một nhịp sống mới cho quãng đời còn lại: chú ý hơn đến các hoạt động tinh thần, từ thiện, tâm linh để có được bình an thanh tĩnh trong tâm hồn.
 
b)  Đường hướng đồng hành đức tin
 
  • Nhu cầu đức tin: Để vượt qua cuộc khủng hoảng giữa đời, tuổi trung niên cần một đức tin sáng suốt và thấm nhuần hy vọng; thấu suốt ý nghĩa của chặng đời đã qua và có sức mạnh đảm nhận tương lai phía trước.
 
  • Nội dung đồng hành đức tin: Học hỏi Lời Chúa và gia tăng đời sống cầu nguyện là phương cách tốt nhất giúp tìm thấy ý nghĩa cuộc đời nơi Thiên Chúa, và có được cái nhìn siêu thoát, lạc quan, bình an và trông cậy.
 
      Bên cạnh niềm tin tôn giáo, họ cũng cần có những hoạt động thư giãn về tinh thần như: thú điền viên, đan thêu, ghi danh học những môn học ưa thích mà trước đây không có thời gian theo học. Cũng vậy, các hoạt động từ thiện giúp đỡ người nghèo, thiếu thốn, bệnh tật, neo đơn cũng giúp họ thấy rõ hơn hạnh phúc mình đang có; đồng thời cảm thấy đời mình ý nghĩa hơn khi biết sống phục vụ và chia sẻ cho người khác.
 
  • Phương thức đồng hành: Tham gia nhóm sống đạo trong khu xóm hoặc các hội đoàn trong xứ như: nhóm cầu nguyện, chia sẻ lời Chúa; nhóm kinh liên gia; Đạo binh Đức Mẹ; nhóm thăm viếng người đau bệnh. Các hoạt động công ích như lau dọn Nhà thờ, tham gia nhóm thể dục dưỡng sinh cũng đem đến nhiều ích lợi cho sức khỏe thể lý và tinh thần. Ngoài ra, nên tham dự những cuộc du lịch dã ngoại hay hành hương. Các chuyến đi như thế tạo thêm cơ hội nghỉ ngơi, thưởng lãm, khám phá thế giới bên ngoài và thế giới tâm linh, để bù lại những năm tháng bận rộn với công ăn việc làm trước đây.
 
  1. Tuổi hưu trí & lão niên: Thách đố cuối đời (trên 60 tuổi)
 
a)  Đặc điểm tâm lý
 
  • Môi trường: Càng về già, môi trường xã hội của người cao tuổi càng thu hẹp. Các cụ quay về thế giới nội tâm, sống với những tâm tư, tình cảm của tuổi già; với những nỗi cô đơn, lo sợ hay hối tiếc cần được giãi bày và an ủi.
  • Đặc điểm tâm lý:
 
  • Gánh nặng tuổi tác, bệnh tật, sống “vô dụng” và lệ thuộc vào sự phục vụ của người khác cũng là nguồn khổ tâm cho các cụ.
 
  • Đây cũng là tuổi của sự thật. Lúc này, người cao tuổi đã có đủ dữ kiện để tổng kết lại đời mình. Như đã nói, việc nhìn lại quá khứ có thể đem đến sự mãn nguyện hay hối tiếc về cuộc đời đã qua. Tuy nhiên, dù thành đạt hay thất bại trong cuộc sống, mọi người đều phải đối diện với nỗi lo âu xao xuyến trước việc sẽ từ giã cõi đời này để đi vào thế giới bên kia. 
 
  • Đặc điểm nhận thức đối với cuộc sống
 
  • Các cụ dễ bi quan trước hoàn cảnh sống bị động, bất lực, lệ thuộc hiện tại; không dễ chấp nhận hoàn cảnh của tuổi già và quy luật của tự nhiên: sinh lão bệnh tử.
 
  • Các cụ hoặc quá bám víu, hoặc quá hối tiếc về quá khứ; không tha thứ cho những lỗi lầm đã qua của bản thân. Cần siêu thoát hơn với quá khứ và hòa giải với bản thân.
 
  • Lo âu, xao xuyến trước viễn tượng của cái chết đang đến. Chỉ có niềm tin tôn giáo mới có thể giúp các cụ thanh thản đối diện với cuộc ra đi cuối cùng này.
 
b)  Đường hướng trợ giúp đức tin
 
  • Nhu cầu đức tin: Các cụ cần được nâng đỡ về đức tin; củng cố đức mến và đức trông cậy vào tình thương của Thiên Chúa. Các nhân đức đối thần ấy sẽ giúp các cụ bình an chấp nhận tuổi già và có tâm hồn sẵn sàng về với Chúa.
 
  • Nội dung trợ giúp đức tin:  hòa giải và bình an
 
  • Tổng kết cuộc đời dưới cái nhìn của đức tin và hy vọng: Giúp nhìn lại đời mình để thấy bàn tay yêu thương dẫn dắt của Chúa; luôn sống tâm tình tạ ơn và đón nhận đời mình đã qua với lòng biết ơn Chúa.
 
  • Hòa giải với lương tâm. Tin vào lòng khoan dung của Chúa đối với mọi lầm lỗi trong quá khứ. Sống quãng đời còn lại để chuộc lại lỗi lầm bằng chính những hy sinh, chịu thương chịu khó, cầu nguyện mỗi ngày.
 
  • Tập sống các nhân đức cần thiết cho tuổi già như:
 
  • Kiên tâm chịu đựng, nhất là lúc đau khổ, bị bỏ quên.
 
  • Khoan dung: biết nhìn vào những lầm lỡ của mình trong quá khứ để khoan dung với mọi người.
 
  • Siêu thoát với của cải vật chất.
 
  • Bác ái: ít đòi hỏi, nhưng sẵn sàng giúp đỡ con cháu.
 
  • Cầu nguyện cho Giáo hội, cho truyền giáo, cho mọi người. Đây là việc phục vụ phù hợp nhất với tuổi già.
 
  • Khó nghèo: Chấp nhận cái nghèo nàn, bệnh tật, cô đơn, sự chết như một phần của thân phận con người
 
  • Phó thác: Để tình yêu Chúa dẫn dắt và nghỉ ngơi trong tình yêu của Chúa.
 
  • Phương thức đồng hành:
 
  • Tổ chức cho các cụ còn khỏe và đi lại được tham gia nhóm cầu nguyện, thăm viếng kẻ liệt tại từng khu xóm. Đến thăm nom, an ủi, khuyên nhủ, nâng đỡ tinh thần và cầu nguyện tại gia đối với các cụ phải nằm một chỗ.
 
  • Trở lại với hình thức giáo lý cơ hội, tức chuyện vãn về những đề tài, những thắc mắc, lo âu của riêng từng cụ trong mỗi lần gặp gỡ. Trao đổi về những vấn đề đức tin các cụ hay quan tâm như: mầu nhiệm đau khổ và sự chết; những lo lắng về tội lỗi và phần rỗi; mặc cảm về sự vô dụng của tuổi già… Khi trò chuyện, cần khơi gợi nơi các cụ niềm tin, cái nhìn lạc quan và lòng trông cậy, hầu giúp các cụ tìm lại được sự bình an thanh thản trong tâm hồn.

Kết luận phần III
 
             GIÁO DỤC ĐỨC TIN - MỘT NGHỆ THUẬT
 
      Giáo dục đức tin vừa là một ơn gọi phục vụ, vừa là một chuyên môn, vừa là một nghệ thuật trong đời sống Giáo hội.
 
  • Là một ơn gọi, vì GLV được trao sứ mạng giúp đỡ các linh hồn từ một đại diện của Giáo hội (cụ thể là cha xứ). Để thi hành sứ mạng này, GLV phải có kinh nghiệm về Thiên Chúa, có đời sống cầu nguyện, và chấp nhận dấn thân.
 
  • Là một chuyên môn, vì GLV cần được trang bị những kiến thức giáo lý, Kinh thánh, tín lý, luân lý cần thiết; cũng như phải học biết về sư phạm truyền đạt.
 
  • Là một nghệ thuật, vì cũng như trong nghệ thuật không thể có hai tác phẩm giống nhau được sản xuất đại trà, thì đối tượng phục vụ của huấn giáo là từng cá nhân độc sáng, có ý thức và tự do, có nhân phẩm riêng trước mặt Chúa. Vì thế không thể xử đối với các học viên giáo lý như với một “lô hàng”, nhưng trân trọng nét riêng tư của mỗi người.
 
       Để hỗ trợ cho sứ mạng trợ giúp đức tin xét như là một nghệ thuật, tâm lý học phát triển cung cấp cho GLV những quy chuẩn giúp nhận biết và tôn trọng hơn nét riêng của từng độ tuổi, từng cá nhân và hoàn cảnh của mỗi người. Mỗi học viên phải được đối xử như “khách hàng độc nhất” đáng được hưởng trọn vẹn sự quan tâm, phục vụ theo cách riêng từ phía GLV.
 
       Không thể định giá lương bổng cho nghệ thuật, vì nghệ thuật vượt trên mọi chiết tính hơn thiệt. Cũng vậy, GLV không có lương bổng; nhưng “thù lao” lớn nhất họ nhận được, chính là vẻ đẹp tâm hồn, là sự bình an, sự thăng hoa đức tin của những người qua họ đã gặp gỡ được Thiên Chúa. Ước gì tập giáo trình nhỏ bé này tiếp tục hỗ trợ các GLV đi xa hơn trong tác vụ nghệ thuật của họ: đồng hành đức tin đối với từng cá nhân theo một cách riêng, tùy vào tình trạng của mỗi người.

 


 
 

[1]  Từ “tôn giáo” (religion) có gốc từ động từ latinh “re-ligare”, có
   nghĩa “kết-nối-trở-lại” [hiểu ngầm: với “Đấng tuyệt đối”].
 [2] Phần này được phỏng theo cuốn Sư phạm giáo lý của Lm Nguyễn
   Văn Tuyên, Nxb Tp HCM, 1999, tr. 131-190.
 
 
 
 
 
              
 
 
TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN TÂM LÝ

ĐƯỜNG HƯỚNG GIÁO DỤC ĐỨC TIN
 
 
 
 
 
 
 
Trương Thanh Tùng SJ
 
 
 
 
 
 
 
 
Sử dụng nội bộ
 
 
 
MỤC LỤC
 
              Dẫn nhập
 
Phần ITâm lý con người và Tâm lý học
 
  1. Các thành tố của đời sống con người
 
  1. Định nghĩa bộ môn tâm lý học và tâm lý phát triển
 
  1. Tìm hiểu một số trường phái tâm lý học hiện đại
 
  1. Trường phái phân tâm học
  2. Trường phái tâm lý hành vi
  3. Trường phái tâm lý học hỏi
  4. Trường phái tâm lý nhận thức
  5. Trường phái tâm lý nhân bản và hiện sinh
 
  1. Một số mô hình nhân cách theo tâm lý học
 
  1. Hai mô hình tâm trí và bản ngã theo Phân tâm
  2. Hai mô hình nhân cách theo Tâm lý nhân bản
 
  1. Các yếu tố qui định tâm tính con người
 
  1. Do bẩm sinh hay nuôi dạy
  2. Do tất định hay lựa chọn cá nhân
 
  1. Một số quy luật hoạt động của tâm lý con người
 
      Kết Phần I: Ích lợi của việc học tâm lý
 
Phần IITâm lý lứa tuổi và một số lý thuyết phát triển
 
  1. Các giai đoạn trong cuộc đời
 
  1. Giai đoạn trẻ em  (gồm 3 độ tuổi)
 
  1. Giai đoạn thiếu niên  (gồm 3 độ tuổi)
 
  1. Giai đoạn trưởng thành  (gồm 3 độ tuổi)
 
  1. Giai đoạn về hưu
 
 Phụ chú: Một số ngưỡng khủng hoảng trong đời
  1. Một số lý thuyết về phát triển
 
  1. Tiến trình phát triển tâm lý tính dục (Freud)
 
  1. Tiến trình phát triển tâm lý xã hội (Erikson)
 
  1. Tiến trình phát triển khả năng nhận thức (Piaget)
 
  1. Tiến trình phát triển phán đoán đạo đức (Kohlberg)
 
  1. Chu kỳ tuổi thọ của đời sống gia đình  (Becvars)
 
      Kết Phần II:  Vài lưu ý thực hành về phát triển
 
 
  1. Các cuộc bừng tỉnh trong  đời của bản ngã
  2. Xây dựng sự tự tin & hình ảnh tích cực về mình
  3. Xây dựng nhân cách riêng & khả năng kết thân
  4. Thời điểm quyết định cho phát triển
 
Phần III: Ứng dụng tâm lý phát triển vào trợ giúp đức tin
 
  1. Dẫn nhập
 
  1. Khái niệm đức tin và giáo dục đức tin
 
 
  1. Thích ứng trợ giúp đức tin với các độ tuổi
 
  1. Cách phân chia độ tuổi trong trợ giúp đức tin
 
  1. Nội dung trợ giúp đức tin theo các độ tuổi
 
  1. Tuổi tiểu ấu (trước 7 tuổi)
 
  1. Tuổi trung ấu (7 - 9 tuổi)
 
  1. Tuổi đại ấu (9 - 12 tuổi)
 
  1. Tuổi tiền thiếu (12 - 14 tuổi)
 
  1. Tuổi thiếu niên (14 - 18 tuổi)
 
  1. Tuổi thanh niên (18 - 25 tuổi)
 
  1. Tuổi tráng niên (25 - 45 tuổi)
 
  1. Tuổi trung niên (45 - 60 tuổi)
 
  1. Tuổi hưu trí & lão niên (Trên 60 tuổi)
 
             Kết Phần III:  Giáo dục đức tin - một nghệ thuật
5
 
6
 
6
 
7
 
8
 
8
9
10
11
12
 
13
 
14
18
 
20
 
20
22
 
23
 
24
 
26
 
26
 
26
 
30
 
39
 
39
 
41
43
 
43
 
49
 
51
   
57
 
61
 
62
 
 
62
66
67
68
 
69
 
69
   
69
 
70
 
70
 
71
 
71
 
72
 
74
 
77
 
79
 
81
 
83
 
85
 
86
 
89
TÂM LÝ PHÁT TRIỂN &
 
ĐƯỜNG HƯỚNG GIÁO DỤC ĐỨC TIN
 
       Khác với định kiến của nhiều người cho rằng chỉ có trẻ nhỏ mới cần được giáo dục đức tin, bộ môn tâm lý phát triển cho thấy rằng ở mọi độ tuổi, ai ai cũng có nhu cầu được trợ giúp về mặt tâm linh này.
 
  • Vậy tâm lý phát triển nói gì về đặc điểm và chuyển biến tâm lý của con người qua các độ tuổi?
 
  • Có thể vận dụng tâm lý phát triển thế nào vào việc giáo dục và đồng hành đức tin cho các độ tuổi khác nhau?
 
      Đó là hai chủ đề sẽ được khai triển trong khóa học này, và cũng là hai đề tài bổ ích cho giáo lý viên, là những người được trao sứ mạng trợ giúp tha nhân về mặt đức tin. Thật vậy, những hiểu biết về đặc điểm tâm lý và khả năng nhận thức riêng của các độ tuổi sẽ giúp giáo lý viên ấn định nội dung trợ giúp phù hợp và có được sư phạm truyền đạt tốt nhất cho từng độ tuổi. 
 
      Nhằm đáp ứng phần nào nhu cầu hiểu biết tâm lý và vận dụng vào huấn giáo cho giáo lý viên, giáo trình này sẽ lần lượt khai triển ba nội dung chính sau đây:
 
  1. Tâm lý con người và bộ môn tâm lý học. Phần này giới thiệu sơ lược quan niệm của tâm lý học nói chung về con người; đồng thời nêu lên ích lợi của kiến thức tâm lý đối với các lãnh vực giáo dục, y tế, xã hội, mục vụ, v.v.
 
  1. Tâm lý lứa tuổi hoặc phát triển. Lược qua đặc điểm tâm lý của từng độ tuổi và giới thiệu sơ lược một số lý thuyết phát triển đặc biệt quan trọng cho huấn giáo.
 
  1. Ứng dụng tâm lý phát triển vào trợ giúp đức tin. Dựa vào hai phần trước, đưa ra một số đề xuất về nội dung và cách thức trợ giúp đức tin tương thích với từng độ tuổi.
     Phần ITÂM LÝ CON NGƯỜI VÀ TÂM LÝ HỌC
    
  1. Các thành tố của đời sống con người
 
      Khởi đi từ góc nhìn riêng của mình, mỗi khoa học thường tìm cách phân tích xem đâu là những thành tố cấu thành nên con người. Chẳng hạn, giải phẫu học chia cơ thể con người thành các hệ thần kinh, tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, bài tiết...; triết học Hy lạp cổ đại thì theo quan niệm nhị nguyên cho rằng con người được cấu thành bởi hai nguyên lý “xác và hồn”.
 
       Riêng tâm lý học hiện đại thì theo lối tiếp cận tổng thể, nhìn con người trong toàn bộ, bao gồm 4 thành tố không thể chia cắt là: thể lý, tâm cảm, lý trí & ý chí, tâm linh. Tuy cả 4 yếu tố đều chi phối thái độ, hành vi và lối cư xử của cá nhân, nhưng tác động của yếu tố xúc cảm luôn mạnh mẽ nhất. Chẳng hạn khi giận thì mất khôn; quá đau khổ ta có thể mất đức tin. Mỗi thành tố vừa nói đều có nhu cầu riêng cần được thỏa mãn.
 
  1. Thể lý: nhu cầu sinh tồn cá nhân (ăn, ngủ..)
3
4
1
2
 
2
sinh tồn nòi giống (tính dục).
 
 
 

 
  1. Tâm cảm: nhu cầu yêu và được yêu.
 
 
  1. Lý trí - ý chí: nhu cầu hiếu tri
quyết tâm thực hiện theo ý riêng.
 
 
  1. Tâm linh: vượt lên trên cái tầm thường,
sống hướng thượng - hướng tha.
 
      Để giúp một cá nhân phát triển lành mạnh, cần đáp ứng đúng cách, đúng mứcđồng bộ cả 4 nhu cầu trên của họ. Cũng vậy, khi giải quyết một vấn đề trên một bình diện nào đó, cần xem xét và phối hợp đồng thời các bình diện còn lại. Chẳng hạn, khi tìm nguyên nhân đau bệnh, không chỉ xem xét những xáo trộn về tạng phủ mà cả tâm lý, vì có rất nhiều chứng bệnh tâm thể bắt nguồn từ nguyên nhân tâm lý.
  1. Định nghĩa bộ môn tâm lý và tâm lý phát triển
 
  1. Đối tượng & phương pháp nghiên cứu của môn tâm lý  
 
  • Đối tượng nghiên cứu. Tâm lý học nhằm khảo sát hành vi [bên ngoài] của con người và nghiên cứu những tiến trình tâm t [bên trong] chi phối hành vi ấy.
       
  • Trong tâm lý học, từ “hành vi” chỉ toàn bộ những biểu hiện bên ngoài có thể quan sát được, làm nên tính cách riêng của mỗi cá nhân như: thái độ, cử chỉ, cách hành xử.
 
  • Còn từ “tiến trình tâm trí” ám chỉ những cơ chế xúc cảm, lý trí, ý chí… ở bên trong cá nhân, nhưng lại chi phối hành vi bên ngoài của cá nhân ấy.
 
      Nói cách khác, môn tâm lý nhằm cắt nghĩa những khác biệt về tính cách nơi các cá nhân; nghiên cứu những yếu tố tâm cảm, lý trí bên trongmôi trường bên ngoài chi phối trên hành vi và tính cách; từ đó tìm biện pháp giúp cá nhân xây dựng hành vi mới hoặc thay đổi hành vi cần loại bỏ.
 
  • Phương pháp nghiên cứu. Vì là một bộ môn khoa học, tâm lý học chủ yếu sử dụng các phương pháp quan sátthực nghiệm để giải thích hành vi và xây dựng các lý thuyết. Phương pháp quan sát bao hàm việc nhìn xem, so sánh, nhận định và rút ra những quy luật; còn phương pháp thực nghiệm thì đưa ra những giả thuyết, sau đó dùng những cách thí nghiệm khác nhau để thu thập và phân tích những số liệu từ các thí nghiệm, hầu kiểm chứng tính chân xác của các giả thuyết và xây dựng nên các lý thuyết.
 
      Bên cạnh đó, tâm lý học cũng sử dụng rộng rãi phương pháp nội quan, tức giúp cá nhân “đọc lại” và chia sẻ những chuyển biến nội tâm hiện có hay trong quá khứ của mình. Phương pháp nội quan này có ưu điểm giúp nhà tâm lý thu thập các dữ kiện không thể quan sát hay thực nghiệm được nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu tâm lý hay trị liệu.
b)  Phân ngành tâm lý lứa tuổi phát triển
 
     Tâm lý học ghi nhận rằng mỗi độ tuổi có các đặc điểm tâm-thể-lý, hành vi và cách tương giao rất khác nhau. Từ đó đã xuất hiện hai phân ngành tâm lý lứa tuổi tâm lý phát triển bổ túc lẫn nhau. Hai phân ngành này cùng nghiên cứu các độ tuổi, nhưng dưới hai lăng kính khác nhau.
 
  • Tâm lý lứa tuổi tập trung nghiên cứu đặc điểm tâm thể lý riêng của mỗi độ tuổi (trẻ em, thiếu niên, trưởng thành...);
 
  • Tâm lý phát triển thì chú ý hơn đến sự tiến triển của cá nhân giữa các giai đoạn khác nhau trên các phương diện thể lý, tính dục, xúc cảm, khả năng nhận thức, lối tương giao…
 
      Hai phân ngành này không chỉ giúp hiểu chi tiết các chặng phát triển, nhưng còn đóng góp lớn lao trên bình diện thực hành. Do vậy chúng được vận dụng rất hiệu quả trong giáo dục, trong can thiệp tâm lý và trị liệu để giúp phát triển nhân cách.
 
  1. Tìm hiểu một số trường phái tâm lý hiện đại
 
      Trong tâm lý học hiện đại có nhiều trường phái khác nhau. Mỗi trường phái khởi đi từ một mô hình nhân cách hay một lối quan niệm riêng về con người, để lý giải những động cơ chi phối hành vi và đề xuất biện pháp can thiệp tâm lý giúp cá nhân học mới hoặc thay đổi hành vi. Sau đây là trình bày sơ lược về quan niệm nhân cáchcách trị liệu của năm trường phái căn bản trong tâm lý học hiện đại.
 
  1.   Trường phái Phân tâm học (Psychoanalysis)
 
  • Quan niệm về nhân cách: Không phủ nhận con người có ý thức, có ý chí và tự do, phân tâm học cho rằng hành vi con người còn bị bản năng và vô thức chi phối phần nào như “con vật”. Thế nhưng các cá nhân thường không muốn nhìn vào phần “con vật” của mình, mà còn cấm đoán hoặc đè nén nó vào trong vô thức. Phân tâm học nhận ra rằng chính những đè nén ấy lại là nguồn gây xáo trộn tâm cảm và  nhân cách. Chẳng hạn theo bản năng, ai ai cũng cần được cha mẹ yêu thương. Tôi hận bố mẹ đã xử đối bất công với tôi khi nhỏ; nhưng vì lòng hiếu thảo lại không cho phép tôi có những tình cảm chống lại bố mẹ, tôi đã đè nén nỗi uất ức. Hậu quả là tôi đâm ra cộc cằn với người khác mà không nhận ra mình giận cá chém thớt! 
 
  • Trị liệu: Theo phân tâm, để nhân cách được quân bình và triển nở, cá nhân cần nhận biết và chế ngự những xung động bản năng nơi mình; đồng thời, cá nhân cần được giúp đỡ để nhận diện và giải quyết ổn thỏa những xung khắc nội tâm bị đè nén trong quá khứ.
 
  • Lượng giá: Vì phân tâm học chú tâm mổ xẻ mặt khuất, “mặt trái” và những cảm xúc bị chôn vùi, nên nó còn được gọi tên là tâm lý chiều sâu. Tuy nhiều người tố cáo phân tâm học làm hạ giá nhân phẩm, nhưng không ai có thể phủ nhận rằng, ngoài phần thượng đẳng là riêng của nhân vị (khía cạnh người), con người còn có phần hạ đẳng, tức vô thức và các bản năng ít nhiều như loài vật (khía cạnh con). Hơn thế, phân tâm học đã có công đề ra phương cách trị liệu dôi với phần hạ đẳng để giúp thăng tiến phần thượng đẳng của cá nhân. Đó là đóng góp lớn nhất của phân tâm học trên bình diện thực hành.
 
  1. Trường phái Tâm lý hành vi (Behaviorism)
 
  • Quan niệm về nhân cách: Tâm lý hành vi xem con người như một tập hợp những hành vi mà cá nhân góp nhặt dọc theo lịch sử đời mình. Nói cách khác, họ như một “cỗ máy” được lắp ráp từ những bộ phận rời rạc dưới tác động mạnh mẽ của yếu tố môi trường. Mỗi hành vi của cá nhân là một nếp phản ứng (thói quen) được hun đúc bởi việc lập đi lập lại nhiều lần một kích thích từ môi trường. Định nghĩa nổi tiếng về hành vi của trường phái này là:
      Kích thích (S)  à  Phản ứng (R)   =   Hành vi  (B)
       Stimulus                  Response                  Behavior
 
  • Trị liệu: Từ công thức trên, tâm lý hành vi cho rằng để tập mới hay thay đổi một hành vi, cần tác động trên cá nhân một kích thích mới, được lập đi lập lại, cho đến khi hình thành nên một nếp phản ứng (thói quen) mới. Kích thích mới này thường có dạng thưởng / phạt trực tiếp nhằm củng cố hay loại trừ một hành vi.
 
      Kỹ thuật hun đúc hành vi ấy được đặt nền trên cơ chế phản xạ có điều kiện sau của nhà sinh vật học Nga Pavlov: nếu thêm kích thích mới là “tiếng chuông” đi kèm với việc “cho thấy một miếng thịt” sẽ tập cho chó hành vi mới là “tiết nước bọt” khi “nghe tiếng chuông”. Cũng vậy, trong can thiệp tâm lý, nếu ai làm được việc tốt sẽ được thưởng, thì với thời gian họ sẽ có thêm nhiều đức tính tốt; ngược lại, các hình phạt sẽ khiến cá nhân từ bỏ dần các thói xấu.
 
  • Lượng giá: Hành vi thuyết thường bị phê bình là bỏ quên yếu tố nhận thức. Thế nhưng như đã minh chứng, con người không có ý thức trọn vẹn, mà còn chịu tác động mạnh mẽ của bản năng, vốn hành động mù quáng và máy móc theo nguyên tắc “thích sướng, sợ khổ”. Thế nên, thuyết hành vi không hề hạ giá con người thành “cỗ máy”, nhưng nói lên phần sự thật “mù quáng máy móc” nơi con người. Cũng như trường hợp của phân tâm, giá trị của hành vi thuyết được biện minh bằng đóng góp của nó trong trị liệu, nhất là trong việc uốn nắn hành vi cho trẻ em và người tâm thần, là những người không có ý thức cao. 
 
  1. Trường phái học hỏi xã hội (Social Learning Theories)
 
  • Quan niệm về nhân cách: Trường phái tâm lý học hỏi xã hội bổ túc cho thuyết hành vi khi cho rằng các hành vi không chỉ được hun đúc, củng cố, uốn nắn dưới tác động trực tiếp của những thưởng phạt nơi cá nhân, nhưng còn gián tiếp qua việc cá nhân quan sát và rút kinh nghiệm từ những chế tài và khen chê xã hội đối với cá nhân khác.
 
       Chẳng hạn một người lớn cố sống tốt để không bị người đời chê trách, hay một trẻ thấy anh hư bị bố đánh đòn sẽ không dám phạm lỗi như anh. Như vậy, hành vi sống tốt của hai cá nhân trên không đến từ thưởng  phạt trực tiếp, nhưng do tác động gián tiếp của xã hội. Như vậy, theo thuyết học hỏi xã hội, con người không chỉ phản ứng cách máy móc như “cỗ máy”, nhưng còn chịu áp lực của các chuẩn mực xã hội bên ngoài.
 
  • Trị liệu: Để loại bỏ, tập mới hay uốn nắn hành vi của các cá nhân, cần vận dụng cả những biện pháp gián tiếp như thi đua, khen thưởng, tuyên dương, cảnh cáo trước cộng đồng… Đối với các cá nhân có ý thức, các biện pháp gián tiếp này đôi lúc còn hiệu quả hơn thưởng phạt trực tiếp.
 
  • Lượng giá: Quan niệm nhân cách và lối trị liệu của trường phái học hỏi xã hội là một tiến bộ so với thuyết hành vi, vì nó không chỉ tác động hữu hiệu hơn trên hành vi, mà còn giúp cá nhân xây dựng ý thức cộng đồng và lòng tự trọng. Về điểm này, nó mở đường cho tâm lý học nhận thức.
 
  1. Trường phái tâm lý nhận thức (Cognitive Psychology)
 
  • Quan niệm về nhân cách: Tâm lý nhận thức cho rằng, chính ý thức của cá nhân soi sáng và quyết định hành vi của họ. Các hành vi không đơn thuần là “phản ứng” lại kích thích của môi trường; nhưng chính yếu tùy thuộc vào cách thức cá nhân tri giác sự kiện, kinh nghiệm, nhận thức và phán đoán trên sự kiện. Vì vậy, đứng trước cùng một hoàn cảnh, mỗi cá nhân giải quyết vấn đề theo một cách riêng. Chẳng hạn, khi đối diện một nguy hiểm, có cá nhân thì rơi vào hoảng loạn, có cá nhân lại rất điềm tĩnh.
      Từ quan điểm trên, tâm lý nhận thức thêm vào công thức của tâm lý hành vi một thành phần mới: đó là yếu tố “nhận thức” (O), viết tắt của: Organism  =  cá thể; hay Operations  =  tiến trình tâm trí. Từ đó ta có công thức mới:
 
  Kích thích (S)  à Cá thể (O)  à Phản ứng (R)  =  Hành vi (B)
    Stimulus             Organism          Response            Behavior
 
  • Trị liệu: Giúp cá nhân điều chỉnh tư duy lệch lạc vốn đưa đến những cảm xúc tiêu cực và hành vi sai quấy, đồng thời xây dựng cho cá nhân ý thức nội tại và suy nghĩ hợp lý; nhờ đó, cuộc sống của cá nhân sẽ  sung mãn, trọn vẹn và đầy đủ ý nghĩa hơn.
 
  • Lượng giá: Tâm lý nhận thức thường được đánh giá cao vì nó đề cao yếu tố nhận thức là nét đặc trưng của con người vượt trên con vật. Hơn nữa, liệu pháp của trường phái nhận thức không chỉ nhắm uốn nắn hành vi bên ngoài mà còn nhằm xây dựng cho cá nhân một ý thức và nhân cách vững chãi bên trong, là điểm tới của phát triển tâm lý.
 
  1. Trường phái tâm lý nhân bản và hiện sinh
           (Humanistic & existentialist Psychology)
 
  • Quan niệm về nhân cách: Đây là hai trường phái tâm lý mới mẻ, xuất hiện vào hậu bán thế kỷ XX. Chúng đề cao vai trò của lý tưởngý nghĩa cuộc sống trên hành vi. Theo hai trường phái này, ý thức về mục đíchý nghĩa đời mình sẽ quyết định cung cách sống.Có nhiều người vì không thấy được mục đích và ý nghĩa đời mình nên sống buông xuôi, buông thả, khiến nhân cách bị tha hóa.
 
     Theo tâm lý nhân bản, việc hướng đến thành toại bản thân hay thành nhân là động cơ thúc đẩy con người tồn tại, kiểm soát hành vi. Còn tâm lý hiện sinh thì chủ trương rằng mỗi người là tác giả của đời mình ngang qua những chọn lựa và quyết định cá nhân. Do vậy phải sống có ý nghĩa; biết hướng thượng, hướng tha và vượt lên trên số phận.
  • Trị liệu: Để phát triển nhân cách, cá nhân cần xác định được một hướng tới lành mạnhmột ý nghĩa tích cực cho đời mình. Hai nhận thức ấy sẽ giúp giúp cá nhân có được nội lực để đảm nhận đời mình một cách trách nhiệm và mạnh mẽ, cả trong những lúc vui hay buồn, trong những thời điểm thuận lợi hay thử thách của hiện sinh.
 
  • Lượng giá: Hai trường phái tâm lý nhân bản và hiện sinh không nhìn vào phần hạ đẳng và bệnh lý của cá nhân, nhưng xem cá nhân như một nhân cách lành mạnh đang hướng đến sự thành toại; từ đó khơi dậy nơi họ một nội lực, sự tự quyết và ý chí vượt trên hoàn cảnh và số phận. Chính vì thế, hai trường phái này ngày càng chiếm được chỗ đứng quan trọng trong tư vấn tâm lý và trị liệu. Hơn nữa, mục tiêu thành toại nhân bản của chúng - là sống siêu thoát và hướng tha -  cũng rất gần với lý tưởng của các tôn giáo nên hai trường phái tâm lý này cũng được vận dụng nhiều vào rèn luyện đạo đức và giáo dục đức tin.
 
  1. Một số mô hình nhân cách theo tâm lý học
 
      Như đã trình bày, mỗi trường phái tâm lý đều đặt nền trên những quan niệm riêng, mô hình riêng về nhân cách:
 
  • Phân tâm học nhìn con người dưới khía cạnh vô thức và bản năng; bị phần hạ đẳng chi phối ít nhiều như loài vật.
 
  • Tâm lý hành vi thì xem mỗi cá nhân như một “cỗ máy” phát ra những hành vi đặc thù riêng dưới các tác động của môi trường.
 
  • Tâm lý học hỏi xã hội quan niệm con người trong tư cách thành viên của cộng đồng, hành động theo những chế tài của xã hội.
 
  • Tâm lý nhận thức lại nhìn con người như một cá thể có ý thức. Mỗi cá nhân có mức độ nhận thức khác nhau và hành động theo ý thức và phán đoán riêng của mình.
  • Tâm lý nhân bản và hiện sinh thì nhìn con người như một hữu thể nhân linh luôn hướng đến sự thành toại bản thân và sống theo một lý tưởng.  
 
      Tiếp theo đây chỉ xin trình bày các mô hình nhân cách theo phân tâm họctâm lý nhân bản vốn đem lại những ứng dụng thiết thực nhất cho công tác giáo dục nhân bản và đức tin.
 
a)  Hai mô hình nhân cách theo Phân Tâm học  (S. Freud)
 
      Sigmund Freud, người sáng lập trường phái Phân Tâm, đã đưa ra mô hình tâm trí và nhân cách để minh họa tác động của các yếu tố dấu mặt là vô thức và bản năng trên hành vi cá nhân.
 
Mô hình ba thành phần của tâm trí con người
 
     Qua thực tế trị liệu đối với các bệnh nhân tâm lý, Freud phát hiện ra rằng các cá nhân không hoàn toàn ý thức về mọi hành vi của mình; trái lại, nơi mỗi người đều có những hành vi vô thức, nhất là những hành vi theo thói quen (như gãi đầu, khạc nhổ…) Từ đó, Freud đề xuất ra mô hình cấu trúc ba tầng của tâm trí con người, bao gồm: ý thức - tiền ý thức - vô thức.
 

                                         (1)
 
                                            (2)
 
     (3)
 
           
  1. Ý thức (conscious): Chỉ chiếm một phần nhỏ của tâm trí, như phần nổi của tảng băng trôi. Nó chứa đựng những gì lý trí và ký ức kiểm soát được. Tuy nhiên, chất liệu của ý thức rất dễ dạt vào “vùng lãng quên tạm thời” của tiền thức, hoặc bị đè ép vào “vùng lãng quên sâu thẳm” của vô thức. Hai phần tiền thứcvô thức hợp nên vùng tiềm thức (subconscious), vì cả hai đều ở trạng thái quên lãng.
  2. Tiền ý thức (preconscious): Là vùng đệm giữa ý thức và vô thức, chứa đựng những kỷ niệm và kinh nghiệm bị quên lãng tạm thời do bộ nhớ của ý thức có hạn. Thế nhưng, khi xảy đến một biến cố gợi nhớ, dữ liệu trong tiền thức có thể trồi lại lên vùng ý thức. Chẳng hạn tôi gặp một bạn cũ mà không thể nhớ tên; bạn ấy nhắc khéo tên bạn là “một trong bốn mùa”, tôi lập tức nhớ ra là “Đông” (trồi lên ý thức).
 
  1. Vô thức (unconscious): Là tầng sâu nhất và vượt tầm kiểm soát của ý thức. Nó đóng vai trò chủ yếu trong việc chi phối những ham muốn bị đè nén thuộc bản năng, gây ảnh hưởng tiêu cực trên nhân cách và hành vi con người.
 
      Trong thực tế, tầng vô thức chứa đựng những ý tưởng, cảm xúc hay ký ức tiêu cực bị những phản ứng tự vệ dìm vào trong quên lãng để tránh cho bản ngã khỏi bị dằn vặt, xao xuyến, tổn thương. Chỉ khi được sự giúp đỡ - đặc biệt của chuyên viên phân tâm - đương sự mới có thể đưa ra ánh sáng lý do của những hành xử vô thức nơi mình, từ đó họ mới có hy vọng thay đổi các hành vi ấy. Sau đây là một vài phương pháp dò tìm vô thức thường được sử dụng trong trị liệu phân tâm là:
 
  • Liên ý tự do (free association): Khách hàng được yêu cầu trả lời lập tức các câu hỏi của nhà tâm lý, dựa vào những ý tưởng thoáng hiện trong tâm trí mà không tìm cách suy nghĩ, né tránh hay sắp đặt các ý tưởng.
 
  • Chú giải những giấc mơ mà cá nhân hay gặp, vì giấc mơ thường là nơi để vô thức tự giải tỏa và tìm bù trừ.
 
  • Phân tích các chuyển dịch tình cảm. Chuyên viên trị liệu đóng vai một người thân mà khách hàng có xung khắc trong quá khứ, và để cho khách hàng trò chuyện. Qua việc ghi nhận và phân tích các chia sẻ bộc phát và phản ứng bộc trực của khách hàng, nhà trị liệu có thể tìm ra mấu chốt của những đè nén tâm lý nơi họ.
Cấu trúc ba thành phần của nhân cách
 
      Cũng vậy, Freud cho rằng nhân cách không chỉ bao gồm phần bản ngã có ý thức, có ý chí và tự do; trái lại, nhân cách ấy còn chịu sức ép của các bản năng mà ông gọi là phi ngã, và của những cấm đoán mà ông gọi là siêu ngã. Sau đây là cơ cấu 3 tầng của nhân cách theo phân tâm học của Freud.
 
 

 
  •   Siêu ngã        SUPEREGO     :  nằm ở tiền thức (2) + vô thức (3)
  •  Bản ngã            EGO          :  nằm  ở ý thức (1) + tiền thức (2)
  •  Phi ngã               ID              :  những bản năng vô thức  (3)
 
  1. Phi ngã (Id) thuộc vô thức và bản năng, chứa đựng những bản năng hạ đẳng và hoạt động theo “nguyên tắc khoái lạc”. Phi ngã như một đứa trẻ “mè nheo” trong mỗi người. Nó luôn đòi thỏa mãn tức thời và bằng mọi giá các đòi hỏi của nó. Các trẻ em và người tâm thần bị phi ngã chi phối mạnh mẽ, vì ý thức và sự tự chủ nơi họ không cao.
 
  1. Bản ngã (Ego) là trọng tâm của nhân cách, là cái “tôi chủ thể” có ý thức, tự do và ý chí. Bản ngã hoạt động theo “nguyên tắc thực tiễn”, tức chỉ đáp ứng những đòi hỏi của bản năng, phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn bên ngoài. Trong thực tế, cái tôi chủ thể luôn chịu sức ép của những đòi hỏi của phi ngã và những cấm đoán của siêu ngã: trên đe dưới búa. Bổn phận của nó là tìm cách điều tiết hai thái cực ấy để giúp cân bằng và quân bình cuộc sống.
 
  1. Siêu ngã (Super Ego) được hình thành từ những chuẩn mực đạo đức, xã hội do giáo dục và tôn giáo kết tụ trong tiền thức và vô thức của cá nhân từ tuổi ấu thơ. Siêu ngã thường áp đặt, xét nét mọi hành vi, và gây xao xuyến cho bản ngã. Thông thường siêu ngã là tích cực vì nó hướng dẫn bản ngã hành động cách đúng đắn; nhưng siêu ngã sẽ trở nên một gánh nặng không cần thiết khi quá cứng nhắc, áp đảo, và tước mất khả năng tự quyết của bản ngã.
 
Một số cơ chế tự vệ của bản ngã
 
     Khi đối diện với những đe dọa vượt khả năng chịu đựng của tâm cảm, bản ngã thường trở nên chai lì hoặc lẩn tránh bằng một trong các cơ chế sau để tự vệ hay tự bảo toàn:
 
  1. Đè nén, ức chế (repression): Cá nhân không đủ sức đối diện với những cảm xúc hay kinh nghiệm đau thương, nên tìm cách đè nén những cảm xúc hay kinh nghiệm ấy khỏi vùng ý thức, hoặc chôn chặt các nỗi đau vào quên lãng. Đây là phản ứng tự vệ căn bản nhất, sẽ biến thái thành những cơ chế tự vệ kế tiếp.
 
  1. Phủ nhận (denial): Bản ngã không đủ sức đón nhận một thực tế, nên tự vệ bằng cách chối bỏ thực tế ấy; tin chắc rằng thông tin ấy bị nhầm. 
 
  1. Phóng chiếu (projection): Cá nhân gán ghép cho người khác những cảm xúc tiêu cực đang có nơi mình vì không dám đối chất chính mình. Chẳng hạn tôi ghét đồng nghiệp nhưng lại kết án là đồng nghiệp ghét tôi.
 
  1. Tạo phản ứng ngược lại (reaction formation): Cá nhân chối bỏ cảm xúc đang có bằng cách làm theo cảm xúc ngược lại. Chẳng hạn B thích anh A, nhưng lại nói ghét anh ấy.
 
  1. Hoán vị (displacement): Cá nhân giải tỏa tình cảm dồn nén vào một đối tượng khác bằng một trong các cách thức sau:
 
  • Bù trừ (compensation): Chẳng hạn tôi kém thể thao, nên vào giờ chơi tôi lại đi đánh đàn để tự an ủi mình.
 
  • Thăng hóa (sublimation): Tôi đi Cảnh sát 113 để thỏa mãn tính hung hãn dưới vỏ bọc bảo vệ an ninh xã hội.
 
  • Dịch chuyển hấn khí (displaced aggression): Giận xếp không dám cãi, về nhà đánh con cái để xả giận.
 
  1. Thoái hồi (regression): Do không đủ sức đối diện với các thách đố của cuộc sống, cá nhân lẩn trốn vào những hoạt động an toàn của các giai đoạn trước. Chẳng hạn không bương chải được với đời nên chọn đi dạy trẻ để cuộc sống đỡ phức tạp. Gặp khó khăn ở thành phố, chọn về quê sinh sống.
  2. Biện hộ (rationalization): Cá nhân tìm cách hợp lý hóa những hành vi vô lý của mình. Chẳng hạn mượn rượu giải sầu.
 
  1. Sắm vai (identification): Vì thiếu tự tin nên cá nhân bắt chước người nổi tiếng để ngỡ mình cũng là “nhân vật”. Hành vi này thường xảy ra nơi các thiếu niên chưa có nhân cách vững chãi. Nhưng cũng có người lớn không thành đạt, nên cố tạo cho mình bộ dạng nhà chuyên nghiệp.
 
b)  Hai mô hình nhân cách theo Tâm lý nhân bản 
 
  r  Mô hình cấu tạo nhân cách theo Carl Rogers
 
     Theo Rogers, nhân cách hay bản ngã được cấu thành từ hai thành phần: “tôi thực tiễn” cá nhân đang có và “tôi lý tưởng” mà cá nhân đang hướng tới.
 
        Đồ hình của Rogers cho thấy rằng, khi đối diện với một thực tại (có thể là một sự vật, một sự kiện hay một người nào đó), bản ngã sẽ phối hợp lập trường của hai cái tôi nơi mình để đi đến một thái độ tích cực/tiêu cực đối với thực tại đó, rồi sẽ có hành vi tương ứng.
 
                          TÔI LÝ TƯỞNG                       Gặp 1 thực tại 
                        Các giá trị /lý tưởng
 
       BẢN NGÃ                                            THÁI ĐỘ                HÀNH VI
                              
 
                             TÔI THỰC TIỄN
                         -  Ý thức/vô thức/xúc cảm…
                         -  Các nhu cầu    
                      
  1. Tôi thực tiễn: là tình trạng hiện tại, bao gồm toàn bộ cái tôi hiện có của bản ngã: ý thức, vô thức, xúc cảm, bản năng, và những nhu cầu riêng. Thông thường, các nhu cầu của “tôi thực tiễn” làm nên động cơ cung cấp năng lượng cho bản ngã hoạt động.
  2. Tôi lý tưởng: Gồm những giá trị (lý tưởng) và dự phóng tương lai mà bản ngã đang hướng tới. Chính cái tôi lý tưởng này định hướng cho lối sống cho cá nhân và lôi kéo cá nhân tiến về phía trước.
 
  1. Thái độ & hành vi: Tùy vào thái độ tích cực hay tiêu cực đối với đối tượng, mà cá nhân sẽ đi đến một hành động tương ứng đối với đối tượng ấy. Chẳng hạn tôi mê chơi games (tôi thực tế) nhưng tôi muốn đậu vào đại học (tôi lý tưởng), nên tôi quyết tâm gạt bỏ games (thái độ) và tập trung tất cả cho việc học (hành vi).
 
r Tháp 5 nhu cầu của bản ngã theo Abraham Maslow
 

  
           
                     5                    -  Nhu cầu thành toại bản thân
 
                     4                    -  Nhu cầu thể diện/được nhìn nhận  
 
                     3                    -  Nhu cầu yêu/được yêu/thuộc về nhóm
 
         2                    -  Nhu cầu an toàn thể lý/tâm cảm
 
         1                    -  Nhu cầu sinh tồn cá nhân/nòi giống
 
 
     Theo Maslow, đây là 5 bậc thang nhu cầu từ thấp đến cao của bản ngã. Sự phân cách này giữa các bậc nhu cầu chỉ là tương đối, vì dù ở bậc nào, cá nhân cũng đồng thời có nhu cầu của các bậc còn lại. Chẳng hạn, người ở bậc nhu cầu 5 vẫn cần ăn uống (bậc 1), cần được an toàn, yêu thương và được nhìn nhận (bậc 2, 3, 4), nhưng theo cách thức và mức độ khác với người ở các bậc thấp hơn.
 
       Khi các bậc nhu cầu được thỏa mãn cá nhân sẽ tồn tại và phát triển. Các nhu cầu càng thấp thì càng cần thiết cho sự sống còn; một khi chúng đã được thỏa mãn, cá nhân sẽ hướng đến bậc nhu cầu cao hơn. Đích đến của phát triển nhân cách là tình trạng ở bậc 5: tức cá nhân đạt đến sự thành toại bản thân.
       Ngoài ra, Maslow còn phân loại 5 bậc thang nhu cầu thành 2 nhóm: bậc 1, 2, 3, 4 thuộc nhóm nhu cầu thiếu hụt phải được bổ sung thường xuyên; riêng bậc 5 thuộc loại nhu cầu thành toại, nó không những không hao mòn, mà ngày càng đòi hỏi cao hơn. Nhu cầu thành toại thường thể hiện ở các dạng sau:
 
  • Nhu cầu hiểu biết và khám phá.
  • Nhu cầu thẩm mỹ, làm đẹp;
  • Nhu cầu phát triển bản thân trên mọi phương diện.
 
  1. Các yếu tố qui định tâm tính con người
 
      Trong giao tế, ta dễ dàng nhận thấy các cá nhân có tâm tính rất khác nhau. Tại sao lại có sự khác biệt này? Và đâu là những yếu tố quy định tâm tính riêng của mỗi người?
 
      Trong tâm lý học có hai quan niệm đối kháng nhau về tính cách con người. Một bên cho rằng tâm tính do bẩm sinh hay tất định nên bất biến; bên kia cho rằng giáo dục và nỗ lực của chính cá nhân có thể tác động thay đổi tâm tính. Có thể công thức hóa sự đối kháng của hai khuynh hướng ấy như sau.
  • Tâm tính do bẩm sinh qui định  > <  do nuôi dạy mà ra.
  • Tâm tính chịu sự tất định của bản năng và vô thức > < do
      mỗi cá nhân tự lựa chọn.
 
  1. Do bẩm sinh hay do nuôi dạy? (Nature vs Nurture)
 
      Trong tục ngữ dân gian Việt Nam, các ý kiến về vấn đề này cũng phân rẽ theo hai hướng vừa nói:
  • “Cha mẹ sinh con, Trời sinh tính” cho rằng bản chất của cá nhân là do bẩm sinh. Dù cha mẹ có dạy dỗ uốn nắn thế nào, thì kẻ ngỗ nghịch cũng hoàn ngỗ nghịch.
 
  • “Nhân chi sơ, tính bổn thiện” đổ lỗi cho môi trường và việc nuôi dạy. Mọi người sinh ra đều thiện hảo như “tờ giấy trắng”; thế nhưng chính môi trường xấu và việc giáo dục thiếu sót đã khiến cá nhân đánh mất cái thiện bẩm sinh.
      Chúng ta hãy xét xem các yếu tố thuộc bẩm sinhmôi trường tác động thế nào trên tâm tính và hành vi của cá nhân.
 
                 Bẩm sinh                           Môi trường nuôi dạy
 
  • Đặc điểm di truyền
  • Khí chất bẩm sinh
  • Xu hướng của cá nhân
  • Nhu cầu, sở thích riêng…
 
  •  Ảnh hưởng của gia đình
  •  Giáo dục nhà trường
  •  Giáo dục đức tin, giáo xứ
  •  Bạn đồng trang lứa…
       
      Qua bản liệt kê trên, ta thấy cả hai nhóm yếu tố bẩm sinhmôi trường đều tác động trên tính cách riêng của mỗi cá nhân. Yếu tố bẩm sinh thì giống như “hạt giống” chứa đựng mầm căn bản của nhân cách; còn môi trường như mảnh đất cho hạt giống cắm rễ vào, hút lấy chất bổ để tăng trưởng và định hình thành một nhân cách trưởng thành.
 
     Cũng như trong trồng trọt, việc chăm bón, cắt tỉa có thể biến một hạt giống bình thường phát triển thành một cây to đẹp, thì môi trường nuôi dạy và cách thức giáo dục tốt cũng có thể đảo chiều những xu hướng bẩm sinh thiếu lành mạnh nơi cá nhân. Vì lý do đó ta không nên bi quan trong giáo dục; trái lại cần đẩy mạnh hơn việc uốn nắn trong mọi trường hợp. Câu chuyện “Mẹ Thầy Mạnh Tử dạy con” là một minh họa rõ nét về vai trò của môi trường lành mạnh và việc nuôi dạy.
 
       Chuyện kể rằng Mạnh Tử lúc còn rất nhỏ nhà sống gần bãi tha ma. Ngày nào cũng chứng kiến những đám ma, Tử và năm bạn khác cứ bắt chước tổ chức đám ma lăn lộn gào khóc. Mẹ Tử bèn dọn nhà vào làng ở gần một khu phố chợ; nhưng chợ thì lúc nào cũng ồn ào chuyện trả giá, mua bán và cãi vã, khiến Tử lại nhiễm thói hư. Thế là Mẹ Tử nghĩ rằng chỉ có cách dọn về gần nhà Thầy đồ. Quả như Mẹ Tử nghĩ, dù chưa tới tuổi đi học, ngày ngày trẻ Mạnh Tử cứ ê a nhái theo bài học của lũ trẻ nhà bên. Nhờ đó Tử đã sớm ham mê sách đèn từ bé, và lớn lên học hành giỏi giang trở thành “Thầy Mạnh Tử”.  
  1. Do tất định hay lựa chọn cá nhân? (Deteminism vs Freedom)
 
       Chúng ta thử xem các trường phái tâm lý nhân cách có lập trường như thế nào trước câu hỏi thứ hai này.
 
  • Theo Phân tâm học, nơi cá nhân không chỉ có các hành vi hữu thức, mà có cả những hành vi vô thức do bản năng và vô thức tất định. Thế nhưng, nếu cá nhân ý thức được những tác động tiêu cực của vô thức nơi mình và quyết chí sửa đổi thì họ vẫn có thể cải thiện nhân cách của mình được triển nở hơn. Như vậy, dù thiên về thuyết tất định của các yếu tố sinh học và bẩm sinh, phân tâm học vẫn nhìn nhận rằng ý thức và lựa chọn của cá nhân vẫn là yếu tố quyết định cuối cùng trên nhân cách.
 
  • Bên cạnh đó ba trường phái tâm lý nhận thức, nhân bản và hiện sinh nhìn nhận rằng bản năng và vô thức chỉ quy định phần nào chứ không tất định tính cách. Trái lại, chỉ có ý thức và tự do lựa chọn của cá nhân mới quyết định tính cách, hướng phát triển và lối sống của mỗi cá nhân.
 
      Tóm lại, phần trình bày trên cho thấy cả bốn yếu tố bẩm sinh & tất định; nuôi dạy & lựa chọn của cá nhân đều tác động trên tính cách của mỗi người, nhưng mỗi yếu tố tác động theo những cách thức và mức độ khác nhau.
 
  • Bẩm sinhbản năng thì áp đặt và khó thay đổi, nhưng chỉ là “hạt giống” chứa đựng “mầm nhân cách”.
 
  • Còn yếu tố môi trường nuôi dạy lành mạnh khả năng nhận thức & tự quyết của cá nhân lại năng động và có thể làm thay đổi tình trạng của cá nhân. Chúng quyết định nét tính cách và hướng phát triển nhân cách của cá nhân. Vì tin vào khả năng thay đổi của cá nhân, nên cần tăng cường việc giáo dục hầu giúp cá nhân có được nhận thức đúng đắn cũng như ý chí vượt lên trên chính mình.
6.  Một số quy luật hoạt động của tâm lý cá nhân
 
      Tuy mỗi người là một ngôi vị độc sáng, có tính cách riêng và cách hành xử riêng, nhưng các hoạt động tâm lý của họ đều tuân theo một số qui luật chung có thể kiểm nghiệm được. Tuy thế các qui luật phổ quát ấy vẫn không bóp chết những nét riêng làm nên vẻ độc sáng của mỗi ngôi vị. Khởi từ việc nhận biết các quy luật chung này, ta rút ra được một số hệ luận thực hành hữu ích khi làm việc với các cá nhân.
 
  1. Tâm lý cá nhân là một thực tại ẩn khuất; ta chỉ có thể đoán biết phần nào tâm lý một người ngang qua những thái độ, cử chỉ, lời nói, và cách ứng xử bên ngoài của người ấy: “trông mặt mà bắt hình dong”. Thế nhưng, đôi lúc phán đoán của ta có thể lầm, nhất là khi đương sự cố tình bóp méo thông tin về bản thân, hay khoác lên những “mặt nạ”.
 
  1. Tâm lý của một cá nhân không cố định, nhưng biến chuyển theo độ tuổi và hoàn cảnh: “Càng lớn càng ngoan/hư!”; “Con người hay thay lòng đổi dạ”.
 
  1. Có một tác động hỗ tương chặt chẽ giữa yếu tố thể lý và tâm lý nơi cá nhân. Chẳng hạn khi ta khỏe thì vui tính; khi ta đau thì dễ cáu kỉnh: sức khỏe tác động trên tâm lý. Ngược lại, sự sợ hãi có thể làm cơ thể ta tê liệt; khi bực tức thì máu nóng dồn lên mặt: xúc cảm tác động trên thể lý. Mối liên kết này thể hiện rõ nét nơi các căn bệnh tâm-thể; chẳng hạn như khi một người bị stress nặng có thể sinh ra đau bao tử, rối loạn huyết áp, dị ứng ngoài da, v.v.
 
  1. Tâm lý của cá nhân được phát triển nhờ tương giao. Tục ngữ có câu: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.” Ai đi nhiều, thấy nhiều, nghe biết nhiều, gặp gỡ tiếp xúc nhiều, thì càng kinh nghiệm, càng bản lĩnh và chững chạc. Vì vậy, trong giáo dục cần tạo điều kiện cho cá nhân vượt qua nhút nhát và mạnh dạn mở ra với các tương quan mới để lớn lên.
  2. Tâm lý cá nhân phát triển ngang qua những ngưỡng khủng hoảng. Khủng hoảng là hiện tượng thông thường xảy ra trong mọi lãnh vực của cuộc sống, khi xuất hiện những yếu tố mới phá vỡ thế quân bình hài hòa vốn có nơi cá nhân. Chẳng hạn thiếu niên bắt đầu biết suy lý cho nên hay “lý sự” và cãi lại khiến bố mẹ khó chịu.
 
      Khi nổ ra khủng hoảng, ta cần bình tĩnh, tìm cách điều chỉnh, để thiết lập một thế quân bình và hòa hợp mới. Mỗi lần vượt qua được một khủng hoảng, cá nhân càng phát triển hơn. Chẳng hạn, thay vì đánh trẻ ở tuổi thiếu niên hay cãi, bố mẹ cần tôn trọng ý kiến của chúng, cho chúng thêm quyền tự quyết, tập cho trẻ học cách đối thoại và tự trách nhiệm về mình. Dần dần, sự xung khắc của trẻ được tháo ngòi và chúng được tạo cơ hội trưởng thành hơn.
 
  1. Có những quy tắc tâm lý chung; nhưng cũng có những quy tắc riêng. Quy tắc chung thì đúng với mọi người, mọi hoàn cảnh, mọi thời đại. Còn quy tắc riêng thì thay đổi tùy vào mỗi nền văn hóa, thời đại, độ tuổi, cá nhân. Trong hành xử, cần vận dụng các quy tắc tâm lý chung để hiểu người khác; nhưng đồng thời phải nhận biết và tôn trọng những nét tâm lý riêng của từng nền văn hóa, giới tính, lứa tuổi, cá nhân. Đó là một trong những chìa khóa của đắc nhân tâm.
 
     Kết luận Phần I  
 
ÍCH LỢI CỦA VIỆC HỌC TÂM LÝ
 
  • Đối với bản thân: Các kiến thức tâm lý giúp mỗi cá nhân:
 
  • hiểu mình hơn,
  • biết cách để tự điều chỉnh mình,
  • để triển nở hơn trong nhân cách,
  • sống hòa hợp hơn với tha nhân.
 
         “Hãy biết mình!”: Đó là tiêu chí của người trưởng thành.
  • Trong tương quan với người khác: Tâm lý học giúp:
 
  • hiểu tâm tính người khác;
 
  • tiên đoán những vấn đề tâm lý họ sẽ hoặc đang gặp;
 
  • đưa ra những trợ giúp hay can thiệp kịp thời và phù hợp
nhằm thúc đẩy tiến trình phát triển của các cá nhân.
 
      Vì các ích lợi trên mà tâm lý học đã trở thành môn học bó buộc với các ngành trực tiếp làm việc với cá nhân như: sư phạm, y khoa, tác viên xã hội, tư vấn, kinh doanh quảng cáo, luật khoa, khoa học hình sự, và ngay cả các công tác mục vụ trong Giáo hội, v.v.
 
  • Trong công tác giáo dục đức tin
 
      Đối với các anh chị giáo lý viên, kiến thức tâm lý học nói chung và kiến thức về tâm lý các độ tuổi nói riêng sẽ hỗ trợ các anh chị trong những công việc sau:
 
  • Hiểu đặc điểm tâm lý riêng của mỗi độ tuổi, cũng như nhu cầu tâm linh của các độ tuổi ấy.
 
  • Biết cách ứng xử phù hợp với từng lứa tuổi.
 
  • Ấn định nội dung giáo lý thích ứng với nhu cầu tâm linh        và thực tế của từng độ tuổi.
 
  • Biết cách thức truyền đạt phù hợp với khả năng nhận thức và tiếp thu bài giảng của mỗi lứa tuổi.
      
      Chính vì những đóng góp thiết thực của tâm lý học với công tác huấn luyện đức tin, mà hầu hết các sách Sư phạm Giáo lý luôn dành một phần quan trọng để trình bày những kiến thức căn bản về tâm lý học nói chung và về đặc điểm tâm lý các lứa tuổi nói riêng, như một phần huấn luyện nền tảng cho các giáo lý viên.
 
Phần II:  TÂM LÝ LỨA TUỔI & MỘT SỐ LÝ THUYẾT
 
                           PHÁT TRIỂN TÂM LÝ
 
A-  CÁC GIAI ĐOẠN TRONG ĐỜI NGƯỜI
 
 r   Phân chia các giai đoạn/chặng đời người
      theo bộ môn Tâm lý phát triển
 
     Văn chương thi phú thường dùng các hình ảnh ẩn dụ để ví các giai đoạn của đời người. Có khi đời người tựa như ba thời khắc sáng-trưa-chiều của một ngày; như bốn mùa trong năm xuân-hạ-thu-đông; hoặc như một cuộc leo núi với đỉnh núi là tuổi trung niên và chân núi phía bên kia là tuổi lão niên.
 
      Trong thực tiễn, mỗi ngành cũng đưa ra những chuẩn mực phân chia đời người khác nhau. Ví dụ, pháp luật lấy “18 tuổi tròn” làm đường ranh ấn định tuổi thành niên của công dân; giáo dục học chia đời học sinh làm bốn cấp: tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, cao đẳng & đại học; sư phạm giáo lý chia lớp giáo lý theo bí tích, v.v. Riêng bộ môn tâm lý phát triển lại căn cứ trên những đặc điểm và nhiệm vụ tâm lý của mỗi chặng để phân chia đời người thành bốn giai đoạn, sau đó mỗi giai đoạn lại được chia làm nhiều chặng nhỏ hơn:
 
  • Giai đoạn trẻ em (0-12 tuổi): gồm 3 chặng nhỏ.
  • Giai đoạn thiếu niên (13-18 tuổi): gồm 3 chặng nhỏ.
  • Giai đoạn trưởng thành (18-60 tuổi): gồm 3 chặng nhỏ.
  • Giai đoạn hưu trí (trên 60 tuổi): chỉ có 1 chặng.
 
1.  Giai đoạn trẻ em (0-12 tuổi)
 
     Giai đoạn này được tính từ sơ sinh cho đến tuổi thiếu niên hay dậy thì. Có thể chia giai đoạn trẻ em thành 3 chặng rõ rệt.
 
  • Tuổi bám mẹ (0-3)
 
 r  Đặc điểm tâm thể lý: Đối với trẻ “nhũ nhi” (tuổi còn bú), mẹ là tất cả của bé. Khác với loài vật, bé không chỉ cần được mẹ cho bú mớm, mà bé còn rất cần đến tình yêu vỗ về của mẹ để thành người. Mẹ không chỉ là “bầu sữa” cho bé, mà còn là tất cả nguồn yêu thương, an toàn mà bé cần đến.
 
       Một số nhà phân tâm đã phân tích sự khác biệt căn bản giữa tư thế bú của bé so với loài vật, để nêu bật sự gắn bó đặc thù của tình-mẹ-con nơi loài người. Thật vậy, chỉ có con người mới bú mẹ trong tương giao “mặt đối mặt”: bé không chỉ bú sữa mẹ, nhưng “bú” cả ánh mắt, nụ cười; “bú” cả tiếng trò chuyện ê a và tình thương mẹ dành cho bé. Giòng sữa mẹ thì làm cho bé mỗi ngày thêm đầy đặn; còn tình yêu thương nâng niu của mẹ thì “nhân hóa” bé, tập cho bé đi vào tương quan tình người. Một trẻ bị bỏ rơi, không có được sự yêu thương của “mẹ” (hay ai khác thay mẹ) thì không được nhân hóa, vì em không có được bài học nhập môn tương quan căn bản nhất từ mẹ, để có thể mở ra những tương quan khác với người ngoài.
 
       Hơn thế, chất lượng của mối tương quan đầu đời với mẹ sẽ quyết định cách đáng kể đến khả năng tương giao của trẻ về sau. Các nhà tâm lý lứa tuổi nhận ra mối liên hệ chặt chẽ giữa ba lối gắn bó của trẻ với mẹ lúc còn nhỏ với cách tương giao của trẻ ấy ở tuổi trưởng thành sau này.
 
  • Gắn kết an toàn với mẹ. Khi lớn lên, nhóm trẻ thứ nhất này sẽ tự tin mở ra với môi trường. Thật may mắn cho những bé có được tình mẫu tử đằm thắm và quân bình. Khởi từ cảm giác an toàn với mẹ và gia đình, bé giả thiết môi trường bên ngoài (người lạ, lớp mẫu giáo, môi trường mới) cũng an toàn như thế. Do vậy bé tự tin, bạo dạn, dễ hòa nhập vào môi trường mới, sớm có khả năng kết thân, mở đường cho cơ may thành đạt trong tương giao về sau.
 
  • Gắn kết dè dặt, né tránh. Khi lớn lên, nhóm trẻ thứ hai này thường rút vào trong vỏ ốc của mình để được an toàn. Đây thường là phản ứng của những trẻ bị bỏ bê hoặc bỏ rơi. Vì không quen với sự vồn vã thân tình ở đầu đời, trẻ dần dần trở nên lãnh đạm, tự đủ trong nỗi cô đơn của mình, không có được khả năng tương giao cách tự tin.
 
  • Gắn kết bất an, hoang mang do lối yêu thương bóp nghẹt hoặc thiếu nhất quán của mẹ. Đây là trường hợp của các trẻ sinh ra “ngoài ý muốn” hoặc bởi “bà mẹ thiếu niên”. Các bà mẹ này thường có tâm trạng bất ổn: theo bản năng mẫu tử họ có yêu con; nhưng trong thâm tâm lại từ khước đón nhận “của nợ” ấy. Từ đó cách hành xử của các bà mẹ này thiếu nhất quán: thương đó rồi ghét đó; nâng niu, hôn hít đó, rồi lại đánh đòn. Sau những lần kinh nghiệm bị mẹ “bội phản”, trẻ rơi vào một tâm trạng hoang mang: một mặt trẻ rất cần và muốn đến gần mẹ, nhưng mặt khác lại không tự tin đến với mẹ vì sợ bị “phản bội” một lần nữa. Lối gắn kết bất an, hoang mang như thế ở tuổi nhỏ sẽ tiếp tục theo trẻ lớn lên ở tuổi trưởng thành, khiến cá nhân luôn rụt rè, lo lắng khi phải mở ra với một tương quan thân tình.
 
      Nhóm gắn kết hoang mang (loại 3) tuy có vẻ giống nhóm xa lánh (loại 2), nhưng sự hủy hoại về mặt tâm cảm của nhóm 3 trầm trọng hơn. Thật vậy, nhóm trẻ xa lánh tuy né tránh tương quan, nhưng lại cảm thấy “tự đủ” trong sự cô độc của mình; trong các trẻ gắn bó hoang mang bị miễn cưỡng né tránh tương quan để được an toàn, nhưng lại đau khổ vì thiếu hụt tình cảm.      
 
     Tóm lại, cả ba kiểu gắn bó với mẹ lúc nhỏ tiếp tục theo trẻ lớn lên và lưu dấu vết trên cách tương quan của cá nhân trong đời sống hôn nhân và xã hội ở tuổi trưởng thành.
 
 r Thách đố đối với phát triển nhân cách: Nếu được hưởng đầy đủ sự chăm sóc và tình yêu của mẹ thì sẽ có cảm giác an toàn, tin tưởng đối với ngoại cảnh. Tuy cần mẹ, nhưng bé vẫn phải có khả năng tách khỏi vòng tay mẹ thì mới mở ra được với những tương giao khác để lớn lên.
  • Tuổi sân chơi (3-6)
 
  r  Đặc điểm tâm thể lý: Từ tuổi này, mẹ không còn ở bên trẻ suốt ngày; do vậy bé phải chuyển qua tương quan với các đối tác khác là anh chị trong nhà và bạn lớn hơn ở vườn trẻ. Ở tuổi này, các trẻ này chưa biết nhường nhịn nhau. Tình trạng bắt nạt mạnh được yếu thua khi vắng mặt người lớn là mối đe dọa với các trẻ nhỏ hơn, khiến chúng trở nên nhát đảm, sợ sệt, ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách. Có trẻ bé hơn phải “luồn cúi” trẻ lớn để được chấp nhận và cho chơi chung.
 
  r  Thách đố đối với phát triển nhân cách: Cần bảo đảm cho mọi trẻ có khả năng tương quan hài hòa với anh chị và bạn, mà không bị “lép vế”, tự ti. Nếu một trẻ không an toàn về thể lý, cũng sẽ bị bất an tâm lý. Ngược lại, nếu một trẻ có được tương quan hài hòa với anh chị và bạn, tính cách tự tin và bạo dạn của trẻ sẽ ngày càng củng cố.
 
  • Tuổi đến trường (6-12)
 
  r  Đặc điểm tâm thể lý: Lứa tuổi tiểu học tuy đã lớn xác hơn, nhưng tâm cảm hãy còn mỏng manh, nhất là các trẻ là con một, hoặc được nuông chiều thái quá. Đặc điểm của trẻ tiểu học là chỉ chơi với bạn đồng giới: gái với gái; trai với trai. Chúng bám víu cộng sinh vào nhóm vì chưa có được nhân cách riêng. Hơn nữa, nhờ tương tác với bạn đồng giới mà trẻ được củng cố về căn tính giới tính của mình:trai phải hành xử cho ra trai; gái phải hành xử cho ra gái!
 
       Thế nhưng không phải mọi trẻ đều đương nhiên được bạn đồng giới đón nhận. Trong cả hai nhóm đều có sự “kỳ thị” và loại trừ các bạn cùng giới nhưng lại bị xếp vào nhóm bên kia do không đủ nữ tính nếu là nữ, hay thiếu nam tính nếu là nam. Vì vậy giữa các trẻ cùng giới luôn có sự cạnh tranh về nhiều mặt (học lực, sức khỏe, tài khéo, sở hữu đồ chơi…). Chỉ những trẻ trên trung bình mới được nhóm đón nhận và có được một thứ hạng. Nếu được nhóm đón nhận - dù chỉ ở thứ hạng thấp - thì trẻ có được cảm giác an toàn tự tin. Còn những trẻ bị loại trừ và liệt vào “nhóm bên kia” dễ bị mặc cảm tự ti, chủ bại, nghi ngờ về khả năng và giá trị của bản thân. Cũng vậy, để được nhóm “chiếu cố”, không ít trẻ yếu thế đành chọn con đường luồn cúi, tự ti, khiến nhân cách bị giảm thiểu.
 
  r  Thách đố đối với phát triển nhân cách: Để có được sự an toàn về mặt tâm cảm, mọi trẻ tiểu học đều cần được nhóm chấp nhận, cần có được một chỗ đứng cho mình trong nhóm, từ đó xây dựng sự tự tin (self-esteem). Vì thế trong giáo dục, cần tránh để xảy ra tình trạng nhóm áp đảo hay bài xích bất kỳ một trẻ nào. Đồng thời cũng cần tạo điều kiện cho những trẻ yếu hơn có cơ hội khẳng định trước nhóm để có được sự tự tin.
 
2.  Giai đoạn thiếu niên / chuyển tiếp (12-18 tuổi)
 
      Tuổi thiếu niên (còn gọi là dậy thì) thường được đề cập đến như một giai đoạn khủng hoảng đầy sóng gió. Miêu tả ấy có thể không luôn luôn đúng với tất cả mọi người, nhưng khách quan mà nói, giai đoạn thiếu niên có tính quyết định lớn lao đối với việc định hình nhân cách định hướng tương lai cho mỗi cá nhân. Vì thế, giai đoạn này luôn là một “điểm nóng” không thể bỏ qua trong các giáo trình tâm lý phát triển.
 
      Trước khi đi vào phân tích các chặng nhỏ hơn của giai đoạn dậy thì, chúng ta cần tìm hiểu nguồn gốc ngữ nghĩa của từ “thiếu niên” cũng như khảo sát các tiêu chuẩn nhận dạng độ tuổi ấy theo quan điểm tâm lý.
 
 r   Ngữ nguyên của từ “thiếu niên”
 
  • Danh từ “thiếu niên” (adolescens) đến từ “hiện tại phân từ” của động từ “tăng trưởng” trong tiếng latinh (ad-olescĕre)   ;
 
  • còn danh từ “trưởng thành” (adultus) lại đến từ “quá khứ phân từ” của cùng một động từ tăng trưởng vừa nói.
       Về mặt ngữ pháp, một hiện tại phân từ (present participle) ám chỉ một hành động hay một tình trạng đang diễn tiến và chưa đạt đến đích điểm; còn quá khứ phân từ (past participle) lại ám chỉ một hành động hay một tình trạng đã hoàn tất. Hóa ra theo ngữ nguyên latinh, hai từ “thiếu niên”“trưởng thành” biểu thị hai chặng nối tiếp nhau của cùng một động từ “tăng trưởng”:
 
  • Danh từ “thiếu niên” biểu thị “độ tuổi đang tăng trưởng”;
 
  • Còn danh từ “trưởng thành” chỉ “độ tuổi đã đạt đỉnh điểm của tăng trưởng”.
 
       Như vậy, nếu chiếu theo ngữ nguyên, thật hợp lý khi có người sử dụng hạn từ “tuổi chuyển tiếp” thay cho tuổi thiếu niên hay dậy thì, vì trong thực tế “dậy thì” cũng chính là tiến trình chuyển tiếp từ giai đoạn trẻ em sang tuổi trưởng thành.
 
 r  Tiêu chuẩn xác định điểm đầu & điểm cuối của tuổi dậy thì
 
      Thông thường, người ta hay nhìn vào dấu hiệu “trổ mã” bên ngoài của một cô cậu, để nói rằng cô cậu ấy đã bắt đầu dậy thì. Trong thực tế, giai đoạn “dậy thì” - hay chuyển tiếp - của một cá nhân không chỉ xảy ra ở cơ thể, mà trên cả toàn bộ các bình diện còn lại của con người như trí năng, tâm cảm tương giao xã hội…
 
       Khác với suy đoán của nhiều người, tiến trình dậy thì không bắt đầu với những biến đổi của cơ thể, nhưng kích hoạt trước tiên trên bình diện trí năng, khi một trẻ bắt đầu có khả năng tư duy hình thức, tức biết suy nghĩ vượt trên những điều cụ thể trước mắt, biết lập luận thuần lý và muốn suy nghĩ độc lập với người lớn. Có thể nói rằng, các trẻ ấy chớm bước vào ngưỡng dậy thì hay tiền dậy thì (12-14 tuổi).
 
       Sau đây là các cột mốc đầu (Đ) và cuối (C) của tiến trình dậy thì trên các bình diện của cá nhân.
 
Trí năng
 
Đ:  Khả năng tư duy hình thức hay trừu tượng.
 
C:  Thuần thục lối tư duy này trong đời thường.
 
 
Thể lý
 
Đ:  Dấu hiệu “trổ mã” bề ngoài (tùy giới tính).
 
C:  Đạt đến khả năng truyền sinh.
 
 
Tâm cảm
 
Đ:  Bảo vệ sự riêng tư, bí mật; tự khẳng định.
 
C:  Có nhân cách rõ; tự lập cách chín chắn.
 
 
Pháp luật
 
Đ:  Luật cho phép ở nhà một mình (12 tuổi).
 
C:  Thi hành các nghĩa vụ dân sự (18 tuổi).
 
 
 
Tương giao
xã hội
 
Đ:  Thích tương giao với bạn hơn gia đình.
 
C:  Chững chạc trong giao tế; tự trách nhiệm.
 
 
      Tóm lại, cần có một cái nhìn toàn diện hơn về tiến trình dậy thì. Tiến trình đa phức ấy diễn ra trong nhiều năm: khởi sự với sự đột biến về trí năng (tiền dậy thì), sau đó lan qua các bình diện khác, và chỉ kết thúc khi cá nhân thực sự đạt đến sự tự quyết và tự lập. Vì lẽ ấy, các cơ quan thuộc Liên hiệp quốc như UNESCO xếp tuổi thiếu niên/chuyển tiếp đến 25, là lúc cá nhân tương đối bình ổn về nghề nghiệp, gia đình và xã hội. Sau đây là chi tiết của ba chặng trong giai đoạn dậy thì.
 
  • Chặng tiền dậy thì (12-14): Chống đối và vô ơn
 
 r Đặc điểm tâm thể lý: Chặng này thường được mệnh danh là “tuổi chống đối và vô ơn”. Chính những sóng gió trong tương quan của trẻ tiền dậy thì với quyền bính so với các giai đoạn trước đã khiến nhóm này bị mang tên gọi tiêu cực ấy.
 
      Thật ra, biểu hiện “chống đối và vô ơn” có nguồn gốc từ những đột biến trí năng và tâm cảm của trẻ ở tuổi 11-12.
 
  • Về trí năng: Sự xuất hiện khả năng tư duy hình thức - vượt trên cái cụ thể - khiến trẻ không lặng thinh vâng phục người lớn cách tối mặt như trước nữa. Trái lại, khi đối diện một mệnh lệnh, trẻ luôn phân tích, đối chiếu, lập luận, phê bình, rồi sẵn sàng phản kháng nếu thấy là áp đặt và bất hợp lý. Chúng ta thường nghe kiểu trẻ tranh luận như sau: Mẹ bắt ngủ trưa để giữ sức khỏe, nhưng nếu không ngủ trưa mà vẫn khỏe thì tại sao phải ngủ? Bố cấm con hút thuốc vì có hại cho sức khỏe, nhưng tại sao bố lại hút? Đáp lại việc cãi lý của trẻ, tốt nhất phụ huynh nên nhìn lại chính mình để hợp lý, nhất quán, và làm gương hơn. Các vị cũng nên tôn trọng ý kiến của trẻ, cho cơ hội đối thoại, thảo luận, thay vì áp đặt trên trẻ như trước kia.
 
  • Về tâm cảm: Trẻ bắt đầu quan tâm trau chuốt hình ảnh của mình trước người khác (self-image). Vì thế trẻ có biểu hiện tự khẳng định bằng cách cách ăn mặc, nói năng, ứng xử khác người; hoặc bắt chước các thần tượng một cách thiếu chọn lọc. Nói chung, trẻ đang đi thử những khuôn mẫu khác nhau để xây dựng cho bản thân một hình ảnh riêng.
 
      Hơn nữa, bận tâm thái quá về mình thường khiến trẻ trở nên quy ngã, “ái kỷ” (narcissism); chỉ biết có mình; lấy mình làm trung tâm của mọi sự. Trẻ không nhận ra bao điều tốt người lớn làm cho em, mà chỉ trách móc, oán hận về những gì em muốn mà người lớn không làm. Chẳng hạn một thiếu niên oán giận bố mẹ đã không mua cho mình một xe gắn máy như bố mẹ cán bộ nhà bên cạnh, mà không nhận ra rằng bố mẹ em rất yêu em khi cố gắng chắt bóp, hy sinh mọi sự để mua cho em chiếc xe đạp em đang dùng!
 
  r Thách đố đối với phát triển nhân cách: Có thể ví rằng, khủng hoảng nơi trẻ tiền dậy hệ tại ở sự xuất hiện “một người lớn trong thân xác trẻ con”: tuy hãy còn là trẻ nhỏ, nhưng em đã bắt đầu biết suy nghĩ kiểu người lớn; nôn nóng lột xác để thành người lớn, nhưng lại chưa đủ sức để thực hiện điều ấy vì hãy còn quá non trẻ. Để giúp trẻ “lột xác”, phụ huynh phải hết sức nhất quán trong cư xử: tránh tình trạng lúc thì coi em là con nít; lúc thì bắt làm người lớn. Cách cư xử ấy khiến trẻ càng thêm hoang mang về bản thân. Tốt nhất nên tin tưởng và tôn trọng trẻ; cho em cơ hội tập làm người lớn từ từ; bao dung với những vấp váp của em trong quá trình tập làm người lớn. Hơn nữa, phụ huynh cũng cần khéo léo hướng em tìm đến những mô hình nhân cách lành mạnh, tích cực.
 
  • Chặng dậy thì (14-16): Thích nghi với biến đổi cơ thể
 
  r  Đặc điểm tâm sinh lý: Sự dậy thì của cơ thể là điều dễ nhận ra nhất nơi tuổi thiếu niên. Thật vậy, dưới tác động của các nội tiết tố sinh dục nam hay nữ thức giấc ở tuổi dậy thì, cơ thể của trẻ thay đổi đột biến: các chức năng sinh dục tiềm ẩn trước đó nay bừng tỉnh và được kích hoạt.
 
      Dấu hiệu đầu tiên của sự dậy thì của cơ thể là sự trổ mã về chiều cao, sức nặng (có trẻ nam chỉ trong một năm đã cao lên 15-20cm và tăng đến 10kg), kèm theo sự xuất hiện của những tính chất tính dục thứ yếu (secondary sexual characteristics) như: nổi “trứng cá” trên mặt; bộ phận sinh dục của cả hai giới lớn ra, nhưng chưa thực sự đi vào hoạt động; trẻ nam thì vỡ tiếng, bắt đầu mọc râu, lông, tóc ở một số vùng cơ thể; trẻ nữ trổ ngực và nở vùng xương chậu …
 
      Đỉnh điểm của dậy thì là cơ thể đạt đến những tính chất tính dục chính yếu (primary sexual characteristics) tức có khả năng truyền sinh: với nam là việc xuất tinh (ejaculation); và nữ là sự rụng trứng (ovulation) và xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt (menstruation). Sau đó, cơ thể trẻ sẽ tiếp tục phát triển thêm một thời gian nữa, trước khi dừng lại ở trước hoặc sau tuổi 20 tùy vào giới tính và yếu tố di truyền của mỗi người.
 
       Nếu những biến đổi cơ thể như vừa nói là chuyện tự nhiên của phát triển, thì chúng lại gây không ít áp lực tâm cảm nơi thiếu niên, nhất là khi trẻ phải đối phó với những xung động tính dục mới mẻ nơi bản thân. Sau đây là một vài bận tâm tiêu biểu về mặt tâm cảm của tuổi dậy thì.
 
  • Bận tâm thứ nhất của thiếu niên là ngoại hình: da mặt, cơ bắp, mỹ phẩm, thời trang, tỏ ra sành điệu… Có trẻ lầm tưởng rằng giá trị nhân phẩm tùy thuộc vào dáng vẻ cuốn hút, hợp thời trang bên ngoài. Nắm bắt được đặc tính quy ngã, hướng ngoại, nhưng thiếu chín chắn tuổi teens, các ngành kinh doanh thường đánh vào thị hiếu của tuổi này để thu lợi cao nhất.
 
  • Bận tâm thứ hai của trẻ là điều hợp và làm chủ những xung động tính dục nơi bản thân. Đứng trước những biến chuyển tính dục nơi mình, có trẻ tỏ ra lo lắng, mặc cảm tội lỗi về những biểu hiện tính dục nơi mình: cho kinh nguyệt và xuất tinh là ô uế; bối rối với những mộng tưởng tính dục; mặc cảm về những hành vi thiếu tự chế bản thân. Các trẻ khác thì lại có thái độ khinh xuất, buông thả tính dục đưa đến những hậu quả tai hại về sức khỏe sinh sản.
 
      Thông thường, những trẻ nam dậy thì sớm hay tự hào về sự “trổ mã” của mình và dễ đi đến thiếu tự chủ về tính dục; các trẻ nam chậm phát triển so với độ tuổi thì hoang mang, lo lắng, mặc cảm vì bộ dạng trẻ con của mình. Với các trẻ nữ, nếu không được cắt nghĩa chỉ dẫn, thì hoang mang khi xuất hiện kinh nguyệt và lo lắng vì “hình ảnh thiên thần trong trắng” của mình bị mất đi do dậy thì.
 
  r  Thách đố đối với phát triển nhân cách: Ngày nay, do chất lượng dinh dưỡng cao, trẻ vị thành niên dậy thì ngày càng sớm. Thân xác của các em thì phát triển to lớn trong khi nhân cách hãy còn non dại. Do vậy, khủng hoảng đặc trưng của tuổi dậy thì là em hãy còn là “một đứa trẻ con trong một thân xác người lớn”. Một lần nữa, phụ huynh cần hiểu biết và thông cảm với những vụng về thể lý cũng như những xáo trộn tâm cảm của tuổi dậy thì; biết phối hợp hài hòa giữa tôn trọng và chỉ bảo, để giúp trẻ từng bước điều hợp và làm chủ bản thân, mặt khác tập trung được tâm lực vào nhiệm vụ học tập, rèn luyện của tuổi này.
 
  • Chặng cuối dậy thì (16-18): Định hình nhân cách
                                           &  hoạch định tương lai
 
   r Đặc điểm tâm lý: Sau khi đã vượt qua những khủng hoảng với quyền bính và hòa hợp được với những biến đổi nơi cơ thể, các thiếu niên ở tuổi cuối dậy thì (cuối trung học) chú tâm đến việc lựa chọn cho mình một nhân cách riêng, một bản sắc riêng, cũng như hoạch định cho mình một tương lai.
 
  r  Thách đố đối với phát triển nhân cách: Khó khăn của em là làm sao chọn được một nhân cách vừa lý tưởng (tức phải nghiêm túc, lành mạnh), vừa thực tiễn (tức phù hợp với hoàn cảnh sức khỏe, học lực, tài năng, khuynh hướng tự nhiên của bản thân). Đồng thời em cũng phải hoạch định được một kế hoạch căn bản cho tương lai như: chọn cho mình một phong cách sống nghiêm túc, một nghề nghiệp phù hợp, phác thảo được một thời biểu cụ thể để thực hiện từng bước giấc mơ tương lai của mình.
 
       Để làm được công việc này, trẻ cần đến sự hướng dẫn, đồng hành và hướng nghiệp của phụ huynh, thầy cô và những người đi trước. Có thể nói, thành công ở cuối tuổi thiếu niên hay chuyển tiếp là phải kiến tạo được “một nhân cách chững chạc trong một thân xác trưởng thành.”
 
  • Tôi biết mình là ai!
  • Tôi biết mình phải trở nên thế nào!
  • Tôi biết mình phải làm gì để đạt tới điều ấy!
 
      Thiếu niên nào càng sớm hoàn tất việc định hình nhân cách và định hướng được một tương lai rõ ràng, thì càng sớm trưởng thành và có nhiều cơ may thành đạt trong việc vào đời và lập thân ở giai đoạn kế tiếp.
3.  Giai đoạn trưởng thành (18- 60 tuổi)
 
  • Tiền trưởng thành (18-25):  Tuổi vào đời và lập thân
 
    r  Đặc điểm tâm lý: Đây là giai đoạn khắc nghiệt nhất của cuộc sống, vì người trẻ giống như chú chim non gieo mình vào bầu trời giông bão của cuộc đời để tạo lập cho mình một cuộc sống. Chính vì thế tuổi thanh niên còn được gọi tên là tuổi vào đời và lập thân. Công việc lập thân này không dễ dàng, nhất là trong thời buổi dư người thiếu việc như hiện nay. Không ít những bạn trẻ đã phải từ bỏ cả những hoài bão và kế hoạch tương lai để kiếm được miếng cơm manh áo trước mắt.
 
       Đích đến của lập thân là: xây dựng được cho bản thân một nghề nghiệp vững chắc; có được một việc làm tốt; tạo lập được sự nghiệp và cơ ngơi; xây dựng được mái ấm gia đình riêng cho mình. Đó là những trận chiến chiến cô độc mà mọi bạn trẻ buộc phải chiến thắng để hoàn tất chặng lập thân này.
 
  r Thách đố đối với việc triển nở nhân cách: Muốn thành công trong cuộc đời, trong việc lập thân, cá nhân cần hội đủ ba điều kiện: thiên thời, địa lợi, nhân hòa.
 
      Yếu tố thiên thời địa lợi tùy thuộc vào thời cơ và hoàn cảnh thuận lợi bên ngoài; nhưng hai yếu tố ngoại tại ấy không thay thế được yếu tố nhân hòa hay nội lực của cá nhân.
 
       Yếu tố nhân hòa chính yếu mà một thanh niên phải có trong việc lập thân chính là “khả năng kết thân”, theo cách nói của nhà tâm lý phát triển Erik Erikson. Đó là sự tự tin, mạnh dạn và cởi mở; là khả năng đối thoại, cộng tác; là kỹ năng đối đầu và dàn xếp những xung khắc cách hòa hoãn.
 
       Khả năng thân giao ấy chỉ hiện diện nơi một người bản lãnh, tự tin, chủ động trong đường hướng của cuộc đời mình. Đó cũng là kết tinh của những phẩm chất tâm lý mà cá nhân đã thủ đắc được trong các chặng phát triển tâm lý trước.      
  • Tuổi tráng niên (25-45)Tuổi ổn định và cống hiến
 
  r  Đặc điểm tâm lý: Trong số các chặng của cuộc đời, giai đoạn tráng niên có vẻ là ít sóng gió nhất vì đã thành công trong bước lập thân Trách nhiệm của tuổi tráng niên là duy trì và phát huy sự nghiệp đã đạt được để bảo đảm cuộc sống cho gia đình và sống cống hiến cho xã hội.
 
   r Thách đố đối với việc triển nở nhân cách: Nếu ai đó vào tuổi tráng niên mà vẫn chưa hoàn tất việc lập thân, thì rất khó lấy lại được những cơ hội đã mất. Hơn nữa, sự chậm trễ này có thể là tiền đề cho những khủng hoảng khác lớn hơn trong các chặng còn lại của cuộc sống.
 
        Còn người đã lập thân thành công lại dễ rơi vào não trạng dừng lại để hưởng thụ, hưởng nhàn, tự thưởng cho mình sau những năm tháng lập thân vất vả, đôi lúc bằng cả những thú tiêu khiển bất chính. Vì vậy người tráng niên phải cẩn trọng với chính mình, không để mình trượt dài trong lối sống quy kỷ, dễ dãi với chính mình, nhưng sống có trách nhiệm với gia đình, người thân.
 
  • Tuổi trung niên (45-60):  Suy thoái & khủng hoảng
 
   r  Đặc điểm tâm thể lý: Ở đỉnh cao của ổn định và thành đạt, khi các bổn phận gia đình đã hoàn tất, lẽ ra sự mãn nguyện của cá nhân phải đạt đến đỉnh điểm, thì nhiều người ở tuổi trung niên lại kinh nghiệm một tâm trạng mệt mỏi, chán chường. Cuộc sống của họ như mất định hướng: những gì trước đây vốn có ý nghĩa và tạo sức bật cho cá nhân (như cơ ngơi, công danh…)  thì nay không còn sức cuốn hút. Từ đó có người đâm ra ngờ vực ý nghĩa của những năm tháng nỗ lực cống hiến trước đây cho gia đình, cho xã hội; số khác thì lại muốn buông xuôi hay sống vội để bù lại những năm vất vả trước kia. Thêm vào đó, sự sút giảm sức khỏe cũng là một nguyền nhân lớn đưa đến khủng hoảng.
 
       Các nhà tâm lý thường gọi tên hiện tượng này là “cuộc khủng hoảng giữa đời” (midlife crisis). Đây là lúc các cá nhân cần dừng lại, xem xét, và đề ra một chương trình sống mới phù hợp hơn. Các nguyên nhân đưa đến cuộc khủng hoảng ý nghĩa giữa đời có thể đến từ những hoàn cảnh sau:
 
  • Do cá nhân bị kiệt lực sau những năm dài cố sức.
  • Do sức khỏe tụt giảm (do các bệnh tiểu đường, tim mạch; do mãn kinh nữ và thoái dục nam...)
  • Đối với phụ nữ, do nhịp sống quen thuộc bị đảo lộn, nhàn rỗi hơn, vì con cái đã rời tổ khiến gia tăng sự trống vắng.
  • Đối với nam giới, những thành công đạt được nay trở nên vô vị; họ không còn ham muốn những thú vui trước đó.
  • Có cái nhìn tiêu cực về tương quan vợ chồng (chán nhau).
  • Vội vã vì cuộc đời bắt đầu về chiều; nhất là đối với những ai chưa thành đạt ở tuổi này.
  • Cảm giác mất mát vì cha mẹ, người thân già yếu, ra đi. Đồng thời lại lo lắng rồi sẽ đến lượt mình.    
 
    r  Thách đố đối với việc triển nở nhân cách: Tuy không phải tất cả mọi người trung niên đều vướng phải cơn khủng hoảng giữa đời, nhưng khủng hoảng này có chiều hướng ngày càng gia tăng trong xã hội hiện đại, khi nhịp sống trở nên căng thẳng hơn, nhiều áp lực hơn, và những nâng đỡ từ các tương quan thân tình với gia đình và bạn hữu ngày càng giảm sút.
 
       Để vượt qua cơn khủng hoảng giữa đời, cá nhân cần đi tìm một ý nghĩa mới và một sự quân bình mới cho quãng đời còn lại nơi những giá trị tinh thần, tôn giáo và các công tác từ thiện, nhân đạo. Đồng thời họ cũng phải sắp xếp một nhịp sống mới phù hợp với tình trạng sức khỏe và quỹ thời gian rỗi rảnh hơn.
 
4.  Giai đoạn lão niên (sau 60): Đối diện quá khứ & vĩnh cửu
 
  r  Đặc điểm tâm thể lý: Gánh nặng đầu tiên đối với tuổi già là suy thoái sức khỏe. Các chứng bệnh đặc trưng của tuổi già là: tim mạch, sút giảm thính giác, thị giác; suy thoái trí nhớ (alzheimer), run tay chân (parkinson), mất ngủ kinh niên (insomnia)... Bên cạnh đó, tương quan xã hội của người già bị thu hẹp. Việc lệ thuộc con cái về vật chất, tinh thần thường gây ra tổn thương, buồn khổ, tủi thân, nhất là khi con cháu phục vụ cách miễn cưỡng, bỏ bê, hay xúc phạm đến cha mẹ ở tuổi già.
 
       Như một nhà buôn thường kết toán tiền bạc vào cuối mỗi ngày kinh doanh, người già không tránh khỏi việc ngồi lại tính sổ đời mình. Công việc này luôn đè nặng ít nhiều trên lương tâm của các cụ.  
 
  • Nếu ai đó đã sống một cuộc đời hữu ích thì cảm thấy mãn nguyện; nhưng rồi lại rơi vào nuối tiếc vì sắp phải bỏ lại đàng sau tất cả những thành quả cả một đời gây dựng.
 
  • Ngược lại, những người có những thất bại, đổ vỡ, bất hạnh trong quá khứ, thì sẽ không tránh khỏi những ray rứt, buồn phiền, vì đã sống cuộc đời mình cách uổng phí.
 
      Tuy nhiên, dù thành công hay thất bại, thì cuối cùng nỗi lo âu hiện sinh về cái chết đang đến đều đè nặng trên mọi người. Đây có thể là thử thách khó vượt qua nhất, vì không một mất mát nào khủng khiếp cho bằng nỗi xao xuyến khi thấy đời mình sắp vụt tắt một cách hoàn toàn và vĩnh viễn.
 
   r Thách đố đối với việc triển nở nhân cách: Để tìm thấy hạnh phúc, bình an, thanh thản ở tuổi già, các vị lão niên cần được sự chăm sóc ân cần của con cháu; được sự cảm thông đối với những chậm chạp, phiền hà của tuổi già; được giúp đỡ để siêu thoát cả với những thành công lẫn thất bại của quá khứ; hòa giải với mọi người và với cuộc sống, và chấp nhận cuộc đời đã qua dù nó như thế nào; can đảm đón nhận thân phận sinh, bệnh, lão, tử của kiếp người. Rút cuộc, chỉ có niềm tin tôn giáo mới hóa giải cách hữu hiệu các bận tâm của tuổi xế chiều: mối dằn vặt đối với quá khứ đã qua, gánh nặng của tuổi già hiện tại, và sự lo âu đối với hư vô đang tới.    
      Phụ chú:  Một số ngưỡng khủng hoảng trong cuộc đời
 
      Như đã nói, khủng hoảng là hiện tượng bình thường trong đời; chúng nổ ra khi sự quân bình/hài hòa nội tại hay ngoại tại của cá nhân bị phá vỡ. Do vậy, để vượt qua khủng hoảng, cá nhân một mặt phải điều chỉnh bản thân, mặt khác phải thích ứng với hoàn cảnh, nhằm tạo lập một thế quân bình mới.
 
      Nếu nhìn đời người như một cuộc leo núi, ta có thể nhận ra bốn cột mốc khủng hoảng lớn sau:
 
                                                 (3)

 
                                                     (2)     
 
        (1)                                     (4)
 
  1. Ở chân núi: Tuổi thiếu niên phải đấu tranh với bản thân để kiến tạo cho mình một nhân cách lành mạnh, độc sáng, và hoạch định được một kế hoạch thực tiễn cho tương lai.
 
  1. Trên sườn núi: Tuổi thanh niên phải vất vả khởi nghiệp và lập thân. Đôi lúc vì sinh kế, họ phải gác bỏ cả những ước mơ để sống một thực tiễn khác với điều họ mong đợi.
 
  1. Đỉnh núi: Ở đỉnh cao thành đạt của tuổi trung niên, thường nổ ra cuộc khủng hoảng về ý nghĩa cuộc sống. Lần khủng hoảng này đôi lúc còn gay gắt hơn cả cuộc khủng hoảng của tuổi thanh niên. Bởi lẽ người trẻ tuy phải lập thân nghiệt ngã, nhưng trên đầu của họ là cả bầu trời xanh hy vọng; trong khi đó tuổi trung niên tuy đang ở đỉnh cao, nhưng lại phải đối diện với một vực thẳm trước mắt.
 
  1. Cuối chân núi: Người già một mặt phải trả lời về quá khứ đã qua, vừa phải chịu đựng gánh nặng của tuổi tác hiện tại, vừa lo âu với hư vô đang tới. Mệt mỏi, buồn chán, lo âu là tâm trạng chung ở cuối đời. Chỉ có cái nhìn siêu thoát hướng đến vĩnh cửu mới thắp lên tia hy vọng và cho sức mạnh bước hết chặng đường cuối đời.
 
      Tóm lại, tuy những khủng hoảng ở các độ tuổi rất khác biệt nhau về tính chất, nhưng các cá nhân ở mọi giai đoạn đều cần có được sáu thái độ tích cực sau đây thì mới có thể vượt qua khủng hoảng để vươn tới.
 
  • Chấp nhận mình. Biết mình và chấp nhận mình, cả khía cạnh tích cực lẫn tiêu cực của bản thân. Luôn có suy nghĩ tích cực về quá khứ và biết rút kinh nghiệm cho tương lai.
 
  • Quan hệ tích cực với người khác. Khi gặp khủng hoảng, cá nhân thường thu mình lại và tự xoay sở giải quyết vấn đề của mình. Vì thế họ không tránh khỏi bị đè bẹp. Người cởi mở và quan hệ tích cực với người khác sẽ tìm được sự trợ giúp và nâng đỡ trong những phút hoạn nạn.
 
  • Tự lực. Tuy nhiên không ai có thể giải quyết các vấn đề thay cho đương sự; họ chỉ có thể tư vấn. Vì vậy cá nhân cần  có thói quen tự lực, tự quyết, có khả năng chịu đựng áp lực xã hội và dám điều chỉnh. Cá nhân phải quyết định với xác tín cá nhân hơn là lụy thuộc vào đánh giá của người đời.
 
  • Hiểu rõ và làm chủ hoàn cảnh. Có cảm thức thực tiễn, tức đánh giá chính xác hoàn cảnh. Biết khai thác, kiểm soát và sử dụng hiệu quả các phương tiện và cơ hội bên ngoài.
 
  • Có mục tiêu soi dẫn cuộc sống. Sống có định hướng; ý thức rõ về mục đích và ý nghĩa của đời mình. Tin rằng dù quá khứ và hiện tại thế nào cũng đều có một ý nghĩa; vấn đề còn lại là phải có lý nghị lực để sống cho tương lai.
 
  • Có tinh thần cầu tiến; sẵn sàng lắng nghe người khác chỉ bảo, đón nhận những kinh nghiệm mới, để ngày càng hiểu biết về mình và trở nên hiệu quả hơn trong cuộc sống.
B-  MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN
 
      Bản ngã - hay cái tôi - là tâm điểm của nhân cách. Nó vừa là chủ thể hành động, vừa chịu tác động của những yếu tố nội tại nơi bản thân (như tính khí, sức khỏe…) hoặc ngoại tại từ môi trường (như giáo dục, các mối tương quan, thời cơ…)
 
      Đâu là những động cơ chi phối sự phát triển bản ngã? Bản ngã ấy phát triển theo những quy luật nào? Khởi đi từ góc nhìn riêng, mỗi trường phái tâm lý đều cố trả lời các câu hỏi, hình thành nên các lý thuyết phát triển trên các phương diện khác nhau. Ở đây chúng ta chỉ tìm hiểu 5 lý thuyết phát triển đặc biệt hữu ích cho công tác giáo dục và huấn luyện:
 
  • Lý thuyết phát triển tâm lý tính dục (theo Sigmund Freud)
  • Lý thuyết phát triển tâm lý xã hội (theo Erik Erikson)
  • Lý thuyết phát triển khả năng nhận thức (theo Jean Piaget)
  • Lý thuyết phát triển phán đoán luân lý (Lawrence Kohlberg)
  • Lý thuyết về chu kỳ tuổi thọ đời sống gia đình  (Becvars)
 
1.  Lý thuyết phát triển tâm lý qua con đường tính dục
 
   r    Khái niệm “dục năng (Libido)
 
      Khi quan sát, lắng nghe và phân tích các bệnh nhân của mình, bác sĩ tâm thần Sigmund Freud (1856-1939) - vị sáng lập ra bộ môn phân tâm học - nhận thấy rằng những vấn đề của họ đều ít nhiều có nguồn gốc từ việc đè nén những “thèm khát khoái cảm” từ tuổi đồng ấu. Freud gọi tên những “thèm khát khoái cảm” ấy là “libido” hay dục năng.
 
       Theo Freud, dục năng thuộc bản năng, vượt tầm kiểm soát của ý thức; nó thúc bách cá nhân đi tìm thỏa mãn lập tức mọi thèm muốn để bảo đảm sự sống của cá nhân và sự sinh tồn giống nòi. Dục năng xuất hiện từ lúc sơ sinh, và mặc những hình thái khác nhau tùy vào mỗi giai đoạn phát triện. Trẻ sơ sinh thì có dục năng dưới dạng nhu cầu ăn, ngủ, bài tiết…; từ tuổi dậy thì, dục năng thể hiện ở sự thèm khát tính dục. Như vậy, khác với người ta nghĩ, dục năng của Freud không chỉ là khát vọng tính dục, nhưng là tất cả các hình thức ham muốn cần cho sự sinh tồn và phát triển của cá nhân. Giả như một trẻ sơ sinh không “thèm bú” (dục năng sơ đẳng) thì trẻ sẽ thế nào? Hoặc mọi người lớn đều không có “thèm khát tính dục” (dục năng tuổi trưởng thành), thì tương lai nhân loại sẽ đi về đâu?
 
   r    Phát triển nhân cách qua các giai đoạn tâm lý tính dục
 
     Cần nhắc lại, Freud hiểu từ “tính dục” theo theo nghĩa rộng là dục năng, bao hàm mọi “thèm muốn khoái cảm” giúp sinh tồn cá nhân và nòi giống. Qua lâm sàng, Freud phát hiện ra rằng, ở mỗi độ tuổi khoái cảm tập trung ở một vùng gợi dục đặc thù (erogenous zone) trên cơ thể. Nhờ được thỏa mãn dục năng đúng mức ở mỗi chặng cuộc đời mà nhân cách được phát triển nở. Sau đây là tiến trình phát triển nhân cách qua 5 giai đoạn phát triển tính dục trong đời người theo tác giả Freud.
 
  • Giai đoạn bú-mút (18 tháng đầu)
 
      Trong các tác phẩm của mình, Freud gọi đây là “giai đoạn miệng” (oral stage), vì vùng khoái cảm của tưởi này tập trung ở vùng miệng. Ngay khi chào đời, trẻ sơ sinh đã biết bú-mút theo bản năng, nhờ đó có thể sống được. Hơn nữa, do thị giác của trẻ chưa hoàn chỉnh trong 6 tháng đầu đời, miệng là cửa ngõ giác quan chính giúp trẻ nhận biết thế giới bên ngoài. Vì thế các cháu hay có thói quen đưa mọi đồ vật vào miệng, cả khi thị giác đã hoàn chỉnh hơn về sau.
 
       Ngoài ra, việc bú-mút-nhai vú mẹ hay núm vú da là nguồn khoái cảm đặc biệt với bé: nó giúp bé giải tỏa căng thẳng. Chính vì thế, khi muốn được yên, bố mẹ chỉ cần cho bé bình sữa hay vú ngậm là yên chuyện! Dư âm của khoái cảm miệng này hãy còn đọng lại ở các độ tuổi lớn hơn: như các trẻ lớn vẫn thích mút tay; người lớn thích hôn nhau khi tỏ tình và hay cắn móng tay khi tâm trạng không ổn. Freud gọi sự quay về với chặng khoái cảm trước là sự “thoái hồi” (regression).
 
      Về phương diện nhân cách, trẻ nhũ nhi chưa ý thức gì về bản thân. Cái tôi của bé thuần túy mang tính sinh học và phản ứng theo bản năng. “Cái tôi sinh học” (biological self) biết đòi thỏa mãn khi đói, khát, nóng, lạnh, đau…. Tiếng khóc là vũ khí rất hiệu nghiệm của trẻ để báo động bố mẽ về sự thiếu hụt nhu cầu của trẻ. Nếu được cung ứng đầy đủ khoái cảm miệng (được bú mút đủ), thì trẻ sẽ trở nên dễ tính, dễ chịu; nếu bị để thèm khát, thiếu thốn, trẻ sẽ quấy khóc và dần dần hình thành nên tính cách lo âu, bi quan, cau có. Ngược lại, nếu một trẻ đã qua tuổi bú mà vẫn không chịu cai sữa để chuyển qua ăn thức ăn cứng, thì sẽ hình thành nơi trẻ một tính cách ù lì, thiếu nỗ lực, bám víu ấu trĩ. Về sau, cá nhân ấy thường trở nên nhu nhược, tụt hậu so với nhịp độ tâm lý của độ tuổi, không đủ sức đương đầu với những khó khăn, thách đố. Freud gọi việc “giậm chân tại chỗ” ấy là hiện tượng “ngưng tụ” (fixation).
 
  • Giai đoạn tập đại tiện  (1.5 đến 3 tuổi)
 
      Trong nguyên bản, Freud gọi tên chặng này là “giai đoạn hậu môn” (anal stage), vì nó liên quan đến những khoái cảm tập trung ở vùng hậu môn đi kèm theo việc đại tiện của trẻ.
 
       Đến tuổi này, các trẻ phải tập “ngồi bô”. Công việc tưởng chừng đơn giản ấy lại rất khó nhọc đối với bé, vì nó đảo lộn thói quen bài tiết tùy tiện trước đó. Việc ngồi bô vô tình trở thành mối bận tâm của cả bé lẫn mẹ: nếu bé đại tiện thành công thì được mẹ thương; ngược lại, sẽ bị mẹ thiếu kiên nhẫn và đánh đòn. Một cách vô hình trung, việc đại tiện để lại những tác động cả trên thể lý và tâm lý của bé.
 
  • Về thể lý, khi đại tiện, cơ hoành ở hậu môn co thắt tạo ra khoái cảm, đồng thời làm giảm sự nặng nề và căng thẳng ở đại tràng. Các trẻ thường cảm nhận được khoái cảm ở vùng hậu môn đi kèm với việc “giữ” hay “tống” phân ấy.
  • Về tâm lý, việc ngồi bô tạo cho bé một căng thẳng về tâm cảm: bé không còn đương nhiên là “số 1” trong mắt mẹ. Trái lại, bé phải cố làm theo ý mẹ để tiếp tục được mẹ yêu, như phải tiêu tiểu đúng giờ, nề nếp trong các sinh hoạt ăn ngủ… Từ đó bé nảy sinh ý thức về “cái tôi xã hội” (social self) của mình: mình không còn là “cái tôi tối thượng”, mà chỉ là một “cái tôi nhỏ bé, yếu ớt” bên cạnh những cái tôi khác. Bé cũng nhận ra mình phải tùng phục các “cái tôi khác”, trước hết là bố mẹ, để đổi lại sự thương yêu. Sự thay đổi vị thế ấy một mặt làm bé hụt hẫng, nhưng cũng tập cho bé điều chỉnh hành vi theo những nề nếp của mọi trường.
 
  • Giai đoạn tò mò giới tính  (3 đến 6 tuổi)
 
      Nguyên văn Freud gọi độ tuổi này là “giai đoạn dương vật” (phallic stage): từ la-tinh “phallus” chỉ biểu tượng ‘dương vật’ của giới tính nam (giống từ ‘linga’ trong văn hóa Ấn giáo).
 
      Khi lên 3-4 tuổi, trẻ ý thức về giới của mình: tôi là trai; bạn Mai là gái. Ý thức về “tôi giới tính” (gender) của trẻ xuất hiện từ lúc đó. Vì đã biết căn cứ vào bộ phận sinh dục để xác định giới tính, nên trẻ thường tò mò thích nhìn bộ phận sinh dục của người khác, nhưng chưa có những ý tưởng xấu, lệch lạc về tính dục như người lớn.
 
      Freud cũng nhận ra rằng, trẻ trai thì tự hào vì mình có dương vật và cảm nhận được khoái cảm khi sờ mó bộ phận ấy. Thế nhưng niềm tự hào này lại mau chóng biến thành nỗi sợ bị (đe dọa) thiến hoạn (castration fear). Nỗi sợ này tiếp tục tồn tại ở những độ tuổi lớn hơn nơi nam giới, dưới dạng bận tâm về nam tính của mình: Tôi sợ mình không là đàn ông thực thụ! Còn trẻ gái thì ghen tị vì mình thiếu dương vật, và ngầm ước cũng có được bộ phận ấy (penis envy). Thế nhưng, khi biết ước mong ấy là hão huyền, trẻ gái chuyển qua ước muốn lập gia đình khi lớn lên và sẽ tự sinh cho mình một bé trai. Trong thực tế, nhiều tác giả phê bình rằng ý kiến của Freud về “sự ghen tị thiếu dương vật” nơi trẻ gái là lệch lạc; nhưng về mặt biểu tượng, điều ấy lại rất đúng với não trạng nữ quyền: đấu tranh đòi bình đẳng giới và bình quyền với nam giới.
 
       Sau cùng, Freud quan sát thấy hiện tượng xung khắc của trẻ từ 3-6 tuổi với cha mẹ đồng giới mà ông đặt tên là “phức cảm Ơ-đíp” (oedipus complex). Tên gọi này bắt nguồn từ một truyền thuyết Hy lạp kể về chàng trai Oedipus - con Vua thành Thèbes - bị lưu lạc từ nhỏ. Khi trưởng thành, do không biết cha mẹ mình, Oedipus đã vô tình sát hại cha trong một cuộc đọ kiếm theo tục lệ để tranh cưới mẹ. Thực ra Freud không có ý đề cao khía cạnh loạn luân của câu chuyện thần thoại; ông chỉ muốn dùng tích truyện ấy để miêu tả một biểu hiện có thật nơi cả trẻ nam lẫn nữ: quyến luyến và muốn độc chiếm cha hay mẹ khác giới; từ đó kình chống cha hay mẹ cùng giới. Nhưng khi lên 5-6 tuổi, trẻ nhận ra mình không thể cạnh tranh nổi quyền lực của cha/mẹ, nên giải quyết xung khắc ấy bằng cách ngoan ngoãn tùng phục và rập khuôn theo cung cách của cha/mẹ đồng giới. Nhờ sự rập khuôn ấy, trẻ được củng cố nam tính hay nữ tính của mình hơn và có sức thu hút, quyến rũ bạn tình sau này.
 
  • Giai đoạn tiềm phục về tính dục (6 tuổi đến dậy thì)
 
      Có một chuyển biến rõ nét trong tâm cảm của trẻ ở tuổi tiểu học: đó là cả trẻ trai lẫn gái đều giảm quan tâm đến vấn đề giới tính, nhưng tập trung tất cả sự hiếu động vào tìm hiểu thế giới, mở mang kiến thức, rèn luyện những kỹ năng trí tuệ và xã hội của mình. Vì vậy Freud đặt tên cho tuổi 6-12 là “giai đoạn tiềm phục” về tính dục (latency stage).
 
        Về tâm cảm, tuổi 6-12 chưa thực sự có nhân cách riêng; do vậy trẻ thường ẩn mình vào nhóm bạn đồng trang lứa. Tuy không mấy quan tâm đến tính dục của bản thân (tiềm phục), nhưng trẻ lại rất kỳ thị về giới: trai chỉ chơi với nhóm trai; gái chỉ vào với nhóm gái. Việc nấp mình vào nhóm bạn đồng giới tạo cơ hội cho trẻ củng cố hơn nữa “cái tôi giới tính”, tức nam tính hay nữ tính của mình. Trẻ nào bị nhóm bạn đồng giới loại trừ, thì dễ rơi vào hoang mang, nghi ngờ căn tính giới tính (gender identity) của mình.
 
       Tương quan của tuổi tiềm ẩn với quyền bính rất ôn hòa: ngoan ngoãn, dễ bảo, không còn phản kháng với cha mẹ như giai đoạn tò mò tính dục hay giai đoạn dậy thì tiếp theo.
               
  • Giai đoạn hoạt động tính dục  (từ tuổi dậy thì trở đi)
 
      Ở tuổi dậy thì, những ham muốn tình dục chôn vùi ở giai đoạn tiềm phục nay tái bùng phát mạnh mẽ. Đối tượng khoái cảm của cá nhân giờ đây chuyển sang người khác phái và tiến dần đến việc thành hôn đảm nhận đời sống gia đình ở cuối giai đoạn này. Sự xuất hiện của những cuốn hút tính dục, các mộng tưởng tình dục, kinh nghiệm về khoái cảm thể xác và khả năng đạt cực khoái… một mặt làm người trẻ vui thích, mặt khác gây nên sự xấu hổ, sợ hãi và mặc cảm tội lỗi. Thiếu niên cần tập luyện để điều hợp những xung động tính dục mới xuất hiện và học một thái độ nghiêm túc với tính dục và hôn nhân.
 
       Thế nên, sự chín muồi của khả năng truyền sinh nơi thiếu niên chỉ là bước khởi đầu của “cái tôi trưởng thành”, bởi lẽ - theo Freud - không ít người không vượt qua được chặng “đồng tính luyến ái” của tuổi thiếu niên (hiện tượng ngưng tụ), tức có những khám phá và “trò chơi tính dục” với bạn thiếu niên đồng giới, vì chưa đủ bản lãnh và tự tin để chinh phục một người bạn khác giới. Chỉ khi cá nhân tiến đến được hôn nhân dị giới, đủ sức đảm nhận chức năng vợ-chồng, bố-mẹ trong gia đình và các vai trò xã hội khác một cách trưởng thành, thì cá nhân ấy mới đạt đến “nhân cách trưởng thành và sung mãn”. Vì thế, một cá nhân có nhân cách trưởng thành phải vững chãi về phái tính của mình, tức chấp nhận căn tính giới tính của mình và hành xử đúng theo phái tính ấy. Đồng thời phải có đủ năng lực đảm nhận cách đúng đắn các bổn phận hôn nhân (hay tương đương) và bổn phận xã hội của họ.
        Kết luận: Freud thường bị phê phán đã quá thổi phồng tác động của tính dục trên sự phát triển nhân cách. Thật ra, Freud không phủ nhận vai trò của các yếu tố khác trên việc phát triển nhân cách. Lý thuyết của ông chỉ muốn nhấn mạnh yếu tố tính dục trên tiến trình phát triển thường bị các tác giả khác bỏ quên hoặc né tránh. Đồng thời Freud cũng muốn minh chứng rằng, việc thỏa mãn đúng mức và đúng cách dục năng của cá nhân ở mỗi độ tuổi, sẽ giúp tăng trưởng cách lành mạnh các “cái tôi” khác nhau của bản ngã, hướng đến xây dựng một nhân cách trưởng thành. Các cái tôi khác nhau của bản ngã gồm:
 
  • Một cái tôi sinh học đòi được bú mớm và yêu thương;
  • Một cái tôi xã hội cần an toàn và hài hòa với cái tôi khác;
  • Một cái tôi giới tính nhận biết phái tính của mình, chấp nhận nó và vững chãi trong căn tính tính dục của bản thân; 
  • hướng tới cái tôi tính dục trưởng thành, chững chạc trong nhân cách, có tương giao lành mạnh với mọi người; sống trách  nhiệm đời sống hôn nhân và xã hội. 
 
       Dầu sao, không lý thuyết nào là một khẳng định chắc nịch, hay là lời giải thích minh nhiên về một hiện tượng; chúng chỉ muốn đưa ra một giả thiết. Cũng vậy, Freud chỉ nêu lên một giả định rút tỉa từ kinh nghiệm trị liệu của ông: đó là có sự gắn kết chặt chẽ giữa sự phát triển nhân cách với tiến trình phát triển tính dục. Dù ai có chống lại lập trường của Freud, thì cũng phải nhận rằng lý thuyết của ông có một phần đúng với bản thân họ và được ứng dụng rất hiệu quả trong trị liệu. Các điều ấy biện minh cho sự đúng đắn và giá trị của lý thuyết của Freud.
 
2. Lý thuyết phát triển tâm lý qua tương giao xã hội
 
     Khác với Freud, nhà phân tâm Erik Erikson (1902-1990) chủ trương rằng nhân cách thành hình và phát triển nhờ vào những mối tương giao xã hội. Erikson chia đời người làm tám giai đoạn; mỗi giai đoạn có một đối tượng tương giao quan trọng riêng. Khi cá nhân giải quyết ổn thỏa mối tương giao với đối tượng riêng của mỗi giai đoạn, thì sẽ đạt được một phẩm tính tâm lý tạo điều kiện cho sự phát triển ở các chặng kế tiếp.
 
  • Từ 0-1 tuổi:  Phẩm tính Tin cậy đối lại với bất an, nghi ngại
 
      Đối tượng tương quan có ý nghĩa của tuổi này là mẹ yêu. Nếu một trẻ được chăm sóc, yêu thương đầy đủ từ người nuôi dưỡng sẽ có được phẩm tính tin cậy đối với ngoại cảnh. Chính thái độ tin cậy từ tuổi sơ sinh sẽ đặt nền móng cho thái độ tin tưởng lạc quan trong cuộc sống về sau, vì trẻ cảm nhận thế giới là một nơi an toàn.
 
  • Từ 2-3 tuổi:  Phẩm tính Tự chủ đối lại nhút nhát, hoài nghi
 
      Đối tượng tương quan có ý nghĩa của tuổi này là mẹ quyền lực. Tuổi lên 2-3 bắt đầu khám phá thế giới hành vi của mình và muốn làm theo ý riêng. Thế nhưng, trẻ luôn bị khép vào kỷ luật của người lớn: phải ngồi bô, phải ăn cái này, phải làm cái nọ… Nếu một trẻ bị răn đe khắt khe, sẽ đâm ra nhút nhát, rụt rè và hoài nghi bản thân. Ngược lại, nếu được khuyến khích, cổ vũ thì trẻ sẽ sớm có được những nề nếp, tự chủ, tự lập.
 
  • Từ 3-6 tuổi:  Phẩm tính sáng tạo đối lại mặc cảm sai lỗi
 
      Tới tuổi mẫu giáo, trẻ va chạm với một đối tượng ít an toàn nhưng cạnh tranh hơn: đó là anh chị và bạn mẫu giáo lớn hơn. Bắt nạt, ẩu đả khi vắng mặt người lớn là chuyện thường xuyên. Một trẻ có được sự an toàn sẽ trở nên năng động, sáng tạo, dám đối đầu với những thách thức. Cũng ở tuổi này, trẻ bắt đầu tập tự lo liệu cho các sinh hoạt của bản thân (ăn, ngủ, vệ sinh). Nếu một trẻ không tạo được thói quen trách nhiệm, sẽ cảm thấy bất an và mặc cảm sai lỗi. Cần giúp trẻ sáng tạo và tập trách nhiệm bằng lời khen và khuyến khích để trẻ lập thành tích.
 
  • Từ 7-12 tuổi:  Phẩm tính khéo léo đối lại với tự ti
 
      Đây là độ tuổi học cấp I. Trẻ cần có tài khéo (học giỏi, chơi giỏi) để cạnh tranh và được nhóm bạn đồng giới đón nhận. Nếu ở tuổi trước, sự sáng tạo đưa trẻ khám phá những kinh nghiệm mới, thì ở tuổi này trẻ cần thêm sự siêng năng để trau giồi những kiến thức và kỹ năng ở trường. Nếu thành công, trẻ sẽ trở nên ham thích học hỏi, và ngày càng phát triển.  Nếu trẻ thua sút, kém cỏi sẽ đâm ra tự ti, chủ bại. Vì vậy, nhà giáo dục cần kích thích các em phát huy tính chủ động, sáng tạo; đặc biệt phải giúp các trẻ yếu kém cố tự tin, năng động, siêng năng hơn. Cũng vậy, cần tránh không để trẻ nào bị nhóm loại trừ.
 
  • Từ 13-20 tuổi:  Tạo lập được nhân cách riêng
              đối lại với  hoang mang về căn tính của mình
 
       Đối tượng tương giao chính của tuổi thiếu niên là bản ngã của em. Tuổi thiếu niên quan tâm tìm câu trả lời: tôi là ai; tôi quan tâm đến những điều gì; tôi sẽ đi về đâu trong cuộc đời? Những câu hỏi như thế thúc đẩy thiếu niên đi tìm cho mình một căn tínhđịnh hướng cho mình một tương lai. Công việc này không đơn giản, vì đã bắt đầu tiếp cận với cuộc sống của người lớn (tiêu tiền, đi làm thêm, yêu đương, xã giao…), kể cả nguy cơ tiêm nhiễm những tệ nạn xã hội, nhưng lại chưa đủ bản lĩnh và suy nghĩ chín chắn để quyết định đúng đắn.
 
      Thay vì kiểm soát, cấm đoán thiếu niên như trẻ con, phụ huynh nên hướng dẫn và tạo cơ hội cho em cọ xát với thực tế, tập cho em đảm nhận từ từ những vai trò của người trưởng thành; đồng thời hướng dẫn em chọn một nhân cách lành mạnhmột hướng đi đúng đắn cho tương lai. Bao lâu một thiếu niên chưa hoàn tất được hai nhiệm vụ này, bấy lâu trẻ ấy còn mông lung về bản thân và về tương lai.
 
        Trong số các chặng phát triển trong đời người, Erikson cho rằng chặng định hình nhân cách ở tuổi thiếu niên là quyết định nhất. Nếu một trẻ đạt được các phẩm tính tâm lý của 4 giai đoạn trước, thì sẽ gặp nhiều thuận lợi trong việc định hình nhân cách ở giai đoạn này. Nói như thế, không có nghĩa là những trẻ kém may mắn trước đó, sẽ không thực hiện được việc định hình nhân cách. Nếu có ý chí và nghị lực tốt, có bản lãnh cao, và được hướng dẫn chỉ bảo trong tuổi thiếu niên, thì các trẻ sau vẫn có thể bứt phá, hóa giải những bất lợi, tận dụng thời cơ, phát huy những thế mạnh của cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ tâm lý của giai đoạn này.
 
      Tóm lại, chặng thiếu niên giống như cái bản lề nối hai chặng tuổi thơ và trưởng thành. Do vậy, mọi thiếu niên đều cần được hỗ trợ và hướng dẫn sâu sát, để không lỡ mất cơ hội duy nhất xây dựng một bản lề chắc chắn cho đời mình.   
 
  • Từ 20-30 tuổi:  Khả năng thân tình đối lại với xa lánh
 
      Đối tượng tương giao của tuổi vào đời là vật lộn với đời để lập thân. Để thành công, người thanh niên cần có khả năng kết thân cả trên lãnh vực làm ăn, tình yêu, giao tế xã hôi… Khả năng kết thân này thường kết tinh từ những phẩm tính tâm lý của các giai đoạn trước: tự tin và bản lĩnh; biết đối thoại và hợp tác; không ngại đối diện những xung khắc, nhưng biết cách dàn xếp các xung khắc ấy cách ôn hòa.
 
      Một thanh niên càng có khả năng thân tình và kết thân cao, thì tiềm năng thành đạt, thành danh, thành gia thất của người ấy càng lớn. Ngược lại, một thanh niên nhút nhát, xa lánh, có nguy cơ trơ trọi mãi mãi trong ốc đảo của mình. Thực tế đã chứng tỏ cho thấy điều đó nơi các thanh niên. 
      
  • Từ 30-60 tuổi:  Sống cống hiến đối lại với co rút, bế tắc
 
      Đối tượng tương giao của tuổi trưởng thành là trách nhiệm của bản thân. Sau thời gian vất vả lập thân và đã ổn định cuộc sống, sẽ xảy đến cám dỗ hưởng nhàn, ích kỷ, tìm bù trừ. Người có nhân cách lành mạnh luôn chọn sống trách nhiệm và sinh ích cho đời. Erikson gọi phẩm tính ấy là sinh sản hay cống hiến (generativity). Ngược lại, người quy kỷ, hoặc không lập thân thành công sẽ lâm vào co rút, bế tắc.
  • Trên 60 tuổi:  Sự toàn vẹn cuối đời đối lại với thất vọng
 
      Tuổi già thường nhìn lại quá khứ và lượng giá lại đời mình. Nếu có được cuộc đời tươi đẹp, thành đạt, ý nghĩa (dù không thiếu những phong ba), thì cá nhân cảm thấy mãn nguyện, vì đã sống đời mình toàn vẹn. Ngược lại, người có cuộc đời họ dang dở, u uất, sai lầm, thất không còn cơ hội làm lại, thì cảm giác tuyệt vọng sẽ xâm chiếm và khuynh đảo tâm hồn họ. 
 
      Theo Erikson, chỉ có thể đánh giá sự thành đạt của nhân cách hay thành nhân vào chặng cuối đời này. Sự thành nhân ấy khác với thành công hay thành đạt bên ngoài, nhưng là sự thành toại, mãn nguyệnthanh thản nội tâm dù đời mình thành công ra sao. Thế nên, cho dù cuối đời của một người không mấy sáng sủa, thì người ấy vẫn còn cơ hội biến màu đen u ám ấy thành màu tươi sáng hy vọng, nếu họ biết chấp nhận quá khứ; tự hòa giải và tha thứ cho những lầm lỡ của mình; khao khát vươn lên; thanh thản với sự chết đang đến. Đó chính là bí quyết làm cho cuộc đời nên toàn vẹn ở giây phút cuối đời. Đôi lúc, một cá nhân không thể tự thực hiện công việc “lột xác” ấy; họ rất cần sự thông cảm, nâng đỡ, khuyên bảo, ủi an để hoàn tất đời mình trong sự toàn vẹn.  
 
3. Lý thuyết phát triển khả năng nhận thức
 
     Jean Piaget (1896-1980) - nhà tâm lý Thụy sĩ - đã nghiên cứu cách quy mô khả năng học hỏi nơi các độ tuổi. Ông ghi nhận bốn giai đoạn nhận thức căn bản nối tiếp nhau giữa các độ tuổi.
 
a- Giai đoạn cảm giác & vận động: từ 0 đến 2 tuổi
                         (Sensory Motor Period)
 
      Trong hai năm đầu, trẻ xây dựng hiểu biết về ngoại giới qua việc phối hợp tri nhận của giác quan đưa đến vận động thể xác: chẳng hạn ai đó giơ cao cây roi trước mặt trẻ (tri giác), trẻ liền nhắm tít mắt và co rúm người lại (vận động). Nhận thức của bé hãy còn là cái biết do kinh nghiệm, chưa được khái quát hóa thành khái niệm. Ví dụ, sau lần bị phỏng, bé “biết” bằng kinh nghiệm rằng lửa thì nóng. Tuy chưa có khái niệm trừu tượng: lửa = nóng; nhưng sau lần ấy bé sẽ rút tay khỏi tất cả những gì có hình dáng ngọn lửa (như bóng đèn quả nhót).
 
      Sau đây là tiến trình hiểu biết của bé trong 2 năm đầu đời, theo quan sát của Piaget.
 
  • 4 tháng đầu: Bé chỉ mới có phản ứng sinh học với ngoại giới bằng cách khóc hay cọ quậy khi đói, lạnh, nóng, ướt… Ngoài ra bé bắt đầu biết đáp trả mẹ bằng ánh mắt, nụ cười, hay hành vi vận động lập đi lập lại (như chơi trò ú…à!).
 
  • 4 - 8 tháng: Bé biết rằng có các đồ vật hiện hữu bên ngoài bé; vì vậy muốn chụp bắt đồ chơi có màu sặc sỡ hoặc tạo âm thanh. Cũng vậy, bé nắm được một số quy luật tương tác của ngoại vật: như nếu thả bóng ra thì bóng rơi xuống; khi bóng chạm đất thì lại tưng lên. Nắm được quy luật ấy bé có thể điều khiển động tác buông và bắt bóng.
 
  • 8 tháng: Tâm trí bé có thể lưu giữ hình ảnh của đồ vật bên ngoài. Trước đó, nếu ta lừa bé giấu con gấu bé đang chơi, thì bé thản nhiên xoay qua chơi với thứ khác. Từ tháng thứ 8, bé sẽ loay hoay kiếm gấu bông cho bằng được. Điều đó chứng tỏ bé đã có khả năng ghi nhớ trong tâm trí hình ảnh các đồ vật, nhất là những đồ vật bé yêu thích.
 
  • Từ 18 tháng: Đây là tuổi biết đi và biết nói. Tư thế đứng thẳng khả năng ngôn ngữ là hai bước đột phá lớn trong tiến trình tiến hóa loài người. Khi đứng thẳng được, bé sẽ nhìn chụp xuống ngoại giới cách bao quát hơn; khi biết nói, các ngôn từ sẽ cho phép bé sở hữu ngoại giới hiệu quả hơn; nâng cao trí tưởng tượng và khả năng tư duy hơn; bày tỏ tình cảm của mình dễ dàng hơn. Khi nói được, bé cũng hiểu được các chuyện kể; nhờ đó thế giới của bé được mở rộng vào vùng đất của trí tưởng tượng.
  • Giai đoạn tiền thao tác tư duy (2-7 tuổi) 
        (Pre-operational Thought Period)
 
      Piaget dùng từ “thao tác” (operations) để chỉ các hành vi tư duy có chiến thuật. Ở độ tuổi từ 2-7, trẻ chưa biết tư duy có phương pháp; do vậy Piaget gọi chặng suy nghĩ này là giai đoạn tiền thao tác tư duy. Cách suy nghĩ của tuổi này chỉ hoàn toàn bộc phát, chủ yếu dựa trên trực giác, trực quantưởng tượng để hình dung sự vật hay giải quyết một công việc; ngoài ra trẻ cũng biết diễn đạt sự hiểu biết của mình bằng ngôn từ, hình ảnh, hay các nét vẽ biểu tượng.
 
      Ví dụ cô giáo trao cho bé 1 cây bút kèm theo 5 nắp bút có kiểu dáng và kích cỡ khác nhau, rồi yêu cầu bé gắn đúng nắp của cây bút. Thông thường bé có thể tìm đúng nắm bút bằng một trong ba cách sau:
 
  • Tình cờ chọn đúng mà không hiểu tại sao (trực giác).
  • Nhắm chừng một nắp mà bé cảm thấy có vẻ vừa với cây bút (tưởng tượng).
  • Thử từng nắp bút cho đến khi tìm đúng (trực quan).
 
      Ngoài ra, Piaget còn nhận thấy rằng khả năng lập luận của tuổi tiền tư duy hãy còn rất hạn chế. Bé chưa có khái niệm về tính ổn định về khối lượng, số lượng (permanence of mass, quantity…) Ví dụ cô đưa cho bé hai ly giống nhau chứa hai lượng nước bằng nhau; sau đó cô đổ nước từ một trong hai ly vào một ly cao và hẹp. Nếu hỏi bé ly nào nhiều nước hơn, bé sẽ dựa vào trực quan để trả lời rằng nước trong ly cao và hẹp nhiều hơn, vì thấy sao nói vậy!
 
       Cũng vậy, bé chỉ mới có thể phân loại đồ vật dựa vào một tiêu chí: hoặc màu sắc, hoặc hình dáng. Do vậy, nếu trao cho bé một rổ lẫn lộn các hình khối tam giác, vuông, tròn (3), với ba màu xanh, đỏ, vàng (3); rồi yêu cầu bé phân loại. Hầu hết các bé chỉ chia được thành 3 nhóm: hoặc theo hình dáng, hoặc theo màu mà thôi. Còn bạn, bạn phân được bao nhiêu loại?
c-  Giai đoạn thao tác tư duy cụ thể  (7-11 tuổi) 
             (Concrete Operations Period)
 
      Độ tuổi cấp I đã có chiến thuật tư duy, nhưng hãy còn phải bám vào sự vật cụ thể bày ra trước mắt hoặc trong trí. Chẳng hạn trẻ làm toán bằng đũa; nếu không có đũa, chúng phải nhẩm “đũa” trong đầu. Vì chưa có khả năng tư duy những điều trừu tượng, không gắn với kinh nghiệm trực quan, tuổi thao tác tư duy cụ thể không thực hiện được phép tính: 3 - 5 = ?. Lý do vì trong thực tiễn 3 < 5, nên làm sao trừ được cho 5. Chỉ đến khi đạt khả năng tư duy trừu tượng, trẻ mới suy đoán được rằng: tôi có 3 đồng, mẹ muốn vay 5 đồng; muốn cho mẹ vay tôi phải đi mượn nơi khác 2 đồng mới đủ. Suy ra: 3 - 5 = -2.
 
      Về khả năng nhận thức các sự vật, trẻ tiểu học đã có được khái niệm về tính ổn định trọng lượng, khối lượng, số lượng; biết phân biệt dựa trên đa tiêu chíhoán đổi phương trình bậc 1. Ngoài ra, chúng có trí nhớ thuộc lòng rất cao dù không hiểu nội dung bài (học vẹt). Nhà giáo dục cần biết các đặc điểm trí tuệ này của trẻ để chọn phương pháp truyền đạt phù hợp.
 
d-  Giai đoạn thao tác tư duy hình thức hay trừu tượng  
            (Formal Operations Period):  Tuổi tiền dậy thì
                                                                                                                                                                                                      
       Bước vào tuổi tiền dậy thì, trẻ chớm nở khả năng “tư duy hình thức”, tức tư duy với những giả thiết trừu tượng, lôgíc, và khái quát, vượt trên các sự vật cụ thể. Chẳng hạn ở chặng thao tác tư duy cụ thể, nếu muốn chứng minh mệnh đề: [A > B; mà B > C, à A > C], giáo viên cần bày các vật cụ thể được gọi tên là A, B, C ra trước mắt thì trẻ mới kiểm chứng được lập luận bắc cầu trên. Thế nhưng ở tuổi tư duy hình thức, trẻ có thể giải bài toán ấy mà không quan tâm nội dung A, B, C là gì. Vì thế chương trình giáo dục đưa vào bậc trung học nhiều môn học có những khái niệm và công thức trừu tượng, như toán đại số, vật lý, hóa học. Các môn học này giúp trẻ trau giồi để ngày càng nhuần nhuyễn các kỹ năng tư duy trừu tượng hơn.
       Trong thực tế, khả năng tư duy trừu tượng không chỉ ứng dụng nơi bài vở, nhưng vào cả đời thường, như lên kế hoạch tính toán cho cuộc sống, hay dự phòng các tình huống tương lai. Do vậy, bên cạnh việc học tập ở trường, thiếu niên cần rèn luyện óc thực tiễn để tập đảm nhận những thực tế của đời sống.
 
4.  Lý thuyết phát triển phán đoán đạo đức
      Theo Lawrence Kohlberg (1927-1987)
 
       Mặc dù Piaget cũng nghiên cứu nhận thức đạo đức của trẻ em, nhưng Kohlberg mới là tác giả đưa ra lý thuyết hệ thống nhất về khả năng phán đoán đạo đức của các độ tuổi. Theo Piaget, có một bước chuyển quan trọng trong nhận thức đạo đức từ nền đạo đức dị trị (heteronomy) hành xử theo sự áp đặt, thưởng phạt, khen chê của người khác, sang nền đạo đức tự trị (autonomy) dựa vào phán đoán lương tâm của cá nhân.
 
        Kế thừa con đường của Piaget, Kohlberg cũng cho rằng sự phát triển nhận thức đạo đức hệ tại ở việc nội tâm hóa các giá trị bên ngoài (dị trị), để biến chúng thành những giá trị của bản thân (tự trị). Sau 20 năm nghiên cứu các độ tuổi khác nhau ở 27 quốc gia, Kohlberg ghi nhận rằng phán đoán đạo đức được phát triển qua 3 cấp độ: cấp độ tiền quy ước, quy ước và hậu quy ước. Mỗi cấp độ ấy lại chia thành hai xu hướng nhỏ. Trước khi đi vào từng cấp độ, hãy lược qua cách trắc nghiệm luân lý của Kohlberg và hai khái niệm phán đoán đạo đứcquy ước.
 
  • Định nghĩa “phán đoán đạo đức” và “quy ước”
  • Phán đoán đạo đức thì liên quan đến giá trị tốt-xấu của một hành vi tương ứng với thái độ luân lý của người làm hành vi đó. Chẳng hạn câu nói “cô Tấm khéo tay” chỉ là một nhận xét khách quan; nhưng câu nói “cô Tấm ngoan hiền” lại là một phán đoán đạo đức.
  • Quy ước là những thỏa thuận minh nhiên hoặc mặc nhiên giữa các cá nhân hay cộng đồng, nhằm bảo đảm tiện ích chung cho cộng đồng và mọi phía đối tác. Quy ước minh nhiên là những thỏa thuận, qui định, luật lệ thành văn như luật giao thông; còn qui ước mặc nhiên tuy không được ký kết trên văn bản, nhưng những ai có lương tri đều cảm thấy cưỡng lực từ bên trong phải tuân thủ; chẳng hạn như quy tắc “kính trên, nhường dưới”
  • Thực nghiệm của Kohlberg
 
       Để tiến hành khảo sát, Kohlberg đã thiết kế các “bài toán đạo đức”. Dựa vào câu trả lời theo đa số của mỗi độ tuổi, Kohlberg xây dựng lý thuyết về tiến triển phán đoán đạo đức nơi các độ tuổi. Sau đây là một vài “bài toán” mẫu.
  • Lan giúp mẹ rửa ly, chẳng may đánh vỡ 10 cái ly; Lâm trèo lên kệ lấy trộm kẹo, làm vỡ 2 cái ly. Vậy, em nào nặng tội hơn? Hầu hết trẻ dưới 7 tuổi cho là Lan, vì làm vỡ nhiều ly hơn. Lối trả lời ấy hãy còn dựa vào đạo đức dị trị, lấy xử phạt của bố mẹ làm tiêu chuẩn. Ngược lại, các trẻ theo đạo đức tự trị đã biết phán xử dựa vào ý hướng của mỗi đương sự khi hành động: Lâm có ý xấu nên nặng tội hơn.
  • Một người đàn ông có vợ bị ung thư, nhưng không đủ tiền để mua liều thuốc có thể chữa vợ ông khỏi bệnh. Thế là ban đêm ông đã lẻn vào hiệu thuốc đánh cắp thuốc. Ông ta có được phép hành động như thế không? Tại sao? Bạn sẽ xử lý hình sự ông ta thế nào? Bạn nghĩ gì về chủ hiệu thuốc? Ông ta có đúng khi tăng giá thuốc quá cao không? Trong thực tế, các bài toán loại này cũng “hóc búa” cả với người lớn.
 
  • Ba cấp độ phát triển phán đoán đạo đức theo Kohlberg
 
  1. Cấp độ phán đoán tiền-quy-ước  (Pre-conventional Level)
 
      Dưới 10 tuổi. Đây là cấp độ đạo đức quy kỷ, lấy tiện ích của bản thân làm chuẩn hành vi. Ở tuổi này, các trẻ chưa nhận thức được giá trị tự tại của các quy chuẩn đạo đức, nhưng chỉ lấy ích lợi cá nhân và thưởng phạt của người lớn làm tiêu chuẩn phán đoán hành vi. Có thể nhận thấy hai xu hướng đạo đức phổ biến của cấp độ tiền quy ước này.
 
  • Xu hướng đạo đức dị trị, dựa vào thưởng phạt (Punishment and Obedience Orientation). Phán đoán luân lý, đạo đức của trẻ hoàn toàn dựa vào những cấm đoán và thưởng phạt của người lớn: em nên hay không nên làm điều ấy vì bố mẹ bảo như thế; vì nếu không bố mẹ sẽ phạt.
 
  • Xu hướng đạo đức quy kỷ (Self-interest Orientation): Điều gì đem lại tiện ích cho tôi đều là tốt. Tôi thích kem, vậy kem là tốt. Sau đó tôi bị sâu răng, kem trở thành xấu. Hết đau răng, tôi lại ăn kem vô tội vạ! Cũng vậy, trẻ cư xử dựa vào quy tắc trao đổi thực dụng chứ chưa biết căn cứ vào giá trị tương đương, như sẵn sàng đổi món đồ chơi đắt giá của mình lấy món đồ chơi rẻ tiền của bạn mà mình thích.
 
  1. Cấp độ phán đoán theo quy-ước (Conventional Level)
 
     Khoảng 10-13 tuổi.  Đây là cấp độ đạo đức nệ luật. Việc giữ luật ở đây không do ý thức về giá trị của luật lệ; nhưng tôi phải hết sức tôn trọng mọi luật - từ luật chơi cho đến các luật lệ khác - để được cộng đồng đón nhận, để không bị nhóm loại trừ. Hai xu hướng của cấp độ đạo đức nệ luật này:
 
  • Xu hướng đạo đức trung thần (Loyalist Orientation). Không còn sợ thưởng phạt như tuổi ấu nhi, trẻ 10-13 tuổi đề cao nhiều hơn sự tin cậy, liên đới và trung tín giữa các thành viên, và lấy đó làm nền tảng phán đoán luân lý. Vì vậy trẻ giữ luật vì muốn được nhìn nhận là con ngoan, trò giỏi.
 
  • Xu hướng đạo đức nệ luật (Legalist Orientation). Do rất lụy thuộc vào nhóm và cộng đồng, trẻ không chỉ giữ luật cho mình mà còn xét nét việc tuân giữ luật của thành viên khác. Trẻ phê phán đạo đức dựa vào các quy định của xã hội, vào công lý, luật pháp và bổn phận. Đây hãy còn là sự nô lệ lề luật, chứ chưa thực sự do ý thức về giá trị của luật lệ.
  1. Cấp độ phán đoán hậu-quy-ước (Post-conventional Level)
 
     Từ tuổi thiếu niên trở đi. Đây là cấp độ đạo đức quy nhân & dựa trên lương tri: “Luật vị con người, chứ con người không vị luật”. Cá nhân ở cấp độ hậu quy ước đã nhập tâm các giá trị và lấy phân định theo lương tâm/lương tri; tự mình ấn định những chuẩn mực hành xử đạo đức cho bản thân. Hai xu hướng:
 
  • Xu hướng đạo đức theo giao kèo xã hội (Social contract Orientation). Chỉ xem luật như giao kèo xã hội, nhắm phục vụ quyền lợi con người. Do vậy một luật pháp đúng đắn phải vị nhân sinh. Vì thế mọi thể chế công minh đều cần có hệ thống tư pháp để giám sát, kiểm tra các quyền hành pháp lẫn lập pháp theo tiêu chí “vị nhân sinh” vừa nói. Hơn thế, ngoài các tòa án hình pháp, nhiều quốc gia còn có Tòa án hiến pháp để thường xuyên thẩm định tính chất “vị nhân sinh” của các đạo luật. Khi cần, Tòa hiến pháp ấy sẽ buộc phải tu chính - ngay cả hủy bỏ - những luật không bảo đảm được các quyền con người.
 
  • Các nguyên lý đạo đức phổ quát (Universal Ethical Principles). Các luật pháp và quy ước xã hội chỉ hợp pháp khi được xây dựng trên nền tảng tôn trọng các nguyên lý đạo đức phổ quát cao hơn như nhân phẩm, bình đẳng, bác ái, công lý, nhân quyền… Vì thế khi xảy ra xung khắc giữa pháp luật và lương tâm, cá nhân phải cản đảm tuân theo tiếng lương tâm, cho dù điều ấy nguy hiểm đến tính mạng. Chỉ những người trưởng thành, ý thức, tự do, mới sống đúng được xu hướng đạo đức phổ quát này.
      Tóm lại, các chặng phán đoán luân lý theo Kohlberg tương ứng với mức nhận thức (lý trí) và ý thức (lương tâm) của mỗi cá nhân hơn là  gắn với các độ tuổi. Hẳn nhiên, do sự non nớt về nhận thức và kinh nghiệm sống, các trẻ nhỏ không thể đạt đến cấp độ luân lý hậu quy ước; thế nhưng không phải là mọi người trưởng thành đều đạt được cấp độ luân lý cao nhất ấy. Trái lại, có rất nhiều người đã ở tuổi trưởng thành mà hãy còn sống theo nền đạo dức dị trị và thực dụng của cấp độ thứ nhất; vì thế giữa tri với hành nơi họ hãy còn một khoảng cách lớn lao. Những số liệu thống kê của Kohlberg về hành vi đạo đức nơi người trưởng thành đáng cho ta suy nghĩ về nền giáo dục nhân bản!
  • 62% người ở tuổi 36 hãy còn sống theo đạo đức nệ luật;
  • Trước tuổi 20-22, khó có thể đạt đến chặng đạo đức thỏa thuận hay giao kèo xã hội;
  • Chỉ từ 6-10% người trưởng thành vươn tới cấp độ luân lý hậu-quy-ước.
 
5.  Chu kỳ tuổi thọ của một gia đình
Theo lý thuyết của Bekvars (năm 1996)
 
      Tuổi thọ của một gia đình được tính từ thời điểm hai người thành hôn về mặt pháp lý hay chưa thành hôn nhưng lại có con chung, cho đến khi một trong hai qua đời (lý thuyết này không lưu ý đến ly dị). Tuy đây là lý thuyết phát triển của gia đình nhưng cũng liên quan mật thiết đến sự phát triển của cá nhân sống bậc hôn nhân. Chu kỳ của gia đình bao gồm 9 thời kỳ:
  1. Độc thân: Chọn bạn đời và chuẩn bị hôn nhân.
  2. Mới cưới: Cả hai bên đều phải có những điều chỉnh và thay đổi căn bản để thích nghi với đời sống chung.
  3. Sinh con: Thêm nỗi lo; nhu cầu gia đình tăng; gia đình phải có sự thích nghi giữa các thế hệ ông, bố, cháu.
  4. Con sắp đi học: Phải lo lắng nhiều hơn; tốn thêm thời gian; vợ chồng mất bớt sự riêng tư; phải đối phó với bọn trẻ.
  5. Con đi học: Thêm những tương quan xã hội mới vì con cái: bận bịu hơn; phải lo lắng nhiều khoản hơn; phải phân bố thời gian dành cho con cái và riêng tư vợ chồng.
  6. Con dậy thì: Lo lắng với những phát sinh mới; đối diện với cá tính con cái, với những xung khắc mới, với sức ép của công việc và những trọng trách với gia đình và xã hội.
  7. Con ra tự lập: Con lên đại học, đi làm xa, lấy vợ lấy chồng. Vợ chồng thêm những ưu tư về con cháu; lo lắng sắp về già; có những thay đổi trong công việc và tương quan vợ chồng; lo lắng không còn đủ thời gian để hiện thực hóa những dự phóng trong đời.
  8. Trung niên: Bận tâm về sức khỏe; đón nhận dâu rể; bận tâm về cha mẹ đã già; lo lắng về cuộc sống sắp về hưu, về những việc còn dang dở không đủ sức hoàn tất
  9. Về hưu: Đối diện với cái chết của bố mẹ, anh em, bạn bè; những lo lắng cho con cháu; vợ chồng vì nghĩa hơn vì tình; mối đe dọa về sự ra đi của một trong hai vợ chồng.
 
  Kết luận Phần II 
 
              VÀI LƯU Ý THỰC HÀNH VỀ PHÁT TRIỂN
 
1. Những cuộc bừng tỉnh của bản ngã trong cuộc đời
 
 
       Như đã trình bày, bản ngã chính là trung tâm điểm của nhân cách và là trọng tâm của tiến trình phát triển. Lúc chào đời, trẻ chưa có ý thức gì về mình. Theo thời gian, trẻ mới từng bước nhận thức về các khía cạnh khác nhau của cái tôi.
 
       Tâm lý học phát triển ghi nhận 4 cuộc bừng tỉnh quan trọng trong đời người: sự bừng tỉnh của cái tôi, của lý trí, của tính dục, và bừng tỉnh về thiêng liêng hay ý nghĩa cuộc sống. Sau mỗi lần bừng tỉnh ấy, một khía cạnh mới của cái tôi được thức dậy và gắn kết với cá nhân cho đến hết cuộc đời. Một cá nhân chỉ đạt đến sự thành toại khi đã kinh qua cuộc bừng tỉnh thứ tư - về ý nghĩa cuộc sống và thiêng liêng - và biết thống nhất đời mình theo nhãn quan của cuộc bừng tỉnh cuối cùng ấy.
  1. Sự bừng tỉnh về cái tôi
 
      Kể từ khi ở trong lòng mẹ cho đến lúc sinh ra, trẻ thơ hoàn toàn sống cộng sinh vào mẹ và không có ý thức gì về bản thân. Cuộc sống của trẻ ấy chỉ thuần túy mang tính sinh học.
 
      Cuộc bừng tỉnh đầu đời xảy ra từ 1,5 đến 2 tuổi: bé chợt phát hiện rằng “mình tồn tại”; “mình là mình” và “mình tách biệt với người khác”; “mình có ý muốn riêng của mình”. Dấu chỉ của sự thức tỉnh của cái tôi là bé thích xưng hô mình là “con”, là “bé”, hoặc xưng tên riêng trong giao tiếp. Bé cũng biết nói “không” để khẳng định ý riêng; bé biết mình có giá trị trước mắt bố mẹ, ông bà nên sẵn sàng “ăn vạ” để mặc cả cho bằng được điều mình muốn.
 
        Khi lên 3, trẻ ý thức thêm mình có giới tính: tôi là trai, là gái, và bắt đầu rập khuôn hành vi theo khuôn mẫu phái tính của mình. Hai biến cố bừng tỉnh về cái tôivề nhận diện giới tính đánh dấu sự hình thành ý thức về bản ngã trong nhận thức của bé. Kể từ đấy, “cái tôi” của bé sẽ là trung tâm điểm của con người bé, của đời sống của bé; mọi việc bé làm sẽ xoay quanh cái tôi ấy, nhằm củng cố và vun xới cái tôi ấy trở nên độc sáng, hài hòa với những quy chuẩn xã hội. 
 
  1. Sự bừng tỉnh về trí năng
 
      Ở tuổi tiền dậy thì (10-12 tuổi), bắt đầu chớm nở nơi thiếu niên khả năng tư duy trừu tượng. Thiếu niên không còn sống trong thế giới cảm tính và tưởng tượng của trẻ con, nhưng bắt đầu lập luận và theo đuổi những suy nghĩ riêng; biết tra vấn người lớn và đòi mọi sự phải sáng sủa, mạch lạc, hợp lý, mặc dầu chính bản thân thiếu niên không đáp ứng được các yêu sách ấy. Cuộc bừng tỉnh lý trí nơi cá nhân phản ánh lại bước tiến quan trọng trong tiến trình tiến hóa xa xưa của nhân loại (nếu thực là thế), tiến hóa từ chủng người (homo) sang con người ý thức, có nhận thức và hiểu biết (homo sapiens).
  1. Sự bừng tỉnh về tính dục
 
       Ở tuổi dậy thì (14-16), những năng lực tính dục nơi trẻ bừng tỉnh mãnh liệt khiến trẻ không thể điều hợp ngay lập tức các xung động của chúng. Ở đây, cần phân biệt 5 khái niệm liên quan đến giới tính, phái tínhtính dục.
 
  • Giới tính (gender): Ám chỉ các đặc điểm thể lý và sinh học xác định giới tính nam hay nữ của một cá nhân (bộ phận sinh dục, các nội tiết tố…) được Tạo hóa ghi khắc trong bộ genes của họ từ lúc thụ thai. Do vậy, tự bản chất, mỗi người phải thuộc về một giới; ngay cả buồng phổi, bộ não và nhiều bộ phận cơ thể khác cũng được biệt hóa theo giới tính của từng cá nhân. Các yếu tố giới tính sinh học này không chỉ định hướng phát triển cơ thể theo giới mà còn ảnh hưởng đến việc phát triển tính cách theo giới của cá nhân.
  • Căn tính giới (gender identity): Từ 2-3 tuổi, trẻ đã nhận diện được giới tính của mình là trai hay gái, chấp nhận đồng hóa mình với giới tính ấy, và học hành xử theo giới tính của mình. Tuy nhiên, có một số trẻ dù nhận biết mình thuộc giới này, nhưng lại bất an, thấy mình xa lạ với giới tính sinh học của mình, và muốn đồng hóa mình với giới bên kia hơn (từ cách ăn mặc, lựa chọn đồ chơi, học theo cung cách của giới bên kia). Trường hợp cực đoan, trẻ sẽ chọn giải phẫu chuyển giới khi lớn lên để được thuộc về giới kia trọn vẹn. 
 
  • Thể hiện giới / vai trò giới (gender roles): Khả năng đảm nhận các vai trò, chức năng, cách hành xử, cách thể hiện bản thân đúng theo quy ước xã hội, như khi nói đến nam thì ta nghĩ đến các biểu hiện: cơ bắp, mạnh mẽ, quyết đoán, thiên về lý trí và hoạt động…; còn nữ thì: duyên dáng, nhỏ nhẹ, nhu mì, thiên về trực giác và tình cảm… Ba đặc điểm phái tính ở trên tạo nên tính cách riêng của mỗi giới mà ta quen gọi là “nam tính” (masculinity) hay “nữ tính” (feminity); làm nên sức thu hút đối với phái tính bên kia.
 
  • Xu hướng tình dục (sexual orientation): bao gồm sự cuốn hút, thêu dệt mộng tưởng tình dục và đi đến hành vi tình dục đối với người khác phái (dị tính), đồng tính, hoặc song tính (với cả hai giới).
  • Hành vi tính dục (genitality hay sexual behavior): Ám chỉ những hành vi tính giao tương ứng với xu hướng ở trên.
      Khác với loài vật chỉ đến với nhau bởi bản năng tính dục, con người nam nữ bị cuốn hút đến với nhau trước hết bởi những nét quyến rũ phái tính (tức tính cách, hành vi…), từ đó phát sinh tình cảm, tình yêu rồi mới đưa đến hôn phối. Vì thế, một hôn nhân đúng đắn luôn khởi từ tình yêu rồi mới đi đến tình dục. Một người trưởng thành về tâm cảm phải rõ ràng về giới tính sinh học; vững chãi về căn tính giới và  hành xử đúng với các chuẩn mực tự nhiên và xã hội đối với mỗi giới.
 
  1. Sự bừng tỉnh về ý nghĩa cuộc sống và thiêng liêng
 
      Cuộc bừng tỉnh thứ tư thường xảy ra khá muộn hoặc sẽ không xảy ra nơi một số người. Thế mà sự bừng tỉnh này lại mang tính quyết định đối với việc thành nhân, vì nó mở ra cho cá nhân cái nhìn xuyên suốt đời người và giúp hội nhất đời sống cho cá nhân. Các nền triết học và tôn giáo chính là sự kết tinh của công cuộc tìm kiếm tâm linh của nhân loại, sau đó chúng quay lại hướng dẫn cuộc tìm kiếm ấy nơi mỗi cá nhân.
 
      Có ba thời điểm chính trong đời thường xảy ra cuộc bừng tỉnh về ý nghĩa về ý nghĩa cuộc đời và thiêng liêng:
 
  • Sau một biến cố đảo lộn như tang chế, di cư, thất bại, chiến tranh…, cá nhân nhận ra tính “vô thường” của thế giới. Những lúc ấy, họ không tránh khỏi việc tự vấn về sự phù vân của cuộc sống và tìm kiếm những giá trị vĩnh hằng.
 
  • Cuộc khủng hoảng giữa đời cũng là thời điểm buộc tuổi trung niên tái định hướng ý nghĩa cho chặng đời còn lại.
  • Cuối cùng, khi cuộc đời sắp qua, người già càng “quay quắt” với câu hỏi về ý nghĩa của cuộc đời và cái chết.
      Hoa trái của cuộc thức tỉnh thứ tư này sự giác ngộ theo lẽ khôn ngoan (nhận ra thế giới chóng qua), và hoán cải theo hướng giác ngộ ấy (thay đổi lối sống). Chỉ khi đạt đến hai điều ấy tâm hồn mới nghiệm được bình an, siêu thoát và có được nội lực. Chính vì thế cuộc bừng tỉnh thứ tư thường được xem như dấu chỉ của sự thành nhân đích thực.
       Ngoài con đường giác ngộ và hoán cải theo lẽ khôn ngoan tự nhiên, còn có sự giác ngộ và hoán cải tôn giáo. Qua cầu nguyện, tu luyện, thiền định, một cá nhân nghiệm được chỉ có Thiên Chúa là tuyệt đối, và hoán cải tận căn. Sự giác ngộhoán cải ấy là hai dấu chỉ của kẻ chân tu!
 
2. Xây dựng sự tự tin và hình ảnh tích cực về mình  
             (Building self-esteem & positive self-image)
 
      “Tự tin” là một cảm thức tích cực cá nhân có được về chính mình; còn “hình ảnh về mình” là điều cá nhân nghĩ người khác nhìn về mình. “Tự tin” khiến cá nhân chắc chắn về bản thân, còn “hình ảnh về mình” có khi tạo tự tin, có khi gây hoang mang lo lắng vì e sợ bị người khác đánh giá thấp.
 
      Hình ảnh về mình được thành hình kể từ cuộc bừng tỉnh về “cái tôi” ở đầu đời. Từ tuổi lên 3, trẻ bắt đầu ý thức về “cái tôi” và ra sức xây đắp sự tự tin cho cái tôi ấy. Nhờ biết mình, có hình ảnh tích cực về bản thân, có sự tự tin thực tiễn - không hoang tưởng, nhưng nhận biết đúng nét mạnh nét yếu của mình - mà cá nhân có nhiều cơ may thành đạt trong công việc và trong các mối tương giao ở các chặng kế tiếp của cuộc sống.
 
      Ngược lại, kẻ nghi ngại về bản thân sẽ chẳng dám dấn thân; kẻ hoang tưởng về mình hoặc “tự tín” thái quá lại là dấu chỉ của lệch lạc, thậm chí bệnh lý và ngãng trở sự phát triển. Trong giáo dục, các phụ huynh và nhà giáo dục cần tạo cơ hội cho các cá nhân nhận biết các thế mạnh và chấp nhận các thế yếu của mình. Khởi từ sự hiểu biết khách quan về bản thân, cá nhân sẽ tìm cách khắc phục điểm yếu trong mức độ có thể, và xây dựng sự tự tin và một hình ảnh tích cực về mình.
 
3.  Xây dựng nhân cách riêng & khả năng kết thân
                            (Identity & Intimacy)
 
      Theo lý thuyết của Erikson, việc tạo lập nhân cách riêngxây dựng khả năng kết thân là hai nhiệm vụ tâm lý đặc thù của hai độ tuổi thiếu niênthanh niên. Hai phẩm chất tâm lý này có tầm quan trọng đặc biệt với cả đời người, bởi lẽ chúng làm nên bản lề khép lại giai đoạn trẻ thơ và giúp cá nhân mở ra với giai đoạn trưởng thành. Thật vậy,
 
  • Có xây dựng được một nhân cách riêng thì cá nhân mới định được hướng tới cho cả cuộc đời.
 
  • Phải có khả năng kết thân - tức tự tin, bạo dạn, bản lĩnh, biết hợp tác, đối thoại, - thì cá nhân mới có được nội lực “đọ sức” với đời và lập thân thành công.
 
      Do tầm quan trọng đặc biệt của hai kỹ năng tâm lý vừa nói, mọi thanh thiếu niên cần được hỗ trợ từ gia đình, nhà trường, các hội đoàn để hoàn tất nhiệm vụ tâm lý của của mình, nhất là trong bối cảnh xã hội đa phức và cạnh tranh gay go như hiện nay.. Hiện nay, nhiều địa phận, giáo xứ đã ý thức hơn về sứ mạng này của Giáo Hội và đã thiết lập những nhóm và sinh hoạt mục vụ hay huấn giáo, để thu hút và giúp đỡ các tầng lớp thanh thiếu niên, sinh viên, lao động nhập cư… Chúng ta sẽ đề cập chi tiết hơn về loại hình mục vụ này trong phần tới.
 
4. Thời điểm quyết định cho phát triển  (Critical Period)
 
      Đây là một khái niệm quan trọng của tâm lý phát triển, mà cha mẹ và nhà giáo dục cần biết để hướng dẫn con em mình phát triển đúng tiến độ.
 
      Thời điểm quyết định cho phát triển được định nghĩa như giai đoạn thuận lợi nhất cho việc phát triển của một kỹ năng nào đó. Khái niệm này đúng cả trên bình diện thể lý lẫn tâm lý.
 
      Trên bình diện thể lý, ở mỗi độ tuổi, trẻ em phải đạt được trọng lượng cơ thể và những kỹ năng tương ứng. Chẳng hạn từ 12 đến 18 tháng là tuổi tập đi; từ 18 đến 36 tháng là độ tuổi phát triển ngôn ngữ. Nếu các giai đoạn ấy qua đi mà trẻ không đạt được các kỹ năng tương ứng, thì trẻ sẽ khó lấy lại được các kỹ năng ấy cách hoàn hảo ở các độ tuổi sau; từ đó có nguy cơ bị tụt hậu và trở nên thiểu năng.
 
      Trên bình diện tâm lý, mỗi độ tuổi cũng là “thời điểm quyết định” cho sự phát triển một phẩm tính tâm lý hay kỹ năng xã hội. Theo Erikson, sau đây là các phẩm tính tâm lý của 8 giai đoạn phát triển của đời người.
 
  • 1 tuổi: Có cảm giác an toàn, tin cậy đối với ngoại giới;
  • 2-3 tuổi: Có khả năng tự chủ, tự lập, tự tin.
  • 3-6 tuổi: Có óc sáng tạo, năng động.
  • 6-12 tuổi: Khéo léo, mạnh dạn.
  • Thiếu niên: Tạo dựng được một nhân cách riêng.
  • Thanh niên: Có khả năng kết thân và lập thân thành công.
  • Trung niên: Sống cống hiến, trách nhiệm.
  • Lão niên: Thống nhất được đời mình trong sự bình tâm.
 
       Các phụ huynh và nhà giáo dục cần biết về nhiệm vụ tâm lý và yêu cầu phát triển riêng của mỗi độ tuổi về mọi mặt: thể lý, trí năng, tâm cảm, tương giao xã hội, kỹ năng sống…, để giúp các cá nhân không để vuột mất “thời điểm quyết định” hầu phát triển bản thân đúng tiến độ và hiệu quả nhất.

Phần III:    ỨNG DỤNG TÂM LÝ PHÁT TRIỂN
 
VÀO GIÁO DỤC & ĐỒNG HÀNH ĐỨC TIN
 
A. DẪN NHẬP
 
1.  Khái niệm đức tin & giáo dục đức tin
 
 q  Đức tin không phải là một hệ thống kiến thức hay giáo thuyết về các mầu nhiệm Thiên Chúa, về thiên đàng hỏa ngục, về ý nghĩa cuộc sống, hay về luân lý, nhưng chính yếu là nhận biết Thiên Chúa và đi vào trong tương quan thân tình với Người,
 
  • như một thụ tạo đối với Đấng Tạo hóa;
  • như một người con với Cha trên trời;
  • như một người môn đệ của Chúa Kitô;
  • như một người con Chúa trong lòng Hội Thánh.
 
      Nhiều người nghiên cứu sâu rộng giáo lý, thần học, nhưng không có đức tin vì không đi vào tương quan với Thiên Chúa.
 
 q  Giáo dục đức tin hay dạy giáo lý. Từ khái niệm đức tin ở trên, ta thấy rằng giáo dục đức tin không đơn thuần là dạy kinh bổn, giáo lý hay luân lý; nhưng chính yếu nhằm giúp xây dựng một nhân cách tôn giáo[1], tức hun đúc cho cá nhân một tương quan thân tình với Thiên Chúa trong lòng Hội Thánh, sao cho cá nhân nghiệm được Thiên Chúa hiện diện và nâng đỡ họ trong mọi cảnh huống của cuộc đời. Do vậy, việc huấn giáo còn phải dạy cá nhân cầu nguyện, tập sống các giá trị kitô-giáo, và giáo lý viên không phải chỉ dạy bằng lời mà cả gương sáng.
 
        Có một bước tiến quan trọng cần đạt được trong tiến trình giáo dục đức tin: đó là cá nhân phải chuyển từ đức tin thụ nhận qua đức tin cá vị. Nhiều thanh thiếu niên chỉ nhận lãnh đức tin thụ nhận mà không để bén rễ thành đức tin cá vị nơi mình; do đó đã mất đức tin khi không còn sự đốc thúc của người lớn.
  • Đức tin thụ nhận là những điều cá nhân được dạy dỗ từ bé về Thiên Chúa: Người ta bảo con người là ai (Mt 16,13);
 
  • Còn đức tin cá vị là niềm xác tín của cá nhân, kết tinh từ đức tin thụ nhận và nội tâm hóa thành niềm tin riêng: Còn anh em bảo Thầy là ai? (Mt 16,16). Chính đức tin cá vị mới có thể soi sáng và dẫn dắt cuộc sống của mỗi cá nhân.
 
       Khi cá nhân lớn lên thì đức tin cá vị cũng phải lớn theo; nếu không, sẽ không tránh khỏi khủng hoảng niềm tin. Vì vậy, dù ở chặng nào của cuộc đời, cá nhân cũng cần được nâng đỡ và đồng hành đức tin. Nói cách khác, huấn giáođồng hành đức tin phải là công việc xuyên suốt cuộc đời, từ tuổi ấu thơ cho đến lúc nhắm mắt lìa đời, từ lòng mẹ cho tới lòng đất
 
2.  Thích ứng việc trợ giúp đức tin từng độ tuổi
 
       Như đã trình bày, mỗi độ tuổi trong đời người có những đặc điểm tâm thể lý và khả năng nhận thức riêng, có những nhu cầu vật chất và tâm linh riêng, có những thách đố cuộc sống và đức tin riêng. Giáo lý viên cần biết rõ các nét riêng ấy của mỗi độ tuổi, để đề xuất một nội dung phương cách đồng hành đức tin phù hợp với nhu cầu tâm linh và khả năng nhận thức riêng của mỗi độ tuổi.
 
       Hình thức giáo dục đức tin đầu đời là những bài hát, bài vè ru con mang nội dung đức tin. Các bài hát ru giáo lý ấy cũng sẽ in sâu vào tâm thức và máu thịt của mỗi người cho đến cuối đời, như điệu ru thân quen “Ví dầu cầu ván đóng đinh…” vậy. Tiếc rằng trong thực tế, hình thức huấn giáo đầu đời này chưa được quan tâm đủ. Còn hình thức trợ giúp đức tin cuối đời chính là việc viếng kẻ liệt, nhằm an ủi, động viên lòng can đảm, củng cố niềm tin và đức trông cậy của người sắp ra đi.
 
       Giữa hai hình thức trợ giúp đức tin đầu đời và cuối đời vừa nói, còn có nhiều hình thức giáo lý khác, đan xen nhau, nhằm phục vụ nhu cầu đức tin riêng của từng độ tuổi.
3.  Cách phân chia các độ tuổi trong giáo dục đức tin
 
  • Tiểu ấu:
  • Trung ấu:
  • Đại ấu:
  • Tiền thiếu niên:
  • Thiếu niên:
  • Thanh niên:
  • Tráng niên:
  • Trung niên:
  • Hưu trí & lão niên:
Trước 7 tuổi
Từ   7 – 9 tuổi
Từ   9 – 12 tuổi
Từ 12 – 14 tuổi
Từ 14 – 18 tuổi
Từ 18 – 25 tuổi
Từ 25 – 45 tuổi
Từ 45 – 60 tuổi
Trên 60 tuổi
 
B. NỘI DUNG TRỢ GIÚP ĐỨC TIN CHO CÁC ĐỘ TUỔI [2]
 
  1. Tuổi tiểu ấu:  Giáo lý cơ hội (trước 7 tuổi)
 
a) Đặc điểm tâm lý
 
  • Môi trường: Tương quan với gia đình, bố mẹ, ông bà, anh chị em đóng vai trò quan trọng nhất trong việc phát triển nhân cách của bé.
 
  • Đặc điểm tâm lý: Bé cần được tình yêu, sự an toàn từ mái ấm gia đình; nhờ đó đạt đến tin tưởng. Sự tin tưởng này là hành trang cần thiết để trẻ vững tin mở ra với môi trường bên ngoài: trường học, bạn bè, xóm làng, và với các mối tương giao xã hội ngày càng rộng mở.
 
  • Đặc điểm nhận thức: Nhận thức và phán đoán của trẻ còn rất non nớt, chủ yếu dựa vào tưởng tượng, trực giác và trực quan. Trẻ dễ tin, dễ nghe theo lời chỉ bảo của người lớn. Vì thế, sự chỉ dạy của bố mẹ đối với tuổi tiểu ấu không gặp những kháng cự nổi cộm như khi trẻ lớn hơn.
  1. Đường hướng giáo dục đức tin
 
  • Nhu cầu đức tin: Ngay từ khi lên 2, 3 tuổi, bé cần có cảm thức về sự hiện diện yêu thương của Thiên Chúa Cha, Chúa Giêsu, Đức Maria đối bé và với mọi người. Sẽ là một thiếu sót nặng nề khi người lớn chỉ đưa vào tâm trí non nớt của bé những hình ảnh “ông kẹ, mẹ mìn” để dọa nạt, mà lại không giúp bé làm quen với khuôn mặt yêu thương chăm sóc của Chúa Cha, Chúa Giêsu, Mẹ Maria.
 
  • Nội dung huấn giáo:
 
  • Khám phá sự hiện diện của Thiên Chúa yêu thương trong cuộc sống: Chúa yêu em qua công trình sáng tạo; Người dựng nên mọi sự cho em hưởng dùng; Người ban cho em những người thân yêu là ông bà, cha mẹ, anh chị em; Người ban cho em nhiều ơn lành trong mỗi ngày sống.
 
  • Từ 3 tuổi, nên tập cho bé có thái độ nghiêm trang khi đọc kinh hay khi ở trong nhà thờ, vì những nơi đó có sự hiện diện của Chúa. Từ 4 tuổi, bé nên thuộc các kinh căn bản và tham gia đọc kinh sớm tối với gia đình.
 
  • Sớm tập cho bé sống các nhân đức kitô-giáo như: công bằng, bác ái, yêu thương, biết san sẻ.
 
  • Phương thức huấn giáo:
 
  • Bố mẹ là những nhà giáo dục đức tin đầu đời của bé, do vậy phải sống gương mẫu để xây dựng nền tảng đức tin cho bé bằng chính đời sống đạo đức (công bằng, bác ái, tha thứ) và những tâm tình tôn giáo của mình.
 
  • Giáo lý cơ hội: Ở tuổi này, chưa thể ép bé vào một khung giáo lý bài bản. Ngược lại, có thể tranh thủ mọi hoàn cảnh để dìu bé vào bầu khí tôn giáo như: đọc kinh trước khi ăn, ngủ, uống thuốc; đến trước bàn thờ chào Chúa và Mẹ khi rời nhà hay trở về nhà. Khi gia đình gặp những biến cố quan trọng như tang chế, cưới xin, bệnh hoạn…, chính thái độ tôn giáo của bố mẹ trong những lúc ấy sẽ hun đúc tâm tình tôn giáo của trẻ. Ngoài ra, trẻ ở tuổi này hay “hỏi vặt” về mọi phương diện. Có những lúc trẻ sẽ thắc mắc về sống chết, thiên đàng hỏa ngục… Đó là những “cơ hội” tốt để cha mẹ khai tâm đức tin cho bé và dạy cho bé các tâm tình tôn giáo sơ đẳng.
 
  1. Tuổi trung ấu: Khai tâm và rước lễ vỡ lòng (7 đến 9 tuổi)  
 
a)  Đặc điểm tâm lý
 
  • Môi trường: Tuổi trung ấu mở ra với những tương quan rộng hơn: bạn ở trường, ở khu xóm. Bên cạnh đó, trẻ chú tâm nhiều cho việc khám phá thiên nhiên, cây cỏ, thú vật.
 
  • Đặc điểm tâm lý: Đây là tuổi tĩnh lặng, hiền hòa. Với người lớn, trẻ dễ thương, dễ bảo. Với bạn bè, trẻ cần bạn, nhưng phải cạnh tranh với bạn để khẳng định mình.
 
  • Đặc điểm nhận thức: Có những suy nghĩ hướng nội; thích xây dựng cho mình một thế giới riêng: trai hay thu mình vào thế giới đồ chơi hoạt động; gái thì tạo cho mình một thế giới tương quan riêng (búp bê, nội trợ...) Tuy đã biết nhận xét, suy luận, giải thích các sự việc, nhưng tư duy của trẻ hãy còn lệ thuộc vào điều kiện cụ thể; thiên về trực giác, trực quan, tưởng tượng. Vì vậy trí tưởng tượng của trẻ rất phong phú và thích các chuyện cổ tích, thần tiên.
 
b)  Đường hướng giáo dục đức tin
 
  • Nhu cầu đức tin: Tuổi trung ấu bắt đầu có những tâm tình tôn giáo, và biết phân biệt lành dữ, do vậy đây là lúc cần khai mở đời sống nội tâm (khai tâm), cũng như đào luyện lương tâm chuẩn bị trẻ hướng đến bí tích hòa giải và Rước lễ lần đầu (thường vào hè lớp 4, sau hai năm khai tâm).
 
  • Nội dung huấn giáo: Khai tâm và xưng tội lần đầu
 
  • Giáo lý khai tâm: Dạy cho trẻ về ơn cứu độ nơi Chúa Cha và Chúa Giêsu: Thiên Chúa Cha tỏ mình cho chúng ta trong Chúa Giêsu; Chúa Giêsu là Đấng dẫn đưa chúng ta đến cùng Thiên Chúa Cha và cho chúng ta thông hiệp vào sự sống của Thiên Chúa; chính trong Giáo hội, chúng ta gặp gỡ được Chúa Giêsu.
 
      Bên cạnh đó, cần đào luyện cho trẻ một số thái độ tôn giáo căn bản:
 
  •  Tập ở lặng, suy nghĩ và cầu nguyện. Học ba nhân
    đức đối thần Tin, Cậy, Mến; 
 
  •  Tập chiêm ngưỡng ơn tạo dựng nơi vẻ đẹp của vạn  
    vật để cảm tạ và ngợi khen Thiên Chúa.
 
  •  Làm bạn với Chúa Giêsu thiếu nhi, chia sẻ với Ngài  
    những tâm tình vui buồn và sống thân thiết với Ngài.
 
  • Giáo lý xưng tội: Tập lắng nghe tiếng Chúa nói trong lương tâm và sống theo tiếng lương tâm (chu toàn bổn phận, sống công bằng, yêu thương, chia sẻ) và khao khát rước Chúa lần đầu. Nếu được, nên tách biệt nghi thức xưng tội lần đầu với rước lễ lần đầu để ghi dấu ấn sâu đậm nơi trẻ về ý nghĩa của hai thực hành đức tin ấy.
 
  • Phương thức huấn giáo:
 
  • Trước 7 tuổi, huấn giáo chỉ mang tính cơ hội do bố mẹ đảm trách. Nay tuổi trung ấu cần có chương trình giáo lý chính quy, bài bản, tiệm tiến, được tổ chức quy củ trong khuôn khổ sinh hoạt của giáo xứ.
 
  • Cách thức: Vì tuổi này chưa tập trung trí óc được lâu giờ, nên giáo lý viên cần sử dụng hình thức chuyện kể (đặc biệt về giáng sinh, Thương khó); xen kẽ học tập với các hoạt động hỗ trợ (tô màu, kể chuyện, đóng kịch, hát, trò chơi…)  Cũng vậy, việc huấn luyện lương tâm phải cụ thể thông qua các thực hành như chu toàn bổn phận; giúp đỡ bố mẹ; chia sẻ cho người nghèo…, bởi lẽ tuổi trung ấu chưa hiểu được những khái niệm trừu tượng.
 
  • Bầu khí lớp học: Xây dựng bầu khí lớp thành một cộng đồng tập sống hòa đồng, yêu thương, cộng tác, chia sẻ.
 
  1. Tuổi đại ấu:  Giáo lý Thêm sức (9 đến 12 tuổi)
 
a)  Đặc điểm tâm lý
 
  • Môi trường: Tuổi đại ấu bị lôi cuốn khám phá thế giới tự nhiên mạnh hơn tuổi trung ấu, vì đây là tuổi tìm tòi và thử nghiệm. Bên cạnh đó, tuổi này cũng nhậy bén hơn với tương quan xã hội như: rất nhậy cảm với hồi ứng của bạn về mình; biết lắng nghe sự phê bình đánh giá của người khác: thích được nhìn nhận là con ngoan, trò giỏi.
 
  • Đặc điểm tâm lý
 
  • Tuổi đại ấu rất lệ thuộc vào nhóm bạn đồng trang lứa; sợ bị nhóm khai trừ. Có sự ganh đua mạnh mẽ trong nhóm để phân chia thứ hạng: ai giỏi hơn, ai khỏe hơn, ai khéo léo hơn, ai sở hữu nhiều hơn sẽ có được chỗ đứng cao hơn trong nhóm. Từ đó, trẻ cố ganh đua để đuổi kịp nhóm và tuân thủ chặt chẽ quy ước của nhóm để được nhóm đón nhận.
 
  • Tâm cảm của tuổi đại ấu ổn định hơn, giỏi chịu đựng hơn: trẻ ít khóc và cũng cứng đầu hơn.
 
  • Đặc điểm nhận thức
 
  • Tuổi đại ấu bị lôi cuốn bởi thế giới bên ngoài, thiên về hoạt động và khám phá hơn suy nghĩ nội tâm. Vì vậy nhận thức của trẻ cũng đến qua con đường hoạt động.
 
  • Có khả năng học thuộc lòng cao. Có sức cố gắng và tập trung cao hơn ở lớp hay khi làm một công việc.
 
  • Có óc thực tiễn, thích phiêu lưu, hoạt động, thực nghiệm. Chú trọng đến hành động của các nhân vật hơn là tình cảm của họ. Không còn chuộng chuyện thần tiên.
 
b)  Đường hướng giáo dục đức tin
 
  • Nhu cầu đức tin: Cần tiếp tục đổ nền móng đức tin cho trẻ, qua việc học biết lịch sử cứu độ và đào sâu đời sống bí tích. Tiếp tục việc đào luyện lương tâm; giúp tham dự vào đời sống phụng vụ cách ý thức và tích cực hơn.
 
  • Nội dung huấn giáo: Lịch sử cứu độ và giáo lý thêm sức.
 
  • Học biết lịch sử cứu độ trong Cựu ước: Các câu chuyện sáng tạo, sa ngã trong Sách Sáng Thế; các câu chuyện về xuất hành, về thời lưu đầy và các ngôn sứ loan báo Đấng Cứu Thế… đều có sức thu hút đặc biệt với trẻ ở tuổi này.
 
  • Huấn luyện luân lý: Đây là tuổi rất trọng luật, cần tận dụng để khắc sâu nơi trẻ việc giữ Luật Chúa. Tuy thế, cũng nên giúp trẻ hiểu rằng cốt lõi của việc giữ Luật là lòng mến Chúa và yêu tha nhân.
 
  • Dẫn vào đời sống phụng vụ: Học biết ý nghĩa các mùa phụng vụ, các cử hành phụng vụ căn bản (thánh Lễ, các bí tích), ý nghĩa của các nghi thức để từ nay trẻ tham dự các lễ nghi phụng vụ một cách ý thức và tích cực hơn.
 
  • Giáo lý Thêm sức: Học biết về vai trò của Thánh Thần đối với đời sống các tín hữu và tập cầu nguyện với Người. Dọn lòng khao khát đón nhận Bí tích Thêm sức.
 
  • Phương thức huấn giáo
 
  • Cách thức: Tiếp tục kết hợp học tập đi đôi với những sinh hoạt hỗ trợ tại lớp. Tận dụng những công thức thuộc lòng giúp ghi nhớ kiến thức hay các thực hành ở cuối mỗi bài. Có thể lúc này trẻ chưa hiểu ý nghĩa của các điều ghi nhớ ấy, nhưng về sau khi nghiệm lại, sẽ giúp ích cho đời sống đức tin của cá nhân rất nhiều.
  • Bầu khí lớp học: Tuy đã lớn hơn và có sức chịu đựng cao hơn, tuổi đại ấu vẫn còn rất cần được giáo lý viên quan tâm, yêu thương, chú ý riêng. Trong tương quan với bạn, trẻ rất cần có được hòa hợp; vì thế cần tạo điều kiện cho mọi trẻ hội nhập vào bầu khí chung của lớp; không để trẻ nào bị lớp “tẩy chay”; dạy cho trẻ biết rằng loại trừ người khác là đi ngược với giới răn yêu thương.
 
  1. Tuổi tiền thiếu niên: Giáo lý Bao đồng (12 đến 14 tuổi)
 
a)  Đặc điểm tâm lý
 
  • Môi trường: Thiếu niên bắt đầu vuột khỏi gia đình và mở ra hơn với môi trường bên ngoài và bè bạn.
 
  • Đặc điểm tâm lý:
 
  • Thiếu niên tập tành làm người lớn; đòi tự lập nhưng chưa đủ sức tự quản. Chưa kiên định trong các lập trường và quyết định của cá nhân; dễ thay đổi.
 
  • Tính khí và tâm cảm của em chưa ổn định: rất quy kỷ; dễ bị các đam mê áp đảo (như thời trang, âm nhạc); tra vấn lại giá trị của quyền bính và các luật lệ ràng buộc.
 
  • Học theo các thần tượng cách thiếu nhận định; chưa chín chắn trong việc chọn lựa khuôn mẫu nhân cách đúng đắn. Vì vậy hãy còn cần được hướng dẫn, bảo ban.
 
  • Đặc điểm nhận thức: Có tư duy trừu tượng nhưng chưa gắn với thực tiễn; thiếu uyển chuyển trong các phán đoán.
 
b)  Đường hướng giáo dục đức tin
 
  • Nhu cầu đức tin: Cần giúp em chấn chỉnh cái nhìn tôn giáo vụ lợi, vì tuổi này muốn Thiên Chúa phải thỏa mãn tất cả những gì trẻ muốn như thường yêu sách với cha mẹ. Cần đào sâu thêm niềm tin cá nhân; tìm thấy nơi Chúa Giêsu và các thánh khuôn mẫu nhân cách cho bản thân.
  • Nội dung huấn giáo
 
  • Thanh luyện hình ảnh quy kỷ về Thiên Chúa. Phóng chiếu từ thói quen yêu sách với bố mẹ, ttrẻ tiền thiếu niên cũng có cái nhìn tôn giáo rất quy kỷ, vụ lợi và yêu sách với Chúa. Vì vậy em thường trách Chúa không làm theo ý mình. Do vậy cần tập cho thiếu niên một thái độ tôn giáo đúng đắn hơn, đó là con người phải tôn thờ và tìm kiếm ý Chúa chứ không được đòi hỏi Chúa theo ý mình.
 
  • Hun đúc một lý tưởng ngay lành và đạo đức cho tương lai. Tập cho trẻ sử dụng tự do của mình cách đúng đắn và trưởng thành, bằng cách thực hành Lời Chúa và noi gương các thánh.
 
  • Giáo lý bao đồng. “Bao” có nghĩa là hoàn tất; “đồng” có nghĩa là tuổi thơ. Do vậy giáo lý bao đồng là chặng cuối của huấn giáo tuổi thơ, nhằm chuẩn bị cho trẻ xây dựng một nhân cách tôn giáo cá vị để bước vào đời sống đức tin trưởng thành.
 
     Cần nhớ rằng, Rước lễ bao đồng không là một bí tích, nhưng chỉ là nghi thức đánh dấu sự chuyển tiếp từ chặng đức tin trẻ em qua giai đoạn sống đức tin cách cá vị với lời tuyên hứa: kể từ nay, tôi sẽ tự trách nhiệm về đời sống đạo của mình và sống chứng tá cho Chúa Kitô trong đời sống của cá nhân. Để chuẩn bị cho trẻ tuyên xưng đức tin cá vị, giáo lý bao đồng nhằm củng cố cho trẻ những kiến thức giáo lý và nền tảng đạo đức cần thiết để tập tự quản và trách nhiệm về niềm tin của mình. Có thể nói, nghi thức rước lễ bao đồng không chỉ là “chiến thuật giữ chân trẻ” nhằm kéo dài thời gian thụ huấn giáo lý sau Thêm sức, nhưng còn là nghi thức rất ý nghĩa qua đó trẻ tuyên xưng niềm tin cá vị trước cộng đoàn.
 
  • Nội dung giáo lý. Làm quen với các Tin Mừng; khám phá nơi lời dạy của Chúa Giêsu và đời sống các thánh những ánh sáng soi dẫn đời sống cá nhân. Tập nhìn đời sống theo cái nhìn đức tin và cổ võ tham gia tích cực đời sống phụng vụ, vì từ tuổi này, trẻ có xu hướng xa lánh dần các sinh hoạt đạo nghĩa.
 
  • Phương thức huấn giáo: Vì trẻ đã có lý trí phê bình, giáo lý phải mạch lạc, chính xác, lôgích. Giáo lý viên cần gương mẫu mới thuyết phục được trẻ. Ngoài tình yêu thương, cần biết tôn trọng và đối thoại với tuổi tiền thiếu niên đang trong tiến trình tự khẳng định và xây dựng nhân cách.
 
  1. Tuổi thiếu niên:  Tạo lập đức tin cá vị (14 đến 18 tuổi)
 
a)  Đặc điểm tâm lý
 
  • Môi trường: Thiếu niên đồng thời bị cuốn hút mạnh mẽ bởi thế giới bên ngoài, vừa bị chi phối những xao động nội tâm trong bước đường tìm kiếm và xây dựng cho mình một căn tính riêng. Do vậy, trẻ vừa hướng nội, vừa rất hướng ngoại.
 
  • Đặc điểm tâm lý: Tuổi xây dựng căn tính riêng
 
  • Về tâm lý, thách đố của chặng thiếu niên là xây dựng một nhân cách lành mạnh (tuổi 14-16) và một tương lai đúng đắn (17-18). Trẻ mất nhiều năm để quan sát, thử nghiệm và lưỡng lự trước những khuôn mẫu nhân cách khác nhau trước khi đi đến lựa chọn một nhân cách cố định.
 
  • Trước những biến đổi cơ thể và tính dục ở tuổi thiếu niên, trẻ không khỏi hoang mang và cần thời gian để làm quen với những thay đổi; từng bước chấp nhận ngoại hình của mình và tập làm chủ những xung động tính dục.
 
  • Về tâm cảm, vì là tuổi chuyển tiếp, chưa vững chãi, nên một mặt thiếu niên rất dễ tổn thương; mặt khác trẻ rất tự tín, chủ quan, luôn tự khẳng định ý kiến cá nhân, ít lắng nghe, chống đối, ngang tàng. Các lập trường của em thường cực đoan, nhưng lại dễ tự ý thay đổi.
      Trong tiến trình tìm kiếm chính mình và tự thuần hóa bản thân, thiếu niên thật sự cần sự thông cảm và nâng đỡ của người lớn. Hoa trái ở cuối chặng thiếu niên là định hình được cho mình một nhân cách lành mạnh, một hướng sống rõ nét (tu trì hay sống đời giáo dân), xây dựng được một lịch trình thực tiễn cho tương lai, phù hợp với khả năng và hoàn cảnh của mình.
 
  • Đặc điểm nhận thức: Tư duy trừu tượng ngày một sắc sảo hơn nhờ vào các môn học trừu tượng ở Trung học. Trẻ nhận ra trí tuệ sẽ điều khiển mọi sự. Tuy nhiên, trong thực hành, phán đoán của em còn chủ quan, quy kỷ và bị chi phối bởi những đam mê và cảm tính.
 
b)  Đường hướng huấn giáo: Định hình nhân cách tôn giáo
 
  • Nhu cầu đức tin: Bên cạnh việc vun xới nhân cách nhân bản, không thể thiếu sự đào luyện một nhân cách tôn giáo. Nếu các phương diện khác của đời sống nơi em tăng trưởng (cơ thể, trí tuệ, nhận thức, kinh nghiệm sống, tương giao xã hội…) mà đức tin lại “dậm chân tại chỗ” ở mức độ ấu trĩ, thì sự chênh lệch ấy sẽ dần dần bóp chết đức tin.
 
  • Nội dung huấn giáo: Hướng đến đức tin cá vị.
 
  • Cần một đức tin trưởng thành soi dẫn cuộc sống. Khi còn bé, trẻ thụ nhận đức tin từ cha mẹ; giữ đạo theo nếp của gia đình. Khi lớn lên, trẻ cần có một đức tin cá vị: tức phải có một cảm thức về một Thiên Chúa an bài yêu thương, xác tín về đời sau, về phần rỗi, về ý nghĩa cuộc đời và việc sống các nhân đức kitô-giáo. Để đạt được điều ấy, cần hai hoạt động huấn giáo sau:
 
  • Dạy cầu nguyện để đào sâu tương quan với Thiên Chúa: Chúa Cha, Chúa Giêsu, Chúa Thánh Thần; tập cầu nguyện với Đức Maria, các thánh, thánh bổn mạng…
 
  • Gia tăng kiến thức tôn giáo về lịch sử Giáo hội, về tín lý, về luân lý (các cám dỗ riêng của giới trẻ), về “tứ chung” (chết, phát xét, thiên đàng, hỏa ngục); giúp thực hành sống đạo, nhất là trong luân lý và sống chứng tá giữa đời.
 
  • Phương thức huấn giáo.
 
  • Tổ chức các nhóm giáo lý quy tụ các bạn đồng trang lứa. Ở đó, ngoài huấn giáo, thiếu niên tìm được tình bạn lành mạnh và sự hỗ trợ tham gia các sinh hoạt tôn giáo.
 
     Trong giảng dạy, cần tôn trọng, lắng nghe, đối thoại với các em; thuyết phục các em cả bằng kiến thức, bản lĩnh và đời sống đạo đức. Vì vậy người hướng dẫn cần trổi vượt về đời sống thiêng liêng; được trang bị các kiến thức giáo lý, Kinh Thánh, tâm lý vững vàng; có thái độ dấn thân và hòa đồng với nhóm. Thông thường, nên chọn các giáo lý viên thâm niên hoặc tu sĩ để đồng hành với độ tuổi này.
 
  • Hình thức: Kết hợp dạy lý thuyết với trao đổi, thảo luận về các thực hành sống đạo như: tự trách nhiệm trong việc sống đạo cá nhân, trong học tập, trong đời sống trong gia đình, giáo xứ, xã hội. 
 
  1. Tuổi thanh niên:  Giáo lý vào đời (18 đến 25 tuổi)
 
a)  Đặc điểm tâm lý
 
  • Môi trường: Tuổi vào đờilập thân phải cạnh tranh gay gắt với đời để tạo lập cho mình một mảnh đất sống. Đôi lúc vì nhu cầu mưu sinh, người trẻ phải hy sinh cả ước mơ để đi theo một hướng hoàn toàn khác (chẳng hạn muốn tu mà không thành; ra trường một ngành, nhưng phải đổi nghề kém hơn…) Cũng vậy, hệ thống giá trị ở đời, những cám dỗ của một lối sống dễ dãi, hưởng thụ, thu tích bất chính luôn thách đố việc sống đạo của thanh niên. Họ phải rất bản lĩnh để trung tín với đức tin và sống đạo.
  • Thách đố tâm lý: Lập thân thành công là có được một nghề vững chắc và tìm được công ăn việc làm ổn định; sống tự lập; tạo lập cơ ngơi; đạt được mục tiêu tương lai là xây dựng gia đình hay được nhận vào đời sống tu trì. Công việc lập thân này rất khắc nghiệt, vì vậy một mặt người trẻ phải bản lĩnh, tự chủ, khôn khéo, giàu nghị lực; mặt khác, yếu tố may mắn cũng giữ vai trò không kém quan trọng.
 
  • Đặc điểm nhận thức: Tuy đã trưởng thành về trí hiểu, thanh niên còn cần thêm kinh nghiệm để chững chạc hơn trong những phán đoán, vững vàng trước những cám dỗ và cạm bẫy của cuộc sống, và đạt đến sự khôn ngoan. Những vấp ngã trong đời khó có thể tránh; nhưng điều quan trọng là biết đứng dậy và rút kinh nghiệm sau mỗi lần vấp ngã.
 
b)  Đường hướng đồng hành đức tin 
 
  • Nhu cầu đức tin: Ở lứa tuổi lập thân rất bận bịu - học đại học, làm việc công sở, khu chế xuất - người trẻ dễ buông việc sống đạo và các giá trị đạo đức; nếu tình trạng bỏ bê kéo dài, họ có thể mất đức tin. Sau đây là các thách đố đối với đức tin và việc trung tín sống đạo:
 
  • Sự cô đơn và cuộc sống vô danh - không ai biết mình là ai trong môi trường xa nhà - khiến các bạn dễ chiều theo những rủ rê làm điều xấu vì không còn sợ áp lực của gia đình, xóm làng, xứ đạo như trước đây.
 
  • Trong bối cảnh tự do mới, nếu bạn trẻ không có ý chí và đức tin cá vị, thì rất dễ sao lãng việc giữ đạo và thực hành các nhân đức kitô-giáo (đức ái, đức công bằng, đức khiết tịnh…) để học theo cách sống buông thả của người đời.
 
  • Sự chênh lệch giữa trình độ học vấn, kinh nghiệm sống, so với vốn giáo lý ít ỏi của cá nhân, khiến cho bạn trẻ dễ nghi vấn đức tin và để niềm tin của mình bị kiến thức ngoài đời đè bẹp.
     Vì vậy, tuy đã bước vào tuổi trưởng thành, người trẻ vẫn tiếp tục cần được được huấn giáo và đồng hành đức tin, để niềm tin cá vị thêm mạnh mẽ và sáng suốt hơn.
 
  • Nội dung đồng hành đức tin:  Giáo lý vào đời
 
  • Nâng cấp hiểu biết về giáo lý, tín lý, Kinh thánh, luân lý ngang tầm với kiến thức văn hóa và kinh nghiệm sống.
 
  • Học hỏi về các bổn phận sống đạo giữa đời của người kitô-hữu như: tìm hiểu về các bậc sống trong Giáo hội; về các đòi hỏi đức tin và luân lý kitô-giáo; về giáo lý hôn nhân và nghĩa vụ đời sống gia đình kitô-giáo.
 
  • Hội thảo những vấn đề cụ thể của cuộc sống như: tình yêu và hôn nhân; giá trị của của cải vật chất; công bằng xã hội; đức tin và khoa học; vấn đề sự dữ trong thế giới.
 
  • Phương thức đồng hành: Tổ chức các nhóm thanh niên; sinh viên; công nhân; chia sẻ Lời Chúa; thánh lễ giới trẻ; tĩnh tâm thanh niên vào những dịp lễ; các buổi hội thảo chuyên đề; tư vấn cá nhân. Ngoài việc trau giồi giáo lý, các nhóm sinh hoạt đức tin còn mang đến sự nâng đỡ của tình bạn và sự tương trợ trong cuộc sống.
 
  1. Tuổi tráng niên:  Giáo lý sống đạo (25 đến 45 tuổi)
 
a)  Đặc điểm tâm lý
 
  • Môi trường: Phải thi hành các bổn phận đối với gia đình, chức nghiệp, xã hội, tôn giáo.
 
  • Đặc điểm tâm lý: Tuổi tráng niên được tính từ khi cá nhân hoàn tất xong việc lập thân và đã đi vào ổn định đời sống. Đây là giai đoạn sung mãn nhất và ít thách đố hơn các chặng khác, vì cá nhân đã có được những nền tảng căn bản cho cuộc sống. Họ chỉ cần tiếp tục những gì đã khởi sự một cách bền bỉ, cần mẫn và trách nhiệm.
       Nói như vậy, không có nghĩa là tuổi tráng niên hoàn toàn làm chủ được cuộc sống của mình, bởi lẽ những rủi ro hiện sinh luôn là mối đe dọa đối với mọi hoàn cảnh (sức khỏe, tai nạn, rủi ro...) Vì thế, cá nhân vẫn phải sống nhờ đức tin và đức trông cậy vào sự che chở của Chúa.
 
       Mặt khác, khi đời sống đã đạt được sự ổn định, tuổi tráng niên dễ bị cám dỗ thôi cố gắng, tranh thủ hưởng nhàn, quy kỷ, tự thưởng cho mình sau những năm dài phấn đấu, có khi bằng những thú vui bất chính như rượu chè, bài bạc, thú tiêu khiển xa xỉ, ngoại tình…
 
  • Đặc điểm nhận thức: Kinh nghiệm sự giằng co giữa một bên là khuynh chiều quy kỷ, hưởng nhàn, sống vội, tranh thủ tuổi thanh xuân còn lại; còn bên kia là những đòi buộc của lương tâm phải sống trách nhiệm, cống hiến cho gia đình, xã hội, Giáo hội.
 
b)  Đường hướng đồng hành đức tin
 
  • Nhu cầu đức tin: Cần tiếp tục trau giồi một đức tin vững mạnh; một lương tâm trong sáng; một cuộc sống nề nếp, gương mẫu cho con cái, tận tụy, xả thân phục vụ theo tinh thần Phúc Âm.
 
  • Nội dung đồng hành đức tin:  Giáo lý sống đạo
 
  • Nhấn mạnh đến tinh thần trách nhiệm và chu toàn các bổn phận theo bậc sống của cá nhân. Sống hướng tha, bác ái, biết chia sẻ với người nghèo khổ, thiếu thốn.
 
  • Giúp ý thức về các bổn phận tôn giáo: sống chứng tá cho Chúa, góp phần mở mang Nước Trời trong bối cảnh gia đình và xã hội của bản thân.
 
  • Phương thức đồng hành: Tổ chức các nhóm cầu nguyện; các nhóm sống đạo; các nhóm theo giới như: gia trưởng, hiền mẫu, gia đình trẻ… để nâng đỡ nhau sống đạo.
    1. Tuổi trung niên:  Vượt khủng hoảng (45 đến 60 tuổi)
 
a)  Đặc điểm tâm lý
 
  • Môi trường: Ngay ở đỉnh cao của thành đạt về công danh, gia đình, xã hội…, tuổi trung niên lại bắt đầu đi xuống về sức khỏe, nghị lực, khả năng ứng phó với hoàn cảnh bên ngoài. Sự ra đi của những người thân lớn hơn hay cùng tuổi càng gây nên cho họ những xao xuyến lo âu. Bên cạnh đó, cuộc sống thường ngày của tuổi trung niên cũng rỗi rảnh hơn vì con cái đã lớn và ra riêng, nhưng đồng thời cũng tạo nên sự trống vắng và buồn tẻ trong gia đình.
 
  • Đặc điểm tâm lý: Cảm thấy mệt mỏi thể lý (do mãn kinh ở nữ và những dấu hiệu mệt mỏi tương tự nơi nam giới); sự trống vắng tâm lý; cảm giác nhàm chán với cuộc sống, với những gì trước đây từng đem đến những hứng khởi. Đây là một cuộc khủng hoảng về ý nghĩa: cá nhân bắt đầu ngờ vực giá trị của những năm tháng hy sinh đã qua; lo sợ về sự tụt dốc đang xảy ra trước mắt; khát khao tìm kiếm một sự quân bình mới cho chặng còn lại của cuộc sống.
 
  • Đặc điểm nhận thức: Tuổi trung niên có nhu cầu tinh thần và tâm linh mạnh mẽ hơn:
 
  • Họ cần tìm một điểm tựa mới cho cuôc đời, vượt trên sự nghiệp đã có được: cơ ngơi, gia đình, sự thành đạt;
 
  • cần tạo lập một sự quân bình mới cho đời sống: chấp nhận tuổi tác; xây dựng một nhịp sống mới cho quãng đời còn lại: chú ý hơn đến các hoạt động tinh thần, từ thiện, tâm linh để có được bình an thanh tĩnh trong tâm hồn.
 
b)  Đường hướng đồng hành đức tin
 
  • Nhu cầu đức tin: Để vượt qua cuộc khủng hoảng giữa đời, tuổi trung niên cần một đức tin sáng suốt và thấm nhuần hy vọng; thấu suốt ý nghĩa của chặng đời đã qua và có sức mạnh đảm nhận tương lai phía trước.
 
  • Nội dung đồng hành đức tin: Học hỏi Lời Chúa và gia tăng đời sống cầu nguyện là phương cách tốt nhất giúp tìm thấy ý nghĩa cuộc đời nơi Thiên Chúa, và có được cái nhìn siêu thoát, lạc quan, bình an và trông cậy.
 
      Bên cạnh niềm tin tôn giáo, họ cũng cần có những hoạt động thư giãn về tinh thần như: thú điền viên, đan thêu, ghi danh học những môn học ưa thích mà trước đây không có thời gian theo học. Cũng vậy, các hoạt động từ thiện giúp đỡ người nghèo, thiếu thốn, bệnh tật, neo đơn cũng giúp họ thấy rõ hơn hạnh phúc mình đang có; đồng thời cảm thấy đời mình ý nghĩa hơn khi biết sống phục vụ và chia sẻ cho người khác.
 
  • Phương thức đồng hành: Tham gia nhóm sống đạo trong khu xóm hoặc các hội đoàn trong xứ như: nhóm cầu nguyện, chia sẻ lời Chúa; nhóm kinh liên gia; Đạo binh Đức Mẹ; nhóm thăm viếng người đau bệnh. Các hoạt động công ích như lau dọn Nhà thờ, tham gia nhóm thể dục dưỡng sinh cũng đem đến nhiều ích lợi cho sức khỏe thể lý và tinh thần. Ngoài ra, nên tham dự những cuộc du lịch dã ngoại hay hành hương. Các chuyến đi như thế tạo thêm cơ hội nghỉ ngơi, thưởng lãm, khám phá thế giới bên ngoài và thế giới tâm linh, để bù lại những năm tháng bận rộn với công ăn việc làm trước đây.
 
  1. Tuổi hưu trí & lão niên: Thách đố cuối đời (trên 60 tuổi)
 
a)  Đặc điểm tâm lý
 
  • Môi trường: Càng về già, môi trường xã hội của người cao tuổi càng thu hẹp. Các cụ quay về thế giới nội tâm, sống với những tâm tư, tình cảm của tuổi già; với những nỗi cô đơn, lo sợ hay hối tiếc cần được giãi bày và an ủi.
  • Đặc điểm tâm lý:
 
  • Gánh nặng tuổi tác, bệnh tật, sống “vô dụng” và lệ thuộc vào sự phục vụ của người khác cũng là nguồn khổ tâm cho các cụ.
 
  • Đây cũng là tuổi của sự thật. Lúc này, người cao tuổi đã có đủ dữ kiện để tổng kết lại đời mình. Như đã nói, việc nhìn lại quá khứ có thể đem đến sự mãn nguyện hay hối tiếc về cuộc đời đã qua. Tuy nhiên, dù thành đạt hay thất bại trong cuộc sống, mọi người đều phải đối diện với nỗi lo âu xao xuyến trước việc sẽ từ giã cõi đời này để đi vào thế giới bên kia. 
 
  • Đặc điểm nhận thức đối với cuộc sống
 
  • Các cụ dễ bi quan trước hoàn cảnh sống bị động, bất lực, lệ thuộc hiện tại; không dễ chấp nhận hoàn cảnh của tuổi già và quy luật của tự nhiên: sinh lão bệnh tử.
 
  • Các cụ hoặc quá bám víu, hoặc quá hối tiếc về quá khứ; không tha thứ cho những lỗi lầm đã qua của bản thân. Cần siêu thoát hơn với quá khứ và hòa giải với bản thân.
 
  • Lo âu, xao xuyến trước viễn tượng của cái chết đang đến. Chỉ có niềm tin tôn giáo mới có thể giúp các cụ thanh thản đối diện với cuộc ra đi cuối cùng này.
 
b)  Đường hướng trợ giúp đức tin
 
  • Nhu cầu đức tin: Các cụ cần được nâng đỡ về đức tin; củng cố đức mến và đức trông cậy vào tình thương của Thiên Chúa. Các nhân đức đối thần ấy sẽ giúp các cụ bình an chấp nhận tuổi già và có tâm hồn sẵn sàng về với Chúa.
 
  • Nội dung trợ giúp đức tin:  hòa giải và bình an
 
  • Tổng kết cuộc đời dưới cái nhìn của đức tin và hy vọng: Giúp nhìn lại đời mình để thấy bàn tay yêu thương dẫn dắt của Chúa; luôn sống tâm tình tạ ơn và đón nhận đời mình đã qua với lòng biết ơn Chúa.
 
  • Hòa giải với lương tâm. Tin vào lòng khoan dung của Chúa đối với mọi lầm lỗi trong quá khứ. Sống quãng đời còn lại để chuộc lại lỗi lầm bằng chính những hy sinh, chịu thương chịu khó, cầu nguyện mỗi ngày.
 
  • Tập sống các nhân đức cần thiết cho tuổi già như:
 
  • Kiên tâm chịu đựng, nhất là lúc đau khổ, bị bỏ quên.
 
  • Khoan dung: biết nhìn vào những lầm lỡ của mình trong quá khứ để khoan dung với mọi người.
 
  • Siêu thoát với của cải vật chất.
 
  • Bác ái: ít đòi hỏi, nhưng sẵn sàng giúp đỡ con cháu.
 
  • Cầu nguyện cho Giáo hội, cho truyền giáo, cho mọi người. Đây là việc phục vụ phù hợp nhất với tuổi già.
 
  • Khó nghèo: Chấp nhận cái nghèo nàn, bệnh tật, cô đơn, sự chết như một phần của thân phận con người
 
  • Phó thác: Để tình yêu Chúa dẫn dắt và nghỉ ngơi trong tình yêu của Chúa.
 
  • Phương thức đồng hành:
 
  • Tổ chức cho các cụ còn khỏe và đi lại được tham gia nhóm cầu nguyện, thăm viếng kẻ liệt tại từng khu xóm. Đến thăm nom, an ủi, khuyên nhủ, nâng đỡ tinh thần và cầu nguyện tại gia đối với các cụ phải nằm một chỗ.
 
  • Trở lại với hình thức giáo lý cơ hội, tức chuyện vãn về những đề tài, những thắc mắc, lo âu của riêng từng cụ trong mỗi lần gặp gỡ. Trao đổi về những vấn đề đức tin các cụ hay quan tâm như: mầu nhiệm đau khổ và sự chết; những lo lắng về tội lỗi và phần rỗi; mặc cảm về sự vô dụng của tuổi già… Khi trò chuyện, cần khơi gợi nơi các cụ niềm tin, cái nhìn lạc quan và lòng trông cậy, hầu giúp các cụ tìm lại được sự bình an thanh thản trong tâm hồn.

Kết luận phần III
 
             GIÁO DỤC ĐỨC TIN - MỘT NGHỆ THUẬT
 
      Giáo dục đức tin vừa là một ơn gọi phục vụ, vừa là một chuyên môn, vừa là một nghệ thuật trong đời sống Giáo hội.
 
  • Là một ơn gọi, vì GLV được trao sứ mạng giúp đỡ các linh hồn từ một đại diện của Giáo hội (cụ thể là cha xứ). Để thi hành sứ mạng này, GLV phải có kinh nghiệm về Thiên Chúa, có đời sống cầu nguyện, và chấp nhận dấn thân.
 
  • Là một chuyên môn, vì GLV cần được trang bị những kiến thức giáo lý, Kinh thánh, tín lý, luân lý cần thiết; cũng như phải học biết về sư phạm truyền đạt.
 
  • Là một nghệ thuật, vì cũng như trong nghệ thuật không thể có hai tác phẩm giống nhau được sản xuất đại trà, thì đối tượng phục vụ của huấn giáo là từng cá nhân độc sáng, có ý thức và tự do, có nhân phẩm riêng trước mặt Chúa. Vì thế không thể xử đối với các học viên giáo lý như với một “lô hàng”, nhưng trân trọng nét riêng tư của mỗi người.
 
       Để hỗ trợ cho sứ mạng trợ giúp đức tin xét như là một nghệ thuật, tâm lý học phát triển cung cấp cho GLV những quy chuẩn giúp nhận biết và tôn trọng hơn nét riêng của từng độ tuổi, từng cá nhân và hoàn cảnh của mỗi người. Mỗi học viên phải được đối xử như “khách hàng độc nhất” đáng được hưởng trọn vẹn sự quan tâm, phục vụ theo cách riêng từ phía GLV.
 
       Không thể định giá lương bổng cho nghệ thuật, vì nghệ thuật vượt trên mọi chiết tính hơn thiệt. Cũng vậy, GLV không có lương bổng; nhưng “thù lao” lớn nhất họ nhận được, chính là vẻ đẹp tâm hồn, là sự bình an, sự thăng hoa đức tin của những người qua họ đã gặp gỡ được Thiên Chúa. Ước gì tập giáo trình nhỏ bé này tiếp tục hỗ trợ các GLV đi xa hơn trong tác vụ nghệ thuật của họ: đồng hành đức tin đối với từng cá nhân theo một cách riêng, tùy vào tình trạng của mỗi người.

 


 
 

[1]  Từ “tôn giáo” (religion) có gốc từ động từ latinh “re-ligare”, có
   nghĩa “kết-nối-trở-lại” [hiểu ngầm: với “Đấng tuyệt đối”].
 [2] Phần này được phỏng theo cuốn Sư phạm giáo lý của Lm Nguyễn
   Văn Tuyên, Nxb Tp HCM, 1999, tr. 131-190.
 
 
 
 
 
              
 
 
TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN TÂM LÝ

ĐƯỜNG HƯỚNG GIÁO DỤC ĐỨC TIN
 
 
 
 
 
 
 
Trương Thanh Tùng SJ
 
 
 
 
 
 
 
 
Sử dụng nội bộ
 
 
 
MỤC LỤC
 
              Dẫn nhập
 
Phần ITâm lý con người và Tâm lý học
 
  1. Các thành tố của đời sống con người
 
  1. Định nghĩa bộ môn tâm lý học và tâm lý phát triển
 
  1. Tìm hiểu một số trường phái tâm lý học hiện đại
 
  1. Trường phái phân tâm học
  2. Trường phái tâm lý hành vi
  3. Trường phái tâm lý học hỏi
  4. Trường phái tâm lý nhận thức
  5. Trường phái tâm lý nhân bản và hiện sinh
 
  1. Một số mô hình nhân cách theo tâm lý học
 
  1. Hai mô hình tâm trí và bản ngã theo Phân tâm
  2. Hai mô hình nhân cách theo Tâm lý nhân bản
 
  1. Các yếu tố qui định tâm tính con người
 
  1. Do bẩm sinh hay nuôi dạy
  2. Do tất định hay lựa chọn cá nhân
 
  1. Một số quy luật hoạt động của tâm lý con người
 
      Kết Phần I: Ích lợi của việc học tâm lý
 
Phần IITâm lý lứa tuổi và một số lý thuyết phát triển
 
  1. Các giai đoạn trong cuộc đời
 
  1. Giai đoạn trẻ em  (gồm 3 độ tuổi)
 
  1. Giai đoạn thiếu niên  (gồm 3 độ tuổi)
 
  1. Giai đoạn trưởng thành  (gồm 3 độ tuổi)
 
  1. Giai đoạn về hưu
 
 Phụ chú: Một số ngưỡng khủng hoảng trong đời
  1. Một số lý thuyết về phát triển
 
  1. Tiến trình phát triển tâm lý tính dục (Freud)
 
  1. Tiến trình phát triển tâm lý xã hội (Erikson)
 
  1. Tiến trình phát triển khả năng nhận thức (Piaget)
 
  1. Tiến trình phát triển phán đoán đạo đức (Kohlberg)
 
  1. Chu kỳ tuổi thọ của đời sống gia đình  (Becvars)
 
      Kết Phần II:  Vài lưu ý thực hành về phát triển
 
 
  1. Các cuộc bừng tỉnh trong  đời của bản ngã
  2. Xây dựng sự tự tin & hình ảnh tích cực về mình
  3. Xây dựng nhân cách riêng & khả năng kết thân
  4. Thời điểm quyết định cho phát triển
 
Phần III: Ứng dụng tâm lý phát triển vào trợ giúp đức tin
 
  1. Dẫn nhập
 
  1. Khái niệm đức tin và giáo dục đức tin
 
 
  1. Thích ứng trợ giúp đức tin với các độ tuổi
 
  1. Cách phân chia độ tuổi trong trợ giúp đức tin
 
  1. Nội dung trợ giúp đức tin theo các độ tuổi
 
  1. Tuổi tiểu ấu (trước 7 tuổi)
 
  1. Tuổi trung ấu (7 - 9 tuổi)
 
  1. Tuổi đại ấu (9 - 12 tuổi)
 
  1. Tuổi tiền thiếu (12 - 14 tuổi)
 
  1. Tuổi thiếu niên (14 - 18 tuổi)
 
  1. Tuổi thanh niên (18 - 25 tuổi)
 
  1. Tuổi tráng niên (25 - 45 tuổi)
 
  1. Tuổi trung niên (45 - 60 tuổi)
 
  1. Tuổi hưu trí & lão niên (Trên 60 tuổi)
 
             Kết Phần III:  Giáo dục đức tin - một nghệ thuật
5
 
6
 
6
 
7
 
8
 
8
9
10
11
12
 
13
 
14
18
 
20
 
20
22
 
23
 
24
 
26
 
26
 
26
 
30
 
39
 
39
 
41
43
 
43
 
49
 
51
   
57
 
61
 
62
 
 
62
66
67
68
 
69
 
69
   
69
 
70
 
70
 
71
 
71
 
72
 
74
 
77
 
79
 
81
 
83
 
85
 
86
 
89
TÂM LÝ PHÁT TRIỂN &
 
ĐƯỜNG HƯỚNG GIÁO DỤC ĐỨC TIN
 
       Khác với định kiến của nhiều người cho rằng chỉ có trẻ nhỏ mới cần được giáo dục đức tin, bộ môn tâm lý phát triển cho thấy rằng ở mọi độ tuổi, ai ai cũng có nhu cầu được trợ giúp về mặt tâm linh này.
 
  • Vậy tâm lý phát triển nói gì về đặc điểm và chuyển biến tâm lý của con người qua các độ tuổi?
 
  • Có thể vận dụng tâm lý phát triển thế nào vào việc giáo dục và đồng hành đức tin cho các độ tuổi khác nhau?
 
      Đó là hai chủ đề sẽ được khai triển trong khóa học này, và cũng là hai đề tài bổ ích cho giáo lý viên, là những người được trao sứ mạng trợ giúp tha nhân về mặt đức tin. Thật vậy, những hiểu biết về đặc điểm tâm lý và khả năng nhận thức riêng của các độ tuổi sẽ giúp giáo lý viên ấn định nội dung trợ giúp phù hợp và có được sư phạm truyền đạt tốt nhất cho từng độ tuổi. 
 
      Nhằm đáp ứng phần nào nhu cầu hiểu biết tâm lý và vận dụng vào huấn giáo cho giáo lý viên, giáo trình này sẽ lần lượt khai triển ba nội dung chính sau đây:
 
  1. Tâm lý con người và bộ môn tâm lý học. Phần này giới thiệu sơ lược quan niệm của tâm lý học nói chung về con người; đồng thời nêu lên ích lợi của kiến thức tâm lý đối với các lãnh vực giáo dục, y tế, xã hội, mục vụ, v.v.
 
  1. Tâm lý lứa tuổi hoặc phát triển. Lược qua đặc điểm tâm lý của từng độ tuổi và giới thiệu sơ lược một số lý thuyết phát triển đặc biệt quan trọng cho huấn giáo.
 
  1. Ứng dụng tâm lý phát triển vào trợ giúp đức tin. Dựa vào hai phần trước, đưa ra một số đề xuất về nội dung và cách thức trợ giúp đức tin tương thích với từng độ tuổi.
     Phần ITÂM LÝ CON NGƯỜI VÀ TÂM LÝ HỌC
    
  1. Các thành tố của đời sống con người
 
      Khởi đi từ góc nhìn riêng của mình, mỗi khoa học thường tìm cách phân tích xem đâu là những thành tố cấu thành nên con người. Chẳng hạn, giải phẫu học chia cơ thể con người thành các hệ thần kinh, tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, bài tiết...; triết học Hy lạp cổ đại thì theo quan niệm nhị nguyên cho rằng con người được cấu thành bởi hai nguyên lý “xác và hồn”.
 
       Riêng tâm lý học hiện đại thì theo lối tiếp cận tổng thể, nhìn con người trong toàn bộ, bao gồm 4 thành tố không thể chia cắt là: thể lý, tâm cảm, lý trí & ý chí, tâm linh. Tuy cả 4 yếu tố đều chi phối thái độ, hành vi và lối cư xử của cá nhân, nhưng tác động của yếu tố xúc cảm luôn mạnh mẽ nhất. Chẳng hạn khi giận thì mất khôn; quá đau khổ ta có thể mất đức tin. Mỗi thành tố vừa nói đều có nhu cầu riêng cần được thỏa mãn.
 
  1. Thể lý: nhu cầu sinh tồn cá nhân (ăn, ngủ..)
3
4
1
2
 
2
sinh tồn nòi giống (tính dục).
 
 
 

 
  1. Tâm cảm: nhu cầu yêu và được yêu.
 
 
  1. Lý trí - ý chí: nhu cầu hiếu tri
quyết tâm thực hiện theo ý riêng.
 
 
  1. Tâm linh: vượt lên trên cái tầm thường,
sống hướng thượng - hướng tha.
 
      Để giúp một cá nhân phát triển lành mạnh, cần đáp ứng đúng cách, đúng mứcđồng bộ cả 4 nhu cầu trên của họ. Cũng vậy, khi giải quyết một vấn đề trên một bình diện nào đó, cần xem xét và phối hợp đồng thời các bình diện còn lại. Chẳng hạn, khi tìm nguyên nhân đau bệnh, không chỉ xem xét những xáo trộn về tạng phủ mà cả tâm lý, vì có rất nhiều chứng bệnh tâm thể bắt nguồn từ nguyên nhân tâm lý.
  1. Định nghĩa bộ môn tâm lý và tâm lý phát triển
 
  1. Đối tượng & phương pháp nghiên cứu của môn tâm lý  
 
  • Đối tượng nghiên cứu. Tâm lý học nhằm khảo sát hành vi [bên ngoài] của con người và nghiên cứu những tiến trình tâm t [bên trong] chi phối hành vi ấy.
       
  • Trong tâm lý học, từ “hành vi” chỉ toàn bộ những biểu hiện bên ngoài có thể quan sát được, làm nên tính cách riêng của mỗi cá nhân như: thái độ, cử chỉ, cách hành xử.
 
  • Còn từ “tiến trình tâm trí” ám chỉ những cơ chế xúc cảm, lý trí, ý chí… ở bên trong cá nhân, nhưng lại chi phối hành vi bên ngoài của cá nhân ấy.
 
      Nói cách khác, môn tâm lý nhằm cắt nghĩa những khác biệt về tính cách nơi các cá nhân; nghiên cứu những yếu tố tâm cảm, lý trí bên trongmôi trường bên ngoài chi phối trên hành vi và tính cách; từ đó tìm biện pháp giúp cá nhân xây dựng hành vi mới hoặc thay đổi hành vi cần loại bỏ.
 
  • Phương pháp nghiên cứu. Vì là một bộ môn khoa học, tâm lý học chủ yếu sử dụng các phương pháp quan sátthực nghiệm để giải thích hành vi và xây dựng các lý thuyết. Phương pháp quan sát bao hàm việc nhìn xem, so sánh, nhận định và rút ra những quy luật; còn phương pháp thực nghiệm thì đưa ra những giả thuyết, sau đó dùng những cách thí nghiệm khác nhau để thu thập và phân tích những số liệu từ các thí nghiệm, hầu kiểm chứng tính chân xác của các giả thuyết và xây dựng nên các lý thuyết.
 
      Bên cạnh đó, tâm lý học cũng sử dụng rộng rãi phương pháp nội quan, tức giúp cá nhân “đọc lại” và chia sẻ những chuyển biến nội tâm hiện có hay trong quá khứ của mình. Phương pháp nội quan này có ưu điểm giúp nhà tâm lý thu thập các dữ kiện không thể quan sát hay thực nghiệm được nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu tâm lý hay trị liệu.
b)  Phân ngành tâm lý lứa tuổi phát triển
 
     Tâm lý học ghi nhận rằng mỗi độ tuổi có các đặc điểm tâm-thể-lý, hành vi và cách tương giao rất khác nhau. Từ đó đã xuất hiện hai phân ngành tâm lý lứa tuổi tâm lý phát triển bổ túc lẫn nhau. Hai phân ngành này cùng nghiên cứu các độ tuổi, nhưng dưới hai lăng kính khác nhau.
 
  • Tâm lý lứa tuổi tập trung nghiên cứu đặc điểm tâm thể lý riêng của mỗi độ tuổi (trẻ em, thiếu niên, trưởng thành...);
 
  • Tâm lý phát triển thì chú ý hơn đến sự tiến triển của cá nhân giữa các giai đoạn khác nhau trên các phương diện thể lý, tính dục, xúc cảm, khả năng nhận thức, lối tương giao…
 
      Hai phân ngành này không chỉ giúp hiểu chi tiết các chặng phát triển, nhưng còn đóng góp lớn lao trên bình diện thực hành. Do vậy chúng được vận dụng rất hiệu quả trong giáo dục, trong can thiệp tâm lý và trị liệu để giúp phát triển nhân cách.
 
  1. Tìm hiểu một số trường phái tâm lý hiện đại
 
      Trong tâm lý học hiện đại có nhiều trường phái khác nhau. Mỗi trường phái khởi đi từ một mô hình nhân cách hay một lối quan niệm riêng về con người, để lý giải những động cơ chi phối hành vi và đề xuất biện pháp can thiệp tâm lý giúp cá nhân học mới hoặc thay đổi hành vi. Sau đây là trình bày sơ lược về quan niệm nhân cáchcách trị liệu của năm trường phái căn bản trong tâm lý học hiện đại.
 
  1.   Trường phái Phân tâm học (Psychoanalysis)
 
  • Quan niệm về nhân cách: Không phủ nhận con người có ý thức, có ý chí và tự do, phân tâm học cho rằng hành vi con người còn bị bản năng và vô thức chi phối phần nào như “con vật”. Thế nhưng các cá nhân thường không muốn nhìn vào phần “con vật” của mình, mà còn cấm đoán hoặc đè nén nó vào trong vô thức. Phân tâm học nhận ra rằng chính những đè nén ấy lại là nguồn gây xáo trộn tâm cảm và  nhân cách. Chẳng hạn theo bản năng, ai ai cũng cần được cha mẹ yêu thương. Tôi hận bố mẹ đã xử đối bất công với tôi khi nhỏ; nhưng vì lòng hiếu thảo lại không cho phép tôi có những tình cảm chống lại bố mẹ, tôi đã đè nén nỗi uất ức. Hậu quả là tôi đâm ra cộc cằn với người khác mà không nhận ra mình giận cá chém thớt! 
 
  • Trị liệu: Theo phân tâm, để nhân cách được quân bình và triển nở, cá nhân cần nhận biết và chế ngự những xung động bản năng nơi mình; đồng thời, cá nhân cần được giúp đỡ để nhận diện và giải quyết ổn thỏa những xung khắc nội tâm bị đè nén trong quá khứ.
 
  • Lượng giá: Vì phân tâm học chú tâm mổ xẻ mặt khuất, “mặt trái” và những cảm xúc bị chôn vùi, nên nó còn được gọi tên là tâm lý chiều sâu. Tuy nhiều người tố cáo phân tâm học làm hạ giá nhân phẩm, nhưng không ai có thể phủ nhận rằng, ngoài phần thượng đẳng là riêng của nhân vị (khía cạnh người), con người còn có phần hạ đẳng, tức vô thức và các bản năng ít nhiều như loài vật (khía cạnh con). Hơn thế, phân tâm học đã có công đề ra phương cách trị liệu dôi với phần hạ đẳng để giúp thăng tiến phần thượng đẳng của cá nhân. Đó là đóng góp lớn nhất của phân tâm học trên bình diện thực hành.
 
  1. Trường phái Tâm lý hành vi (Behaviorism)
 
  • Quan niệm về nhân cách: Tâm lý hành vi xem con người như một tập hợp những hành vi mà cá nhân góp nhặt dọc theo lịch sử đời mình. Nói cách khác, họ như một “cỗ máy” được lắp ráp từ những bộ phận rời rạc dưới tác động mạnh mẽ của yếu tố môi trường. Mỗi hành vi của cá nhân là một nếp phản ứng (thói quen) được hun đúc bởi việc lập đi lập lại nhiều lần một kích thích từ môi trường. Định nghĩa nổi tiếng về hành vi của trường phái này là:
      Kích thích (S)  à  Phản ứng (R)   =   Hành vi  (B)
       Stimulus                  Response                  Behavior
 
  • Trị liệu: Từ công thức trên, tâm lý hành vi cho rằng để tập mới hay thay đổi một hành vi, cần tác động trên cá nhân một kích thích mới, được lập đi lập lại, cho đến khi hình thành nên một nếp phản ứng (thói quen) mới. Kích thích mới này thường có dạng thưởng / phạt trực tiếp nhằm củng cố hay loại trừ một hành vi.
 
      Kỹ thuật hun đúc hành vi ấy được đặt nền trên cơ chế phản xạ có điều kiện sau của nhà sinh vật học Nga Pavlov: nếu thêm kích thích mới là “tiếng chuông” đi kèm với việc “cho thấy một miếng thịt” sẽ tập cho chó hành vi mới là “tiết nước bọt” khi “nghe tiếng chuông”. Cũng vậy, trong can thiệp tâm lý, nếu ai làm được việc tốt sẽ được thưởng, thì với thời gian họ sẽ có thêm nhiều đức tính tốt; ngược lại, các hình phạt sẽ khiến cá nhân từ bỏ dần các thói xấu.
 
  • Lượng giá: Hành vi thuyết thường bị phê bình là bỏ quên yếu tố nhận thức. Thế nhưng như đã minh chứng, con người không có ý thức trọn vẹn, mà còn chịu tác động mạnh mẽ của bản năng, vốn hành động mù quáng và máy móc theo nguyên tắc “thích sướng, sợ khổ”. Thế nên, thuyết hành vi không hề hạ giá con người thành “cỗ máy”, nhưng nói lên phần sự thật “mù quáng máy móc” nơi con người. Cũng như trường hợp của phân tâm, giá trị của hành vi thuyết được biện minh bằng đóng góp của nó trong trị liệu, nhất là trong việc uốn nắn hành vi cho trẻ em và người tâm thần, là những người không có ý thức cao. 
 
  1. Trường phái học hỏi xã hội (Social Learning Theories)
 
  • Quan niệm về nhân cách: Trường phái tâm lý học hỏi xã hội bổ túc cho thuyết hành vi khi cho rằng các hành vi không chỉ được hun đúc, củng cố, uốn nắn dưới tác động trực tiếp của những thưởng phạt nơi cá nhân, nhưng còn gián tiếp qua việc cá nhân quan sát và rút kinh nghiệm từ những chế tài và khen chê xã hội đối với cá nhân khác.
 
       Chẳng hạn một người lớn cố sống tốt để không bị người đời chê trách, hay một trẻ thấy anh hư bị bố đánh đòn sẽ không dám phạm lỗi như anh. Như vậy, hành vi sống tốt của hai cá nhân trên không đến từ thưởng  phạt trực tiếp, nhưng do tác động gián tiếp của xã hội. Như vậy, theo thuyết học hỏi xã hội, con người không chỉ phản ứng cách máy móc như “cỗ máy”, nhưng còn chịu áp lực của các chuẩn mực xã hội bên ngoài.
 
  • Trị liệu: Để loại bỏ, tập mới hay uốn nắn hành vi của các cá nhân, cần vận dụng cả những biện pháp gián tiếp như thi đua, khen thưởng, tuyên dương, cảnh cáo trước cộng đồng… Đối với các cá nhân có ý thức, các biện pháp gián tiếp này đôi lúc còn hiệu quả hơn thưởng phạt trực tiếp.
 
  • Lượng giá: Quan niệm nhân cách và lối trị liệu của trường phái học hỏi xã hội là một tiến bộ so với thuyết hành vi, vì nó không chỉ tác động hữu hiệu hơn trên hành vi, mà còn giúp cá nhân xây dựng ý thức cộng đồng và lòng tự trọng. Về điểm này, nó mở đường cho tâm lý học nhận thức.
 
  1. Trường phái tâm lý nhận thức (Cognitive Psychology)
 
  • Quan niệm về nhân cách: Tâm lý nhận thức cho rằng, chính ý thức của cá nhân soi sáng và quyết định hành vi của họ. Các hành vi không đơn thuần là “phản ứng” lại kích thích của môi trường; nhưng chính yếu tùy thuộc vào cách thức cá nhân tri giác sự kiện, kinh nghiệm, nhận thức và phán đoán trên sự kiện. Vì vậy, đứng trước cùng một hoàn cảnh, mỗi cá nhân giải quyết vấn đề theo một cách riêng. Chẳng hạn, khi đối diện một nguy hiểm, có cá nhân thì rơi vào hoảng loạn, có cá nhân lại rất điềm tĩnh.
      Từ quan điểm trên, tâm lý nhận thức thêm vào công thức của tâm lý hành vi một thành phần mới: đó là yếu tố “nhận thức” (O), viết tắt của: Organism  =  cá thể; hay Operations  =  tiến trình tâm trí. Từ đó ta có công thức mới:
 
  Kích thích (S)  à Cá thể (O)  à Phản ứng (R)  =  Hành vi (B)
    Stimulus             Organism          Response            Behavior
 
  • Trị liệu: Giúp cá nhân điều chỉnh tư duy lệch lạc vốn đưa đến những cảm xúc tiêu cực và hành vi sai quấy, đồng thời xây dựng cho cá nhân ý thức nội tại và suy nghĩ hợp lý; nhờ đó, cuộc sống của cá nhân sẽ  sung mãn, trọn vẹn và đầy đủ ý nghĩa hơn.
 
  • Lượng giá: Tâm lý nhận thức thường được đánh giá cao vì nó đề cao yếu tố nhận thức là nét đặc trưng của con người vượt trên con vật. Hơn nữa, liệu pháp của trường phái nhận thức không chỉ nhắm uốn nắn hành vi bên ngoài mà còn nhằm xây dựng cho cá nhân một ý thức và nhân cách vững chãi bên trong, là điểm tới của phát triển tâm lý.
 
  1. Trường phái tâm lý nhân bản và hiện sinh
           (Humanistic & existentialist Psychology)
 
  • Quan niệm về nhân cách: Đây là hai trường phái tâm lý mới mẻ, xuất hiện vào hậu bán thế kỷ XX. Chúng đề cao vai trò của lý tưởngý nghĩa cuộc sống trên hành vi. Theo hai trường phái này, ý thức về mục đíchý nghĩa đời mình sẽ quyết định cung cách sống.Có nhiều người vì không thấy được mục đích và ý nghĩa đời mình nên sống buông xuôi, buông thả, khiến nhân cách bị tha hóa.
 
     Theo tâm lý nhân bản, việc hướng đến thành toại bản thân hay thành nhân là động cơ thúc đẩy con người tồn tại, kiểm soát hành vi. Còn tâm lý hiện sinh thì chủ trương rằng mỗi người là tác giả của đời mình ngang qua những chọn lựa và quyết định cá nhân. Do vậy phải sống có ý nghĩa; biết hướng thượng, hướng tha và vượt lên trên số phận.
  • Trị liệu: Để phát triển nhân cách, cá nhân cần xác định được một hướng tới lành mạnhmột ý nghĩa tích cực cho đời mình. Hai nhận thức ấy sẽ giúp giúp cá nhân có được nội lực để đảm nhận đời mình một cách trách nhiệm và mạnh mẽ, cả trong những lúc vui hay buồn, trong những thời điểm thuận lợi hay thử thách của hiện sinh.
 
  • Lượng giá: Hai trường phái tâm lý nhân bản và hiện sinh không nhìn vào phần hạ đẳng và bệnh lý của cá nhân, nhưng xem cá nhân như một nhân cách lành mạnh đang hướng đến sự thành toại; từ đó khơi dậy nơi họ một nội lực, sự tự quyết và ý chí vượt trên hoàn cảnh và số phận. Chính vì thế, hai trường phái này ngày càng chiếm được chỗ đứng quan trọng trong tư vấn tâm lý và trị liệu. Hơn nữa, mục tiêu thành toại nhân bản của chúng - là sống siêu thoát và hướng tha -  cũng rất gần với lý tưởng của các tôn giáo nên hai trường phái tâm lý này cũng được vận dụng nhiều vào rèn luyện đạo đức và giáo dục đức tin.
 
  1. Một số mô hình nhân cách theo tâm lý học
 
      Như đã trình bày, mỗi trường phái tâm lý đều đặt nền trên những quan niệm riêng, mô hình riêng về nhân cách:
 
  • Phân tâm học nhìn con người dưới khía cạnh vô thức và bản năng; bị phần hạ đẳng chi phối ít nhiều như loài vật.
 
  • Tâm lý hành vi thì xem mỗi cá nhân như một “cỗ máy” phát ra những hành vi đặc thù riêng dưới các tác động của môi trường.
 
  • Tâm lý học hỏi xã hội quan niệm con người trong tư cách thành viên của cộng đồng, hành động theo những chế tài của xã hội.
 
  • Tâm lý nhận thức lại nhìn con người như một cá thể có ý thức. Mỗi cá nhân có mức độ nhận thức khác nhau và hành động theo ý thức và phán đoán riêng của mình.
  • Tâm lý nhân bản và hiện sinh thì nhìn con người như một hữu thể nhân linh luôn hướng đến sự thành toại bản thân và sống theo một lý tưởng.  
 
      Tiếp theo đây chỉ xin trình bày các mô hình nhân cách theo phân tâm họctâm lý nhân bản vốn đem lại những ứng dụng thiết thực nhất cho công tác giáo dục nhân bản và đức tin.
 
a)  Hai mô hình nhân cách theo Phân Tâm học  (S. Freud)
 
      Sigmund Freud, người sáng lập trường phái Phân Tâm, đã đưa ra mô hình tâm trí và nhân cách để minh họa tác động của các yếu tố dấu mặt là vô thức và bản năng trên hành vi cá nhân.
 
Mô hình ba thành phần của tâm trí con người
 
     Qua thực tế trị liệu đối với các bệnh nhân tâm lý, Freud phát hiện ra rằng các cá nhân không hoàn toàn ý thức về mọi hành vi của mình; trái lại, nơi mỗi người đều có những hành vi vô thức, nhất là những hành vi theo thói quen (như gãi đầu, khạc nhổ…) Từ đó, Freud đề xuất ra mô hình cấu trúc ba tầng của tâm trí con người, bao gồm: ý thức - tiền ý thức - vô thức.
 

                                         (1)
 
                                            (2)
 
     (3)
 
           
  1. Ý thức (conscious): Chỉ chiếm một phần nhỏ của tâm trí, như phần nổi của tảng băng trôi. Nó chứa đựng những gì lý trí và ký ức kiểm soát được. Tuy nhiên, chất liệu của ý thức rất dễ dạt vào “vùng lãng quên tạm thời” của tiền thức, hoặc bị đè ép vào “vùng lãng quên sâu thẳm” của vô thức. Hai phần tiền thứcvô thức hợp nên vùng tiềm thức (subconscious), vì cả hai đều ở trạng thái quên lãng.
  2. Tiền ý thức (preconscious): Là vùng đệm giữa ý thức và vô thức, chứa đựng những kỷ niệm và kinh nghiệm bị quên lãng tạm thời do bộ nhớ của ý thức có hạn. Thế nhưng, khi xảy đến một biến cố gợi nhớ, dữ liệu trong tiền thức có thể trồi lại lên vùng ý thức. Chẳng hạn tôi gặp một bạn cũ mà không thể nhớ tên; bạn ấy nhắc khéo tên bạn là “một trong bốn mùa”, tôi lập tức nhớ ra là “Đông” (trồi lên ý thức).
 
  1. Vô thức (unconscious): Là tầng sâu nhất và vượt tầm kiểm soát của ý thức. Nó đóng vai trò chủ yếu trong việc chi phối những ham muốn bị đè nén thuộc bản năng, gây ảnh hưởng tiêu cực trên nhân cách và hành vi con người.
 
      Trong thực tế, tầng vô thức chứa đựng những ý tưởng, cảm xúc hay ký ức tiêu cực bị những phản ứng tự vệ dìm vào trong quên lãng để tránh cho bản ngã khỏi bị dằn vặt, xao xuyến, tổn thương. Chỉ khi được sự giúp đỡ - đặc biệt của chuyên viên phân tâm - đương sự mới có thể đưa ra ánh sáng lý do của những hành xử vô thức nơi mình, từ đó họ mới có hy vọng thay đổi các hành vi ấy. Sau đây là một vài phương pháp dò tìm vô thức thường được sử dụng trong trị liệu phân tâm là:
 
  • Liên ý tự do (free association): Khách hàng được yêu cầu trả lời lập tức các câu hỏi của nhà tâm lý, dựa vào những ý tưởng thoáng hiện trong tâm trí mà không tìm cách suy nghĩ, né tránh hay sắp đặt các ý tưởng.
 
  • Chú giải những giấc mơ mà cá nhân hay gặp, vì giấc mơ thường là nơi để vô thức tự giải tỏa và tìm bù trừ.
 
  • Phân tích các chuyển dịch tình cảm. Chuyên viên trị liệu đóng vai một người thân mà khách hàng có xung khắc trong quá khứ, và để cho khách hàng trò chuyện. Qua việc ghi nhận và phân tích các chia sẻ bộc phát và phản ứng bộc trực của khách hàng, nhà trị liệu có thể tìm ra mấu chốt của những đè nén tâm lý nơi họ.
Cấu trúc ba thành phần của nhân cách
 
      Cũng vậy, Freud cho rằng nhân cách không chỉ bao gồm phần bản ngã có ý thức, có ý chí và tự do; trái lại, nhân cách ấy còn chịu sức ép của các bản năng mà ông gọi là phi ngã, và của những cấm đoán mà ông gọi là siêu ngã. Sau đây là cơ cấu 3 tầng của nhân cách theo phân tâm học của Freud.
 
 

 
  •   Siêu ngã        SUPEREGO     :  nằm ở tiền thức (2) + vô thức (3)
  •  Bản ngã            EGO          :  nằm  ở ý thức (1) + tiền thức (2)
  •  Phi ngã               ID              :  những bản năng vô thức  (3)
 
  1. Phi ngã (Id) thuộc vô thức và bản năng, chứa đựng những bản năng hạ đẳng và hoạt động theo “nguyên tắc khoái lạc”. Phi ngã như một đứa trẻ “mè nheo” trong mỗi người. Nó luôn đòi thỏa mãn tức thời và bằng mọi giá các đòi hỏi của nó. Các trẻ em và người tâm thần bị phi ngã chi phối mạnh mẽ, vì ý thức và sự tự chủ nơi họ không cao.
 
  1. Bản ngã (Ego) là trọng tâm của nhân cách, là cái “tôi chủ thể” có ý thức, tự do và ý chí. Bản ngã hoạt động theo “nguyên tắc thực tiễn”, tức chỉ đáp ứng những đòi hỏi của bản năng, phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn bên ngoài. Trong thực tế, cái tôi chủ thể luôn chịu sức ép của những đòi hỏi của phi ngã và những cấm đoán của siêu ngã: trên đe dưới búa. Bổn phận của nó là tìm cách điều tiết hai thái cực ấy để giúp cân bằng và quân bình cuộc sống.
 
  1. Siêu ngã (Super Ego) được hình thành từ những chuẩn mực đạo đức, xã hội do giáo dục và tôn giáo kết tụ trong tiền thức và vô thức của cá nhân từ tuổi ấu thơ. Siêu ngã thường áp đặt, xét nét mọi hành vi, và gây xao xuyến cho bản ngã. Thông thường siêu ngã là tích cực vì nó hướng dẫn bản ngã hành động cách đúng đắn; nhưng siêu ngã sẽ trở nên một gánh nặng không cần thiết khi quá cứng nhắc, áp đảo, và tước mất khả năng tự quyết của bản ngã.
 
Một số cơ chế tự vệ của bản ngã
 
     Khi đối diện với những đe dọa vượt khả năng chịu đựng của tâm cảm, bản ngã thường trở nên chai lì hoặc lẩn tránh bằng một trong các cơ chế sau để tự vệ hay tự bảo toàn:
 
  1. Đè nén, ức chế (repression): Cá nhân không đủ sức đối diện với những cảm xúc hay kinh nghiệm đau thương, nên tìm cách đè nén những cảm xúc hay kinh nghiệm ấy khỏi vùng ý thức, hoặc chôn chặt các nỗi đau vào quên lãng. Đây là phản ứng tự vệ căn bản nhất, sẽ biến thái thành những cơ chế tự vệ kế tiếp.
 
  1. Phủ nhận (denial): Bản ngã không đủ sức đón nhận một thực tế, nên tự vệ bằng cách chối bỏ thực tế ấy; tin chắc rằng thông tin ấy bị nhầm. 
 
  1. Phóng chiếu (projection): Cá nhân gán ghép cho người khác những cảm xúc tiêu cực đang có nơi mình vì không dám đối chất chính mình. Chẳng hạn tôi ghét đồng nghiệp nhưng lại kết án là đồng nghiệp ghét tôi.
 
  1. Tạo phản ứng ngược lại (reaction formation): Cá nhân chối bỏ cảm xúc đang có bằng cách làm theo cảm xúc ngược lại. Chẳng hạn B thích anh A, nhưng lại nói ghét anh ấy.
 
  1. Hoán vị (displacement): Cá nhân giải tỏa tình cảm dồn nén vào một đối tượng khác bằng một trong các cách thức sau:
 
  • Bù trừ (compensation): Chẳng hạn tôi kém thể thao, nên vào giờ chơi tôi lại đi đánh đàn để tự an ủi mình.
 
  • Thăng hóa (sublimation): Tôi đi Cảnh sát 113 để thỏa mãn tính hung hãn dưới vỏ bọc bảo vệ an ninh xã hội.
 
  • Dịch chuyển hấn khí (displaced aggression): Giận xếp không dám cãi, về nhà đánh con cái để xả giận.
 
  1. Thoái hồi (regression): Do không đủ sức đối diện với các thách đố của cuộc sống, cá nhân lẩn trốn vào những hoạt động an toàn của các giai đoạn trước. Chẳng hạn không bương chải được với đời nên chọn đi dạy trẻ để cuộc sống đỡ phức tạp. Gặp khó khăn ở thành phố, chọn về quê sinh sống.
  2. Biện hộ (rationalization): Cá nhân tìm cách hợp lý hóa những hành vi vô lý của mình. Chẳng hạn mượn rượu giải sầu.
 
  1. Sắm vai (identification): Vì thiếu tự tin nên cá nhân bắt chước người nổi tiếng để ngỡ mình cũng là “nhân vật”. Hành vi này thường xảy ra nơi các thiếu niên chưa có nhân cách vững chãi. Nhưng cũng có người lớn không thành đạt, nên cố tạo cho mình bộ dạng nhà chuyên nghiệp.
 
b)  Hai mô hình nhân cách theo Tâm lý nhân bản 
 
  r  Mô hình cấu tạo nhân cách theo Carl Rogers
 
     Theo Rogers, nhân cách hay bản ngã được cấu thành từ hai thành phần: “tôi thực tiễn” cá nhân đang có và “tôi lý tưởng” mà cá nhân đang hướng tới.
 
        Đồ hình của Rogers cho thấy rằng, khi đối diện với một thực tại (có thể là một sự vật, một sự kiện hay một người nào đó), bản ngã sẽ phối hợp lập trường của hai cái tôi nơi mình để đi đến một thái độ tích cực/tiêu cực đối với thực tại đó, rồi sẽ có hành vi tương ứng.
 
                          TÔI LÝ TƯỞNG                       Gặp 1 thực tại 
                        Các giá trị /lý tưởng
 
       BẢN NGÃ                                            THÁI ĐỘ                HÀNH VI
                              
 
                             TÔI THỰC TIỄN
                         -  Ý thức/vô thức/xúc cảm…
                         -  Các nhu cầu    
                      
  1. Tôi thực tiễn: là tình trạng hiện tại, bao gồm toàn bộ cái tôi hiện có của bản ngã: ý thức, vô thức, xúc cảm, bản năng, và những nhu cầu riêng. Thông thường, các nhu cầu của “tôi thực tiễn” làm nên động cơ cung cấp năng lượng cho bản ngã hoạt động.
  2. Tôi lý tưởng: Gồm những giá trị (lý tưởng) và dự phóng tương lai mà bản ngã đang hướng tới. Chính cái tôi lý tưởng này định hướng cho lối sống cho cá nhân và lôi kéo cá nhân tiến về phía trước.
 
  1. Thái độ & hành vi: Tùy vào thái độ tích cực hay tiêu cực đối với đối tượng, mà cá nhân sẽ đi đến một hành động tương ứng đối với đối tượng ấy. Chẳng hạn tôi mê chơi games (tôi thực tế) nhưng tôi muốn đậu vào đại học (tôi lý tưởng), nên tôi quyết tâm gạt bỏ games (thái độ) và tập trung tất cả cho việc học (hành vi).
 
r Tháp 5 nhu cầu của bản ngã theo Abraham Maslow
 

  
           
                     5                    -  Nhu cầu thành toại bản thân
 
                     4                    -  Nhu cầu thể diện/được nhìn nhận  
 
                     3                    -  Nhu cầu yêu/được yêu/thuộc về nhóm
 
         2                    -  Nhu cầu an toàn thể lý/tâm cảm
 
         1                    -  Nhu cầu sinh tồn cá nhân/nòi giống
 
 
     Theo Maslow, đây là 5 bậc thang nhu cầu từ thấp đến cao của bản ngã. Sự phân cách này giữa các bậc nhu cầu chỉ là tương đối, vì dù ở bậc nào, cá nhân cũng đồng thời có nhu cầu của các bậc còn lại. Chẳng hạn, người ở bậc nhu cầu 5 vẫn cần ăn uống (bậc 1), cần được an toàn, yêu thương và được nhìn nhận (bậc 2, 3, 4), nhưng theo cách thức và mức độ khác với người ở các bậc thấp hơn.
 
       Khi các bậc nhu cầu được thỏa mãn cá nhân sẽ tồn tại và phát triển. Các nhu cầu càng thấp thì càng cần thiết cho sự sống còn; một khi chúng đã được thỏa mãn, cá nhân sẽ hướng đến bậc nhu cầu cao hơn. Đích đến của phát triển nhân cách là tình trạng ở bậc 5: tức cá nhân đạt đến sự thành toại bản thân.
       Ngoài ra, Maslow còn phân loại 5 bậc thang nhu cầu thành 2 nhóm: bậc 1, 2, 3, 4 thuộc nhóm nhu cầu thiếu hụt phải được bổ sung thường xuyên; riêng bậc 5 thuộc loại nhu cầu thành toại, nó không những không hao mòn, mà ngày càng đòi hỏi cao hơn. Nhu cầu thành toại thường thể hiện ở các dạng sau:
 
  • Nhu cầu hiểu biết và khám phá.
  • Nhu cầu thẩm mỹ, làm đẹp;
  • Nhu cầu phát triển bản thân trên mọi phương diện.
 
  1. Các yếu tố qui định tâm tính con người
 
      Trong giao tế, ta dễ dàng nhận thấy các cá nhân có tâm tính rất khác nhau. Tại sao lại có sự khác biệt này? Và đâu là những yếu tố quy định tâm tính riêng của mỗi người?
 
      Trong tâm lý học có hai quan niệm đối kháng nhau về tính cách con người. Một bên cho rằng tâm tính do bẩm sinh hay tất định nên bất biến; bên kia cho rằng giáo dục và nỗ lực của chính cá nhân có thể tác động thay đổi tâm tính. Có thể công thức hóa sự đối kháng của hai khuynh hướng ấy như sau.
  • Tâm tính do bẩm sinh qui định  > <  do nuôi dạy mà ra.
  • Tâm tính chịu sự tất định của bản năng và vô thức > < do
      mỗi cá nhân tự lựa chọn.
 
  1. Do bẩm sinh hay do nuôi dạy? (Nature vs Nurture)
 
      Trong tục ngữ dân gian Việt Nam, các ý kiến về vấn đề này cũng phân rẽ theo hai hướng vừa nói:
  • “Cha mẹ sinh con, Trời sinh tính” cho rằng bản chất của cá nhân là do bẩm sinh. Dù cha mẹ có dạy dỗ uốn nắn thế nào, thì kẻ ngỗ nghịch cũng hoàn ngỗ nghịch.
 
  • “Nhân chi sơ, tính bổn thiện” đổ lỗi cho môi trường và việc nuôi dạy. Mọi người sinh ra đều thiện hảo như “tờ giấy trắng”; thế nhưng chính môi trường xấu và việc giáo dục thiếu sót đã khiến cá nhân đánh mất cái thiện bẩm sinh.
      Chúng ta hãy xét xem các yếu tố thuộc bẩm sinhmôi trường tác động thế nào trên tâm tính và hành vi của cá nhân.
 
                 Bẩm sinh                           Môi trường nuôi dạy
 
  • Đặc điểm di truyền
  • Khí chất bẩm sinh
  • Xu hướng của cá nhân
  • Nhu cầu, sở thích riêng…
 
  •  Ảnh hưởng của gia đình
  •  Giáo dục nhà trường
  •  Giáo dục đức tin, giáo xứ
  •  Bạn đồng trang lứa…
       
      Qua bản liệt kê trên, ta thấy cả hai nhóm yếu tố bẩm sinhmôi trường đều tác động trên tính cách riêng của mỗi cá nhân. Yếu tố bẩm sinh thì giống như “hạt giống” chứa đựng mầm căn bản của nhân cách; còn môi trường như mảnh đất cho hạt giống cắm rễ vào, hút lấy chất bổ để tăng trưởng và định hình thành một nhân cách trưởng thành.
 
     Cũng như trong trồng trọt, việc chăm bón, cắt tỉa có thể biến một hạt giống bình thường phát triển thành một cây to đẹp, thì môi trường nuôi dạy và cách thức giáo dục tốt cũng có thể đảo chiều những xu hướng bẩm sinh thiếu lành mạnh nơi cá nhân. Vì lý do đó ta không nên bi quan trong giáo dục; trái lại cần đẩy mạnh hơn việc uốn nắn trong mọi trường hợp. Câu chuyện “Mẹ Thầy Mạnh Tử dạy con” là một minh họa rõ nét về vai trò của môi trường lành mạnh và việc nuôi dạy.
 
       Chuyện kể rằng Mạnh Tử lúc còn rất nhỏ nhà sống gần bãi tha ma. Ngày nào cũng chứng kiến những đám ma, Tử và năm bạn khác cứ bắt chước tổ chức đám ma lăn lộn gào khóc. Mẹ Tử bèn dọn nhà vào làng ở gần một khu phố chợ; nhưng chợ thì lúc nào cũng ồn ào chuyện trả giá, mua bán và cãi vã, khiến Tử lại nhiễm thói hư. Thế là Mẹ Tử nghĩ rằng chỉ có cách dọn về gần nhà Thầy đồ. Quả như Mẹ Tử nghĩ, dù chưa tới tuổi đi học, ngày ngày trẻ Mạnh Tử cứ ê a nhái theo bài học của lũ trẻ nhà bên. Nhờ đó Tử đã sớm ham mê sách đèn từ bé, và lớn lên học hành giỏi giang trở thành “Thầy Mạnh Tử”.  
  1. Do tất định hay lựa chọn cá nhân? (Deteminism vs Freedom)
 
       Chúng ta thử xem các trường phái tâm lý nhân cách có lập trường như thế nào trước câu hỏi thứ hai này.
 
  • Theo Phân tâm học, nơi cá nhân không chỉ có các hành vi hữu thức, mà có cả những hành vi vô thức do bản năng và vô thức tất định. Thế nhưng, nếu cá nhân ý thức được những tác động tiêu cực của vô thức nơi mình và quyết chí sửa đổi thì họ vẫn có thể cải thiện nhân cách của mình được triển nở hơn. Như vậy, dù thiên về thuyết tất định của các yếu tố sinh học và bẩm sinh, phân tâm học vẫn nhìn nhận rằng ý thức và lựa chọn của cá nhân vẫn là yếu tố quyết định cuối cùng trên nhân cách.
 
  • Bên cạnh đó ba trường phái tâm lý nhận thức, nhân bản và hiện sinh nhìn nhận rằng bản năng và vô thức chỉ quy định phần nào chứ không tất định tính cách. Trái lại, chỉ có ý thức và tự do lựa chọn của cá nhân mới quyết định tính cách, hướng phát triển và lối sống của mỗi cá nhân.
 
      Tóm lại, phần trình bày trên cho thấy cả bốn yếu tố bẩm sinh & tất định; nuôi dạy & lựa chọn của cá nhân đều tác động trên tính cách của mỗi người, nhưng mỗi yếu tố tác động theo những cách thức và mức độ khác nhau.
 
  • Bẩm sinhbản năng thì áp đặt và khó thay đổi, nhưng chỉ là “hạt giống” chứa đựng “mầm nhân cách”.
 
  • Còn yếu tố môi trường nuôi dạy lành mạnh khả năng nhận thức & tự quyết của cá nhân lại năng động và có thể làm thay đổi tình trạng của cá nhân. Chúng quyết định nét tính cách và hướng phát triển nhân cách của cá nhân. Vì tin vào khả năng thay đổi của cá nhân, nên cần tăng cường việc giáo dục hầu giúp cá nhân có được nhận thức đúng đắn cũng như ý chí vượt lên trên chính mình.
6.  Một số quy luật hoạt động của tâm lý cá nhân
 
      Tuy mỗi người là một ngôi vị độc sáng, có tính cách riêng và cách hành xử riêng, nhưng các hoạt động tâm lý của họ đều tuân theo một số qui luật chung có thể kiểm nghiệm được. Tuy thế các qui luật phổ quát ấy vẫn không bóp chết những nét riêng làm nên vẻ độc sáng của mỗi ngôi vị. Khởi từ việc nhận biết các quy luật chung này, ta rút ra được một số hệ luận thực hành hữu ích khi làm việc với các cá nhân.
 
  1. Tâm lý cá nhân là một thực tại ẩn khuất; ta chỉ có thể đoán biết phần nào tâm lý một người ngang qua những thái độ, cử chỉ, lời nói, và cách ứng xử bên ngoài của người ấy: “trông mặt mà bắt hình dong”. Thế nhưng, đôi lúc phán đoán của ta có thể lầm, nhất là khi đương sự cố tình bóp méo thông tin về bản thân, hay khoác lên những “mặt nạ”.
 
  1. Tâm lý của một cá nhân không cố định, nhưng biến chuyển theo độ tuổi và hoàn cảnh: “Càng lớn càng ngoan/hư!”; “Con người hay thay lòng đổi dạ”.
 
  1. Có một tác động hỗ tương chặt chẽ giữa yếu tố thể lý và tâm lý nơi cá nhân. Chẳng hạn khi ta khỏe thì vui tính; khi ta đau thì dễ cáu kỉnh: sức khỏe tác động trên tâm lý. Ngược lại, sự sợ hãi có thể làm cơ thể ta tê liệt; khi bực tức thì máu nóng dồn lên mặt: xúc cảm tác động trên thể lý. Mối liên kết này thể hiện rõ nét nơi các căn bệnh tâm-thể; chẳng hạn như khi một người bị stress nặng có thể sinh ra đau bao tử, rối loạn huyết áp, dị ứng ngoài da, v.v.
 
  1. Tâm lý của cá nhân được phát triển nhờ tương giao. Tục ngữ có câu: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.” Ai đi nhiều, thấy nhiều, nghe biết nhiều, gặp gỡ tiếp xúc nhiều, thì càng kinh nghiệm, càng bản lĩnh và chững chạc. Vì vậy, trong giáo dục cần tạo điều kiện cho cá nhân vượt qua nhút nhát và mạnh dạn mở ra với các tương quan mới để lớn lên.
  2. Tâm lý cá nhân phát triển ngang qua những ngưỡng khủng hoảng. Khủng hoảng là hiện tượng thông thường xảy ra trong mọi lãnh vực của cuộc sống, khi xuất hiện những yếu tố mới phá vỡ thế quân bình hài hòa vốn có nơi cá nhân. Chẳng hạn thiếu niên bắt đầu biết suy lý cho nên hay “lý sự” và cãi lại khiến bố mẹ khó chịu.
 
      Khi nổ ra khủng hoảng, ta cần bình tĩnh, tìm cách điều chỉnh, để thiết lập một thế quân bình và hòa hợp mới. Mỗi lần vượt qua được một khủng hoảng, cá nhân càng phát triển hơn. Chẳng hạn, thay vì đánh trẻ ở tuổi thiếu niên hay cãi, bố mẹ cần tôn trọng ý kiến của chúng, cho chúng thêm quyền tự quyết, tập cho trẻ học cách đối thoại và tự trách nhiệm về mình. Dần dần, sự xung khắc của trẻ được tháo ngòi và chúng được tạo cơ hội trưởng thành hơn.
 
  1. Có những quy tắc tâm lý chung; nhưng cũng có những quy tắc riêng. Quy tắc chung thì đúng với mọi người, mọi hoàn cảnh, mọi thời đại. Còn quy tắc riêng thì thay đổi tùy vào mỗi nền văn hóa, thời đại, độ tuổi, cá nhân. Trong hành xử, cần vận dụng các quy tắc tâm lý chung để hiểu người khác; nhưng đồng thời phải nhận biết và tôn trọng những nét tâm lý riêng của từng nền văn hóa, giới tính, lứa tuổi, cá nhân. Đó là một trong những chìa khóa của đắc nhân tâm.
 
     Kết luận Phần I  
 
ÍCH LỢI CỦA VIỆC HỌC TÂM LÝ
 
  • Đối với bản thân: Các kiến thức tâm lý giúp mỗi cá nhân:
 
  • hiểu mình hơn,
  • biết cách để tự điều chỉnh mình,
  • để triển nở hơn trong nhân cách,
  • sống hòa hợp hơn với tha nhân.
 
         “Hãy biết mình!”: Đó là tiêu chí của người trưởng thành.
  • Trong tương quan với người khác: Tâm lý học giúp:
 
  • hiểu tâm tính người khác;
 
  • tiên đoán những vấn đề tâm lý họ sẽ hoặc đang gặp;
 
  • đưa ra những trợ giúp hay can thiệp kịp thời và phù hợp
nhằm thúc đẩy tiến trình phát triển của các cá nhân.
 
      Vì các ích lợi trên mà tâm lý học đã trở thành môn học bó buộc với các ngành trực tiếp làm việc với cá nhân như: sư phạm, y khoa, tác viên xã hội, tư vấn, kinh doanh quảng cáo, luật khoa, khoa học hình sự, và ngay cả các công tác mục vụ trong Giáo hội, v.v.
 
  • Trong công tác giáo dục đức tin
 
      Đối với các anh chị giáo lý viên, kiến thức tâm lý học nói chung và kiến thức về tâm lý các độ tuổi nói riêng sẽ hỗ trợ các anh chị trong những công việc sau:
 
  • Hiểu đặc điểm tâm lý riêng của mỗi độ tuổi, cũng như nhu cầu tâm linh của các độ tuổi ấy.
 
  • Biết cách ứng xử phù hợp với từng lứa tuổi.
 
  • Ấn định nội dung giáo lý thích ứng với nhu cầu tâm linh        và thực tế của từng độ tuổi.
 
  • Biết cách thức truyền đạt phù hợp với khả năng nhận thức và tiếp thu bài giảng của mỗi lứa tuổi.
      
      Chính vì những đóng góp thiết thực của tâm lý học với công tác huấn luyện đức tin, mà hầu hết các sách Sư phạm Giáo lý luôn dành một phần quan trọng để trình bày những kiến thức căn bản về tâm lý học nói chung và về đặc điểm tâm lý các lứa tuổi nói riêng, như một phần huấn luyện nền tảng cho các giáo lý viên.
 
Phần II:  TÂM LÝ LỨA TUỔI & MỘT SỐ LÝ THUYẾT
 
                           PHÁT TRIỂN TÂM LÝ
 
A-  CÁC GIAI ĐOẠN TRONG ĐỜI NGƯỜI
 
 r   Phân chia các giai đoạn/chặng đời người
      theo bộ môn Tâm lý phát triển
 
     Văn chương thi phú thường dùng các hình ảnh ẩn dụ để ví các giai đoạn của đời người. Có khi đời người tựa như ba thời khắc sáng-trưa-chiều của một ngày; như bốn mùa trong năm xuân-hạ-thu-đông; hoặc như một cuộc leo núi với đỉnh núi là tuổi trung niên và chân núi phía bên kia là tuổi lão niên.
 
      Trong thực tiễn, mỗi ngành cũng đưa ra những chuẩn mực phân chia đời người khác nhau. Ví dụ, pháp luật lấy “18 tuổi tròn” làm đường ranh ấn định tuổi thành niên của công dân; giáo dục học chia đời học sinh làm bốn cấp: tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, cao đẳng & đại học; sư phạm giáo lý chia lớp giáo lý theo bí tích, v.v. Riêng bộ môn tâm lý phát triển lại căn cứ trên những đặc điểm và nhiệm vụ tâm lý của mỗi chặng để phân chia đời người thành bốn giai đoạn, sau đó mỗi giai đoạn lại được chia làm nhiều chặng nhỏ hơn:
 
  • Giai đoạn trẻ em (0-12 tuổi): gồm 3 chặng nhỏ.
  • Giai đoạn thiếu niên (13-18 tuổi): gồm 3 chặng nhỏ.
  • Giai đoạn trưởng thành (18-60 tuổi): gồm 3 chặng nhỏ.
  • Giai đoạn hưu trí (trên 60 tuổi): chỉ có 1 chặng.
 
1.  Giai đoạn trẻ em (0-12 tuổi)
 
     Giai đoạn này được tính từ sơ sinh cho đến tuổi thiếu niên hay dậy thì. Có thể chia giai đoạn trẻ em thành 3 chặng rõ rệt.
 
  • Tuổi bám mẹ (0-3)
 
 r  Đặc điểm tâm thể lý: Đối với trẻ “nhũ nhi” (tuổi còn bú), mẹ là tất cả của bé. Khác với loài vật, bé không chỉ cần được mẹ cho bú mớm, mà bé còn rất cần đến tình yêu vỗ về của mẹ để thành người. Mẹ không chỉ là “bầu sữa” cho bé, mà còn là tất cả nguồn yêu thương, an toàn mà bé cần đến.
 
       Một số nhà phân tâm đã phân tích sự khác biệt căn bản giữa tư thế bú của bé so với loài vật, để nêu bật sự gắn bó đặc thù của tình-mẹ-con nơi loài người. Thật vậy, chỉ có con người mới bú mẹ trong tương giao “mặt đối mặt”: bé không chỉ bú sữa mẹ, nhưng “bú” cả ánh mắt, nụ cười; “bú” cả tiếng trò chuyện ê a và tình thương mẹ dành cho bé. Giòng sữa mẹ thì làm cho bé mỗi ngày thêm đầy đặn; còn tình yêu thương nâng niu của mẹ thì “nhân hóa” bé, tập cho bé đi vào tương quan tình người. Một trẻ bị bỏ rơi, không có được sự yêu thương của “mẹ” (hay ai khác thay mẹ) thì không được nhân hóa, vì em không có được bài học nhập môn tương quan căn bản nhất từ mẹ, để có thể mở ra những tương quan khác với người ngoài.
 
       Hơn thế, chất lượng của mối tương quan đầu đời với mẹ sẽ quyết định cách đáng kể đến khả năng tương giao của trẻ về sau. Các nhà tâm lý lứa tuổi nhận ra mối liên hệ chặt chẽ giữa ba lối gắn bó của trẻ với mẹ lúc còn nhỏ với cách tương giao của trẻ ấy ở tuổi trưởng thành sau này.
 
  • Gắn kết an toàn với mẹ. Khi lớn lên, nhóm trẻ thứ nhất này sẽ tự tin mở ra với môi trường. Thật may mắn cho những bé có được tình mẫu tử đằm thắm và quân bình. Khởi từ cảm giác an toàn với mẹ và gia đình, bé giả thiết môi trường bên ngoài (người lạ, lớp mẫu giáo, môi trường mới) cũng an toàn như thế. Do vậy bé tự tin, bạo dạn, dễ hòa nhập vào môi trường mới, sớm có khả năng kết thân, mở đường cho cơ may thành đạt trong tương giao về sau.
 
  • Gắn kết dè dặt, né tránh. Khi lớn lên, nhóm trẻ thứ hai này thường rút vào trong vỏ ốc của mình để được an toàn. Đây thường là phản ứng của những trẻ bị bỏ bê hoặc bỏ rơi. Vì không quen với sự vồn vã thân tình ở đầu đời, trẻ dần dần trở nên lãnh đạm, tự đủ trong nỗi cô đơn của mình, không có được khả năng tương giao cách tự tin.
 
  • Gắn kết bất an, hoang mang do lối yêu thương bóp nghẹt hoặc thiếu nhất quán của mẹ. Đây là trường hợp của các trẻ sinh ra “ngoài ý muốn” hoặc bởi “bà mẹ thiếu niên”. Các bà mẹ này thường có tâm trạng bất ổn: theo bản năng mẫu tử họ có yêu con; nhưng trong thâm tâm lại từ khước đón nhận “của nợ” ấy. Từ đó cách hành xử của các bà mẹ này thiếu nhất quán: thương đó rồi ghét đó; nâng niu, hôn hít đó, rồi lại đánh đòn. Sau những lần kinh nghiệm bị mẹ “bội phản”, trẻ rơi vào một tâm trạng hoang mang: một mặt trẻ rất cần và muốn đến gần mẹ, nhưng mặt khác lại không tự tin đến với mẹ vì sợ bị “phản bội” một lần nữa. Lối gắn kết bất an, hoang mang như thế ở tuổi nhỏ sẽ tiếp tục theo trẻ lớn lên ở tuổi trưởng thành, khiến cá nhân luôn rụt rè, lo lắng khi phải mở ra với một tương quan thân tình.
 
      Nhóm gắn kết hoang mang (loại 3) tuy có vẻ giống nhóm xa lánh (loại 2), nhưng sự hủy hoại về mặt tâm cảm của nhóm 3 trầm trọng hơn. Thật vậy, nhóm trẻ xa lánh tuy né tránh tương quan, nhưng lại cảm thấy “tự đủ” trong sự cô độc của mình; trong các trẻ gắn bó hoang mang bị miễn cưỡng né tránh tương quan để được an toàn, nhưng lại đau khổ vì thiếu hụt tình cảm.      
 
     Tóm lại, cả ba kiểu gắn bó với mẹ lúc nhỏ tiếp tục theo trẻ lớn lên và lưu dấu vết trên cách tương quan của cá nhân trong đời sống hôn nhân và xã hội ở tuổi trưởng thành.
 
 r Thách đố đối với phát triển nhân cách: Nếu được hưởng đầy đủ sự chăm sóc và tình yêu của mẹ thì sẽ có cảm giác an toàn, tin tưởng đối với ngoại cảnh. Tuy cần mẹ, nhưng bé vẫn phải có khả năng tách khỏi vòng tay mẹ thì mới mở ra được với những tương giao khác để lớn lên.
  • Tuổi sân chơi (3-6)
 
  r  Đặc điểm tâm thể lý: Từ tuổi này, mẹ không còn ở bên trẻ suốt ngày; do vậy bé phải chuyển qua tương quan với các đối tác khác là anh chị trong nhà và bạn lớn hơn ở vườn trẻ. Ở tuổi này, các trẻ này chưa biết nhường nhịn nhau. Tình trạng bắt nạt mạnh được yếu thua khi vắng mặt người lớn là mối đe dọa với các trẻ nhỏ hơn, khiến chúng trở nên nhát đảm, sợ sệt, ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách. Có trẻ bé hơn phải “luồn cúi” trẻ lớn để được chấp nhận và cho chơi chung.
 
  r  Thách đố đối với phát triển nhân cách: Cần bảo đảm cho mọi trẻ có khả năng tương quan hài hòa với anh chị và bạn, mà không bị “lép vế”, tự ti. Nếu một trẻ không an toàn về thể lý, cũng sẽ bị bất an tâm lý. Ngược lại, nếu một trẻ có được tương quan hài hòa với anh chị và bạn, tính cách tự tin và bạo dạn của trẻ sẽ ngày càng củng cố.
 
  • Tuổi đến trường (6-12)
 
  r  Đặc điểm tâm thể lý: Lứa tuổi tiểu học tuy đã lớn xác hơn, nhưng tâm cảm hãy còn mỏng manh, nhất là các trẻ là con một, hoặc được nuông chiều thái quá. Đặc điểm của trẻ tiểu học là chỉ chơi với bạn đồng giới: gái với gái; trai với trai. Chúng bám víu cộng sinh vào nhóm vì chưa có được nhân cách riêng. Hơn nữa, nhờ tương tác với bạn đồng giới mà trẻ được củng cố về căn tính giới tính của mình:trai phải hành xử cho ra trai; gái phải hành xử cho ra gái!
 
       Thế nhưng không phải mọi trẻ đều đương nhiên được bạn đồng giới đón nhận. Trong cả hai nhóm đều có sự “kỳ thị” và loại trừ các bạn cùng giới nhưng lại bị xếp vào nhóm bên kia do không đủ nữ tính nếu là nữ, hay thiếu nam tính nếu là nam. Vì vậy giữa các trẻ cùng giới luôn có sự cạnh tranh về nhiều mặt (học lực, sức khỏe, tài khéo, sở hữu đồ chơi…). Chỉ những trẻ trên trung bình mới được nhóm đón nhận và có được một thứ hạng. Nếu được nhóm đón nhận - dù chỉ ở thứ hạng thấp - thì trẻ có được cảm giác an toàn tự tin. Còn những trẻ bị loại trừ và liệt vào “nhóm bên kia” dễ bị mặc cảm tự ti, chủ bại, nghi ngờ về khả năng và giá trị của bản thân. Cũng vậy, để được nhóm “chiếu cố”, không ít trẻ yếu thế đành chọn con đường luồn cúi, tự ti, khiến nhân cách bị giảm thiểu.
 
  r  Thách đố đối với phát triển nhân cách: Để có được sự an toàn về mặt tâm cảm, mọi trẻ tiểu học đều cần được nhóm chấp nhận, cần có được một chỗ đứng cho mình trong nhóm, từ đó xây dựng sự tự tin (self-esteem). Vì thế trong giáo dục, cần tránh để xảy ra tình trạng nhóm áp đảo hay bài xích bất kỳ một trẻ nào. Đồng thời cũng cần tạo điều kiện cho những trẻ yếu hơn có cơ hội khẳng định trước nhóm để có được sự tự tin.
 
2.  Giai đoạn thiếu niên / chuyển tiếp (12-18 tuổi)
 
      Tuổi thiếu niên (còn gọi là dậy thì) thường được đề cập đến như một giai đoạn khủng hoảng đầy sóng gió. Miêu tả ấy có thể không luôn luôn đúng với tất cả mọi người, nhưng khách quan mà nói, giai đoạn thiếu niên có tính quyết định lớn lao đối với việc định hình nhân cách định hướng tương lai cho mỗi cá nhân. Vì thế, giai đoạn này luôn là một “điểm nóng” không thể bỏ qua trong các giáo trình tâm lý phát triển.
 
      Trước khi đi vào phân tích các chặng nhỏ hơn của giai đoạn dậy thì, chúng ta cần tìm hiểu nguồn gốc ngữ nghĩa của từ “thiếu niên” cũng như khảo sát các tiêu chuẩn nhận dạng độ tuổi ấy theo quan điểm tâm lý.
 
 r   Ngữ nguyên của từ “thiếu niên”
 
  • Danh từ “thiếu niên” (adolescens) đến từ “hiện tại phân từ” của động từ “tăng trưởng” trong tiếng latinh (ad-olescĕre)   ;
 
  • còn danh từ “trưởng thành” (adultus) lại đến từ “quá khứ phân từ” của cùng một động từ tăng trưởng vừa nói.
       Về mặt ngữ pháp, một hiện tại phân từ (present participle) ám chỉ một hành động hay một tình trạng đang diễn tiến và chưa đạt đến đích điểm; còn quá khứ phân từ (past participle) lại ám chỉ một hành động hay một tình trạng đã hoàn tất. Hóa ra theo ngữ nguyên latinh, hai từ “thiếu niên”“trưởng thành” biểu thị hai chặng nối tiếp nhau của cùng một động từ “tăng trưởng”:
 
  • Danh từ “thiếu niên” biểu thị “độ tuổi đang tăng trưởng”;
 
  • Còn danh từ “trưởng thành” chỉ “độ tuổi đã đạt đỉnh điểm của tăng trưởng”.
 
       Như vậy, nếu chiếu theo ngữ nguyên, thật hợp lý khi có người sử dụng hạn từ “tuổi chuyển tiếp” thay cho tuổi thiếu niên hay dậy thì, vì trong thực tế “dậy thì” cũng chính là tiến trình chuyển tiếp từ giai đoạn trẻ em sang tuổi trưởng thành.
 
 r  Tiêu chuẩn xác định điểm đầu & điểm cuối của tuổi dậy thì
 
      Thông thường, người ta hay nhìn vào dấu hiệu “trổ mã” bên ngoài của một cô cậu, để nói rằng cô cậu ấy đã bắt đầu dậy thì. Trong thực tế, giai đoạn “dậy thì” - hay chuyển tiếp - của một cá nhân không chỉ xảy ra ở cơ thể, mà trên cả toàn bộ các bình diện còn lại của con người như trí năng, tâm cảm tương giao xã hội…
 
       Khác với suy đoán của nhiều người, tiến trình dậy thì không bắt đầu với những biến đổi của cơ thể, nhưng kích hoạt trước tiên trên bình diện trí năng, khi một trẻ bắt đầu có khả năng tư duy hình thức, tức biết suy nghĩ vượt trên những điều cụ thể trước mắt, biết lập luận thuần lý và muốn suy nghĩ độc lập với người lớn. Có thể nói rằng, các trẻ ấy chớm bước vào ngưỡng dậy thì hay tiền dậy thì (12-14 tuổi).
 
       Sau đây là các cột mốc đầu (Đ) và cuối (C) của tiến trình dậy thì trên các bình diện của cá nhân.
 
Trí năng
 
Đ:  Khả năng tư duy hình thức hay trừu tượng.
 
C:  Thuần thục lối tư duy này trong đời thường.
 
 
Thể lý
 
Đ:  Dấu hiệu “trổ mã” bề ngoài (tùy giới tính).
 
C:  Đạt đến khả năng truyền sinh.
 
 
Tâm cảm
 
Đ:  Bảo vệ sự riêng tư, bí mật; tự khẳng định.
 
C:  Có nhân cách rõ; tự lập cách chín chắn.
 
 
Pháp luật
 
Đ:  Luật cho phép ở nhà một mình (12 tuổi).
 
C:  Thi hành các nghĩa vụ dân sự (18 tuổi).
 
 
 
Tương giao
xã hội
 
Đ:  Thích tương giao với bạn hơn gia đình.
 
C:  Chững chạc trong giao tế; tự trách nhiệm.
 
 
      Tóm lại, cần có một cái nhìn toàn diện hơn về tiến trình dậy thì. Tiến trình đa phức ấy diễn ra trong nhiều năm: khởi sự với sự đột biến về trí năng (tiền dậy thì), sau đó lan qua các bình diện khác, và chỉ kết thúc khi cá nhân thực sự đạt đến sự tự quyết và tự lập. Vì lẽ ấy, các cơ quan thuộc Liên hiệp quốc như UNESCO xếp tuổi thiếu niên/chuyển tiếp đến 25, là lúc cá nhân tương đối bình ổn về nghề nghiệp, gia đình và xã hội. Sau đây là chi tiết của ba chặng trong giai đoạn dậy thì.
 
  • Chặng tiền dậy thì (12-14): Chống đối và vô ơn
 
 r Đặc điểm tâm thể lý: Chặng này thường được mệnh danh là “tuổi chống đối và vô ơn”. Chính những sóng gió trong tương quan của trẻ tiền dậy thì với quyền bính so với các giai đoạn trước đã khiến nhóm này bị mang tên gọi tiêu cực ấy.
 
      Thật ra, biểu hiện “chống đối và vô ơn” có nguồn gốc từ những đột biến trí năng và tâm cảm của trẻ ở tuổi 11-12.
 
  • Về trí năng: Sự xuất hiện khả năng tư duy hình thức - vượt trên cái cụ thể - khiến trẻ không lặng thinh vâng phục người lớn cách tối mặt như trước nữa. Trái lại, khi đối diện một mệnh lệnh, trẻ luôn phân tích, đối chiếu, lập luận, phê bình, rồi sẵn sàng phản kháng nếu thấy là áp đặt và bất hợp lý. Chúng ta thường nghe kiểu trẻ tranh luận như sau: Mẹ bắt ngủ trưa để giữ sức khỏe, nhưng nếu không ngủ trưa mà vẫn khỏe thì tại sao phải ngủ? Bố cấm con hút thuốc vì có hại cho sức khỏe, nhưng tại sao bố lại hút? Đáp lại việc cãi lý của trẻ, tốt nhất phụ huynh nên nhìn lại chính mình để hợp lý, nhất quán, và làm gương hơn. Các vị cũng nên tôn trọng ý kiến của trẻ, cho cơ hội đối thoại, thảo luận, thay vì áp đặt trên trẻ như trước kia.
 
  • Về tâm cảm: Trẻ bắt đầu quan tâm trau chuốt hình ảnh của mình trước người khác (self-image). Vì thế trẻ có biểu hiện tự khẳng định bằng cách cách ăn mặc, nói năng, ứng xử khác người; hoặc bắt chước các thần tượng một cách thiếu chọn lọc. Nói chung, trẻ đang đi thử những khuôn mẫu khác nhau để xây dựng cho bản thân một hình ảnh riêng.
 
      Hơn nữa, bận tâm thái quá về mình thường khiến trẻ trở nên quy ngã, “ái kỷ” (narcissism); chỉ biết có mình; lấy mình làm trung tâm của mọi sự. Trẻ không nhận ra bao điều tốt người lớn làm cho em, mà chỉ trách móc, oán hận về những gì em muốn mà người lớn không làm. Chẳng hạn một thiếu niên oán giận bố mẹ đã không mua cho mình một xe gắn máy như bố mẹ cán bộ nhà bên cạnh, mà không nhận ra rằng bố mẹ em rất yêu em khi cố gắng chắt bóp, hy sinh mọi sự để mua cho em chiếc xe đạp em đang dùng!
 
  r Thách đố đối với phát triển nhân cách: Có thể ví rằng, khủng hoảng nơi trẻ tiền dậy hệ tại ở sự xuất hiện “một người lớn trong thân xác trẻ con”: tuy hãy còn là trẻ nhỏ, nhưng em đã bắt đầu biết suy nghĩ kiểu người lớn; nôn nóng lột xác để thành người lớn, nhưng lại chưa đủ sức để thực hiện điều ấy vì hãy còn quá non trẻ. Để giúp trẻ “lột xác”, phụ huynh phải hết sức nhất quán trong cư xử: tránh tình trạng lúc thì coi em là con nít; lúc thì bắt làm người lớn. Cách cư xử ấy khiến trẻ càng thêm hoang mang về bản thân. Tốt nhất nên tin tưởng và tôn trọng trẻ; cho em cơ hội tập làm người lớn từ từ; bao dung với những vấp váp của em trong quá trình tập làm người lớn. Hơn nữa, phụ huynh cũng cần khéo léo hướng em tìm đến những mô hình nhân cách lành mạnh, tích cực.
 
  • Chặng dậy thì (14-16): Thích nghi với biến đổi cơ thể
 
  r  Đặc điểm tâm sinh lý: Sự dậy thì của cơ thể là điều dễ nhận ra nhất nơi tuổi thiếu niên. Thật vậy, dưới tác động của các nội tiết tố sinh dục nam hay nữ thức giấc ở tuổi dậy thì, cơ thể của trẻ thay đổi đột biến: các chức năng sinh dục tiềm ẩn trước đó nay bừng tỉnh và được kích hoạt.
 
      Dấu hiệu đầu tiên của sự dậy thì của cơ thể là sự trổ mã về chiều cao, sức nặng (có trẻ nam chỉ trong một năm đã cao lên 15-20cm và tăng đến 10kg), kèm theo sự xuất hiện của những tính chất tính dục thứ yếu (secondary sexual characteristics) như: nổi “trứng cá” trên mặt; bộ phận sinh dục của cả hai giới lớn ra, nhưng chưa thực sự đi vào hoạt động; trẻ nam thì vỡ tiếng, bắt đầu mọc râu, lông, tóc ở một số vùng cơ thể; trẻ nữ trổ ngực và nở vùng xương chậu …
 
      Đỉnh điểm của dậy thì là cơ thể đạt đến những tính chất tính dục chính yếu (primary sexual characteristics) tức có khả năng truyền sinh: với nam là việc xuất tinh (ejaculation); và nữ là sự rụng trứng (ovulation) và xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt (menstruation). Sau đó, cơ thể trẻ sẽ tiếp tục phát triển thêm một thời gian nữa, trước khi dừng lại ở trước hoặc sau tuổi 20 tùy vào giới tính và yếu tố di truyền của mỗi người.
 
       Nếu những biến đổi cơ thể như vừa nói là chuyện tự nhiên của phát triển, thì chúng lại gây không ít áp lực tâm cảm nơi thiếu niên, nhất là khi trẻ phải đối phó với những xung động tính dục mới mẻ nơi bản thân. Sau đây là một vài bận tâm tiêu biểu về mặt tâm cảm của tuổi dậy thì.
 
  • Bận tâm thứ nhất của thiếu niên là ngoại hình: da mặt, cơ bắp, mỹ phẩm, thời trang, tỏ ra sành điệu… Có trẻ lầm tưởng rằng giá trị nhân phẩm tùy thuộc vào dáng vẻ cuốn hút, hợp thời trang bên ngoài. Nắm bắt được đặc tính quy ngã, hướng ngoại, nhưng thiếu chín chắn tuổi teens, các ngành kinh doanh thường đánh vào thị hiếu của tuổi này để thu lợi cao nhất.
 
  • Bận tâm thứ hai của trẻ là điều hợp và làm chủ những xung động tính dục nơi bản thân. Đứng trước những biến chuyển tính dục nơi mình, có trẻ tỏ ra lo lắng, mặc cảm tội lỗi về những biểu hiện tính dục nơi mình: cho kinh nguyệt và xuất tinh là ô uế; bối rối với những mộng tưởng tính dục; mặc cảm về những hành vi thiếu tự chế bản thân. Các trẻ khác thì lại có thái độ khinh xuất, buông thả tính dục đưa đến những hậu quả tai hại về sức khỏe sinh sản.
 
      Thông thường, những trẻ nam dậy thì sớm hay tự hào về sự “trổ mã” của mình và dễ đi đến thiếu tự chủ về tính dục; các trẻ nam chậm phát triển so với độ tuổi thì hoang mang, lo lắng, mặc cảm vì bộ dạng trẻ con của mình. Với các trẻ nữ, nếu không được cắt nghĩa chỉ dẫn, thì hoang mang khi xuất hiện kinh nguyệt và lo lắng vì “hình ảnh thiên thần trong trắng” của mình bị mất đi do dậy thì.
 
  r  Thách đố đối với phát triển nhân cách: Ngày nay, do chất lượng dinh dưỡng cao, trẻ vị thành niên dậy thì ngày càng sớm. Thân xác của các em thì phát triển to lớn trong khi nhân cách hãy còn non dại. Do vậy, khủng hoảng đặc trưng của tuổi dậy thì là em hãy còn là “một đứa trẻ con trong một thân xác người lớn”. Một lần nữa, phụ huynh cần hiểu biết và thông cảm với những vụng về thể lý cũng như những xáo trộn tâm cảm của tuổi dậy thì; biết phối hợp hài hòa giữa tôn trọng và chỉ bảo, để giúp trẻ từng bước điều hợp và làm chủ bản thân, mặt khác tập trung được tâm lực vào nhiệm vụ học tập, rèn luyện của tuổi này.
 
  • Chặng cuối dậy thì (16-18): Định hình nhân cách
                                           &  hoạch định tương lai
 
   r Đặc điểm tâm lý: Sau khi đã vượt qua những khủng hoảng với quyền bính và hòa hợp được với những biến đổi nơi cơ thể, các thiếu niên ở tuổi cuối dậy thì (cuối trung học) chú tâm đến việc lựa chọn cho mình một nhân cách riêng, một bản sắc riêng, cũng như hoạch định cho mình một tương lai.
 
  r  Thách đố đối với phát triển nhân cách: Khó khăn của em là làm sao chọn được một nhân cách vừa lý tưởng (tức phải nghiêm túc, lành mạnh), vừa thực tiễn (tức phù hợp với hoàn cảnh sức khỏe, học lực, tài năng, khuynh hướng tự nhiên của bản thân). Đồng thời em cũng phải hoạch định được một kế hoạch căn bản cho tương lai như: chọn cho mình một phong cách sống nghiêm túc, một nghề nghiệp phù hợp, phác thảo được một thời biểu cụ thể để thực hiện từng bước giấc mơ tương lai của mình.
 
       Để làm được công việc này, trẻ cần đến sự hướng dẫn, đồng hành và hướng nghiệp của phụ huynh, thầy cô và những người đi trước. Có thể nói, thành công ở cuối tuổi thiếu niên hay chuyển tiếp là phải kiến tạo được “một nhân cách chững chạc trong một thân xác trưởng thành.”
 
  • Tôi biết mình là ai!
  • Tôi biết mình phải trở nên thế nào!
  • Tôi biết mình phải làm gì để đạt tới điều ấy!
 
      Thiếu niên nào càng sớm hoàn tất việc định hình nhân cách và định hướng được một tương lai rõ ràng, thì càng sớm trưởng thành và có nhiều cơ may thành đạt trong việc vào đời và lập thân ở giai đoạn kế tiếp.
3.  Giai đoạn trưởng thành (18- 60 tuổi)
 
  • Tiền trưởng thành (18-25):  Tuổi vào đời và lập thân
 
    r  Đặc điểm tâm lý: Đây là giai đoạn khắc nghiệt nhất của cuộc sống, vì người trẻ giống như chú chim non gieo mình vào bầu trời giông bão của cuộc đời để tạo lập cho mình một cuộc sống. Chính vì thế tuổi thanh niên còn được gọi tên là tuổi vào đời và lập thân. Công việc lập thân này không dễ dàng, nhất là trong thời buổi dư người thiếu việc như hiện nay. Không ít những bạn trẻ đã phải từ bỏ cả những hoài bão và kế hoạch tương lai để kiếm được miếng cơm manh áo trước mắt.
 
       Đích đến của lập thân là: xây dựng được cho bản thân một nghề nghiệp vững chắc; có được một việc làm tốt; tạo lập được sự nghiệp và cơ ngơi; xây dựng được mái ấm gia đình riêng cho mình. Đó là những trận chiến chiến cô độc mà mọi bạn trẻ buộc phải chiến thắng để hoàn tất chặng lập thân này.
 
  r Thách đố đối với việc triển nở nhân cách: Muốn thành công trong cuộc đời, trong việc lập thân, cá nhân cần hội đủ ba điều kiện: thiên thời, địa lợi, nhân hòa.
 
      Yếu tố thiên thời địa lợi tùy thuộc vào thời cơ và hoàn cảnh thuận lợi bên ngoài; nhưng hai yếu tố ngoại tại ấy không thay thế được yếu tố nhân hòa hay nội lực của cá nhân.
 
       Yếu tố nhân hòa chính yếu mà một thanh niên phải có trong việc lập thân chính là “khả năng kết thân”, theo cách nói của nhà tâm lý phát triển Erik Erikson. Đó là sự tự tin, mạnh dạn và cởi mở; là khả năng đối thoại, cộng tác; là kỹ năng đối đầu và dàn xếp những xung khắc cách hòa hoãn.
 
       Khả năng thân giao ấy chỉ hiện diện nơi một người bản lãnh, tự tin, chủ động trong đường hướng của cuộc đời mình. Đó cũng là kết tinh của những phẩm chất tâm lý mà cá nhân đã thủ đắc được trong các chặng phát triển tâm lý trước.      
  • Tuổi tráng niên (25-45)Tuổi ổn định và cống hiến
 
  r  Đặc điểm tâm lý: Trong số các chặng của cuộc đời, giai đoạn tráng niên có vẻ là ít sóng gió nhất vì đã thành công trong bước lập thân Trách nhiệm của tuổi tráng niên là duy trì và phát huy sự nghiệp đã đạt được để bảo đảm cuộc sống cho gia đình và sống cống hiến cho xã hội.
 
   r Thách đố đối với việc triển nở nhân cách: Nếu ai đó vào tuổi tráng niên mà vẫn chưa hoàn tất việc lập thân, thì rất khó lấy lại được những cơ hội đã mất. Hơn nữa, sự chậm trễ này có thể là tiền đề cho những khủng hoảng khác lớn hơn trong các chặng còn lại của cuộc sống.
 
        Còn người đã lập thân thành công lại dễ rơi vào não trạng dừng lại để hưởng thụ, hưởng nhàn, tự thưởng cho mình sau những năm tháng lập thân vất vả, đôi lúc bằng cả những thú tiêu khiển bất chính. Vì vậy người tráng niên phải cẩn trọng với chính mình, không để mình trượt dài trong lối sống quy kỷ, dễ dãi với chính mình, nhưng sống có trách nhiệm với gia đình, người thân.
 
  • Tuổi trung niên (45-60):  Suy thoái & khủng hoảng
 
   r  Đặc điểm tâm thể lý: Ở đỉnh cao của ổn định và thành đạt, khi các bổn phận gia đình đã hoàn tất, lẽ ra sự mãn nguyện của cá nhân phải đạt đến đỉnh điểm, thì nhiều người ở tuổi trung niên lại kinh nghiệm một tâm trạng mệt mỏi, chán chường. Cuộc sống của họ như mất định hướng: những gì trước đây vốn có ý nghĩa và tạo sức bật cho cá nhân (như cơ ngơi, công danh…)  thì nay không còn sức cuốn hút. Từ đó có người đâm ra ngờ vực ý nghĩa của những năm tháng nỗ lực cống hiến trước đây cho gia đình, cho xã hội; số khác thì lại muốn buông xuôi hay sống vội để bù lại những năm vất vả trước kia. Thêm vào đó, sự sút giảm sức khỏe cũng là một nguyền nhân lớn đưa đến khủng hoảng.
 
       Các nhà tâm lý thường gọi tên hiện tượng này là “cuộc khủng hoảng giữa đời” (midlife crisis). Đây là lúc các cá nhân cần dừng lại, xem xét, và đề ra một chương trình sống mới phù hợp hơn. Các nguyên nhân đưa đến cuộc khủng hoảng ý nghĩa giữa đời có thể đến từ những hoàn cảnh sau:
 
  • Do cá nhân bị kiệt lực sau những năm dài cố sức.
  • Do sức khỏe tụt giảm (do các bệnh tiểu đường, tim mạch; do mãn kinh nữ và thoái dục nam...)
  • Đối với phụ nữ, do nhịp sống quen thuộc bị đảo lộn, nhàn rỗi hơn, vì con cái đã rời tổ khiến gia tăng sự trống vắng.
  • Đối với nam giới, những thành công đạt được nay trở nên vô vị; họ không còn ham muốn những thú vui trước đó.
  • Có cái nhìn tiêu cực về tương quan vợ chồng (chán nhau).
  • Vội vã vì cuộc đời bắt đầu về chiều; nhất là đối với những ai chưa thành đạt ở tuổi này.
  • Cảm giác mất mát vì cha mẹ, người thân già yếu, ra đi. Đồng thời lại lo lắng rồi sẽ đến lượt mình.    
 
    r  Thách đố đối với việc triển nở nhân cách: Tuy không phải tất cả mọi người trung niên đều vướng phải cơn khủng hoảng giữa đời, nhưng khủng hoảng này có chiều hướng ngày càng gia tăng trong xã hội hiện đại, khi nhịp sống trở nên căng thẳng hơn, nhiều áp lực hơn, và những nâng đỡ từ các tương quan thân tình với gia đình và bạn hữu ngày càng giảm sút.
 
       Để vượt qua cơn khủng hoảng giữa đời, cá nhân cần đi tìm một ý nghĩa mới và một sự quân bình mới cho quãng đời còn lại nơi những giá trị tinh thần, tôn giáo và các công tác từ thiện, nhân đạo. Đồng thời họ cũng phải sắp xếp một nhịp sống mới phù hợp với tình trạng sức khỏe và quỹ thời gian rỗi rảnh hơn.
 
4.  Giai đoạn lão niên (sau 60): Đối diện quá khứ & vĩnh cửu
 
  r  Đặc điểm tâm thể lý: Gánh nặng đầu tiên đối với tuổi già là suy thoái sức khỏe. Các chứng bệnh đặc trưng của tuổi già là: tim mạch, sút giảm thính giác, thị giác; suy thoái trí nhớ (alzheimer), run tay chân (parkinson), mất ngủ kinh niên (insomnia)... Bên cạnh đó, tương quan xã hội của người già bị thu hẹp. Việc lệ thuộc con cái về vật chất, tinh thần thường gây ra tổn thương, buồn khổ, tủi thân, nhất là khi con cháu phục vụ cách miễn cưỡng, bỏ bê, hay xúc phạm đến cha mẹ ở tuổi già.
 
       Như một nhà buôn thường kết toán tiền bạc vào cuối mỗi ngày kinh doanh, người già không tránh khỏi việc ngồi lại tính sổ đời mình. Công việc này luôn đè nặng ít nhiều trên lương tâm của các cụ.  
 
  • Nếu ai đó đã sống một cuộc đời hữu ích thì cảm thấy mãn nguyện; nhưng rồi lại rơi vào nuối tiếc vì sắp phải bỏ lại đàng sau tất cả những thành quả cả một đời gây dựng.
 
  • Ngược lại, những người có những thất bại, đổ vỡ, bất hạnh trong quá khứ, thì sẽ không tránh khỏi những ray rứt, buồn phiền, vì đã sống cuộc đời mình cách uổng phí.
 
      Tuy nhiên, dù thành công hay thất bại, thì cuối cùng nỗi lo âu hiện sinh về cái chết đang đến đều đè nặng trên mọi người. Đây có thể là thử thách khó vượt qua nhất, vì không một mất mát nào khủng khiếp cho bằng nỗi xao xuyến khi thấy đời mình sắp vụt tắt một cách hoàn toàn và vĩnh viễn.
 
   r Thách đố đối với việc triển nở nhân cách: Để tìm thấy hạnh phúc, bình an, thanh thản ở tuổi già, các vị lão niên cần được sự chăm sóc ân cần của con cháu; được sự cảm thông đối với những chậm chạp, phiền hà của tuổi già; được giúp đỡ để siêu thoát cả với những thành công lẫn thất bại của quá khứ; hòa giải với mọi người và với cuộc sống, và chấp nhận cuộc đời đã qua dù nó như thế nào; can đảm đón nhận thân phận sinh, bệnh, lão, tử của kiếp người. Rút cuộc, chỉ có niềm tin tôn giáo mới hóa giải cách hữu hiệu các bận tâm của tuổi xế chiều: mối dằn vặt đối với quá khứ đã qua, gánh nặng của tuổi già hiện tại, và sự lo âu đối với hư vô đang tới.    
      Phụ chú:  Một số ngưỡng khủng hoảng trong cuộc đời
 
      Như đã nói, khủng hoảng là hiện tượng bình thường trong đời; chúng nổ ra khi sự quân bình/hài hòa nội tại hay ngoại tại của cá nhân bị phá vỡ. Do vậy, để vượt qua khủng hoảng, cá nhân một mặt phải điều chỉnh bản thân, mặt khác phải thích ứng với hoàn cảnh, nhằm tạo lập một thế quân bình mới.
 
      Nếu nhìn đời người như một cuộc leo núi, ta có thể nhận ra bốn cột mốc khủng hoảng lớn sau:
 
                                                 (3)

 
                                                     (2)     
 
        (1)                                     (4)
 
  1. Ở chân núi: Tuổi thiếu niên phải đấu tranh với bản thân để kiến tạo cho mình một nhân cách lành mạnh, độc sáng, và hoạch định được một kế hoạch thực tiễn cho tương lai.
 
  1. Trên sườn núi: Tuổi thanh niên phải vất vả khởi nghiệp và lập thân. Đôi lúc vì sinh kế, họ phải gác bỏ cả những ước mơ để sống một thực tiễn khác với điều họ mong đợi.
 
  1. Đỉnh núi: Ở đỉnh cao thành đạt của tuổi trung niên, thường nổ ra cuộc khủng hoảng về ý nghĩa cuộc sống. Lần khủng hoảng này đôi lúc còn gay gắt hơn cả cuộc khủng hoảng của tuổi thanh niên. Bởi lẽ người trẻ tuy phải lập thân nghiệt ngã, nhưng trên đầu của họ là cả bầu trời xanh hy vọng; trong khi đó tuổi trung niên tuy đang ở đỉnh cao, nhưng lại phải đối diện với một vực thẳm trước mắt.
 
  1. Cuối chân núi: Người già một mặt phải trả lời về quá khứ đã qua, vừa phải chịu đựng gánh nặng của tuổi tác hiện tại, vừa lo âu với hư vô đang tới. Mệt mỏi, buồn chán, lo âu là tâm trạng chung ở cuối đời. Chỉ có cái nhìn siêu thoát hướng đến vĩnh cửu mới thắp lên tia hy vọng và cho sức mạnh bước hết chặng đường cuối đời.
 
      Tóm lại, tuy những khủng hoảng ở các độ tuổi rất khác biệt nhau về tính chất, nhưng các cá nhân ở mọi giai đoạn đều cần có được sáu thái độ tích cực sau đây thì mới có thể vượt qua khủng hoảng để vươn tới.
 
  • Chấp nhận mình. Biết mình và chấp nhận mình, cả khía cạnh tích cực lẫn tiêu cực của bản thân. Luôn có suy nghĩ tích cực về quá khứ và biết rút kinh nghiệm cho tương lai.
 
  • Quan hệ tích cực với người khác. Khi gặp khủng hoảng, cá nhân thường thu mình lại và tự xoay sở giải quyết vấn đề của mình. Vì thế họ không tránh khỏi bị đè bẹp. Người cởi mở và quan hệ tích cực với người khác sẽ tìm được sự trợ giúp và nâng đỡ trong những phút hoạn nạn.
 
  • Tự lực. Tuy nhiên không ai có thể giải quyết các vấn đề thay cho đương sự; họ chỉ có thể tư vấn. Vì vậy cá nhân cần  có thói quen tự lực, tự quyết, có khả năng chịu đựng áp lực xã hội và dám điều chỉnh. Cá nhân phải quyết định với xác tín cá nhân hơn là lụy thuộc vào đánh giá của người đời.
 
  • Hiểu rõ và làm chủ hoàn cảnh. Có cảm thức thực tiễn, tức đánh giá chính xác hoàn cảnh. Biết khai thác, kiểm soát và sử dụng hiệu quả các phương tiện và cơ hội bên ngoài.
 
  • Có mục tiêu soi dẫn cuộc sống. Sống có định hướng; ý thức rõ về mục đích và ý nghĩa của đời mình. Tin rằng dù quá khứ và hiện tại thế nào cũng đều có một ý nghĩa; vấn đề còn lại là phải có lý nghị lực để sống cho tương lai.
 
  • Có tinh thần cầu tiến; sẵn sàng lắng nghe người khác chỉ bảo, đón nhận những kinh nghiệm mới, để ngày càng hiểu biết về mình và trở nên hiệu quả hơn trong cuộc sống.
B-  MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN
 
      Bản ngã - hay cái tôi - là tâm điểm của nhân cách. Nó vừa là chủ thể hành động, vừa chịu tác động của những yếu tố nội tại nơi bản thân (như tính khí, sức khỏe…) hoặc ngoại tại từ môi trường (như giáo dục, các mối tương quan, thời cơ…)
 
      Đâu là những động cơ chi phối sự phát triển bản ngã? Bản ngã ấy phát triển theo những quy luật nào? Khởi đi từ góc nhìn riêng, mỗi trường phái tâm lý đều cố trả lời các câu hỏi, hình thành nên các lý thuyết phát triển trên các phương diện khác nhau. Ở đây chúng ta chỉ tìm hiểu 5 lý thuyết phát triển đặc biệt hữu ích cho công tác giáo dục và huấn luyện:
 
  • Lý thuyết phát triển tâm lý tính dục (theo Sigmund Freud)
  • Lý thuyết phát triển tâm lý xã hội (theo Erik Erikson)
  • Lý thuyết phát triển khả năng nhận thức (theo Jean Piaget)
  • Lý thuyết phát triển phán đoán luân lý (Lawrence Kohlberg)
  • Lý thuyết về chu kỳ tuổi thọ đời sống gia đình  (Becvars)
 
1.  Lý thuyết phát triển tâm lý qua con đường tính dục
 
   r    Khái niệm “dục năng (Libido)
 
      Khi quan sát, lắng nghe và phân tích các bệnh nhân của mình, bác sĩ tâm thần Sigmund Freud (1856-1939) - vị sáng lập ra bộ môn phân tâm học - nhận thấy rằng những vấn đề của họ đều ít nhiều có nguồn gốc từ việc đè nén những “thèm khát khoái cảm” từ tuổi đồng ấu. Freud gọi tên những “thèm khát khoái cảm” ấy là “libido” hay dục năng.
 
       Theo Freud, dục năng thuộc bản năng, vượt tầm kiểm soát của ý thức; nó thúc bách cá nhân đi tìm thỏa mãn lập tức mọi thèm muốn để bảo đảm sự sống của cá nhân và sự sinh tồn giống nòi. Dục năng xuất hiện từ lúc sơ sinh, và mặc những hình thái khác nhau tùy vào mỗi giai đoạn phát triện. Trẻ sơ sinh thì có dục năng dưới dạng nhu cầu ăn, ngủ, bài tiết…; từ tuổi dậy thì, dục năng thể hiện ở sự thèm khát tính dục. Như vậy, khác với người ta nghĩ, dục năng của Freud không chỉ là khát vọng tính dục, nhưng là tất cả các hình thức ham muốn cần cho sự sinh tồn và phát triển của cá nhân. Giả như một trẻ sơ sinh không “thèm bú” (dục năng sơ đẳng) thì trẻ sẽ thế nào? Hoặc mọi người lớn đều không có “thèm khát tính dục” (dục năng tuổi trưởng thành), thì tương lai nhân loại sẽ đi về đâu?
 
   r    Phát triển nhân cách qua các giai đoạn tâm lý tính dục
 
     Cần nhắc lại, Freud hiểu từ “tính dục” theo theo nghĩa rộng là dục năng, bao hàm mọi “thèm muốn khoái cảm” giúp sinh tồn cá nhân và nòi giống. Qua lâm sàng, Freud phát hiện ra rằng, ở mỗi độ tuổi khoái cảm tập trung ở một vùng gợi dục đặc thù (erogenous zone) trên cơ thể. Nhờ được thỏa mãn dục năng đúng mức ở mỗi chặng cuộc đời mà nhân cách được phát triển nở. Sau đây là tiến trình phát triển nhân cách qua 5 giai đoạn phát triển tính dục trong đời người theo tác giả Freud.
 
  • Giai đoạn bú-mút (18 tháng đầu)
 
      Trong các tác phẩm của mình, Freud gọi đây là “giai đoạn miệng” (oral stage), vì vùng khoái cảm của tưởi này tập trung ở vùng miệng. Ngay khi chào đời, trẻ sơ sinh đã biết bú-mút theo bản năng, nhờ đó có thể sống được. Hơn nữa, do thị giác của trẻ chưa hoàn chỉnh trong 6 tháng đầu đời, miệng là cửa ngõ giác quan chính giúp trẻ nhận biết thế giới bên ngoài. Vì thế các cháu hay có thói quen đưa mọi đồ vật vào miệng, cả khi thị giác đã hoàn chỉnh hơn về sau.
 
       Ngoài ra, việc bú-mút-nhai vú mẹ hay núm vú da là nguồn khoái cảm đặc biệt với bé: nó giúp bé giải tỏa căng thẳng. Chính vì thế, khi muốn được yên, bố mẹ chỉ cần cho bé bình sữa hay vú ngậm là yên chuyện! Dư âm của khoái cảm miệng này hãy còn đọng lại ở các độ tuổi lớn hơn: như các trẻ lớn vẫn thích mút tay; người lớn thích hôn nhau khi tỏ tình và hay cắn móng tay khi tâm trạng không ổn. Freud gọi sự quay về với chặng khoái cảm trước là sự “thoái hồi” (regression).
 
      Về phương diện nhân cách, trẻ nhũ nhi chưa ý thức gì về bản thân. Cái tôi của bé thuần túy mang tính sinh học và phản ứng theo bản năng. “Cái tôi sinh học” (biological self) biết đòi thỏa mãn khi đói, khát, nóng, lạnh, đau…. Tiếng khóc là vũ khí rất hiệu nghiệm của trẻ để báo động bố mẽ về sự thiếu hụt nhu cầu của trẻ. Nếu được cung ứng đầy đủ khoái cảm miệng (được bú mút đủ), thì trẻ sẽ trở nên dễ tính, dễ chịu; nếu bị để thèm khát, thiếu thốn, trẻ sẽ quấy khóc và dần dần hình thành nên tính cách lo âu, bi quan, cau có. Ngược lại, nếu một trẻ đã qua tuổi bú mà vẫn không chịu cai sữa để chuyển qua ăn thức ăn cứng, thì sẽ hình thành nơi trẻ một tính cách ù lì, thiếu nỗ lực, bám víu ấu trĩ. Về sau, cá nhân ấy thường trở nên nhu nhược, tụt hậu so với nhịp độ tâm lý của độ tuổi, không đủ sức đương đầu với những khó khăn, thách đố. Freud gọi việc “giậm chân tại chỗ” ấy là hiện tượng “ngưng tụ” (fixation).
 
  • Giai đoạn tập đại tiện  (1.5 đến 3 tuổi)
 
      Trong nguyên bản, Freud gọi tên chặng này là “giai đoạn hậu môn” (anal stage), vì nó liên quan đến những khoái cảm tập trung ở vùng hậu môn đi kèm theo việc đại tiện của trẻ.
 
       Đến tuổi này, các trẻ phải tập “ngồi bô”. Công việc tưởng chừng đơn giản ấy lại rất khó nhọc đối với bé, vì nó đảo lộn thói quen bài tiết tùy tiện trước đó. Việc ngồi bô vô tình trở thành mối bận tâm của cả bé lẫn mẹ: nếu bé đại tiện thành công thì được mẹ thương; ngược lại, sẽ bị mẹ thiếu kiên nhẫn và đánh đòn. Một cách vô hình trung, việc đại tiện để lại những tác động cả trên thể lý và tâm lý của bé.
 
  • Về thể lý, khi đại tiện, cơ hoành ở hậu môn co thắt tạo ra khoái cảm, đồng thời làm giảm sự nặng nề và căng thẳng ở đại tràng. Các trẻ thường cảm nhận được khoái cảm ở vùng hậu môn đi kèm với việc “giữ” hay “tống” phân ấy.
  • Về tâm lý, việc ngồi bô tạo cho bé một căng thẳng về tâm cảm: bé không còn đương nhiên là “số 1” trong mắt mẹ. Trái lại, bé phải cố làm theo ý mẹ để tiếp tục được mẹ yêu, như phải tiêu tiểu đúng giờ, nề nếp trong các sinh hoạt ăn ngủ… Từ đó bé nảy sinh ý thức về “cái tôi xã hội” (social self) của mình: mình không còn là “cái tôi tối thượng”, mà chỉ là một “cái tôi nhỏ bé, yếu ớt” bên cạnh những cái tôi khác. Bé cũng nhận ra mình phải tùng phục các “cái tôi khác”, trước hết là bố mẹ, để đổi lại sự thương yêu. Sự thay đổi vị thế ấy một mặt làm bé hụt hẫng, nhưng cũng tập cho bé điều chỉnh hành vi theo những nề nếp của mọi trường.
 
  • Giai đoạn tò mò giới tính  (3 đến 6 tuổi)
 
      Nguyên văn Freud gọi độ tuổi này là “giai đoạn dương vật” (phallic stage): từ la-tinh “phallus” chỉ biểu tượng ‘dương vật’ của giới tính nam (giống từ ‘linga’ trong văn hóa Ấn giáo).
 
      Khi lên 3-4 tuổi, trẻ ý thức về giới của mình: tôi là trai; bạn Mai là gái. Ý thức về “tôi giới tính” (gender) của trẻ xuất hiện từ lúc đó. Vì đã biết căn cứ vào bộ phận sinh dục để xác định giới tính, nên trẻ thường tò mò thích nhìn bộ phận sinh dục của người khác, nhưng chưa có những ý tưởng xấu, lệch lạc về tính dục như người lớn.
 
      Freud cũng nhận ra rằng, trẻ trai thì tự hào vì mình có dương vật và cảm nhận được khoái cảm khi sờ mó bộ phận ấy. Thế nhưng niềm tự hào này lại mau chóng biến thành nỗi sợ bị (đe dọa) thiến hoạn (castration fear). Nỗi sợ này tiếp tục tồn tại ở những độ tuổi lớn hơn nơi nam giới, dưới dạng bận tâm về nam tính của mình: Tôi sợ mình không là đàn ông thực thụ! Còn trẻ gái thì ghen tị vì mình thiếu dương vật, và ngầm ước cũng có được bộ phận ấy (penis envy). Thế nhưng, khi biết ước mong ấy là hão huyền, trẻ gái chuyển qua ước muốn lập gia đình khi lớn lên và sẽ tự sinh cho mình một bé trai. Trong thực tế, nhiều tác giả phê bình rằng ý kiến của Freud về “sự ghen tị thiếu dương vật” nơi trẻ gái là lệch lạc; nhưng về mặt biểu tượng, điều ấy lại rất đúng với não trạng nữ quyền: đấu tranh đòi bình đẳng giới và bình quyền với nam giới.
 
       Sau cùng, Freud quan sát thấy hiện tượng xung khắc của trẻ từ 3-6 tuổi với cha mẹ đồng giới mà ông đặt tên là “phức cảm Ơ-đíp” (oedipus complex). Tên gọi này bắt nguồn từ một truyền thuyết Hy lạp kể về chàng trai Oedipus - con Vua thành Thèbes - bị lưu lạc từ nhỏ. Khi trưởng thành, do không biết cha mẹ mình, Oedipus đã vô tình sát hại cha trong một cuộc đọ kiếm theo tục lệ để tranh cưới mẹ. Thực ra Freud không có ý đề cao khía cạnh loạn luân của câu chuyện thần thoại; ông chỉ muốn dùng tích truyện ấy để miêu tả một biểu hiện có thật nơi cả trẻ nam lẫn nữ: quyến luyến và muốn độc chiếm cha hay mẹ khác giới; từ đó kình chống cha hay mẹ cùng giới. Nhưng khi lên 5-6 tuổi, trẻ nhận ra mình không thể cạnh tranh nổi quyền lực của cha/mẹ, nên giải quyết xung khắc ấy bằng cách ngoan ngoãn tùng phục và rập khuôn theo cung cách của cha/mẹ đồng giới. Nhờ sự rập khuôn ấy, trẻ được củng cố nam tính hay nữ tính của mình hơn và có sức thu hút, quyến rũ bạn tình sau này.
 
  • Giai đoạn tiềm phục về tính dục (6 tuổi đến dậy thì)
 
      Có một chuyển biến rõ nét trong tâm cảm của trẻ ở tuổi tiểu học: đó là cả trẻ trai lẫn gái đều giảm quan tâm đến vấn đề giới tính, nhưng tập trung tất cả sự hiếu động vào tìm hiểu thế giới, mở mang kiến thức, rèn luyện những kỹ năng trí tuệ và xã hội của mình. Vì vậy Freud đặt tên cho tuổi 6-12 là “giai đoạn tiềm phục” về tính dục (latency stage).
 
        Về tâm cảm, tuổi 6-12 chưa thực sự có nhân cách riêng; do vậy trẻ thường ẩn mình vào nhóm bạn đồng trang lứa. Tuy không mấy quan tâm đến tính dục của bản thân (tiềm phục), nhưng trẻ lại rất kỳ thị về giới: trai chỉ chơi với nhóm trai; gái chỉ vào với nhóm gái. Việc nấp mình vào nhóm bạn đồng giới tạo cơ hội cho trẻ củng cố hơn nữa “cái tôi giới tính”, tức nam tính hay nữ tính của mình. Trẻ nào bị nhóm bạn đồng giới loại trừ, thì dễ rơi vào hoang mang, nghi ngờ căn tính giới tính (gender identity) của mình.
 
       Tương quan của tuổi tiềm ẩn với quyền bính rất ôn hòa: ngoan ngoãn, dễ bảo, không còn phản kháng với cha mẹ như giai đoạn tò mò tính dục hay giai đoạn dậy thì tiếp theo.
               
  • Giai đoạn hoạt động tính dục  (từ tuổi dậy thì trở đi)
 
      Ở tuổi dậy thì, những ham muốn tình dục chôn vùi ở giai đoạn tiềm phục nay tái bùng phát mạnh mẽ. Đối tượng khoái cảm của cá nhân giờ đây chuyển sang người khác phái và tiến dần đến việc thành hôn đảm nhận đời sống gia đình ở cuối giai đoạn này. Sự xuất hiện của những cuốn hút tính dục, các mộng tưởng tình dục, kinh nghiệm về khoái cảm thể xác và khả năng đạt cực khoái… một mặt làm người trẻ vui thích, mặt khác gây nên sự xấu hổ, sợ hãi và mặc cảm tội lỗi. Thiếu niên cần tập luyện để điều hợp những xung động tính dục mới xuất hiện và học một thái độ nghiêm túc với tính dục và hôn nhân.
 
       Thế nên, sự chín muồi của khả năng truyền sinh nơi thiếu niên chỉ là bước khởi đầu của “cái tôi trưởng thành”, bởi lẽ - theo Freud - không ít người không vượt qua được chặng “đồng tính luyến ái” của tuổi thiếu niên (hiện tượng ngưng tụ), tức có những khám phá và “trò chơi tính dục” với bạn thiếu niên đồng giới, vì chưa đủ bản lãnh và tự tin để chinh phục một người bạn khác giới. Chỉ khi cá nhân tiến đến được hôn nhân dị giới, đủ sức đảm nhận chức năng vợ-chồng, bố-mẹ trong gia đình và các vai trò xã hội khác một cách trưởng thành, thì cá nhân ấy mới đạt đến “nhân cách trưởng thành và sung mãn”. Vì thế, một cá nhân có nhân cách trưởng thành phải vững chãi về phái tính của mình, tức chấp nhận căn tính giới tính của mình và hành xử đúng theo phái tính ấy. Đồng thời phải có đủ năng lực đảm nhận cách đúng đắn các bổn phận hôn nhân (hay tương đương) và bổn phận xã hội của họ.
        Kết luận: Freud thường bị phê phán đã quá thổi phồng tác động của tính dục trên sự phát triển nhân cách. Thật ra, Freud không phủ nhận vai trò của các yếu tố khác trên việc phát triển nhân cách. Lý thuyết của ông chỉ muốn nhấn mạnh yếu tố tính dục trên tiến trình phát triển thường bị các tác giả khác bỏ quên hoặc né tránh. Đồng thời Freud cũng muốn minh chứng rằng, việc thỏa mãn đúng mức và đúng cách dục năng của cá nhân ở mỗi độ tuổi, sẽ giúp tăng trưởng cách lành mạnh các “cái tôi” khác nhau của bản ngã, hướng đến xây dựng một nhân cách trưởng thành. Các cái tôi khác nhau của bản ngã gồm:
 
  • Một cái tôi sinh học đòi được bú mớm và yêu thương;
  • Một cái tôi xã hội cần an toàn và hài hòa với cái tôi khác;
  • Một cái tôi giới tính nhận biết phái tính của mình, chấp nhận nó và vững chãi trong căn tính tính dục của bản thân; 
  • hướng tới cái tôi tính dục trưởng thành, chững chạc trong nhân cách, có tương giao lành mạnh với mọi người; sống trách  nhiệm đời sống hôn nhân và xã hội. 
 
       Dầu sao, không lý thuyết nào là một khẳng định chắc nịch, hay là lời giải thích minh nhiên về một hiện tượng; chúng chỉ muốn đưa ra một giả thiết. Cũng vậy, Freud chỉ nêu lên một giả định rút tỉa từ kinh nghiệm trị liệu của ông: đó là có sự gắn kết chặt chẽ giữa sự phát triển nhân cách với tiến trình phát triển tính dục. Dù ai có chống lại lập trường của Freud, thì cũng phải nhận rằng lý thuyết của ông có một phần đúng với bản thân họ và được ứng dụng rất hiệu quả trong trị liệu. Các điều ấy biện minh cho sự đúng đắn và giá trị của lý thuyết của Freud.
 
2. Lý thuyết phát triển tâm lý qua tương giao xã hội
 
     Khác với Freud, nhà phân tâm Erik Erikson (1902-1990) chủ trương rằng nhân cách thành hình và phát triển nhờ vào những mối tương giao xã hội. Erikson chia đời người làm tám giai đoạn; mỗi giai đoạn có một đối tượng tương giao quan trọng riêng. Khi cá nhân giải quyết ổn thỏa mối tương giao với đối tượng riêng của mỗi giai đoạn, thì sẽ đạt được một phẩm tính tâm lý tạo điều kiện cho sự phát triển ở các chặng kế tiếp.
 
  • Từ 0-1 tuổi:  Phẩm tính Tin cậy đối lại với bất an, nghi ngại
 
      Đối tượng tương quan có ý nghĩa của tuổi này là mẹ yêu. Nếu một trẻ được chăm sóc, yêu thương đầy đủ từ người nuôi dưỡng sẽ có được phẩm tính tin cậy đối với ngoại cảnh. Chính thái độ tin cậy từ tuổi sơ sinh sẽ đặt nền móng cho thái độ tin tưởng lạc quan trong cuộc sống về sau, vì trẻ cảm nhận thế giới là một nơi an toàn.
 
  • Từ 2-3 tuổi:  Phẩm tính Tự chủ đối lại nhút nhát, hoài nghi
 
      Đối tượng tương quan có ý nghĩa của tuổi này là mẹ quyền lực. Tuổi lên 2-3 bắt đầu khám phá thế giới hành vi của mình và muốn làm theo ý riêng. Thế nhưng, trẻ luôn bị khép vào kỷ luật của người lớn: phải ngồi bô, phải ăn cái này, phải làm cái nọ… Nếu một trẻ bị răn đe khắt khe, sẽ đâm ra nhút nhát, rụt rè và hoài nghi bản thân. Ngược lại, nếu được khuyến khích, cổ vũ thì trẻ sẽ sớm có được những nề nếp, tự chủ, tự lập.
 
  • Từ 3-6 tuổi:  Phẩm tính sáng tạo đối lại mặc cảm sai lỗi
 
      Tới tuổi mẫu giáo, trẻ va chạm với một đối tượng ít an toàn nhưng cạnh tranh hơn: đó là anh chị và bạn mẫu giáo lớn hơn. Bắt nạt, ẩu đả khi vắng mặt người lớn là chuyện thường xuyên. Một trẻ có được sự an toàn sẽ trở nên năng động, sáng tạo, dám đối đầu với những thách thức. Cũng ở tuổi này, trẻ bắt đầu tập tự lo liệu cho các sinh hoạt của bản thân (ăn, ngủ, vệ sinh). Nếu một trẻ không tạo được thói quen trách nhiệm, sẽ cảm thấy bất an và mặc cảm sai lỗi. Cần giúp trẻ sáng tạo và tập trách nhiệm bằng lời khen và khuyến khích để trẻ lập thành tích.
 
  • Từ 7-12 tuổi:  Phẩm tính khéo léo đối lại với tự ti
 
      Đây là độ tuổi học cấp I. Trẻ cần có tài khéo (học giỏi, chơi giỏi) để cạnh tranh và được nhóm bạn đồng giới đón nhận. Nếu ở tuổi trước, sự sáng tạo đưa trẻ khám phá những kinh nghiệm mới, thì ở tuổi này trẻ cần thêm sự siêng năng để trau giồi những kiến thức và kỹ năng ở trường. Nếu thành công, trẻ sẽ trở nên ham thích học hỏi, và ngày càng phát triển.  Nếu trẻ thua sút, kém cỏi sẽ đâm ra tự ti, chủ bại. Vì vậy, nhà giáo dục cần kích thích các em phát huy tính chủ động, sáng tạo; đặc biệt phải giúp các trẻ yếu kém cố tự tin, năng động, siêng năng hơn. Cũng vậy, cần tránh không để trẻ nào bị nhóm loại trừ.
 
  • Từ 13-20 tuổi:  Tạo lập được nhân cách riêng
              đối lại với  hoang mang về căn tính của mình
 
       Đối tượng tương giao chính của tuổi thiếu niên là bản ngã của em. Tuổi thiếu niên quan tâm tìm câu trả lời: tôi là ai; tôi quan tâm đến những điều gì; tôi sẽ đi về đâu trong cuộc đời? Những câu hỏi như thế thúc đẩy thiếu niên đi tìm cho mình một căn tínhđịnh hướng cho mình một tương lai. Công việc này không đơn giản, vì đã bắt đầu tiếp cận với cuộc sống của người lớn (tiêu tiền, đi làm thêm, yêu đương, xã giao…), kể cả nguy cơ tiêm nhiễm những tệ nạn xã hội, nhưng lại chưa đủ bản lĩnh và suy nghĩ chín chắn để quyết định đúng đắn.
 
      Thay vì kiểm soát, cấm đoán thiếu niên như trẻ con, phụ huynh nên hướng dẫn và tạo cơ hội cho em cọ xát với thực tế, tập cho em đảm nhận từ từ những vai trò của người trưởng thành; đồng thời hướng dẫn em chọn một nhân cách lành mạnhmột hướng đi đúng đắn cho tương lai. Bao lâu một thiếu niên chưa hoàn tất được hai nhiệm vụ này, bấy lâu trẻ ấy còn mông lung về bản thân và về tương lai.
 
        Trong số các chặng phát triển trong đời người, Erikson cho rằng chặng định hình nhân cách ở tuổi thiếu niên là quyết định nhất. Nếu một trẻ đạt được các phẩm tính tâm lý của 4 giai đoạn trước, thì sẽ gặp nhiều thuận lợi trong việc định hình nhân cách ở giai đoạn này. Nói như thế, không có nghĩa là những trẻ kém may mắn trước đó, sẽ không thực hiện được việc định hình nhân cách. Nếu có ý chí và nghị lực tốt, có bản lãnh cao, và được hướng dẫn chỉ bảo trong tuổi thiếu niên, thì các trẻ sau vẫn có thể bứt phá, hóa giải những bất lợi, tận dụng thời cơ, phát huy những thế mạnh của cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ tâm lý của giai đoạn này.
 
      Tóm lại, chặng thiếu niên giống như cái bản lề nối hai chặng tuổi thơ và trưởng thành. Do vậy, mọi thiếu niên đều cần được hỗ trợ và hướng dẫn sâu sát, để không lỡ mất cơ hội duy nhất xây dựng một bản lề chắc chắn cho đời mình.   
 
  • Từ 20-30 tuổi:  Khả năng thân tình đối lại với xa lánh
 
      Đối tượng tương giao của tuổi vào đời là vật lộn với đời để lập thân. Để thành công, người thanh niên cần có khả năng kết thân cả trên lãnh vực làm ăn, tình yêu, giao tế xã hôi… Khả năng kết thân này thường kết tinh từ những phẩm tính tâm lý của các giai đoạn trước: tự tin và bản lĩnh; biết đối thoại và hợp tác; không ngại đối diện những xung khắc, nhưng biết cách dàn xếp các xung khắc ấy cách ôn hòa.
 
      Một thanh niên càng có khả năng thân tình và kết thân cao, thì tiềm năng thành đạt, thành danh, thành gia thất của người ấy càng lớn. Ngược lại, một thanh niên nhút nhát, xa lánh, có nguy cơ trơ trọi mãi mãi trong ốc đảo của mình. Thực tế đã chứng tỏ cho thấy điều đó nơi các thanh niên. 
      
  • Từ 30-60 tuổi:  Sống cống hiến đối lại với co rút, bế tắc
 
      Đối tượng tương giao của tuổi trưởng thành là trách nhiệm của bản thân. Sau thời gian vất vả lập thân và đã ổn định cuộc sống, sẽ xảy đến cám dỗ hưởng nhàn, ích kỷ, tìm bù trừ. Người có nhân cách lành mạnh luôn chọn sống trách nhiệm và sinh ích cho đời. Erikson gọi phẩm tính ấy là sinh sản hay cống hiến (generativity). Ngược lại, người quy kỷ, hoặc không lập thân thành công sẽ lâm vào co rút, bế tắc.
  • Trên 60 tuổi:  Sự toàn vẹn cuối đời đối lại với thất vọng
 
      Tuổi già thường nhìn lại quá khứ và lượng giá lại đời mình. Nếu có được cuộc đời tươi đẹp, thành đạt, ý nghĩa (dù không thiếu những phong ba), thì cá nhân cảm thấy mãn nguyện, vì đã sống đời mình toàn vẹn. Ngược lại, người có cuộc đời họ dang dở, u uất, sai lầm, thất không còn cơ hội làm lại, thì cảm giác tuyệt vọng sẽ xâm chiếm và khuynh đảo tâm hồn họ. 
 
      Theo Erikson, chỉ có thể đánh giá sự thành đạt của nhân cách hay thành nhân vào chặng cuối đời này. Sự thành nhân ấy khác với thành công hay thành đạt bên ngoài, nhưng là sự thành toại, mãn nguyệnthanh thản nội tâm dù đời mình thành công ra sao. Thế nên, cho dù cuối đời của một người không mấy sáng sủa, thì người ấy vẫn còn cơ hội biến màu đen u ám ấy thành màu tươi sáng hy vọng, nếu họ biết chấp nhận quá khứ; tự hòa giải và tha thứ cho những lầm lỡ của mình; khao khát vươn lên; thanh thản với sự chết đang đến. Đó chính là bí quyết làm cho cuộc đời nên toàn vẹn ở giây phút cuối đời. Đôi lúc, một cá nhân không thể tự thực hiện công việc “lột xác” ấy; họ rất cần sự thông cảm, nâng đỡ, khuyên bảo, ủi an để hoàn tất đời mình trong sự toàn vẹn.  
 
3. Lý thuyết phát triển khả năng nhận thức
 
     Jean Piaget (1896-1980) - nhà tâm lý Thụy sĩ - đã nghiên cứu cách quy mô khả năng học hỏi nơi các độ tuổi. Ông ghi nhận bốn giai đoạn nhận thức căn bản nối tiếp nhau giữa các độ tuổi.
 
a- Giai đoạn cảm giác & vận động: từ 0 đến 2 tuổi
                         (Sensory Motor Period)
 
      Trong hai năm đầu, trẻ xây dựng hiểu biết về ngoại giới qua việc phối hợp tri nhận của giác quan đưa đến vận động thể xác: chẳng hạn ai đó giơ cao cây roi trước mặt trẻ (tri giác), trẻ liền nhắm tít mắt và co rúm người lại (vận động). Nhận thức của bé hãy còn là cái biết do kinh nghiệm, chưa được khái quát hóa thành khái niệm. Ví dụ, sau lần bị phỏng, bé “biết” bằng kinh nghiệm rằng lửa thì nóng. Tuy chưa có khái niệm trừu tượng: lửa = nóng; nhưng sau lần ấy bé sẽ rút tay khỏi tất cả những gì có hình dáng ngọn lửa (như bóng đèn quả nhót).
 
      Sau đây là tiến trình hiểu biết của bé trong 2 năm đầu đời, theo quan sát của Piaget.
 
  • 4 tháng đầu: Bé chỉ mới có phản ứng sinh học với ngoại giới bằng cách khóc hay cọ quậy khi đói, lạnh, nóng, ướt… Ngoài ra bé bắt đầu biết đáp trả mẹ bằng ánh mắt, nụ cười, hay hành vi vận động lập đi lập lại (như chơi trò ú…à!).
 
  • 4 - 8 tháng: Bé biết rằng có các đồ vật hiện hữu bên ngoài bé; vì vậy muốn chụp bắt đồ chơi có màu sặc sỡ hoặc tạo âm thanh. Cũng vậy, bé nắm được một số quy luật tương tác của ngoại vật: như nếu thả bóng ra thì bóng rơi xuống; khi bóng chạm đất thì lại tưng lên. Nắm được quy luật ấy bé có thể điều khiển động tác buông và bắt bóng.
 
  • 8 tháng: Tâm trí bé có thể lưu giữ hình ảnh của đồ vật bên ngoài. Trước đó, nếu ta lừa bé giấu con gấu bé đang chơi, thì bé thản nhiên xoay qua chơi với thứ khác. Từ tháng thứ 8, bé sẽ loay hoay kiếm gấu bông cho bằng được. Điều đó chứng tỏ bé đã có khả năng ghi nhớ trong tâm trí hình ảnh các đồ vật, nhất là những đồ vật bé yêu thích.
 
  • Từ 18 tháng: Đây là tuổi biết đi và biết nói. Tư thế đứng thẳng khả năng ngôn ngữ là hai bước đột phá lớn trong tiến trình tiến hóa loài người. Khi đứng thẳng được, bé sẽ nhìn chụp xuống ngoại giới cách bao quát hơn; khi biết nói, các ngôn từ sẽ cho phép bé sở hữu ngoại giới hiệu quả hơn; nâng cao trí tưởng tượng và khả năng tư duy hơn; bày tỏ tình cảm của mình dễ dàng hơn. Khi nói được, bé cũng hiểu được các chuyện kể; nhờ đó thế giới của bé được mở rộng vào vùng đất của trí tưởng tượng.
  • Giai đoạn tiền thao tác tư duy (2-7 tuổi) 
        (Pre-operational Thought Period)
 
      Piaget dùng từ “thao tác” (operations) để chỉ các hành vi tư duy có chiến thuật. Ở độ tuổi từ 2-7, trẻ chưa biết tư duy có phương pháp; do vậy Piaget gọi chặng suy nghĩ này là giai đoạn tiền thao tác tư duy. Cách suy nghĩ của tuổi này chỉ hoàn toàn bộc phát, chủ yếu dựa trên trực giác, trực quantưởng tượng để hình dung sự vật hay giải quyết một công việc; ngoài ra trẻ cũng biết diễn đạt sự hiểu biết của mình bằng ngôn từ, hình ảnh, hay các nét vẽ biểu tượng.
 
      Ví dụ cô giáo trao cho bé 1 cây bút kèm theo 5 nắp bút có kiểu dáng và kích cỡ khác nhau, rồi yêu cầu bé gắn đúng nắp của cây bút. Thông thường bé có thể tìm đúng nắm bút bằng một trong ba cách sau:
 
  • Tình cờ chọn đúng mà không hiểu tại sao (trực giác).
  • Nhắm chừng một nắp mà bé cảm thấy có vẻ vừa với cây bút (tưởng tượng).
  • Thử từng nắp bút cho đến khi tìm đúng (trực quan).
 
      Ngoài ra, Piaget còn nhận thấy rằng khả năng lập luận của tuổi tiền tư duy hãy còn rất hạn chế. Bé chưa có khái niệm về tính ổn định về khối lượng, số lượng (permanence of mass, quantity…) Ví dụ cô đưa cho bé hai ly giống nhau chứa hai lượng nước bằng nhau; sau đó cô đổ nước từ một trong hai ly vào một ly cao và hẹp. Nếu hỏi bé ly nào nhiều nước hơn, bé sẽ dựa vào trực quan để trả lời rằng nước trong ly cao và hẹp nhiều hơn, vì thấy sao nói vậy!
 
       Cũng vậy, bé chỉ mới có thể phân loại đồ vật dựa vào một tiêu chí: hoặc màu sắc, hoặc hình dáng. Do vậy, nếu trao cho bé một rổ lẫn lộn các hình khối tam giác, vuông, tròn (3), với ba màu xanh, đỏ, vàng (3); rồi yêu cầu bé phân loại. Hầu hết các bé chỉ chia được thành 3 nhóm: hoặc theo hình dáng, hoặc theo màu mà thôi. Còn bạn, bạn phân được bao nhiêu loại?
c-  Giai đoạn thao tác tư duy cụ thể  (7-11 tuổi) 
             (Concrete Operations Period)
 
      Độ tuổi cấp I đã có chiến thuật tư duy, nhưng hãy còn phải bám vào sự vật cụ thể bày ra trước mắt hoặc trong trí. Chẳng hạn trẻ làm toán bằng đũa; nếu không có đũa, chúng phải nhẩm “đũa” trong đầu. Vì chưa có khả năng tư duy những điều trừu tượng, không gắn với kinh nghiệm trực quan, tuổi thao tác tư duy cụ thể không thực hiện được phép tính: 3 - 5 = ?. Lý do vì trong thực tiễn 3 < 5, nên làm sao trừ được cho 5. Chỉ đến khi đạt khả năng tư duy trừu tượng, trẻ mới suy đoán được rằng: tôi có 3 đồng, mẹ muốn vay 5 đồng; muốn cho mẹ vay tôi phải đi mượn nơi khác 2 đồng mới đủ. Suy ra: 3 - 5 = -2.
 
      Về khả năng nhận thức các sự vật, trẻ tiểu học đã có được khái niệm về tính ổn định trọng lượng, khối lượng, số lượng; biết phân biệt dựa trên đa tiêu chíhoán đổi phương trình bậc 1. Ngoài ra, chúng có trí nhớ thuộc lòng rất cao dù không hiểu nội dung bài (học vẹt). Nhà giáo dục cần biết các đặc điểm trí tuệ này của trẻ để chọn phương pháp truyền đạt phù hợp.
 
d-  Giai đoạn thao tác tư duy hình thức hay trừu tượng  
            (Formal Operations Period):  Tuổi tiền dậy thì
                                                                                                                                                                                                      
       Bước vào tuổi tiền dậy thì, trẻ chớm nở khả năng “tư duy hình thức”, tức tư duy với những giả thiết trừu tượng, lôgíc, và khái quát, vượt trên các sự vật cụ thể. Chẳng hạn ở chặng thao tác tư duy cụ thể, nếu muốn chứng minh mệnh đề: [A > B; mà B > C, à A > C], giáo viên cần bày các vật cụ thể được gọi tên là A, B, C ra trước mắt thì trẻ mới kiểm chứng được lập luận bắc cầu trên. Thế nhưng ở tuổi tư duy hình thức, trẻ có thể giải bài toán ấy mà không quan tâm nội dung A, B, C là gì. Vì thế chương trình giáo dục đưa vào bậc trung học nhiều môn học có những khái niệm và công thức trừu tượng, như toán đại số, vật lý, hóa học. Các môn học này giúp trẻ trau giồi để ngày càng nhuần nhuyễn các kỹ năng tư duy trừu tượng hơn.
       Trong thực tế, khả năng tư duy trừu tượng không chỉ ứng dụng nơi bài vở, nhưng vào cả đời thường, như lên kế hoạch tính toán cho cuộc sống, hay dự phòng các tình huống tương lai. Do vậy, bên cạnh việc học tập ở trường, thiếu niên cần rèn luyện óc thực tiễn để tập đảm nhận những thực tế của đời sống.
 
4.  Lý thuyết phát triển phán đoán đạo đức
      Theo Lawrence Kohlberg (1927-1987)
 
       Mặc dù Piaget cũng nghiên cứu nhận thức đạo đức của trẻ em, nhưng Kohlberg mới là tác giả đưa ra lý thuyết hệ thống nhất về khả năng phán đoán đạo đức của các độ tuổi. Theo Piaget, có một bước chuyển quan trọng trong nhận thức đạo đức từ nền đạo đức dị trị (heteronomy) hành xử theo sự áp đặt, thưởng phạt, khen chê của người khác, sang nền đạo đức tự trị (autonomy) dựa vào phán đoán lương tâm của cá nhân.
 
        Kế thừa con đường của Piaget, Kohlberg cũng cho rằng sự phát triển nhận thức đạo đức hệ tại ở việc nội tâm hóa các giá trị bên ngoài (dị trị), để biến chúng thành những giá trị của bản thân (tự trị). Sau 20 năm nghiên cứu các độ tuổi khác nhau ở 27 quốc gia, Kohlberg ghi nhận rằng phán đoán đạo đức được phát triển qua 3 cấp độ: cấp độ tiền quy ước, quy ước và hậu quy ước. Mỗi cấp độ ấy lại chia thành hai xu hướng nhỏ. Trước khi đi vào từng cấp độ, hãy lược qua cách trắc nghiệm luân lý của Kohlberg và hai khái niệm phán đoán đạo đứcquy ước.
 
  • Định nghĩa “phán đoán đạo đức” và “quy ước”
  • Phán đoán đạo đức thì liên quan đến giá trị tốt-xấu của một hành vi tương ứng với thái độ luân lý của người làm hành vi đó. Chẳng hạn câu nói “cô Tấm khéo tay” chỉ là một nhận xét khách quan; nhưng câu nói “cô Tấm ngoan hiền” lại là một phán đoán đạo đức.
  • Quy ước là những thỏa thuận minh nhiên hoặc mặc nhiên giữa các cá nhân hay cộng đồng, nhằm bảo đảm tiện ích chung cho cộng đồng và mọi phía đối tác. Quy ước minh nhiên là những thỏa thuận, qui định, luật lệ thành văn như luật giao thông; còn qui ước mặc nhiên tuy không được ký kết trên văn bản, nhưng những ai có lương tri đều cảm thấy cưỡng lực từ bên trong phải tuân thủ; chẳng hạn như quy tắc “kính trên, nhường dưới”
  • Thực nghiệm của Kohlberg
 
       Để tiến hành khảo sát, Kohlberg đã thiết kế các “bài toán đạo đức”. Dựa vào câu trả lời theo đa số của mỗi độ tuổi, Kohlberg xây dựng lý thuyết về tiến triển phán đoán đạo đức nơi các độ tuổi. Sau đây là một vài “bài toán” mẫu.
  • Lan giúp mẹ rửa ly, chẳng may đánh vỡ 10 cái ly; Lâm trèo lên kệ lấy trộm kẹo, làm vỡ 2 cái ly. Vậy, em nào nặng tội hơn? Hầu hết trẻ dưới 7 tuổi cho là Lan, vì làm vỡ nhiều ly hơn. Lối trả lời ấy hãy còn dựa vào đạo đức dị trị, lấy xử phạt của bố mẹ làm tiêu chuẩn. Ngược lại, các trẻ theo đạo đức tự trị đã biết phán xử dựa vào ý hướng của mỗi đương sự khi hành động: Lâm có ý xấu nên nặng tội hơn.
  • Một người đàn ông có vợ bị ung thư, nhưng không đủ tiền để mua liều thuốc có thể chữa vợ ông khỏi bệnh. Thế là ban đêm ông đã lẻn vào hiệu thuốc đánh cắp thuốc. Ông ta có được phép hành động như thế không? Tại sao? Bạn sẽ xử lý hình sự ông ta thế nào? Bạn nghĩ gì về chủ hiệu thuốc? Ông ta có đúng khi tăng giá thuốc quá cao không? Trong thực tế, các bài toán loại này cũng “hóc búa” cả với người lớn.
 
  • Ba cấp độ phát triển phán đoán đạo đức theo Kohlberg
 
  1. Cấp độ phán đoán tiền-quy-ước  (Pre-conventional Level)
 
      Dưới 10 tuổi. Đây là cấp độ đạo đức quy kỷ, lấy tiện ích của bản thân làm chuẩn hành vi. Ở tuổi này, các trẻ chưa nhận thức được giá trị tự tại của các quy chuẩn đạo đức, nhưng chỉ lấy ích lợi cá nhân và thưởng phạt của người lớn làm tiêu chuẩn phán đoán hành vi. Có thể nhận thấy hai xu hướng đạo đức phổ biến của cấp độ tiền quy ước này.
 
  • Xu hướng đạo đức dị trị, dựa vào thưởng phạt (Punishment and Obedience Orientation). Phán đoán luân lý, đạo đức của trẻ hoàn toàn dựa vào những cấm đoán và thưởng phạt của người lớn: em nên hay không nên làm điều ấy vì bố mẹ bảo như thế; vì nếu không bố mẹ sẽ phạt.
 
  • Xu hướng đạo đức quy kỷ (Self-interest Orientation): Điều gì đem lại tiện ích cho tôi đều là tốt. Tôi thích kem, vậy kem là tốt. Sau đó tôi bị sâu răng, kem trở thành xấu. Hết đau răng, tôi lại ăn kem vô tội vạ! Cũng vậy, trẻ cư xử dựa vào quy tắc trao đổi thực dụng chứ chưa biết căn cứ vào giá trị tương đương, như sẵn sàng đổi món đồ chơi đắt giá của mình lấy món đồ chơi rẻ tiền của bạn mà mình thích.
 
  1. Cấp độ phán đoán theo quy-ước (Conventional Level)
 
     Khoảng 10-13 tuổi.  Đây là cấp độ đạo đức nệ luật. Việc giữ luật ở đây không do ý thức về giá trị của luật lệ; nhưng tôi phải hết sức tôn trọng mọi luật - từ luật chơi cho đến các luật lệ khác - để được cộng đồng đón nhận, để không bị nhóm loại trừ. Hai xu hướng của cấp độ đạo đức nệ luật này:
 
  • Xu hướng đạo đức trung thần (Loyalist Orientation). Không còn sợ thưởng phạt như tuổi ấu nhi, trẻ 10-13 tuổi đề cao nhiều hơn sự tin cậy, liên đới và trung tín giữa các thành viên, và lấy đó làm nền tảng phán đoán luân lý. Vì vậy trẻ giữ luật vì muốn được nhìn nhận là con ngoan, trò giỏi.
 
  • Xu hướng đạo đức nệ luật (Legalist Orientation). Do rất lụy thuộc vào nhóm và cộng đồng, trẻ không chỉ giữ luật cho mình mà còn xét nét việc tuân giữ luật của thành viên khác. Trẻ phê phán đạo đức dựa vào các quy định của xã hội, vào công lý, luật pháp và bổn phận. Đây hãy còn là sự nô lệ lề luật, chứ chưa thực sự do ý thức về giá trị của luật lệ.
  1. Cấp độ phán đoán hậu-quy-ước (Post-conventional Level)
 
     Từ tuổi thiếu niên trở đi. Đây là cấp độ đạo đức quy nhân & dựa trên lương tri: “Luật vị con người, chứ con người không vị luật”. Cá nhân ở cấp độ hậu quy ước đã nhập tâm các giá trị và lấy phân định theo lương tâm/lương tri; tự mình ấn định những chuẩn mực hành xử đạo đức cho bản thân. Hai xu hướng:
 
  • Xu hướng đạo đức theo giao kèo xã hội (Social contract Orientation). Chỉ xem luật như giao kèo xã hội, nhắm phục vụ quyền lợi con người. Do vậy một luật pháp đúng đắn phải vị nhân sinh. Vì thế mọi thể chế công minh đều cần có hệ thống tư pháp để giám sát, kiểm tra các quyền hành pháp lẫn lập pháp theo tiêu chí “vị nhân sinh” vừa nói. Hơn thế, ngoài các tòa án hình pháp, nhiều quốc gia còn có Tòa án hiến pháp để thường xuyên thẩm định tính chất “vị nhân sinh” của các đạo luật. Khi cần, Tòa hiến pháp ấy sẽ buộc phải tu chính - ngay cả hủy bỏ - những luật không bảo đảm được các quyền con người.
 
  • Các nguyên lý đạo đức phổ quát (Universal Ethical Principles). Các luật pháp và quy ước xã hội chỉ hợp pháp khi được xây dựng trên nền tảng tôn trọng các nguyên lý đạo đức phổ quát cao hơn như nhân phẩm, bình đẳng, bác ái, công lý, nhân quyền… Vì thế khi xảy ra xung khắc giữa pháp luật và lương tâm, cá nhân phải cản đảm tuân theo tiếng lương tâm, cho dù điều ấy nguy hiểm đến tính mạng. Chỉ những người trưởng thành, ý thức, tự do, mới sống đúng được xu hướng đạo đức phổ quát này.
      Tóm lại, các chặng phán đoán luân lý theo Kohlberg tương ứng với mức nhận thức (lý trí) và ý thức (lương tâm) của mỗi cá nhân hơn là  gắn với các độ tuổi. Hẳn nhiên, do sự non nớt về nhận thức và kinh nghiệm sống, các trẻ nhỏ không thể đạt đến cấp độ luân lý hậu quy ước; thế nhưng không phải là mọi người trưởng thành đều đạt được cấp độ luân lý cao nhất ấy. Trái lại, có rất nhiều người đã ở tuổi trưởng thành mà hãy còn sống theo nền đạo dức dị trị và thực dụng của cấp độ thứ nhất; vì thế giữa tri với hành nơi họ hãy còn một khoảng cách lớn lao. Những số liệu thống kê của Kohlberg về hành vi đạo đức nơi người trưởng thành đáng cho ta suy nghĩ về nền giáo dục nhân bản!
  • 62% người ở tuổi 36 hãy còn sống theo đạo đức nệ luật;
  • Trước tuổi 20-22, khó có thể đạt đến chặng đạo đức thỏa thuận hay giao kèo xã hội;
  • Chỉ từ 6-10% người trưởng thành vươn tới cấp độ luân lý hậu-quy-ước.
 
5.  Chu kỳ tuổi thọ của một gia đình
Theo lý thuyết của Bekvars (năm 1996)
 
      Tuổi thọ của một gia đình được tính từ thời điểm hai người thành hôn về mặt pháp lý hay chưa thành hôn nhưng lại có con chung, cho đến khi một trong hai qua đời (lý thuyết này không lưu ý đến ly dị). Tuy đây là lý thuyết phát triển của gia đình nhưng cũng liên quan mật thiết đến sự phát triển của cá nhân sống bậc hôn nhân. Chu kỳ của gia đình bao gồm 9 thời kỳ:
  1. Độc thân: Chọn bạn đời và chuẩn bị hôn nhân.
  2. Mới cưới: Cả hai bên đều phải có những điều chỉnh và thay đổi căn bản để thích nghi với đời sống chung.
  3. Sinh con: Thêm nỗi lo; nhu cầu gia đình tăng; gia đình phải có sự thích nghi giữa các thế hệ ông, bố, cháu.
  4. Con sắp đi học: Phải lo lắng nhiều hơn; tốn thêm thời gian; vợ chồng mất bớt sự riêng tư; phải đối phó với bọn trẻ.
  5. Con đi học: Thêm những tương quan xã hội mới vì con cái: bận bịu hơn; phải lo lắng nhiều khoản hơn; phải phân bố thời gian dành cho con cái và riêng tư vợ chồng.
  6. Con dậy thì: Lo lắng với những phát sinh mới; đối diện với cá tính con cái, với những xung khắc mới, với sức ép của công việc và những trọng trách với gia đình và xã hội.
  7. Con ra tự lập: Con lên đại học, đi làm xa, lấy vợ lấy chồng. Vợ chồng thêm những ưu tư về con cháu; lo lắng sắp về già; có những thay đổi trong công việc và tương quan vợ chồng; lo lắng không còn đủ thời gian để hiện thực hóa những dự phóng trong đời.
  8. Trung niên: Bận tâm về sức khỏe; đón nhận dâu rể; bận tâm về cha mẹ đã già; lo lắng về cuộc sống sắp về hưu, về những việc còn dang dở không đủ sức hoàn tất
  9. Về hưu: Đối diện với cái chết của bố mẹ, anh em, bạn bè; những lo lắng cho con cháu; vợ chồng vì nghĩa hơn vì tình; mối đe dọa về sự ra đi của một trong hai vợ chồng.
 
  Kết luận Phần II 
 
              VÀI LƯU Ý THỰC HÀNH VỀ PHÁT TRIỂN
 
1. Những cuộc bừng tỉnh của bản ngã trong cuộc đời
 
 
       Như đã trình bày, bản ngã chính là trung tâm điểm của nhân cách và là trọng tâm của tiến trình phát triển. Lúc chào đời, trẻ chưa có ý thức gì về mình. Theo thời gian, trẻ mới từng bước nhận thức về các khía cạnh khác nhau của cái tôi.
 
       Tâm lý học phát triển ghi nhận 4 cuộc bừng tỉnh quan trọng trong đời người: sự bừng tỉnh của cái tôi, của lý trí, của tính dục, và bừng tỉnh về thiêng liêng hay ý nghĩa cuộc sống. Sau mỗi lần bừng tỉnh ấy, một khía cạnh mới của cái tôi được thức dậy và gắn kết với cá nhân cho đến hết cuộc đời. Một cá nhân chỉ đạt đến sự thành toại khi đã kinh qua cuộc bừng tỉnh thứ tư - về ý nghĩa cuộc sống và thiêng liêng - và biết thống nhất đời mình theo nhãn quan của cuộc bừng tỉnh cuối cùng ấy.
  1. Sự bừng tỉnh về cái tôi
 
      Kể từ khi ở trong lòng mẹ cho đến lúc sinh ra, trẻ thơ hoàn toàn sống cộng sinh vào mẹ và không có ý thức gì về bản thân. Cuộc sống của trẻ ấy chỉ thuần túy mang tính sinh học.
 
      Cuộc bừng tỉnh đầu đời xảy ra từ 1,5 đến 2 tuổi: bé chợt phát hiện rằng “mình tồn tại”; “mình là mình” và “mình tách biệt với người khác”; “mình có ý muốn riêng của mình”. Dấu chỉ của sự thức tỉnh của cái tôi là bé thích xưng hô mình là “con”, là “bé”, hoặc xưng tên riêng trong giao tiếp. Bé cũng biết nói “không” để khẳng định ý riêng; bé biết mình có giá trị trước mắt bố mẹ, ông bà nên sẵn sàng “ăn vạ” để mặc cả cho bằng được điều mình muốn.
 
        Khi lên 3, trẻ ý thức thêm mình có giới tính: tôi là trai, là gái, và bắt đầu rập khuôn hành vi theo khuôn mẫu phái tính của mình. Hai biến cố bừng tỉnh về cái tôivề nhận diện giới tính đánh dấu sự hình thành ý thức về bản ngã trong nhận thức của bé. Kể từ đấy, “cái tôi” của bé sẽ là trung tâm điểm của con người bé, của đời sống của bé; mọi việc bé làm sẽ xoay quanh cái tôi ấy, nhằm củng cố và vun xới cái tôi ấy trở nên độc sáng, hài hòa với những quy chuẩn xã hội. 
 
  1. Sự bừng tỉnh về trí năng
 
      Ở tuổi tiền dậy thì (10-12 tuổi), bắt đầu chớm nở nơi thiếu niên khả năng tư duy trừu tượng. Thiếu niên không còn sống trong thế giới cảm tính và tưởng tượng của trẻ con, nhưng bắt đầu lập luận và theo đuổi những suy nghĩ riêng; biết tra vấn người lớn và đòi mọi sự phải sáng sủa, mạch lạc, hợp lý, mặc dầu chính bản thân thiếu niên không đáp ứng được các yêu sách ấy. Cuộc bừng tỉnh lý trí nơi cá nhân phản ánh lại bước tiến quan trọng trong tiến trình tiến hóa xa xưa của nhân loại (nếu thực là thế), tiến hóa từ chủng người (homo) sang con người ý thức, có nhận thức và hiểu biết (homo sapiens).
  1. Sự bừng tỉnh về tính dục
 
       Ở tuổi dậy thì (14-16), những năng lực tính dục nơi trẻ bừng tỉnh mãnh liệt khiến trẻ không thể điều hợp ngay lập tức các xung động của chúng. Ở đây, cần phân biệt 5 khái niệm liên quan đến giới tính, phái tínhtính dục.
 
  • Giới tính (gender): Ám chỉ các đặc điểm thể lý và sinh học xác định giới tính nam hay nữ của một cá nhân (bộ phận sinh dục, các nội tiết tố…) được Tạo hóa ghi khắc trong bộ genes của họ từ lúc thụ thai. Do vậy, tự bản chất, mỗi người phải thuộc về một giới; ngay cả buồng phổi, bộ não và nhiều bộ phận cơ thể khác cũng được biệt hóa theo giới tính của từng cá nhân. Các yếu tố giới tính sinh học này không chỉ định hướng phát triển cơ thể theo giới mà còn ảnh hưởng đến việc phát triển tính cách theo giới của cá nhân.
  • Căn tính giới (gender identity): Từ 2-3 tuổi, trẻ đã nhận diện được giới tính của mình là trai hay gái, chấp nhận đồng hóa mình với giới tính ấy, và học hành xử theo giới tính của mình. Tuy nhiên, có một số trẻ dù nhận biết mình thuộc giới này, nhưng lại bất an, thấy mình xa lạ với giới tính sinh học của mình, và muốn đồng hóa mình với giới bên kia hơn (từ cách ăn mặc, lựa chọn đồ chơi, học theo cung cách của giới bên kia). Trường hợp cực đoan, trẻ sẽ chọn giải phẫu chuyển giới khi lớn lên để được thuộc về giới kia trọn vẹn. 
 
  • Thể hiện giới / vai trò giới (gender roles): Khả năng đảm nhận các vai trò, chức năng, cách hành xử, cách thể hiện bản thân đúng theo quy ước xã hội, như khi nói đến nam thì ta nghĩ đến các biểu hiện: cơ bắp, mạnh mẽ, quyết đoán, thiên về lý trí và hoạt động…; còn nữ thì: duyên dáng, nhỏ nhẹ, nhu mì, thiên về trực giác và tình cảm… Ba đặc điểm phái tính ở trên tạo nên tính cách riêng của mỗi giới mà ta quen gọi là “nam tính” (masculinity) hay “nữ tính” (feminity); làm nên sức thu hút đối với phái tính bên kia.
 
  • Xu hướng tình dục (sexual orientation): bao gồm sự cuốn hút, thêu dệt mộng tưởng tình dục và đi đến hành vi tình dục đối với người khác phái (dị tính), đồng tính, hoặc song tính (với cả hai giới).
  • Hành vi tính dục (genitality hay sexual behavior): Ám chỉ những hành vi tính giao tương ứng với xu hướng ở trên.
      Khác với loài vật chỉ đến với nhau bởi bản năng tính dục, con người nam nữ bị cuốn hút đến với nhau trước hết bởi những nét quyến rũ phái tính (tức tính cách, hành vi…), từ đó phát sinh tình cảm, tình yêu rồi mới đưa đến hôn phối. Vì thế, một hôn nhân đúng đắn luôn khởi từ tình yêu rồi mới đi đến tình dục. Một người trưởng thành về tâm cảm phải rõ ràng về giới tính sinh học; vững chãi về căn tính giới và  hành xử đúng với các chuẩn mực tự nhiên và xã hội đối với mỗi giới.
 
  1. Sự bừng tỉnh về ý nghĩa cuộc sống và thiêng liêng
 
      Cuộc bừng tỉnh thứ tư thường xảy ra khá muộn hoặc sẽ không xảy ra nơi một số người. Thế mà sự bừng tỉnh này lại mang tính quyết định đối với việc thành nhân, vì nó mở ra cho cá nhân cái nhìn xuyên suốt đời người và giúp hội nhất đời sống cho cá nhân. Các nền triết học và tôn giáo chính là sự kết tinh của công cuộc tìm kiếm tâm linh của nhân loại, sau đó chúng quay lại hướng dẫn cuộc tìm kiếm ấy nơi mỗi cá nhân.
 
      Có ba thời điểm chính trong đời thường xảy ra cuộc bừng tỉnh về ý nghĩa về ý nghĩa cuộc đời và thiêng liêng:
 
  • Sau một biến cố đảo lộn như tang chế, di cư, thất bại, chiến tranh…, cá nhân nhận ra tính “vô thường” của thế giới. Những lúc ấy, họ không tránh khỏi việc tự vấn về sự phù vân của cuộc sống và tìm kiếm những giá trị vĩnh hằng.
 
  • Cuộc khủng hoảng giữa đời cũng là thời điểm buộc tuổi trung niên tái định hướng ý nghĩa cho chặng đời còn lại.
  • Cuối cùng, khi cuộc đời sắp qua, người già càng “quay quắt” với câu hỏi về ý nghĩa của cuộc đời và cái chết.
      Hoa trái của cuộc thức tỉnh thứ tư này sự giác ngộ theo lẽ khôn ngoan (nhận ra thế giới chóng qua), và hoán cải theo hướng giác ngộ ấy (thay đổi lối sống). Chỉ khi đạt đến hai điều ấy tâm hồn mới nghiệm được bình an, siêu thoát và có được nội lực. Chính vì thế cuộc bừng tỉnh thứ tư thường được xem như dấu chỉ của sự thành nhân đích thực.
       Ngoài con đường giác ngộ và hoán cải theo lẽ khôn ngoan tự nhiên, còn có sự giác ngộ và hoán cải tôn giáo. Qua cầu nguyện, tu luyện, thiền định, một cá nhân nghiệm được chỉ có Thiên Chúa là tuyệt đối, và hoán cải tận căn. Sự giác ngộhoán cải ấy là hai dấu chỉ của kẻ chân tu!
 
2. Xây dựng sự tự tin và hình ảnh tích cực về mình  
             (Building self-esteem & positive self-image)
 
      “Tự tin” là một cảm thức tích cực cá nhân có được về chính mình; còn “hình ảnh về mình” là điều cá nhân nghĩ người khác nhìn về mình. “Tự tin” khiến cá nhân chắc chắn về bản thân, còn “hình ảnh về mình” có khi tạo tự tin, có khi gây hoang mang lo lắng vì e sợ bị người khác đánh giá thấp.
 
      Hình ảnh về mình được thành hình kể từ cuộc bừng tỉnh về “cái tôi” ở đầu đời. Từ tuổi lên 3, trẻ bắt đầu ý thức về “cái tôi” và ra sức xây đắp sự tự tin cho cái tôi ấy. Nhờ biết mình, có hình ảnh tích cực về bản thân, có sự tự tin thực tiễn - không hoang tưởng, nhưng nhận biết đúng nét mạnh nét yếu của mình - mà cá nhân có nhiều cơ may thành đạt trong công việc và trong các mối tương giao ở các chặng kế tiếp của cuộc sống.
 
      Ngược lại, kẻ nghi ngại về bản thân sẽ chẳng dám dấn thân; kẻ hoang tưởng về mình hoặc “tự tín” thái quá lại là dấu chỉ của lệch lạc, thậm chí bệnh lý và ngãng trở sự phát triển. Trong giáo dục, các phụ huynh và nhà giáo dục cần tạo cơ hội cho các cá nhân nhận biết các thế mạnh và chấp nhận các thế yếu của mình. Khởi từ sự hiểu biết khách quan về bản thân, cá nhân sẽ tìm cách khắc phục điểm yếu trong mức độ có thể, và xây dựng sự tự tin và một hình ảnh tích cực về mình.
 
3.  Xây dựng nhân cách riêng & khả năng kết thân
                            (Identity & Intimacy)
 
      Theo lý thuyết của Erikson, việc tạo lập nhân cách riêngxây dựng khả năng kết thân là hai nhiệm vụ tâm lý đặc thù của hai độ tuổi thiếu niênthanh niên. Hai phẩm chất tâm lý này có tầm quan trọng đặc biệt với cả đời người, bởi lẽ chúng làm nên bản lề khép lại giai đoạn trẻ thơ và giúp cá nhân mở ra với giai đoạn trưởng thành. Thật vậy,
 
  • Có xây dựng được một nhân cách riêng thì cá nhân mới định được hướng tới cho cả cuộc đời.
 
  • Phải có khả năng kết thân - tức tự tin, bạo dạn, bản lĩnh, biết hợp tác, đối thoại, - thì cá nhân mới có được nội lực “đọ sức” với đời và lập thân thành công.
 
      Do tầm quan trọng đặc biệt của hai kỹ năng tâm lý vừa nói, mọi thanh thiếu niên cần được hỗ trợ từ gia đình, nhà trường, các hội đoàn để hoàn tất nhiệm vụ tâm lý của của mình, nhất là trong bối cảnh xã hội đa phức và cạnh tranh gay go như hiện nay.. Hiện nay, nhiều địa phận, giáo xứ đã ý thức hơn về sứ mạng này của Giáo Hội và đã thiết lập những nhóm và sinh hoạt mục vụ hay huấn giáo, để thu hút và giúp đỡ các tầng lớp thanh thiếu niên, sinh viên, lao động nhập cư… Chúng ta sẽ đề cập chi tiết hơn về loại hình mục vụ này trong phần tới.
 
4. Thời điểm quyết định cho phát triển  (Critical Period)
 
      Đây là một khái niệm quan trọng của tâm lý phát triển, mà cha mẹ và nhà giáo dục cần biết để hướng dẫn con em mình phát triển đúng tiến độ.
 
      Thời điểm quyết định cho phát triển được định nghĩa như giai đoạn thuận lợi nhất cho việc phát triển của một kỹ năng nào đó. Khái niệm này đúng cả trên bình diện thể lý lẫn tâm lý.
 
      Trên bình diện thể lý, ở mỗi độ tuổi, trẻ em phải đạt được trọng lượng cơ thể và những kỹ năng tương ứng. Chẳng hạn từ 12 đến 18 tháng là tuổi tập đi; từ 18 đến 36 tháng là độ tuổi phát triển ngôn ngữ. Nếu các giai đoạn ấy qua đi mà trẻ không đạt được các kỹ năng tương ứng, thì trẻ sẽ khó lấy lại được các kỹ năng ấy cách hoàn hảo ở các độ tuổi sau; từ đó có nguy cơ bị tụt hậu và trở nên thiểu năng.
 
      Trên bình diện tâm lý, mỗi độ tuổi cũng là “thời điểm quyết định” cho sự phát triển một phẩm tính tâm lý hay kỹ năng xã hội. Theo Erikson, sau đây là các phẩm tính tâm lý của 8 giai đoạn phát triển của đời người.
 
  • 1 tuổi: Có cảm giác an toàn, tin cậy đối với ngoại giới;
  • 2-3 tuổi: Có khả năng tự chủ, tự lập, tự tin.
  • 3-6 tuổi: Có óc sáng tạo, năng động.
  • 6-12 tuổi: Khéo léo, mạnh dạn.
  • Thiếu niên: Tạo dựng được một nhân cách riêng.
  • Thanh niên: Có khả năng kết thân và lập thân thành công.
  • Trung niên: Sống cống hiến, trách nhiệm.
  • Lão niên: Thống nhất được đời mình trong sự bình tâm.
 
       Các phụ huynh và nhà giáo dục cần biết về nhiệm vụ tâm lý và yêu cầu phát triển riêng của mỗi độ tuổi về mọi mặt: thể lý, trí năng, tâm cảm, tương giao xã hội, kỹ năng sống…, để giúp các cá nhân không để vuột mất “thời điểm quyết định” hầu phát triển bản thân đúng tiến độ và hiệu quả nhất.

Phần III:    ỨNG DỤNG TÂM LÝ PHÁT TRIỂN
 
VÀO GIÁO DỤC & ĐỒNG HÀNH ĐỨC TIN
 
A. DẪN NHẬP
 
1.  Khái niệm đức tin & giáo dục đức tin
 
 q  Đức tin không phải là một hệ thống kiến thức hay giáo thuyết về các mầu nhiệm Thiên Chúa, về thiên đàng hỏa ngục, về ý nghĩa cuộc sống, hay về luân lý, nhưng chính yếu là nhận biết Thiên Chúa và đi vào trong tương quan thân tình với Người,
 
  • như một thụ tạo đối với Đấng Tạo hóa;
  • như một người con với Cha trên trời;
  • như một người môn đệ của Chúa Kitô;
  • như một người con Chúa trong lòng Hội Thánh.
 
      Nhiều người nghiên cứu sâu rộng giáo lý, thần học, nhưng không có đức tin vì không đi vào tương quan với Thiên Chúa.
 
 q  Giáo dục đức tin hay dạy giáo lý. Từ khái niệm đức tin ở trên, ta thấy rằng giáo dục đức tin không đơn thuần là dạy kinh bổn, giáo lý hay luân lý; nhưng chính yếu nhằm giúp xây dựng một nhân cách tôn giáo[1], tức hun đúc cho cá nhân một tương quan thân tình với Thiên Chúa trong lòng Hội Thánh, sao cho cá nhân nghiệm được Thiên Chúa hiện diện và nâng đỡ họ trong mọi cảnh huống của cuộc đời. Do vậy, việc huấn giáo còn phải dạy cá nhân cầu nguyện, tập sống các giá trị kitô-giáo, và giáo lý viên không phải chỉ dạy bằng lời mà cả gương sáng.
 
        Có một bước tiến quan trọng cần đạt được trong tiến trình giáo dục đức tin: đó là cá nhân phải chuyển từ đức tin thụ nhận qua đức tin cá vị. Nhiều thanh thiếu niên chỉ nhận lãnh đức tin thụ nhận mà không để bén rễ thành đức tin cá vị nơi mình; do đó đã mất đức tin khi không còn sự đốc thúc của người lớn.
  • Đức tin thụ nhận là những điều cá nhân được dạy dỗ từ bé về Thiên Chúa: Người ta bảo con người là ai (Mt 16,13);
 
  • Còn đức tin cá vị là niềm xác tín của cá nhân, kết tinh từ đức tin thụ nhận và nội tâm hóa thành niềm tin riêng: Còn anh em bảo Thầy là ai? (Mt 16,16). Chính đức tin cá vị mới có thể soi sáng và dẫn dắt cuộc sống của mỗi cá nhân.
 
       Khi cá nhân lớn lên thì đức tin cá vị cũng phải lớn theo; nếu không, sẽ không tránh khỏi khủng hoảng niềm tin. Vì vậy, dù ở chặng nào của cuộc đời, cá nhân cũng cần được nâng đỡ và đồng hành đức tin. Nói cách khác, huấn giáođồng hành đức tin phải là công việc xuyên suốt cuộc đời, từ tuổi ấu thơ cho đến lúc nhắm mắt lìa đời, từ lòng mẹ cho tới lòng đất
 
2.  Thích ứng việc trợ giúp đức tin từng độ tuổi
 
       Như đã trình bày, mỗi độ tuổi trong đời người có những đặc điểm tâm thể lý và khả năng nhận thức riêng, có những nhu cầu vật chất và tâm linh riêng, có những thách đố cuộc sống và đức tin riêng. Giáo lý viên cần biết rõ các nét riêng ấy của mỗi độ tuổi, để đề xuất một nội dung phương cách đồng hành đức tin phù hợp với nhu cầu tâm linh và khả năng nhận thức riêng của mỗi độ tuổi.
 
       Hình thức giáo dục đức tin đầu đời là những bài hát, bài vè ru con mang nội dung đức tin. Các bài hát ru giáo lý ấy cũng sẽ in sâu vào tâm thức và máu thịt của mỗi người cho đến cuối đời, như điệu ru thân quen “Ví dầu cầu ván đóng đinh…” vậy. Tiếc rằng trong thực tế, hình thức huấn giáo đầu đời này chưa được quan tâm đủ. Còn hình thức trợ giúp đức tin cuối đời chính là việc viếng kẻ liệt, nhằm an ủi, động viên lòng can đảm, củng cố niềm tin và đức trông cậy của người sắp ra đi.
 
       Giữa hai hình thức trợ giúp đức tin đầu đời và cuối đời vừa nói, còn có nhiều hình thức giáo lý khác, đan xen nhau, nhằm phục vụ nhu cầu đức tin riêng của từng độ tuổi.
3.  Cách phân chia các độ tuổi trong giáo dục đức tin
 
  • Tiểu ấu:
  • Trung ấu:
  • Đại ấu:
  • Tiền thiếu niên:
  • Thiếu niên:
  • Thanh niên:
  • Tráng niên:
  • Trung niên:
  • Hưu trí & lão niên:
Trước 7 tuổi
Từ   7 – 9 tuổi
Từ   9 – 12 tuổi
Từ 12 – 14 tuổi
Từ 14 – 18 tuổi
Từ 18 – 25 tuổi
Từ 25 – 45 tuổi
Từ 45 – 60 tuổi
Trên 60 tuổi
 
B. NỘI DUNG TRỢ GIÚP ĐỨC TIN CHO CÁC ĐỘ TUỔI [2]
 
  1. Tuổi tiểu ấu:  Giáo lý cơ hội (trước 7 tuổi)
 
a) Đặc điểm tâm lý
 
  • Môi trường: Tương quan với gia đình, bố mẹ, ông bà, anh chị em đóng vai trò quan trọng nhất trong việc phát triển nhân cách của bé.
 
  • Đặc điểm tâm lý: Bé cần được tình yêu, sự an toàn từ mái ấm gia đình; nhờ đó đạt đến tin tưởng. Sự tin tưởng này là hành trang cần thiết để trẻ vững tin mở ra với môi trường bên ngoài: trường học, bạn bè, xóm làng, và với các mối tương giao xã hội ngày càng rộng mở.
 
  • Đặc điểm nhận thức: Nhận thức và phán đoán của trẻ còn rất non nớt, chủ yếu dựa vào tưởng tượng, trực giác và trực quan. Trẻ dễ tin, dễ nghe theo lời chỉ bảo của người lớn. Vì thế, sự chỉ dạy của bố mẹ đối với tuổi tiểu ấu không gặp những kháng cự nổi cộm như khi trẻ lớn hơn.
  1. Đường hướng giáo dục đức tin
 
  • Nhu cầu đức tin: Ngay từ khi lên 2, 3 tuổi, bé cần có cảm thức về sự hiện diện yêu thương của Thiên Chúa Cha, Chúa Giêsu, Đức Maria đối bé và với mọi người. Sẽ là một thiếu sót nặng nề khi người lớn chỉ đưa vào tâm trí non nớt của bé những hình ảnh “ông kẹ, mẹ mìn” để dọa nạt, mà lại không giúp bé làm quen với khuôn mặt yêu thương chăm sóc của Chúa Cha, Chúa Giêsu, Mẹ Maria.
 
  • Nội dung huấn giáo:
 
  • Khám phá sự hiện diện của Thiên Chúa yêu thương trong cuộc sống: Chúa yêu em qua công trình sáng tạo; Người dựng nên mọi sự cho em hưởng dùng; Người ban cho em những người thân yêu là ông bà, cha mẹ, anh chị em; Người ban cho em nhiều ơn lành trong mỗi ngày sống.
 
  • Từ 3 tuổi, nên tập cho bé có thái độ nghiêm trang khi đọc kinh hay khi ở trong nhà thờ, vì những nơi đó có sự hiện diện của Chúa. Từ 4 tuổi, bé nên thuộc các kinh căn bản và tham gia đọc kinh sớm tối với gia đình.
 
  • Sớm tập cho bé sống các nhân đức kitô-giáo như: công bằng, bác ái, yêu thương, biết san sẻ.
 
  • Phương thức huấn giáo:
 
  • Bố mẹ là những nhà giáo dục đức tin đầu đời của bé, do vậy phải sống gương mẫu để xây dựng nền tảng đức tin cho bé bằng chính đời sống đạo đức (công bằng, bác ái, tha thứ) và những tâm tình tôn giáo của mình.
 
  • Giáo lý cơ hội: Ở tuổi này, chưa thể ép bé vào một khung giáo lý bài bản. Ngược lại, có thể tranh thủ mọi hoàn cảnh để dìu bé vào bầu khí tôn giáo như: đọc kinh trước khi ăn, ngủ, uống thuốc; đến trước bàn thờ chào Chúa và Mẹ khi rời nhà hay trở về nhà. Khi gia đình gặp những biến cố quan trọng như tang chế, cưới xin, bệnh hoạn…, chính thái độ tôn giáo của bố mẹ trong những lúc ấy sẽ hun đúc tâm tình tôn giáo của trẻ. Ngoài ra, trẻ ở tuổi này hay “hỏi vặt” về mọi phương diện. Có những lúc trẻ sẽ thắc mắc về sống chết, thiên đàng hỏa ngục… Đó là những “cơ hội” tốt để cha mẹ khai tâm đức tin cho bé và dạy cho bé các tâm tình tôn giáo sơ đẳng.
 
  1. Tuổi trung ấu: Khai tâm và rước lễ vỡ lòng (7 đến 9 tuổi)  
 
a)  Đặc điểm tâm lý
 
  • Môi trường: Tuổi trung ấu mở ra với những tương quan rộng hơn: bạn ở trường, ở khu xóm. Bên cạnh đó, trẻ chú tâm nhiều cho việc khám phá thiên nhiên, cây cỏ, thú vật.
 
  • Đặc điểm tâm lý: Đây là tuổi tĩnh lặng, hiền hòa. Với người lớn, trẻ dễ thương, dễ bảo. Với bạn bè, trẻ cần bạn, nhưng phải cạnh tranh với bạn để khẳng định mình.
 
  • Đặc điểm nhận thức: Có những suy nghĩ hướng nội; thích xây dựng cho mình một thế giới riêng: trai hay thu mình vào thế giới đồ chơi hoạt động; gái thì tạo cho mình một thế giới tương quan riêng (búp bê, nội trợ...) Tuy đã biết nhận xét, suy luận, giải thích các sự việc, nhưng tư duy của trẻ hãy còn lệ thuộc vào điều kiện cụ thể; thiên về trực giác, trực quan, tưởng tượng. Vì vậy trí tưởng tượng của trẻ rất phong phú và thích các chuyện cổ tích, thần tiên.
 
b)  Đường hướng giáo dục đức tin
 
  • Nhu cầu đức tin: Tuổi trung ấu bắt đầu có những tâm tình tôn giáo, và biết phân biệt lành dữ, do vậy đây là lúc cần khai mở đời sống nội tâm (khai tâm), cũng như đào luyện lương tâm chuẩn bị trẻ hướng đến bí tích hòa giải và Rước lễ lần đầu (thường vào hè lớp 4, sau hai năm khai tâm).
 
  • Nội dung huấn giáo: Khai tâm và xưng tội lần đầu
 
  • Giáo lý khai tâm: Dạy cho trẻ về ơn cứu độ nơi Chúa Cha và Chúa Giêsu: Thiên Chúa Cha tỏ mình cho chúng ta trong Chúa Giêsu; Chúa Giêsu là Đấng dẫn đưa chúng ta đến cùng Thiên Chúa Cha và cho chúng ta thông hiệp vào sự sống của Thiên Chúa; chính trong Giáo hội, chúng ta gặp gỡ được Chúa Giêsu.
 
      Bên cạnh đó, cần đào luyện cho trẻ một số thái độ tôn giáo căn bản:
 
  •  Tập ở lặng, suy nghĩ và cầu nguyện. Học ba nhân
    đức đối thần Tin, Cậy, Mến; 
 
  •  Tập chiêm ngưỡng ơn tạo dựng nơi vẻ đẹp của vạn  
    vật để cảm tạ và ngợi khen Thiên Chúa.
 
  •  Làm bạn với Chúa Giêsu thiếu nhi, chia sẻ với Ngài  
    những tâm tình vui buồn và sống thân thiết với Ngài.
 
  • Giáo lý xưng tội: Tập lắng nghe tiếng Chúa nói trong lương tâm và sống theo tiếng lương tâm (chu toàn bổn phận, sống công bằng, yêu thương, chia sẻ) và khao khát rước Chúa lần đầu. Nếu được, nên tách biệt nghi thức xưng tội lần đầu với rước lễ lần đầu để ghi dấu ấn sâu đậm nơi trẻ về ý nghĩa của hai thực hành đức tin ấy.
 
  • Phương thức huấn giáo:
 
  • Trước 7 tuổi, huấn giáo chỉ mang tính cơ hội do bố mẹ đảm trách. Nay tuổi trung ấu cần có chương trình giáo lý chính quy, bài bản, tiệm tiến, được tổ chức quy củ trong khuôn khổ sinh hoạt của giáo xứ.
 
  • Cách thức: Vì tuổi này chưa tập trung trí óc được lâu giờ, nên giáo lý viên cần sử dụng hình thức chuyện kể (đặc biệt về giáng sinh, Thương khó); xen kẽ học tập với các hoạt động hỗ trợ (tô màu, kể chuyện, đóng kịch, hát, trò chơi…)  Cũng vậy, việc huấn luyện lương tâm phải cụ thể thông qua các thực hành như chu toàn bổn phận; giúp đỡ bố mẹ; chia sẻ cho người nghèo…, bởi lẽ tuổi trung ấu chưa hiểu được những khái niệm trừu tượng.
 
  • Bầu khí lớp học: Xây dựng bầu khí lớp thành một cộng đồng tập sống hòa đồng, yêu thương, cộng tác, chia sẻ.
 
  1. Tuổi đại ấu:  Giáo lý Thêm sức (9 đến 12 tuổi)
 
a)  Đặc điểm tâm lý
 
  • Môi trường: Tuổi đại ấu bị lôi cuốn khám phá thế giới tự nhiên mạnh hơn tuổi trung ấu, vì đây là tuổi tìm tòi và thử nghiệm. Bên cạnh đó, tuổi này cũng nhậy bén hơn với tương quan xã hội như: rất nhậy cảm với hồi ứng của bạn về mình; biết lắng nghe sự phê bình đánh giá của người khác: thích được nhìn nhận là con ngoan, trò giỏi.
 
  • Đặc điểm tâm lý
 
  • Tuổi đại ấu rất lệ thuộc vào nhóm bạn đồng trang lứa; sợ bị nhóm khai trừ. Có sự ganh đua mạnh mẽ trong nhóm để phân chia thứ hạng: ai giỏi hơn, ai khỏe hơn, ai khéo léo hơn, ai sở hữu nhiều hơn sẽ có được chỗ đứng cao hơn trong nhóm. Từ đó, trẻ cố ganh đua để đuổi kịp nhóm và tuân thủ chặt chẽ quy ước của nhóm để được nhóm đón nhận.
 
  • Tâm cảm của tuổi đại ấu ổn định hơn, giỏi chịu đựng hơn: trẻ ít khóc và cũng cứng đầu hơn.
 
  • Đặc điểm nhận thức
 
  • Tuổi đại ấu bị lôi cuốn bởi thế giới bên ngoài, thiên về hoạt động và khám phá hơn suy nghĩ nội tâm. Vì vậy nhận thức của trẻ cũng đến qua con đường hoạt động.
 
  • Có khả năng học thuộc lòng cao. Có sức cố gắng và tập trung cao hơn ở lớp hay khi làm một công việc.
 
  • Có óc thực tiễn, thích phiêu lưu, hoạt động, thực nghiệm. Chú trọng đến hành động của các nhân vật hơn là tình cảm của họ. Không còn chuộng chuyện thần tiên.
 
b)  Đường hướng giáo dục đức tin
 
  • Nhu cầu đức tin: Cần tiếp tục đổ nền móng đức tin cho trẻ, qua việc học biết lịch sử cứu độ và đào sâu đời sống bí tích. Tiếp tục việc đào luyện lương tâm; giúp tham dự vào đời sống phụng vụ cách ý thức và tích cực hơn.
 
  • Nội dung huấn giáo: Lịch sử cứu độ và giáo lý thêm sức.
 
  • Học biết lịch sử cứu độ trong Cựu ước: Các câu chuyện sáng tạo, sa ngã trong Sách Sáng Thế; các câu chuyện về xuất hành, về thời lưu đầy và các ngôn sứ loan báo Đấng Cứu Thế… đều có sức thu hút đặc biệt với trẻ ở tuổi này.
 
  • Huấn luyện luân lý: Đây là tuổi rất trọng luật, cần tận dụng để khắc sâu nơi trẻ việc giữ Luật Chúa. Tuy thế, cũng nên giúp trẻ hiểu rằng cốt lõi của việc giữ Luật là lòng mến Chúa và yêu tha nhân.
 
  • Dẫn vào đời sống phụng vụ: Học biết ý nghĩa các mùa phụng vụ, các cử hành phụng vụ căn bản (thánh Lễ, các bí tích), ý nghĩa của các nghi thức để từ nay trẻ tham dự các lễ nghi phụng vụ một cách ý thức và tích cực hơn.
 
  • Giáo lý Thêm sức: Học biết về vai trò của Thánh Thần đối với đời sống các tín hữu và tập cầu nguyện với Người. Dọn lòng khao khát đón nhận Bí tích Thêm sức.
 
  • Phương thức huấn giáo
 
  • Cách thức: Tiếp tục kết hợp học tập đi đôi với những sinh hoạt hỗ trợ tại lớp. Tận dụng những công thức thuộc lòng giúp ghi nhớ kiến thức hay các thực hành ở cuối mỗi bài. Có thể lúc này trẻ chưa hiểu ý nghĩa của các điều ghi nhớ ấy, nhưng về sau khi nghiệm lại, sẽ giúp ích cho đời sống đức tin của cá nhân rất nhiều.
  • Bầu khí lớp học: Tuy đã lớn hơn và có sức chịu đựng cao hơn, tuổi đại ấu vẫn còn rất cần được giáo lý viên quan tâm, yêu thương, chú ý riêng. Trong tương quan với bạn, trẻ rất cần có được hòa hợp; vì thế cần tạo điều kiện cho mọi trẻ hội nhập vào bầu khí chung của lớp; không để trẻ nào bị lớp “tẩy chay”; dạy cho trẻ biết rằng loại trừ người khác là đi ngược với giới răn yêu thương.
 
  1. Tuổi tiền thiếu niên: Giáo lý Bao đồng (12 đến 14 tuổi)
 
a)  Đặc điểm tâm lý
 
  • Môi trường: Thiếu niên bắt đầu vuột khỏi gia đình và mở ra hơn với môi trường bên ngoài và bè bạn.
 
  • Đặc điểm tâm lý:
 
  • Thiếu niên tập tành làm người lớn; đòi tự lập nhưng chưa đủ sức tự quản. Chưa kiên định trong các lập trường và quyết định của cá nhân; dễ thay đổi.
 
  • Tính khí và tâm cảm của em chưa ổn định: rất quy kỷ; dễ bị các đam mê áp đảo (như thời trang, âm nhạc); tra vấn lại giá trị của quyền bính và các luật lệ ràng buộc.
 
  • Học theo các thần tượng cách thiếu nhận định; chưa chín chắn trong việc chọn lựa khuôn mẫu nhân cách đúng đắn. Vì vậy hãy còn cần được hướng dẫn, bảo ban.
 
  • Đặc điểm nhận thức: Có tư duy trừu tượng nhưng chưa gắn với thực tiễn; thiếu uyển chuyển trong các phán đoán.
 
b)  Đường hướng giáo dục đức tin
 
  • Nhu cầu đức tin: Cần giúp em chấn chỉnh cái nhìn tôn giáo vụ lợi, vì tuổi này muốn Thiên Chúa phải thỏa mãn tất cả những gì trẻ muốn như thường yêu sách với cha mẹ. Cần đào sâu thêm niềm tin cá nhân; tìm thấy nơi Chúa Giêsu và các thánh khuôn mẫu nhân cách cho bản thân.
  • Nội dung huấn giáo
 
  • Thanh luyện hình ảnh quy kỷ về Thiên Chúa. Phóng chiếu từ thói quen yêu sách với bố mẹ, ttrẻ tiền thiếu niên cũng có cái nhìn tôn giáo rất quy kỷ, vụ lợi và yêu sách với Chúa. Vì vậy em thường trách Chúa không làm theo ý mình. Do vậy cần tập cho thiếu niên một thái độ tôn giáo đúng đắn hơn, đó là con người phải tôn thờ và tìm kiếm ý Chúa chứ không được đòi hỏi Chúa theo ý mình.
 
  • Hun đúc một lý tưởng ngay lành và đạo đức cho tương lai. Tập cho trẻ sử dụng tự do của mình cách đúng đắn và trưởng thành, bằng cách thực hành Lời Chúa và noi gương các thánh.
 
  • Giáo lý bao đồng. “Bao” có nghĩa là hoàn tất; “đồng” có nghĩa là tuổi thơ. Do vậy giáo lý bao đồng là chặng cuối của huấn giáo tuổi thơ, nhằm chuẩn bị cho trẻ xây dựng một nhân cách tôn giáo cá vị để bước vào đời sống đức tin trưởng thành.
 
     Cần nhớ rằng, Rước lễ bao đồng không là một bí tích, nhưng chỉ là nghi thức đánh dấu sự chuyển tiếp từ chặng đức tin trẻ em qua giai đoạn sống đức tin cách cá vị với lời tuyên hứa: kể từ nay, tôi sẽ tự trách nhiệm về đời sống đạo của mình và sống chứng tá cho Chúa Kitô trong đời sống của cá nhân. Để chuẩn bị cho trẻ tuyên xưng đức tin cá vị, giáo lý bao đồng nhằm củng cố cho trẻ những kiến thức giáo lý và nền tảng đạo đức cần thiết để tập tự quản và trách nhiệm về niềm tin của mình. Có thể nói, nghi thức rước lễ bao đồng không chỉ là “chiến thuật giữ chân trẻ” nhằm kéo dài thời gian thụ huấn giáo lý sau Thêm sức, nhưng còn là nghi thức rất ý nghĩa qua đó trẻ tuyên xưng niềm tin cá vị trước cộng đoàn.
 
  • Nội dung giáo lý. Làm quen với các Tin Mừng; khám phá nơi lời dạy của Chúa Giêsu và đời sống các thánh những ánh sáng soi dẫn đời sống cá nhân. Tập nhìn đời sống theo cái nhìn đức tin và cổ võ tham gia tích cực đời sống phụng vụ, vì từ tuổi này, trẻ có xu hướng xa lánh dần các sinh hoạt đạo nghĩa.
 
  • Phương thức huấn giáo: Vì trẻ đã có lý trí phê bình, giáo lý phải mạch lạc, chính xác, lôgích. Giáo lý viên cần gương mẫu mới thuyết phục được trẻ. Ngoài tình yêu thương, cần biết tôn trọng và đối thoại với tuổi tiền thiếu niên đang trong tiến trình tự khẳng định và xây dựng nhân cách.
 
  1. Tuổi thiếu niên:  Tạo lập đức tin cá vị (14 đến 18 tuổi)
 
a)  Đặc điểm tâm lý
 
  • Môi trường: Thiếu niên đồng thời bị cuốn hút mạnh mẽ bởi thế giới bên ngoài, vừa bị chi phối những xao động nội tâm trong bước đường tìm kiếm và xây dựng cho mình một căn tính riêng. Do vậy, trẻ vừa hướng nội, vừa rất hướng ngoại.
 
  • Đặc điểm tâm lý: Tuổi xây dựng căn tính riêng
 
  • Về tâm lý, thách đố của chặng thiếu niên là xây dựng một nhân cách lành mạnh (tuổi 14-16) và một tương lai đúng đắn (17-18). Trẻ mất nhiều năm để quan sát, thử nghiệm và lưỡng lự trước những khuôn mẫu nhân cách khác nhau trước khi đi đến lựa chọn một nhân cách cố định.
 
  • Trước những biến đổi cơ thể và tính dục ở tuổi thiếu niên, trẻ không khỏi hoang mang và cần thời gian để làm quen với những thay đổi; từng bước chấp nhận ngoại hình của mình và tập làm chủ những xung động tính dục.
 
  • Về tâm cảm, vì là tuổi chuyển tiếp, chưa vững chãi, nên một mặt thiếu niên rất dễ tổn thương; mặt khác trẻ rất tự tín, chủ quan, luôn tự khẳng định ý kiến cá nhân, ít lắng nghe, chống đối, ngang tàng. Các lập trường của em thường cực đoan, nhưng lại dễ tự ý thay đổi.
      Trong tiến trình tìm kiếm chính mình và tự thuần hóa bản thân, thiếu niên thật sự cần sự thông cảm và nâng đỡ của người lớn. Hoa trái ở cuối chặng thiếu niên là định hình được cho mình một nhân cách lành mạnh, một hướng sống rõ nét (tu trì hay sống đời giáo dân), xây dựng được một lịch trình thực tiễn cho tương lai, phù hợp với khả năng và hoàn cảnh của mình.
 
  • Đặc điểm nhận thức: Tư duy trừu tượng ngày một sắc sảo hơn nhờ vào các môn học trừu tượng ở Trung học. Trẻ nhận ra trí tuệ sẽ điều khiển mọi sự. Tuy nhiên, trong thực hành, phán đoán của em còn chủ quan, quy kỷ và bị chi phối bởi những đam mê và cảm tính.
 
b)  Đường hướng huấn giáo: Định hình nhân cách tôn giáo
 
  • Nhu cầu đức tin: Bên cạnh việc vun xới nhân cách nhân bản, không thể thiếu sự đào luyện một nhân cách tôn giáo. Nếu các phương diện khác của đời sống nơi em tăng trưởng (cơ thể, trí tuệ, nhận thức, kinh nghiệm sống, tương giao xã hội…) mà đức tin lại “dậm chân tại chỗ” ở mức độ ấu trĩ, thì sự chênh lệch ấy sẽ dần dần bóp chết đức tin.
 
  • Nội dung huấn giáo: Hướng đến đức tin cá vị.
 
  • Cần một đức tin trưởng thành soi dẫn cuộc sống. Khi còn bé, trẻ thụ nhận đức tin từ cha mẹ; giữ đạo theo nếp của gia đình. Khi lớn lên, trẻ cần có một đức tin cá vị: tức phải có một cảm thức về một Thiên Chúa an bài yêu thương, xác tín về đời sau, về phần rỗi, về ý nghĩa cuộc đời và việc sống các nhân đức kitô-giáo. Để đạt được điều ấy, cần hai hoạt động huấn giáo sau:
 
  • Dạy cầu nguyện để đào sâu tương quan với Thiên Chúa: Chúa Cha, Chúa Giêsu, Chúa Thánh Thần; tập cầu nguyện với Đức Maria, các thánh, thánh bổn mạng…
 
  • Gia tăng kiến thức tôn giáo về lịch sử Giáo hội, về tín lý, về luân lý (các cám dỗ riêng của giới trẻ), về “tứ chung” (chết, phát xét, thiên đàng, hỏa ngục); giúp thực hành sống đạo, nhất là trong luân lý và sống chứng tá giữa đời.
 
  • Phương thức huấn giáo.
 
  • Tổ chức các nhóm giáo lý quy tụ các bạn đồng trang lứa. Ở đó, ngoài huấn giáo, thiếu niên tìm được tình bạn lành mạnh và sự hỗ trợ tham gia các sinh hoạt tôn giáo.
 
     Trong giảng dạy, cần tôn trọng, lắng nghe, đối thoại với các em; thuyết phục các em cả bằng kiến thức, bản lĩnh và đời sống đạo đức. Vì vậy người hướng dẫn cần trổi vượt về đời sống thiêng liêng; được trang bị các kiến thức giáo lý, Kinh Thánh, tâm lý vững vàng; có thái độ dấn thân và hòa đồng với nhóm. Thông thường, nên chọn các giáo lý viên thâm niên hoặc tu sĩ để đồng hành với độ tuổi này.
 
  • Hình thức: Kết hợp dạy lý thuyết với trao đổi, thảo luận về các thực hành sống đạo như: tự trách nhiệm trong việc sống đạo cá nhân, trong học tập, trong đời sống trong gia đình, giáo xứ, xã hội. 
 
  1. Tuổi thanh niên:  Giáo lý vào đời (18 đến 25 tuổi)
 
a)  Đặc điểm tâm lý
 
  • Môi trường: Tuổi vào đờilập thân phải cạnh tranh gay gắt với đời để tạo lập cho mình một mảnh đất sống. Đôi lúc vì nhu cầu mưu sinh, người trẻ phải hy sinh cả ước mơ để đi theo một hướng hoàn toàn khác (chẳng hạn muốn tu mà không thành; ra trường một ngành, nhưng phải đổi nghề kém hơn…) Cũng vậy, hệ thống giá trị ở đời, những cám dỗ của một lối sống dễ dãi, hưởng thụ, thu tích bất chính luôn thách đố việc sống đạo của thanh niên. Họ phải rất bản lĩnh để trung tín với đức tin và sống đạo.
  • Thách đố tâm lý: Lập thân thành công là có được một nghề vững chắc và tìm được công ăn việc làm ổn định; sống tự lập; tạo lập cơ ngơi; đạt được mục tiêu tương lai là xây dựng gia đình hay được nhận vào đời sống tu trì. Công việc lập thân này rất khắc nghiệt, vì vậy một mặt người trẻ phải bản lĩnh, tự chủ, khôn khéo, giàu nghị lực; mặt khác, yếu tố may mắn cũng giữ vai trò không kém quan trọng.
 
  • Đặc điểm nhận thức: Tuy đã trưởng thành về trí hiểu, thanh niên còn cần thêm kinh nghiệm để chững chạc hơn trong những phán đoán, vững vàng trước những cám dỗ và cạm bẫy của cuộc sống, và đạt đến sự khôn ngoan. Những vấp ngã trong đời khó có thể tránh; nhưng điều quan trọng là biết đứng dậy và rút kinh nghiệm sau mỗi lần vấp ngã.
 
b)  Đường hướng đồng hành đức tin 
 
  • Nhu cầu đức tin: Ở lứa tuổi lập thân rất bận bịu - học đại học, làm việc công sở, khu chế xuất - người trẻ dễ buông việc sống đạo và các giá trị đạo đức; nếu tình trạng bỏ bê kéo dài, họ có thể mất đức tin. Sau đây là các thách đố đối với đức tin và việc trung tín sống đạo:
 
  • Sự cô đơn và cuộc sống vô danh - không ai biết mình là ai trong môi trường xa nhà - khiến các bạn dễ chiều theo những rủ rê làm điều xấu vì không còn sợ áp lực của gia đình, xóm làng, xứ đạo như trước đây.
 
  • Trong bối cảnh tự do mới, nếu bạn trẻ không có ý chí và đức tin cá vị, thì rất dễ sao lãng việc giữ đạo và thực hành các nhân đức kitô-giáo (đức ái, đức công bằng, đức khiết tịnh…) để học theo cách sống buông thả của người đời.
 
  • Sự chênh lệch giữa trình độ học vấn, kinh nghiệm sống, so với vốn giáo lý ít ỏi của cá nhân, khiến cho bạn trẻ dễ nghi vấn đức tin và để niềm tin của mình bị kiến thức ngoài đời đè bẹp.
     Vì vậy, tuy đã bước vào tuổi trưởng thành, người trẻ vẫn tiếp tục cần được được huấn giáo và đồng hành đức tin, để niềm tin cá vị thêm mạnh mẽ và sáng suốt hơn.
 
  • Nội dung đồng hành đức tin:  Giáo lý vào đời
 
  • Nâng cấp hiểu biết về giáo lý, tín lý, Kinh thánh, luân lý ngang tầm với kiến thức văn hóa và kinh nghiệm sống.
 
  • Học hỏi về các bổn phận sống đạo giữa đời của người kitô-hữu như: tìm hiểu về các bậc sống trong Giáo hội; về các đòi hỏi đức tin và luân lý kitô-giáo; về giáo lý hôn nhân và nghĩa vụ đời sống gia đình kitô-giáo.
 
  • Hội thảo những vấn đề cụ thể của cuộc sống như: tình yêu và hôn nhân; giá trị của của cải vật chất; công bằng xã hội; đức tin và khoa học; vấn đề sự dữ trong thế giới.
 
  • Phương thức đồng hành: Tổ chức các nhóm thanh niên; sinh viên; công nhân; chia sẻ Lời Chúa; thánh lễ giới trẻ; tĩnh tâm thanh niên vào những dịp lễ; các buổi hội thảo chuyên đề; tư vấn cá nhân. Ngoài việc trau giồi giáo lý, các nhóm sinh hoạt đức tin còn mang đến sự nâng đỡ của tình bạn và sự tương trợ trong cuộc sống.
 
  1. Tuổi tráng niên:  Giáo lý sống đạo (25 đến 45 tuổi)
 
a)  Đặc điểm tâm lý
 
  • Môi trường: Phải thi hành các bổn phận đối với gia đình, chức nghiệp, xã hội, tôn giáo.
 
  • Đặc điểm tâm lý: Tuổi tráng niên được tính từ khi cá nhân hoàn tất xong việc lập thân và đã đi vào ổn định đời sống. Đây là giai đoạn sung mãn nhất và ít thách đố hơn các chặng khác, vì cá nhân đã có được những nền tảng căn bản cho cuộc sống. Họ chỉ cần tiếp tục những gì đã khởi sự một cách bền bỉ, cần mẫn và trách nhiệm.
       Nói như vậy, không có nghĩa là tuổi tráng niên hoàn toàn làm chủ được cuộc sống của mình, bởi lẽ những rủi ro hiện sinh luôn là mối đe dọa đối với mọi hoàn cảnh (sức khỏe, tai nạn, rủi ro...) Vì thế, cá nhân vẫn phải sống nhờ đức tin và đức trông cậy vào sự che chở của Chúa.
 
       Mặt khác, khi đời sống đã đạt được sự ổn định, tuổi tráng niên dễ bị cám dỗ thôi cố gắng, tranh thủ hưởng nhàn, quy kỷ, tự thưởng cho mình sau những năm dài phấn đấu, có khi bằng những thú vui bất chính như rượu chè, bài bạc, thú tiêu khiển xa xỉ, ngoại tình…
 
  • Đặc điểm nhận thức: Kinh nghiệm sự giằng co giữa một bên là khuynh chiều quy kỷ, hưởng nhàn, sống vội, tranh thủ tuổi thanh xuân còn lại; còn bên kia là những đòi buộc của lương tâm phải sống trách nhiệm, cống hiến cho gia đình, xã hội, Giáo hội.
 
b)  Đường hướng đồng hành đức tin
 
  • Nhu cầu đức tin: Cần tiếp tục trau giồi một đức tin vững mạnh; một lương tâm trong sáng; một cuộc sống nề nếp, gương mẫu cho con cái, tận tụy, xả thân phục vụ theo tinh thần Phúc Âm.
 
  • Nội dung đồng hành đức tin:  Giáo lý sống đạo
 
  • Nhấn mạnh đến tinh thần trách nhiệm và chu toàn các bổn phận theo bậc sống của cá nhân. Sống hướng tha, bác ái, biết chia sẻ với người nghèo khổ, thiếu thốn.
 
  • Giúp ý thức về các bổn phận tôn giáo: sống chứng tá cho Chúa, góp phần mở mang Nước Trời trong bối cảnh gia đình và xã hội của bản thân.
 
  • Phương thức đồng hành: Tổ chức các nhóm cầu nguyện; các nhóm sống đạo; các nhóm theo giới như: gia trưởng, hiền mẫu, gia đình trẻ… để nâng đỡ nhau sống đạo.
    1. Tuổi trung niên:  Vượt khủng hoảng (45 đến 60 tuổi)
 
a)  Đặc điểm tâm lý
 
  • Môi trường: Ngay ở đỉnh cao của thành đạt về công danh, gia đình, xã hội…, tuổi trung niên lại bắt đầu đi xuống về sức khỏe, nghị lực, khả năng ứng phó với hoàn cảnh bên ngoài. Sự ra đi của những người thân lớn hơn hay cùng tuổi càng gây nên cho họ những xao xuyến lo âu. Bên cạnh đó, cuộc sống thường ngày của tuổi trung niên cũng rỗi rảnh hơn vì con cái đã lớn và ra riêng, nhưng đồng thời cũng tạo nên sự trống vắng và buồn tẻ trong gia đình.
 
  • Đặc điểm tâm lý: Cảm thấy mệt mỏi thể lý (do mãn kinh ở nữ và những dấu hiệu mệt mỏi tương tự nơi nam giới); sự trống vắng tâm lý; cảm giác nhàm chán với cuộc sống, với những gì trước đây từng đem đến những hứng khởi. Đây là một cuộc khủng hoảng về ý nghĩa: cá nhân bắt đầu ngờ vực giá trị của những năm tháng hy sinh đã qua; lo sợ về sự tụt dốc đang xảy ra trước mắt; khát khao tìm kiếm một sự quân bình mới cho chặng còn lại của cuộc sống.
 
  • Đặc điểm nhận thức: Tuổi trung niên có nhu cầu tinh thần và tâm linh mạnh mẽ hơn:
 
  • Họ cần tìm một điểm tựa mới cho cuôc đời, vượt trên sự nghiệp đã có được: cơ ngơi, gia đình, sự thành đạt;
 
  • cần tạo lập một sự quân bình mới cho đời sống: chấp nhận tuổi tác; xây dựng một nhịp sống mới cho quãng đời còn lại: chú ý hơn đến các hoạt động tinh thần, từ thiện, tâm linh để có được bình an thanh tĩnh trong tâm hồn.
 
b)  Đường hướng đồng hành đức tin
 
  • Nhu cầu đức tin: Để vượt qua cuộc khủng hoảng giữa đời, tuổi trung niên cần một đức tin sáng suốt và thấm nhuần hy vọng; thấu suốt ý nghĩa của chặng đời đã qua và có sức mạnh đảm nhận tương lai phía trước.
 
  • Nội dung đồng hành đức tin: Học hỏi Lời Chúa và gia tăng đời sống cầu nguyện là phương cách tốt nhất giúp tìm thấy ý nghĩa cuộc đời nơi Thiên Chúa, và có được cái nhìn siêu thoát, lạc quan, bình an và trông cậy.
 
      Bên cạnh niềm tin tôn giáo, họ cũng cần có những hoạt động thư giãn về tinh thần như: thú điền viên, đan thêu, ghi danh học những môn học ưa thích mà trước đây không có thời gian theo học. Cũng vậy, các hoạt động từ thiện giúp đỡ người nghèo, thiếu thốn, bệnh tật, neo đơn cũng giúp họ thấy rõ hơn hạnh phúc mình đang có; đồng thời cảm thấy đời mình ý nghĩa hơn khi biết sống phục vụ và chia sẻ cho người khác.
 
  • Phương thức đồng hành: Tham gia nhóm sống đạo trong khu xóm hoặc các hội đoàn trong xứ như: nhóm cầu nguyện, chia sẻ lời Chúa; nhóm kinh liên gia; Đạo binh Đức Mẹ; nhóm thăm viếng người đau bệnh. Các hoạt động công ích như lau dọn Nhà thờ, tham gia nhóm thể dục dưỡng sinh cũng đem đến nhiều ích lợi cho sức khỏe thể lý và tinh thần. Ngoài ra, nên tham dự những cuộc du lịch dã ngoại hay hành hương. Các chuyến đi như thế tạo thêm cơ hội nghỉ ngơi, thưởng lãm, khám phá thế giới bên ngoài và thế giới tâm linh, để bù lại những năm tháng bận rộn với công ăn việc làm trước đây.
 
  1. Tuổi hưu trí & lão niên: Thách đố cuối đời (trên 60 tuổi)
 
a)  Đặc điểm tâm lý
 
  • Môi trường: Càng về già, môi trường xã hội của người cao tuổi càng thu hẹp. Các cụ quay về thế giới nội tâm, sống với những tâm tư, tình cảm của tuổi già; với những nỗi cô đơn, lo sợ hay hối tiếc cần được giãi bày và an ủi.
  • Đặc điểm tâm lý:
 
  • Gánh nặng tuổi tác, bệnh tật, sống “vô dụng” và lệ thuộc vào sự phục vụ của người khác cũng là nguồn khổ tâm cho các cụ.
 
  • Đây cũng là tuổi của sự thật. Lúc này, người cao tuổi đã có đủ dữ kiện để tổng kết lại đời mình. Như đã nói, việc nhìn lại quá khứ có thể đem đến sự mãn nguyện hay hối tiếc về cuộc đời đã qua. Tuy nhiên, dù thành đạt hay thất bại trong cuộc sống, mọi người đều phải đối diện với nỗi lo âu xao xuyến trước việc sẽ từ giã cõi đời này để đi vào thế giới bên kia. 
 
  • Đặc điểm nhận thức đối với cuộc sống
 
  • Các cụ dễ bi quan trước hoàn cảnh sống bị động, bất lực, lệ thuộc hiện tại; không dễ chấp nhận hoàn cảnh của tuổi già và quy luật của tự nhiên: sinh lão bệnh tử.
 
  • Các cụ hoặc quá bám víu, hoặc quá hối tiếc về quá khứ; không tha thứ cho những lỗi lầm đã qua của bản thân. Cần siêu thoát hơn với quá khứ và hòa giải với bản thân.
 
  • Lo âu, xao xuyến trước viễn tượng của cái chết đang đến. Chỉ có niềm tin tôn giáo mới có thể giúp các cụ thanh thản đối diện với cuộc ra đi cuối cùng này.
 
b)  Đường hướng trợ giúp đức tin
 
  • Nhu cầu đức tin: Các cụ cần được nâng đỡ về đức tin; củng cố đức mến và đức trông cậy vào tình thương của Thiên Chúa. Các nhân đức đối thần ấy sẽ giúp các cụ bình an chấp nhận tuổi già và có tâm hồn sẵn sàng về với Chúa.
 
  • Nội dung trợ giúp đức tin:  hòa giải và bình an
 
  • Tổng kết cuộc đời dưới cái nhìn của đức tin và hy vọng: Giúp nhìn lại đời mình để thấy bàn tay yêu thương dẫn dắt của Chúa; luôn sống tâm tình tạ ơn và đón nhận đời mình đã qua với lòng biết ơn Chúa.
 
  • Hòa giải với lương tâm. Tin vào lòng khoan dung của Chúa đối với mọi lầm lỗi trong quá khứ. Sống quãng đời còn lại để chuộc lại lỗi lầm bằng chính những hy sinh, chịu thương chịu khó, cầu nguyện mỗi ngày.
 
  • Tập sống các nhân đức cần thiết cho tuổi già như:
 
  • Kiên tâm chịu đựng, nhất là lúc đau khổ, bị bỏ quên.
 
  • Khoan dung: biết nhìn vào những lầm lỡ của mình trong quá khứ để khoan dung với mọi người.
 
  • Siêu thoát với của cải vật chất.
 
  • Bác ái: ít đòi hỏi, nhưng sẵn sàng giúp đỡ con cháu.
 
  • Cầu nguyện cho Giáo hội, cho truyền giáo, cho mọi người. Đây là việc phục vụ phù hợp nhất với tuổi già.
 
  • Khó nghèo: Chấp nhận cái nghèo nàn, bệnh tật, cô đơn, sự chết như một phần của thân phận con người
 
  • Phó thác: Để tình yêu Chúa dẫn dắt và nghỉ ngơi trong tình yêu của Chúa.
 
  • Phương thức đồng hành:
 
  • Tổ chức cho các cụ còn khỏe và đi lại được tham gia nhóm cầu nguyện, thăm viếng kẻ liệt tại từng khu xóm. Đến thăm nom, an ủi, khuyên nhủ, nâng đỡ tinh thần và cầu nguyện tại gia đối với các cụ phải nằm một chỗ.
 
  • Trở lại với hình thức giáo lý cơ hội, tức chuyện vãn về những đề tài, những thắc mắc, lo âu của riêng từng cụ trong mỗi lần gặp gỡ. Trao đổi về những vấn đề đức tin các cụ hay quan tâm như: mầu nhiệm đau khổ và sự chết; những lo lắng về tội lỗi và phần rỗi; mặc cảm về sự vô dụng của tuổi già… Khi trò chuyện, cần khơi gợi nơi các cụ niềm tin, cái nhìn lạc quan và lòng trông cậy, hầu giúp các cụ tìm lại được sự bình an thanh thản trong tâm hồn.

Kết luận phần III
 
             GIÁO DỤC ĐỨC TIN - MỘT NGHỆ THUẬT
 
      Giáo dục đức tin vừa là một ơn gọi phục vụ, vừa là một chuyên môn, vừa là một nghệ thuật trong đời sống Giáo hội.
 
  • Là một ơn gọi, vì GLV được trao sứ mạng giúp đỡ các linh hồn từ một đại diện của Giáo hội (cụ thể là cha xứ). Để thi hành sứ mạng này, GLV phải có kinh nghiệm về Thiên Chúa, có đời sống cầu nguyện, và chấp nhận dấn thân.
 
  • Là một chuyên môn, vì GLV cần được trang bị những kiến thức giáo lý, Kinh thánh, tín lý, luân lý cần thiết; cũng như phải học biết về sư phạm truyền đạt.
 
  • Là một nghệ thuật, vì cũng như trong nghệ thuật không thể có hai tác phẩm giống nhau được sản xuất đại trà, thì đối tượng phục vụ của huấn giáo là từng cá nhân độc sáng, có ý thức và tự do, có nhân phẩm riêng trước mặt Chúa. Vì thế không thể xử đối với các học viên giáo lý như với một “lô hàng”, nhưng trân trọng nét riêng tư của mỗi người.
 
       Để hỗ trợ cho sứ mạng trợ giúp đức tin xét như là một nghệ thuật, tâm lý học phát triển cung cấp cho GLV những quy chuẩn giúp nhận biết và tôn trọng hơn nét riêng của từng độ tuổi, từng cá nhân và hoàn cảnh của mỗi người. Mỗi học viên phải được đối xử như “khách hàng độc nhất” đáng được hưởng trọn vẹn sự quan tâm, phục vụ theo cách riêng từ phía GLV.
 
       Không thể định giá lương bổng cho nghệ thuật, vì nghệ thuật vượt trên mọi chiết tính hơn thiệt. Cũng vậy, GLV không có lương bổng; nhưng “thù lao” lớn nhất họ nhận được, chính là vẻ đẹp tâm hồn, là sự bình an, sự thăng hoa đức tin của những người qua họ đã gặp gỡ được Thiên Chúa. Ước gì tập giáo trình nhỏ bé này tiếp tục hỗ trợ các GLV đi xa hơn trong tác vụ nghệ thuật của họ: đồng hành đức tin đối với từng cá nhân theo một cách riêng, tùy vào tình trạng của mỗi người.

 


 
 

[1]  Từ “tôn giáo” (religion) có gốc từ động từ latinh “re-ligare”, có
   nghĩa “kết-nối-trở-lại” [hiểu ngầm: với “Đấng tuyệt đối”].
 [2] Phần này được phỏng theo cuốn Sư phạm giáo lý của Lm Nguyễn
   Văn Tuyên, Nxb Tp HCM, 1999, tr. 131-190.
 
 
 
 
 
              
 
 
TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN TÂM LÝ

ĐƯỜNG HƯỚNG GIÁO DỤC ĐỨC TIN
 
 
 
 
 
 
 
Trương Thanh Tùng SJ
 
 
 
 
 
 
 
 
Sử dụng nội bộ
 
 
 
MỤC LỤC
 
              Dẫn nhập
 
Phần ITâm lý con người và Tâm lý học
 
  1. Các thành tố của đời sống con người
 
  1. Định nghĩa bộ môn tâm lý học và tâm lý phát triển
 
  1. Tìm hiểu một số trường phái tâm lý học hiện đại
 
  1. Trường phái phân tâm học
  2. Trường phái tâm lý hành vi
  3. Trường phái tâm lý học hỏi
  4. Trường phái tâm lý nhận thức
  5. Trường phái tâm lý nhân bản và hiện sinh
 
  1. Một số mô hình nhân cách theo tâm lý học
 
  1. Hai mô hình tâm trí và bản ngã theo Phân tâm
  2. Hai mô hình nhân cách theo Tâm lý nhân bản
 
  1. Các yếu tố qui định tâm tính con người
 
  1. Do bẩm sinh hay nuôi dạy
  2. Do tất định hay lựa chọn cá nhân
 
  1. Một số quy luật hoạt động của tâm lý con người
 
      Kết Phần I: Ích lợi của việc học tâm lý
 
Phần IITâm lý lứa tuổi và một số lý thuyết phát triển
 
  1. Các giai đoạn trong cuộc đời
 
  1. Giai đoạn trẻ em  (gồm 3 độ tuổi)
 
  1. Giai đoạn thiếu niên  (gồm 3 độ tuổi)
 
  1. Giai đoạn trưởng thành  (gồm 3 độ tuổi)
 
  1. Giai đoạn về hưu
 
 Phụ chú: Một số ngưỡng khủng hoảng trong đời
  1. Một số lý thuyết về phát triển
 
  1. Tiến trình phát triển tâm lý tính dục (Freud)
 
  1. Tiến trình phát triển tâm lý xã hội (Erikson)
 
  1. Tiến trình phát triển khả năng nhận thức (Piaget)
 
  1. Tiến trình phát triển phán đoán đạo đức (Kohlberg)
 
  1. Chu kỳ tuổi thọ của đời sống gia đình  (Becvars)
 
      Kết Phần II:  Vài lưu ý thực hành về phát triển
 
 
  1. Các cuộc bừng tỉnh trong  đời của bản ngã
  2. Xây dựng sự tự tin & hình ảnh tích cực về mình
  3. Xây dựng nhân cách riêng & khả năng kết thân
  4. Thời điểm quyết định cho phát triển
 
Phần III: Ứng dụng tâm lý phát triển vào trợ giúp đức tin
 
  1. Dẫn nhập
 
  1. Khái niệm đức tin và giáo dục đức tin
 
 
  1. Thích ứng trợ giúp đức tin với các độ tuổi
 
  1. Cách phân chia độ tuổi trong trợ giúp đức tin
 
  1. Nội dung trợ giúp đức tin theo các độ tuổi
 
  1. Tuổi tiểu ấu (trước 7 tuổi)
 
  1. Tuổi trung ấu (7 - 9 tuổi)
 
  1. Tuổi đại ấu (9 - 12 tuổi)
 
  1. Tuổi tiền thiếu (12 - 14 tuổi)
 
  1. Tuổi thiếu niên (14 - 18 tuổi)
 
  1. Tuổi thanh niên (18 - 25 tuổi)
 
  1. Tuổi tráng niên (25 - 45 tuổi)
 
  1. Tuổi trung niên (45 - 60 tuổi)
 
  1. Tuổi hưu trí & lão niên (Trên 60 tuổi)
 
             Kết Phần III:  Giáo dục đức tin - một nghệ thuật
5
 
6
 
6
 
7
 
8
 
8
9
10
11
12
 
13
 
14
18
 
20
 
20
22
 
23
 
24
 
26
 
26
 
26
 
30
 
39
 
39
 
41
43
 
43
 
49
 
51
   
57
 
61
 
62
 
 
62
66
67
68
 
69
 
69
   
69
 
70
 
70
 
71
 
71
 
72
 
74
 
77
 
79
 
81
 
83
 
85
 
86
 
89
TÂM LÝ PHÁT TRIỂN &
 
ĐƯỜNG HƯỚNG GIÁO DỤC ĐỨC TIN
 
       Khác với định kiến của nhiều người cho rằng chỉ có trẻ nhỏ mới cần được giáo dục đức tin, bộ môn tâm lý phát triển cho thấy rằng ở mọi độ tuổi, ai ai cũng có nhu cầu được trợ giúp về mặt tâm linh này.
 
  • Vậy tâm lý phát triển nói gì về đặc điểm và chuyển biến tâm lý của con người qua các độ tuổi?
 
  • Có thể vận dụng tâm lý phát triển thế nào vào việc giáo dục và đồng hành đức tin cho các độ tuổi khác nhau?
 
      Đó là hai chủ đề sẽ được khai triển trong khóa học này, và cũng là hai đề tài bổ ích cho giáo lý viên, là những người được trao sứ mạng trợ giúp tha nhân về mặt đức tin. Thật vậy, những hiểu biết về đặc điểm tâm lý và khả năng nhận thức riêng của các độ tuổi sẽ giúp giáo lý viên ấn định nội dung trợ giúp phù hợp và có được sư phạm truyền đạt tốt nhất cho từng độ tuổi. 
 
      Nhằm đáp ứng phần nào nhu cầu hiểu biết tâm lý và vận dụng vào huấn giáo cho giáo lý viên, giáo trình này sẽ lần lượt khai triển ba nội dung chính sau đây:
 
  1. Tâm lý con người và bộ môn tâm lý học. Phần này giới thiệu sơ lược quan niệm của tâm lý học nói chung về con người; đồng thời nêu lên ích lợi của kiến thức tâm lý đối với các lãnh vực giáo dục, y tế, xã hội, mục vụ, v.v.
 
  1. Tâm lý lứa tuổi hoặc phát triển. Lược qua đặc điểm tâm lý của từng độ tuổi và giới thiệu sơ lược một số lý thuyết phát triển đặc biệt quan trọng cho huấn giáo.
 
  1. Ứng dụng tâm lý phát triển vào trợ giúp đức tin. Dựa vào hai phần trước, đưa ra một số đề xuất về nội dung và cách thức trợ giúp đức tin tương thích với từng độ tuổi.
     Phần ITÂM LÝ CON NGƯỜI VÀ TÂM LÝ HỌC
    
  1. Các thành tố của đời sống con người
 
      Khởi đi từ góc nhìn riêng của mình, mỗi khoa học thường tìm cách phân tích xem đâu là những thành tố cấu thành nên con người. Chẳng hạn, giải phẫu học chia cơ thể con người thành các hệ thần kinh, tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, bài tiết...; triết học Hy lạp cổ đại thì theo quan niệm nhị nguyên cho rằng con người được cấu thành bởi hai nguyên lý “xác và hồn”.
 
       Riêng tâm lý học hiện đại thì theo lối tiếp cận tổng thể, nhìn con người trong toàn bộ, bao gồm 4 thành tố không thể chia cắt là: thể lý, tâm cảm, lý trí & ý chí, tâm linh. Tuy cả 4 yếu tố đều chi phối thái độ, hành vi và lối cư xử của cá nhân, nhưng tác động của yếu tố xúc cảm luôn mạnh mẽ nhất. Chẳng hạn khi giận thì mất khôn; quá đau khổ ta có thể mất đức tin. Mỗi thành tố vừa nói đều có nhu cầu riêng cần được thỏa mãn.
 
  1. Thể lý: nhu cầu sinh tồn cá nhân (ăn, ngủ..)
3
4
1
2
 
2
sinh tồn nòi giống (tính dục).
 
 
 

 
  1. Tâm cảm: nhu cầu yêu và được yêu.
 
 
  1. Lý trí - ý chí: nhu cầu hiếu tri
quyết tâm thực hiện theo ý riêng.
 
 
  1. Tâm linh: vượt lên trên cái tầm thường,
sống hướng thượng - hướng tha.
 
      Để giúp một cá nhân phát triển lành mạnh, cần đáp ứng đúng cách, đúng mứcđồng bộ cả 4 nhu cầu trên của họ. Cũng vậy, khi giải quyết một vấn đề trên một bình diện nào đó, cần xem xét và phối hợp đồng thời các bình diện còn lại. Chẳng hạn, khi tìm nguyên nhân đau bệnh, không chỉ xem xét những xáo trộn về tạng phủ mà cả tâm lý, vì có rất nhiều chứng bệnh tâm thể bắt nguồn từ nguyên nhân tâm lý.
  1. Định nghĩa bộ môn tâm lý và tâm lý phát triển
 
  1. Đối tượng & phương pháp nghiên cứu của môn tâm lý  
 
  • Đối tượng nghiên cứu. Tâm lý học nhằm khảo sát hành vi [bên ngoài] của con người và nghiên cứu những tiến trình tâm t [bên trong] chi phối hành vi ấy.
       
  • Trong tâm lý học, từ “hành vi” chỉ toàn bộ những biểu hiện bên ngoài có thể quan sát được, làm nên tính cách riêng của mỗi cá nhân như: thái độ, cử chỉ, cách hành xử.
 
  • Còn từ “tiến trình tâm trí” ám chỉ những cơ chế xúc cảm, lý trí, ý chí… ở bên trong cá nhân, nhưng lại chi phối hành vi bên ngoài của cá nhân ấy.
 
      Nói cách khác, môn tâm lý nhằm cắt nghĩa những khác biệt về tính cách nơi các cá nhân; nghiên cứu những yếu tố tâm cảm, lý trí bên trongmôi trường bên ngoài chi phối trên hành vi và tính cách; từ đó tìm biện pháp giúp cá nhân xây dựng hành vi mới hoặc thay đổi hành vi cần loại bỏ.
 
  • Phương pháp nghiên cứu. Vì là một bộ môn khoa học, tâm lý học chủ yếu sử dụng các phương pháp quan sátthực nghiệm để giải thích hành vi và xây dựng các lý thuyết. Phương pháp quan sát bao hàm việc nhìn xem, so sánh, nhận định và rút ra những quy luật; còn phương pháp thực nghiệm thì đưa ra những giả thuyết, sau đó dùng những cách thí nghiệm khác nhau để thu thập và phân tích những số liệu từ các thí nghiệm, hầu kiểm chứng tính chân xác của các giả thuyết và xây dựng nên các lý thuyết.
 
      Bên cạnh đó, tâm lý học cũng sử dụng rộng rãi phương pháp nội quan, tức giúp cá nhân “đọc lại” và chia sẻ những chuyển biến nội tâm hiện có hay trong quá khứ của mình. Phương pháp nội quan này có ưu điểm giúp nhà tâm lý thu thập các dữ kiện không thể quan sát hay thực nghiệm được nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu tâm lý hay trị liệu.
b)  Phân ngành tâm lý lứa tuổi phát triển
 
     Tâm lý học ghi nhận rằng mỗi độ tuổi có các đặc điểm tâm-thể-lý, hành vi và cách tương giao rất khác nhau. Từ đó đã xuất hiện hai phân ngành tâm lý lứa tuổi tâm lý phát triển bổ túc lẫn nhau. Hai phân ngành này cùng nghiên cứu các độ tuổi, nhưng dưới hai lăng kính khác nhau.
 
  • Tâm lý lứa tuổi tập trung nghiên cứu đặc điểm tâm thể lý riêng của mỗi độ tuổi (trẻ em, thiếu niên, trưởng thành...);
 
  • Tâm lý phát triển thì chú ý hơn đến sự tiến triển của cá nhân giữa các giai đoạn khác nhau trên các phương diện thể lý, tính dục, xúc cảm, khả năng nhận thức, lối tương giao…
 
      Hai phân ngành này không chỉ giúp hiểu chi tiết các chặng phát triển, nhưng còn đóng góp lớn lao trên bình diện thực hành. Do vậy chúng được vận dụng rất hiệu quả trong giáo dục, trong can thiệp tâm lý và trị liệu để giúp phát triển nhân cách.
 
  1. Tìm hiểu một số trường phái tâm lý hiện đại
 
      Trong tâm lý học hiện đại có nhiều trường phái khác nhau. Mỗi trường phái khởi đi từ một mô hình nhân cách hay một lối quan niệm riêng về con người, để lý giải những động cơ chi phối hành vi và đề xuất biện pháp can thiệp tâm lý giúp cá nhân học mới hoặc thay đổi hành vi. Sau đây là trình bày sơ lược về quan niệm nhân cáchcách trị liệu của năm trường phái căn bản trong tâm lý học hiện đại.
 
  1.   Trường phái Phân tâm học (Psychoanalysis)
 
  • Quan niệm về nhân cách: Không phủ nhận con người có ý thức, có ý chí và tự do, phân tâm học cho rằng hành vi con người còn bị bản năng và vô thức chi phối phần nào như “con vật”. Thế nhưng các cá nhân thường không muốn nhìn vào phần “con vật” của mình, mà còn cấm đoán hoặc đè nén nó vào trong vô thức. Phân tâm học nhận ra rằng chính những đè nén ấy lại là nguồn gây xáo trộn tâm cảm và  nhân cách. Chẳng hạn theo bản năng, ai ai cũng cần được cha mẹ yêu thương. Tôi hận bố mẹ đã xử đối bất công với tôi khi nhỏ; nhưng vì lòng hiếu thảo lại không cho phép tôi có những tình cảm chống lại bố mẹ, tôi đã đè nén nỗi uất ức. Hậu quả là tôi đâm ra cộc cằn với người khác mà không nhận ra mình giận cá chém thớt! 
 
  • Trị liệu: Theo phân tâm, để nhân cách được quân bình và triển nở, cá nhân cần nhận biết và chế ngự những xung động bản năng nơi mình; đồng thời, cá nhân cần được giúp đỡ để nhận diện và giải quyết ổn thỏa những xung khắc nội tâm bị đè nén trong quá khứ.
 
  • Lượng giá: Vì phân tâm học chú tâm mổ xẻ mặt khuất, “mặt trái” và những cảm xúc bị chôn vùi, nên nó còn được gọi tên là tâm lý chiều sâu. Tuy nhiều người tố cáo phân tâm học làm hạ giá nhân phẩm, nhưng không ai có thể phủ nhận rằng, ngoài phần thượng đẳng là riêng của nhân vị (khía cạnh người), con người còn có phần hạ đẳng, tức vô thức và các bản năng ít nhiều như loài vật (khía cạnh con). Hơn thế, phân tâm học đã có công đề ra phương cách trị liệu dôi với phần hạ đẳng để giúp thăng tiến phần thượng đẳng của cá nhân. Đó là đóng góp lớn nhất của phân tâm học trên bình diện thực hành.
 
  1. Trường phái Tâm lý hành vi (Behaviorism)
 
  • Quan niệm về nhân cách: Tâm lý hành vi xem con người như một tập hợp những hành vi mà cá nhân góp nhặt dọc theo lịch sử đời mình. Nói cách khác, họ như một “cỗ máy” được lắp ráp từ những bộ phận rời rạc dưới tác động mạnh mẽ của yếu tố môi trường. Mỗi hành vi của cá nhân là một nếp phản ứng (thói quen) được hun đúc bởi việc lập đi lập lại nhiều lần một kích thích từ môi trường. Định nghĩa nổi tiếng về hành vi của trường phái này là:
      Kích thích (S)  à  Phản ứng (R)   =   Hành vi  (B)
       Stimulus                  Response                  Behavior
 
  • Trị liệu: Từ công thức trên, tâm lý hành vi cho rằng để tập mới hay thay đổi một hành vi, cần tác động trên cá nhân một kích thích mới, được lập đi lập lại, cho đến khi hình thành nên một nếp phản ứng (thói quen) mới. Kích thích mới này thường có dạng thưởng / phạt trực tiếp nhằm củng cố hay loại trừ một hành vi.
 
      Kỹ thuật hun đúc hành vi ấy được đặt nền trên cơ chế phản xạ có điều kiện sau của nhà sinh vật học Nga Pavlov: nếu thêm kích thích mới là “tiếng chuông” đi kèm với việc “cho thấy một miếng thịt” sẽ tập cho chó hành vi mới là “tiết nước bọt” khi “nghe tiếng chuông”. Cũng vậy, trong can thiệp tâm lý, nếu ai làm được việc tốt sẽ được thưởng, thì với thời gian họ sẽ có thêm nhiều đức tính tốt; ngược lại, các hình phạt sẽ khiến cá nhân từ bỏ dần các thói xấu.
 
  • Lượng giá: Hành vi thuyết thường bị phê bình là bỏ quên yếu tố nhận thức. Thế nhưng như đã minh chứng, con người không có ý thức trọn vẹn, mà còn chịu tác động mạnh mẽ của bản năng, vốn hành động mù quáng và máy móc theo nguyên tắc “thích sướng, sợ khổ”. Thế nên, thuyết hành vi không hề hạ giá con người thành “cỗ máy”, nhưng nói lên phần sự thật “mù quáng máy móc” nơi con người. Cũng như trường hợp của phân tâm, giá trị của hành vi thuyết được biện minh bằng đóng góp của nó trong trị liệu, nhất là trong việc uốn nắn hành vi cho trẻ em và người tâm thần, là những người không có ý thức cao. 
 
  1. Trường phái học hỏi xã hội (Social Learning Theories)
 
  • Quan niệm về nhân cách: Trường phái tâm lý học hỏi xã hội bổ túc cho thuyết hành vi khi cho rằng các hành vi không chỉ được hun đúc, củng cố, uốn nắn dưới tác động trực tiếp của những thưởng phạt nơi cá nhân, nhưng còn gián tiếp qua việc cá nhân quan sát và rút kinh nghiệm từ những chế tài và khen chê xã hội đối với cá nhân khác.
 
       Chẳng hạn một người lớn cố sống tốt để không bị người đời chê trách, hay một trẻ thấy anh hư bị bố đánh đòn sẽ không dám phạm lỗi như anh. Như vậy, hành vi sống tốt của hai cá nhân trên không đến từ thưởng  phạt trực tiếp, nhưng do tác động gián tiếp của xã hội. Như vậy, theo thuyết học hỏi xã hội, con người không chỉ phản ứng cách máy móc như “cỗ máy”, nhưng còn chịu áp lực của các chuẩn mực xã hội bên ngoài.
 
  • Trị liệu: Để loại bỏ, tập mới hay uốn nắn hành vi của các cá nhân, cần vận dụng cả những biện pháp gián tiếp như thi đua, khen thưởng, tuyên dương, cảnh cáo trước cộng đồng… Đối với các cá nhân có ý thức, các biện pháp gián tiếp này đôi lúc còn hiệu quả hơn thưởng phạt trực tiếp.
 
  • Lượng giá: Quan niệm nhân cách và lối trị liệu của trường phái học hỏi xã hội là một tiến bộ so với thuyết hành vi, vì nó không chỉ tác động hữu hiệu hơn trên hành vi, mà còn giúp cá nhân xây dựng ý thức cộng đồng và lòng tự trọng. Về điểm này, nó mở đường cho tâm lý học nhận thức.
 
  1. Trường phái tâm lý nhận thức (Cognitive Psychology)
 
  • Quan niệm về nhân cách: Tâm lý nhận thức cho rằng, chính ý thức của cá nhân soi sáng và quyết định hành vi của họ. Các hành vi không đơn thuần là “phản ứng” lại kích thích của môi trường; nhưng chính yếu tùy thuộc vào cách thức cá nhân tri giác sự kiện, kinh nghiệm, nhận thức và phán đoán trên sự kiện. Vì vậy, đứng trước cùng một hoàn cảnh, mỗi cá nhân giải quyết vấn đề theo một cách riêng. Chẳng hạn, khi đối diện một nguy hiểm, có cá nhân thì rơi vào hoảng loạn, có cá nhân lại rất điềm tĩnh.
      Từ quan điểm trên, tâm lý nhận thức thêm vào công thức của tâm lý hành vi một thành phần mới: đó là yếu tố “nhận thức” (O), viết tắt của: Organism  =  cá thể; hay Operations  =  tiến trình tâm trí. Từ đó ta có công thức mới:
 
  Kích thích (S)  à Cá thể (O)  à Phản ứng (R)  =  Hành vi (B)
    Stimulus             Organism          Response            Behavior
 
  • Trị liệu: Giúp cá nhân điều chỉnh tư duy lệch lạc vốn đưa đến những cảm xúc tiêu cực và hành vi sai quấy, đồng thời xây dựng cho cá nhân ý thức nội tại và suy nghĩ hợp lý; nhờ đó, cuộc sống của cá nhân sẽ  sung mãn, trọn vẹn và đầy đủ ý nghĩa hơn.
 
  • Lượng giá: Tâm lý nhận thức thường được đánh giá cao vì nó đề cao yếu tố nhận thức là nét đặc trưng của con người vượt trên con vật. Hơn nữa, liệu pháp của trường phái nhận thức không chỉ nhắm uốn nắn hành vi bên ngoài mà còn nhằm xây dựng cho cá nhân một ý thức và nhân cách vững chãi bên trong, là điểm tới của phát triển tâm lý.
 
  1. Trường phái tâm lý nhân bản và hiện sinh
           (Humanistic & existentialist Psychology)
 
  • Quan niệm về nhân cách: Đây là hai trường phái tâm lý mới mẻ, xuất hiện vào hậu bán thế kỷ XX. Chúng đề cao vai trò của lý tưởngý nghĩa cuộc sống trên hành vi. Theo hai trường phái này, ý thức về mục đíchý nghĩa đời mình sẽ quyết định cung cách sống.Có nhiều người vì không thấy được mục đích và ý nghĩa đời mình nên sống buông xuôi, buông thả, khiến nhân cách bị tha hóa.
 
     Theo tâm lý nhân bản, việc hướng đến thành toại bản thân hay thành nhân là động cơ thúc đẩy con người tồn tại, kiểm soát hành vi. Còn tâm lý hiện sinh thì chủ trương rằng mỗi người là tác giả của đời mình ngang qua những chọn lựa và quyết định cá nhân. Do vậy phải sống có ý nghĩa; biết hướng thượng, hướng tha và vượt lên trên số phận.
  • Trị liệu: Để phát triển nhân cách, cá nhân cần xác định được một hướng tới lành mạnhmột ý nghĩa tích cực cho đời mình. Hai nhận thức ấy sẽ giúp giúp cá nhân có được nội lực để đảm nhận đời mình một cách trách nhiệm và mạnh mẽ, cả trong những lúc vui hay buồn, trong những thời điểm thuận lợi hay thử thách của hiện sinh.
 
  • Lượng giá: Hai trường phái tâm lý nhân bản và hiện sinh không nhìn vào phần hạ đẳng và bệnh lý của cá nhân, nhưng xem cá nhân như một nhân cách lành mạnh đang hướng đến sự thành toại; từ đó khơi dậy nơi họ một nội lực, sự tự quyết và ý chí vượt trên hoàn cảnh và số phận. Chính vì thế, hai trường phái này ngày càng chiếm được chỗ đứng quan trọng trong tư vấn tâm lý và trị liệu. Hơn nữa, mục tiêu thành toại nhân bản của chúng - là sống siêu thoát và hướng tha -  cũng rất gần với lý tưởng của các tôn giáo nên hai trường phái tâm lý này cũng được vận dụng nhiều vào rèn luyện đạo đức và giáo dục đức tin.
 
  1. Một số mô hình nhân cách theo tâm lý học
 
      Như đã trình bày, mỗi trường phái tâm lý đều đặt nền trên những quan niệm riêng, mô hình riêng về nhân cách:
 
  • Phân tâm học nhìn con người dưới khía cạnh vô thức và bản năng; bị phần hạ đẳng chi phối ít nhiều như loài vật.
 
  • Tâm lý hành vi thì xem mỗi cá nhân như một “cỗ máy” phát ra những hành vi đặc thù riêng dưới các tác động của môi trường.
 
  • Tâm lý học hỏi xã hội quan niệm con người trong tư cách thành viên của cộng đồng, hành động theo những chế tài của xã hội.
 
  • Tâm lý nhận thức lại nhìn con người như một cá thể có ý thức. Mỗi cá nhân có mức độ nhận thức khác nhau và hành động theo ý thức và phán đoán riêng của mình.
  • Tâm lý nhân bản và hiện sinh thì nhìn con người như một hữu thể nhân linh luôn hướng đến sự thành toại bản thân và sống theo một lý tưởng.  
 
      Tiếp theo đây chỉ xin trình bày các mô hình nhân cách theo phân tâm họctâm lý nhân bản vốn đem lại những ứng dụng thiết thực nhất cho công tác giáo dục nhân bản và đức tin.
 
a)  Hai mô hình nhân cách theo Phân Tâm học  (S. Freud)
 
      Sigmund Freud, người sáng lập trường phái Phân Tâm, đã đưa ra mô hình tâm trí và nhân cách để minh họa tác động của các yếu tố dấu mặt là vô thức và bản năng trên hành vi cá nhân.
 
Mô hình ba thành phần của tâm trí con người
 
     Qua thực tế trị liệu đối với các bệnh nhân tâm lý, Freud phát hiện ra rằng các cá nhân không hoàn toàn ý thức về mọi hành vi của mình; trái lại, nơi mỗi người đều có những hành vi vô thức, nhất là những hành vi theo thói quen (như gãi đầu, khạc nhổ…) Từ đó, Freud đề xuất ra mô hình cấu trúc ba tầng của tâm trí con người, bao gồm: ý thức - tiền ý thức - vô thức.
 

                                         (1)
 
                                            (2)
 
     (3)
 
           
  1. Ý thức (conscious): Chỉ chiếm một phần nhỏ của tâm trí, như phần nổi của tảng băng trôi. Nó chứa đựng những gì lý trí và ký ức kiểm soát được. Tuy nhiên, chất liệu của ý thức rất dễ dạt vào “vùng lãng quên tạm thời” của tiền thức, hoặc bị đè ép vào “vùng lãng quên sâu thẳm” của vô thức. Hai phần tiền thứcvô thức hợp nên vùng tiềm thức (subconscious), vì cả hai đều ở trạng thái quên lãng.
  2. Tiền ý thức (preconscious): Là vùng đệm giữa ý thức và vô thức, chứa đựng những kỷ niệm và kinh nghiệm bị quên lãng tạm thời do bộ nhớ của ý thức có hạn. Thế nhưng, khi xảy đến một biến cố gợi nhớ, dữ liệu trong tiền thức có thể trồi lại lên vùng ý thức. Chẳng hạn tôi gặp một bạn cũ mà không thể nhớ tên; bạn ấy nhắc khéo tên bạn là “một trong bốn mùa”, tôi lập tức nhớ ra là “Đông” (trồi lên ý thức).
 
  1. Vô thức (unconscious): Là tầng sâu nhất và vượt tầm kiểm soát của ý thức. Nó đóng vai trò chủ yếu trong việc chi phối những ham muốn bị đè nén thuộc bản năng, gây ảnh hưởng tiêu cực trên nhân cách và hành vi con người.
 
      Trong thực tế, tầng vô thức chứa đựng những ý tưởng, cảm xúc hay ký ức tiêu cực bị những phản ứng tự vệ dìm vào trong quên lãng để tránh cho bản ngã khỏi bị dằn vặt, xao xuyến, tổn thương. Chỉ khi được sự giúp đỡ - đặc biệt của chuyên viên phân tâm - đương sự mới có thể đưa ra ánh sáng lý do của những hành xử vô thức nơi mình, từ đó họ mới có hy vọng thay đổi các hành vi ấy. Sau đây là một vài phương pháp dò tìm vô thức thường được sử dụng trong trị liệu phân tâm là:
 
  • Liên ý tự do (free association): Khách hàng được yêu cầu trả lời lập tức các câu hỏi của nhà tâm lý, dựa vào những ý tưởng thoáng hiện trong tâm trí mà không tìm cách suy nghĩ, né tránh hay sắp đặt các ý tưởng.
 
  • Chú giải những giấc mơ mà cá nhân hay gặp, vì giấc mơ thường là nơi để vô thức tự giải tỏa và tìm bù trừ.
 
  • Phân tích các chuyển dịch tình cảm. Chuyên viên trị liệu đóng vai một người thân mà khách hàng có xung khắc trong quá khứ, và để cho khách hàng trò chuyện. Qua việc ghi nhận và phân tích các chia sẻ bộc phát và phản ứng bộc trực của khách hàng, nhà trị liệu có thể tìm ra mấu chốt của những đè nén tâm lý nơi họ.
Cấu trúc ba thành phần của nhân cách
 
      Cũng vậy, Freud cho rằng nhân cách không chỉ bao gồm phần bản ngã có ý thức, có ý chí và tự do; trái lại, nhân cách ấy còn chịu sức ép của các bản năng mà ông gọi là phi ngã, và của những cấm đoán mà ông gọi là siêu ngã. Sau đây là cơ cấu 3 tầng của nhân cách theo phân tâm học của Freud.
 
 

 
  •   Siêu ngã        SUPEREGO     :  nằm ở tiền thức (2) + vô thức (3)
  •  Bản ngã            EGO          :  nằm  ở ý thức (1) + tiền thức (2)
  •  Phi ngã               ID              :  những bản năng vô thức  (3)
 
  1. Phi ngã (Id) thuộc vô thức và bản năng, chứa đựng những bản năng hạ đẳng và hoạt động theo “nguyên tắc khoái lạc”. Phi ngã như một đứa trẻ “mè nheo” trong mỗi người. Nó luôn đòi thỏa mãn tức thời và bằng mọi giá các đòi hỏi của nó. Các trẻ em và người tâm thần bị phi ngã chi phối mạnh mẽ, vì ý thức và sự tự chủ nơi họ không cao.
 
  1. Bản ngã (Ego) là trọng tâm của nhân cách, là cái “tôi chủ thể” có ý thức, tự do và ý chí. Bản ngã hoạt động theo “nguyên tắc thực tiễn”, tức chỉ đáp ứng những đòi hỏi của bản năng, phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn bên ngoài. Trong thực tế, cái tôi chủ thể luôn chịu sức ép của những đòi hỏi của phi ngã và những cấm đoán của siêu ngã: trên đe dưới búa. Bổn phận của nó là tìm cách điều tiết hai thái cực ấy để giúp cân bằng và quân bình cuộc sống.
 
  1. Siêu ngã (Super Ego) được hình thành từ những chuẩn mực đạo đức, xã hội do giáo dục và tôn giáo kết tụ trong tiền thức và vô thức của cá nhân từ tuổi ấu thơ. Siêu ngã thường áp đặt, xét nét mọi hành vi, và gây xao xuyến cho bản ngã. Thông thường siêu ngã là tích cực vì nó hướng dẫn bản ngã hành động cách đúng đắn; nhưng siêu ngã sẽ trở nên một gánh nặng không cần thiết khi quá cứng nhắc, áp đảo, và tước mất khả năng tự quyết của bản ngã.
 
Một số cơ chế tự vệ của bản ngã
 
     Khi đối diện với những đe dọa vượt khả năng chịu đựng của tâm cảm, bản ngã thường trở nên chai lì hoặc lẩn tránh bằng một trong các cơ chế sau để tự vệ hay tự bảo toàn:
 
  1. Đè nén, ức chế (repression): Cá nhân không đủ sức đối diện với những cảm xúc hay kinh nghiệm đau thương, nên tìm cách đè nén những cảm xúc hay kinh nghiệm ấy khỏi vùng ý thức, hoặc chôn chặt các nỗi đau vào quên lãng. Đây là phản ứng tự vệ căn bản nhất, sẽ biến thái thành những cơ chế tự vệ kế tiếp.
 
  1. Phủ nhận (denial): Bản ngã không đủ sức đón nhận một thực tế, nên tự vệ bằng cách chối bỏ thực tế ấy; tin chắc rằng thông tin ấy bị nhầm. 
 
  1. Phóng chiếu (projection): Cá nhân gán ghép cho người khác những cảm xúc tiêu cực đang có nơi mình vì không dám đối chất chính mình. Chẳng hạn tôi ghét đồng nghiệp nhưng lại kết án là đồng nghiệp ghét tôi.
 
  1. Tạo phản ứng ngược lại (reaction formation): Cá nhân chối bỏ cảm xúc đang có bằng cách làm theo cảm xúc ngược lại. Chẳng hạn B thích anh A, nhưng lại nói ghét anh ấy.
 
  1. Hoán vị (displacement): Cá nhân giải tỏa tình cảm dồn nén vào một đối tượng khác bằng một trong các cách thức sau:
 
  • Bù trừ (compensation): Chẳng hạn tôi kém thể thao, nên vào giờ chơi tôi lại đi đánh đàn để tự an ủi mình.
 
  • Thăng hóa (sublimation): Tôi đi Cảnh sát 113 để thỏa mãn tính hung hãn dưới vỏ bọc bảo vệ an ninh xã hội.
 
  • Dịch chuyển hấn khí (displaced aggression): Giận xếp không dám cãi, về nhà đánh con cái để xả giận.
 
  1. Thoái hồi (regression): Do không đủ sức đối diện với các thách đố của cuộc sống, cá nhân lẩn trốn vào những hoạt động an toàn của các giai đoạn trước. Chẳng hạn không bương chải được với đời nên chọn đi dạy trẻ để cuộc sống đỡ phức tạp. Gặp khó khăn ở thành phố, chọn về quê sinh sống.
  2. Biện hộ (rationalization): Cá nhân tìm cách hợp lý hóa những hành vi vô lý của mình. Chẳng hạn mượn rượu giải sầu.
 
  1. Sắm vai (identification): Vì thiếu tự tin nên cá nhân bắt chước người nổi tiếng để ngỡ mình cũng là “nhân vật”. Hành vi này thường xảy ra nơi các thiếu niên chưa có nhân cách vững chãi. Nhưng cũng có người lớn không thành đạt, nên cố tạo cho mình bộ dạng nhà chuyên nghiệp.
 
b)  Hai mô hình nhân cách theo Tâm lý nhân bản 
 
  r  Mô hình cấu tạo nhân cách theo Carl Rogers
 
     Theo Rogers, nhân cách hay bản ngã được cấu thành từ hai thành phần: “tôi thực tiễn” cá nhân đang có và “tôi lý tưởng” mà cá nhân đang hướng tới.
 
        Đồ hình của Rogers cho thấy rằng, khi đối diện với một thực tại (có thể là một sự vật, một sự kiện hay một người nào đó), bản ngã sẽ phối hợp lập trường của hai cái tôi nơi mình để đi đến một thái độ tích cực/tiêu cực đối với thực tại đó, rồi sẽ có hành vi tương ứng.
 
                          TÔI LÝ TƯỞNG                       Gặp 1 thực tại 
                        Các giá trị /lý tưởng
 
       BẢN NGÃ                                            THÁI ĐỘ                HÀNH VI
                              
 
                             TÔI THỰC TIỄN
                         -  Ý thức/vô thức/xúc cảm…
                         -  Các nhu cầu    
                      
  1. Tôi thực tiễn: là tình trạng hiện tại, bao gồm toàn bộ cái tôi hiện có của bản ngã: ý thức, vô thức, xúc cảm, bản năng, và những nhu cầu riêng. Thông thường, các nhu cầu của “tôi thực tiễn” làm nên động cơ cung cấp năng lượng cho bản ngã hoạt động.
  2. Tôi lý tưởng: Gồm những giá trị (lý tưởng) và dự phóng tương lai mà bản ngã đang hướng tới. Chính cái tôi lý tưởng này định hướng cho lối sống cho cá nhân và lôi kéo cá nhân tiến về phía trước.
 
  1. Thái độ & hành vi: Tùy vào thái độ tích cực hay tiêu cực đối với đối tượng, mà cá nhân sẽ đi đến một hành động tương ứng đối với đối tượng ấy. Chẳng hạn tôi mê chơi games (tôi thực tế) nhưng tôi muốn đậu vào đại học (tôi lý tưởng), nên tôi quyết tâm gạt bỏ games (thái độ) và tập trung tất cả cho việc học (hành vi).
 
r Tháp 5 nhu cầu của bản ngã theo Abraham Maslow
 

  
           
                     5                    -  Nhu cầu thành toại bản thân
 
                     4                    -  Nhu cầu thể diện/được nhìn nhận  
 
                     3                    -  Nhu cầu yêu/được yêu/thuộc về nhóm
 
         2                    -  Nhu cầu an toàn thể lý/tâm cảm
 
         1                    -  Nhu cầu sinh tồn cá nhân/nòi giống
 
 
     Theo Maslow, đây là 5 bậc thang nhu cầu từ thấp đến cao của bản ngã. Sự phân cách này giữa các bậc nhu cầu chỉ là tương đối, vì dù ở bậc nào, cá nhân cũng đồng thời có nhu cầu của các bậc còn lại. Chẳng hạn, người ở bậc nhu cầu 5 vẫn cần ăn uống (bậc 1), cần được an toàn, yêu thương và được nhìn nhận (bậc 2, 3, 4), nhưng theo cách thức và mức độ khác với người ở các bậc thấp hơn.
 
       Khi các bậc nhu cầu được thỏa mãn cá nhân sẽ tồn tại và phát triển. Các nhu cầu càng thấp thì càng cần thiết cho sự sống còn; một khi chúng đã được thỏa mãn, cá nhân sẽ hướng đến bậc nhu cầu cao hơn. Đích đến của phát triển nhân cách là tình trạng ở bậc 5: tức cá nhân đạt đến sự thành toại bản thân.
       Ngoài ra, Maslow còn phân loại 5 bậc thang nhu cầu thành 2 nhóm: bậc 1, 2, 3, 4 thuộc nhóm nhu cầu thiếu hụt phải được bổ sung thường xuyên; riêng bậc 5 thuộc loại nhu cầu thành toại, nó không những không hao mòn, mà ngày càng đòi hỏi cao hơn. Nhu cầu thành toại thường thể hiện ở các dạng sau:
 
  • Nhu cầu hiểu biết và khám phá.
  • Nhu cầu thẩm mỹ, làm đẹp;
  • Nhu cầu phát triển bản thân trên mọi phương diện.
 
  1. Các yếu tố qui định tâm tính con người
 
      Trong giao tế, ta dễ dàng nhận thấy các cá nhân có tâm tính rất khác nhau. Tại sao lại có sự khác biệt này? Và đâu là những yếu tố quy định tâm tính riêng của mỗi người?
 
      Trong tâm lý học có hai quan niệm đối kháng nhau về tính cách con người. Một bên cho rằng tâm tính do bẩm sinh hay tất định nên bất biến; bên kia cho rằng giáo dục và nỗ lực của chính cá nhân có thể tác động thay đổi tâm tính. Có thể công thức hóa sự đối kháng của hai khuynh hướng ấy như sau.
  • Tâm tính do bẩm sinh qui định  > <  do nuôi dạy mà ra.
  • Tâm tính chịu sự tất định của bản năng và vô thức > < do
      mỗi cá nhân tự lựa chọn.
 
  1. Do bẩm sinh hay do nuôi dạy? (Nature vs Nurture)
 
      Trong tục ngữ dân gian Việt Nam, các ý kiến về vấn đề này cũng phân rẽ theo hai hướng vừa nói:
  • “Cha mẹ sinh con, Trời sinh tính” cho rằng bản chất của cá nhân là do bẩm sinh. Dù cha mẹ có dạy dỗ uốn nắn thế nào, thì kẻ ngỗ nghịch cũng hoàn ngỗ nghịch.
 
  • “Nhân chi sơ, tính bổn thiện” đổ lỗi cho môi trường và việc nuôi dạy. Mọi người sinh ra đều thiện hảo như “tờ giấy trắng”; thế nhưng chính môi trường xấu và việc giáo dục thiếu sót đã khiến cá nhân đánh mất cái thiện bẩm sinh.
      Chúng ta hãy xét xem các yếu tố thuộc bẩm sinhmôi trường tác động thế nào trên tâm tính và hành vi của cá nhân.
 
                 Bẩm sinh                           Môi trường nuôi dạy
 
  • Đặc điểm di truyền
  • Khí chất bẩm sinh
  • Xu hướng của cá nhân
  • Nhu cầu, sở thích riêng…
 
  •  Ảnh hưởng của gia đình
  •  Giáo dục nhà trường
  •  Giáo dục đức tin, giáo xứ
  •  Bạn đồng trang lứa…
       
      Qua bản liệt kê trên, ta thấy cả hai nhóm yếu tố bẩm sinhmôi trường đều tác động trên tính cách riêng của mỗi cá nhân. Yếu tố bẩm sinh thì giống như “hạt giống” chứa đựng mầm căn bản của nhân cách; còn môi trường như mảnh đất cho hạt giống cắm rễ vào, hút lấy chất bổ để tăng trưởng và định hình thành một nhân cách trưởng thành.
 
     Cũng như trong trồng trọt, việc chăm bón, cắt tỉa có thể biến một hạt giống bình thường phát triển thành một cây to đẹp, thì môi trường nuôi dạy và cách thức giáo dục tốt cũng có thể đảo chiều những xu hướng bẩm sinh thiếu lành mạnh nơi cá nhân. Vì lý do đó ta không nên bi quan trong giáo dục; trái lại cần đẩy mạnh hơn việc uốn nắn trong mọi trường hợp. Câu chuyện “Mẹ Thầy Mạnh Tử dạy con” là một minh họa rõ nét về vai trò của môi trường lành mạnh và việc nuôi dạy.
 
       Chuyện kể rằng Mạnh Tử lúc còn rất nhỏ nhà sống gần bãi tha ma. Ngày nào cũng chứng kiến những đám ma, Tử và năm bạn khác cứ bắt chước tổ chức đám ma lăn lộn gào khóc. Mẹ Tử bèn dọn nhà vào làng ở gần một khu phố chợ; nhưng chợ thì lúc nào cũng ồn ào chuyện trả giá, mua bán và cãi vã, khiến Tử lại nhiễm thói hư. Thế là Mẹ Tử nghĩ rằng chỉ có cách dọn về gần nhà Thầy đồ. Quả như Mẹ Tử nghĩ, dù chưa tới tuổi đi học, ngày ngày trẻ Mạnh Tử cứ ê a nhái theo bài học của lũ trẻ nhà bên. Nhờ đó Tử đã sớm ham mê sách đèn từ bé, và lớn lên học hành giỏi giang trở thành “Thầy Mạnh Tử”.  
  1. Do tất định hay lựa chọn cá nhân? (Deteminism vs Freedom)
 
       Chúng ta thử xem các trường phái tâm lý nhân cách có lập trường như thế nào trước câu hỏi thứ hai này.
 
  • Theo Phân tâm học, nơi cá nhân không chỉ có các hành vi hữu thức, mà có cả những hành vi vô thức do bản năng và vô thức tất định. Thế nhưng, nếu cá nhân ý thức được những tác động tiêu cực của vô thức nơi mình và quyết chí sửa đổi thì họ vẫn có thể cải thiện nhân cách của mình được triển nở hơn. Như vậy, dù thiên về thuyết tất định của các yếu tố sinh học và bẩm sinh, phân tâm học vẫn nhìn nhận rằng ý thức và lựa chọn của cá nhân vẫn là yếu tố quyết định cuối cùng trên nhân cách.
 
  • Bên cạnh đó ba trường phái tâm lý nhận thức, nhân bản và hiện sinh nhìn nhận rằng bản năng và vô thức chỉ quy định phần nào chứ không tất định tính cách. Trái lại, chỉ có ý thức và tự do lựa chọn của cá nhân mới quyết định tính cách, hướng phát triển và lối sống của mỗi cá nhân.
 
      Tóm lại, phần trình bày trên cho thấy cả bốn yếu tố bẩm sinh & tất định; nuôi dạy & lựa chọn của cá nhân đều tác động trên tính cách của mỗi người, nhưng mỗi yếu tố tác động theo những cách thức và mức độ khác nhau.
 
  • Bẩm sinhbản năng thì áp đặt và khó thay đổi, nhưng chỉ là “hạt giống” chứa đựng “mầm nhân cách”.
 
  • Còn yếu tố môi trường nuôi dạy lành mạnh khả năng nhận thức & tự quyết của cá nhân lại năng động và có thể làm thay đổi tình trạng của cá nhân. Chúng quyết định nét tính cách và hướng phát triển nhân cách của cá nhân. Vì tin vào khả năng thay đổi của cá nhân, nên cần tăng cường việc giáo dục hầu giúp cá nhân có được nhận thức đúng đắn cũng như ý chí vượt lên trên chính mình.
6.  Một số quy luật hoạt động của tâm lý cá nhân
 
      Tuy mỗi người là một ngôi vị độc sáng, có tính cách riêng và cách hành xử riêng, nhưng các hoạt động tâm lý của họ đều tuân theo một số qui luật chung có thể kiểm nghiệm được. Tuy thế các qui luật phổ quát ấy vẫn không bóp chết những nét riêng làm nên vẻ độc sáng của mỗi ngôi vị. Khởi từ việc nhận biết các quy luật chung này, ta rút ra được một số hệ luận thực hành hữu ích khi làm việc với các cá nhân.
 
  1. Tâm lý cá nhân là một thực tại ẩn khuất; ta chỉ có thể đoán biết phần nào tâm lý một người ngang qua những thái độ, cử chỉ, lời nói, và cách ứng xử bên ngoài của người ấy: “trông mặt mà bắt hình dong”. Thế nhưng, đôi lúc phán đoán của ta có thể lầm, nhất là khi đương sự cố tình bóp méo thông tin về bản thân, hay khoác lên những “mặt nạ”.
 
  1. Tâm lý của một cá nhân không cố định, nhưng biến chuyển theo độ tuổi và hoàn cảnh: “Càng lớn càng ngoan/hư!”; “Con người hay thay lòng đổi dạ”.
 
  1. Có một tác động hỗ tương chặt chẽ giữa yếu tố thể lý và tâm lý nơi cá nhân. Chẳng hạn khi ta khỏe thì vui tính; khi ta đau thì dễ cáu kỉnh: sức khỏe tác động trên tâm lý. Ngược lại, sự sợ hãi có thể làm cơ thể ta tê liệt; khi bực tức thì máu nóng dồn lên mặt: xúc cảm tác động trên thể lý. Mối liên kết này thể hiện rõ nét nơi các căn bệnh tâm-thể; chẳng hạn như khi một người bị stress nặng có thể sinh ra đau bao tử, rối loạn huyết áp, dị ứng ngoài da, v.v.
 
  1. Tâm lý của cá nhân được phát triển nhờ tương giao. Tục ngữ có câu: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.” Ai đi nhiều, thấy nhiều, nghe biết nhiều, gặp gỡ tiếp xúc nhiều, thì càng kinh nghiệm, càng bản lĩnh và chững chạc. Vì vậy, trong giáo dục cần tạo điều kiện cho cá nhân vượt qua nhút nhát và mạnh dạn mở ra với các tương quan mới để lớn lên.
  2. Tâm lý cá nhân phát triển ngang qua những ngưỡng khủng hoảng. Khủng hoảng là hiện tượng thông thường xảy ra trong mọi lãnh vực của cuộc sống, khi xuất hiện những yếu tố mới phá vỡ thế quân bình hài hòa vốn có nơi cá nhân. Chẳng hạn thiếu niên bắt đầu biết suy lý cho nên hay “lý sự” và cãi lại khiến bố mẹ khó chịu.
 
      Khi nổ ra khủng hoảng, ta cần bình tĩnh, tìm cách điều chỉnh, để thiết lập một thế quân bình và hòa hợp mới. Mỗi lần vượt qua được một khủng hoảng, cá nhân càng phát triển hơn. Chẳng hạn, thay vì đánh trẻ ở tuổi thiếu niên hay cãi, bố mẹ cần tôn trọng ý kiến của chúng, cho chúng thêm quyền tự quyết, tập cho trẻ học cách đối thoại và tự trách nhiệm về mình. Dần dần, sự xung khắc của trẻ được tháo ngòi và chúng được tạo cơ hội trưởng thành hơn.
 
  1. Có những quy tắc tâm lý chung; nhưng cũng có những quy tắc riêng. Quy tắc chung thì đúng với mọi người, mọi hoàn cảnh, mọi thời đại. Còn quy tắc riêng thì thay đổi tùy vào mỗi nền văn hóa, thời đại, độ tuổi, cá nhân. Trong hành xử, cần vận dụng các quy tắc tâm lý chung để hiểu người khác; nhưng đồng thời phải nhận biết và tôn trọng những nét tâm lý riêng của từng nền văn hóa, giới tính, lứa tuổi, cá nhân. Đó là một trong những chìa khóa của đắc nhân tâm.
 
     Kết luận Phần I  
 
ÍCH LỢI CỦA VIỆC HỌC TÂM LÝ
 
  • Đối với bản thân: Các kiến thức tâm lý giúp mỗi cá nhân:
 
  • hiểu mình hơn,
  • biết cách để tự điều chỉnh mình,
  • để triển nở hơn trong nhân cách,
  • sống hòa hợp hơn với tha nhân.
 
         “Hãy biết mình!”: Đó là tiêu chí của người trưởng thành.
  • Trong tương quan với người khác: Tâm lý học giúp:
 
  • hiểu tâm tính người khác;
 
  • tiên đoán những vấn đề tâm lý họ sẽ hoặc đang gặp;
 
  • đưa ra những trợ giúp hay can thiệp kịp thời và phù hợp
nhằm thúc đẩy tiến trình phát triển của các cá nhân.
 
      Vì các ích lợi trên mà tâm lý học đã trở thành môn học bó buộc với các ngành trực tiếp làm việc với cá nhân như: sư phạm, y khoa, tác viên xã hội, tư vấn, kinh doanh quảng cáo, luật khoa, khoa học hình sự, và ngay cả các công tác mục vụ trong Giáo hội, v.v.
 
  • Trong công tác giáo dục đức tin
 
      Đối với các anh chị giáo lý viên, kiến thức tâm lý học nói chung và kiến thức về tâm lý các độ tuổi nói riêng sẽ hỗ trợ các anh chị trong những công việc sau:
 
  • Hiểu đặc điểm tâm lý riêng của mỗi độ tuổi, cũng như nhu cầu tâm linh của các độ tuổi ấy.
 
  • Biết cách ứng xử phù hợp với từng lứa tuổi.
 
  • Ấn định nội dung giáo lý thích ứng với nhu cầu tâm linh        và thực tế của từng độ tuổi.
 
  • Biết cách thức truyền đạt phù hợp với khả năng nhận thức và tiếp thu bài giảng của mỗi lứa tuổi.
      
      Chính vì những đóng góp thiết thực của tâm lý học với công tác huấn luyện đức tin, mà hầu hết các sách Sư phạm Giáo lý luôn dành một phần quan trọng để trình bày những kiến thức căn bản về tâm lý học nói chung và về đặc điểm tâm lý các lứa tuổi nói riêng, như một phần huấn luyện nền tảng cho các giáo lý viên.
 
Phần II:  TÂM LÝ LỨA TUỔI & MỘT SỐ LÝ THUYẾT
 
                           PHÁT TRIỂN TÂM LÝ
 
A-  CÁC GIAI ĐOẠN TRONG ĐỜI NGƯỜI
 
 r   Phân chia các giai đoạn/chặng đời người
      theo bộ môn Tâm lý phát triển
 
     Văn chương thi phú thường dùng các hình ảnh ẩn dụ để ví các giai đoạn của đời người. Có khi đời người tựa như ba thời khắc sáng-trưa-chiều của một ngày; như bốn mùa trong năm xuân-hạ-thu-đông; hoặc như một cuộc leo núi với đỉnh núi là tuổi trung niên và chân núi phía bên kia là tuổi lão niên.
 
      Trong thực tiễn, mỗi ngành cũng đưa ra những chuẩn mực phân chia đời người khác nhau. Ví dụ, pháp luật lấy “18 tuổi tròn” làm đường ranh ấn định tuổi thành niên của công dân; giáo dục học chia đời học sinh làm bốn cấp: tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, cao đẳng & đại học; sư phạm giáo lý chia lớp giáo lý theo bí tích, v.v. Riêng bộ môn tâm lý phát triển lại căn cứ trên những đặc điểm và nhiệm vụ tâm lý của mỗi chặng để phân chia đời người thành bốn giai đoạn, sau đó mỗi giai đoạn lại được chia làm nhiều chặng nhỏ hơn:
 
  • Giai đoạn trẻ em (0-12 tuổi): gồm 3 chặng nhỏ.
  • Giai đoạn thiếu niên (13-18 tuổi): gồm 3 chặng nhỏ.
  • Giai đoạn trưởng thành (18-60 tuổi): gồm 3 chặng nhỏ.
  • Giai đoạn hưu trí (trên 60 tuổi): chỉ có 1 chặng.
 
1.  Giai đoạn trẻ em (0-12 tuổi)
 
     Giai đoạn này được tính từ sơ sinh cho đến tuổi thiếu niên hay dậy thì. Có thể chia giai đoạn trẻ em thành 3 chặng rõ rệt.
 
  • Tuổi bám mẹ (0-3)
 
 r  Đặc điểm tâm thể lý: Đối với trẻ “nhũ nhi” (tuổi còn bú), mẹ là tất cả của bé. Khác với loài vật, bé không chỉ cần được mẹ cho bú mớm, mà bé còn rất cần đến tình yêu vỗ về của mẹ để thành người. Mẹ không chỉ là “bầu sữa” cho bé, mà còn là tất cả nguồn yêu thương, an toàn mà bé cần đến.
 
       Một số nhà phân tâm đã phân tích sự khác biệt căn bản giữa tư thế bú của bé so với loài vật, để nêu bật sự gắn bó đặc thù của tình-mẹ-con nơi loài người. Thật vậy, chỉ có con người mới bú mẹ trong tương giao “mặt đối mặt”: bé không chỉ bú sữa mẹ, nhưng “bú” cả ánh mắt, nụ cười; “bú” cả tiếng trò chuyện ê a và tình thương mẹ dành cho bé. Giòng sữa mẹ thì làm cho bé mỗi ngày thêm đầy đặn; còn tình yêu thương nâng niu của mẹ thì “nhân hóa” bé, tập cho bé đi vào tương quan tình người. Một trẻ bị bỏ rơi, không có được sự yêu thương của “mẹ” (hay ai khác thay mẹ) thì không được nhân hóa, vì em không có được bài học nhập môn tương quan căn bản nhất từ mẹ, để có thể mở ra những tương quan khác với người ngoài.
 
       Hơn thế, chất lượng của mối tương quan đầu đời với mẹ sẽ quyết định cách đáng kể đến khả năng tương giao của trẻ về sau. Các nhà tâm lý lứa tuổi nhận ra mối liên hệ chặt chẽ giữa ba lối gắn bó của trẻ với mẹ lúc còn nhỏ với cách tương giao của trẻ ấy ở tuổi trưởng thành sau này.
 
  • Gắn kết an toàn với mẹ. Khi lớn lên, nhóm trẻ thứ nhất này sẽ tự tin mở ra với môi trường. Thật may mắn cho những bé có được tình mẫu tử đằm thắm và quân bình. Khởi từ cảm giác an toàn với mẹ và gia đình, bé giả thiết môi trường bên ngoài (người lạ, lớp mẫu giáo, môi trường mới) cũng an toàn như thế. Do vậy bé tự tin, bạo dạn, dễ hòa nhập vào môi trường mới, sớm có khả năng kết thân, mở đường cho cơ may thành đạt trong tương giao về sau.
 
  • Gắn kết dè dặt, né tránh. Khi lớn lên, nhóm trẻ thứ hai này thường rút vào trong vỏ ốc của mình để được an toàn. Đây thường là phản ứng của những trẻ bị bỏ bê hoặc bỏ rơi. Vì không quen với sự vồn vã thân tình ở đầu đời, trẻ dần dần trở nên lãnh đạm, tự đủ trong nỗi cô đơn của mình, không có được khả năng tương giao cách tự tin.
 
  • Gắn kết bất an, hoang mang do lối yêu thương bóp nghẹt hoặc thiếu nhất quán của mẹ. Đây là trường hợp của các trẻ sinh ra “ngoài ý muốn” hoặc bởi “bà mẹ thiếu niên”. Các bà mẹ này thường có tâm trạng bất ổn: theo bản năng mẫu tử họ có yêu con; nhưng trong thâm tâm lại từ khước đón nhận “của nợ” ấy. Từ đó cách hành xử của các bà mẹ này thiếu nhất quán: thương đó rồi ghét đó; nâng niu, hôn hít đó, rồi lại đánh đòn. Sau những lần kinh nghiệm bị mẹ “bội phản”, trẻ rơi vào một tâm trạng hoang mang: một mặt trẻ rất cần và muốn đến gần mẹ, nhưng mặt khác lại không tự tin đến với mẹ vì sợ bị “phản bội” một lần nữa. Lối gắn kết bất an, hoang mang như thế ở tuổi nhỏ sẽ tiếp tục theo trẻ lớn lên ở tuổi trưởng thành, khiến cá nhân luôn rụt rè, lo lắng khi phải mở ra với một tương quan thân tình.
 
      Nhóm gắn kết hoang mang (loại 3) tuy có vẻ giống nhóm xa lánh (loại 2), nhưng sự hủy hoại về mặt tâm cảm của nhóm 3 trầm trọng hơn. Thật vậy, nhóm trẻ xa lánh tuy né tránh tương quan, nhưng lại cảm thấy “tự đủ” trong sự cô độc của mình; trong các trẻ gắn bó hoang mang bị miễn cưỡng né tránh tương quan để được an toàn, nhưng lại đau khổ vì thiếu hụt tình cảm.      
 
     Tóm lại, cả ba kiểu gắn bó với mẹ lúc nhỏ tiếp tục theo trẻ lớn lên và lưu dấu vết trên cách tương quan của cá nhân trong đời sống hôn nhân và xã hội ở tuổi trưởng thành.
 
 r Thách đố đối với phát triển nhân cách: Nếu được hưởng đầy đủ sự chăm sóc và tình yêu của mẹ thì sẽ có cảm giác an toàn, tin tưởng đối với ngoại cảnh. Tuy cần mẹ, nhưng bé vẫn phải có khả năng tách khỏi vòng tay mẹ thì mới mở ra được với những tương giao khác để lớn lên.
  • Tuổi sân chơi (3-6)
 
  r  Đặc điểm tâm thể lý: Từ tuổi này, mẹ không còn ở bên trẻ suốt ngày; do vậy bé phải chuyển qua tương quan với các đối tác khác là anh chị trong nhà và bạn lớn hơn ở vườn trẻ. Ở tuổi này, các trẻ này chưa biết nhường nhịn nhau. Tình trạng bắt nạt mạnh được yếu thua khi vắng mặt người lớn là mối đe dọa với các trẻ nhỏ hơn, khiến chúng trở nên nhát đảm, sợ sệt, ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách. Có trẻ bé hơn phải “luồn cúi” trẻ lớn để được chấp nhận và cho chơi chung.
 
  r  Thách đố đối với phát triển nhân cách: Cần bảo đảm cho mọi trẻ có khả năng tương quan hài hòa với anh chị và bạn, mà không bị “lép vế”, tự ti. Nếu một trẻ không an toàn về thể lý, cũng sẽ bị bất an tâm lý. Ngược lại, nếu một trẻ có được tương quan hài hòa với anh chị và bạn, tính cách tự tin và bạo dạn của trẻ sẽ ngày càng củng cố.
 
  • Tuổi đến trường (6-12)
 
  r  Đặc điểm tâm thể lý: Lứa tuổi tiểu học tuy đã lớn xác hơn, nhưng tâm cảm hãy còn mỏng manh, nhất là các trẻ là con một, hoặc được nuông chiều thái quá. Đặc điểm của trẻ tiểu học là chỉ chơi với bạn đồng giới: gái với gái; trai với trai. Chúng bám víu cộng sinh vào nhóm vì chưa có được nhân cách riêng. Hơn nữa, nhờ tương tác với bạn đồng giới mà trẻ được củng cố về căn tính giới tính của mình:trai phải hành xử cho ra trai; gái phải hành xử cho ra gái!
 
       Thế nhưng không phải mọi trẻ đều đương nhiên được bạn đồng giới đón nhận. Trong cả hai nhóm đều có sự “kỳ thị” và loại trừ các bạn cùng giới nhưng lại bị xếp vào nhóm bên kia do không đủ nữ tính nếu là nữ, hay thiếu nam tính nếu là nam. Vì vậy giữa các trẻ cùng giới luôn có sự cạnh tranh về nhiều mặt (học lực, sức khỏe, tài khéo, sở hữu đồ chơi…). Chỉ những trẻ trên trung bình mới được nhóm đón nhận và có được một thứ hạng. Nếu được nhóm đón nhận - dù chỉ ở thứ hạng thấp - thì trẻ có được cảm giác an toàn tự tin. Còn những trẻ bị loại trừ và liệt vào “nhóm bên kia” dễ bị mặc cảm tự ti, chủ bại, nghi ngờ về khả năng và giá trị của bản thân. Cũng vậy, để được nhóm “chiếu cố”, không ít trẻ yếu thế đành chọn con đường luồn cúi, tự ti, khiến nhân cách bị giảm thiểu.
 
  r  Thách đố đối với phát triển nhân cách: Để có được sự an toàn về mặt tâm cảm, mọi trẻ tiểu học đều cần được nhóm chấp nhận, cần có được một chỗ đứng cho mình trong nhóm, từ đó xây dựng sự tự tin (self-esteem). Vì thế trong giáo dục, cần tránh để xảy ra tình trạng nhóm áp đảo hay bài xích bất kỳ một trẻ nào. Đồng thời cũng cần tạo điều kiện cho những trẻ yếu hơn có cơ hội khẳng định trước nhóm để có được sự tự tin.
 
2.  Giai đoạn thiếu niên / chuyển tiếp (12-18 tuổi)
 
      Tuổi thiếu niên (còn gọi là dậy thì) thường được đề cập đến như một giai đoạn khủng hoảng đầy sóng gió. Miêu tả ấy có thể không luôn luôn đúng với tất cả mọi người, nhưng khách quan mà nói, giai đoạn thiếu niên có tính quyết định lớn lao đối với việc định hình nhân cách định hướng tương lai cho mỗi cá nhân. Vì thế, giai đoạn này luôn là một “điểm nóng” không thể bỏ qua trong các giáo trình tâm lý phát triển.
 
      Trước khi đi vào phân tích các chặng nhỏ hơn của giai đoạn dậy thì, chúng ta cần tìm hiểu nguồn gốc ngữ nghĩa của từ “thiếu niên” cũng như khảo sát các tiêu chuẩn nhận dạng độ tuổi ấy theo quan điểm tâm lý.
 
 r   Ngữ nguyên của từ “thiếu niên”
 
  • Danh từ “thiếu niên” (adolescens) đến từ “hiện tại phân từ” của động từ “tăng trưởng” trong tiếng latinh (ad-olescĕre)   ;
 
  • còn danh từ “trưởng thành” (adultus) lại đến từ “quá khứ phân từ” của cùng một động từ tăng trưởng vừa nói.
       Về mặt ngữ pháp, một hiện tại phân từ (present participle) ám chỉ một hành động hay một tình trạng đang diễn tiến và chưa đạt đến đích điểm; còn quá khứ phân từ (past participle) lại ám chỉ một hành động hay một tình trạng đã hoàn tất. Hóa ra theo ngữ nguyên latinh, hai từ “thiếu niên”“trưởng thành” biểu thị hai chặng nối tiếp nhau của cùng một động từ “tăng trưởng”:
 
  • Danh từ “thiếu niên” biểu thị “độ tuổi đang tăng trưởng”;
 
  • Còn danh từ “trưởng thành” chỉ “độ tuổi đã đạt đỉnh điểm của tăng trưởng”.
 
       Như vậy, nếu chiếu theo ngữ nguyên, thật hợp lý khi có người sử dụng hạn từ “tuổi chuyển tiếp” thay cho tuổi thiếu niên hay dậy thì, vì trong thực tế “dậy thì” cũng chính là tiến trình chuyển tiếp từ giai đoạn trẻ em sang tuổi trưởng thành.
 
 r  Tiêu chuẩn xác định điểm đầu & điểm cuối của tuổi dậy thì
 
      Thông thường, người ta hay nhìn vào dấu hiệu “trổ mã” bên ngoài của một cô cậu, để nói rằng cô cậu ấy đã bắt đầu dậy thì. Trong thực tế, giai đoạn “dậy thì” - hay chuyển tiếp - của một cá nhân không chỉ xảy ra ở cơ thể, mà trên cả toàn bộ các bình diện còn lại của con người như trí năng, tâm cảm tương giao xã hội…
 
       Khác với suy đoán của nhiều người, tiến trình dậy thì không bắt đầu với những biến đổi của cơ thể, nhưng kích hoạt trước tiên trên bình diện trí năng, khi một trẻ bắt đầu có khả năng tư duy hình thức, tức biết suy nghĩ vượt trên những điều cụ thể trước mắt, biết lập luận thuần lý và muốn suy nghĩ độc lập với người lớn. Có thể nói rằng, các trẻ ấy chớm bước vào ngưỡng dậy thì hay tiền dậy thì (12-14 tuổi).
 
       Sau đây là các cột mốc đầu (Đ) và cuối (C) của tiến trình dậy thì trên các bình diện của cá nhân.
 
Trí năng
 
Đ:  Khả năng tư duy hình thức hay trừu tượng.
 
C:  Thuần thục lối tư duy này trong đời thường.
 
 
Thể lý
 
Đ:  Dấu hiệu “trổ mã” bề ngoài (tùy giới tính).
 
C:  Đạt đến khả năng truyền sinh.
 
 
Tâm cảm
 
Đ:  Bảo vệ sự riêng tư, bí mật; tự khẳng định.
 
C:  Có nhân cách rõ; tự lập cách chín chắn.
 
 
Pháp luật
 
Đ:  Luật cho phép ở nhà một mình (12 tuổi).
 
C:  Thi hành các nghĩa vụ dân sự (18 tuổi).
 
 
 
Tương giao
xã hội
 
Đ:  Thích tương giao với bạn hơn gia đình.
 
C:  Chững chạc trong giao tế; tự trách nhiệm.
 
 
      Tóm lại, cần có một cái nhìn toàn diện hơn về tiến trình dậy thì. Tiến trình đa phức ấy diễn ra trong nhiều năm: khởi sự với sự đột biến về trí năng (tiền dậy thì), sau đó lan qua các bình diện khác, và chỉ kết thúc khi cá nhân thực sự đạt đến sự tự quyết và tự lập. Vì lẽ ấy, các cơ quan thuộc Liên hiệp quốc như UNESCO xếp tuổi thiếu niên/chuyển tiếp đến 25, là lúc cá nhân tương đối bình ổn về nghề nghiệp, gia đình và xã hội. Sau đây là chi tiết của ba chặng trong giai đoạn dậy thì.
 
  • Chặng tiền dậy thì (12-14): Chống đối và vô ơn
 
 r Đặc điểm tâm thể lý: Chặng này thường được mệnh danh là “tuổi chống đối và vô ơn”. Chính những sóng gió trong tương quan của trẻ tiền dậy thì với quyền bính so với các giai đoạn trước đã khiến nhóm này bị mang tên gọi tiêu cực ấy.
 
      Thật ra, biểu hiện “chống đối và vô ơn” có nguồn gốc từ những đột biến trí năng và tâm cảm của trẻ ở tuổi 11-12.
 
  • Về trí năng: Sự xuất hiện khả năng tư duy hình thức - vượt trên cái cụ thể - khiến trẻ không lặng thinh vâng phục người lớn cách tối mặt như trước nữa. Trái lại, khi đối diện một mệnh lệnh, trẻ luôn phân tích, đối chiếu, lập luận, phê bình, rồi sẵn sàng phản kháng nếu thấy là áp đặt và bất hợp lý. Chúng ta thường nghe kiểu trẻ tranh luận như sau: Mẹ bắt ngủ trưa để giữ sức khỏe, nhưng nếu không ngủ trưa mà vẫn khỏe thì tại sao phải ngủ? Bố cấm con hút thuốc vì có hại cho sức khỏe, nhưng tại sao bố lại hút? Đáp lại việc cãi lý của trẻ, tốt nhất phụ huynh nên nhìn lại chính mình để hợp lý, nhất quán, và làm gương hơn. Các vị cũng nên tôn trọng ý kiến của trẻ, cho cơ hội đối thoại, thảo luận, thay vì áp đặt trên trẻ như trước kia.
 
  • Về tâm cảm: Trẻ bắt đầu quan tâm trau chuốt hình ảnh của mình trước người khác (self-image). Vì thế trẻ có biểu hiện tự khẳng định bằng cách cách ăn mặc, nói năng, ứng xử khác người; hoặc bắt chước các thần tượng một cách thiếu chọn lọc. Nói chung, trẻ đang đi thử những khuôn mẫu khác nhau để xây dựng cho bản thân một hình ảnh riêng.
 
      Hơn nữa, bận tâm thái quá về mình thường khiến trẻ trở nên quy ngã, “ái kỷ” (narcissism); chỉ biết có mình; lấy mình làm trung tâm của mọi sự. Trẻ không nhận ra bao điều tốt người lớn làm cho em, mà chỉ trách móc, oán hận về những gì em muốn mà người lớn không làm. Chẳng hạn một thiếu niên oán giận bố mẹ đã không mua cho mình một xe gắn máy như bố mẹ cán bộ nhà bên cạnh, mà không nhận ra rằng bố mẹ em rất yêu em khi cố gắng chắt bóp, hy sinh mọi sự để mua cho em chiếc xe đạp em đang dùng!
 
  r Thách đố đối với phát triển nhân cách: Có thể ví rằng, khủng hoảng nơi trẻ tiền dậy hệ tại ở sự xuất hiện “một người lớn trong thân xác trẻ con”: tuy hãy còn là trẻ nhỏ, nhưng em đã bắt đầu biết suy nghĩ kiểu người lớn; nôn nóng lột xác để thành người lớn, nhưng lại chưa đủ sức để thực hiện điều ấy vì hãy còn quá non trẻ. Để giúp trẻ “lột xác”, phụ huynh phải hết sức nhất quán trong cư xử: tránh tình trạng lúc thì coi em là con nít; lúc thì bắt làm người lớn. Cách cư xử ấy khiến trẻ càng thêm hoang mang về bản thân. Tốt nhất nên tin tưởng và tôn trọng trẻ; cho em cơ hội tập làm người lớn từ từ; bao dung với những vấp váp của em trong quá trình tập làm người lớn. Hơn nữa, phụ huynh cũng cần khéo léo hướng em tìm đến những mô hình nhân cách lành mạnh, tích cực.
 
  • Chặng dậy thì (14-16): Thích nghi với biến đổi cơ thể
 
  r  Đặc điểm tâm sinh lý: Sự dậy thì của cơ thể là điều dễ nhận ra nhất nơi tuổi thiếu niên. Thật vậy, dưới tác động của các nội tiết tố sinh dục nam hay nữ thức giấc ở tuổi dậy thì, cơ thể của trẻ thay đổi đột biến: các chức năng sinh dục tiềm ẩn trước đó nay bừng tỉnh và được kích hoạt.
 
      Dấu hiệu đầu tiên của sự dậy thì của cơ thể là sự trổ mã về chiều cao, sức nặng (có trẻ nam chỉ trong một năm đã cao lên 15-20cm và tăng đến 10kg), kèm theo sự xuất hiện của những tính chất tính dục thứ yếu (secondary sexual characteristics) như: nổi “trứng cá” trên mặt; bộ phận sinh dục của cả hai giới lớn ra, nhưng chưa thực sự đi vào hoạt động; trẻ nam thì vỡ tiếng, bắt đầu mọc râu, lông, tóc ở một số vùng cơ thể; trẻ nữ trổ ngực và nở vùng xương chậu …
 
      Đỉnh điểm của dậy thì là cơ thể đạt đến những tính chất tính dục chính yếu (primary sexual characteristics) tức có khả năng truyền sinh: với nam là việc xuất tinh (ejaculation); và nữ là sự rụng trứng (ovulation) và xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt (menstruation). Sau đó, cơ thể trẻ sẽ tiếp tục phát triển thêm một thời gian nữa, trước khi dừng lại ở trước hoặc sau tuổi 20 tùy vào giới tính và yếu tố di truyền của mỗi người.
 
       Nếu những biến đổi cơ thể như vừa nói là chuyện tự nhiên của phát triển, thì chúng lại gây không ít áp lực tâm cảm nơi thiếu niên, nhất là khi trẻ phải đối phó với những xung động tính dục mới mẻ nơi bản thân. Sau đây là một vài bận tâm tiêu biểu về mặt tâm cảm của tuổi dậy thì.
 
  • Bận tâm thứ nhất của thiếu niên là ngoại hình: da mặt, cơ bắp, mỹ phẩm, thời trang, tỏ ra sành điệu… Có trẻ lầm tưởng rằng giá trị nhân phẩm tùy thuộc vào dáng vẻ cuốn hút, hợp thời trang bên ngoài. Nắm bắt được đặc tính quy ngã, hướng ngoại, nhưng thiếu chín chắn tuổi teens, các ngành kinh doanh thường đánh vào thị hiếu của tuổi này để thu lợi cao nhất.
 
  • Bận tâm thứ hai của trẻ là điều hợp và làm chủ những xung động tính dục nơi bản thân. Đứng trước những biến chuyển tính dục nơi mình, có trẻ tỏ ra lo lắng, mặc cảm tội lỗi về những biểu hiện tính dục nơi mình: cho kinh nguyệt và xuất tinh là ô uế; bối rối với những mộng tưởng tính dục; mặc cảm về những hành vi thiếu tự chế bản thân. Các trẻ khác thì lại có thái độ khinh xuất, buông thả tính dục đưa đến những hậu quả tai hại về sức khỏe sinh sản.
 
      Thông thường, những trẻ nam dậy thì sớm hay tự hào về sự “trổ mã” của mình và dễ đi đến thiếu tự chủ về tính dục; các trẻ nam chậm phát triển so với độ tuổi thì hoang mang, lo lắng, mặc cảm vì bộ dạng trẻ con của mình. Với các trẻ nữ, nếu không được cắt nghĩa chỉ dẫn, thì hoang mang khi xuất hiện kinh nguyệt và lo lắng vì “hình ảnh thiên thần trong trắng” của mình bị mất đi do dậy thì.
 
  r  Thách đố đối với phát triển nhân cách: Ngày nay, do chất lượng dinh dưỡng cao, trẻ vị thành niên dậy thì ngày càng sớm. Thân xác của các em thì phát triển to lớn trong khi nhân cách hãy còn non dại. Do vậy, khủng hoảng đặc trưng của tuổi dậy thì là em hãy còn là “một đứa trẻ con trong một thân xác người lớn”. Một lần nữa, phụ huynh cần hiểu biết và thông cảm với những vụng về thể lý cũng như những xáo trộn tâm cảm của tuổi dậy thì; biết phối hợp hài hòa giữa tôn trọng và chỉ bảo, để giúp trẻ từng bước điều hợp và làm chủ bản thân, mặt khác tập trung được tâm lực vào nhiệm vụ học tập, rèn luyện của tuổi này.
 
  • Chặng cuối dậy thì (16-18): Định hình nhân cách
                                           &  hoạch định tương lai
 
   r Đặc điểm tâm lý: Sau khi đã vượt qua những khủng hoảng với quyền bính và hòa hợp được với những biến đổi nơi cơ thể, các thiếu niên ở tuổi cuối dậy thì (cuối trung học) chú tâm đến việc lựa chọn cho mình một nhân cách riêng, một bản sắc riêng, cũng như hoạch định cho mình một tương lai.
 
  r  Thách đố đối với phát triển nhân cách: Khó khăn của em là làm sao chọn được một nhân cách vừa lý tưởng (tức phải nghiêm túc, lành mạnh), vừa thực tiễn (tức phù hợp với hoàn cảnh sức khỏe, học lực, tài năng, khuynh hướng tự nhiên của bản thân). Đồng thời em cũng phải hoạch định được một kế hoạch căn bản cho tương lai như: chọn cho mình một phong cách sống nghiêm túc, một nghề nghiệp phù hợp, phác thảo được một thời biểu cụ thể để thực hiện từng bước giấc mơ tương lai của mình.
 
       Để làm được công việc này, trẻ cần đến sự hướng dẫn, đồng hành và hướng nghiệp của phụ huynh, thầy cô và những người đi trước. Có thể nói, thành công ở cuối tuổi thiếu niên hay chuyển tiếp là phải kiến tạo được “một nhân cách chững chạc trong một thân xác trưởng thành.”
 
  • Tôi biết mình là ai!
  • Tôi biết mình phải trở nên thế nào!
  • Tôi biết mình phải làm gì để đạt tới điều ấy!
 
      Thiếu niên nào càng sớm hoàn tất việc định hình nhân cách và định hướng được một tương lai rõ ràng, thì càng sớm trưởng thành và có nhiều cơ may thành đạt trong việc vào đời và lập thân ở giai đoạn kế tiếp.
3.  Giai đoạn trưởng thành (18- 60 tuổi)
 
  • Tiền trưởng thành (18-25):  Tuổi vào đời và lập thân
 
    r  Đặc điểm tâm lý: Đây là giai đoạn khắc nghiệt nhất của cuộc sống, vì người trẻ giống như chú chim non gieo mình vào bầu trời giông bão của cuộc đời để tạo lập cho mình một cuộc sống. Chính vì thế tuổi thanh niên còn được gọi tên là tuổi vào đời và lập thân. Công việc lập thân này không dễ dàng, nhất là trong thời buổi dư người thiếu việc như hiện nay. Không ít những bạn trẻ đã phải từ bỏ cả những hoài bão và kế hoạch tương lai để kiếm được miếng cơm manh áo trước mắt.
 
       Đích đến của lập thân là: xây dựng được cho bản thân một nghề nghiệp vững chắc; có được một việc làm tốt; tạo lập được sự nghiệp và cơ ngơi; xây dựng được mái ấm gia đình riêng cho mình. Đó là những trận chiến chiến cô độc mà mọi bạn trẻ buộc phải chiến thắng để hoàn tất chặng lập thân này.
 
  r Thách đố đối với việc triển nở nhân cách: Muốn thành công trong cuộc đời, trong việc lập thân, cá nhân cần hội đủ ba điều kiện: thiên thời, địa lợi, nhân hòa.
 
      Yếu tố thiên thời địa lợi tùy thuộc vào thời cơ và hoàn cảnh thuận lợi bên ngoài; nhưng hai yếu tố ngoại tại ấy không thay thế được yếu tố nhân hòa hay nội lực của cá nhân.
 
       Yếu tố nhân hòa chính yếu mà một thanh niên phải có trong việc lập thân chính là “khả năng kết thân”, theo cách nói của nhà tâm lý phát triển Erik Erikson. Đó là sự tự tin, mạnh dạn và cởi mở; là khả năng đối thoại, cộng tác; là kỹ năng đối đầu và dàn xếp những xung khắc cách hòa hoãn.
 
       Khả năng thân giao ấy chỉ hiện diện nơi một người bản lãnh, tự tin, chủ động trong đường hướng của cuộc đời mình. Đó cũng là kết tinh của những phẩm chất tâm lý mà cá nhân đã thủ đắc được trong các chặng phát triển tâm lý trước.      
  • Tuổi tráng niên (25-45)Tuổi ổn định và cống hiến
 
  r  Đặc điểm tâm lý: Trong số các chặng của cuộc đời, giai đoạn tráng niên có vẻ là ít sóng gió nhất vì đã thành công trong bước lập thân Trách nhiệm của tuổi tráng niên là duy trì và phát huy sự nghiệp đã đạt được để bảo đảm cuộc sống cho gia đình và sống cống hiến cho xã hội.
 
   r Thách đố đối với việc triển nở nhân cách: Nếu ai đó vào tuổi tráng niên mà vẫn chưa hoàn tất việc lập thân, thì rất khó lấy lại được những cơ hội đã mất. Hơn nữa, sự chậm trễ này có thể là tiền đề cho những khủng hoảng khác lớn hơn trong các chặng còn lại của cuộc sống.
 
        Còn người đã lập thân thành công lại dễ rơi vào não trạng dừng lại để hưởng thụ, hưởng nhàn, tự thưởng cho mình sau những năm tháng lập thân vất vả, đôi lúc bằng cả những thú tiêu khiển bất chính. Vì vậy người tráng niên phải cẩn trọng với chính mình, không để mình trượt dài trong lối sống quy kỷ, dễ dãi với chính mình, nhưng sống có trách nhiệm với gia đình, người thân.
 
  • Tuổi trung niên (45-60):  Suy thoái & khủng hoảng
 
   r  Đặc điểm tâm thể lý: Ở đỉnh cao của ổn định và thành đạt, khi các bổn phận gia đình đã hoàn tất, lẽ ra sự mãn nguyện của cá nhân phải đạt đến đỉnh điểm, thì nhiều người ở tuổi trung niên lại kinh nghiệm một tâm trạng mệt mỏi, chán chường. Cuộc sống của họ như mất định hướng: những gì trước đây vốn có ý nghĩa và tạo sức bật cho cá nhân (như cơ ngơi, công danh…)  thì nay không còn sức cuốn hút. Từ đó có người đâm ra ngờ vực ý nghĩa của những năm tháng nỗ lực cống hiến trước đây cho gia đình, cho xã hội; số khác thì lại muốn buông xuôi hay sống vội để bù lại những năm vất vả trước kia. Thêm vào đó, sự sút giảm sức khỏe cũng là một nguyền nhân lớn đưa đến khủng hoảng.
 
       Các nhà tâm lý thường gọi tên hiện tượng này là “cuộc khủng hoảng giữa đời” (midlife crisis). Đây là lúc các cá nhân cần dừng lại, xem xét, và đề ra một chương trình sống mới phù hợp hơn. Các nguyên nhân đưa đến cuộc khủng hoảng ý nghĩa giữa đời có thể đến từ những hoàn cảnh sau:
 
  • Do cá nhân bị kiệt lực sau những năm dài cố sức.
  • Do sức khỏe tụt giảm (do các bệnh tiểu đường, tim mạch; do mãn kinh nữ và thoái dục nam...)
  • Đối với phụ nữ, do nhịp sống quen thuộc bị đảo lộn, nhàn rỗi hơn, vì con cái đã rời tổ khiến gia tăng sự trống vắng.
  • Đối với nam giới, những thành công đạt được nay trở nên vô vị; họ không còn ham muốn những thú vui trước đó.
  • Có cái nhìn tiêu cực về tương quan vợ chồng (chán nhau).
  • Vội vã vì cuộc đời bắt đầu về chiều; nhất là đối với những ai chưa thành đạt ở tuổi này.
  • Cảm giác mất mát vì cha mẹ, người thân già yếu, ra đi. Đồng thời lại lo lắng rồi sẽ đến lượt mình.    
 
    r  Thách đố đối với việc triển nở nhân cách: Tuy không phải tất cả mọi người trung niên đều vướng phải cơn khủng hoảng giữa đời, nhưng khủng hoảng này có chiều hướng ngày càng gia tăng trong xã hội hiện đại, khi nhịp sống trở nên căng thẳng hơn, nhiều áp lực hơn, và những nâng đỡ từ các tương quan thân tình với gia đình và bạn hữu ngày càng giảm sút.
 
       Để vượt qua cơn khủng hoảng giữa đời, cá nhân cần đi tìm một ý nghĩa mới và một sự quân bình mới cho quãng đời còn lại nơi những giá trị tinh thần, tôn giáo và các công tác từ thiện, nhân đạo. Đồng thời họ cũng phải sắp xếp một nhịp sống mới phù hợp với tình trạng sức khỏe và quỹ thời gian rỗi rảnh hơn.
 
4.  Giai đoạn lão niên (sau 60): Đối diện quá khứ & vĩnh cửu
 
  r  Đặc điểm tâm thể lý: Gánh nặng đầu tiên đối với tuổi già là suy thoái sức khỏe. Các chứng bệnh đặc trưng của tuổi già là: tim mạch, sút giảm thính giác, thị giác; suy thoái trí nhớ (alzheimer), run tay chân (parkinson), mất ngủ kinh niên (insomnia)... Bên cạnh đó, tương quan xã hội của người già bị thu hẹp. Việc lệ thuộc con cái về vật chất, tinh thần thường gây ra tổn thương, buồn khổ, tủi thân, nhất là khi con cháu phục vụ cách miễn cưỡng, bỏ bê, hay xúc phạm đến cha mẹ ở tuổi già.
 
       Như một nhà buôn thường kết toán tiền bạc vào cuối mỗi ngày kinh doanh, người già không tránh khỏi việc ngồi lại tính sổ đời mình. Công việc này luôn đè nặng ít nhiều trên lương tâm của các cụ.  
 
  • Nếu ai đó đã sống một cuộc đời hữu ích thì cảm thấy mãn nguyện; nhưng rồi lại rơi vào nuối tiếc vì sắp phải bỏ lại đàng sau tất cả những thành quả cả một đời gây dựng.
 
  • Ngược lại, những người có những thất bại, đổ vỡ, bất hạnh trong quá khứ, thì sẽ không tránh khỏi những ray rứt, buồn phiền, vì đã sống cuộc đời mình cách uổng phí.
 
      Tuy nhiên, dù thành công hay thất bại, thì cuối cùng nỗi lo âu hiện sinh về cái chết đang đến đều đè nặng trên mọi người. Đây có thể là thử thách khó vượt qua nhất, vì không một mất mát nào khủng khiếp cho bằng nỗi xao xuyến khi thấy đời mình sắp vụt tắt một cách hoàn toàn và vĩnh viễn.
 
   r Thách đố đối với việc triển nở nhân cách: Để tìm thấy hạnh phúc, bình an, thanh thản ở tuổi già, các vị lão niên cần được sự chăm sóc ân cần của con cháu; được sự cảm thông đối với những chậm chạp, phiền hà của tuổi già; được giúp đỡ để siêu thoát cả với những thành công lẫn thất bại của quá khứ; hòa giải với mọi người và với cuộc sống, và chấp nhận cuộc đời đã qua dù nó như thế nào; can đảm đón nhận thân phận sinh, bệnh, lão, tử của kiếp người. Rút cuộc, chỉ có niềm tin tôn giáo mới hóa giải cách hữu hiệu các bận tâm của tuổi xế chiều: mối dằn vặt đối với quá khứ đã qua, gánh nặng của tuổi già hiện tại, và sự lo âu đối với hư vô đang tới.    
      Phụ chú:  Một số ngưỡng khủng hoảng trong cuộc đời
 
      Như đã nói, khủng hoảng là hiện tượng bình thường trong đời; chúng nổ ra khi sự quân bình/hài hòa nội tại hay ngoại tại của cá nhân bị phá vỡ. Do vậy, để vượt qua khủng hoảng, cá nhân một mặt phải điều chỉnh bản thân, mặt khác phải thích ứng với hoàn cảnh, nhằm tạo lập một thế quân bình mới.
 
      Nếu nhìn đời người như một cuộc leo núi, ta có thể nhận ra bốn cột mốc khủng hoảng lớn sau:
 
                                                 (3)

 
                                                     (2)     
 
        (1)                                     (4)
 
  1. Ở chân núi: Tuổi thiếu niên phải đấu tranh với bản thân để kiến tạo cho mình một nhân cách lành mạnh, độc sáng, và hoạch định được một kế hoạch thực tiễn cho tương lai.
 
  1. Trên sườn núi: Tuổi thanh niên phải vất vả khởi nghiệp và lập thân. Đôi lúc vì sinh kế, họ phải gác bỏ cả những ước mơ để sống một thực tiễn khác với điều họ mong đợi.
 
  1. Đỉnh núi: Ở đỉnh cao thành đạt của tuổi trung niên, thường nổ ra cuộc khủng hoảng về ý nghĩa cuộc sống. Lần khủng hoảng này đôi lúc còn gay gắt hơn cả cuộc khủng hoảng của tuổi thanh niên. Bởi lẽ người trẻ tuy phải lập thân nghiệt ngã, nhưng trên đầu của họ là cả bầu trời xanh hy vọng; trong khi đó tuổi trung niên tuy đang ở đỉnh cao, nhưng lại phải đối diện với một vực thẳm trước mắt.
 
  1. Cuối chân núi: Người già một mặt phải trả lời về quá khứ đã qua, vừa phải chịu đựng gánh nặng của tuổi tác hiện tại, vừa lo âu với hư vô đang tới. Mệt mỏi, buồn chán, lo âu là tâm trạng chung ở cuối đời. Chỉ có cái nhìn siêu thoát hướng đến vĩnh cửu mới thắp lên tia hy vọng và cho sức mạnh bước hết chặng đường cuối đời.
 
      Tóm lại, tuy những khủng hoảng ở các độ tuổi rất khác biệt nhau về tính chất, nhưng các cá nhân ở mọi giai đoạn đều cần có được sáu thái độ tích cực sau đây thì mới có thể vượt qua khủng hoảng để vươn tới.
 
  • Chấp nhận mình. Biết mình và chấp nhận mình, cả khía cạnh tích cực lẫn tiêu cực của bản thân. Luôn có suy nghĩ tích cực về quá khứ và biết rút kinh nghiệm cho tương lai.
 
  • Quan hệ tích cực với người khác. Khi gặp khủng hoảng, cá nhân thường thu mình lại và tự xoay sở giải quyết vấn đề của mình. Vì thế họ không tránh khỏi bị đè bẹp. Người cởi mở và quan hệ tích cực với người khác sẽ tìm được sự trợ giúp và nâng đỡ trong những phút hoạn nạn.
 
  • Tự lực. Tuy nhiên không ai có thể giải quyết các vấn đề thay cho đương sự; họ chỉ có thể tư vấn. Vì vậy cá nhân cần  có thói quen tự lực, tự quyết, có khả năng chịu đựng áp lực xã hội và dám điều chỉnh. Cá nhân phải quyết định với xác tín cá nhân hơn là lụy thuộc vào đánh giá của người đời.
 
  • Hiểu rõ và làm chủ hoàn cảnh. Có cảm thức thực tiễn, tức đánh giá chính xác hoàn cảnh. Biết khai thác, kiểm soát và sử dụng hiệu quả các phương tiện và cơ hội bên ngoài.
 
  • Có mục tiêu soi dẫn cuộc sống. Sống có định hướng; ý thức rõ về mục đích và ý nghĩa của đời mình. Tin rằng dù quá khứ và hiện tại thế nào cũng đều có một ý nghĩa; vấn đề còn lại là phải có lý nghị lực để sống cho tương lai.
 
  • Có tinh thần cầu tiến; sẵn sàng lắng nghe người khác chỉ bảo, đón nhận những kinh nghiệm mới, để ngày càng hiểu biết về mình và trở nên hiệu quả hơn trong cuộc sống.
B-  MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN
 
      Bản ngã - hay cái tôi - là tâm điểm của nhân cách. Nó vừa là chủ thể hành động, vừa chịu tác động của những yếu tố nội tại nơi bản thân (như tính khí, sức khỏe…) hoặc ngoại tại từ môi trường (như giáo dục, các mối tương quan, thời cơ…)
 
      Đâu là những động cơ chi phối sự phát triển bản ngã? Bản ngã ấy phát triển theo những quy luật nào? Khởi đi từ góc nhìn riêng, mỗi trường phái tâm lý đều cố trả lời các câu hỏi, hình thành nên các lý thuyết phát triển trên các phương diện khác nhau. Ở đây chúng ta chỉ tìm hiểu 5 lý thuyết phát triển đặc biệt hữu ích cho công tác giáo dục và huấn luyện:
 
  • Lý thuyết phát triển tâm lý tính dục (theo Sigmund Freud)
  • Lý thuyết phát triển tâm lý xã hội (theo Erik Erikson)
  • Lý thuyết phát triển khả năng nhận thức (theo Jean Piaget)
  • Lý thuyết phát triển phán đoán luân lý (Lawrence Kohlberg)
  • Lý thuyết về chu kỳ tuổi thọ đời sống gia đình  (Becvars)
 
1.  Lý thuyết phát triển tâm lý qua con đường tính dục
 
   r    Khái niệm “dục năng (Libido)
 
      Khi quan sát, lắng nghe và phân tích các bệnh nhân của mình, bác sĩ tâm thần Sigmund Freud (1856-1939) - vị sáng lập ra bộ môn phân tâm học - nhận thấy rằng những vấn đề của họ đều ít nhiều có nguồn gốc từ việc đè nén những “thèm khát khoái cảm” từ tuổi đồng ấu. Freud gọi tên những “thèm khát khoái cảm” ấy là “libido” hay dục năng.
 
       Theo Freud, dục năng thuộc bản năng, vượt tầm kiểm soát của ý thức; nó thúc bách cá nhân đi tìm thỏa mãn lập tức mọi thèm muốn để bảo đảm sự sống của cá nhân và sự sinh tồn giống nòi. Dục năng xuất hiện từ lúc sơ sinh, và mặc những hình thái khác nhau tùy vào mỗi giai đoạn phát triện. Trẻ sơ sinh thì có dục năng dưới dạng nhu cầu ăn, ngủ, bài tiết…; từ tuổi dậy thì, dục năng thể hiện ở sự thèm khát tính dục. Như vậy, khác với người ta nghĩ, dục năng của Freud không chỉ là khát vọng tính dục, nhưng là tất cả các hình thức ham muốn cần cho sự sinh tồn và phát triển của cá nhân. Giả như một trẻ sơ sinh không “thèm bú” (dục năng sơ đẳng) thì trẻ sẽ thế nào? Hoặc mọi người lớn đều không có “thèm khát tính dục” (dục năng tuổi trưởng thành), thì tương lai nhân loại sẽ đi về đâu?
 
   r    Phát triển nhân cách qua các giai đoạn tâm lý tính dục
 
     Cần nhắc lại, Freud hiểu từ “tính dục” theo theo nghĩa rộng là dục năng, bao hàm mọi “thèm muốn khoái cảm” giúp sinh tồn cá nhân và nòi giống. Qua lâm sàng, Freud phát hiện ra rằng, ở mỗi độ tuổi khoái cảm tập trung ở một vùng gợi dục đặc thù (erogenous zone) trên cơ thể. Nhờ được thỏa mãn dục năng đúng mức ở mỗi chặng cuộc đời mà nhân cách được phát triển nở. Sau đây là tiến trình phát triển nhân cách qua 5 giai đoạn phát triển tính dục trong đời người theo tác giả Freud.
 
  • Giai đoạn bú-mút (18 tháng đầu)
 
      Trong các tác phẩm của mình, Freud gọi đây là “giai đoạn miệng” (oral stage), vì vùng khoái cảm của tưởi này tập trung ở vùng miệng. Ngay khi chào đời, trẻ sơ sinh đã biết bú-mút theo bản năng, nhờ đó có thể sống được. Hơn nữa, do thị giác của trẻ chưa hoàn chỉnh trong 6 tháng đầu đời, miệng là cửa ngõ giác quan chính giúp trẻ nhận biết thế giới bên ngoài. Vì thế các cháu hay có thói quen đưa mọi đồ vật vào miệng, cả khi thị giác đã hoàn chỉnh hơn về sau.
 
       Ngoài ra, việc bú-mút-nhai vú mẹ hay núm vú da là nguồn khoái cảm đặc biệt với bé: nó giúp bé giải tỏa căng thẳng. Chính vì thế, khi muốn được yên, bố mẹ chỉ cần cho bé bình sữa hay vú ngậm là yên chuyện! Dư âm của khoái cảm miệng này hãy còn đọng lại ở các độ tuổi lớn hơn: như các trẻ lớn vẫn thích mút tay; người lớn thích hôn nhau khi tỏ tình và hay cắn móng tay khi tâm trạng không ổn. Freud gọi sự quay về với chặng khoái cảm trước là sự “thoái hồi” (regression).
 
      Về phương diện nhân cách, trẻ nhũ nhi chưa ý thức gì về bản thân. Cái tôi của bé thuần túy mang tính sinh học và phản ứng theo bản năng. “Cái tôi sinh học” (biological self) biết đòi thỏa mãn khi đói, khát, nóng, lạnh, đau…. Tiếng khóc là vũ khí rất hiệu nghiệm của trẻ để báo động bố mẽ về sự thiếu hụt nhu cầu của trẻ. Nếu được cung ứng đầy đủ khoái cảm miệng (được bú mút đủ), thì trẻ sẽ trở nên dễ tính, dễ chịu; nếu bị để thèm khát, thiếu thốn, trẻ sẽ quấy khóc và dần dần hình thành nên tính cách lo âu, bi quan, cau có. Ngược lại, nếu một trẻ đã qua tuổi bú mà vẫn không chịu cai sữa để chuyển qua ăn thức ăn cứng, thì sẽ hình thành nơi trẻ một tính cách ù lì, thiếu nỗ lực, bám víu ấu trĩ. Về sau, cá nhân ấy thường trở nên nhu nhược, tụt hậu so với nhịp độ tâm lý của độ tuổi, không đủ sức đương đầu với những khó khăn, thách đố. Freud gọi việc “giậm chân tại chỗ” ấy là hiện tượng “ngưng tụ” (fixation).
 
  • Giai đoạn tập đại tiện  (1.5 đến 3 tuổi)
 
      Trong nguyên bản, Freud gọi tên chặng này là “giai đoạn hậu môn” (anal stage), vì nó liên quan đến những khoái cảm tập trung ở vùng hậu môn đi kèm theo việc đại tiện của trẻ.
 
       Đến tuổi này, các trẻ phải tập “ngồi bô”. Công việc tưởng chừng đơn giản ấy lại rất khó nhọc đối với bé, vì nó đảo lộn thói quen bài tiết tùy tiện trước đó. Việc ngồi bô vô tình trở thành mối bận tâm của cả bé lẫn mẹ: nếu bé đại tiện thành công thì được mẹ thương; ngược lại, sẽ bị mẹ thiếu kiên nhẫn và đánh đòn. Một cách vô hình trung, việc đại tiện để lại những tác động cả trên thể lý và tâm lý của bé.
 
  • Về thể lý, khi đại tiện, cơ hoành ở hậu môn co thắt tạo ra khoái cảm, đồng thời làm giảm sự nặng nề và căng thẳng ở đại tràng. Các trẻ thường cảm nhận được khoái cảm ở vùng hậu môn đi kèm với việc “giữ” hay “tống” phân ấy.
  • Về tâm lý, việc ngồi bô tạo cho bé một căng thẳng về tâm cảm: bé không còn đương nhiên là “số 1” trong mắt mẹ. Trái lại, bé phải cố làm theo ý mẹ để tiếp tục được mẹ yêu, như phải tiêu tiểu đúng giờ, nề nếp trong các sinh hoạt ăn ngủ… Từ đó bé nảy sinh ý thức về “cái tôi xã hội” (social self) của mình: mình không còn là “cái tôi tối thượng”, mà chỉ là một “cái tôi nhỏ bé, yếu ớt” bên cạnh những cái tôi khác. Bé cũng nhận ra mình phải tùng phục các “cái tôi khác”, trước hết là bố mẹ, để đổi lại sự thương yêu. Sự thay đổi vị thế ấy một mặt làm bé hụt hẫng, nhưng cũng tập cho bé điều chỉnh hành vi theo những nề nếp của mọi trường.
 
  • Giai đoạn tò mò giới tính  (3 đến 6 tuổi)
 
      Nguyên văn Freud gọi độ tuổi này là “giai đoạn dương vật” (phallic stage): từ la-tinh “phallus” chỉ biểu tượng ‘dương vật’ của giới tính nam (giống từ ‘linga’ trong văn hóa Ấn giáo).
 
      Khi lên 3-4 tuổi, trẻ ý thức về giới của mình: tôi là trai; bạn Mai là gái. Ý thức về “tôi giới tính” (gender) của trẻ xuất hiện từ lúc đó. Vì đã biết căn cứ vào bộ phận sinh dục để xác định giới tính, nên trẻ thường tò mò thích nhìn bộ phận sinh dục của người khác, nhưng chưa có những ý tưởng xấu, lệch lạc về tính dục như người lớn.
 
      Freud cũng nhận ra rằng, trẻ trai thì tự hào vì mình có dương vật và cảm nhận được khoái cảm khi sờ mó bộ phận ấy. Thế nhưng niềm tự hào này lại mau chóng biến thành nỗi sợ bị (đe dọa) thiến hoạn (castration fear). Nỗi sợ này tiếp tục tồn tại ở những độ tuổi lớn hơn nơi nam giới, dưới dạng bận tâm về nam tính của mình: Tôi sợ mình không là đàn ông thực thụ! Còn trẻ gái thì ghen tị vì mình thiếu dương vật, và ngầm ước cũng có được bộ phận ấy (penis envy). Thế nhưng, khi biết ước mong ấy là hão huyền, trẻ gái chuyển qua ước muốn lập gia đình khi lớn lên và sẽ tự sinh cho mình một bé trai. Trong thực tế, nhiều tác giả phê bình rằng ý kiến của Freud về “sự ghen tị thiếu dương vật” nơi trẻ gái là lệch lạc; nhưng về mặt biểu tượng, điều ấy lại rất đúng với não trạng nữ quyền: đấu tranh đòi bình đẳng giới và bình quyền với nam giới.
 
       Sau cùng, Freud quan sát thấy hiện tượng xung khắc của trẻ từ 3-6 tuổi với cha mẹ đồng giới mà ông đặt tên là “phức cảm Ơ-đíp” (oedipus complex). Tên gọi này bắt nguồn từ một truyền thuyết Hy lạp kể về chàng trai Oedipus - con Vua thành Thèbes - bị lưu lạc từ nhỏ. Khi trưởng thành, do không biết cha mẹ mình, Oedipus đã vô tình sát hại cha trong một cuộc đọ kiếm theo tục lệ để tranh cưới mẹ. Thực ra Freud không có ý đề cao khía cạnh loạn luân của câu chuyện thần thoại; ông chỉ muốn dùng tích truyện ấy để miêu tả một biểu hiện có thật nơi cả trẻ nam lẫn nữ: quyến luyến và muốn độc chiếm cha hay mẹ khác giới; từ đó kình chống cha hay mẹ cùng giới. Nhưng khi lên 5-6 tuổi, trẻ nhận ra mình không thể cạnh tranh nổi quyền lực của cha/mẹ, nên giải quyết xung khắc ấy bằng cách ngoan ngoãn tùng phục và rập khuôn theo cung cách của cha/mẹ đồng giới. Nhờ sự rập khuôn ấy, trẻ được củng cố nam tính hay nữ tính của mình hơn và có sức thu hút, quyến rũ bạn tình sau này.
 
  • Giai đoạn tiềm phục về tính dục (6 tuổi đến dậy thì)
 
      Có một chuyển biến rõ nét trong tâm cảm của trẻ ở tuổi tiểu học: đó là cả trẻ trai lẫn gái đều giảm quan tâm đến vấn đề giới tính, nhưng tập trung tất cả sự hiếu động vào tìm hiểu thế giới, mở mang kiến thức, rèn luyện những kỹ năng trí tuệ và xã hội của mình. Vì vậy Freud đặt tên cho tuổi 6-12 là “giai đoạn tiềm phục” về tính dục (latency stage).
 
        Về tâm cảm, tuổi 6-12 chưa thực sự có nhân cách riêng; do vậy trẻ thường ẩn mình vào nhóm bạn đồng trang lứa. Tuy không mấy quan tâm đến tính dục của bản thân (tiềm phục), nhưng trẻ lại rất kỳ thị về giới: trai chỉ chơi với nhóm trai; gái chỉ vào với nhóm gái. Việc nấp mình vào nhóm bạn đồng giới tạo cơ hội cho trẻ củng cố hơn nữa “cái tôi giới tính”, tức nam tính hay nữ tính của mình. Trẻ nào bị nhóm bạn đồng giới loại trừ, thì dễ rơi vào hoang mang, nghi ngờ căn tính giới tính (gender identity) của mình.
 
       Tương quan của tuổi tiềm ẩn với quyền bính rất ôn hòa: ngoan ngoãn, dễ bảo, không còn phản kháng với cha mẹ như giai đoạn tò mò tính dục hay giai đoạn dậy thì tiếp theo.
               
  • Giai đoạn hoạt động tính dục  (từ tuổi dậy thì trở đi)
 
      Ở tuổi dậy thì, những ham muốn tình dục chôn vùi ở giai đoạn tiềm phục nay tái bùng phát mạnh mẽ. Đối tượng khoái cảm của cá nhân giờ đây chuyển sang người khác phái và tiến dần đến việc thành hôn đảm nhận đời sống gia đình ở cuối giai đoạn này. Sự xuất hiện của những cuốn hút tính dục, các mộng tưởng tình dục, kinh nghiệm về khoái cảm thể xác và khả năng đạt cực khoái… một mặt làm người trẻ vui thích, mặt khác gây nên sự xấu hổ, sợ hãi và mặc cảm tội lỗi. Thiếu niên cần tập luyện để điều hợp những xung động tính dục mới xuất hiện và học một thái độ nghiêm túc với tính dục và hôn nhân.
 
       Thế nên, sự chín muồi của khả năng truyền sinh nơi thiếu niên chỉ là bước khởi đầu của “cái tôi trưởng thành”, bởi lẽ - theo Freud - không ít người không vượt qua được chặng “đồng tính luyến ái” của tuổi thiếu niên (hiện tượng ngưng tụ), tức có những khám phá và “trò chơi tính dục” với bạn thiếu niên đồng giới, vì chưa đủ bản lãnh và tự tin để chinh phục một người bạn khác giới. Chỉ khi cá nhân tiến đến được hôn nhân dị giới, đủ sức đảm nhận chức năng vợ-chồng, bố-mẹ trong gia đình và các vai trò xã hội khác một cách trưởng thành, thì cá nhân ấy mới đạt đến “nhân cách trưởng thành và sung mãn”. Vì thế, một cá nhân có nhân cách trưởng thành phải vững chãi về phái tính của mình, tức chấp nhận căn tính giới tính của mình và hành xử đúng theo phái tính ấy. Đồng thời phải có đủ năng lực đảm nhận cách đúng đắn các bổn phận hôn nhân (hay tương đương) và bổn phận xã hội của họ.
        Kết luận: Freud thường bị phê phán đã quá thổi phồng tác động của tính dục trên sự phát triển nhân cách. Thật ra, Freud không phủ nhận vai trò của các yếu tố khác trên việc phát triển nhân cách. Lý thuyết của ông chỉ muốn nhấn mạnh yếu tố tính dục trên tiến trình phát triển thường bị các tác giả khác bỏ quên hoặc né tránh. Đồng thời Freud cũng muốn minh chứng rằng, việc thỏa mãn đúng mức và đúng cách dục năng của cá nhân ở mỗi độ tuổi, sẽ giúp tăng trưởng cách lành mạnh các “cái tôi” khác nhau của bản ngã, hướng đến xây dựng một nhân cách trưởng thành. Các cái tôi khác nhau của bản ngã gồm:
 
  • Một cái tôi sinh học đòi được bú mớm và yêu thương;
  • Một cái tôi xã hội cần an toàn và hài hòa với cái tôi khác;
  • Một cái tôi giới tính nhận biết phái tính của mình, chấp nhận nó và vững chãi trong căn tính tính dục của bản thân; 
  • hướng tới cái tôi tính dục trưởng thành, chững chạc trong nhân cách, có tương giao lành mạnh với mọi người; sống trách  nhiệm đời sống hôn nhân và xã hội. 
 
       Dầu sao, không lý thuyết nào là một khẳng định chắc nịch, hay là lời giải thích minh nhiên về một hiện tượng; chúng chỉ muốn đưa ra một giả thiết. Cũng vậy, Freud chỉ nêu lên một giả định rút tỉa từ kinh nghiệm trị liệu của ông: đó là có sự gắn kết chặt chẽ giữa sự phát triển nhân cách với tiến trình phát triển tính dục. Dù ai có chống lại lập trường của Freud, thì cũng phải nhận rằng lý thuyết của ông có một phần đúng với bản thân họ và được ứng dụng rất hiệu quả trong trị liệu. Các điều ấy biện minh cho sự đúng đắn và giá trị của lý thuyết của Freud.
 
2. Lý thuyết phát triển tâm lý qua tương giao xã hội
 
     Khác với Freud, nhà phân tâm Erik Erikson (1902-1990) chủ trương rằng nhân cách thành hình và phát triển nhờ vào những mối tương giao xã hội. Erikson chia đời người làm tám giai đoạn; mỗi giai đoạn có một đối tượng tương giao quan trọng riêng. Khi cá nhân giải quyết ổn thỏa mối tương giao với đối tượng riêng của mỗi giai đoạn, thì sẽ đạt được một phẩm tính tâm lý tạo điều kiện cho sự phát triển ở các chặng kế tiếp.
 
  • Từ 0-1 tuổi:  Phẩm tính Tin cậy đối lại với bất an, nghi ngại
 
      Đối tượng tương quan có ý nghĩa của tuổi này là mẹ yêu. Nếu một trẻ được chăm sóc, yêu thương đầy đủ từ người nuôi dưỡng sẽ có được phẩm tính tin cậy đối với ngoại cảnh. Chính thái độ tin cậy từ tuổi sơ sinh sẽ đặt nền móng cho thái độ tin tưởng lạc quan trong cuộc sống về sau, vì trẻ cảm nhận thế giới là một nơi an toàn.
 
  • Từ 2-3 tuổi:  Phẩm tính Tự chủ đối lại nhút nhát, hoài nghi
 
      Đối tượng tương quan có ý nghĩa của tuổi này là mẹ quyền lực. Tuổi lên 2-3 bắt đầu khám phá thế giới hành vi của mình và muốn làm theo ý riêng. Thế nhưng, trẻ luôn bị khép vào kỷ luật của người lớn: phải ngồi bô, phải ăn cái này, phải làm cái nọ… Nếu một trẻ bị răn đe khắt khe, sẽ đâm ra nhút nhát, rụt rè và hoài nghi bản thân. Ngược lại, nếu được khuyến khích, cổ vũ thì trẻ sẽ sớm có được những nề nếp, tự chủ, tự lập.
 
  • Từ 3-6 tuổi:  Phẩm tính sáng tạo đối lại mặc cảm sai lỗi
 
      Tới tuổi mẫu giáo, trẻ va chạm với một đối tượng ít an toàn nhưng cạnh tranh hơn: đó là anh chị và bạn mẫu giáo lớn hơn. Bắt nạt, ẩu đả khi vắng mặt người lớn là chuyện thường xuyên. Một trẻ có được sự an toàn sẽ trở nên năng động, sáng tạo, dám đối đầu với những thách thức. Cũng ở tuổi này, trẻ bắt đầu tập tự lo liệu cho các sinh hoạt của bản thân (ăn, ngủ, vệ sinh). Nếu một trẻ không tạo được thói quen trách nhiệm, sẽ cảm thấy bất an và mặc cảm sai lỗi. Cần giúp trẻ sáng tạo và tập trách nhiệm bằng lời khen và khuyến khích để trẻ lập thành tích.
 
  • Từ 7-12 tuổi:  Phẩm tính khéo léo đối lại với tự ti
 
      Đây là độ tuổi học cấp I. Trẻ cần có tài khéo (học giỏi, chơi giỏi) để cạnh tranh và được nhóm bạn đồng giới đón nhận. Nếu ở tuổi trước, sự sáng tạo đưa trẻ khám phá những kinh nghiệm mới, thì ở tuổi này trẻ cần thêm sự siêng năng để trau giồi những kiến thức và kỹ năng ở trường. Nếu thành công, trẻ sẽ trở nên ham thích học hỏi, và ngày càng phát triển.  Nếu trẻ thua sút, kém cỏi sẽ đâm ra tự ti, chủ bại. Vì vậy, nhà giáo dục cần kích thích các em phát huy tính chủ động, sáng tạo; đặc biệt phải giúp các trẻ yếu kém cố tự tin, năng động, siêng năng hơn. Cũng vậy, cần tránh không để trẻ nào bị nhóm loại trừ.
 
  • Từ 13-20 tuổi:  Tạo lập được nhân cách riêng
              đối lại với  hoang mang về căn tính của mình
 
       Đối tượng tương giao chính của tuổi thiếu niên là bản ngã của em. Tuổi thiếu niên quan tâm tìm câu trả lời: tôi là ai; tôi quan tâm đến những điều gì; tôi sẽ đi về đâu trong cuộc đời? Những câu hỏi như thế thúc đẩy thiếu niên đi tìm cho mình một căn tínhđịnh hướng cho mình một tương lai. Công việc này không đơn giản, vì đã bắt đầu tiếp cận với cuộc sống của người lớn (tiêu tiền, đi làm thêm, yêu đương, xã giao…), kể cả nguy cơ tiêm nhiễm những tệ nạn xã hội, nhưng lại chưa đủ bản lĩnh và suy nghĩ chín chắn để quyết định đúng đắn.
 
      Thay vì kiểm soát, cấm đoán thiếu niên như trẻ con, phụ huynh nên hướng dẫn và tạo cơ hội cho em cọ xát với thực tế, tập cho em đảm nhận từ từ những vai trò của người trưởng thành; đồng thời hướng dẫn em chọn một nhân cách lành mạnhmột hướng đi đúng đắn cho tương lai. Bao lâu một thiếu niên chưa hoàn tất được hai nhiệm vụ này, bấy lâu trẻ ấy còn mông lung về bản thân và về tương lai.
 
        Trong số các chặng phát triển trong đời người, Erikson cho rằng chặng định hình nhân cách ở tuổi thiếu niên là quyết định nhất. Nếu một trẻ đạt được các phẩm tính tâm lý của 4 giai đoạn trước, thì sẽ gặp nhiều thuận lợi trong việc định hình nhân cách ở giai đoạn này. Nói như thế, không có nghĩa là những trẻ kém may mắn trước đó, sẽ không thực hiện được việc định hình nhân cách. Nếu có ý chí và nghị lực tốt, có bản lãnh cao, và được hướng dẫn chỉ bảo trong tuổi thiếu niên, thì các trẻ sau vẫn có thể bứt phá, hóa giải những bất lợi, tận dụng thời cơ, phát huy những thế mạnh của cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ tâm lý của giai đoạn này.
 
      Tóm lại, chặng thiếu niên giống như cái bản lề nối hai chặng tuổi thơ và trưởng thành. Do vậy, mọi thiếu niên đều cần được hỗ trợ và hướng dẫn sâu sát, để không lỡ mất cơ hội duy nhất xây dựng một bản lề chắc chắn cho đời mình.   
 
  • Từ 20-30 tuổi:  Khả năng thân tình đối lại với xa lánh
 
      Đối tượng tương giao của tuổi vào đời là vật lộn với đời để lập thân. Để thành công, người thanh niên cần có khả năng kết thân cả trên lãnh vực làm ăn, tình yêu, giao tế xã hôi… Khả năng kết thân này thường kết tinh từ những phẩm tính tâm lý của các giai đoạn trước: tự tin và bản lĩnh; biết đối thoại và hợp tác; không ngại đối diện những xung khắc, nhưng biết cách dàn xếp các xung khắc ấy cách ôn hòa.
 
      Một thanh niên càng có khả năng thân tình và kết thân cao, thì tiềm năng thành đạt, thành danh, thành gia thất của người ấy càng lớn. Ngược lại, một thanh niên nhút nhát, xa lánh, có nguy cơ trơ trọi mãi mãi trong ốc đảo của mình. Thực tế đã chứng tỏ cho thấy điều đó nơi các thanh niên. 
      
  • Từ 30-60 tuổi:  Sống cống hiến đối lại với co rút, bế tắc
 
      Đối tượng tương giao của tuổi trưởng thành là trách nhiệm của bản thân. Sau thời gian vất vả lập thân và đã ổn định cuộc sống, sẽ xảy đến cám dỗ hưởng nhàn, ích kỷ, tìm bù trừ. Người có nhân cách lành mạnh luôn chọn sống trách nhiệm và sinh ích cho đời. Erikson gọi phẩm tính ấy là sinh sản hay cống hiến (generativity). Ngược lại, người quy kỷ, hoặc không lập thân thành công sẽ lâm vào co rút, bế tắc.
  • Trên 60 tuổi:  Sự toàn vẹn cuối đời đối lại với thất vọng
 
      Tuổi già thường nhìn lại quá khứ và lượng giá lại đời mình. Nếu có được cuộc đời tươi đẹp, thành đạt, ý nghĩa (dù không thiếu những phong ba), thì cá nhân cảm thấy mãn nguyện, vì đã sống đời mình toàn vẹn. Ngược lại, người có cuộc đời họ dang dở, u uất, sai lầm, thất không còn cơ hội làm lại, thì cảm giác tuyệt vọng sẽ xâm chiếm và khuynh đảo tâm hồn họ. 
 
      Theo Erikson, chỉ có thể đánh giá sự thành đạt của nhân cách hay thành nhân vào chặng cuối đời này. Sự thành nhân ấy khác với thành công hay thành đạt bên ngoài, nhưng là sự thành toại, mãn nguyệnthanh thản nội tâm dù đời mình thành công ra sao. Thế nên, cho dù cuối đời của một người không mấy sáng sủa, thì người ấy vẫn còn cơ hội biến màu đen u ám ấy thành màu tươi sáng hy vọng, nếu họ biết chấp nhận quá khứ; tự hòa giải và tha thứ cho những lầm lỡ của mình; khao khát vươn lên; thanh thản với sự chết đang đến. Đó chính là bí quyết làm cho cuộc đời nên toàn vẹn ở giây phút cuối đời. Đôi lúc, một cá nhân không thể tự thực hiện công việc “lột xác” ấy; họ rất cần sự thông cảm, nâng đỡ, khuyên bảo, ủi an để hoàn tất đời mình trong sự toàn vẹn.  
 
3. Lý thuyết phát triển khả năng nhận thức
 
     Jean Piaget (1896-1980) - nhà tâm lý Thụy sĩ - đã nghiên cứu cách quy mô khả năng học hỏi nơi các độ tuổi. Ông ghi nhận bốn giai đoạn nhận thức căn bản nối tiếp nhau giữa các độ tuổi.
 
a- Giai đoạn cảm giác & vận động: từ 0 đến 2 tuổi
                         (Sensory Motor Period)
 
      Trong hai năm đầu, trẻ xây dựng hiểu biết về ngoại giới qua việc phối hợp tri nhận của giác quan đưa đến vận động thể xác: chẳng hạn ai đó giơ cao cây roi trước mặt trẻ (tri giác), trẻ liền nhắm tít mắt và co rúm người lại (vận động). Nhận thức của bé hãy còn là cái biết do kinh nghiệm, chưa được khái quát hóa thành khái niệm. Ví dụ, sau lần bị phỏng, bé “biết” bằng kinh nghiệm rằng lửa thì nóng. Tuy chưa có khái niệm trừu tượng: lửa = nóng; nhưng sau lần ấy bé sẽ rút tay khỏi tất cả những gì có hình dáng ngọn lửa (như bóng đèn quả nhót).
 
      Sau đây là tiến trình hiểu biết của bé trong 2 năm đầu đời, theo quan sát của Piaget.
 
  • 4 tháng đầu: Bé chỉ mới có phản ứng sinh học với ngoại giới bằng cách khóc hay cọ quậy khi đói, lạnh, nóng, ướt… Ngoài ra bé bắt đầu biết đáp trả mẹ bằng ánh mắt, nụ cười, hay hành vi vận động lập đi lập lại (như chơi trò ú…à!).
 
  • 4 - 8 tháng: Bé biết rằng có các đồ vật hiện hữu bên ngoài bé; vì vậy muốn chụp bắt đồ chơi có màu sặc sỡ hoặc tạo âm thanh. Cũng vậy, bé nắm được một số quy luật tương tác của ngoại vật: như nếu thả bóng ra thì bóng rơi xuống; khi bóng chạm đất thì lại tưng lên. Nắm được quy luật ấy bé có thể điều khiển động tác buông và bắt bóng.
 
  • 8 tháng: Tâm trí bé có thể lưu giữ hình ảnh của đồ vật bên ngoài. Trước đó, nếu ta lừa bé giấu con gấu bé đang chơi, thì bé thản nhiên xoay qua chơi với thứ khác. Từ tháng thứ 8, bé sẽ loay hoay kiếm gấu bông cho bằng được. Điều đó chứng tỏ bé đã có khả năng ghi nhớ trong tâm trí hình ảnh các đồ vật, nhất là những đồ vật bé yêu thích.
 
  • Từ 18 tháng: Đây là tuổi biết đi và biết nói. Tư thế đứng thẳng khả năng ngôn ngữ là hai bước đột phá lớn trong tiến trình tiến hóa loài người. Khi đứng thẳng được, bé sẽ nhìn chụp xuống ngoại giới cách bao quát hơn; khi biết nói, các ngôn từ sẽ cho phép bé sở hữu ngoại giới hiệu quả hơn; nâng cao trí tưởng tượng và khả năng tư duy hơn; bày tỏ tình cảm của mình dễ dàng hơn. Khi nói được, bé cũng hiểu được các chuyện kể; nhờ đó thế giới của bé được mở rộng vào vùng đất của trí tưởng tượng.
  • Giai đoạn tiền thao tác tư duy (2-7 tuổi) 
        (Pre-operational Thought Period)
 
      Piaget dùng từ “thao tác” (operations) để chỉ các hành vi tư duy có chiến thuật. Ở độ tuổi từ 2-7, trẻ chưa biết tư duy có phương pháp; do vậy Piaget gọi chặng suy nghĩ này là giai đoạn tiền thao tác tư duy. Cách suy nghĩ của tuổi này chỉ hoàn toàn bộc phát, chủ yếu dựa trên trực giác, trực quantưởng tượng để hình dung sự vật hay giải quyết một công việc; ngoài ra trẻ cũng biết diễn đạt sự hiểu biết của mình bằng ngôn từ, hình ảnh, hay các nét vẽ biểu tượng.
 
      Ví dụ cô giáo trao cho bé 1 cây bút kèm theo 5 nắp bút có kiểu dáng và kích cỡ khác nhau, rồi yêu cầu bé gắn đúng nắp của cây bút. Thông thường bé có thể tìm đúng nắm bút bằng một trong ba cách sau:
 
  • Tình cờ chọn đúng mà không hiểu tại sao (trực giác).
  • Nhắm chừng một nắp mà bé cảm thấy có vẻ vừa với cây bút (tưởng tượng).
  • Thử từng nắp bút cho đến khi tìm đúng (trực quan).
 
      Ngoài ra, Piaget còn nhận thấy rằng khả năng lập luận của tuổi tiền tư duy hãy còn rất hạn chế. Bé chưa có khái niệm về tính ổn định về khối lượng, số lượng (permanence of mass, quantity…) Ví dụ cô đưa cho bé hai ly giống nhau chứa hai lượng nước bằng nhau; sau đó cô đổ nước từ một trong hai ly vào một ly cao và hẹp. Nếu hỏi bé ly nào nhiều nước hơn, bé sẽ dựa vào trực quan để trả lời rằng nước trong ly cao và hẹp nhiều hơn, vì thấy sao nói vậy!
 
       Cũng vậy, bé chỉ mới có thể phân loại đồ vật dựa vào một tiêu chí: hoặc màu sắc, hoặc hình dáng. Do vậy, nếu trao cho bé một rổ lẫn lộn các hình khối tam giác, vuông, tròn (3), với ba màu xanh, đỏ, vàng (3); rồi yêu cầu bé phân loại. Hầu hết các bé chỉ chia được thành 3 nhóm: hoặc theo hình dáng, hoặc theo màu mà thôi. Còn bạn, bạn phân được bao nhiêu loại?
c-  Giai đoạn thao tác tư duy cụ thể  (7-11 tuổi) 
             (Concrete Operations Period)
 
      Độ tuổi cấp I đã có chiến thuật tư duy, nhưng hãy còn phải bám vào sự vật cụ thể bày ra trước mắt hoặc trong trí. Chẳng hạn trẻ làm toán bằng đũa; nếu không có đũa, chúng phải nhẩm “đũa” trong đầu. Vì chưa có khả năng tư duy những điều trừu tượng, không gắn với kinh nghiệm trực quan, tuổi thao tác tư duy cụ thể không thực hiện được phép tính: 3 - 5 = ?. Lý do vì trong thực tiễn 3 < 5, nên làm sao trừ được cho 5. Chỉ đến khi đạt khả năng tư duy trừu tượng, trẻ mới suy đoán được rằng: tôi có 3 đồng, mẹ muốn vay 5 đồng; muốn cho mẹ vay tôi phải đi mượn nơi khác 2 đồng mới đủ. Suy ra: 3 - 5 = -2.
 
      Về khả năng nhận thức các sự vật, trẻ tiểu học đã có được khái niệm về tính ổn định trọng lượng, khối lượng, số lượng; biết phân biệt dựa trên đa tiêu chíhoán đổi phương trình bậc 1. Ngoài ra, chúng có trí nhớ thuộc lòng rất cao dù không hiểu nội dung bài (học vẹt). Nhà giáo dục cần biết các đặc điểm trí tuệ này của trẻ để chọn phương pháp truyền đạt phù hợp.
 
d-  Giai đoạn thao tác tư duy hình thức hay trừu tượng  
            (Formal Operations Period):  Tuổi tiền dậy thì
                                                                                                                                                                                                      
       Bước vào tuổi tiền dậy thì, trẻ chớm nở khả năng “tư duy hình thức”, tức tư duy với những giả thiết trừu tượng, lôgíc, và khái quát, vượt trên các sự vật cụ thể. Chẳng hạn ở chặng thao tác tư duy cụ thể, nếu muốn chứng minh mệnh đề: [A > B; mà B > C, à A > C], giáo viên cần bày các vật cụ thể được gọi tên là A, B, C ra trước mắt thì trẻ mới kiểm chứng được lập luận bắc cầu trên. Thế nhưng ở tuổi tư duy hình thức, trẻ có thể giải bài toán ấy mà không quan tâm nội dung A, B, C là gì. Vì thế chương trình giáo dục đưa vào bậc trung học nhiều môn học có những khái niệm và công thức trừu tượng, như toán đại số, vật lý, hóa học. Các môn học này giúp trẻ trau giồi để ngày càng nhuần nhuyễn các kỹ năng tư duy trừu tượng hơn.
       Trong thực tế, khả năng tư duy trừu tượng không chỉ ứng dụng nơi bài vở, nhưng vào cả đời thường, như lên kế hoạch tính toán cho cuộc sống, hay dự phòng các tình huống tương lai. Do vậy, bên cạnh việc học tập ở trường, thiếu niên cần rèn luyện óc thực tiễn để tập đảm nhận những thực tế của đời sống.
 
4.  Lý thuyết phát triển phán đoán đạo đức
      Theo Lawrence Kohlberg (1927-1987)
 
       Mặc dù Piaget cũng nghiên cứu nhận thức đạo đức của trẻ em, nhưng Kohlberg mới là tác giả đưa ra lý thuyết hệ thống nhất về khả năng phán đoán đạo đức của các độ tuổi. Theo Piaget, có một bước chuyển quan trọng trong nhận thức đạo đức từ nền đạo đức dị trị (heteronomy) hành xử theo sự áp đặt, thưởng phạt, khen chê của người khác, sang nền đạo đức tự trị (autonomy) dựa vào phán đoán lương tâm của cá nhân.
 
        Kế thừa con đường của Piaget, Kohlberg cũng cho rằng sự phát triển nhận thức đạo đức hệ tại ở việc nội tâm hóa các giá trị bên ngoài (dị trị), để biến chúng thành những giá trị của bản thân (tự trị). Sau 20 năm nghiên cứu các độ tuổi khác nhau ở 27 quốc gia, Kohlberg ghi nhận rằng phán đoán đạo đức được phát triển qua 3 cấp độ: cấp độ tiền quy ước, quy ước và hậu quy ước. Mỗi cấp độ ấy lại chia thành hai xu hướng nhỏ. Trước khi đi vào từng cấp độ, hãy lược qua cách trắc nghiệm luân lý của Kohlberg và hai khái niệm phán đoán đạo đứcquy ước.
 
  • Định nghĩa “phán đoán đạo đức” và “quy ước”
  • Phán đoán đạo đức thì liên quan đến giá trị tốt-xấu của một hành vi tương ứng với thái độ luân lý của người làm hành vi đó. Chẳng hạn câu nói “cô Tấm khéo tay” chỉ là một nhận xét khách quan; nhưng câu nói “cô Tấm ngoan hiền” lại là một phán đoán đạo đức.
  • Quy ước là những thỏa thuận minh nhiên hoặc mặc nhiên giữa các cá nhân hay cộng đồng, nhằm bảo đảm tiện ích chung cho cộng đồng và mọi phía đối tác. Quy ước minh nhiên là những thỏa thuận, qui định, luật lệ thành văn như luật giao thông; còn qui ước mặc nhiên tuy không được ký kết trên văn bản, nhưng những ai có lương tri đều cảm thấy cưỡng lực từ bên trong phải tuân thủ; chẳng hạn như quy tắc “kính trên, nhường dưới”
  • Thực nghiệm của Kohlberg
 
       Để tiến hành khảo sát, Kohlberg đã thiết kế các “bài toán đạo đức”. Dựa vào câu trả lời theo đa số của mỗi độ tuổi, Kohlberg xây dựng lý thuyết về tiến triển phán đoán đạo đức nơi các độ tuổi. Sau đây là một vài “bài toán” mẫu.
  • Lan giúp mẹ rửa ly, chẳng may đánh vỡ 10 cái ly; Lâm trèo lên kệ lấy trộm kẹo, làm vỡ 2 cái ly. Vậy, em nào nặng tội hơn? Hầu hết trẻ dưới 7 tuổi cho là Lan, vì làm vỡ nhiều ly hơn. Lối trả lời ấy hãy còn dựa vào đạo đức dị trị, lấy xử phạt của bố mẹ làm tiêu chuẩn. Ngược lại, các trẻ theo đạo đức tự trị đã biết phán xử dựa vào ý hướng của mỗi đương sự khi hành động: Lâm có ý xấu nên nặng tội hơn.
  • Một người đàn ông có vợ bị ung thư, nhưng không đủ tiền để mua liều thuốc có thể chữa vợ ông khỏi bệnh. Thế là ban đêm ông đã lẻn vào hiệu thuốc đánh cắp thuốc. Ông ta có được phép hành động như thế không? Tại sao? Bạn sẽ xử lý hình sự ông ta thế nào? Bạn nghĩ gì về chủ hiệu thuốc? Ông ta có đúng khi tăng giá thuốc quá cao không? Trong thực tế, các bài toán loại này cũng “hóc búa” cả với người lớn.
 
  • Ba cấp độ phát triển phán đoán đạo đức theo Kohlberg
 
  1. Cấp độ phán đoán tiền-quy-ước  (Pre-conventional Level)
 
      Dưới 10 tuổi. Đây là cấp độ đạo đức quy kỷ, lấy tiện ích của bản thân làm chuẩn hành vi. Ở tuổi này, các trẻ chưa nhận thức được giá trị tự tại của các quy chuẩn đạo đức, nhưng chỉ lấy ích lợi cá nhân và thưởng phạt của người lớn làm tiêu chuẩn phán đoán hành vi. Có thể nhận thấy hai xu hướng đạo đức phổ biến của cấp độ tiền quy ước này.
 
  • Xu hướng đạo đức dị trị, dựa vào thưởng phạt (Punishment and Obedience Orientation). Phán đoán luân lý, đạo đức của trẻ hoàn toàn dựa vào những cấm đoán và thưởng phạt của người lớn: em nên hay không nên làm điều ấy vì bố mẹ bảo như thế; vì nếu không bố mẹ sẽ phạt.
 
  • Xu hướng đạo đức quy kỷ (Self-interest Orientation): Điều gì đem lại tiện ích cho tôi đều là tốt. Tôi thích kem, vậy kem là tốt. Sau đó tôi bị sâu răng, kem trở thành xấu. Hết đau răng, tôi lại ăn kem vô tội vạ! Cũng vậy, trẻ cư xử dựa vào quy tắc trao đổi thực dụng chứ chưa biết căn cứ vào giá trị tương đương, như sẵn sàng đổi món đồ chơi đắt giá của mình lấy món đồ chơi rẻ tiền của bạn mà mình thích.
 
  1. Cấp độ phán đoán theo quy-ước (Conventional Level)
 
     Khoảng 10-13 tuổi.  Đây là cấp độ đạo đức nệ luật. Việc giữ luật ở đây không do ý thức về giá trị của luật lệ; nhưng tôi phải hết sức tôn trọng mọi luật - từ luật chơi cho đến các luật lệ khác - để được cộng đồng đón nhận, để không bị nhóm loại trừ. Hai xu hướng của cấp độ đạo đức nệ luật này:
 
  • Xu hướng đạo đức trung thần (Loyalist Orientation). Không còn sợ thưởng phạt như tuổi ấu nhi, trẻ 10-13 tuổi đề cao nhiều hơn sự tin cậy, liên đới và trung tín giữa các thành viên, và lấy đó làm nền tảng phán đoán luân lý. Vì vậy trẻ giữ luật vì muốn được nhìn nhận là con ngoan, trò giỏi.
 
  • Xu hướng đạo đức nệ luật (Legalist Orientation). Do rất lụy thuộc vào nhóm và cộng đồng, trẻ không chỉ giữ luật cho mình mà còn xét nét việc tuân giữ luật của thành viên khác. Trẻ phê phán đạo đức dựa vào các quy định của xã hội, vào công lý, luật pháp và bổn phận. Đây hãy còn là sự nô lệ lề luật, chứ chưa thực sự do ý thức về giá trị của luật lệ.
  1. Cấp độ phán đoán hậu-quy-ước (Post-conventional Level)
 
     Từ tuổi thiếu niên trở đi. Đây là cấp độ đạo đức quy nhân & dựa trên lương tri: “Luật vị con người, chứ con người không vị luật”. Cá nhân ở cấp độ hậu quy ước đã nhập tâm các giá trị và lấy phân định theo lương tâm/lương tri; tự mình ấn định những chuẩn mực hành xử đạo đức cho bản thân. Hai xu hướng:
 
  • Xu hướng đạo đức theo giao kèo xã hội (Social contract Orientation). Chỉ xem luật như giao kèo xã hội, nhắm phục vụ quyền lợi con người. Do vậy một luật pháp đúng đắn phải vị nhân sinh. Vì thế mọi thể chế công minh đều cần có hệ thống tư pháp để giám sát, kiểm tra các quyền hành pháp lẫn lập pháp theo tiêu chí “vị nhân sinh” vừa nói. Hơn thế, ngoài các tòa án hình pháp, nhiều quốc gia còn có Tòa án hiến pháp để thường xuyên thẩm định tính chất “vị nhân sinh” của các đạo luật. Khi cần, Tòa hiến pháp ấy sẽ buộc phải tu chính - ngay cả hủy bỏ - những luật không bảo đảm được các quyền con người.
 
  • Các nguyên lý đạo đức phổ quát (Universal Ethical Principles). Các luật pháp và quy ước xã hội chỉ hợp pháp khi được xây dựng trên nền tảng tôn trọng các nguyên lý đạo đức phổ quát cao hơn như nhân phẩm, bình đẳng, bác ái, công lý, nhân quyền… Vì thế khi xảy ra xung khắc giữa pháp luật và lương tâm, cá nhân phải cản đảm tuân theo tiếng lương tâm, cho dù điều ấy nguy hiểm đến tính mạng. Chỉ những người trưởng thành, ý thức, tự do, mới sống đúng được xu hướng đạo đức phổ quát này.
      Tóm lại, các chặng phán đoán luân lý theo Kohlberg tương ứng với mức nhận thức (lý trí) và ý thức (lương tâm) của mỗi cá nhân hơn là  gắn với các độ tuổi. Hẳn nhiên, do sự non nớt về nhận thức và kinh nghiệm sống, các trẻ nhỏ không thể đạt đến cấp độ luân lý hậu quy ước; thế nhưng không phải là mọi người trưởng thành đều đạt được cấp độ luân lý cao nhất ấy. Trái lại, có rất nhiều người đã ở tuổi trưởng thành mà hãy còn sống theo nền đạo dức dị trị và thực dụng của cấp độ thứ nhất; vì thế giữa tri với hành nơi họ hãy còn một khoảng cách lớn lao. Những số liệu thống kê của Kohlberg về hành vi đạo đức nơi người trưởng thành đáng cho ta suy nghĩ về nền giáo dục nhân bản!
  • 62% người ở tuổi 36 hãy còn sống theo đạo đức nệ luật;
  • Trước tuổi 20-22, khó có thể đạt đến chặng đạo đức thỏa thuận hay giao kèo xã hội;
  • Chỉ từ 6-10% người trưởng thành vươn tới cấp độ luân lý hậu-quy-ước.
 
5.  Chu kỳ tuổi thọ của một gia đình
Theo lý thuyết của Bekvars (năm 1996)
 
      Tuổi thọ của một gia đình được tính từ thời điểm hai người thành hôn về mặt pháp lý hay chưa thành hôn nhưng lại có con chung, cho đến khi một trong hai qua đời (lý thuyết này không lưu ý đến ly dị). Tuy đây là lý thuyết phát triển của gia đình nhưng cũng liên quan mật thiết đến sự phát triển của cá nhân sống bậc hôn nhân. Chu kỳ của gia đình bao gồm 9 thời kỳ:
  1. Độc thân: Chọn bạn đời và chuẩn bị hôn nhân.
  2. Mới cưới: Cả hai bên đều phải có những điều chỉnh và thay đổi căn bản để thích nghi với đời sống chung.
  3. Sinh con: Thêm nỗi lo; nhu cầu gia đình tăng; gia đình phải có sự thích nghi giữa các thế hệ ông, bố, cháu.
  4. Con sắp đi học: Phải lo lắng nhiều hơn; tốn thêm thời gian; vợ chồng mất bớt sự riêng tư; phải đối phó với bọn trẻ.
  5. Con đi học: Thêm những tương quan xã hội mới vì con cái: bận bịu hơn; phải lo lắng nhiều khoản hơn; phải phân bố thời gian dành cho con cái và riêng tư vợ chồng.
  6. Con dậy thì: Lo lắng với những phát sinh mới; đối diện với cá tính con cái, với những xung khắc mới, với sức ép của công việc và những trọng trách với gia đình và xã hội.
  7. Con ra tự lập: Con lên đại học, đi làm xa, lấy vợ lấy chồng. Vợ chồng thêm những ưu tư về con cháu; lo lắng sắp về già; có những thay đổi trong công việc và tương quan vợ chồng; lo lắng không còn đủ thời gian để hiện thực hóa những dự phóng trong đời.
  8. Trung niên: Bận tâm về sức khỏe; đón nhận dâu rể; bận tâm về cha mẹ đã già; lo lắng về cuộc sống sắp về hưu, về những việc còn dang dở không đủ sức hoàn tất
  9. Về hưu: Đối diện với cái chết của bố mẹ, anh em, bạn bè; những lo lắng cho con cháu; vợ chồng vì nghĩa hơn vì tình; mối đe dọa về sự ra đi của một trong hai vợ chồng.
 
  Kết luận Phần II 
 
              VÀI LƯU Ý THỰC HÀNH VỀ PHÁT TRIỂN
 
1. Những cuộc bừng tỉnh của bản ngã trong cuộc đời
 
 
       Như đã trình bày, bản ngã chính là trung tâm điểm của nhân cách và là trọng tâm của tiến trình phát triển. Lúc chào đời, trẻ chưa có ý thức gì về mình. Theo thời gian, trẻ mới từng bước nhận thức về các khía cạnh khác nhau của cái tôi.
 
       Tâm lý học phát triển ghi nhận 4 cuộc bừng tỉnh quan trọng trong đời người: sự bừng tỉnh của cái tôi, của lý trí, của tính dục, và bừng tỉnh về thiêng liêng hay ý nghĩa cuộc sống. Sau mỗi lần bừng tỉnh ấy, một khía cạnh mới của cái tôi được thức dậy và gắn kết với cá nhân cho đến hết cuộc đời. Một cá nhân chỉ đạt đến sự thành toại khi đã kinh qua cuộc bừng tỉnh thứ tư - về ý nghĩa cuộc sống và thiêng liêng - và biết thống nhất đời mình theo nhãn quan của cuộc bừng tỉnh cuối cùng ấy.
  1. Sự bừng tỉnh về cái tôi
 
      Kể từ khi ở trong lòng mẹ cho đến lúc sinh ra, trẻ thơ hoàn toàn sống cộng sinh vào mẹ và không có ý thức gì về bản thân. Cuộc sống của trẻ ấy chỉ thuần túy mang tính sinh học.
 
      Cuộc bừng tỉnh đầu đời xảy ra từ 1,5 đến 2 tuổi: bé chợt phát hiện rằng “mình tồn tại”; “mình là mình” và “mình tách biệt với người khác”; “mình có ý muốn riêng của mình”. Dấu chỉ của sự thức tỉnh của cái tôi là bé thích xưng hô mình là “con”, là “bé”, hoặc xưng tên riêng trong giao tiếp. Bé cũng biết nói “không” để khẳng định ý riêng; bé biết mình có giá trị trước mắt bố mẹ, ông bà nên sẵn sàng “ăn vạ” để mặc cả cho bằng được điều mình muốn.
 
        Khi lên 3, trẻ ý thức thêm mình có giới tính: tôi là trai, là gái, và bắt đầu rập khuôn hành vi theo khuôn mẫu phái tính của mình. Hai biến cố bừng tỉnh về cái tôivề nhận diện giới tính đánh dấu sự hình thành ý thức về bản ngã trong nhận thức của bé. Kể từ đấy, “cái tôi” của bé sẽ là trung tâm điểm của con người bé, của đời sống của bé; mọi việc bé làm sẽ xoay quanh cái tôi ấy, nhằm củng cố và vun xới cái tôi ấy trở nên độc sáng, hài hòa với những quy chuẩn xã hội. 
 
  1. Sự bừng tỉnh về trí năng
 
      Ở tuổi tiền dậy thì (10-12 tuổi), bắt đầu chớm nở nơi thiếu niên khả năng tư duy trừu tượng. Thiếu niên không còn sống trong thế giới cảm tính và tưởng tượng của trẻ con, nhưng bắt đầu lập luận và theo đuổi những suy nghĩ riêng; biết tra vấn người lớn và đòi mọi sự phải sáng sủa, mạch lạc, hợp lý, mặc dầu chính bản thân thiếu niên không đáp ứng được các yêu sách ấy. Cuộc bừng tỉnh lý trí nơi cá nhân phản ánh lại bước tiến quan trọng trong tiến trình tiến hóa xa xưa của nhân loại (nếu thực là thế), tiến hóa từ chủng người (homo) sang con người ý thức, có nhận thức và hiểu biết (homo sapiens).
  1. Sự bừng tỉnh về tính dục
 
       Ở tuổi dậy thì (14-16), những năng lực tính dục nơi trẻ bừng tỉnh mãnh liệt khiến trẻ không thể điều hợp ngay lập tức các xung động của chúng. Ở đây, cần phân biệt 5 khái niệm liên quan đến giới tính, phái tínhtính dục.
 
  • Giới tính (gender): Ám chỉ các đặc điểm thể lý và sinh học xác định giới tính nam hay nữ của một cá nhân (bộ phận sinh dục, các nội tiết tố…) được Tạo hóa ghi khắc trong bộ genes của họ từ lúc thụ thai. Do vậy, tự bản chất, mỗi người phải thuộc về một giới; ngay cả buồng phổi, bộ não và nhiều bộ phận cơ thể khác cũng được biệt hóa theo giới tính của từng cá nhân. Các yếu tố giới tính sinh học này không chỉ định hướng phát triển cơ thể theo giới mà còn ảnh hưởng đến việc phát triển tính cách theo giới của cá nhân.
  • Căn tính giới (gender identity): Từ 2-3 tuổi, trẻ đã nhận diện được giới tính của mình là trai hay gái, chấp nhận đồng hóa mình với giới tính ấy, và học hành xử theo giới tính của mình. Tuy nhiên, có một số trẻ dù nhận biết mình thuộc giới này, nhưng lại bất an, thấy mình xa lạ với giới tính sinh học của mình, và muốn đồng hóa mình với giới bên kia hơn (từ cách ăn mặc, lựa chọn đồ chơi, học theo cung cách của giới bên kia). Trường hợp cực đoan, trẻ sẽ chọn giải phẫu chuyển giới khi lớn lên để được thuộc về giới kia trọn vẹn. 
 
  • Thể hiện giới / vai trò giới (gender roles): Khả năng đảm nhận các vai trò, chức năng, cách hành xử, cách thể hiện bản thân đúng theo quy ước xã hội, như khi nói đến nam thì ta nghĩ đến các biểu hiện: cơ bắp, mạnh mẽ, quyết đoán, thiên về lý trí và hoạt động…; còn nữ thì: duyên dáng, nhỏ nhẹ, nhu mì, thiên về trực giác và tình cảm… Ba đặc điểm phái tính ở trên tạo nên tính cách riêng của mỗi giới mà ta quen gọi là “nam tính” (masculinity) hay “nữ tính” (feminity); làm nên sức thu hút đối với phái tính bên kia.
 
  • Xu hướng tình dục (sexual orientation): bao gồm sự cuốn hút, thêu dệt mộng tưởng tình dục và đi đến hành vi tình dục đối với người khác phái (dị tính), đồng tính, hoặc song tính (với cả hai giới).
  • Hành vi tính dục (genitality hay sexual behavior): Ám chỉ những hành vi tính giao tương ứng với xu hướng ở trên.
      Khác với loài vật chỉ đến với nhau bởi bản năng tính dục, con người nam nữ bị cuốn hút đến với nhau trước hết bởi những nét quyến rũ phái tính (tức tính cách, hành vi…), từ đó phát sinh tình cảm, tình yêu rồi mới đưa đến hôn phối. Vì thế, một hôn nhân đúng đắn luôn khởi từ tình yêu rồi mới đi đến tình dục. Một người trưởng thành về tâm cảm phải rõ ràng về giới tính sinh học; vững chãi về căn tính giới và  hành xử đúng với các chuẩn mực tự nhiên và xã hội đối với mỗi giới.
 
  1. Sự bừng tỉnh về ý nghĩa cuộc sống và thiêng liêng
 
      Cuộc bừng tỉnh thứ tư thường xảy ra khá muộn hoặc sẽ không xảy ra nơi một số người. Thế mà sự bừng tỉnh này lại mang tính quyết định đối với việc thành nhân, vì nó mở ra cho cá nhân cái nhìn xuyên suốt đời người và giúp hội nhất đời sống cho cá nhân. Các nền triết học và tôn giáo chính là sự kết tinh của công cuộc tìm kiếm tâm linh của nhân loại, sau đó chúng quay lại hướng dẫn cuộc tìm kiếm ấy nơi mỗi cá nhân.
 
      Có ba thời điểm chính trong đời thường xảy ra cuộc bừng tỉnh về ý nghĩa về ý nghĩa cuộc đời và thiêng liêng:
 
  • Sau một biến cố đảo lộn như tang chế, di cư, thất bại, chiến tranh…, cá nhân nhận ra tính “vô thường” của thế giới. Những lúc ấy, họ không tránh khỏi việc tự vấn về sự phù vân của cuộc sống và tìm kiếm những giá trị vĩnh hằng.
 
  • Cuộc khủng hoảng giữa đời cũng là thời điểm buộc tuổi trung niên tái định hướng ý nghĩa cho chặng đời còn lại.
  • Cuối cùng, khi cuộc đời sắp qua, người già càng “quay quắt” với câu hỏi về ý nghĩa của cuộc đời và cái chết.
      Hoa trái của cuộc thức tỉnh thứ tư này sự giác ngộ theo lẽ khôn ngoan (nhận ra thế giới chóng qua), và hoán cải theo hướng giác ngộ ấy (thay đổi lối sống). Chỉ khi đạt đến hai điều ấy tâm hồn mới nghiệm được bình an, siêu thoát và có được nội lực. Chính vì thế cuộc bừng tỉnh thứ tư thường được xem như dấu chỉ của sự thành nhân đích thực.
       Ngoài con đường giác ngộ và hoán cải theo lẽ khôn ngoan tự nhiên, còn có sự giác ngộ và hoán cải tôn giáo. Qua cầu nguyện, tu luyện, thiền định, một cá nhân nghiệm được chỉ có Thiên Chúa là tuyệt đối, và hoán cải tận căn. Sự giác ngộhoán cải ấy là hai dấu chỉ của kẻ chân tu!
 
2. Xây dựng sự tự tin và hình ảnh tích cực về mình  
             (Building self-esteem & positive self-image)
 
      “Tự tin” là một cảm thức tích cực cá nhân có được về chính mình; còn “hình ảnh về mình” là điều cá nhân nghĩ người khác nhìn về mình. “Tự tin” khiến cá nhân chắc chắn về bản thân, còn “hình ảnh về mình” có khi tạo tự tin, có khi gây hoang mang lo lắng vì e sợ bị người khác đánh giá thấp.
 
      Hình ảnh về mình được thành hình kể từ cuộc bừng tỉnh về “cái tôi” ở đầu đời. Từ tuổi lên 3, trẻ bắt đầu ý thức về “cái tôi” và ra sức xây đắp sự tự tin cho cái tôi ấy. Nhờ biết mình, có hình ảnh tích cực về bản thân, có sự tự tin thực tiễn - không hoang tưởng, nhưng nhận biết đúng nét mạnh nét yếu của mình - mà cá nhân có nhiều cơ may thành đạt trong công việc và trong các mối tương giao ở các chặng kế tiếp của cuộc sống.
 
      Ngược lại, kẻ nghi ngại về bản thân sẽ chẳng dám dấn thân; kẻ hoang tưởng về mình hoặc “tự tín” thái quá lại là dấu chỉ của lệch lạc, thậm chí bệnh lý và ngãng trở sự phát triển. Trong giáo dục, các phụ huynh và nhà giáo dục cần tạo cơ hội cho các cá nhân nhận biết các thế mạnh và chấp nhận các thế yếu của mình. Khởi từ sự hiểu biết khách quan về bản thân, cá nhân sẽ tìm cách khắc phục điểm yếu trong mức độ có thể, và xây dựng sự tự tin và một hình ảnh tích cực về mình.
 
3.  Xây dựng nhân cách riêng & khả năng kết thân
                            (Identity & Intimacy)
 
      Theo lý thuyết của Erikson, việc tạo lập nhân cách riêngxây dựng khả năng kết thân là hai nhiệm vụ tâm lý đặc thù của hai độ tuổi thiếu niênthanh niên. Hai phẩm chất tâm lý này có tầm quan trọng đặc biệt với cả đời người, bởi lẽ chúng làm nên bản lề khép lại giai đoạn trẻ thơ và giúp cá nhân mở ra với giai đoạn trưởng thành. Thật vậy,
 
  • Có xây dựng được một nhân cách riêng thì cá nhân mới định được hướng tới cho cả cuộc đời.
 
  • Phải có khả năng kết thân - tức tự tin, bạo dạn, bản lĩnh, biết hợp tác, đối thoại, - thì cá nhân mới có được nội lực “đọ sức” với đời và lập thân thành công.
 
      Do tầm quan trọng đặc biệt của hai kỹ năng tâm lý vừa nói, mọi thanh thiếu niên cần được hỗ trợ từ gia đình, nhà trường, các hội đoàn để hoàn tất nhiệm vụ tâm lý của của mình, nhất là trong bối cảnh xã hội đa phức và cạnh tranh gay go như hiện nay.. Hiện nay, nhiều địa phận, giáo xứ đã ý thức hơn về sứ mạng này của Giáo Hội và đã thiết lập những nhóm và sinh hoạt mục vụ hay huấn giáo, để thu hút và giúp đỡ các tầng lớp thanh thiếu niên, sinh viên, lao động nhập cư… Chúng ta sẽ đề cập chi tiết hơn về loại hình mục vụ này trong phần tới.
 
4. Thời điểm quyết định cho phát triển  (Critical Period)
 
      Đây là một khái niệm quan trọng của tâm lý phát triển, mà cha mẹ và nhà giáo dục cần biết để hướng dẫn con em mình phát triển đúng tiến độ.
 
      Thời điểm quyết định cho phát triển được định nghĩa như giai đoạn thuận lợi nhất cho việc phát triển của một kỹ năng nào đó. Khái niệm này đúng cả trên bình diện thể lý lẫn tâm lý.
 
      Trên bình diện thể lý, ở mỗi độ tuổi, trẻ em phải đạt được trọng lượng cơ thể và những kỹ năng tương ứng. Chẳng hạn từ 12 đến 18 tháng là tuổi tập đi; từ 18 đến 36 tháng là độ tuổi phát triển ngôn ngữ. Nếu các giai đoạn ấy qua đi mà trẻ không đạt được các kỹ năng tương ứng, thì trẻ sẽ khó lấy lại được các kỹ năng ấy cách hoàn hảo ở các độ tuổi sau; từ đó có nguy cơ bị tụt hậu và trở nên thiểu năng.
 
      Trên bình diện tâm lý, mỗi độ tuổi cũng là “thời điểm quyết định” cho sự phát triển một phẩm tính tâm lý hay kỹ năng xã hội. Theo Erikson, sau đây là các phẩm tính tâm lý của 8 giai đoạn phát triển của đời người.
 
  • 1 tuổi: Có cảm giác an toàn, tin cậy đối với ngoại giới;
  • 2-3 tuổi: Có khả năng tự chủ, tự lập, tự tin.
  • 3-6 tuổi: Có óc sáng tạo, năng động.
  • 6-12 tuổi: Khéo léo, mạnh dạn.
  • Thiếu niên: Tạo dựng được một nhân cách riêng.
  • Thanh niên: Có khả năng kết thân và lập thân thành công.
  • Trung niên: Sống cống hiến, trách nhiệm.
  • Lão niên: Thống nhất được đời mình trong sự bình tâm.
 
       Các phụ huynh và nhà giáo dục cần biết về nhiệm vụ tâm lý và yêu cầu phát triển riêng của mỗi độ tuổi về mọi mặt: thể lý, trí năng, tâm cảm, tương giao xã hội, kỹ năng sống…, để giúp các cá nhân không để vuột mất “thời điểm quyết định” hầu phát triển bản thân đúng tiến độ và hiệu quả nhất.

Phần III:    ỨNG DỤNG TÂM LÝ PHÁT TRIỂN
 
VÀO GIÁO DỤC & ĐỒNG HÀNH ĐỨC TIN
 
A. DẪN NHẬP
 
1.  Khái niệm đức tin & giáo dục đức tin
 
 q  Đức tin không phải là một hệ thống kiến thức hay giáo thuyết về các mầu nhiệm Thiên Chúa, về thiên đàng hỏa ngục, về ý nghĩa cuộc sống, hay về luân lý, nhưng chính yếu là nhận biết Thiên Chúa và đi vào trong tương quan thân tình với Người,
 
  • như một thụ tạo đối với Đấng Tạo hóa;
  • như một người con với Cha trên trời;
  • như một người môn đệ của Chúa Kitô;
  • như một người con Chúa trong lòng Hội Thánh.
 
      Nhiều người nghiên cứu sâu rộng giáo lý, thần học, nhưng không có đức tin vì không đi vào tương quan với Thiên Chúa.
 
 q  Giáo dục đức tin hay dạy giáo lý. Từ khái niệm đức tin ở trên, ta thấy rằng giáo dục đức tin không đơn thuần là dạy kinh bổn, giáo lý hay luân lý; nhưng chính yếu nhằm giúp xây dựng một nhân cách tôn giáo[1], tức hun đúc cho cá nhân một tương quan thân tình với Thiên Chúa trong lòng Hội Thánh, sao cho cá nhân nghiệm được Thiên Chúa hiện diện và nâng đỡ họ trong mọi cảnh huống của cuộc đời. Do vậy, việc huấn giáo còn phải dạy cá nhân cầu nguyện, tập sống các giá trị kitô-giáo, và giáo lý viên không phải chỉ dạy bằng lời mà cả gương sáng.
 
        Có một bước tiến quan trọng cần đạt được trong tiến trình giáo dục đức tin: đó là cá nhân phải chuyển từ đức tin thụ nhận qua đức tin cá vị. Nhiều thanh thiếu niên chỉ nhận lãnh đức tin thụ nhận mà không để bén rễ thành đức tin cá vị nơi mình; do đó đã mất đức tin khi không còn sự đốc thúc của người lớn.
  • Đức tin thụ nhận là những điều cá nhân được dạy dỗ từ bé về Thiên Chúa: Người ta bảo con người là ai (Mt 16,13);
 
  • Còn đức tin cá vị là niềm xác tín của cá nhân, kết tinh từ đức tin thụ nhận và nội tâm hóa thành niềm tin riêng: Còn anh em bảo Thầy là ai? (Mt 16,16). Chính đức tin cá vị mới có thể soi sáng và dẫn dắt cuộc sống của mỗi cá nhân.
 
       Khi cá nhân lớn lên thì đức tin cá vị cũng phải lớn theo; nếu không, sẽ không tránh khỏi khủng hoảng niềm tin. Vì vậy, dù ở chặng nào của cuộc đời, cá nhân cũng cần được nâng đỡ và đồng hành đức tin. Nói cách khác, huấn giáođồng hành đức tin phải là công việc xuyên suốt cuộc đời, từ tuổi ấu thơ cho đến lúc nhắm mắt lìa đời, từ lòng mẹ cho tới lòng đất
 
2.  Thích ứng việc trợ giúp đức tin từng độ tuổi
 
       Như đã trình bày, mỗi độ tuổi trong đời người có những đặc điểm tâm thể lý và khả năng nhận thức riêng, có những nhu cầu vật chất và tâm linh riêng, có những thách đố cuộc sống và đức tin riêng. Giáo lý viên cần biết rõ các nét riêng ấy của mỗi độ tuổi, để đề xuất một nội dung phương cách đồng hành đức tin phù hợp với nhu cầu tâm linh và khả năng nhận thức riêng của mỗi độ tuổi.
 
       Hình thức giáo dục đức tin đầu đời là những bài hát, bài vè ru con mang nội dung đức tin. Các bài hát ru giáo lý ấy cũng sẽ in sâu vào tâm thức và máu thịt của mỗi người cho đến cuối đời, như điệu ru thân quen “Ví dầu cầu ván đóng đinh…” vậy. Tiếc rằng trong thực tế, hình thức huấn giáo đầu đời này chưa được quan tâm đủ. Còn hình thức trợ giúp đức tin cuối đời chính là việc viếng kẻ liệt, nhằm an ủi, động viên lòng can đảm, củng cố niềm tin và đức trông cậy của người sắp ra đi.
 
       Giữa hai hình thức trợ giúp đức tin đầu đời và cuối đời vừa nói, còn có nhiều hình thức giáo lý khác, đan xen nhau, nhằm phục vụ nhu cầu đức tin riêng của từng độ tuổi.
3.  Cách phân chia các độ tuổi trong giáo dục đức tin
 
  • Tiểu ấu:
  • Trung ấu:
  • Đại ấu:
  • Tiền thiếu niên:
  • Thiếu niên:
  • Thanh niên:
  • Tráng niên:
  • Trung niên:
  • Hưu trí & lão niên:
Trước 7 tuổi
Từ   7 – 9 tuổi
Từ   9 – 12 tuổi
Từ 12 – 14 tuổi
Từ 14 – 18 tuổi
Từ 18 – 25 tuổi
Từ 25 – 45 tuổi
Từ 45 – 60 tuổi
Trên 60 tuổi
 
B. NỘI DUNG TRỢ GIÚP ĐỨC TIN CHO CÁC ĐỘ TUỔI [2]
 
  1. Tuổi tiểu ấu:  Giáo lý cơ hội (trước 7 tuổi)
 
a) Đặc điểm tâm lý
 
  • Môi trường: Tương quan với gia đình, bố mẹ, ông bà, anh chị em đóng vai trò quan trọng nhất trong việc phát triển nhân cách của bé.
 
  • Đặc điểm tâm lý: Bé cần được tình yêu, sự an toàn từ mái ấm gia đình; nhờ đó đạt đến tin tưởng. Sự tin tưởng này là hành trang cần thiết để trẻ vững tin mở ra với môi trường bên ngoài: trường học, bạn bè, xóm làng, và với các mối tương giao xã hội ngày càng rộng mở.
 
  • Đặc điểm nhận thức: Nhận thức và phán đoán của trẻ còn rất non nớt, chủ yếu dựa vào tưởng tượng, trực giác và trực quan. Trẻ dễ tin, dễ nghe theo lời chỉ bảo của người lớn. Vì thế, sự chỉ dạy của bố mẹ đối với tuổi tiểu ấu không gặp những kháng cự nổi cộm như khi trẻ lớn hơn.
  1. Đường hướng giáo dục đức tin
 
  • Nhu cầu đức tin: Ngay từ khi lên 2, 3 tuổi, bé cần có cảm thức về sự hiện diện yêu thương của Thiên Chúa Cha, Chúa Giêsu, Đức Maria đối bé và với mọi người. Sẽ là một thiếu sót nặng nề khi người lớn chỉ đưa vào tâm trí non nớt của bé những hình ảnh “ông kẹ, mẹ mìn” để dọa nạt, mà lại không giúp bé làm quen với khuôn mặt yêu thương chăm sóc của Chúa Cha, Chúa Giêsu, Mẹ Maria.
 
  • Nội dung huấn giáo:
 
  • Khám phá sự hiện diện của Thiên Chúa yêu thương trong cuộc sống: Chúa yêu em qua công trình sáng tạo; Người dựng nên mọi sự cho em hưởng dùng; Người ban cho em những người thân yêu là ông bà, cha mẹ, anh chị em; Người ban cho em nhiều ơn lành trong mỗi ngày sống.
 
  • Từ 3 tuổi, nên tập cho bé có thái độ nghiêm trang khi đọc kinh hay khi ở trong nhà thờ, vì những nơi đó có sự hiện diện của Chúa. Từ 4 tuổi, bé nên thuộc các kinh căn bản và tham gia đọc kinh sớm tối với gia đình.
 
  • Sớm tập cho bé sống các nhân đức kitô-giáo như: công bằng, bác ái, yêu thương, biết san sẻ.
 
  • Phương thức huấn giáo:
 
  • Bố mẹ là những nhà giáo dục đức tin đầu đời của bé, do vậy phải sống gương mẫu để xây dựng nền tảng đức tin cho bé bằng chính đời sống đạo đức (công bằng, bác ái, tha thứ) và những tâm tình tôn giáo của mình.
 
  • Giáo lý cơ hội: Ở tuổi này, chưa thể ép bé vào một khung giáo lý bài bản. Ngược lại, có thể tranh thủ mọi hoàn cảnh để dìu bé vào bầu khí tôn giáo như: đọc kinh trước khi ăn, ngủ, uống thuốc; đến trước bàn thờ chào Chúa và Mẹ khi rời nhà hay trở về nhà. Khi gia đình gặp những biến cố quan trọng như tang chế, cưới xin, bệnh hoạn…, chính thái độ tôn giáo của bố mẹ trong những lúc ấy sẽ hun đúc tâm tình tôn giáo của trẻ. Ngoài ra, trẻ ở tuổi này hay “hỏi vặt” về mọi phương diện. Có những lúc trẻ sẽ thắc mắc về sống chết, thiên đàng hỏa ngục… Đó là những “cơ hội” tốt để cha mẹ khai tâm đức tin cho bé và dạy cho bé các tâm tình tôn giáo sơ đẳng.
 
  1. Tuổi trung ấu: Khai tâm và rước lễ vỡ lòng (7 đến 9 tuổi)  
 
a)  Đặc điểm tâm lý
 
  • Môi trường: Tuổi trung ấu mở ra với những tương quan rộng hơn: bạn ở trường, ở khu xóm. Bên cạnh đó, trẻ chú tâm nhiều cho việc khám phá thiên nhiên, cây cỏ, thú vật.
 
  • Đặc điểm tâm lý: Đây là tuổi tĩnh lặng, hiền hòa. Với người lớn, trẻ dễ thương, dễ bảo. Với bạn bè, trẻ cần bạn, nhưng phải cạnh tranh với bạn để khẳng định mình.
 
  • Đặc điểm nhận thức: Có những suy nghĩ hướng nội; thích xây dựng cho mình một thế giới riêng: trai hay thu mình vào thế giới đồ chơi hoạt động; gái thì tạo cho mình một thế giới tương quan riêng (búp bê, nội trợ...) Tuy đã biết nhận xét, suy luận, giải thích các sự việc, nhưng tư duy của trẻ hãy còn lệ thuộc vào điều kiện cụ thể; thiên về trực giác, trực quan, tưởng tượng. Vì vậy trí tưởng tượng của trẻ rất phong phú và thích các chuyện cổ tích, thần tiên.
 
b)  Đường hướng giáo dục đức tin
 
  • Nhu cầu đức tin: Tuổi trung ấu bắt đầu có những tâm tình tôn giáo, và biết phân biệt lành dữ, do vậy đây là lúc cần khai mở đời sống nội tâm (khai tâm), cũng như đào luyện lương tâm chuẩn bị trẻ hướng đến bí tích hòa giải và Rước lễ lần đầu (thường vào hè lớp 4, sau hai năm khai tâm).
 
  • Nội dung huấn giáo: Khai tâm và xưng tội lần đầu
 
  • Giáo lý khai tâm: Dạy cho trẻ về ơn cứu độ nơi Chúa Cha và Chúa Giêsu: Thiên Chúa Cha tỏ mình cho chúng ta trong Chúa Giêsu; Chúa Giêsu là Đấng dẫn đưa chúng ta đến cùng Thiên Chúa Cha và cho chúng ta thông hiệp vào sự sống của Thiên Chúa; chính trong Giáo hội, chúng ta gặp gỡ được Chúa Giêsu.
 
      Bên cạnh đó, cần đào luyện cho trẻ một số thái độ tôn giáo căn bản:
 
  •  Tập ở lặng, suy nghĩ và cầu nguyện. Học ba nhân
    đức đối thần Tin, Cậy, Mến; 
 
  •  Tập chiêm ngưỡng ơn tạo dựng nơi vẻ đẹp của vạn  
    vật để cảm tạ và ngợi khen Thiên Chúa.
 
  •  Làm bạn với Chúa Giêsu thiếu nhi, chia sẻ với Ngài  
    những tâm tình vui buồn và sống thân thiết với Ngài.
 
  • Giáo lý xưng tội: Tập lắng nghe tiếng Chúa nói trong lương tâm và sống theo tiếng lương tâm (chu toàn bổn phận, sống công bằng, yêu thương, chia sẻ) và khao khát rước Chúa lần đầu. Nếu được, nên tách biệt nghi thức xưng tội lần đầu với rước lễ lần đầu để ghi dấu ấn sâu đậm nơi trẻ về ý nghĩa của hai thực hành đức tin ấy.
 
  • Phương thức huấn giáo:
 
  • Trước 7 tuổi, huấn giáo chỉ mang tính cơ hội do bố mẹ đảm trách. Nay tuổi trung ấu cần có chương trình giáo lý chính quy, bài bản, tiệm tiến, được tổ chức quy củ trong khuôn khổ sinh hoạt của giáo xứ.
 
  • Cách thức: Vì tuổi này chưa tập trung trí óc được lâu giờ, nên giáo lý viên cần sử dụng hình thức chuyện kể (đặc biệt về giáng sinh, Thương khó); xen kẽ học tập với các hoạt động hỗ trợ (tô màu, kể chuyện, đóng kịch, hát, trò chơi…)  Cũng vậy, việc huấn luyện lương tâm phải cụ thể thông qua các thực hành như chu toàn bổn phận; giúp đỡ bố mẹ; chia sẻ cho người nghèo…, bởi lẽ tuổi trung ấu chưa hiểu được những khái niệm trừu tượng.
 
  • Bầu khí lớp học: Xây dựng bầu khí lớp thành một cộng đồng tập sống hòa đồng, yêu thương, cộng tác, chia sẻ.
 
  1. Tuổi đại ấu:  Giáo lý Thêm sức (9 đến 12 tuổi)
 
a)  Đặc điểm tâm lý
 
  • Môi trường: Tuổi đại ấu bị lôi cuốn khám phá thế giới tự nhiên mạnh hơn tuổi trung ấu, vì đây là tuổi tìm tòi và thử nghiệm. Bên cạnh đó, tuổi này cũng nhậy bén hơn với tương quan xã hội như: rất nhậy cảm với hồi ứng của bạn về mình; biết lắng nghe sự phê bình đánh giá của người khác: thích được nhìn nhận là con ngoan, trò giỏi.
 
  • Đặc điểm tâm lý
 
  • Tuổi đại ấu rất lệ thuộc vào nhóm bạn đồng trang lứa; sợ bị nhóm khai trừ. Có sự ganh đua mạnh mẽ trong nhóm để phân chia thứ hạng: ai giỏi hơn, ai khỏe hơn, ai khéo léo hơn, ai sở hữu nhiều hơn sẽ có được chỗ đứng cao hơn trong nhóm. Từ đó, trẻ cố ganh đua để đuổi kịp nhóm và tuân thủ chặt chẽ quy ước của nhóm để được nhóm đón nhận.
 
  • Tâm cảm của tuổi đại ấu ổn định hơn, giỏi chịu đựng hơn: trẻ ít khóc và cũng cứng đầu hơn.
 
  • Đặc điểm nhận thức
 
  • Tuổi đại ấu bị lôi cuốn bởi thế giới bên ngoài, thiên về hoạt động và khám phá hơn suy nghĩ nội tâm. Vì vậy nhận thức của trẻ cũng đến qua con đường hoạt động.
 
  • Có khả năng học thuộc lòng cao. Có sức cố gắng và tập trung cao hơn ở lớp hay khi làm một công việc.
 
  • Có óc thực tiễn, thích phiêu lưu, hoạt động, thực nghiệm. Chú trọng đến hành động của các nhân vật hơn là tình cảm của họ. Không còn chuộng chuyện thần tiên.
 
b)  Đường hướng giáo dục đức tin
 
  • Nhu cầu đức tin: Cần tiếp tục đổ nền móng đức tin cho trẻ, qua việc học biết lịch sử cứu độ và đào sâu đời sống bí tích. Tiếp tục việc đào luyện lương tâm; giúp tham dự vào đời sống phụng vụ cách ý thức và tích cực hơn.
 
  • Nội dung huấn giáo: Lịch sử cứu độ và giáo lý thêm sức.
 
  • Học biết lịch sử cứu độ trong Cựu ước: Các câu chuyện sáng tạo, sa ngã trong Sách Sáng Thế; các câu chuyện về xuất hành, về thời lưu đầy và các ngôn sứ loan báo Đấng Cứu Thế… đều có sức thu hút đặc biệt với trẻ ở tuổi này.
 
  • Huấn luyện luân lý: Đây là tuổi rất trọng luật, cần tận dụng để khắc sâu nơi trẻ việc giữ Luật Chúa. Tuy thế, cũng nên giúp trẻ hiểu rằng cốt lõi của việc giữ Luật là lòng mến Chúa và yêu tha nhân.
 
  • Dẫn vào đời sống phụng vụ: Học biết ý nghĩa các mùa phụng vụ, các cử hành phụng vụ căn bản (thánh Lễ, các bí tích), ý nghĩa của các nghi thức để từ nay trẻ tham dự các lễ nghi phụng vụ một cách ý thức và tích cực hơn.
 
  • Giáo lý Thêm sức: Học biết về vai trò của Thánh Thần đối với đời sống các tín hữu và tập cầu nguyện với Người. Dọn lòng khao khát đón nhận Bí tích Thêm sức.
 
  • Phương thức huấn giáo
 
  • Cách thức: Tiếp tục kết hợp học tập đi đôi với những sinh hoạt hỗ trợ tại lớp. Tận dụng những công thức thuộc lòng giúp ghi nhớ kiến thức hay các thực hành ở cuối mỗi bài. Có thể lúc này trẻ chưa hiểu ý nghĩa của các điều ghi nhớ ấy, nhưng về sau khi nghiệm lại, sẽ giúp ích cho đời sống đức tin của cá nhân rất nhiều.
  • Bầu khí lớp học: Tuy đã lớn hơn và có sức chịu đựng cao hơn, tuổi đại ấu vẫn còn rất cần được giáo lý viên quan tâm, yêu thương, chú ý riêng. Trong tương quan với bạn, trẻ rất cần có được hòa hợp; vì thế cần tạo điều kiện cho mọi trẻ hội nhập vào bầu khí chung của lớp; không để trẻ nào bị lớp “tẩy chay”; dạy cho trẻ biết rằng loại trừ người khác là đi ngược với giới răn yêu thương.
 
  1. Tuổi tiền thiếu niên: Giáo lý Bao đồng (12 đến 14 tuổi)
 
a)  Đặc điểm tâm lý
 
  • Môi trường: Thiếu niên bắt đầu vuột khỏi gia đình và mở ra hơn với môi trường bên ngoài và bè bạn.
 
  • Đặc điểm tâm lý:
 
  • Thiếu niên tập tành làm người lớn; đòi tự lập nhưng chưa đủ sức tự quản. Chưa kiên định trong các lập trường và quyết định của cá nhân; dễ thay đổi.
 
  • Tính khí và tâm cảm của em chưa ổn định: rất quy kỷ; dễ bị các đam mê áp đảo (như thời trang, âm nhạc); tra vấn lại giá trị của quyền bính và các luật lệ ràng buộc.
 
  • Học theo các thần tượng cách thiếu nhận định; chưa chín chắn trong việc chọn lựa khuôn mẫu nhân cách đúng đắn. Vì vậy hãy còn cần được hướng dẫn, bảo ban.
 
  • Đặc điểm nhận thức: Có tư duy trừu tượng nhưng chưa gắn với thực tiễn; thiếu uyển chuyển trong các phán đoán.
 
b)  Đường hướng giáo dục đức tin
 
  • Nhu cầu đức tin: Cần giúp em chấn chỉnh cái nhìn tôn giáo vụ lợi, vì tuổi này muốn Thiên Chúa phải thỏa mãn tất cả những gì trẻ muốn như thường yêu sách với cha mẹ. Cần đào sâu thêm niềm tin cá nhân; tìm thấy nơi Chúa Giêsu và các thánh khuôn mẫu nhân cách cho bản thân.
  • Nội dung huấn giáo
 
  • Thanh luyện hình ảnh quy kỷ về Thiên Chúa. Phóng chiếu từ thói quen yêu sách với bố mẹ, ttrẻ tiền thiếu niên cũng có cái nhìn tôn giáo rất quy kỷ, vụ lợi và yêu sách với Chúa. Vì vậy em thường trách Chúa không làm theo ý mình. Do vậy cần tập cho thiếu niên một thái độ tôn giáo đúng đắn hơn, đó là con người phải tôn thờ và tìm kiếm ý Chúa chứ không được đòi hỏi Chúa theo ý mình.
 
  • Hun đúc một lý tưởng ngay lành và đạo đức cho tương lai. Tập cho trẻ sử dụng tự do của mình cách đúng đắn và trưởng thành, bằng cách thực hành Lời Chúa và noi gương các thánh.
 
  • Giáo lý bao đồng. “Bao” có nghĩa là hoàn tất; “đồng” có nghĩa là tuổi thơ. Do vậy giáo lý bao đồng là chặng cuối của huấn giáo tuổi thơ, nhằm chuẩn bị cho trẻ xây dựng một nhân cách tôn giáo cá vị để bước vào đời sống đức tin trưởng thành.
 
     Cần nhớ rằng, Rước lễ bao đồng không là một bí tích, nhưng chỉ là nghi thức đánh dấu sự chuyển tiếp từ chặng đức tin trẻ em qua giai đoạn sống đức tin cách cá vị với lời tuyên hứa: kể từ nay, tôi sẽ tự trách nhiệm về đời sống đạo của mình và sống chứng tá cho Chúa Kitô trong đời sống của cá nhân. Để chuẩn bị cho trẻ tuyên xưng đức tin cá vị, giáo lý bao đồng nhằm củng cố cho trẻ những kiến thức giáo lý và nền tảng đạo đức cần thiết để tập tự quản và trách nhiệm về niềm tin của mình. Có thể nói, nghi thức rước lễ bao đồng không chỉ là “chiến thuật giữ chân trẻ” nhằm kéo dài thời gian thụ huấn giáo lý sau Thêm sức, nhưng còn là nghi thức rất ý nghĩa qua đó trẻ tuyên xưng niềm tin cá vị trước cộng đoàn.
 
  • Nội dung giáo lý. Làm quen với các Tin Mừng; khám phá nơi lời dạy của Chúa Giêsu và đời sống các thánh những ánh sáng soi dẫn đời sống cá nhân. Tập nhìn đời sống theo cái nhìn đức tin và cổ võ tham gia tích cực đời sống phụng vụ, vì từ tuổi này, trẻ có xu hướng xa lánh dần các sinh hoạt đạo nghĩa.
 
  • Phương thức huấn giáo: Vì trẻ đã có lý trí phê bình, giáo lý phải mạch lạc, chính xác, lôgích. Giáo lý viên cần gương mẫu mới thuyết phục được trẻ. Ngoài tình yêu thương, cần biết tôn trọng và đối thoại với tuổi tiền thiếu niên đang trong tiến trình tự khẳng định và xây dựng nhân cách.
 
  1. Tuổi thiếu niên:  Tạo lập đức tin cá vị (14 đến 18 tuổi)
 
a)  Đặc điểm tâm lý
 
  • Môi trường: Thiếu niên đồng thời bị cuốn hút mạnh mẽ bởi thế giới bên ngoài, vừa bị chi phối những xao động nội tâm trong bước đường tìm kiếm và xây dựng cho mình một căn tính riêng. Do vậy, trẻ vừa hướng nội, vừa rất hướng ngoại.
 
  • Đặc điểm tâm lý: Tuổi xây dựng căn tính riêng
 
  • Về tâm lý, thách đố của chặng thiếu niên là xây dựng một nhân cách lành mạnh (tuổi 14-16) và một tương lai đúng đắn (17-18). Trẻ mất nhiều năm để quan sát, thử nghiệm và lưỡng lự trước những khuôn mẫu nhân cách khác nhau trước khi đi đến lựa chọn một nhân cách cố định.
 
  • Trước những biến đổi cơ thể và tính dục ở tuổi thiếu niên, trẻ không khỏi hoang mang và cần thời gian để làm quen với những thay đổi; từng bước chấp nhận ngoại hình của mình và tập làm chủ những xung động tính dục.
 
  • Về tâm cảm, vì là tuổi chuyển tiếp, chưa vững chãi, nên một mặt thiếu niên rất dễ tổn thương; mặt khác trẻ rất tự tín, chủ quan, luôn tự khẳng định ý kiến cá nhân, ít lắng nghe, chống đối, ngang tàng. Các lập trường của em thường cực đoan, nhưng lại dễ tự ý thay đổi.
      Trong tiến trình tìm kiếm chính mình và tự thuần hóa bản thân, thiếu niên thật sự cần sự thông cảm và nâng đỡ của người lớn. Hoa trái ở cuối chặng thiếu niên là định hình được cho mình một nhân cách lành mạnh, một hướng sống rõ nét (tu trì hay sống đời giáo dân), xây dựng được một lịch trình thực tiễn cho tương lai, phù hợp với khả năng và hoàn cảnh của mình.
 
  • Đặc điểm nhận thức: Tư duy trừu tượng ngày một sắc sảo hơn nhờ vào các môn học trừu tượng ở Trung học. Trẻ nhận ra trí tuệ sẽ điều khiển mọi sự. Tuy nhiên, trong thực hành, phán đoán của em còn chủ quan, quy kỷ và bị chi phối bởi những đam mê và cảm tính.
 
b)  Đường hướng huấn giáo: Định hình nhân cách tôn giáo
 
  • Nhu cầu đức tin: Bên cạnh việc vun xới nhân cách nhân bản, không thể thiếu sự đào luyện một nhân cách tôn giáo. Nếu các phương diện khác của đời sống nơi em tăng trưởng (cơ thể, trí tuệ, nhận thức, kinh nghiệm sống, tương giao xã hội…) mà đức tin lại “dậm chân tại chỗ” ở mức độ ấu trĩ, thì sự chênh lệch ấy sẽ dần dần bóp chết đức tin.
 
  • Nội dung huấn giáo: Hướng đến đức tin cá vị.
 
  • Cần một đức tin trưởng thành soi dẫn cuộc sống. Khi còn bé, trẻ thụ nhận đức tin từ cha mẹ; giữ đạo theo nếp của gia đình. Khi lớn lên, trẻ cần có một đức tin cá vị: tức phải có một cảm thức về một Thiên Chúa an bài yêu thương, xác tín về đời sau, về phần rỗi, về ý nghĩa cuộc đời và việc sống các nhân đức kitô-giáo. Để đạt được điều ấy, cần hai hoạt động huấn giáo sau:
 
  • Dạy cầu nguyện để đào sâu tương quan với Thiên Chúa: Chúa Cha, Chúa Giêsu, Chúa Thánh Thần; tập cầu nguyện với Đức Maria, các thánh, thánh bổn mạng…
 
  • Gia tăng kiến thức tôn giáo về lịch sử Giáo hội, về tín lý, về luân lý (các cám dỗ riêng của giới trẻ), về “tứ chung” (chết, phát xét, thiên đàng, hỏa ngục); giúp thực hành sống đạo, nhất là trong luân lý và sống chứng tá giữa đời.
 
  • Phương thức huấn giáo.
 
  • Tổ chức các nhóm giáo lý quy tụ các bạn đồng trang lứa. Ở đó, ngoài huấn giáo, thiếu niên tìm được tình bạn lành mạnh và sự hỗ trợ tham gia các sinh hoạt tôn giáo.
 
     Trong giảng dạy, cần tôn trọng, lắng nghe, đối thoại với các em; thuyết phục các em cả bằng kiến thức, bản lĩnh và đời sống đạo đức. Vì vậy người hướng dẫn cần trổi vượt về đời sống thiêng liêng; được trang bị các kiến thức giáo lý, Kinh Thánh, tâm lý vững vàng; có thái độ dấn thân và hòa đồng với nhóm. Thông thường, nên chọn các giáo lý viên thâm niên hoặc tu sĩ để đồng hành với độ tuổi này.
 
  • Hình thức: Kết hợp dạy lý thuyết với trao đổi, thảo luận về các thực hành sống đạo như: tự trách nhiệm trong việc sống đạo cá nhân, trong học tập, trong đời sống trong gia đình, giáo xứ, xã hội. 
 
  1. Tuổi thanh niên:  Giáo lý vào đời (18 đến 25 tuổi)
 
a)  Đặc điểm tâm lý
 
  • Môi trường: Tuổi vào đờilập thân phải cạnh tranh gay gắt với đời để tạo lập cho mình một mảnh đất sống. Đôi lúc vì nhu cầu mưu sinh, người trẻ phải hy sinh cả ước mơ để đi theo một hướng hoàn toàn khác (chẳng hạn muốn tu mà không thành; ra trường một ngành, nhưng phải đổi nghề kém hơn…) Cũng vậy, hệ thống giá trị ở đời, những cám dỗ của một lối sống dễ dãi, hưởng thụ, thu tích bất chính luôn thách đố việc sống đạo của thanh niên. Họ phải rất bản lĩnh để trung tín với đức tin và sống đạo.
  • Thách đố tâm lý: Lập thân thành công là có được một nghề vững chắc và tìm được công ăn việc làm ổn định; sống tự lập; tạo lập cơ ngơi; đạt được mục tiêu tương lai là xây dựng gia đình hay được nhận vào đời sống tu trì. Công việc lập thân này rất khắc nghiệt, vì vậy một mặt người trẻ phải bản lĩnh, tự chủ, khôn khéo, giàu nghị lực; mặt khác, yếu tố may mắn cũng giữ vai trò không kém quan trọng.
 
  • Đặc điểm nhận thức: Tuy đã trưởng thành về trí hiểu, thanh niên còn cần thêm kinh nghiệm để chững chạc hơn trong những phán đoán, vững vàng trước những cám dỗ và cạm bẫy của cuộc sống, và đạt đến sự khôn ngoan. Những vấp ngã trong đời khó có thể tránh; nhưng điều quan trọng là biết đứng dậy và rút kinh nghiệm sau mỗi lần vấp ngã.
 
b)  Đường hướng đồng hành đức tin 
 
  • Nhu cầu đức tin: Ở lứa tuổi lập thân rất bận bịu - học đại học, làm việc công sở, khu chế xuất - người trẻ dễ buông việc sống đạo và các giá trị đạo đức; nếu tình trạng bỏ bê kéo dài, họ có thể mất đức tin. Sau đây là các thách đố đối với đức tin và việc trung tín sống đạo:
 
  • Sự cô đơn và cuộc sống vô danh - không ai biết mình là ai trong môi trường xa nhà - khiến các bạn dễ chiều theo những rủ rê làm điều xấu vì không còn sợ áp lực của gia đình, xóm làng, xứ đạo như trước đây.
 
  • Trong bối cảnh tự do mới, nếu bạn trẻ không có ý chí và đức tin cá vị, thì rất dễ sao lãng việc giữ đạo và thực hành các nhân đức kitô-giáo (đức ái, đức công bằng, đức khiết tịnh…) để học theo cách sống buông thả của người đời.
 
  • Sự chênh lệch giữa trình độ học vấn, kinh nghiệm sống, so với vốn giáo lý ít ỏi của cá nhân, khiến cho bạn trẻ dễ nghi vấn đức tin và để niềm tin của mình bị kiến thức ngoài đời đè bẹp.
     Vì vậy, tuy đã bước vào tuổi trưởng thành, người trẻ vẫn tiếp tục cần được được huấn giáo và đồng hành đức tin, để niềm tin cá vị thêm mạnh mẽ và sáng suốt hơn.
 
  • Nội dung đồng hành đức tin:  Giáo lý vào đời
 
  • Nâng cấp hiểu biết về giáo lý, tín lý, Kinh thánh, luân lý ngang tầm với kiến thức văn hóa và kinh nghiệm sống.
 
  • Học hỏi về các bổn phận sống đạo giữa đời của người kitô-hữu như: tìm hiểu về các bậc sống trong Giáo hội; về các đòi hỏi đức tin và luân lý kitô-giáo; về giáo lý hôn nhân và nghĩa vụ đời sống gia đình kitô-giáo.
 
  • Hội thảo những vấn đề cụ thể của cuộc sống như: tình yêu và hôn nhân; giá trị của của cải vật chất; công bằng xã hội; đức tin và khoa học; vấn đề sự dữ trong thế giới.
 
  • Phương thức đồng hành: Tổ chức các nhóm thanh niên; sinh viên; công nhân; chia sẻ Lời Chúa; thánh lễ giới trẻ; tĩnh tâm thanh niên vào những dịp lễ; các buổi hội thảo chuyên đề; tư vấn cá nhân. Ngoài việc trau giồi giáo lý, các nhóm sinh hoạt đức tin còn mang đến sự nâng đỡ của tình bạn và sự tương trợ trong cuộc sống.
 
  1. Tuổi tráng niên:  Giáo lý sống đạo (25 đến 45 tuổi)
 
a)  Đặc điểm tâm lý
 
  • Môi trường: Phải thi hành các bổn phận đối với gia đình, chức nghiệp, xã hội, tôn giáo.
 
  • Đặc điểm tâm lý: Tuổi tráng niên được tính từ khi cá nhân hoàn tất xong việc lập thân và đã đi vào ổn định đời sống. Đây là giai đoạn sung mãn nhất và ít thách đố hơn các chặng khác, vì cá nhân đã có được những nền tảng căn bản cho cuộc sống. Họ chỉ cần tiếp tục những gì đã khởi sự một cách bền bỉ, cần mẫn và trách nhiệm.
       Nói như vậy, không có nghĩa là tuổi tráng niên hoàn toàn làm chủ được cuộc sống của mình, bởi lẽ những rủi ro hiện sinh luôn là mối đe dọa đối với mọi hoàn cảnh (sức khỏe, tai nạn, rủi ro...) Vì thế, cá nhân vẫn phải sống nhờ đức tin và đức trông cậy vào sự che chở của Chúa.
 
       Mặt khác, khi đời sống đã đạt được sự ổn định, tuổi tráng niên dễ bị cám dỗ thôi cố gắng, tranh thủ hưởng nhàn, quy kỷ, tự thưởng cho mình sau những năm dài phấn đấu, có khi bằng những thú vui bất chính như rượu chè, bài bạc, thú tiêu khiển xa xỉ, ngoại tình…
 
  • Đặc điểm nhận thức: Kinh nghiệm sự giằng co giữa một bên là khuynh chiều quy kỷ, hưởng nhàn, sống vội, tranh thủ tuổi thanh xuân còn lại; còn bên kia là những đòi buộc của lương tâm phải sống trách nhiệm, cống hiến cho gia đình, xã hội, Giáo hội.
 
b)  Đường hướng đồng hành đức tin
 
  • Nhu cầu đức tin: Cần tiếp tục trau giồi một đức tin vững mạnh; một lương tâm trong sáng; một cuộc sống nề nếp, gương mẫu cho con cái, tận tụy, xả thân phục vụ theo tinh thần Phúc Âm.
 
  • Nội dung đồng hành đức tin:  Giáo lý sống đạo
 
  • Nhấn mạnh đến tinh thần trách nhiệm và chu toàn các bổn phận theo bậc sống của cá nhân. Sống hướng tha, bác ái, biết chia sẻ với người nghèo khổ, thiếu thốn.
 
  • Giúp ý thức về các bổn phận tôn giáo: sống chứng tá cho Chúa, góp phần mở mang Nước Trời trong bối cảnh gia đình và xã hội của bản thân.
 
  • Phương thức đồng hành: Tổ chức các nhóm cầu nguyện; các nhóm sống đạo; các nhóm theo giới như: gia trưởng, hiền mẫu, gia đình trẻ… để nâng đỡ nhau sống đạo.
    1. Tuổi trung niên:  Vượt khủng hoảng (45 đến 60 tuổi)
 
a)  Đặc điểm tâm lý
 
  • Môi trường: Ngay ở đỉnh cao của thành đạt về công danh, gia đình, xã hội…, tuổi trung niên lại bắt đầu đi xuống về sức khỏe, nghị lực, khả năng ứng phó với hoàn cảnh bên ngoài. Sự ra đi của những người thân lớn hơn hay cùng tuổi càng gây nên cho họ những xao xuyến lo âu. Bên cạnh đó, cuộc sống thường ngày của tuổi trung niên cũng rỗi rảnh hơn vì con cái đã lớn và ra riêng, nhưng đồng thời cũng tạo nên sự trống vắng và buồn tẻ trong gia đình.
 
  • Đặc điểm tâm lý: Cảm thấy mệt mỏi thể lý (do mãn kinh ở nữ và những dấu hiệu mệt mỏi tương tự nơi nam giới); sự trống vắng tâm lý; cảm giác nhàm chán với cuộc sống, với những gì trước đây từng đem đến những hứng khởi. Đây là một cuộc khủng hoảng về ý nghĩa: cá nhân bắt đầu ngờ vực giá trị của những năm tháng hy sinh đã qua; lo sợ về sự tụt dốc đang xảy ra trước mắt; khát khao tìm kiếm một sự quân bình mới cho chặng còn lại của cuộc sống.
 
  • Đặc điểm nhận thức: Tuổi trung niên có nhu cầu tinh thần và tâm linh mạnh mẽ hơn:
 
  • Họ cần tìm một điểm tựa mới cho cuôc đời, vượt trên sự nghiệp đã có được: cơ ngơi, gia đình, sự thành đạt;
 
  • cần tạo lập một sự quân bình mới cho đời sống: chấp nhận tuổi tác; xây dựng một nhịp sống mới cho quãng đời còn lại: chú ý hơn đến các hoạt động tinh thần, từ thiện, tâm linh để có được bình an thanh tĩnh trong tâm hồn.
 
b)  Đường hướng đồng hành đức tin
 
  • Nhu cầu đức tin: Để vượt qua cuộc khủng hoảng giữa đời, tuổi trung niên cần một đức tin sáng suốt và thấm nhuần hy vọng; thấu suốt ý nghĩa của chặng đời đã qua và có sức mạnh đảm nhận tương lai phía trước.
 
  • Nội dung đồng hành đức tin: Học hỏi Lời Chúa và gia tăng đời sống cầu nguyện là phương cách tốt nhất giúp tìm thấy ý nghĩa cuộc đời nơi Thiên Chúa, và có được cái nhìn siêu thoát, lạc quan, bình an và trông cậy.
 
      Bên cạnh niềm tin tôn giáo, họ cũng cần có những hoạt động thư giãn về tinh thần như: thú điền viên, đan thêu, ghi danh học những môn học ưa thích mà trước đây không có thời gian theo học. Cũng vậy, các hoạt động từ thiện giúp đỡ người nghèo, thiếu thốn, bệnh tật, neo đơn cũng giúp họ thấy rõ hơn hạnh phúc mình đang có; đồng thời cảm thấy đời mình ý nghĩa hơn khi biết sống phục vụ và chia sẻ cho người khác.
 
  • Phương thức đồng hành: Tham gia nhóm sống đạo trong khu xóm hoặc các hội đoàn trong xứ như: nhóm cầu nguyện, chia sẻ lời Chúa; nhóm kinh liên gia; Đạo binh Đức Mẹ; nhóm thăm viếng người đau bệnh. Các hoạt động công ích như lau dọn Nhà thờ, tham gia nhóm thể dục dưỡng sinh cũng đem đến nhiều ích lợi cho sức khỏe thể lý và tinh thần. Ngoài ra, nên tham dự những cuộc du lịch dã ngoại hay hành hương. Các chuyến đi như thế tạo thêm cơ hội nghỉ ngơi, thưởng lãm, khám phá thế giới bên ngoài và thế giới tâm linh, để bù lại những năm tháng bận rộn với công ăn việc làm trước đây.
 
  1. Tuổi hưu trí & lão niên: Thách đố cuối đời (trên 60 tuổi)
 
a)  Đặc điểm tâm lý
 
  • Môi trường: Càng về già, môi trường xã hội của người cao tuổi càng thu hẹp. Các cụ quay về thế giới nội tâm, sống với những tâm tư, tình cảm của tuổi già; với những nỗi cô đơn, lo sợ hay hối tiếc cần được giãi bày và an ủi.
  • Đặc điểm tâm lý:
 
  • Gánh nặng tuổi tác, bệnh tật, sống “vô dụng” và lệ thuộc vào sự phục vụ của người khác cũng là nguồn khổ tâm cho các cụ.
 
  • Đây cũng là tuổi của sự thật. Lúc này, người cao tuổi đã có đủ dữ kiện để tổng kết lại đời mình. Như đã nói, việc nhìn lại quá khứ có thể đem đến sự mãn nguyện hay hối tiếc về cuộc đời đã qua. Tuy nhiên, dù thành đạt hay thất bại trong cuộc sống, mọi người đều phải đối diện với nỗi lo âu xao xuyến trước việc sẽ từ giã cõi đời này để đi vào thế giới bên kia. 
 
  • Đặc điểm nhận thức đối với cuộc sống
 
  • Các cụ dễ bi quan trước hoàn cảnh sống bị động, bất lực, lệ thuộc hiện tại; không dễ chấp nhận hoàn cảnh của tuổi già và quy luật của tự nhiên: sinh lão bệnh tử.
 
  • Các cụ hoặc quá bám víu, hoặc quá hối tiếc về quá khứ; không tha thứ cho những lỗi lầm đã qua của bản thân. Cần siêu thoát hơn với quá khứ và hòa giải với bản thân.
 
  • Lo âu, xao xuyến trước viễn tượng của cái chết đang đến. Chỉ có niềm tin tôn giáo mới có thể giúp các cụ thanh thản đối diện với cuộc ra đi cuối cùng này.
 
b)  Đường hướng trợ giúp đức tin
 
  • Nhu cầu đức tin: Các cụ cần được nâng đỡ về đức tin; củng cố đức mến và đức trông cậy vào tình thương của Thiên Chúa. Các nhân đức đối thần ấy sẽ giúp các cụ bình an chấp nhận tuổi già và có tâm hồn sẵn sàng về với Chúa.
 
  • Nội dung trợ giúp đức tin:  hòa giải và bình an
 
  • Tổng kết cuộc đời dưới cái nhìn của đức tin và hy vọng: Giúp nhìn lại đời mình để thấy bàn tay yêu thương dẫn dắt của Chúa; luôn sống tâm tình tạ ơn và đón nhận đời mình đã qua với lòng biết ơn Chúa.
 
  • Hòa giải với lương tâm. Tin vào lòng khoan dung của Chúa đối với mọi lầm lỗi trong quá khứ. Sống quãng đời còn lại để chuộc lại lỗi lầm bằng chính những hy sinh, chịu thương chịu khó, cầu nguyện mỗi ngày.
 
  • Tập sống các nhân đức cần thiết cho tuổi già như:
 
  • Kiên tâm chịu đựng, nhất là lúc đau khổ, bị bỏ quên.
 
  • Khoan dung: biết nhìn vào những lầm lỡ của mình trong quá khứ để khoan dung với mọi người.
 
  • Siêu thoát với của cải vật chất.
 
  • Bác ái: ít đòi hỏi, nhưng sẵn sàng giúp đỡ con cháu.
 
  • Cầu nguyện cho Giáo hội, cho truyền giáo, cho mọi người. Đây là việc phục vụ phù hợp nhất với tuổi già.
 
  • Khó nghèo: Chấp nhận cái nghèo nàn, bệnh tật, cô đơn, sự chết như một phần của thân phận con người
 
  • Phó thác: Để tình yêu Chúa dẫn dắt và nghỉ ngơi trong tình yêu của Chúa.
 
  • Phương thức đồng hành:
 
  • Tổ chức cho các cụ còn khỏe và đi lại được tham gia nhóm cầu nguyện, thăm viếng kẻ liệt tại từng khu xóm. Đến thăm nom, an ủi, khuyên nhủ, nâng đỡ tinh thần và cầu nguyện tại gia đối với các cụ phải nằm một chỗ.
 
  • Trở lại với hình thức giáo lý cơ hội, tức chuyện vãn về những đề tài, những thắc mắc, lo âu của riêng từng cụ trong mỗi lần gặp gỡ. Trao đổi về những vấn đề đức tin các cụ hay quan tâm như: mầu nhiệm đau khổ và sự chết; những lo lắng về tội lỗi và phần rỗi; mặc cảm về sự vô dụng của tuổi già… Khi trò chuyện, cần khơi gợi nơi các cụ niềm tin, cái nhìn lạc quan và lòng trông cậy, hầu giúp các cụ tìm lại được sự bình an thanh thản trong tâm hồn.

Kết luận phần III
 
             GIÁO DỤC ĐỨC TIN - MỘT NGHỆ THUẬT
 
      Giáo dục đức tin vừa là một ơn gọi phục vụ, vừa là một chuyên môn, vừa là một nghệ thuật trong đời sống Giáo hội.
 
  • Là một ơn gọi, vì GLV được trao sứ mạng giúp đỡ các linh hồn từ một đại diện của Giáo hội (cụ thể là cha xứ). Để thi hành sứ mạng này, GLV phải có kinh nghiệm về Thiên Chúa, có đời sống cầu nguyện, và chấp nhận dấn thân.
 
  • Là một chuyên môn, vì GLV cần được trang bị những kiến thức giáo lý, Kinh thánh, tín lý, luân lý cần thiết; cũng như phải học biết về sư phạm truyền đạt.
 
  • Là một nghệ thuật, vì cũng như trong nghệ thuật không thể có hai tác phẩm giống nhau được sản xuất đại trà, thì đối tượng phục vụ của huấn giáo là từng cá nhân độc sáng, có ý thức và tự do, có nhân phẩm riêng trước mặt Chúa. Vì thế không thể xử đối với các học viên giáo lý như với một “lô hàng”, nhưng trân trọng nét riêng tư của mỗi người.
 
       Để hỗ trợ cho sứ mạng trợ giúp đức tin xét như là một nghệ thuật, tâm lý học phát triển cung cấp cho GLV những quy chuẩn giúp nhận biết và tôn trọng hơn nét riêng của từng độ tuổi, từng cá nhân và hoàn cảnh của mỗi người. Mỗi học viên phải được đối xử như “khách hàng độc nhất” đáng được hưởng trọn vẹn sự quan tâm, phục vụ theo cách riêng từ phía GLV.
 
       Không thể định giá lương bổng cho nghệ thuật, vì nghệ thuật vượt trên mọi chiết tính hơn thiệt. Cũng vậy, GLV không có lương bổng; nhưng “thù lao” lớn nhất họ nhận được, chính là vẻ đẹp tâm hồn, là sự bình an, sự thăng hoa đức tin của những người qua họ đã gặp gỡ được Thiên Chúa. Ước gì tập giáo trình nhỏ bé này tiếp tục hỗ trợ các GLV đi xa hơn trong tác vụ nghệ thuật của họ: đồng hành đức tin đối với từng cá nhân theo một cách riêng, tùy vào tình trạng của mỗi người.

 


 
 

[1]  Từ “tôn giáo” (religion) có gốc từ động từ latinh “re-ligare”, có
   nghĩa “kết-nối-trở-lại” [hiểu ngầm: với “Đấng tuyệt đối”].
 [2] Phần này được phỏng theo cuốn Sư phạm giáo lý của Lm Nguyễn
   Văn Tuyên, Nxb Tp HCM, 1999, tr. 131-190.
 
 
 
 
 
              
 
 
TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN TÂM LÝ

ĐƯỜNG HƯỚNG GIÁO DỤC ĐỨC TIN
 
 
 
 
 
 
 
Trương Thanh Tùng SJ
 
 
 
 
 
 
 
 
Sử dụng nội bộ
 
 
 
MỤC LỤC
 
              Dẫn nhập
 
Phần ITâm lý con người và Tâm lý học
 
  1. Các thành tố của đời sống con người
 
  1. Định nghĩa bộ môn tâm lý học và tâm lý phát triển
 
  1. Tìm hiểu một số trường phái tâm lý học hiện đại
 
  1. Trường phái phân tâm học
  2. Trường phái tâm lý hành vi
  3. Trường phái tâm lý học hỏi
  4. Trường phái tâm lý nhận thức
  5. Trường phái tâm lý nhân bản và hiện sinh
 
  1. Một số mô hình nhân cách theo tâm lý học
 
  1. Hai mô hình tâm trí và bản ngã theo Phân tâm
  2. Hai mô hình nhân cách theo Tâm lý nhân bản
 
  1. Các yếu tố qui định tâm tính con người
 
  1. Do bẩm sinh hay nuôi dạy
  2. Do tất định hay lựa chọn cá nhân
 
  1. Một số quy luật hoạt động của tâm lý con người
 
      Kết Phần I: Ích lợi của việc học tâm lý
 
Phần IITâm lý lứa tuổi và một số lý thuyết phát triển
 
  1. Các giai đoạn trong cuộc đời
 
  1. Giai đoạn trẻ em  (gồm 3 độ tuổi)
 
  1. Giai đoạn thiếu niên  (gồm 3 độ tuổi)
 
  1. Giai đoạn trưởng thành  (gồm 3 độ tuổi)
 
  1. Giai đoạn về hưu
 
 Phụ chú: Một số ngưỡng khủng hoảng trong đời
  1. Một số lý thuyết về phát triển
 
  1. Tiến trình phát triển tâm lý tính dục (Freud)
 
  1. Tiến trình phát triển tâm lý xã hội (Erikson)
 
  1. Tiến trình phát triển khả năng nhận thức (Piaget)
 
  1. Tiến trình phát triển phán đoán đạo đức (Kohlberg)
 
  1. Chu kỳ tuổi thọ của đời sống gia đình  (Becvars)
 
      Kết Phần II:  Vài lưu ý thực hành về phát triển
 
 
  1. Các cuộc bừng tỉnh trong  đời của bản ngã
  2. Xây dựng sự tự tin & hình ảnh tích cực về mình
  3. Xây dựng nhân cách riêng & khả năng kết thân
  4. Thời điểm quyết định cho phát triển
 
Phần III: Ứng dụng tâm lý phát triển vào trợ giúp đức tin
 
  1. Dẫn nhập
 
  1. Khái niệm đức tin và giáo dục đức tin
 
 
  1. Thích ứng trợ giúp đức tin với các độ tuổi
 
  1. Cách phân chia độ tuổi trong trợ giúp đức tin
 
  1. Nội dung trợ giúp đức tin theo các độ tuổi
 
  1. Tuổi tiểu ấu (trước 7 tuổi)
 
  1. Tuổi trung ấu (7 - 9 tuổi)
 
  1. Tuổi đại ấu (9 - 12 tuổi)
 
  1. Tuổi tiền thiếu (12 - 14 tuổi)
 
  1. Tuổi thiếu niên (14 - 18 tuổi)
 
  1. Tuổi thanh niên (18 - 25 tuổi)
 
  1. Tuổi tráng niên (25 - 45 tuổi)
 
  1. Tuổi trung niên (45 - 60 tuổi)
 
  1. Tuổi hưu trí & lão niên (Trên 60 tuổi)
 
             Kết Phần III:  Giáo dục đức tin - một nghệ thuật
5
 
6
 
6
 
7
 
8
 
8
9
10
11
12
 
13
 
14
18
 
20
 
20
22
 
23
 
24
 
26
 
26
 
26
 
30
 
39
 
39
 
41
43
 
43
 
49
 
51
   
57
 
61
 
62
 
 
62
66
67
68
 
69
 
69
   
69
 
70
 
70
 
71
 
71
 
72
 
74
 
77
 
79
 
81
 
83
 
85
 
86
 
89
TÂM LÝ PHÁT TRIỂN &
 
ĐƯỜNG HƯỚNG GIÁO DỤC ĐỨC TIN
 
       Khác với định kiến của nhiều người cho rằng chỉ có trẻ nhỏ mới cần được giáo dục đức tin, bộ môn tâm lý phát triển cho thấy rằng ở mọi độ tuổi, ai ai cũng có nhu cầu được trợ giúp về mặt tâm linh này.
 
  • Vậy tâm lý phát triển nói gì về đặc điểm và chuyển biến tâm lý của con người qua các độ tuổi?
 
  • Có thể vận dụng tâm lý phát triển thế nào vào việc giáo dục và đồng hành đức tin cho các độ tuổi khác nhau?
 
      Đó là hai chủ đề sẽ được khai triển trong khóa học này, và cũng là hai đề tài bổ ích cho giáo lý viên, là những người được trao sứ mạng trợ giúp tha nhân về mặt đức tin. Thật vậy, những hiểu biết về đặc điểm tâm lý và khả năng nhận thức riêng của các độ tuổi sẽ giúp giáo lý viên ấn định nội dung trợ giúp phù hợp và có được sư phạm truyền đạt tốt nhất cho từng độ tuổi. 
 
      Nhằm đáp ứng phần nào nhu cầu hiểu biết tâm lý và vận dụng vào huấn giáo cho giáo lý viên, giáo trình này sẽ lần lượt khai triển ba nội dung chính sau đây:
 
  1. Tâm lý con người và bộ môn tâm lý học. Phần này giới thiệu sơ lược quan niệm của tâm lý học nói chung về con người; đồng thời nêu lên ích lợi của kiến thức tâm lý đối với các lãnh vực giáo dục, y tế, xã hội, mục vụ, v.v.
 
  1. Tâm lý lứa tuổi hoặc phát triển. Lược qua đặc điểm tâm lý của từng độ tuổi và giới thiệu sơ lược một số lý thuyết phát triển đặc biệt quan trọng cho huấn giáo.
 
  1. Ứng dụng tâm lý phát triển vào trợ giúp đức tin. Dựa vào hai phần trước, đưa ra một số đề xuất về nội dung và cách thức trợ giúp đức tin tương thích với từng độ tuổi.
     Phần ITÂM LÝ CON NGƯỜI VÀ TÂM LÝ HỌC
    
  1. Các thành tố của đời sống con người
 
      Khởi đi từ góc nhìn riêng của mình, mỗi khoa học thường tìm cách phân tích xem đâu là những thành tố cấu thành nên con người. Chẳng hạn, giải phẫu học chia cơ thể con người thành các hệ thần kinh, tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, bài tiết...; triết học Hy lạp cổ đại thì theo quan niệm nhị nguyên cho rằng con người được cấu thành bởi hai nguyên lý “xác và hồn”.
 
       Riêng tâm lý học hiện đại thì theo lối tiếp cận tổng thể, nhìn con người trong toàn bộ, bao gồm 4 thành tố không thể chia cắt là: thể lý, tâm cảm, lý trí & ý chí, tâm linh. Tuy cả 4 yếu tố đều chi phối thái độ, hành vi và lối cư xử của cá nhân, nhưng tác động của yếu tố xúc cảm luôn mạnh mẽ nhất. Chẳng hạn khi giận thì mất khôn; quá đau khổ ta có thể mất đức tin. Mỗi thành tố vừa nói đều có nhu cầu riêng cần được thỏa mãn.
 
  1. Thể lý: nhu cầu sinh tồn cá nhân (ăn, ngủ..)
3
4
1
2
 
2
sinh tồn nòi giống (tính dục).
 
 
 

 
  1. Tâm cảm: nhu cầu yêu và được yêu.
 
 
  1. Lý trí - ý chí: nhu cầu hiếu tri
quyết tâm thực hiện theo ý riêng.
 
 
  1. Tâm linh: vượt lên trên cái tầm thường,
sống hướng thượng - hướng tha.
 
      Để giúp một cá nhân phát triển lành mạnh, cần đáp ứng đúng cách, đúng mứcđồng bộ cả 4 nhu cầu trên của họ. Cũng vậy, khi giải quyết một vấn đề trên một bình diện nào đó, cần xem xét và phối hợp đồng thời các bình diện còn lại. Chẳng hạn, khi tìm nguyên nhân đau bệnh, không chỉ xem xét những xáo trộn về tạng phủ mà cả tâm lý, vì có rất nhiều chứng bệnh tâm thể bắt nguồn từ nguyên nhân tâm lý.
  1. Định nghĩa bộ môn tâm lý và tâm lý phát triển
 
  1. Đối tượng & phương pháp nghiên cứu của môn tâm lý  
 
  • Đối tượng nghiên cứu. Tâm lý học nhằm khảo sát hành vi [bên ngoài] của con người và nghiên cứu những tiến trình tâm t [bên trong] chi phối hành vi ấy.
       
  • Trong tâm lý học, từ “hành vi” chỉ toàn bộ những biểu hiện bên ngoài có thể quan sát được, làm nên tính cách riêng của mỗi cá nhân như: thái độ, cử chỉ, cách hành xử.
 
  • Còn từ “tiến trình tâm trí” ám chỉ những cơ chế xúc cảm, lý trí, ý chí… ở bên trong cá nhân, nhưng lại chi phối hành vi bên ngoài của cá nhân ấy.
 
      Nói cách khác, môn tâm lý nhằm cắt nghĩa những khác biệt về tính cách nơi các cá nhân; nghiên cứu những yếu tố tâm cảm, lý trí bên trongmôi trường bên ngoài chi phối trên hành vi và tính cách; từ đó tìm biện pháp giúp cá nhân xây dựng hành vi mới hoặc thay đổi hành vi cần loại bỏ.
 
  • Phương pháp nghiên cứu. Vì là một bộ môn khoa học, tâm lý học chủ yếu sử dụng các phương pháp quan sátthực nghiệm để giải thích hành vi và xây dựng các lý thuyết. Phương pháp quan sát bao hàm việc nhìn xem, so sánh, nhận định và rút ra những quy luật; còn phương pháp thực nghiệm thì đưa ra những giả thuyết, sau đó dùng những cách thí nghiệm khác nhau để thu thập và phân tích những số liệu từ các thí nghiệm, hầu kiểm chứng tính chân xác của các giả thuyết và xây dựng nên các lý thuyết.
 
      Bên cạnh đó, tâm lý học cũng sử dụng rộng rãi phương pháp nội quan, tức giúp cá nhân “đọc lại” và chia sẻ những chuyển biến nội tâm hiện có hay trong quá khứ của mình. Phương pháp nội quan này có ưu điểm giúp nhà tâm lý thu thập các dữ kiện không thể quan sát hay thực nghiệm được nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu tâm lý hay trị liệu.
b)  Phân ngành tâm lý lứa tuổi phát triển
 
     Tâm lý học ghi nhận rằng mỗi độ tuổi có các đặc điểm tâm-thể-lý, hành vi và cách tương giao rất khác nhau. Từ đó đã xuất hiện hai phân ngành tâm lý lứa tuổi tâm lý phát triển bổ túc lẫn nhau. Hai phân ngành này cùng nghiên cứu các độ tuổi, nhưng dưới hai lăng kính khác nhau.
 
  • Tâm lý lứa tuổi tập trung nghiên cứu đặc điểm tâm thể lý riêng của mỗi độ tuổi (trẻ em, thiếu niên, trưởng thành...);
 
  • Tâm lý phát triển thì chú ý hơn đến sự tiến triển của cá nhân giữa các giai đoạn khác nhau trên các phương diện thể lý, tính dục, xúc cảm, khả năng nhận thức, lối tương giao…
 
      Hai phân ngành này không chỉ giúp hiểu chi tiết các chặng phát triển, nhưng còn đóng góp lớn lao trên bình diện thực hành. Do vậy chúng được vận dụng rất hiệu quả trong giáo dục, trong can thiệp tâm lý và trị liệu để giúp phát triển nhân cách.
 
  1. Tìm hiểu một số trường phái tâm lý hiện đại
 
      Trong tâm lý học hiện đại có nhiều trường phái khác nhau. Mỗi trường phái khởi đi từ một mô hình nhân cách hay một lối quan niệm riêng về con người, để lý giải những động cơ chi phối hành vi và đề xuất biện pháp can thiệp tâm lý giúp cá nhân học mới hoặc thay đổi hành vi. Sau đây là trình bày sơ lược về quan niệm nhân cáchcách trị liệu của năm trường phái căn bản trong tâm lý học hiện đại.
 
  1.   Trường phái Phân tâm học (Psychoanalysis)
 
  • Quan niệm về nhân cách: Không phủ nhận con người có ý thức, có ý chí và tự do, phân tâm học cho rằng hành vi con người còn bị bản năng và vô thức chi phối phần nào như “con vật”. Thế nhưng các cá nhân thường không muốn nhìn vào phần “con vật” của mình, mà còn cấm đoán hoặc đè nén nó vào trong vô thức. Phân tâm học nhận ra rằng chính những đè nén ấy lại là nguồn gây xáo trộn tâm cảm và  nhân cách. Chẳng hạn theo bản năng, ai ai cũng cần được cha mẹ yêu thương. Tôi hận bố mẹ đã xử đối bất công với tôi khi nhỏ; nhưng vì lòng hiếu thảo lại không cho phép tôi có những tình cảm chống lại bố mẹ, tôi đã đè nén nỗi uất ức. Hậu quả là tôi đâm ra cộc cằn với người khác mà không nhận ra mình giận cá chém thớt! 
 
  • Trị liệu: Theo phân tâm, để nhân cách được quân bình và triển nở, cá nhân cần nhận biết và chế ngự những xung động bản năng nơi mình; đồng thời, cá nhân cần được giúp đỡ để nhận diện và giải quyết ổn thỏa những xung khắc nội tâm bị đè nén trong quá khứ.
 
  • Lượng giá: Vì phân tâm học chú tâm mổ xẻ mặt khuất, “mặt trái” và những cảm xúc bị chôn vùi, nên nó còn được gọi tên là tâm lý chiều sâu. Tuy nhiều người tố cáo phân tâm học làm hạ giá nhân phẩm, nhưng không ai có thể phủ nhận rằng, ngoài phần thượng đẳng là riêng của nhân vị (khía cạnh người), con người còn có phần hạ đẳng, tức vô thức và các bản năng ít nhiều như loài vật (khía cạnh con). Hơn thế, phân tâm học đã có công đề ra phương cách trị liệu dôi với phần hạ đẳng để giúp thăng tiến phần thượng đẳng của cá nhân. Đó là đóng góp lớn nhất của phân tâm học trên bình diện thực hành.
 
  1. Trường phái Tâm lý hành vi (Behaviorism)
 
  • Quan niệm về nhân cách: Tâm lý hành vi xem con người như một tập hợp những hành vi mà cá nhân góp nhặt dọc theo lịch sử đời mình. Nói cách khác, họ như một “cỗ máy” được lắp ráp từ những bộ phận rời rạc dưới tác động mạnh mẽ của yếu tố môi trường. Mỗi hành vi của cá nhân là một nếp phản ứng (thói quen) được hun đúc bởi việc lập đi lập lại nhiều lần một kích thích từ môi trường. Định nghĩa nổi tiếng về hành vi của trường phái này là:
      Kích thích (S)  à  Phản ứng (R)   =   Hành vi  (B)
       Stimulus                  Response                  Behavior
 
  • Trị liệu: Từ công thức trên, tâm lý hành vi cho rằng để tập mới hay thay đổi một hành vi, cần tác động trên cá nhân một kích thích mới, được lập đi lập lại, cho đến khi hình thành nên một nếp phản ứng (thói quen) mới. Kích thích mới này thường có dạng thưởng / phạt trực tiếp nhằm củng cố hay loại trừ một hành vi.
 
      Kỹ thuật hun đúc hành vi ấy được đặt nền trên cơ chế phản xạ có điều kiện sau của nhà sinh vật học Nga Pavlov: nếu thêm kích thích mới là “tiếng chuông” đi kèm với việc “cho thấy một miếng thịt” sẽ tập cho chó hành vi mới là “tiết nước bọt” khi “nghe tiếng chuông”. Cũng vậy, trong can thiệp tâm lý, nếu ai làm được việc tốt sẽ được thưởng, thì với thời gian họ sẽ có thêm nhiều đức tính tốt; ngược lại, các hình phạt sẽ khiến cá nhân từ bỏ dần các thói xấu.
 
  • Lượng giá: Hành vi thuyết thường bị phê bình là bỏ quên yếu tố nhận thức. Thế nhưng như đã minh chứng, con người không có ý thức trọn vẹn, mà còn chịu tác động mạnh mẽ của bản năng, vốn hành động mù quáng và máy móc theo nguyên tắc “thích sướng, sợ khổ”. Thế nên, thuyết hành vi không hề hạ giá con người thành “cỗ máy”, nhưng nói lên phần sự thật “mù quáng máy móc” nơi con người. Cũng như trường hợp của phân tâm, giá trị của hành vi thuyết được biện minh bằng đóng góp của nó trong trị liệu, nhất là trong việc uốn nắn hành vi cho trẻ em và người tâm thần, là những người không có ý thức cao. 
 
  1. Trường phái học hỏi xã hội (Social Learning Theories)
 
  • Quan niệm về nhân cách: Trường phái tâm lý học hỏi xã hội bổ túc cho thuyết hành vi khi cho rằng các hành vi không chỉ được hun đúc, củng cố, uốn nắn dưới tác động trực tiếp của những thưởng phạt nơi cá nhân, nhưng còn gián tiếp qua việc cá nhân quan sát và rút kinh nghiệm từ những chế tài và khen chê xã hội đối với cá nhân khác.
 
       Chẳng hạn một người lớn cố sống tốt để không bị người đời chê trách, hay một trẻ thấy anh hư bị bố đánh đòn sẽ không dám phạm lỗi như anh. Như vậy, hành vi sống tốt của hai cá nhân trên không đến từ thưởng  phạt trực tiếp, nhưng do tác động gián tiếp của xã hội. Như vậy, theo thuyết học hỏi xã hội, con người không chỉ phản ứng cách máy móc như “cỗ máy”, nhưng còn chịu áp lực của các chuẩn mực xã hội bên ngoài.
 
  • Trị liệu: Để loại bỏ, tập mới hay uốn nắn hành vi của các cá nhân, cần vận dụng cả những biện pháp gián tiếp như thi đua, khen thưởng, tuyên dương, cảnh cáo trước cộng đồng… Đối với các cá nhân có ý thức, các biện pháp gián tiếp này đôi lúc còn hiệu quả hơn thưởng phạt trực tiếp.
 
  • Lượng giá: Quan niệm nhân cách và lối trị liệu của trường phái học hỏi xã hội là một tiến bộ so với thuyết hành vi, vì nó không chỉ tác động hữu hiệu hơn trên hành vi, mà còn giúp cá nhân xây dựng ý thức cộng đồng và lòng tự trọng. Về điểm này, nó mở đường cho tâm lý học nhận thức.
 
  1. Trường phái tâm lý nhận thức (Cognitive Psychology)
 
  • Quan niệm về nhân cách: Tâm lý nhận thức cho rằng, chính ý thức của cá nhân soi sáng và quyết định hành vi của họ. Các hành vi không đơn thuần là “phản ứng” lại kích thích của môi trường; nhưng chính yếu tùy thuộc vào cách thức cá nhân tri giác sự kiện, kinh nghiệm, nhận thức và phán đoán trên sự kiện. Vì vậy, đứng trước cùng một hoàn cảnh, mỗi cá nhân giải quyết vấn đề theo một cách riêng. Chẳng hạn, khi đối diện một nguy hiểm, có cá nhân thì rơi vào hoảng loạn, có cá nhân lại rất điềm tĩnh.
      Từ quan điểm trên, tâm lý nhận thức thêm vào công thức của tâm lý hành vi một thành phần mới: đó là yếu tố “nhận thức” (O), viết tắt của: Organism  =  cá thể; hay Operations  =  tiến trình tâm trí. Từ đó ta có công thức mới:
 
  Kích thích (S)  à Cá thể (O)  à Phản ứng (R)  =  Hành vi (B)
    Stimulus             Organism          Response            Behavior
 
  • Trị liệu: Giúp cá nhân điều chỉnh tư duy lệch lạc vốn đưa đến những cảm xúc tiêu cực và hành vi sai quấy, đồng thời xây dựng cho cá nhân ý thức nội tại và suy nghĩ hợp lý; nhờ đó, cuộc sống của cá nhân sẽ  sung mãn, trọn vẹn và đầy đủ ý nghĩa hơn.
 
  • Lượng giá: Tâm lý nhận thức thường được đánh giá cao vì nó đề cao yếu tố nhận thức là nét đặc trưng của con người vượt trên con vật. Hơn nữa, liệu pháp của trường phái nhận thức không chỉ nhắm uốn nắn hành vi bên ngoài mà còn nhằm xây dựng cho cá nhân một ý thức và nhân cách vững chãi bên trong, là điểm tới của phát triển tâm lý.
 
  1. Trường phái tâm lý nhân bản và hiện sinh
           (Humanistic & existentialist Psychology)
 
  • Quan niệm về nhân cách: Đây là hai trường phái tâm lý mới mẻ, xuất hiện vào hậu bán thế kỷ XX. Chúng đề cao vai trò của lý tưởngý nghĩa cuộc sống trên hành vi. Theo hai trường phái này, ý thức về mục đíchý nghĩa đời mình sẽ quyết định cung cách sống.Có nhiều người vì không thấy được mục đích và ý nghĩa đời mình nên sống buông xuôi, buông thả, khiến nhân cách bị tha hóa.
 
     Theo tâm lý nhân bản, việc hướng đến thành toại bản thân hay thành nhân là động cơ thúc đẩy con người tồn tại, kiểm soát hành vi. Còn tâm lý hiện sinh thì chủ trương rằng mỗi người là tác giả của đời mình ngang qua những chọn lựa và quyết định cá nhân. Do vậy phải sống có ý nghĩa; biết hướng thượng, hướng tha và vượt lên trên số phận.
  • Trị liệu: Để phát triển nhân cách, cá nhân cần xác định được một hướng tới lành mạnhmột ý nghĩa tích cực cho đời mình. Hai nhận thức ấy sẽ giúp giúp cá nhân có được nội lực để đảm nhận đời mình một cách trách nhiệm và mạnh mẽ, cả trong những lúc vui hay buồn, trong những thời điểm thuận lợi hay thử thách của hiện sinh.
 
  • Lượng giá: Hai trường phái tâm lý nhân bản và hiện sinh không nhìn vào phần hạ đẳng và bệnh lý của cá nhân, nhưng xem cá nhân như một nhân cách lành mạnh đang hướng đến sự thành toại; từ đó khơi dậy nơi họ một nội lực, sự tự quyết và ý chí vượt trên hoàn cảnh và số phận. Chính vì thế, hai trường phái này ngày càng chiếm được chỗ đứng quan trọng trong tư vấn tâm lý và trị liệu. Hơn nữa, mục tiêu thành toại nhân bản của chúng - là sống siêu thoát và hướng tha -  cũng rất gần với lý tưởng của các tôn giáo nên hai trường phái tâm lý này cũng được vận dụng nhiều vào rèn luyện đạo đức và giáo dục đức tin.
 
  1. Một số mô hình nhân cách theo tâm lý học
 
      Như đã trình bày, mỗi trường phái tâm lý đều đặt nền trên những quan niệm riêng, mô hình riêng về nhân cách:
 
  • Phân tâm học nhìn con người dưới khía cạnh vô thức và bản năng; bị phần hạ đẳng chi phối ít nhiều như loài vật.
 
  • Tâm lý hành vi thì xem mỗi cá nhân như một “cỗ máy” phát ra những hành vi đặc thù riêng dưới các tác động của môi trường.
 
  • Tâm lý học hỏi xã hội quan niệm con người trong tư cách thành viên của cộng đồng, hành động theo những chế tài của xã hội.
 
  • Tâm lý nhận thức lại nhìn con người như một cá thể có ý thức. Mỗi cá nhân có mức độ nhận thức khác nhau và hành động theo ý thức và phán đoán riêng của mình.
  • Tâm lý nhân bản và hiện sinh thì nhìn con người như một hữu thể nhân linh luôn hướng đến sự thành toại bản thân và sống theo một lý tưởng.  
 
      Tiếp theo đây chỉ xin trình bày các mô hình nhân cách theo phân tâm họctâm lý nhân bản vốn đem lại những ứng dụng thiết thực nhất cho công tác giáo dục nhân bản và đức tin.
 
a)  Hai mô hình nhân cách theo Phân Tâm học  (S. Freud)
 
      Sigmund Freud, người sáng lập trường phái Phân Tâm, đã đưa ra mô hình tâm trí và nhân cách để minh họa tác động của các yếu tố dấu mặt là vô thức và bản năng trên hành vi cá nhân.
 
Mô hình ba thành phần của tâm trí con người
 
     Qua thực tế trị liệu đối với các bệnh nhân tâm lý, Freud phát hiện ra rằng các cá nhân không hoàn toàn ý thức về mọi hành vi của mình; trái lại, nơi mỗi người đều có những hành vi vô thức, nhất là những hành vi theo thói quen (như gãi đầu, khạc nhổ…) Từ đó, Freud đề xuất ra mô hình cấu trúc ba tầng của tâm trí con người, bao gồm: ý thức - tiền ý thức - vô thức.
 

                                         (1)
 
                                            (2)
 
     (3)
 
           
  1. Ý thức (conscious): Chỉ chiếm một phần nhỏ của tâm trí, như phần nổi của tảng băng trôi. Nó chứa đựng những gì lý trí và ký ức kiểm soát được. Tuy nhiên, chất liệu của ý thức rất dễ dạt vào “vùng lãng quên tạm thời” của tiền thức, hoặc bị đè ép vào “vùng lãng quên sâu thẳm” của vô thức. Hai phần tiền thứcvô thức hợp nên vùng tiềm thức (subconscious), vì cả hai đều ở trạng thái quên lãng.
  2. Tiền ý thức (preconscious): Là vùng đệm giữa ý thức và vô thức, chứa đựng những kỷ niệm và kinh nghiệm bị quên lãng tạm thời do bộ nhớ của ý thức có hạn. Thế nhưng, khi xảy đến một biến cố gợi nhớ, dữ liệu trong tiền thức có thể trồi lại lên vùng ý thức. Chẳng hạn tôi gặp một bạn cũ mà không thể nhớ tên; bạn ấy nhắc khéo tên bạn là “một trong bốn mùa”, tôi lập tức nhớ ra là “Đông” (trồi lên ý thức).
 
  1. Vô thức (unconscious): Là tầng sâu nhất và vượt tầm kiểm soát của ý thức. Nó đóng vai trò chủ yếu trong việc chi phối những ham muốn bị đè nén thuộc bản năng, gây ảnh hưởng tiêu cực trên nhân cách và hành vi con người.
 
      Trong thực tế, tầng vô thức chứa đựng những ý tưởng, cảm xúc hay ký ức tiêu cực bị những phản ứng tự vệ dìm vào trong quên lãng để tránh cho bản ngã khỏi bị dằn vặt, xao xuyến, tổn thương. Chỉ khi được sự giúp đỡ - đặc biệt của chuyên viên phân tâm - đương sự mới có thể đưa ra ánh sáng lý do của những hành xử vô thức nơi mình, từ đó họ mới có hy vọng thay đổi các hành vi ấy. Sau đây là một vài phương pháp dò tìm vô thức thường được sử dụng trong trị liệu phân tâm là:
 
  • Liên ý tự do (free association): Khách hàng được yêu cầu trả lời lập tức các câu hỏi của nhà tâm lý, dựa vào những ý tưởng thoáng hiện trong tâm trí mà không tìm cách suy nghĩ, né tránh hay sắp đặt các ý tưởng.
 
  • Chú giải những giấc mơ mà cá nhân hay gặp, vì giấc mơ thường là nơi để vô thức tự giải tỏa và tìm bù trừ.
 
  • Phân tích các chuyển dịch tình cảm. Chuyên viên trị liệu đóng vai một người thân mà khách hàng có xung khắc trong quá khứ, và để cho khách hàng trò chuyện. Qua việc ghi nhận và phân tích các chia sẻ bộc phát và phản ứng bộc trực của khách hàng, nhà trị liệu có thể tìm ra mấu chốt của những đè nén tâm lý nơi họ.
Cấu trúc ba thành phần của nhân cách
 
      Cũng vậy, Freud cho rằng nhân cách không chỉ bao gồm phần bản ngã có ý thức, có ý chí và tự do; trái lại, nhân cách ấy còn chịu sức ép của các bản năng mà ông gọi là phi ngã, và của những cấm đoán mà ông gọi là siêu ngã. Sau đây là cơ cấu 3 tầng của nhân cách theo phân tâm học của Freud.
 
 

 
  •   Siêu ngã        SUPEREGO     :  nằm ở tiền thức (2) + vô thức (3)
  •  Bản ngã            EGO          :  nằm  ở ý thức (1) + tiền thức (2)
  •  Phi ngã               ID              :  những bản năng vô thức  (3)
 
  1. Phi ngã (Id) thuộc vô thức và bản năng, chứa đựng những bản năng hạ đẳng và hoạt động theo “nguyên tắc khoái lạc”. Phi ngã như một đứa trẻ “mè nheo” trong mỗi người. Nó luôn đòi thỏa mãn tức thời và bằng mọi giá các đòi hỏi của nó. Các trẻ em và người tâm thần bị phi ngã chi phối mạnh mẽ, vì ý thức và sự tự chủ nơi họ không cao.
 
  1. Bản ngã (Ego) là trọng tâm của nhân cách, là cái “tôi chủ thể” có ý thức, tự do và ý chí. Bản ngã hoạt động theo “nguyên tắc thực tiễn”, tức chỉ đáp ứng những đòi hỏi của bản năng, phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn bên ngoài. Trong thực tế, cái tôi chủ thể luôn chịu sức ép của những đòi hỏi của phi ngã và những cấm đoán của siêu ngã: trên đe dưới búa. Bổn phận của nó là tìm cách điều tiết hai thái cực ấy để giúp cân bằng và quân bình cuộc sống.
 
  1. Siêu ngã (Super Ego) được hình thành từ những chuẩn mực đạo đức, xã hội do giáo dục và tôn giáo kết tụ trong tiền thức và vô thức của cá nhân từ tuổi ấu thơ. Siêu ngã thường áp đặt, xét nét mọi hành vi, và gây xao xuyến cho bản ngã. Thông thường siêu ngã là tích cực vì nó hướng dẫn bản ngã hành động cách đúng đắn; nhưng siêu ngã sẽ trở nên một gánh nặng không cần thiết khi quá cứng nhắc, áp đảo, và tước mất khả năng tự quyết của bản ngã.
 
Một số cơ chế tự vệ của bản ngã
 
     Khi đối diện với những đe dọa vượt khả năng chịu đựng của tâm cảm, bản ngã thường trở nên chai lì hoặc lẩn tránh bằng một trong các cơ chế sau để tự vệ hay tự bảo toàn:
 
  1. Đè nén, ức chế (repression): Cá nhân không đủ sức đối diện với những cảm xúc hay kinh nghiệm đau thương, nên tìm cách đè nén những cảm xúc hay kinh nghiệm ấy khỏi vùng ý thức, hoặc chôn chặt các nỗi đau vào quên lãng. Đây là phản ứng tự vệ căn bản nhất, sẽ biến thái thành những cơ chế tự vệ kế tiếp.
 
  1. Phủ nhận (denial): Bản ngã không đủ sức đón nhận một thực tế, nên tự vệ bằng cách chối bỏ thực tế ấy; tin chắc rằng thông tin ấy bị nhầm. 
 
  1. Phóng chiếu (projection): Cá nhân gán ghép cho người khác những cảm xúc tiêu cực đang có nơi mình vì không dám đối chất chính mình. Chẳng hạn tôi ghét đồng nghiệp nhưng lại kết án là đồng nghiệp ghét tôi.
 
  1. Tạo phản ứng ngược lại (reaction formation): Cá nhân chối bỏ cảm xúc đang có bằng cách làm theo cảm xúc ngược lại. Chẳng hạn B thích anh A, nhưng lại nói ghét anh ấy.
 
  1. Hoán vị (displacement): Cá nhân giải tỏa tình cảm dồn nén vào một đối tượng khác bằng một trong các cách thức sau:
 
  • Bù trừ (compensation): Chẳng hạn tôi kém thể thao, nên vào giờ chơi tôi lại đi đánh đàn để tự an ủi mình.
 
  • Thăng hóa (sublimation): Tôi đi Cảnh sát 113 để thỏa mãn tính hung hãn dưới vỏ bọc bảo vệ an ninh xã hội.
 
  • Dịch chuyển hấn khí (displaced aggression): Giận xếp không dám cãi, về nhà đánh con cái để xả giận.
 
  1. Thoái hồi (regression): Do không đủ sức đối diện với các thách đố của cuộc sống, cá nhân lẩn trốn vào những hoạt động an toàn của các giai đoạn trước. Chẳng hạn không bương chải được với đời nên chọn đi dạy trẻ để cuộc sống đỡ phức tạp. Gặp khó khăn ở thành phố, chọn về quê sinh sống.
  2. Biện hộ (rationalization): Cá nhân tìm cách hợp lý hóa những hành vi vô lý của mình. Chẳng hạn mượn rượu giải sầu.
 
  1. Sắm vai (identification): Vì thiếu tự tin nên cá nhân bắt chước người nổi tiếng để ngỡ mình cũng là “nhân vật”. Hành vi này thường xảy ra nơi các thiếu niên chưa có nhân cách vững chãi. Nhưng cũng có người lớn không thành đạt, nên cố tạo cho mình bộ dạng nhà chuyên nghiệp.
 
b)  Hai mô hình nhân cách theo Tâm lý nhân bản 
 
  r  Mô hình cấu tạo nhân cách theo Carl Rogers
 
     Theo Rogers, nhân cách hay bản ngã được cấu thành từ hai thành phần: “tôi thực tiễn” cá nhân đang có và “tôi lý tưởng” mà cá nhân đang hướng tới.
 
        Đồ hình của Rogers cho thấy rằng, khi đối diện với một thực tại (có thể là một sự vật, một sự kiện hay một người nào đó), bản ngã sẽ phối hợp lập trường của hai cái tôi nơi mình để đi đến một thái độ tích cực/tiêu cực đối với thực tại đó, rồi sẽ có hành vi tương ứng.
 
                          TÔI LÝ TƯỞNG                       Gặp 1 thực tại 
                        Các giá trị /lý tưởng
 
       BẢN NGÃ                                            THÁI ĐỘ                HÀNH VI
                              
 
                             TÔI THỰC TIỄN
                         -  Ý thức/vô thức/xúc cảm…
                         -  Các nhu cầu    
                      
  1. Tôi thực tiễn: là tình trạng hiện tại, bao gồm toàn bộ cái tôi hiện có của bản ngã: ý thức, vô thức, xúc cảm, bản năng, và những nhu cầu riêng. Thông thường, các nhu cầu của “tôi thực tiễn” làm nên động cơ cung cấp năng lượng cho bản ngã hoạt động.
  2. Tôi lý tưởng: Gồm những giá trị (lý tưởng) và dự phóng tương lai mà bản ngã đang hướng tới. Chính cái tôi lý tưởng này định hướng cho lối sống cho cá nhân và lôi kéo cá nhân tiến về phía trước.
 
  1. Thái độ & hành vi: Tùy vào thái độ tích cực hay tiêu cực đối với đối tượng, mà cá nhân sẽ đi đến một hành động tương ứng đối với đối tượng ấy. Chẳng hạn tôi mê chơi games (tôi thực tế) nhưng tôi muốn đậu vào đại học (tôi lý tưởng), nên tôi quyết tâm gạt bỏ games (thái độ) và tập trung tất cả cho việc học (hành vi).
 
r Tháp 5 nhu cầu của bản ngã theo Abraham Maslow
 

  
           
                     5                    -  Nhu cầu thành toại bản thân
 
                     4                    -  Nhu cầu thể diện/được nhìn nhận  
 
                     3                    -  Nhu cầu yêu/được yêu/thuộc về nhóm
 
         2                    -  Nhu cầu an toàn thể lý/tâm cảm
 
         1                    -  Nhu cầu sinh tồn cá nhân/nòi giống
 
 
     Theo Maslow, đây là 5 bậc thang nhu cầu từ thấp đến cao của bản ngã. Sự phân cách này giữa các bậc nhu cầu chỉ là tương đối, vì dù ở bậc nào, cá nhân cũng đồng thời có nhu cầu của các bậc còn lại. Chẳng hạn, người ở bậc nhu cầu 5 vẫn cần ăn uống (bậc 1), cần được an toàn, yêu thương và được nhìn nhận (bậc 2, 3, 4), nhưng theo cách thức và mức độ khác với người ở các bậc thấp hơn.
 
       Khi các bậc nhu cầu được thỏa mãn cá nhân sẽ tồn tại và phát triển. Các nhu cầu càng thấp thì càng cần thiết cho sự sống còn; một khi chúng đã được thỏa mãn, cá nhân sẽ hướng đến bậc nhu cầu cao hơn. Đích đến của phát triển nhân cách là tình trạng ở bậc 5: tức cá nhân đạt đến sự thành toại bản thân.
       Ngoài ra, Maslow còn phân loại 5 bậc thang nhu cầu thành 2 nhóm: bậc 1, 2, 3, 4 thuộc nhóm nhu cầu thiếu hụt phải được bổ sung thường xuyên; riêng bậc 5 thuộc loại nhu cầu thành toại, nó không những không hao mòn, mà ngày càng đòi hỏi cao hơn. Nhu cầu thành toại thường thể hiện ở các dạng sau:
 
  • Nhu cầu hiểu biết và khám phá.
  • Nhu cầu thẩm mỹ, làm đẹp;
  • Nhu cầu phát triển bản thân trên mọi phương diện.
 
  1. Các yếu tố qui định tâm tính con người
 
      Trong giao tế, ta dễ dàng nhận thấy các cá nhân có tâm tính rất khác nhau. Tại sao lại có sự khác biệt này? Và đâu là những yếu tố quy định tâm tính riêng của mỗi người?
 
      Trong tâm lý học có hai quan niệm đối kháng nhau về tính cách con người. Một bên cho rằng tâm tính do bẩm sinh hay tất định nên bất biến; bên kia cho rằng giáo dục và nỗ lực của chính cá nhân có thể tác động thay đổi tâm tính. Có thể công thức hóa sự đối kháng của hai khuynh hướng ấy như sau.
  • Tâm tính do bẩm sinh qui định  > <  do nuôi dạy mà ra.
  • Tâm tính chịu sự tất định của bản năng và vô thức > < do
      mỗi cá nhân tự lựa chọn.
 
  1. Do bẩm sinh hay do nuôi dạy? (Nature vs Nurture)
 
      Trong tục ngữ dân gian Việt Nam, các ý kiến về vấn đề này cũng phân rẽ theo hai hướng vừa nói:
  • “Cha mẹ sinh con, Trời sinh tính” cho rằng bản chất của cá nhân là do bẩm sinh. Dù cha mẹ có dạy dỗ uốn nắn thế nào, thì kẻ ngỗ nghịch cũng hoàn ngỗ nghịch.
 
  • “Nhân chi sơ, tính bổn thiện” đổ lỗi cho môi trường và việc nuôi dạy. Mọi người sinh ra đều thiện hảo như “tờ giấy trắng”; thế nhưng chính môi trường xấu và việc giáo dục thiếu sót đã khiến cá nhân đánh mất cái thiện bẩm sinh.
      Chúng ta hãy xét xem các yếu tố thuộc bẩm sinhmôi trường tác động thế nào trên tâm tính và hành vi của cá nhân.
 
                 Bẩm sinh                           Môi trường nuôi dạy
 
  • Đặc điểm di truyền
  • Khí chất bẩm sinh
  • Xu hướng của cá nhân
  • Nhu cầu, sở thích riêng…
 
  •  Ảnh hưởng của gia đình
  •  Giáo dục nhà trường
  •  Giáo dục đức tin, giáo xứ
  •  Bạn đồng trang lứa…
       
      Qua bản liệt kê trên, ta thấy cả hai nhóm yếu tố bẩm sinhmôi trường đều tác động trên tính cách riêng của mỗi cá nhân. Yếu tố bẩm sinh thì giống như “hạt giống” chứa đựng mầm căn bản của nhân cách; còn môi trường như mảnh đất cho hạt giống cắm rễ vào, hút lấy chất bổ để tăng trưởng và định hình thành một nhân cách trưởng thành.
 
     Cũng như trong trồng trọt, việc chăm bón, cắt tỉa có thể biến một hạt giống bình thường phát triển thành một cây to đẹp, thì môi trường nuôi dạy và cách thức giáo dục tốt cũng có thể đảo chiều những xu hướng bẩm sinh thiếu lành mạnh nơi cá nhân. Vì lý do đó ta không nên bi quan trong giáo dục; trái lại cần đẩy mạnh hơn việc uốn nắn trong mọi trường hợp. Câu chuyện “Mẹ Thầy Mạnh Tử dạy con” là một minh họa rõ nét về vai trò của môi trường lành mạnh và việc nuôi dạy.
 
       Chuyện kể rằng Mạnh Tử lúc còn rất nhỏ nhà sống gần bãi tha ma. Ngày nào cũng chứng kiến những đám ma, Tử và năm bạn khác cứ bắt chước tổ chức đám ma lăn lộn gào khóc. Mẹ Tử bèn dọn nhà vào làng ở gần một khu phố chợ; nhưng chợ thì lúc nào cũng ồn ào chuyện trả giá, mua bán và cãi vã, khiến Tử lại nhiễm thói hư. Thế là Mẹ Tử nghĩ rằng chỉ có cách dọn về gần nhà Thầy đồ. Quả như Mẹ Tử nghĩ, dù chưa tới tuổi đi học, ngày ngày trẻ Mạnh Tử cứ ê a nhái theo bài học của lũ trẻ nhà bên. Nhờ đó Tử đã sớm ham mê sách đèn từ bé, và lớn lên học hành giỏi giang trở thành “Thầy Mạnh Tử”.  
  1. Do tất định hay lựa chọn cá nhân? (Deteminism vs Freedom)
 
       Chúng ta thử xem các trường phái tâm lý nhân cách có lập trường như thế nào trước câu hỏi thứ hai này.
 
  • Theo Phân tâm học, nơi cá nhân không chỉ có các hành vi hữu thức, mà có cả những hành vi vô thức do bản năng và vô thức tất định. Thế nhưng, nếu cá nhân ý thức được những tác động tiêu cực của vô thức nơi mình và quyết chí sửa đổi thì họ vẫn có thể cải thiện nhân cách của mình được triển nở hơn. Như vậy, dù thiên về thuyết tất định của các yếu tố sinh học và bẩm sinh, phân tâm học vẫn nhìn nhận rằng ý thức và lựa chọn của cá nhân vẫn là yếu tố quyết định cuối cùng trên nhân cách.
 
  • Bên cạnh đó ba trường phái tâm lý nhận thức, nhân bản và hiện sinh nhìn nhận rằng bản năng và vô thức chỉ quy định phần nào chứ không tất định tính cách. Trái lại, chỉ có ý thức và tự do lựa chọn của cá nhân mới quyết định tính cách, hướng phát triển và lối sống của mỗi cá nhân.
 
      Tóm lại, phần trình bày trên cho thấy cả bốn yếu tố bẩm sinh & tất định; nuôi dạy & lựa chọn của cá nhân đều tác động trên tính cách của mỗi người, nhưng mỗi yếu tố tác động theo những cách thức và mức độ khác nhau.
 
  • Bẩm sinhbản năng thì áp đặt và khó thay đổi, nhưng chỉ là “hạt giống” chứa đựng “mầm nhân cách”.
 
  • Còn yếu tố môi trường nuôi dạy lành mạnh khả năng nhận thức & tự quyết của cá nhân lại năng động và có thể làm thay đổi tình trạng của cá nhân. Chúng quyết định nét tính cách và hướng phát triển nhân cách của cá nhân. Vì tin vào khả năng thay đổi của cá nhân, nên cần tăng cường việc giáo dục hầu giúp cá nhân có được nhận thức đúng đắn cũng như ý chí vượt lên trên chính mình.
6.  Một số quy luật hoạt động của tâm lý cá nhân
 
      Tuy mỗi người là một ngôi vị độc sáng, có tính cách riêng và cách hành xử riêng, nhưng các hoạt động tâm lý của họ đều tuân theo một số qui luật chung có thể kiểm nghiệm được. Tuy thế các qui luật phổ quát ấy vẫn không bóp chết những nét riêng làm nên vẻ độc sáng của mỗi ngôi vị. Khởi từ việc nhận biết các quy luật chung này, ta rút ra được một số hệ luận thực hành hữu ích khi làm việc với các cá nhân.
 
  1. Tâm lý cá nhân là một thực tại ẩn khuất; ta chỉ có thể đoán biết phần nào tâm lý một người ngang qua những thái độ, cử chỉ, lời nói, và cách ứng xử bên ngoài của người ấy: “trông mặt mà bắt hình dong”. Thế nhưng, đôi lúc phán đoán của ta có thể lầm, nhất là khi đương sự cố tình bóp méo thông tin về bản thân, hay khoác lên những “mặt nạ”.
 
  1. Tâm lý của một cá nhân không cố định, nhưng biến chuyển theo độ tuổi và hoàn cảnh: “Càng lớn càng ngoan/hư!”; “Con người hay thay lòng đổi dạ”.
 
  1. Có một tác động hỗ tương chặt chẽ giữa yếu tố thể lý và tâm lý nơi cá nhân. Chẳng hạn khi ta khỏe thì vui tính; khi ta đau thì dễ cáu kỉnh: sức khỏe tác động trên tâm lý. Ngược lại, sự sợ hãi có thể làm cơ thể ta tê liệt; khi bực tức thì máu nóng dồn lên mặt: xúc cảm tác động trên thể lý. Mối liên kết này thể hiện rõ nét nơi các căn bệnh tâm-thể; chẳng hạn như khi một người bị stress nặng có thể sinh ra đau bao tử, rối loạn huyết áp, dị ứng ngoài da, v.v.
 
  1. Tâm lý của cá nhân được phát triển nhờ tương giao. Tục ngữ có câu: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.” Ai đi nhiều, thấy nhiều, nghe biết nhiều, gặp gỡ tiếp xúc nhiều, thì càng kinh nghiệm, càng bản lĩnh và chững chạc. Vì vậy, trong giáo dục cần tạo điều kiện cho cá nhân vượt qua nhút nhát và mạnh dạn mở ra với các tương quan mới để lớn lên.
  2. Tâm lý cá nhân phát triển ngang qua những ngưỡng khủng hoảng. Khủng hoảng là hiện tượng thông thường xảy ra trong mọi lãnh vực của cuộc sống, khi xuất hiện những yếu tố mới phá vỡ thế quân bình hài hòa vốn có nơi cá nhân. Chẳng hạn thiếu niên bắt đầu biết suy lý cho nên hay “lý sự” và cãi lại khiến bố mẹ khó chịu.
 
      Khi nổ ra khủng hoảng, ta cần bình tĩnh, tìm cách điều chỉnh, để thiết lập một thế quân bình và hòa hợp mới. Mỗi lần vượt qua được một khủng hoảng, cá nhân càng phát triển hơn. Chẳng hạn, thay vì đánh trẻ ở tuổi thiếu niên hay cãi, bố mẹ cần tôn trọng ý kiến của chúng, cho chúng thêm quyền tự quyết, tập cho trẻ học cách đối thoại và tự trách nhiệm về mình. Dần dần, sự xung khắc của trẻ được tháo ngòi và chúng được tạo cơ hội trưởng thành hơn.
 
  1. Có những quy tắc tâm lý chung; nhưng cũng có những quy tắc riêng. Quy tắc chung thì đúng với mọi người, mọi hoàn cảnh, mọi thời đại. Còn quy tắc riêng thì thay đổi tùy vào mỗi nền văn hóa, thời đại, độ tuổi, cá nhân. Trong hành xử, cần vận dụng các quy tắc tâm lý chung để hiểu người khác; nhưng đồng thời phải nhận biết và tôn trọng những nét tâm lý riêng của từng nền văn hóa, giới tính, lứa tuổi, cá nhân. Đó là một trong những chìa khóa của đắc nhân tâm.
 
     Kết luận Phần I  
 
ÍCH LỢI CỦA VIỆC HỌC TÂM LÝ
 
  • Đối với bản thân: Các kiến thức tâm lý giúp mỗi cá nhân:
 
  • hiểu mình hơn,
  • biết cách để tự điều chỉnh mình,
  • để triển nở hơn trong nhân cách,
  • sống hòa hợp hơn với tha nhân.
 
         “Hãy biết mình!”: Đó là tiêu chí của người trưởng thành.
  • Trong tương quan với người khác: Tâm lý học giúp:
 
  • hiểu tâm tính người khác;
 
  • tiên đoán những vấn đề tâm lý họ sẽ hoặc đang gặp;
 
  • đưa ra những trợ giúp hay can thiệp kịp thời và phù hợp
nhằm thúc đẩy tiến trình phát triển của các cá nhân.
 
      Vì các ích lợi trên mà tâm lý học đã trở thành môn học bó buộc với các ngành trực tiếp làm việc với cá nhân như: sư phạm, y khoa, tác viên xã hội, tư vấn, kinh doanh quảng cáo, luật khoa, khoa học hình sự, và ngay cả các công tác mục vụ trong Giáo hội, v.v.
 
  • Trong công tác giáo dục đức tin
 
      Đối với các anh chị giáo lý viên, kiến thức tâm lý học nói chung và kiến thức về tâm lý các độ tuổi nói riêng sẽ hỗ trợ các anh chị trong những công việc sau:
 
  • Hiểu đặc điểm tâm lý riêng của mỗi độ tuổi, cũng như nhu cầu tâm linh của các độ tuổi ấy.
 
  • Biết cách ứng xử phù hợp với từng lứa tuổi.
 
  • Ấn định nội dung giáo lý thích ứng với nhu cầu tâm linh        và thực tế của từng độ tuổi.
 
  • Biết cách thức truyền đạt phù hợp với khả năng nhận thức và tiếp thu bài giảng của mỗi lứa tuổi.
      
      Chính vì những đóng góp thiết thực của tâm lý học với công tác huấn luyện đức tin, mà hầu hết các sách Sư phạm Giáo lý luôn dành một phần quan trọng để trình bày những kiến thức căn bản về tâm lý học nói chung và về đặc điểm tâm lý các lứa tuổi nói riêng, như một phần huấn luyện nền tảng cho các giáo lý viên.
 
Phần II:  TÂM LÝ LỨA TUỔI & MỘT SỐ LÝ THUYẾT
 
                           PHÁT TRIỂN TÂM LÝ
 
A-  CÁC GIAI ĐOẠN TRONG ĐỜI NGƯỜI
 
 r   Phân chia các giai đoạn/chặng đời người
      theo bộ môn Tâm lý phát triển
 
     Văn chương thi phú thường dùng các hình ảnh ẩn dụ để ví các giai đoạn của đời người. Có khi đời người tựa như ba thời khắc sáng-trưa-chiều của một ngày; như bốn mùa trong năm xuân-hạ-thu-đông; hoặc như một cuộc leo núi với đỉnh núi là tuổi trung niên và chân núi phía bên kia là tuổi lão niên.
 
      Trong thực tiễn, mỗi ngành cũng đưa ra những chuẩn mực phân chia đời người khác nhau. Ví dụ, pháp luật lấy “18 tuổi tròn” làm đường ranh ấn định tuổi thành niên của công dân; giáo dục học chia đời học sinh làm bốn cấp: tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, cao đẳng & đại học; sư phạm giáo lý chia lớp giáo lý theo bí tích, v.v. Riêng bộ môn tâm lý phát triển lại căn cứ trên những đặc điểm và nhiệm vụ tâm lý của mỗi chặng để phân chia đời người thành bốn giai đoạn, sau đó mỗi giai đoạn lại được chia làm nhiều chặng nhỏ hơn:
 
  • Giai đoạn trẻ em (0-12 tuổi): gồm 3 chặng nhỏ.
  • Giai đoạn thiếu niên (13-18 tuổi): gồm 3 chặng nhỏ.
  • Giai đoạn trưởng thành (18-60 tuổi): gồm 3 chặng nhỏ.
  • Giai đoạn hưu trí (trên 60 tuổi): chỉ có 1 chặng.
 
1.  Giai đoạn trẻ em (0-12 tuổi)
 
     Giai đoạn này được tính từ sơ sinh cho đến tuổi thiếu niên hay dậy thì. Có thể chia giai đoạn trẻ em thành 3 chặng rõ rệt.
 
  • Tuổi bám mẹ (0-3)
 
 r  Đặc điểm tâm thể lý: Đối với trẻ “nhũ nhi” (tuổi còn bú), mẹ là tất cả của bé. Khác với loài vật, bé không chỉ cần được mẹ cho bú mớm, mà bé còn rất cần đến tình yêu vỗ về của mẹ để thành người. Mẹ không chỉ là “bầu sữa” cho bé, mà còn là tất cả nguồn yêu thương, an toàn mà bé cần đến.
 
       Một số nhà phân tâm đã phân tích sự khác biệt căn bản giữa tư thế bú của bé so với loài vật, để nêu bật sự gắn bó đặc thù của tình-mẹ-con nơi loài người. Thật vậy, chỉ có con người mới bú mẹ trong tương giao “mặt đối mặt”: bé không chỉ bú sữa mẹ, nhưng “bú” cả ánh mắt, nụ cười; “bú” cả tiếng trò chuyện ê a và tình thương mẹ dành cho bé. Giòng sữa mẹ thì làm cho bé mỗi ngày thêm đầy đặn; còn tình yêu thương nâng niu của mẹ thì “nhân hóa” bé, tập cho bé đi vào tương quan tình người. Một trẻ bị bỏ rơi, không có được sự yêu thương của “mẹ” (hay ai khác thay mẹ) thì không được nhân hóa, vì em không có được bài học nhập môn tương quan căn bản nhất từ mẹ, để có thể mở ra những tương quan khác với người ngoài.
 
       Hơn thế, chất lượng của mối tương quan đầu đời với mẹ sẽ quyết định cách đáng kể đến khả năng tương giao của trẻ về sau. Các nhà tâm lý lứa tuổi nhận ra mối liên hệ chặt chẽ giữa ba lối gắn bó của trẻ với mẹ lúc còn nhỏ với cách tương giao của trẻ ấy ở tuổi trưởng thành sau này.
 
  • Gắn kết an toàn với mẹ. Khi lớn lên, nhóm trẻ thứ nhất này sẽ tự tin mở ra với môi trường. Thật may mắn cho những bé có được tình mẫu tử đằm thắm và quân bình. Khởi từ cảm giác an toàn với mẹ và gia đình, bé giả thiết môi trường bên ngoài (người lạ, lớp mẫu giáo, môi trường mới) cũng an toàn như thế. Do vậy bé tự tin, bạo dạn, dễ hòa nhập vào môi trường mới, sớm có khả năng kết thân, mở đường cho cơ may thành đạt trong tương giao về sau.
 
  • Gắn kết dè dặt, né tránh. Khi lớn lên, nhóm trẻ thứ hai này thường rút vào trong vỏ ốc của mình để được an toàn. Đây thường là phản ứng của những trẻ bị bỏ bê hoặc bỏ rơi. Vì không quen với sự vồn vã thân tình ở đầu đời, trẻ dần dần trở nên lãnh đạm, tự đủ trong nỗi cô đơn của mình, không có được khả năng tương giao cách tự tin.
 
  • Gắn kết bất an, hoang mang do lối yêu thương bóp nghẹt hoặc thiếu nhất quán của mẹ. Đây là trường hợp của các trẻ sinh ra “ngoài ý muốn” hoặc bởi “bà mẹ thiếu niên”. Các bà mẹ này thường có tâm trạng bất ổn: theo bản năng mẫu tử họ có yêu con; nhưng trong thâm tâm lại từ khước đón nhận “của nợ” ấy. Từ đó cách hành xử của các bà mẹ này thiếu nhất quán: thương đó rồi ghét đó; nâng niu, hôn hít đó, rồi lại đánh đòn. Sau những lần kinh nghiệm bị mẹ “bội phản”, trẻ rơi vào một tâm trạng hoang mang: một mặt trẻ rất cần và muốn đến gần mẹ, nhưng mặt khác lại không tự tin đến với mẹ vì sợ bị “phản bội” một lần nữa. Lối gắn kết bất an, hoang mang như thế ở tuổi nhỏ sẽ tiếp tục theo trẻ lớn lên ở tuổi trưởng thành, khiến cá nhân luôn rụt rè, lo lắng khi phải mở ra với một tương quan thân tình.
 
      Nhóm gắn kết hoang mang (loại 3) tuy có vẻ giống nhóm xa lánh (loại 2), nhưng sự hủy hoại về mặt tâm cảm của nhóm 3 trầm trọng hơn. Thật vậy, nhóm trẻ xa lánh tuy né tránh tương quan, nhưng lại cảm thấy “tự đủ” trong sự cô độc của mình; trong các trẻ gắn bó hoang mang bị miễn cưỡng né tránh tương quan để được an toàn, nhưng lại đau khổ vì thiếu hụt tình cảm.      
 
     Tóm lại, cả ba kiểu gắn bó với mẹ lúc nhỏ tiếp tục theo trẻ lớn lên và lưu dấu vết trên cách tương quan của cá nhân trong đời sống hôn nhân và xã hội ở tuổi trưởng thành.
 
 r Thách đố đối với phát triển nhân cách: Nếu được hưởng đầy đủ sự chăm sóc và tình yêu của mẹ thì sẽ có cảm giác an toàn, tin tưởng đối với ngoại cảnh. Tuy cần mẹ, nhưng bé vẫn phải có khả năng tách khỏi vòng tay mẹ thì mới mở ra được với những tương giao khác để lớn lên.
  • Tuổi sân chơi (3-6)
 
  r  Đặc điểm tâm thể lý: Từ tuổi này, mẹ không còn ở bên trẻ suốt ngày; do vậy bé phải chuyển qua tương quan với các đối tác khác là anh chị trong nhà và bạn lớn hơn ở vườn trẻ. Ở tuổi này, các trẻ này chưa biết nhường nhịn nhau. Tình trạng bắt nạt mạnh được yếu thua khi vắng mặt người lớn là mối đe dọa với các trẻ nhỏ hơn, khiến chúng trở nên nhát đảm, sợ sệt, ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách. Có trẻ bé hơn phải “luồn cúi” trẻ lớn để được chấp nhận và cho chơi chung.
 
  r  Thách đố đối với phát triển nhân cách: Cần bảo đảm cho mọi trẻ có khả năng tương quan hài hòa với anh chị và bạn, mà không bị “lép vế”, tự ti. Nếu một trẻ không an toàn về thể lý, cũng sẽ bị bất an tâm lý. Ngược lại, nếu một trẻ có được tương quan hài hòa với anh chị và bạn, tính cách tự tin và bạo dạn của trẻ sẽ ngày càng củng cố.
 
  • Tuổi đến trường (6-12)
 
  r  Đặc điểm tâm thể lý: Lứa tuổi tiểu học tuy đã lớn xác hơn, nhưng tâm cảm hãy còn mỏng manh, nhất là các trẻ là con một, hoặc được nuông chiều thái quá. Đặc điểm của trẻ tiểu học là chỉ chơi với bạn đồng giới: gái với gái; trai với trai. Chúng bám víu cộng sinh vào nhóm vì chưa có được nhân cách riêng. Hơn nữa, nhờ tương tác với bạn đồng giới mà trẻ được củng cố về căn tính giới tính của mình:trai phải hành xử cho ra trai; gái phải hành xử cho ra gái!
 
       Thế nhưng không phải mọi trẻ đều đương nhiên được bạn đồng giới đón nhận. Trong cả hai nhóm đều có sự “kỳ thị” và loại trừ các bạn cùng giới nhưng lại bị xếp vào nhóm bên kia do không đủ nữ tính nếu là nữ, hay thiếu nam tính nếu là nam. Vì vậy giữa các trẻ cùng giới luôn có sự cạnh tranh về nhiều mặt (học lực, sức khỏe, tài khéo, sở hữu đồ chơi…). Chỉ những trẻ trên trung bình mới được nhóm đón nhận và có được một thứ hạng. Nếu được nhóm đón nhận - dù chỉ ở thứ hạng thấp - thì trẻ có được cảm giác an toàn tự tin. Còn những trẻ bị loại trừ và liệt vào “nhóm bên kia” dễ bị mặc cảm tự ti, chủ bại, nghi ngờ về khả năng và giá trị của bản thân. Cũng vậy, để được nhóm “chiếu cố”, không ít trẻ yếu thế đành chọn con đường luồn cúi, tự ti, khiến nhân cách bị giảm thiểu.
 
  r  Thách đố đối với phát triển nhân cách: Để có được sự an toàn về mặt tâm cảm, mọi trẻ tiểu học đều cần được nhóm chấp nhận, cần có được một chỗ đứng cho mình trong nhóm, từ đó xây dựng sự tự tin (self-esteem). Vì thế trong giáo dục, cần tránh để xảy ra tình trạng nhóm áp đảo hay bài xích bất kỳ một trẻ nào. Đồng thời cũng cần tạo điều kiện cho những trẻ yếu hơn có cơ hội khẳng định trước nhóm để có được sự tự tin.
 
2.  Giai đoạn thiếu niên / chuyển tiếp (12-18 tuổi)
 
      Tuổi thiếu niên (còn gọi là dậy thì) thường được đề cập đến như một giai đoạn khủng hoảng đầy sóng gió. Miêu tả ấy có thể không luôn luôn đúng với tất cả mọi người, nhưng khách quan mà nói, giai đoạn thiếu niên có tính quyết định lớn lao đối với việc định hình nhân cách định hướng tương lai cho mỗi cá nhân. Vì thế, giai đoạn này luôn là một “điểm nóng” không thể bỏ qua trong các giáo trình tâm lý phát triển.
 
      Trước khi đi vào phân tích các chặng nhỏ hơn của giai đoạn dậy thì, chúng ta cần tìm hiểu nguồn gốc ngữ nghĩa của từ “thiếu niên” cũng như khảo sát các tiêu chuẩn nhận dạng độ tuổi ấy theo quan điểm tâm lý.
 
 r   Ngữ nguyên của từ “thiếu niên”
 
  • Danh từ “thiếu niên” (adolescens) đến từ “hiện tại phân từ” của động từ “tăng trưởng” trong tiếng latinh (ad-olescĕre)   ;
 
  • còn danh từ “trưởng thành” (adultus) lại đến từ “quá khứ phân từ” của cùng một động từ tăng trưởng vừa nói.
       Về mặt ngữ pháp, một hiện tại phân từ (present participle) ám chỉ một hành động hay một tình trạng đang diễn tiến và chưa đạt đến đích điểm; còn quá khứ phân từ (past participle) lại ám chỉ một hành động hay một tình trạng đã hoàn tất. Hóa ra theo ngữ nguyên latinh, hai từ “thiếu niên”“trưởng thành” biểu thị hai chặng nối tiếp nhau của cùng một động từ “tăng trưởng”:
 
  • Danh từ “thiếu niên” biểu thị “độ tuổi đang tăng trưởng”;
 
  • Còn danh từ “trưởng thành” chỉ “độ tuổi đã đạt đỉnh điểm của tăng trưởng”.
 
       Như vậy, nếu chiếu theo ngữ nguyên, thật hợp lý khi có người sử dụng hạn từ “tuổi chuyển tiếp” thay cho tuổi thiếu niên hay dậy thì, vì trong thực tế “dậy thì” cũng chính là tiến trình chuyển tiếp từ giai đoạn trẻ em sang tuổi trưởng thành.
 
 r  Tiêu chuẩn xác định điểm đầu & điểm cuối của tuổi dậy thì
 
      Thông thường, người ta hay nhìn vào dấu hiệu “trổ mã” bên ngoài của một cô cậu, để nói rằng cô cậu ấy đã bắt đầu dậy thì. Trong thực tế, giai đoạn “dậy thì” - hay chuyển tiếp - của một cá nhân không chỉ xảy ra ở cơ thể, mà trên cả toàn bộ các bình diện còn lại của con người như trí năng, tâm cảm tương giao xã hội…
 
       Khác với suy đoán của nhiều người, tiến trình dậy thì không bắt đầu với những biến đổi của cơ thể, nhưng kích hoạt trước tiên trên bình diện trí năng, khi một trẻ bắt đầu có khả năng tư duy hình thức, tức biết suy nghĩ vượt trên những điều cụ thể trước mắt, biết lập luận thuần lý và muốn suy nghĩ độc lập với người lớn. Có thể nói rằng, các trẻ ấy chớm bước vào ngưỡng dậy thì hay tiền dậy thì (12-14 tuổi).
 
       Sau đây là các cột mốc đầu (Đ) và cuối (C) của tiến trình dậy thì trên các bình diện của cá nhân.
 
Trí năng
 
Đ:  Khả năng tư duy hình thức hay trừu tượng.
 
C:  Thuần thục lối tư duy này trong đời thường.
 
 
Thể lý
 
Đ:  Dấu hiệu “trổ mã” bề ngoài (tùy giới tính).
 
C:  Đạt đến khả năng truyền sinh.
 
 
Tâm cảm
 
Đ:  Bảo vệ sự riêng tư, bí mật; tự khẳng định.
 
C:  Có nhân cách rõ; tự lập cách chín chắn.
 
 
Pháp luật
 
Đ:  Luật cho phép ở nhà một mình (12 tuổi).
 
C:  Thi hành các nghĩa vụ dân sự (18 tuổi).
 
 
 
Tương giao
xã hội
 
Đ:  Thích tương giao với bạn hơn gia đình.
 
C:  Chững chạc trong giao tế; tự trách nhiệm.
 
 
      Tóm lại, cần có một cái nhìn toàn diện hơn về tiến trình dậy thì. Tiến trình đa phức ấy diễn ra trong nhiều năm: khởi sự với sự đột biến về trí năng (tiền dậy thì), sau đó lan qua các bình diện khác, và chỉ kết thúc khi cá nhân thực sự đạt đến sự tự quyết và tự lập. Vì lẽ ấy, các cơ quan thuộc Liên hiệp quốc như UNESCO xếp tuổi thiếu niên/chuyển tiếp đến 25, là lúc cá nhân tương đối bình ổn về nghề nghiệp, gia đình và xã hội. Sau đây là chi tiết của ba chặng trong giai đoạn dậy thì.
 
  • Chặng tiền dậy thì (12-14): Chống đối và vô ơn
 
 r Đặc điểm tâm thể lý: Chặng này thường được mệnh danh là “tuổi chống đối và vô ơn”. Chính những sóng gió trong tương quan của trẻ tiền dậy thì với quyền bính so với các giai đoạn trước đã khiến nhóm này bị mang tên gọi tiêu cực ấy.
 
      Thật ra, biểu hiện “chống đối và vô ơn” có nguồn gốc từ những đột biến trí năng và tâm cảm của trẻ ở tuổi 11-12.
 
  • Về trí năng: Sự xuất hiện khả năng tư duy hình thức - vượt trên cái cụ thể - khiến trẻ không lặng thinh vâng phục người lớn cách tối mặt như trước nữa. Trái lại, khi đối diện một mệnh lệnh, trẻ luôn phân tích, đối chiếu, lập luận, phê bình, rồi sẵn sàng phản kháng nếu thấy là áp đặt và bất hợp lý. Chúng ta thường nghe kiểu trẻ tranh luận như sau: Mẹ bắt ngủ trưa để giữ sức khỏe, nhưng nếu không ngủ trưa mà vẫn khỏe thì tại sao phải ngủ? Bố cấm con hút thuốc vì có hại cho sức khỏe, nhưng tại sao bố lại hút? Đáp lại việc cãi lý của trẻ, tốt nhất phụ huynh nên nhìn lại chính mình để hợp lý, nhất quán, và làm gương hơn. Các vị cũng nên tôn trọng ý kiến của trẻ, cho cơ hội đối thoại, thảo luận, thay vì áp đặt trên trẻ như trước kia.
 
  • Về tâm cảm: Trẻ bắt đầu quan tâm trau chuốt hình ảnh của mình trước người khác (self-image). Vì thế trẻ có biểu hiện tự khẳng định bằng cách cách ăn mặc, nói năng, ứng xử khác người; hoặc bắt chước các thần tượng một cách thiếu chọn lọc. Nói chung, trẻ đang đi thử những khuôn mẫu khác nhau để xây dựng cho bản thân một hình ảnh riêng.
 
      Hơn nữa, bận tâm thái quá về mình thường khiến trẻ trở nên quy ngã, “ái kỷ” (narcissism); chỉ biết có mình; lấy mình làm trung tâm của mọi sự. Trẻ không nhận ra bao điều tốt người lớn làm cho em, mà chỉ trách móc, oán hận về những gì em muốn mà người lớn không làm. Chẳng hạn một thiếu niên oán giận bố mẹ đã không mua cho mình một xe gắn máy như bố mẹ cán bộ nhà bên cạnh, mà không nhận ra rằng bố mẹ em rất yêu em khi cố gắng chắt bóp, hy sinh mọi sự để mua cho em chiếc xe đạp em đang dùng!
 
  r Thách đố đối với phát triển nhân cách: Có thể ví rằng, khủng hoảng nơi trẻ tiền dậy hệ tại ở sự xuất hiện “một người lớn trong thân xác trẻ con”: tuy hãy còn là trẻ nhỏ, nhưng em đã bắt đầu biết suy nghĩ kiểu người lớn; nôn nóng lột xác để thành người lớn, nhưng lại chưa đủ sức để thực hiện điều ấy vì hãy còn quá non trẻ. Để giúp trẻ “lột xác”, phụ huynh phải hết sức nhất quán trong cư xử: tránh tình trạng lúc thì coi em là con nít; lúc thì bắt làm người lớn. Cách cư xử ấy khiến trẻ càng thêm hoang mang về bản thân. Tốt nhất nên tin tưởng và tôn trọng trẻ; cho em cơ hội tập làm người lớn từ từ; bao dung với những vấp váp của em trong quá trình tập làm người lớn. Hơn nữa, phụ huynh cũng cần khéo léo hướng em tìm đến những mô hình nhân cách lành mạnh, tích cực.
 
  • Chặng dậy thì (14-16): Thích nghi với biến đổi cơ thể
 
  r  Đặc điểm tâm sinh lý: Sự dậy thì của cơ thể là điều dễ nhận ra nhất nơi tuổi thiếu niên. Thật vậy, dưới tác động của các nội tiết tố sinh dục nam hay nữ thức giấc ở tuổi dậy thì, cơ thể của trẻ thay đổi đột biến: các chức năng sinh dục tiềm ẩn trước đó nay bừng tỉnh và được kích hoạt.
 
      Dấu hiệu đầu tiên của sự dậy thì của cơ thể là sự trổ mã về chiều cao, sức nặng (có trẻ nam chỉ trong một năm đã cao lên 15-20cm và tăng đến 10kg), kèm theo sự xuất hiện của những tính chất tính dục thứ yếu (secondary sexual characteristics) như: nổi “trứng cá” trên mặt; bộ phận sinh dục của cả hai giới lớn ra, nhưng chưa thực sự đi vào hoạt động; trẻ nam thì vỡ tiếng, bắt đầu mọc râu, lông, tóc ở một số vùng cơ thể; trẻ nữ trổ ngực và nở vùng xương chậu …
 
      Đỉnh điểm của dậy thì là cơ thể đạt đến những tính chất tính dục chính yếu (primary sexual characteristics) tức có khả năng truyền sinh: với nam là việc xuất tinh (ejaculation); và nữ là sự rụng trứng (ovulation) và xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt (menstruation). Sau đó, cơ thể trẻ sẽ tiếp tục phát triển thêm một thời gian nữa, trước khi dừng lại ở trước hoặc sau tuổi 20 tùy vào giới tính và yếu tố di truyền của mỗi người.
 
       Nếu những biến đổi cơ thể như vừa nói là chuyện tự nhiên của phát triển, thì chúng lại gây không ít áp lực tâm cảm nơi thiếu niên, nhất là khi trẻ phải đối phó với những xung động tính dục mới mẻ nơi bản thân. Sau đây là một vài bận tâm tiêu biểu về mặt tâm cảm của tuổi dậy thì.
 
  • Bận tâm thứ nhất của thiếu niên là ngoại hình: da mặt, cơ bắp, mỹ phẩm, thời trang, tỏ ra sành điệu… Có trẻ lầm tưởng rằng giá trị nhân phẩm tùy thuộc vào dáng vẻ cuốn hút, hợp thời trang bên ngoài. Nắm bắt được đặc tính quy ngã, hướng ngoại, nhưng thiếu chín chắn tuổi teens, các ngành kinh doanh thường đánh vào thị hiếu của tuổi này để thu lợi cao nhất.
 
  • Bận tâm thứ hai của trẻ là điều hợp và làm chủ những xung động tính dục nơi bản thân. Đứng trước những biến chuyển tính dục nơi mình, có trẻ tỏ ra lo lắng, mặc cảm tội lỗi về những biểu hiện tính dục nơi mình: cho kinh nguyệt và xuất tinh là ô uế; bối rối với những mộng tưởng tính dục; mặc cảm về những hành vi thiếu tự chế bản thân. Các trẻ khác thì lại có thái độ khinh xuất, buông thả tính dục đưa đến những hậu quả tai hại về sức khỏe sinh sản.
 
      Thông thường, những trẻ nam dậy thì sớm hay tự hào về sự “trổ mã” của mình và dễ đi đến thiếu tự chủ về tính dục; các trẻ nam chậm phát triển so với độ tuổi thì hoang mang, lo lắng, mặc cảm vì bộ dạng trẻ con của mình. Với các trẻ nữ, nếu không được cắt nghĩa chỉ dẫn, thì hoang mang khi xuất hiện kinh nguyệt và lo lắng vì “hình ảnh thiên thần trong trắng” của mình bị mất đi do dậy thì.
 
  r  Thách đố đối với phát triển nhân cách: Ngày nay, do chất lượng dinh dưỡng cao, trẻ vị thành niên dậy thì ngày càng sớm. Thân xác của các em thì phát triển to lớn trong khi nhân cách hãy còn non dại. Do vậy, khủng hoảng đặc trưng của tuổi dậy thì là em hãy còn là “một đứa trẻ con trong một thân xác người lớn”. Một lần nữa, phụ huynh cần hiểu biết và thông cảm với những vụng về thể lý cũng như những xáo trộn tâm cảm của tuổi dậy thì; biết phối hợp hài hòa giữa tôn trọng và chỉ bảo, để giúp trẻ từng bước điều hợp và làm chủ bản thân, mặt khác tập trung được tâm lực vào nhiệm vụ học tập, rèn luyện của tuổi này.
 
  • Chặng cuối dậy thì (16-18): Định hình nhân cách
                                           &  hoạch định tương lai
 
   r Đặc điểm tâm lý: Sau khi đã vượt qua những khủng hoảng với quyền bính và hòa hợp được với những biến đổi nơi cơ thể, các thiếu niên ở tuổi cuối dậy thì (cuối trung học) chú tâm đến việc lựa chọn cho mình một nhân cách riêng, một bản sắc riêng, cũng như hoạch định cho mình một tương lai.
 
  r  Thách đố đối với phát triển nhân cách: Khó khăn của em là làm sao chọn được một nhân cách vừa lý tưởng (tức phải nghiêm túc, lành mạnh), vừa thực tiễn (tức phù hợp với hoàn cảnh sức khỏe, học lực, tài năng, khuynh hướng tự nhiên của bản thân). Đồng thời em cũng phải hoạch định được một kế hoạch căn bản cho tương lai như: chọn cho mình một phong cách sống nghiêm túc, một nghề nghiệp phù hợp, phác thảo được một thời biểu cụ thể để thực hiện từng bước giấc mơ tương lai của mình.
 
       Để làm được công việc này, trẻ cần đến sự hướng dẫn, đồng hành và hướng nghiệp của phụ huynh, thầy cô và những người đi trước. Có thể nói, thành công ở cuối tuổi thiếu niên hay chuyển tiếp là phải kiến tạo được “một nhân cách chững chạc trong một thân xác trưởng thành.”
 
  • Tôi biết mình là ai!
  • Tôi biết mình phải trở nên thế nào!
  • Tôi biết mình phải làm gì để đạt tới điều ấy!
 
      Thiếu niên nào càng sớm hoàn tất việc định hình nhân cách và định hướng được một tương lai rõ ràng, thì càng sớm trưởng thành và có nhiều cơ may thành đạt trong việc vào đời và lập thân ở giai đoạn kế tiếp.
3.  Giai đoạn trưởng thành (18- 60 tuổi)
 
  • Tiền trưởng thành (18-25):  Tuổi vào đời và lập thân
 
    r  Đặc điểm tâm lý: Đây là giai đoạn khắc nghiệt nhất của cuộc sống, vì người trẻ giống như chú chim non gieo mình vào bầu trời giông bão của cuộc đời để tạo lập cho mình một cuộc sống. Chính vì thế tuổi thanh niên còn được gọi tên là tuổi vào đời và lập thân. Công việc lập thân này không dễ dàng, nhất là trong thời buổi dư người thiếu việc như hiện nay. Không ít những bạn trẻ đã phải từ bỏ cả những hoài bão và kế hoạch tương lai để kiếm được miếng cơm manh áo trước mắt.
 
       Đích đến của lập thân là: xây dựng được cho bản thân một nghề nghiệp vững chắc; có được một việc làm tốt; tạo lập được sự nghiệp và cơ ngơi; xây dựng được mái ấm gia đình riêng cho mình. Đó là những trận chiến chiến cô độc mà mọi bạn trẻ buộc phải chiến thắng để hoàn tất chặng lập thân này.
 
  r Thách đố đối với việc triển nở nhân cách: Muốn thành công trong cuộc đời, trong việc lập thân, cá nhân cần hội đủ ba điều kiện: thiên thời, địa lợi, nhân hòa.
 
      Yếu tố thiên thời địa lợi tùy thuộc vào thời cơ và hoàn cảnh thuận lợi bên ngoài; nhưng hai yếu tố ngoại tại ấy không thay thế được yếu tố nhân hòa hay nội lực của cá nhân.
 
       Yếu tố nhân hòa chính yếu mà một thanh niên phải có trong việc lập thân chính là “khả năng kết thân”, theo cách nói của nhà tâm lý phát triển Erik Erikson. Đó là sự tự tin, mạnh dạn và cởi mở; là khả năng đối thoại, cộng tác; là kỹ năng đối đầu và dàn xếp những xung khắc cách hòa hoãn.
 
       Khả năng thân giao ấy chỉ hiện diện nơi một người bản lãnh, tự tin, chủ động trong đường hướng của cuộc đời mình. Đó cũng là kết tinh của những phẩm chất tâm lý mà cá nhân đã thủ đắc được trong các chặng phát triển tâm lý trước.      
  • Tuổi tráng niên (25-45)Tuổi ổn định và cống hiến
 
  r  Đặc điểm tâm lý: Trong số các chặng của cuộc đời, giai đoạn tráng niên có vẻ là ít sóng gió nhất vì đã thành công trong bước lập thân Trách nhiệm của tuổi tráng niên là duy trì và phát huy sự nghiệp đã đạt được để bảo đảm cuộc sống cho gia đình và sống cống hiến cho xã hội.
 
   r Thách đố đối với việc triển nở nhân cách: Nếu ai đó vào tuổi tráng niên mà vẫn chưa hoàn tất việc lập thân, thì rất khó lấy lại được những cơ hội đã mất. Hơn nữa, sự chậm trễ này có thể là tiền đề cho những khủng hoảng khác lớn hơn trong các chặng còn lại của cuộc sống.
 
        Còn người đã lập thân thành công lại dễ rơi vào não trạng dừng lại để hưởng thụ, hưởng nhàn, tự thưởng cho mình sau những năm tháng lập thân vất vả, đôi lúc bằng cả những thú tiêu khiển bất chính. Vì vậy người tráng niên phải cẩn trọng với chính mình, không để mình trượt dài trong lối sống quy kỷ, dễ dãi với chính mình, nhưng sống có trách nhiệm với gia đình, người thân.
 
  • Tuổi trung niên (45-60):  Suy thoái & khủng hoảng
 
   r  Đặc điểm tâm thể lý: Ở đỉnh cao của ổn định và thành đạt, khi các bổn phận gia đình đã hoàn tất, lẽ ra sự mãn nguyện của cá nhân phải đạt đến đỉnh điểm, thì nhiều người ở tuổi trung niên lại kinh nghiệm một tâm trạng mệt mỏi, chán chường. Cuộc sống của họ như mất định hướng: những gì trước đây vốn có ý nghĩa và tạo sức bật cho cá nhân (như cơ ngơi, công danh…)  thì nay không còn sức cuốn hút. Từ đó có người đâm ra ngờ vực ý nghĩa của những năm tháng nỗ lực cống hiến trước đây cho gia đình, cho xã hội; số khác thì lại muốn buông xuôi hay sống vội để bù lại những năm vất vả trước kia. Thêm vào đó, sự sút giảm sức khỏe cũng là một nguyền nhân lớn đưa đến khủng hoảng.
 
       Các nhà tâm lý thường gọi tên hiện tượng này là “cuộc khủng hoảng giữa đời” (midlife crisis). Đây là lúc các cá nhân cần dừng lại, xem xét, và đề ra một chương trình sống mới phù hợp hơn. Các nguyên nhân đưa đến cuộc khủng hoảng ý nghĩa giữa đời có thể đến từ những hoàn cảnh sau:
 
  • Do cá nhân bị kiệt lực sau những năm dài cố sức.
  • Do sức khỏe tụt giảm (do các bệnh tiểu đường, tim mạch; do mãn kinh nữ và thoái dục nam...)
  • Đối với phụ nữ, do nhịp sống quen thuộc bị đảo lộn, nhàn rỗi hơn, vì con cái đã rời tổ khiến gia tăng sự trống vắng.
  • Đối với nam giới, những thành công đạt được nay trở nên vô vị; họ không còn ham muốn những thú vui trước đó.
  • Có cái nhìn tiêu cực về tương quan vợ chồng (chán nhau).
  • Vội vã vì cuộc đời bắt đầu về chiều; nhất là đối với những ai chưa thành đạt ở tuổi này.
  • Cảm giác mất mát vì cha mẹ, người thân già yếu, ra đi. Đồng thời lại lo lắng rồi sẽ đến lượt mình.    
 
    r  Thách đố đối với việc triển nở nhân cách: Tuy không phải tất cả mọi người trung niên đều vướng phải cơn khủng hoảng giữa đời, nhưng khủng hoảng này có chiều hướng ngày càng gia tăng trong xã hội hiện đại, khi nhịp sống trở nên căng thẳng hơn, nhiều áp lực hơn, và những nâng đỡ từ các tương quan thân tình với gia đình và bạn hữu ngày càng giảm sút.
 
       Để vượt qua cơn khủng hoảng giữa đời, cá nhân cần đi tìm một ý nghĩa mới và một sự quân bình mới cho quãng đời còn lại nơi những giá trị tinh thần, tôn giáo và các công tác từ thiện, nhân đạo. Đồng thời họ cũng phải sắp xếp một nhịp sống mới phù hợp với tình trạng sức khỏe và quỹ thời gian rỗi rảnh hơn.
 
4.  Giai đoạn lão niên (sau 60): Đối diện quá khứ & vĩnh cửu
 
  r  Đặc điểm tâm thể lý: Gánh nặng đầu tiên đối với tuổi già là suy thoái sức khỏe. Các chứng bệnh đặc trưng của tuổi già là: tim mạch, sút giảm thính giác, thị giác; suy thoái trí nhớ (alzheimer), run tay chân (parkinson), mất ngủ kinh niên (insomnia)... Bên cạnh đó, tương quan xã hội của người già bị thu hẹp. Việc lệ thuộc con cái về vật chất, tinh thần thường gây ra tổn thương, buồn khổ, tủi thân, nhất là khi con cháu phục vụ cách miễn cưỡng, bỏ bê, hay xúc phạm đến cha mẹ ở tuổi già.
 
       Như một nhà buôn thường kết toán tiền bạc vào cuối mỗi ngày kinh doanh, người già không tránh khỏi việc ngồi lại tính sổ đời mình. Công việc này luôn đè nặng ít nhiều trên lương tâm của các cụ.  
 
  • Nếu ai đó đã sống một cuộc đời hữu ích thì cảm thấy mãn nguyện; nhưng rồi lại rơi vào nuối tiếc vì sắp phải bỏ lại đàng sau tất cả những thành quả cả một đời gây dựng.
 
  • Ngược lại, những người có những thất bại, đổ vỡ, bất hạnh trong quá khứ, thì sẽ không tránh khỏi những ray rứt, buồn phiền, vì đã sống cuộc đời mình cách uổng phí.
 
      Tuy nhiên, dù thành công hay thất bại, thì cuối cùng nỗi lo âu hiện sinh về cái chết đang đến đều đè nặng trên mọi người. Đây có thể là thử thách khó vượt qua nhất, vì không một mất mát nào khủng khiếp cho bằng nỗi xao xuyến khi thấy đời mình sắp vụt tắt một cách hoàn toàn và vĩnh viễn.
 
   r Thách đố đối với việc triển nở nhân cách: Để tìm thấy hạnh phúc, bình an, thanh thản ở tuổi già, các vị lão niên cần được sự chăm sóc ân cần của con cháu; được sự cảm thông đối với những chậm chạp, phiền hà của tuổi già; được giúp đỡ để siêu thoát cả với những thành công lẫn thất bại của quá khứ; hòa giải với mọi người và với cuộc sống, và chấp nhận cuộc đời đã qua dù nó như thế nào; can đảm đón nhận thân phận sinh, bệnh, lão, tử của kiếp người. Rút cuộc, chỉ có niềm tin tôn giáo mới hóa giải cách hữu hiệu các bận tâm của tuổi xế chiều: mối dằn vặt đối với quá khứ đã qua, gánh nặng của tuổi già hiện tại, và sự lo âu đối với hư vô đang tới.    
      Phụ chú:  Một số ngưỡng khủng hoảng trong cuộc đời
 
      Như đã nói, khủng hoảng là hiện tượng bình thường trong đời; chúng nổ ra khi sự quân bình/hài hòa nội tại hay ngoại tại của cá nhân bị phá vỡ. Do vậy, để vượt qua khủng hoảng, cá nhân một mặt phải điều chỉnh bản thân, mặt khác phải thích ứng với hoàn cảnh, nhằm tạo lập một thế quân bình mới.
 
      Nếu nhìn đời người như một cuộc leo núi, ta có thể nhận ra bốn cột mốc khủng hoảng lớn sau:
 
                                                 (3)

 
                                                     (2)     
 
        (1)                                     (4)
 
  1. Ở chân núi: Tuổi thiếu niên phải đấu tranh với bản thân để kiến tạo cho mình một nhân cách lành mạnh, độc sáng, và hoạch định được một kế hoạch thực tiễn cho tương lai.
 
  1. Trên sườn núi: Tuổi thanh niên phải vất vả khởi nghiệp và lập thân. Đôi lúc vì sinh kế, họ phải gác bỏ cả những ước mơ để sống một thực tiễn khác với điều họ mong đợi.
 
  1. Đỉnh núi: Ở đỉnh cao thành đạt của tuổi trung niên, thường nổ ra cuộc khủng hoảng về ý nghĩa cuộc sống. Lần khủng hoảng này đôi lúc còn gay gắt hơn cả cuộc khủng hoảng của tuổi thanh niên. Bởi lẽ người trẻ tuy phải lập thân nghiệt ngã, nhưng trên đầu của họ là cả bầu trời xanh hy vọng; trong khi đó tuổi trung niên tuy đang ở đỉnh cao, nhưng lại phải đối diện với một vực thẳm trước mắt.
 
  1. Cuối chân núi: Người già một mặt phải trả lời về quá khứ đã qua, vừa phải chịu đựng gánh nặng của tuổi tác hiện tại, vừa lo âu với hư vô đang tới. Mệt mỏi, buồn chán, lo âu là tâm trạng chung ở cuối đời. Chỉ có cái nhìn siêu thoát hướng đến vĩnh cửu mới thắp lên tia hy vọng và cho sức mạnh bước hết chặng đường cuối đời.
 
      Tóm lại, tuy những khủng hoảng ở các độ tuổi rất khác biệt nhau về tính chất, nhưng các cá nhân ở mọi giai đoạn đều cần có được sáu thái độ tích cực sau đây thì mới có thể vượt qua khủng hoảng để vươn tới.
 
  • Chấp nhận mình. Biết mình và chấp nhận mình, cả khía cạnh tích cực lẫn tiêu cực của bản thân. Luôn có suy nghĩ tích cực về quá khứ và biết rút kinh nghiệm cho tương lai.
 
  • Quan hệ tích cực với người khác. Khi gặp khủng hoảng, cá nhân thường thu mình lại và tự xoay sở giải quyết vấn đề của mình. Vì thế họ không tránh khỏi bị đè bẹp. Người cởi mở và quan hệ tích cực với người khác sẽ tìm được sự trợ giúp và nâng đỡ trong những phút hoạn nạn.
 
  • Tự lực. Tuy nhiên không ai có thể giải quyết các vấn đề thay cho đương sự; họ chỉ có thể tư vấn. Vì vậy cá nhân cần  có thói quen tự lực, tự quyết, có khả năng chịu đựng áp lực xã hội và dám điều chỉnh. Cá nhân phải quyết định với xác tín cá nhân hơn là lụy thuộc vào đánh giá của người đời.
 
  • Hiểu rõ và làm chủ hoàn cảnh. Có cảm thức thực tiễn, tức đánh giá chính xác hoàn cảnh. Biết khai thác, kiểm soát và sử dụng hiệu quả các phương tiện và cơ hội bên ngoài.
 
  • Có mục tiêu soi dẫn cuộc sống. Sống có định hướng; ý thức rõ về mục đích và ý nghĩa của đời mình. Tin rằng dù quá khứ và hiện tại thế nào cũng đều có một ý nghĩa; vấn đề còn lại là phải có lý nghị lực để sống cho tương lai.
 
  • Có tinh thần cầu tiến; sẵn sàng lắng nghe người khác chỉ bảo, đón nhận những kinh nghiệm mới, để ngày càng hiểu biết về mình và trở nên hiệu quả hơn trong cuộc sống.
B-  MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN
 
      Bản ngã - hay cái tôi - là tâm điểm của nhân cách. Nó vừa là chủ thể hành động, vừa chịu tác động của những yếu tố nội tại nơi bản thân (như tính khí, sức khỏe…) hoặc ngoại tại từ môi trường (như giáo dục, các mối tương quan, thời cơ…)
 
      Đâu là những động cơ chi phối sự phát triển bản ngã? Bản ngã ấy phát triển theo những quy luật nào? Khởi đi từ góc nhìn riêng, mỗi trường phái tâm lý đều cố trả lời các câu hỏi, hình thành nên các lý thuyết phát triển trên các phương diện khác nhau. Ở đây chúng ta chỉ tìm hiểu 5 lý thuyết phát triển đặc biệt hữu ích cho công tác giáo dục và huấn luyện:
 
  • Lý thuyết phát triển tâm lý tính dục (theo Sigmund Freud)
  • Lý thuyết phát triển tâm lý xã hội (theo Erik Erikson)
  • Lý thuyết phát triển khả năng nhận thức (theo Jean Piaget)
  • Lý thuyết phát triển phán đoán luân lý (Lawrence Kohlberg)
  • Lý thuyết về chu kỳ tuổi thọ đời sống gia đình  (Becvars)
 
1.  Lý thuyết phát triển tâm lý qua con đường tính dục
 
   r    Khái niệm “dục năng (Libido)
 
      Khi quan sát, lắng nghe và phân tích các bệnh nhân của mình, bác sĩ tâm thần Sigmund Freud (1856-1939) - vị sáng lập ra bộ môn phân tâm học - nhận thấy rằng những vấn đề của họ đều ít nhiều có nguồn gốc từ việc đè nén những “thèm khát khoái cảm” từ tuổi đồng ấu. Freud gọi tên những “thèm khát khoái cảm” ấy là “libido” hay dục năng.
 
       Theo Freud, dục năng thuộc bản năng, vượt tầm kiểm soát của ý thức; nó thúc bách cá nhân đi tìm thỏa mãn lập tức mọi thèm muốn để bảo đảm sự sống của cá nhân và sự sinh tồn giống nòi. Dục năng xuất hiện từ lúc sơ sinh, và mặc những hình thái khác nhau tùy vào mỗi giai đoạn phát triện. Trẻ sơ sinh thì có dục năng dưới dạng nhu cầu ăn, ngủ, bài tiết…; từ tuổi dậy thì, dục năng thể hiện ở sự thèm khát tính dục. Như vậy, khác với người ta nghĩ, dục năng của Freud không chỉ là khát vọng tính dục, nhưng là tất cả các hình thức ham muốn cần cho sự sinh tồn và phát triển của cá nhân. Giả như một trẻ sơ sinh không “thèm bú” (dục năng sơ đẳng) thì trẻ sẽ thế nào? Hoặc mọi người lớn đều không có “thèm khát tính dục” (dục năng tuổi trưởng thành), thì tương lai nhân loại sẽ đi về đâu?
 
   r    Phát triển nhân cách qua các giai đoạn tâm lý tính dục
 
     Cần nhắc lại, Freud hiểu từ “tính dục” theo theo nghĩa rộng là dục năng, bao hàm mọi “thèm muốn khoái cảm” giúp sinh tồn cá nhân và nòi giống. Qua lâm sàng, Freud phát hiện ra rằng, ở mỗi độ tuổi khoái cảm tập trung ở một vùng gợi dục đặc thù (erogenous zone) trên cơ thể. Nhờ được thỏa mãn dục năng đúng mức ở mỗi chặng cuộc đời mà nhân cách được phát triển nở. Sau đây là tiến trình phát triển nhân cách qua 5 giai đoạn phát triển tính dục trong đời người theo tác giả Freud.
 
  • Giai đoạn bú-mút (18 tháng đầu)
 
      Trong các tác phẩm của mình, Freud gọi đây là “giai đoạn miệng” (oral stage), vì vùng khoái cảm của tưởi này tập trung ở vùng miệng. Ngay khi chào đời, trẻ sơ sinh đã biết bú-mút theo bản năng, nhờ đó có thể sống được. Hơn nữa, do thị giác của trẻ chưa hoàn chỉnh trong 6 tháng đầu đời, miệng là cửa ngõ giác quan chính giúp trẻ nhận biết thế giới bên ngoài. Vì thế các cháu hay có thói quen đưa mọi đồ vật vào miệng, cả khi thị giác đã hoàn chỉnh hơn về sau.
 
       Ngoài ra, việc bú-mút-nhai vú mẹ hay núm vú da là nguồn khoái cảm đặc biệt với bé: nó giúp bé giải tỏa căng thẳng. Chính vì thế, khi muốn được yên, bố mẹ chỉ cần cho bé bình sữa hay vú ngậm là yên chuyện! Dư âm của khoái cảm miệng này hãy còn đọng lại ở các độ tuổi lớn hơn: như các trẻ lớn vẫn thích mút tay; người lớn thích hôn nhau khi tỏ tình và hay cắn móng tay khi tâm trạng không ổn. Freud gọi sự quay về với chặng khoái cảm trước là sự “thoái hồi” (regression).
 
      Về phương diện nhân cách, trẻ nhũ nhi chưa ý thức gì về bản thân. Cái tôi của bé thuần túy mang tính sinh học và phản ứng theo bản năng. “Cái tôi sinh học” (biological self) biết đòi thỏa mãn khi đói, khát, nóng, lạnh, đau…. Tiếng khóc là vũ khí rất hiệu nghiệm của trẻ để báo động bố mẽ về sự thiếu hụt nhu cầu của trẻ. Nếu được cung ứng đầy đủ khoái cảm miệng (được bú mút đủ), thì trẻ sẽ trở nên dễ tính, dễ chịu; nếu bị để thèm khát, thiếu thốn, trẻ sẽ quấy khóc và dần dần hình thành nên tính cách lo âu, bi quan, cau có. Ngược lại, nếu một trẻ đã qua tuổi bú mà vẫn không chịu cai sữa để chuyển qua ăn thức ăn cứng, thì sẽ hình thành nơi trẻ một tính cách ù lì, thiếu nỗ lực, bám víu ấu trĩ. Về sau, cá nhân ấy thường trở nên nhu nhược, tụt hậu so với nhịp độ tâm lý của độ tuổi, không đủ sức đương đầu với những khó khăn, thách đố. Freud gọi việc “giậm chân tại chỗ” ấy là hiện tượng “ngưng tụ” (fixation).
 
  • Giai đoạn tập đại tiện  (1.5 đến 3 tuổi)
 
      Trong nguyên bản, Freud gọi tên chặng này là “giai đoạn hậu môn” (anal stage), vì nó liên quan đến những khoái cảm tập trung ở vùng hậu môn đi kèm theo việc đại tiện của trẻ.
 
       Đến tuổi này, các trẻ phải tập “ngồi bô”. Công việc tưởng chừng đơn giản ấy lại rất khó nhọc đối với bé, vì nó đảo lộn thói quen bài tiết tùy tiện trước đó. Việc ngồi bô vô tình trở thành mối bận tâm của cả bé lẫn mẹ: nếu bé đại tiện thành công thì được mẹ thương; ngược lại, sẽ bị mẹ thiếu kiên nhẫn và đánh đòn. Một cách vô hình trung, việc đại tiện để lại những tác động cả trên thể lý và tâm lý của bé.
 
  • Về thể lý, khi đại tiện, cơ hoành ở hậu môn co thắt tạo ra khoái cảm, đồng thời làm giảm sự nặng nề và căng thẳng ở đại tràng. Các trẻ thường cảm nhận được khoái cảm ở vùng hậu môn đi kèm với việc “giữ” hay “tống” phân ấy.
  • Về tâm lý, việc ngồi bô tạo cho bé một căng thẳng về tâm cảm: bé không còn đương nhiên là “số 1” trong mắt mẹ. Trái lại, bé phải cố làm theo ý mẹ để tiếp tục được mẹ yêu, như phải tiêu tiểu đúng giờ, nề nếp trong các sinh hoạt ăn ngủ… Từ đó bé nảy sinh ý thức về “cái tôi xã hội” (social self) của mình: mình không còn là “cái tôi tối thượng”, mà chỉ là một “cái tôi nhỏ bé, yếu ớt” bên cạnh những cái tôi khác. Bé cũng nhận ra mình phải tùng phục các “cái tôi khác”, trước hết là bố mẹ, để đổi lại sự thương yêu. Sự thay đổi vị thế ấy một mặt làm bé hụt hẫng, nhưng cũng tập cho bé điều chỉnh hành vi theo những nề nếp của mọi trường.
 
  • Giai đoạn tò mò giới tính  (3 đến 6 tuổi)
 
      Nguyên văn Freud gọi độ tuổi này là “giai đoạn dương vật” (phallic stage): từ la-tinh “phallus” chỉ biểu tượng ‘dương vật’ của giới tính nam (giống từ ‘linga’ trong văn hóa Ấn giáo).
 
      Khi lên 3-4 tuổi, trẻ ý thức về giới của mình: tôi là trai; bạn Mai là gái. Ý thức về “tôi giới tính” (gender) của trẻ xuất hiện từ lúc đó. Vì đã biết căn cứ vào bộ phận sinh dục để xác định giới tính, nên trẻ thường tò mò thích nhìn bộ phận sinh dục của người khác, nhưng chưa có những ý tưởng xấu, lệch lạc về tính dục như người lớn.
 
      Freud cũng nhận ra rằng, trẻ trai thì tự hào vì mình có dương vật và cảm nhận được khoái cảm khi sờ mó bộ phận ấy. Thế nhưng niềm tự hào này lại mau chóng biến thành nỗi sợ bị (đe dọa) thiến hoạn (castration fear). Nỗi sợ này tiếp tục tồn tại ở những độ tuổi lớn hơn nơi nam giới, dưới dạng bận tâm về nam tính của mình: Tôi sợ mình không là đàn ông thực thụ! Còn trẻ gái thì ghen tị vì mình thiếu dương vật, và ngầm ước cũng có được bộ phận ấy (penis envy). Thế nhưng, khi biết ước mong ấy là hão huyền, trẻ gái chuyển qua ước muốn lập gia đình khi lớn lên và sẽ tự sinh cho mình một bé trai. Trong thực tế, nhiều tác giả phê bình rằng ý kiến của Freud về “sự ghen tị thiếu dương vật” nơi trẻ gái là lệch lạc; nhưng về mặt biểu tượng, điều ấy lại rất đúng với não trạng nữ quyền: đấu tranh đòi bình đẳng giới và bình quyền với nam giới.
 
       Sau cùng, Freud quan sát thấy hiện tượng xung khắc của trẻ từ 3-6 tuổi với cha mẹ đồng giới mà ông đặt tên là “phức cảm Ơ-đíp” (oedipus complex). Tên gọi này bắt nguồn từ một truyền thuyết Hy lạp kể về chàng trai Oedipus - con Vua thành Thèbes - bị lưu lạc từ nhỏ. Khi trưởng thành, do không biết cha mẹ mình, Oedipus đã vô tình sát hại cha trong một cuộc đọ kiếm theo tục lệ để tranh cưới mẹ. Thực ra Freud không có ý đề cao khía cạnh loạn luân của câu chuyện thần thoại; ông chỉ muốn dùng tích truyện ấy để miêu tả một biểu hiện có thật nơi cả trẻ nam lẫn nữ: quyến luyến và muốn độc chiếm cha hay mẹ khác giới; từ đó kình chống cha hay mẹ cùng giới. Nhưng khi lên 5-6 tuổi, trẻ nhận ra mình không thể cạnh tranh nổi quyền lực của cha/mẹ, nên giải quyết xung khắc ấy bằng cách ngoan ngoãn tùng phục và rập khuôn theo cung cách của cha/mẹ đồng giới. Nhờ sự rập khuôn ấy, trẻ được củng cố nam tính hay nữ tính của mình hơn và có sức thu hút, quyến rũ bạn tình sau này.
 
  • Giai đoạn tiềm phục về tính dục (6 tuổi đến dậy thì)
 
      Có một chuyển biến rõ nét trong tâm cảm của trẻ ở tuổi tiểu học: đó là cả trẻ trai lẫn gái đều giảm quan tâm đến vấn đề giới tính, nhưng tập trung tất cả sự hiếu động vào tìm hiểu thế giới, mở mang kiến thức, rèn luyện những kỹ năng trí tuệ và xã hội của mình. Vì vậy Freud đặt tên cho tuổi 6-12 là “giai đoạn tiềm phục” về tính dục (latency stage).
 
        Về tâm cảm, tuổi 6-12 chưa thực sự có nhân cách riêng; do vậy trẻ thường ẩn mình vào nhóm bạn đồng trang lứa. Tuy không mấy quan tâm đến tính dục của bản thân (tiềm phục), nhưng trẻ lại rất kỳ thị về giới: trai chỉ chơi với nhóm trai; gái chỉ vào với nhóm gái. Việc nấp mình vào nhóm bạn đồng giới tạo cơ hội cho trẻ củng cố hơn nữa “cái tôi giới tính”, tức nam tính hay nữ tính của mình. Trẻ nào bị nhóm bạn đồng giới loại trừ, thì dễ rơi vào hoang mang, nghi ngờ căn tính giới tính (gender identity) của mình.
 
       Tương quan của tuổi tiềm ẩn với quyền bính rất ôn hòa: ngoan ngoãn, dễ bảo, không còn phản kháng với cha mẹ như giai đoạn tò mò tính dục hay giai đoạn dậy thì tiếp theo.
               
  • Giai đoạn hoạt động tính dục  (từ tuổi dậy thì trở đi)
 
      Ở tuổi dậy thì, những ham muốn tình dục chôn vùi ở giai đoạn tiềm phục nay tái bùng phát mạnh mẽ. Đối tượng khoái cảm của cá nhân giờ đây chuyển sang người khác phái và tiến dần đến việc thành hôn đảm nhận đời sống gia đình ở cuối giai đoạn này. Sự xuất hiện của những cuốn hút tính dục, các mộng tưởng tình dục, kinh nghiệm về khoái cảm thể xác và khả năng đạt cực khoái… một mặt làm người trẻ vui thích, mặt khác gây nên sự xấu hổ, sợ hãi và mặc cảm tội lỗi. Thiếu niên cần tập luyện để điều hợp những xung động tính dục mới xuất hiện và học một thái độ nghiêm túc với tính dục và hôn nhân.
 
       Thế nên, sự chín muồi của khả năng truyền sinh nơi thiếu niên chỉ là bước khởi đầu của “cái tôi trưởng thành”, bởi lẽ - theo Freud - không ít người không vượt qua được chặng “đồng tính luyến ái” của tuổi thiếu niên (hiện tượng ngưng tụ), tức có những khám phá và “trò chơi tính dục” với bạn thiếu niên đồng giới, vì chưa đủ bản lãnh và tự tin để chinh phục một người bạn khác giới. Chỉ khi cá nhân tiến đến được hôn nhân dị giới, đủ sức đảm nhận chức năng vợ-chồng, bố-mẹ trong gia đình và các vai trò xã hội khác một cách trưởng thành, thì cá nhân ấy mới đạt đến “nhân cách trưởng thành và sung mãn”. Vì thế, một cá nhân có nhân cách trưởng thành phải vững chãi về phái tính của mình, tức chấp nhận căn tính giới tính của mình và hành xử đúng theo phái tính ấy. Đồng thời phải có đủ năng lực đảm nhận cách đúng đắn các bổn phận hôn nhân (hay tương đương) và bổn phận xã hội của họ.
        Kết luận: Freud thường bị phê phán đã quá thổi phồng tác động của tính dục trên sự phát triển nhân cách. Thật ra, Freud không phủ nhận vai trò của các yếu tố khác trên việc phát triển nhân cách. Lý thuyết của ông chỉ muốn nhấn mạnh yếu tố tính dục trên tiến trình phát triển thường bị các tác giả khác bỏ quên hoặc né tránh. Đồng thời Freud cũng muốn minh chứng rằng, việc thỏa mãn đúng mức và đúng cách dục năng của cá nhân ở mỗi độ tuổi, sẽ giúp tăng trưởng cách lành mạnh các “cái tôi” khác nhau của bản ngã, hướng đến xây dựng một nhân cách trưởng thành. Các cái tôi khác nhau của bản ngã gồm:
 
  • Một cái tôi sinh học đòi được bú mớm và yêu thương;
  • Một cái tôi xã hội cần an toàn và hài hòa với cái tôi khác;
  • Một cái tôi giới tính nhận biết phái tính của mình, chấp nhận nó và vững chãi trong căn tính tính dục của bản thân; 
  • hướng tới cái tôi tính dục trưởng thành, chững chạc trong nhân cách, có tương giao lành mạnh với mọi người; sống trách  nhiệm đời sống hôn nhân và xã hội. 
 
       Dầu sao, không lý thuyết nào là một khẳng định chắc nịch, hay là lời giải thích minh nhiên về một hiện tượng; chúng chỉ muốn đưa ra một giả thiết. Cũng vậy, Freud chỉ nêu lên một giả định rút tỉa từ kinh nghiệm trị liệu của ông: đó là có sự gắn kết chặt chẽ giữa sự phát triển nhân cách với tiến trình phát triển tính dục. Dù ai có chống lại lập trường của Freud, thì cũng phải nhận rằng lý thuyết của ông có một phần đúng với bản thân họ và được ứng dụng rất hiệu quả trong trị liệu. Các điều ấy biện minh cho sự đúng đắn và giá trị của lý thuyết của Freud.
 
2. Lý thuyết phát triển tâm lý qua tương giao xã hội
 
     Khác với Freud, nhà phân tâm Erik Erikson (1902-1990) chủ trương rằng nhân cách thành hình và phát triển nhờ vào những mối tương giao xã hội. Erikson chia đời người làm tám giai đoạn; mỗi giai đoạn có một đối tượng tương giao quan trọng riêng. Khi cá nhân giải quyết ổn thỏa mối tương giao với đối tượng riêng của mỗi giai đoạn, thì sẽ đạt được một phẩm tính tâm lý tạo điều kiện cho sự phát triển ở các chặng kế tiếp.
 
  • Từ 0-1 tuổi:  Phẩm tính Tin cậy đối lại với bất an, nghi ngại
 
      Đối tượng tương quan có ý nghĩa của tuổi này là mẹ yêu. Nếu một trẻ được chăm sóc, yêu thương đầy đủ từ người nuôi dưỡng sẽ có được phẩm tính tin cậy đối với ngoại cảnh. Chính thái độ tin cậy từ tuổi sơ sinh sẽ đặt nền móng cho thái độ tin tưởng lạc quan trong cuộc sống về sau, vì trẻ cảm nhận thế giới là một nơi an toàn.
 
  • Từ 2-3 tuổi:  Phẩm tính Tự chủ đối lại nhút nhát, hoài nghi
 
      Đối tượng tương quan có ý nghĩa của tuổi này là mẹ quyền lực. Tuổi lên 2-3 bắt đầu khám phá thế giới hành vi của mình và muốn làm theo ý riêng. Thế nhưng, trẻ luôn bị khép vào kỷ luật của người lớn: phải ngồi bô, phải ăn cái này, phải làm cái nọ… Nếu một trẻ bị răn đe khắt khe, sẽ đâm ra nhút nhát, rụt rè và hoài nghi bản thân. Ngược lại, nếu được khuyến khích, cổ vũ thì trẻ sẽ sớm có được những nề nếp, tự chủ, tự lập.
 
  • Từ 3-6 tuổi:  Phẩm tính sáng tạo đối lại mặc cảm sai lỗi
 
      Tới tuổi mẫu giáo, trẻ va chạm với một đối tượng ít an toàn nhưng cạnh tranh hơn: đó là anh chị và bạn mẫu giáo lớn hơn. Bắt nạt, ẩu đả khi vắng mặt người lớn là chuyện thường xuyên. Một trẻ có được sự an toàn sẽ trở nên năng động, sáng tạo, dám đối đầu với những thách thức. Cũng ở tuổi này, trẻ bắt đầu tập tự lo liệu cho các sinh hoạt của bản thân (ăn, ngủ, vệ sinh). Nếu một trẻ không tạo được thói quen trách nhiệm, sẽ cảm thấy bất an và mặc cảm sai lỗi. Cần giúp trẻ sáng tạo và tập trách nhiệm bằng lời khen và khuyến khích để trẻ lập thành tích.
 
  • Từ 7-12 tuổi:  Phẩm tính khéo léo đối lại với tự ti
 
      Đây là độ tuổi học cấp I. Trẻ cần có tài khéo (học giỏi, chơi giỏi) để cạnh tranh và được nhóm bạn đồng giới đón nhận. Nếu ở tuổi trước, sự sáng tạo đưa trẻ khám phá những kinh nghiệm mới, thì ở tuổi này trẻ cần thêm sự siêng năng để trau giồi những kiến thức và kỹ năng ở trường. Nếu thành công, trẻ sẽ trở nên ham thích học hỏi, và ngày càng phát triển.  Nếu trẻ thua sút, kém cỏi sẽ đâm ra tự ti, chủ bại. Vì vậy, nhà giáo dục cần kích thích các em phát huy tính chủ động, sáng tạo; đặc biệt phải giúp các trẻ yếu kém cố tự tin, năng động, siêng năng hơn. Cũng vậy, cần tránh không để trẻ nào bị nhóm loại trừ.
 
  • Từ 13-20 tuổi:  Tạo lập được nhân cách riêng
              đối lại với  hoang mang về căn tính của mình
 
       Đối tượng tương giao chính của tuổi thiếu niên là bản ngã của em. Tuổi thiếu niên quan tâm tìm câu trả lời: tôi là ai; tôi quan tâm đến những điều gì; tôi sẽ đi về đâu trong cuộc đời? Những câu hỏi như thế thúc đẩy thiếu niên đi tìm cho mình một căn tínhđịnh hướng cho mình một tương lai. Công việc này không đơn giản, vì đã bắt đầu tiếp cận với cuộc sống của người lớn (tiêu tiền, đi làm thêm, yêu đương, xã giao…), kể cả nguy cơ tiêm nhiễm những tệ nạn xã hội, nhưng lại chưa đủ bản lĩnh và suy nghĩ chín chắn để quyết định đúng đắn.
 
      Thay vì kiểm soát, cấm đoán thiếu niên như trẻ con, phụ huynh nên hướng dẫn và tạo cơ hội cho em cọ xát với thực tế, tập cho em đảm nhận từ từ những vai trò của người trưởng thành; đồng thời hướng dẫn em chọn một nhân cách lành mạnhmột hướng đi đúng đắn cho tương lai. Bao lâu một thiếu niên chưa hoàn tất được hai nhiệm vụ này, bấy lâu trẻ ấy còn mông lung về bản thân và về tương lai.
 
        Trong số các chặng phát triển trong đời người, Erikson cho rằng chặng định hình nhân cách ở tuổi thiếu niên là quyết định nhất. Nếu một trẻ đạt được các phẩm tính tâm lý của 4 giai đoạn trước, thì sẽ gặp nhiều thuận lợi trong việc định hình nhân cách ở giai đoạn này. Nói như thế, không có nghĩa là những trẻ kém may mắn trước đó, sẽ không thực hiện được việc định hình nhân cách. Nếu có ý chí và nghị lực tốt, có bản lãnh cao, và được hướng dẫn chỉ bảo trong tuổi thiếu niên, thì các trẻ sau vẫn có thể bứt phá, hóa giải những bất lợi, tận dụng thời cơ, phát huy những thế mạnh của cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ tâm lý của giai đoạn này.
 
      Tóm lại, chặng thiếu niên giống như cái bản lề nối hai chặng tuổi thơ và trưởng thành. Do vậy, mọi thiếu niên đều cần được hỗ trợ và hướng dẫn sâu sát, để không lỡ mất cơ hội duy nhất xây dựng một bản lề chắc chắn cho đời mình.   
 
  • Từ 20-30 tuổi:  Khả năng thân tình đối lại với xa lánh
 
      Đối tượng tương giao của tuổi vào đời là vật lộn với đời để lập thân. Để thành công, người thanh niên cần có khả năng kết thân cả trên lãnh vực làm ăn, tình yêu, giao tế xã hôi… Khả năng kết thân này thường kết tinh từ những phẩm tính tâm lý của các giai đoạn trước: tự tin và bản lĩnh; biết đối thoại và hợp tác; không ngại đối diện những xung khắc, nhưng biết cách dàn xếp các xung khắc ấy cách ôn hòa.
 
      Một thanh niên càng có khả năng thân tình và kết thân cao, thì tiềm năng thành đạt, thành danh, thành gia thất của người ấy càng lớn. Ngược lại, một thanh niên nhút nhát, xa lánh, có nguy cơ trơ trọi mãi mãi trong ốc đảo của mình. Thực tế đã chứng tỏ cho thấy điều đó nơi các thanh niên. 
      
  • Từ 30-60 tuổi:  Sống cống hiến đối lại với co rút, bế tắc
 
      Đối tượng tương giao của tuổi trưởng thành là trách nhiệm của bản thân. Sau thời gian vất vả lập thân và đã ổn định cuộc sống, sẽ xảy đến cám dỗ hưởng nhàn, ích kỷ, tìm bù trừ. Người có nhân cách lành mạnh luôn chọn sống trách nhiệm và sinh ích cho đời. Erikson gọi phẩm tính ấy là sinh sản hay cống hiến (generativity). Ngược lại, người quy kỷ, hoặc không lập thân thành công sẽ lâm vào co rút, bế tắc.
  • Trên 60 tuổi:  Sự toàn vẹn cuối đời đối lại với thất vọng
 
      Tuổi già thường nhìn lại quá khứ và lượng giá lại đời mình. Nếu có được cuộc đời tươi đẹp, thành đạt, ý nghĩa (dù không thiếu những phong ba), thì cá nhân cảm thấy mãn nguyện, vì đã sống đời mình toàn vẹn. Ngược lại, người có cuộc đời họ dang dở, u uất, sai lầm, thất không còn cơ hội làm lại, thì cảm giác tuyệt vọng sẽ xâm chiếm và khuynh đảo tâm hồn họ. 
 
      Theo Erikson, chỉ có thể đánh giá sự thành đạt của nhân cách hay thành nhân vào chặng cuối đời này. Sự thành nhân ấy khác với thành công hay thành đạt bên ngoài, nhưng là sự thành toại, mãn nguyệnthanh thản nội tâm dù đời mình thành công ra sao. Thế nên, cho dù cuối đời của một người không mấy sáng sủa, thì người ấy vẫn còn cơ hội biến màu đen u ám ấy thành màu tươi sáng hy vọng, nếu họ biết chấp nhận quá khứ; tự hòa giải và tha thứ cho những lầm lỡ của mình; khao khát vươn lên; thanh thản với sự chết đang đến. Đó chính là bí quyết làm cho cuộc đời nên toàn vẹn ở giây phút cuối đời. Đôi lúc, một cá nhân không thể tự thực hiện công việc “lột xác” ấy; họ rất cần sự thông cảm, nâng đỡ, khuyên bảo, ủi an để hoàn tất đời mình trong sự toàn vẹn.  
 
3. Lý thuyết phát triển khả năng nhận thức
 
     Jean Piaget (1896-1980) - nhà tâm lý Thụy sĩ - đã nghiên cứu cách quy mô khả năng học hỏi nơi các độ tuổi. Ông ghi nhận bốn giai đoạn nhận thức căn bản nối tiếp nhau giữa các độ tuổi.
 
a- Giai đoạn cảm giác & vận động: từ 0 đến 2 tuổi
                         (Sensory Motor Period)
 
      Trong hai năm đầu, trẻ xây dựng hiểu biết về ngoại giới qua việc phối hợp tri nhận của giác quan đưa đến vận động thể xác: chẳng hạn ai đó giơ cao cây roi trước mặt trẻ (tri giác), trẻ liền nhắm tít mắt và co rúm người lại (vận động). Nhận thức của bé hãy còn là cái biết do kinh nghiệm, chưa được khái quát hóa thành khái niệm. Ví dụ, sau lần bị phỏng, bé “biết” bằng kinh nghiệm rằng lửa thì nóng. Tuy chưa có khái niệm trừu tượng: lửa = nóng; nhưng sau lần ấy bé sẽ rút tay khỏi tất cả những gì có hình dáng ngọn lửa (như bóng đèn quả nhót).
 
      Sau đây là tiến trình hiểu biết của bé trong 2 năm đầu đời, theo quan sát của Piaget.
 
  • 4 tháng đầu: Bé chỉ mới có phản ứng sinh học với ngoại giới bằng cách khóc hay cọ quậy khi đói, lạnh, nóng, ướt… Ngoài ra bé bắt đầu biết đáp trả mẹ bằng ánh mắt, nụ cười, hay hành vi vận động lập đi lập lại (như chơi trò ú…à!).
 
  • 4 - 8 tháng: Bé biết rằng có các đồ vật hiện hữu bên ngoài bé; vì vậy muốn chụp bắt đồ chơi có màu sặc sỡ hoặc tạo âm thanh. Cũng vậy, bé nắm được một số quy luật tương tác của ngoại vật: như nếu thả bóng ra thì bóng rơi xuống; khi bóng chạm đất thì lại tưng lên. Nắm được quy luật ấy bé có thể điều khiển động tác buông và bắt bóng.
 
  • 8 tháng: Tâm trí bé có thể lưu giữ hình ảnh của đồ vật bên ngoài. Trước đó, nếu ta lừa bé giấu con gấu bé đang chơi, thì bé thản nhiên xoay qua chơi với thứ khác. Từ tháng thứ 8, bé sẽ loay hoay kiếm gấu bông cho bằng được. Điều đó chứng tỏ bé đã có khả năng ghi nhớ trong tâm trí hình ảnh các đồ vật, nhất là những đồ vật bé yêu thích.
 
  • Từ 18 tháng: Đây là tuổi biết đi và biết nói. Tư thế đứng thẳng khả năng ngôn ngữ là hai bước đột phá lớn trong tiến trình tiến hóa loài người. Khi đứng thẳng được, bé sẽ nhìn chụp xuống ngoại giới cách bao quát hơn; khi biết nói, các ngôn từ sẽ cho phép bé sở hữu ngoại giới hiệu quả hơn; nâng cao trí tưởng tượng và khả năng tư duy hơn; bày tỏ tình cảm của mình dễ dàng hơn. Khi nói được, bé cũng hiểu được các chuyện kể; nhờ đó thế giới của bé được mở rộng vào vùng đất của trí tưởng tượng.
  • Giai đoạn tiền thao tác tư duy (2-7 tuổi) 
        (Pre-operational Thought Period)
 
      Piaget dùng từ “thao tác” (operations) để chỉ các hành vi tư duy có chiến thuật. Ở độ tuổi từ 2-7, trẻ chưa biết tư duy có phương pháp; do vậy Piaget gọi chặng suy nghĩ này là giai đoạn tiền thao tác tư duy. Cách suy nghĩ của tuổi này chỉ hoàn toàn bộc phát, chủ yếu dựa trên trực giác, trực quantưởng tượng để hình dung sự vật hay giải quyết một công việc; ngoài ra trẻ cũng biết diễn đạt sự hiểu biết của mình bằng ngôn từ, hình ảnh, hay các nét vẽ biểu tượng.
 
      Ví dụ cô giáo trao cho bé 1 cây bút kèm theo 5 nắp bút có kiểu dáng và kích cỡ khác nhau, rồi yêu cầu bé gắn đúng nắp của cây bút. Thông thường bé có thể tìm đúng nắm bút bằng một trong ba cách sau:
 
  • Tình cờ chọn đúng mà không hiểu tại sao (trực giác).
  • Nhắm chừng một nắp mà bé cảm thấy có vẻ vừa với cây bút (tưởng tượng).
  • Thử từng nắp bút cho đến khi tìm đúng (trực quan).
 
      Ngoài ra, Piaget còn nhận thấy rằng khả năng lập luận của tuổi tiền tư duy hãy còn rất hạn chế. Bé chưa có khái niệm về tính ổn định về khối lượng, số lượng (permanence of mass, quantity…) Ví dụ cô đưa cho bé hai ly giống nhau chứa hai lượng nước bằng nhau; sau đó cô đổ nước từ một trong hai ly vào một ly cao và hẹp. Nếu hỏi bé ly nào nhiều nước hơn, bé sẽ dựa vào trực quan để trả lời rằng nước trong ly cao và hẹp nhiều hơn, vì thấy sao nói vậy!
 
       Cũng vậy, bé chỉ mới có thể phân loại đồ vật dựa vào một tiêu chí: hoặc màu sắc, hoặc hình dáng. Do vậy, nếu trao cho bé một rổ lẫn lộn các hình khối tam giác, vuông, tròn (3), với ba màu xanh, đỏ, vàng (3); rồi yêu cầu bé phân loại. Hầu hết các bé chỉ chia được thành 3 nhóm: hoặc theo hình dáng, hoặc theo màu mà thôi. Còn bạn, bạn phân được bao nhiêu loại?
c-  Giai đoạn thao tác tư duy cụ thể  (7-11 tuổi) 
             (Concrete Operations Period)
 
      Độ tuổi cấp I đã có chiến thuật tư duy, nhưng hãy còn phải bám vào sự vật cụ thể bày ra trước mắt hoặc trong trí. Chẳng hạn trẻ làm toán bằng đũa; nếu không có đũa, chúng phải nhẩm “đũa” trong đầu. Vì chưa có khả năng tư duy những điều trừu tượng, không gắn với kinh nghiệm trực quan, tuổi thao tác tư duy cụ thể không thực hiện được phép tính: 3 - 5 = ?. Lý do vì trong thực tiễn 3 < 5, nên làm sao trừ được cho 5. Chỉ đến khi đạt khả năng tư duy trừu tượng, trẻ mới suy đoán được rằng: tôi có 3 đồng, mẹ muốn vay 5 đồng; muốn cho mẹ vay tôi phải đi mượn nơi khác 2 đồng mới đủ. Suy ra: 3 - 5 = -2.
 
      Về khả năng nhận thức các sự vật, trẻ tiểu học đã có được khái niệm về tính ổn định trọng lượng, khối lượng, số lượng; biết phân biệt dựa trên đa tiêu chíhoán đổi phương trình bậc 1. Ngoài ra, chúng có trí nhớ thuộc lòng rất cao dù không hiểu nội dung bài (học vẹt). Nhà giáo dục cần biết các đặc điểm trí tuệ này của trẻ để chọn phương pháp truyền đạt phù hợp.
 
d-  Giai đoạn thao tác tư duy hình thức hay trừu tượng  
            (Formal Operations Period):  Tuổi tiền dậy thì
                                                                                                                                                                                                      
       Bước vào tuổi tiền dậy thì, trẻ chớm nở khả năng “tư duy hình thức”, tức tư duy với những giả thiết trừu tượng, lôgíc, và khái quát, vượt trên các sự vật cụ thể. Chẳng hạn ở chặng thao tác tư duy cụ thể, nếu muốn chứng minh mệnh đề: [A > B; mà B > C, à A > C], giáo viên cần bày các vật cụ thể được gọi tên là A, B, C ra trước mắt thì trẻ mới kiểm chứng được lập luận bắc cầu trên. Thế nhưng ở tuổi tư duy hình thức, trẻ có thể giải bài toán ấy mà không quan tâm nội dung A, B, C là gì. Vì thế chương trình giáo dục đưa vào bậc trung học nhiều môn học có những khái niệm và công thức trừu tượng, như toán đại số, vật lý, hóa học. Các môn học này giúp trẻ trau giồi để ngày càng nhuần nhuyễn các kỹ năng tư duy trừu tượng hơn.
       Trong thực tế, khả năng tư duy trừu tượng không chỉ ứng dụng nơi bài vở, nhưng vào cả đời thường, như lên kế hoạch tính toán cho cuộc sống, hay dự phòng các tình huống tương lai. Do vậy, bên cạnh việc học tập ở trường, thiếu niên cần rèn luyện óc thực tiễn để tập đảm nhận những thực tế của đời sống.
 
4.  Lý thuyết phát triển phán đoán đạo đức
      Theo Lawrence Kohlberg (1927-1987)
 
       Mặc dù Piaget cũng nghiên cứu nhận thức đạo đức của trẻ em, nhưng Kohlberg mới là tác giả đưa ra lý thuyết hệ thống nhất về khả năng phán đoán đạo đức của các độ tuổi. Theo Piaget, có một bước chuyển quan trọng trong nhận thức đạo đức từ nền đạo đức dị trị (heteronomy) hành xử theo sự áp đặt, thưởng phạt, khen chê của người khác, sang nền đạo đức tự trị (autonomy) dựa vào phán đoán lương tâm của cá nhân.
 
        Kế thừa con đường của Piaget, Kohlberg cũng cho rằng sự phát triển nhận thức đạo đức hệ tại ở việc nội tâm hóa các giá trị bên ngoài (dị trị), để biến chúng thành những giá trị của bản thân (tự trị). Sau 20 năm nghiên cứu các độ tuổi khác nhau ở 27 quốc gia, Kohlberg ghi nhận rằng phán đoán đạo đức được phát triển qua 3 cấp độ: cấp độ tiền quy ước, quy ước và hậu quy ước. Mỗi cấp độ ấy lại chia thành hai xu hướng nhỏ. Trước khi đi vào từng cấp độ, hãy lược qua cách trắc nghiệm luân lý của Kohlberg và hai khái niệm phán đoán đạo đứcquy ước.
 
  • Định nghĩa “phán đoán đạo đức” và “quy ước”
  • Phán đoán đạo đức thì liên quan đến giá trị tốt-xấu của một hành vi tương ứng với thái độ luân lý của người làm hành vi đó. Chẳng hạn câu nói “cô Tấm khéo tay” chỉ là một nhận xét khách quan; nhưng câu nói “cô Tấm ngoan hiền” lại là một phán đoán đạo đức.
  • Quy ước là những thỏa thuận minh nhiên hoặc mặc nhiên giữa các cá nhân hay cộng đồng, nhằm bảo đảm tiện ích chung cho cộng đồng và mọi phía đối tác. Quy ước minh nhiên là những thỏa thuận, qui định, luật lệ thành văn như luật giao thông; còn qui ước mặc nhiên tuy không được ký kết trên văn bản, nhưng những ai có lương tri đều cảm thấy cưỡng lực từ bên trong phải tuân thủ; chẳng hạn như quy tắc “kính trên, nhường dưới”
  • Thực nghiệm của Kohlberg
 
       Để tiến hành khảo sát, Kohlberg đã thiết kế các “bài toán đạo đức”. Dựa vào câu trả lời theo đa số của mỗi độ tuổi, Kohlberg xây dựng lý thuyết về tiến triển phán đoán đạo đức nơi các độ tuổi. Sau đây là một vài “bài toán” mẫu.
  • Lan giúp mẹ rửa ly, chẳng may đánh vỡ 10 cái ly; Lâm trèo lên kệ lấy trộm kẹo, làm vỡ 2 cái ly. Vậy, em nào nặng tội hơn? Hầu hết trẻ dưới 7 tuổi cho là Lan, vì làm vỡ nhiều ly hơn. Lối trả lời ấy hãy còn dựa vào đạo đức dị trị, lấy xử phạt của bố mẹ làm tiêu chuẩn. Ngược lại, các trẻ theo đạo đức tự trị đã biết phán xử dựa vào ý hướng của mỗi đương sự khi hành động: Lâm có ý xấu nên nặng tội hơn.
  • Một người đàn ông có vợ bị ung thư, nhưng không đủ tiền để mua liều thuốc có thể chữa vợ ông khỏi bệnh. Thế là ban đêm ông đã lẻn vào hiệu thuốc đánh cắp thuốc. Ông ta có được phép hành động như thế không? Tại sao? Bạn sẽ xử lý hình sự ông ta thế nào? Bạn nghĩ gì về chủ hiệu thuốc? Ông ta có đúng khi tăng giá thuốc quá cao không? Trong thực tế, các bài toán loại này cũng “hóc búa” cả với người lớn.
 
  • Ba cấp độ phát triển phán đoán đạo đức theo Kohlberg
 
  1. Cấp độ phán đoán tiền-quy-ước  (Pre-conventional Level)
 
      Dưới 10 tuổi. Đây là cấp độ đạo đức quy kỷ, lấy tiện ích của bản thân làm chuẩn hành vi. Ở tuổi này, các trẻ chưa nhận thức được giá trị tự tại của các quy chuẩn đạo đức, nhưng chỉ lấy ích lợi cá nhân và thưởng phạt của người lớn làm tiêu chuẩn phán đoán hành vi. Có thể nhận thấy hai xu hướng đạo đức phổ biến của cấp độ tiền quy ước này.
 
  • Xu hướng đạo đức dị trị, dựa vào thưởng phạt (Punishment and Obedience Orientation). Phán đoán luân lý, đạo đức của trẻ hoàn toàn dựa vào những cấm đoán và thưởng phạt của người lớn: em nên hay không nên làm điều ấy vì bố mẹ bảo như thế; vì nếu không bố mẹ sẽ phạt.
 
  • Xu hướng đạo đức quy kỷ (Self-interest Orientation): Điều gì đem lại tiện ích cho tôi đều là tốt. Tôi thích kem, vậy kem là tốt. Sau đó tôi bị sâu răng, kem trở thành xấu. Hết đau răng, tôi lại ăn kem vô tội vạ! Cũng vậy, trẻ cư xử dựa vào quy tắc trao đổi thực dụng chứ chưa biết căn cứ vào giá trị tương đương, như sẵn sàng đổi món đồ chơi đắt giá của mình lấy món đồ chơi rẻ tiền của bạn mà mình thích.
 
  1. Cấp độ phán đoán theo quy-ước (Conventional Level)
 
     Khoảng 10-13 tuổi.  Đây là cấp độ đạo đức nệ luật. Việc giữ luật ở đây không do ý thức về giá trị của luật lệ; nhưng tôi phải hết sức tôn trọng mọi luật - từ luật chơi cho đến các luật lệ khác - để được cộng đồng đón nhận, để không bị nhóm loại trừ. Hai xu hướng của cấp độ đạo đức nệ luật này:
 
  • Xu hướng đạo đức trung thần (Loyalist Orientation). Không còn sợ thưởng phạt như tuổi ấu nhi, trẻ 10-13 tuổi đề cao nhiều hơn sự tin cậy, liên đới và trung tín giữa các thành viên, và lấy đó làm nền tảng phán đoán luân lý. Vì vậy trẻ giữ luật vì muốn được nhìn nhận là con ngoan, trò giỏi.
 
  • Xu hướng đạo đức nệ luật (Legalist Orientation). Do rất lụy thuộc vào nhóm và cộng đồng, trẻ không chỉ giữ luật cho mình mà còn xét nét việc tuân giữ luật của thành viên khác. Trẻ phê phán đạo đức dựa vào các quy định của xã hội, vào công lý, luật pháp và bổn phận. Đây hãy còn là sự nô lệ lề luật, chứ chưa thực sự do ý thức về giá trị của luật lệ.
  1. Cấp độ phán đoán hậu-quy-ước (Post-conventional Level)
 
     Từ tuổi thiếu niên trở đi. Đây là cấp độ đạo đức quy nhân & dựa trên lương tri: “Luật vị con người, chứ con người không vị luật”. Cá nhân ở cấp độ hậu quy ước đã nhập tâm các giá trị và lấy phân định theo lương tâm/lương tri; tự mình ấn định những chuẩn mực hành xử đạo đức cho bản thân. Hai xu hướng:
 
  • Xu hướng đạo đức theo giao kèo xã hội (Social contract Orientation). Chỉ xem luật như giao kèo xã hội, nhắm phục vụ quyền lợi con người. Do vậy một luật pháp đúng đắn phải vị nhân sinh. Vì thế mọi thể chế công minh đều cần có hệ thống tư pháp để giám sát, kiểm tra các quyền hành pháp lẫn lập pháp theo tiêu chí “vị nhân sinh” vừa nói. Hơn thế, ngoài các tòa án hình pháp, nhiều quốc gia còn có Tòa án hiến pháp để thường xuyên thẩm định tính chất “vị nhân sinh” của các đạo luật. Khi cần, Tòa hiến pháp ấy sẽ buộc phải tu chính - ngay cả hủy bỏ - những luật không bảo đảm được các quyền con người.
 
  • Các nguyên lý đạo đức phổ quát (Universal Ethical Principles). Các luật pháp và quy ước xã hội chỉ hợp pháp khi được xây dựng trên nền tảng tôn trọng các nguyên lý đạo đức phổ quát cao hơn như nhân phẩm, bình đẳng, bác ái, công lý, nhân quyền… Vì thế khi xảy ra xung khắc giữa pháp luật và lương tâm, cá nhân phải cản đảm tuân theo tiếng lương tâm, cho dù điều ấy nguy hiểm đến tính mạng. Chỉ những người trưởng thành, ý thức, tự do, mới sống đúng được xu hướng đạo đức phổ quát này.
      Tóm lại, các chặng phán đoán luân lý theo Kohlberg tương ứng với mức nhận thức (lý trí) và ý thức (lương tâm) của mỗi cá nhân hơn là  gắn với các độ tuổi. Hẳn nhiên, do sự non nớt về nhận thức và kinh nghiệm sống, các trẻ nhỏ không thể đạt đến cấp độ luân lý hậu quy ước; thế nhưng không phải là mọi người trưởng thành đều đạt được cấp độ luân lý cao nhất ấy. Trái lại, có rất nhiều người đã ở tuổi trưởng thành mà hãy còn sống theo nền đạo dức dị trị và thực dụng của cấp độ thứ nhất; vì thế giữa tri với hành nơi họ hãy còn một khoảng cách lớn lao. Những số liệu thống kê của Kohlberg về hành vi đạo đức nơi người trưởng thành đáng cho ta suy nghĩ về nền giáo dục nhân bản!
  • 62% người ở tuổi 36 hãy còn sống theo đạo đức nệ luật;
  • Trước tuổi 20-22, khó có thể đạt đến chặng đạo đức thỏa thuận hay giao kèo xã hội;
  • Chỉ từ 6-10% người trưởng thành vươn tới cấp độ luân lý hậu-quy-ước.
 
5.  Chu kỳ tuổi thọ của một gia đình
Theo lý thuyết của Bekvars (năm 1996)
 
      Tuổi thọ của một gia đình được tính từ thời điểm hai người thành hôn về mặt pháp lý hay chưa thành hôn nhưng lại có con chung, cho đến khi một trong hai qua đời (lý thuyết này không lưu ý đến ly dị). Tuy đây là lý thuyết phát triển của gia đình nhưng cũng liên quan mật thiết đến sự phát triển của cá nhân sống bậc hôn nhân. Chu kỳ của gia đình bao gồm 9 thời kỳ:
  1. Độc thân: Chọn bạn đời và chuẩn bị hôn nhân.
  2. Mới cưới: Cả hai bên đều phải có những điều chỉnh và thay đổi căn bản để thích nghi với đời sống chung.
  3. Sinh con: Thêm nỗi lo; nhu cầu gia đình tăng; gia đình phải có sự thích nghi giữa các thế hệ ông, bố, cháu.
  4. Con sắp đi học: Phải lo lắng nhiều hơn; tốn thêm thời gian; vợ chồng mất bớt sự riêng tư; phải đối phó với bọn trẻ.
  5. Con đi học: Thêm những tương quan xã hội mới vì con cái: bận bịu hơn; phải lo lắng nhiều khoản hơn; phải phân bố thời gian dành cho con cái và riêng tư vợ chồng.
  6. Con dậy thì: Lo lắng với những phát sinh mới; đối diện với cá tính con cái, với những xung khắc mới, với sức ép của công việc và những trọng trách với gia đình và xã hội.
  7. Con ra tự lập: Con lên đại học, đi làm xa, lấy vợ lấy chồng. Vợ chồng thêm những ưu tư về con cháu; lo lắng sắp về già; có những thay đổi trong công việc và tương quan vợ chồng; lo lắng không còn đủ thời gian để hiện thực hóa những dự phóng trong đời.
  8. Trung niên: Bận tâm về sức khỏe; đón nhận dâu rể; bận tâm về cha mẹ đã già; lo lắng về cuộc sống sắp về hưu, về những việc còn dang dở không đủ sức hoàn tất
  9. Về hưu: Đối diện với cái chết của bố mẹ, anh em, bạn bè; những lo lắng cho con cháu; vợ chồng vì nghĩa hơn vì tình; mối đe dọa về sự ra đi của một trong hai vợ chồng.
 
  Kết luận Phần II 
 
              VÀI LƯU Ý THỰC HÀNH VỀ PHÁT TRIỂN
 
1. Những cuộc bừng tỉnh của bản ngã trong cuộc đời
 
 
       Như đã trình bày, bản ngã chính là trung tâm điểm của nhân cách và là trọng tâm của tiến trình phát triển. Lúc chào đời, trẻ chưa có ý thức gì về mình. Theo thời gian, trẻ mới từng bước nhận thức về các khía cạnh khác nhau của cái tôi.
 
       Tâm lý học phát triển ghi nhận 4 cuộc bừng tỉnh quan trọng trong đời người: sự bừng tỉnh của cái tôi, của lý trí, của tính dục, và bừng tỉnh về thiêng liêng hay ý nghĩa cuộc sống. Sau mỗi lần bừng tỉnh ấy, một khía cạnh mới của cái tôi được thức dậy và gắn kết với cá nhân cho đến hết cuộc đời. Một cá nhân chỉ đạt đến sự thành toại khi đã kinh qua cuộc bừng tỉnh thứ tư - về ý nghĩa cuộc sống và thiêng liêng - và biết thống nhất đời mình theo nhãn quan của cuộc bừng tỉnh cuối cùng ấy.
  1. Sự bừng tỉnh về cái tôi
 
      Kể từ khi ở trong lòng mẹ cho đến lúc sinh ra, trẻ thơ hoàn toàn sống cộng sinh vào mẹ và không có ý thức gì về bản thân. Cuộc sống của trẻ ấy chỉ thuần túy mang tính sinh học.
 
      Cuộc bừng tỉnh đầu đời xảy ra từ 1,5 đến 2 tuổi: bé chợt phát hiện rằng “mình tồn tại”; “mình là mình” và “mình tách biệt với người khác”; “mình có ý muốn riêng của mình”. Dấu chỉ của sự thức tỉnh của cái tôi là bé thích xưng hô mình là “con”, là “bé”, hoặc xưng tên riêng trong giao tiếp. Bé cũng biết nói “không” để khẳng định ý riêng; bé biết mình có giá trị trước mắt bố mẹ, ông bà nên sẵn sàng “ăn vạ” để mặc cả cho bằng được điều mình muốn.
 
        Khi lên 3, trẻ ý thức thêm mình có giới tính: tôi là trai, là gái, và bắt đầu rập khuôn hành vi theo khuôn mẫu phái tính của mình. Hai biến cố bừng tỉnh về cái tôivề nhận diện giới tính đánh dấu sự hình thành ý thức về bản ngã trong nhận thức của bé. Kể từ đấy, “cái tôi” của bé sẽ là trung tâm điểm của con người bé, của đời sống của bé; mọi việc bé làm sẽ xoay quanh cái tôi ấy, nhằm củng cố và vun xới cái tôi ấy trở nên độc sáng, hài hòa với những quy chuẩn xã hội. 
 
  1. Sự bừng tỉnh về trí năng
 
      Ở tuổi tiền dậy thì (10-12 tuổi), bắt đầu chớm nở nơi thiếu niên khả năng tư duy trừu tượng. Thiếu niên không còn sống trong thế giới cảm tính và tưởng tượng của trẻ con, nhưng bắt đầu lập luận và theo đuổi những suy nghĩ riêng; biết tra vấn người lớn và đòi mọi sự phải sáng sủa, mạch lạc, hợp lý, mặc dầu chính bản thân thiếu niên không đáp ứng được các yêu sách ấy. Cuộc bừng tỉnh lý trí nơi cá nhân phản ánh lại bước tiến quan trọng trong tiến trình tiến hóa xa xưa của nhân loại (nếu thực là thế), tiến hóa từ chủng người (homo) sang con người ý thức, có nhận thức và hiểu biết (homo sapiens).
  1. Sự bừng tỉnh về tính dục
 
       Ở tuổi dậy thì (14-16), những năng lực tính dục nơi trẻ bừng tỉnh mãnh liệt khiến trẻ không thể điều hợp ngay lập tức các xung động của chúng. Ở đây, cần phân biệt 5 khái niệm liên quan đến giới tính, phái tínhtính dục.
 
  • Giới tính (gender): Ám chỉ các đặc điểm thể lý và sinh học xác định giới tính nam hay nữ của một cá nhân (bộ phận sinh dục, các nội tiết tố…) được Tạo hóa ghi khắc trong bộ genes của họ từ lúc thụ thai. Do vậy, tự bản chất, mỗi người phải thuộc về một giới; ngay cả buồng phổi, bộ não và nhiều bộ phận cơ thể khác cũng được biệt hóa theo giới tính của từng cá nhân. Các yếu tố giới tính sinh học này không chỉ định hướng phát triển cơ thể theo giới mà còn ảnh hưởng đến việc phát triển tính cách theo giới của cá nhân.
  • Căn tính giới (gender identity): Từ 2-3 tuổi, trẻ đã nhận diện được giới tính của mình là trai hay gái, chấp nhận đồng hóa mình với giới tính ấy, và học hành xử theo giới tính của mình. Tuy nhiên, có một số trẻ dù nhận biết mình thuộc giới này, nhưng lại bất an, thấy mình xa lạ với giới tính sinh học của mình, và muốn đồng hóa mình với giới bên kia hơn (từ cách ăn mặc, lựa chọn đồ chơi, học theo cung cách của giới bên kia). Trường hợp cực đoan, trẻ sẽ chọn giải phẫu chuyển giới khi lớn lên để được thuộc về giới kia trọn vẹn. 
 
  • Thể hiện giới / vai trò giới (gender roles): Khả năng đảm nhận các vai trò, chức năng, cách hành xử, cách thể hiện bản thân đúng theo quy ước xã hội, như khi nói đến nam thì ta nghĩ đến các biểu hiện: cơ bắp, mạnh mẽ, quyết đoán, thiên về lý trí và hoạt động…; còn nữ thì: duyên dáng, nhỏ nhẹ, nhu mì, thiên về trực giác và tình cảm… Ba đặc điểm phái tính ở trên tạo nên tính cách riêng của mỗi giới mà ta quen gọi là “nam tính” (masculinity) hay “nữ tính” (feminity); làm nên sức thu hút đối với phái tính bên kia.
 
  • Xu hướng tình dục (sexual orientation): bao gồm sự cuốn hút, thêu dệt mộng tưởng tình dục và đi đến hành vi tình dục đối với người khác phái (dị tính), đồng tính, hoặc song tính (với cả hai giới).
  • Hành vi tính dục (genitality hay sexual behavior): Ám chỉ những hành vi tính giao tương ứng với xu hướng ở trên.
      Khác với loài vật chỉ đến với nhau bởi bản năng tính dục, con người nam nữ bị cuốn hút đến với nhau trước hết bởi những nét quyến rũ phái tính (tức tính cách, hành vi…), từ đó phát sinh tình cảm, tình yêu rồi mới đưa đến hôn phối. Vì thế, một hôn nhân đúng đắn luôn khởi từ tình yêu rồi mới đi đến tình dục. Một người trưởng thành về tâm cảm phải rõ ràng về giới tính sinh học; vững chãi về căn tính giới và  hành xử đúng với các chuẩn mực tự nhiên và xã hội đối với mỗi giới.
 
  1. Sự bừng tỉnh về ý nghĩa cuộc sống và thiêng liêng
 
      Cuộc bừng tỉnh thứ tư thường xảy ra khá muộn hoặc sẽ không xảy ra nơi một số người. Thế mà sự bừng tỉnh này lại mang tính quyết định đối với việc thành nhân, vì nó mở ra cho cá nhân cái nhìn xuyên suốt đời người và giúp hội nhất đời sống cho cá nhân. Các nền triết học và tôn giáo chính là sự kết tinh của công cuộc tìm kiếm tâm linh của nhân loại, sau đó chúng quay lại hướng dẫn cuộc tìm kiếm ấy nơi mỗi cá nhân.
 
      Có ba thời điểm chính trong đời thường xảy ra cuộc bừng tỉnh về ý nghĩa về ý nghĩa cuộc đời và thiêng liêng:
 
  • Sau một biến cố đảo lộn như tang chế, di cư, thất bại, chiến tranh…, cá nhân nhận ra tính “vô thường” của thế giới. Những lúc ấy, họ không tránh khỏi việc tự vấn về sự phù vân của cuộc sống và tìm kiếm những giá trị vĩnh hằng.
 
  • Cuộc khủng hoảng giữa đời cũng là thời điểm buộc tuổi trung niên tái định hướng ý nghĩa cho chặng đời còn lại.
  • Cuối cùng, khi cuộc đời sắp qua, người già càng “quay quắt” với câu hỏi về ý nghĩa của cuộc đời và cái chết.
      Hoa trái của cuộc thức tỉnh thứ tư này sự giác ngộ theo lẽ khôn ngoan (nhận ra thế giới chóng qua), và hoán cải theo hướng giác ngộ ấy (thay đổi lối sống). Chỉ khi đạt đến hai điều ấy tâm hồn mới nghiệm được bình an, siêu thoát và có được nội lực. Chính vì thế cuộc bừng tỉnh thứ tư thường được xem như dấu chỉ của sự thành nhân đích thực.
       Ngoài con đường giác ngộ và hoán cải theo lẽ khôn ngoan tự nhiên, còn có sự giác ngộ và hoán cải tôn giáo. Qua cầu nguyện, tu luyện, thiền định, một cá nhân nghiệm được chỉ có Thiên Chúa là tuyệt đối, và hoán cải tận căn. Sự giác ngộhoán cải ấy là hai dấu chỉ của kẻ chân tu!
 
2. Xây dựng sự tự tin và hình ảnh tích cực về mình  
             (Building self-esteem & positive self-image)
 
      “Tự tin” là một cảm thức tích cực cá nhân có được về chính mình; còn “hình ảnh về mình” là điều cá nhân nghĩ người khác nhìn về mình. “Tự tin” khiến cá nhân chắc chắn về bản thân, còn “hình ảnh về mình” có khi tạo tự tin, có khi gây hoang mang lo lắng vì e sợ bị người khác đánh giá thấp.
 
      Hình ảnh về mình được thành hình kể từ cuộc bừng tỉnh về “cái tôi” ở đầu đời. Từ tuổi lên 3, trẻ bắt đầu ý thức về “cái tôi” và ra sức xây đắp sự tự tin cho cái tôi ấy. Nhờ biết mình, có hình ảnh tích cực về bản thân, có sự tự tin thực tiễn - không hoang tưởng, nhưng nhận biết đúng nét mạnh nét yếu của mình - mà cá nhân có nhiều cơ may thành đạt trong công việc và trong các mối tương giao ở các chặng kế tiếp của cuộc sống.
 
      Ngược lại, kẻ nghi ngại về bản thân sẽ chẳng dám dấn thân; kẻ hoang tưởng về mình hoặc “tự tín” thái quá lại là dấu chỉ của lệch lạc, thậm chí bệnh lý và ngãng trở sự phát triển. Trong giáo dục, các phụ huynh và nhà giáo dục cần tạo cơ hội cho các cá nhân nhận biết các thế mạnh và chấp nhận các thế yếu của mình. Khởi từ sự hiểu biết khách quan về bản thân, cá nhân sẽ tìm cách khắc phục điểm yếu trong mức độ có thể, và xây dựng sự tự tin và một hình ảnh tích cực về mình.
 
3.  Xây dựng nhân cách riêng & khả năng kết thân
                            (Identity & Intimacy)
 
      Theo lý thuyết của Erikson, việc tạo lập nhân cách riêngxây dựng khả năng kết thân là hai nhiệm vụ tâm lý đặc thù của hai độ tuổi thiếu niênthanh niên. Hai phẩm chất tâm lý này có tầm quan trọng đặc biệt với cả đời người, bởi lẽ chúng làm nên bản lề khép lại giai đoạn trẻ thơ và giúp cá nhân mở ra với giai đoạn trưởng thành. Thật vậy,
 
  • Có xây dựng được một nhân cách riêng thì cá nhân mới định được hướng tới cho cả cuộc đời.
 
  • Phải có khả năng kết thân - tức tự tin, bạo dạn, bản lĩnh, biết hợp tác, đối thoại, - thì cá nhân mới có được nội lực “đọ sức” với đời và lập thân thành công.
 
      Do tầm quan trọng đặc biệt của hai kỹ năng tâm lý vừa nói, mọi thanh thiếu niên cần được hỗ trợ từ gia đình, nhà trường, các hội đoàn để hoàn tất nhiệm vụ tâm lý của của mình, nhất là trong bối cảnh xã hội đa phức và cạnh tranh gay go như hiện nay.. Hiện nay, nhiều địa phận, giáo xứ đã ý thức hơn về sứ mạng này của Giáo Hội và đã thiết lập những nhóm và sinh hoạt mục vụ hay huấn giáo, để thu hút và giúp đỡ các tầng lớp thanh thiếu niên, sinh viên, lao động nhập cư… Chúng ta sẽ đề cập chi tiết hơn về loại hình mục vụ này trong phần tới.
 
4. Thời điểm quyết định cho phát triển  (Critical Period)
 
      Đây là một khái niệm quan trọng của tâm lý phát triển, mà cha mẹ và nhà giáo dục cần biết để hướng dẫn con em mình phát triển đúng tiến độ.
 
      Thời điểm quyết định cho phát triển được định nghĩa như giai đoạn thuận lợi nhất cho việc phát triển của một kỹ năng nào đó. Khái niệm này đúng cả trên bình diện thể lý lẫn tâm lý.
 
      Trên bình diện thể lý, ở mỗi độ tuổi, trẻ em phải đạt được trọng lượng cơ thể và những kỹ năng tương ứng. Chẳng hạn từ 12 đến 18 tháng là tuổi tập đi; từ 18 đến 36 tháng là độ tuổi phát triển ngôn ngữ. Nếu các giai đoạn ấy qua đi mà trẻ không đạt được các kỹ năng tương ứng, thì trẻ sẽ khó lấy lại được các kỹ năng ấy cách hoàn hảo ở các độ tuổi sau; từ đó có nguy cơ bị tụt hậu và trở nên thiểu năng.
 
      Trên bình diện tâm lý, mỗi độ tuổi cũng là “thời điểm quyết định” cho sự phát triển một phẩm tính tâm lý hay kỹ năng xã hội. Theo Erikson, sau đây là các phẩm tính tâm lý của 8 giai đoạn phát triển của đời người.
 
  • 1 tuổi: Có cảm giác an toàn, tin cậy đối với ngoại giới;
  • 2-3 tuổi: Có khả năng tự chủ, tự lập, tự tin.
  • 3-6 tuổi: Có óc sáng tạo, năng động.
  • 6-12 tuổi: Khéo léo, mạnh dạn.
  • Thiếu niên: Tạo dựng được một nhân cách riêng.
  • Thanh niên: Có khả năng kết thân và lập thân thành công.
  • Trung niên: Sống cống hiến, trách nhiệm.
  • Lão niên: Thống nhất được đời mình trong sự bình tâm.
 
       Các phụ huynh và nhà giáo dục cần biết về nhiệm vụ tâm lý và yêu cầu phát triển riêng của mỗi độ tuổi về mọi mặt: thể lý, trí năng, tâm cảm, tương giao xã hội, kỹ năng sống…, để giúp các cá nhân không để vuột mất “thời điểm quyết định” hầu phát triển bản thân đúng tiến độ và hiệu quả nhất.

Phần III:    ỨNG DỤNG TÂM LÝ PHÁT TRIỂN
 
VÀO GIÁO DỤC & ĐỒNG HÀNH ĐỨC TIN
 
A. DẪN NHẬP
 
1.  Khái niệm đức tin & giáo dục đức tin
 
 q  Đức tin không phải là một hệ thống kiến thức hay giáo thuyết về các mầu nhiệm Thiên Chúa, về thiên đàng hỏa ngục, về ý nghĩa cuộc sống, hay về luân lý, nhưng chính yếu là nhận biết Thiên Chúa và đi vào trong tương quan thân tình với Người,
 
  • như một thụ tạo đối với Đấng Tạo hóa;
  • như một người con với Cha trên trời;
  • như một người môn đệ của Chúa Kitô;
  • như một người con Chúa trong lòng Hội Thánh.
 
      Nhiều người nghiên cứu sâu rộng giáo lý, thần học, nhưng không có đức tin vì không đi vào tương quan với Thiên Chúa.
 
 q  Giáo dục đức tin hay dạy giáo lý. Từ khái niệm đức tin ở trên, ta thấy rằng giáo dục đức tin không đơn thuần là dạy kinh bổn, giáo lý hay luân lý; nhưng chính yếu nhằm giúp xây dựng một nhân cách tôn giáo[1], tức hun đúc cho cá nhân một tương quan thân tình với Thiên Chúa trong lòng Hội Thánh, sao cho cá nhân nghiệm được Thiên Chúa hiện diện và nâng đỡ họ trong mọi cảnh huống của cuộc đời. Do vậy, việc huấn giáo còn phải dạy cá nhân cầu nguyện, tập sống các giá trị kitô-giáo, và giáo lý viên không phải chỉ dạy bằng lời mà cả gương sáng.
 
        Có một bước tiến quan trọng cần đạt được trong tiến trình giáo dục đức tin: đó là cá nhân phải chuyển từ đức tin thụ nhận qua đức tin cá vị. Nhiều thanh thiếu niên chỉ nhận lãnh đức tin thụ nhận mà không để bén rễ thành đức tin cá vị nơi mình; do đó đã mất đức tin khi không còn sự đốc thúc của người lớn.
  • Đức tin thụ nhận là những điều cá nhân được dạy dỗ từ bé về Thiên Chúa: Người ta bảo con người là ai (Mt 16,13);
 
  • Còn đức tin cá vị là niềm xác tín của cá nhân, kết tinh từ đức tin thụ nhận và nội tâm hóa thành niềm tin riêng: Còn anh em bảo Thầy là ai? (Mt 16,16). Chính đức tin cá vị mới có thể soi sáng và dẫn dắt cuộc sống của mỗi cá nhân.
 
       Khi cá nhân lớn lên thì đức tin cá vị cũng phải lớn theo; nếu không, sẽ không tránh khỏi khủng hoảng niềm tin. Vì vậy, dù ở chặng nào của cuộc đời, cá nhân cũng cần được nâng đỡ và đồng hành đức tin. Nói cách khác, huấn giáođồng hành đức tin phải là công việc xuyên suốt cuộc đời, từ tuổi ấu thơ cho đến lúc nhắm mắt lìa đời, từ lòng mẹ cho tới lòng đất
 
2.  Thích ứng việc trợ giúp đức tin từng độ tuổi
 
       Như đã trình bày, mỗi độ tuổi trong đời người có những đặc điểm tâm thể lý và khả năng nhận thức riêng, có những nhu cầu vật chất và tâm linh riêng, có những thách đố cuộc sống và đức tin riêng. Giáo lý viên cần biết rõ các nét riêng ấy của mỗi độ tuổi, để đề xuất một nội dung phương cách đồng hành đức tin phù hợp với nhu cầu tâm linh và khả năng nhận thức riêng của mỗi độ tuổi.
 
       Hình thức giáo dục đức tin đầu đời là những bài hát, bài vè ru con mang nội dung đức tin. Các bài hát ru giáo lý ấy cũng sẽ in sâu vào tâm thức và máu thịt của mỗi người cho đến cuối đời, như điệu ru thân quen “Ví dầu cầu ván đóng đinh…” vậy. Tiếc rằng trong thực tế, hình thức huấn giáo đầu đời này chưa được quan tâm đủ. Còn hình thức trợ giúp đức tin cuối đời chính là việc viếng kẻ liệt, nhằm an ủi, động viên lòng can đảm, củng cố niềm tin và đức trông cậy của người sắp ra đi.
 
       Giữa hai hình thức trợ giúp đức tin đầu đời và cuối đời vừa nói, còn có nhiều hình thức giáo lý khác, đan xen nhau, nhằm phục vụ nhu cầu đức tin riêng của từng độ tuổi.
3.  Cách phân chia các độ tuổi trong giáo dục đức tin
 
  • Tiểu ấu:
  • Trung ấu:
  • Đại ấu:
  • Tiền thiếu niên:
  • Thiếu niên:
  • Thanh niên:
  • Tráng niên:
  • Trung niên:
  • Hưu trí & lão niên:
Trước 7 tuổi
Từ   7 – 9 tuổi
Từ   9 – 12 tuổi
Từ 12 – 14 tuổi
Từ 14 – 18 tuổi
Từ 18 – 25 tuổi
Từ 25 – 45 tuổi
Từ 45 – 60 tuổi
Trên 60 tuổi
 
B. NỘI DUNG TRỢ GIÚP ĐỨC TIN CHO CÁC ĐỘ TUỔI [2]
 
  1. Tuổi tiểu ấu:  Giáo lý cơ hội (trước 7 tuổi)
 
a) Đặc điểm tâm lý
 
  • Môi trường: Tương quan với gia đình, bố mẹ, ông bà, anh chị em đóng vai trò quan trọng nhất trong việc phát triển nhân cách của bé.
 
  • Đặc điểm tâm lý: Bé cần được tình yêu, sự an toàn từ mái ấm gia đình; nhờ đó đạt đến tin tưởng. Sự tin tưởng này là hành trang cần thiết để trẻ vững tin mở ra với môi trường bên ngoài: trường học, bạn bè, xóm làng, và với các mối tương giao xã hội ngày càng rộng mở.
 
  • Đặc điểm nhận thức: Nhận thức và phán đoán của trẻ còn rất non nớt, chủ yếu dựa vào tưởng tượng, trực giác và trực quan. Trẻ dễ tin, dễ nghe theo lời chỉ bảo của người lớn. Vì thế, sự chỉ dạy của bố mẹ đối với tuổi tiểu ấu không gặp những kháng cự nổi cộm như khi trẻ lớn hơn.
  1. Đường hướng giáo dục đức tin
 
  • Nhu cầu đức tin: Ngay từ khi lên 2, 3 tuổi, bé cần có cảm thức về sự hiện diện yêu thương của Thiên Chúa Cha, Chúa Giêsu, Đức Maria đối bé và với mọi người. Sẽ là một thiếu sót nặng nề khi người lớn chỉ đưa vào tâm trí non nớt của bé những hình ảnh “ông kẹ, mẹ mìn” để dọa nạt, mà lại không giúp bé làm quen với khuôn mặt yêu thương chăm sóc của Chúa Cha, Chúa Giêsu, Mẹ Maria.
 
  • Nội dung huấn giáo:
 
  • Khám phá sự hiện diện của Thiên Chúa yêu thương trong cuộc sống: Chúa yêu em qua công trình sáng tạo; Người dựng nên mọi sự cho em hưởng dùng; Người ban cho em những người thân yêu là ông bà, cha mẹ, anh chị em; Người ban cho em nhiều ơn lành trong mỗi ngày sống.
 
  • Từ 3 tuổi, nên tập cho bé có thái độ nghiêm trang khi đọc kinh hay khi ở trong nhà thờ, vì những nơi đó có sự hiện diện của Chúa. Từ 4 tuổi, bé nên thuộc các kinh căn bản và tham gia đọc kinh sớm tối với gia đình.
 
  • Sớm tập cho bé sống các nhân đức kitô-giáo như: công bằng, bác ái, yêu thương, biết san sẻ.
 
  • Phương thức huấn giáo:
 
  • Bố mẹ là những nhà giáo dục đức tin đầu đời của bé, do vậy phải sống gương mẫu để xây dựng nền tảng đức tin cho bé bằng chính đời sống đạo đức (công bằng, bác ái, tha thứ) và những tâm tình tôn giáo của mình.
 
  • Giáo lý cơ hội: Ở tuổi này, chưa thể ép bé vào một khung giáo lý bài bản. Ngược lại, có thể tranh thủ mọi hoàn cảnh để dìu bé vào bầu khí tôn giáo như: đọc kinh trước khi ăn, ngủ, uống thuốc; đến trước bàn thờ chào Chúa và Mẹ khi rời nhà hay trở về nhà. Khi gia đình gặp những biến cố quan trọng như tang chế, cưới xin, bệnh hoạn…, chính thái độ tôn giáo của bố mẹ trong những lúc ấy sẽ hun đúc tâm tình tôn giáo của trẻ. Ngoài ra, trẻ ở tuổi này hay “hỏi vặt” về mọi phương diện. Có những lúc trẻ sẽ thắc mắc về sống chết, thiên đàng hỏa ngục… Đó là những “cơ hội” tốt để cha mẹ khai tâm đức tin cho bé và dạy cho bé các tâm tình tôn giáo sơ đẳng.
 
  1. Tuổi trung ấu: Khai tâm và rước lễ vỡ lòng (7 đến 9 tuổi)  
 
a)  Đặc điểm tâm lý
 
  • Môi trường: Tuổi trung ấu mở ra với những tương quan rộng hơn: bạn ở trường, ở khu xóm. Bên cạnh đó, trẻ chú tâm nhiều cho việc khám phá thiên nhiên, cây cỏ, thú vật.
 
  • Đặc điểm tâm lý: Đây là tuổi tĩnh lặng, hiền hòa. Với người lớn, trẻ dễ thương, dễ bảo. Với bạn bè, trẻ cần bạn, nhưng phải cạnh tranh với bạn để khẳng định mình.
 
  • Đặc điểm nhận thức: Có những suy nghĩ hướng nội; thích xây dựng cho mình một thế giới riêng: trai hay thu mình vào thế giới đồ chơi hoạt động; gái thì tạo cho mình một thế giới tương quan riêng (búp bê, nội trợ...) Tuy đã biết nhận xét, suy luận, giải thích các sự việc, nhưng tư duy của trẻ hãy còn lệ thuộc vào điều kiện cụ thể; thiên về trực giác, trực quan, tưởng tượng. Vì vậy trí tưởng tượng của trẻ rất phong phú và thích các chuyện cổ tích, thần tiên.
 
b)  Đường hướng giáo dục đức tin
 
  • Nhu cầu đức tin: Tuổi trung ấu bắt đầu có những tâm tình tôn giáo, và biết phân biệt lành dữ, do vậy đây là lúc cần khai mở đời sống nội tâm (khai tâm), cũng như đào luyện lương tâm chuẩn bị trẻ hướng đến bí tích hòa giải và Rước lễ lần đầu (thường vào hè lớp 4, sau hai năm khai tâm).
 
  • Nội dung huấn giáo: Khai tâm và xưng tội lần đầu
 
  • Giáo lý khai tâm: Dạy cho trẻ về ơn cứu độ nơi Chúa Cha và Chúa Giêsu: Thiên Chúa Cha tỏ mình cho chúng ta trong Chúa Giêsu; Chúa Giêsu là Đấng dẫn đưa chúng ta đến cùng Thiên Chúa Cha và cho chúng ta thông hiệp vào sự sống của Thiên Chúa; chính trong Giáo hội, chúng ta gặp gỡ được Chúa Giêsu.
 
      Bên cạnh đó, cần đào luyện cho trẻ một số thái độ tôn giáo căn bản:
 
  •  Tập ở lặng, suy nghĩ và cầu nguyện. Học ba nhân
    đức đối thần Tin, Cậy, Mến; 
 
  •  Tập chiêm ngưỡng ơn tạo dựng nơi vẻ đẹp của vạn  
    vật để cảm tạ và ngợi khen Thiên Chúa.
 
  •  Làm bạn với Chúa Giêsu thiếu nhi, chia sẻ với Ngài  
    những tâm tình vui buồn và sống thân thiết với Ngài.
 
  • Giáo lý xưng tội: Tập lắng nghe tiếng Chúa nói trong lương tâm và sống theo tiếng lương tâm (chu toàn bổn phận, sống công bằng, yêu thương, chia sẻ) và khao khát rước Chúa lần đầu. Nếu được, nên tách biệt nghi thức xưng tội lần đầu với rước lễ lần đầu để ghi dấu ấn sâu đậm nơi trẻ về ý nghĩa của hai thực hành đức tin ấy.
 
  • Phương thức huấn giáo:
 
  • Trước 7 tuổi, huấn giáo chỉ mang tính cơ hội do bố mẹ đảm trách. Nay tuổi trung ấu cần có chương trình giáo lý chính quy, bài bản, tiệm tiến, được tổ chức quy củ trong khuôn khổ sinh hoạt của giáo xứ.
 
  • Cách thức: Vì tuổi này chưa tập trung trí óc được lâu giờ, nên giáo lý viên cần sử dụng hình thức chuyện kể (đặc biệt về giáng sinh, Thương khó); xen kẽ học tập với các hoạt động hỗ trợ (tô màu, kể chuyện, đóng kịch, hát, trò chơi…)  Cũng vậy, việc huấn luyện lương tâm phải cụ thể thông qua các thực hành như chu toàn bổn phận; giúp đỡ bố mẹ; chia sẻ cho người nghèo…, bởi lẽ tuổi trung ấu chưa hiểu được những khái niệm trừu tượng.
 
  • Bầu khí lớp học: Xây dựng bầu khí lớp thành một cộng đồng tập sống hòa đồng, yêu thương, cộng tác, chia sẻ.
 
  1. Tuổi đại ấu:  Giáo lý Thêm sức (9 đến 12 tuổi)
 
a)  Đặc điểm tâm lý
 
  • Môi trường: Tuổi đại ấu bị lôi cuốn khám phá thế giới tự nhiên mạnh hơn tuổi trung ấu, vì đây là tuổi tìm tòi và thử nghiệm. Bên cạnh đó, tuổi này cũng nhậy bén hơn với tương quan xã hội như: rất nhậy cảm với hồi ứng của bạn về mình; biết lắng nghe sự phê bình đánh giá của người khác: thích được nhìn nhận là con ngoan, trò giỏi.
 
  • Đặc điểm tâm lý
 
  • Tuổi đại ấu rất lệ thuộc vào nhóm bạn đồng trang lứa; sợ bị nhóm khai trừ. Có sự ganh đua mạnh mẽ trong nhóm để phân chia thứ hạng: ai giỏi hơn, ai khỏe hơn, ai khéo léo hơn, ai sở hữu nhiều hơn sẽ có được chỗ đứng cao hơn trong nhóm. Từ đó, trẻ cố ganh đua để đuổi kịp nhóm và tuân thủ chặt chẽ quy ước của nhóm để được nhóm đón nhận.
 
  • Tâm cảm của tuổi đại ấu ổn định hơn, giỏi chịu đựng hơn: trẻ ít khóc và cũng cứng đầu hơn.
 
  • Đặc điểm nhận thức
 
  • Tuổi đại ấu bị lôi cuốn bởi thế giới bên ngoài, thiên về hoạt động và khám phá hơn suy nghĩ nội tâm. Vì vậy nhận thức của trẻ cũng đến qua con đường hoạt động.
 
  • Có khả năng học thuộc lòng cao. Có sức cố gắng và tập trung cao hơn ở lớp hay khi làm một công việc.
 
  • Có óc thực tiễn, thích phiêu lưu, hoạt động, thực nghiệm. Chú trọng đến hành động của các nhân vật hơn là tình cảm của họ. Không còn chuộng chuyện thần tiên.
 
b)  Đường hướng giáo dục đức tin
 
  • Nhu cầu đức tin: Cần tiếp tục đổ nền móng đức tin cho trẻ, qua việc học biết lịch sử cứu độ và đào sâu đời sống bí tích. Tiếp tục việc đào luyện lương tâm; giúp tham dự vào đời sống phụng vụ cách ý thức và tích cực hơn.
 
  • Nội dung huấn giáo: Lịch sử cứu độ và giáo lý thêm sức.
 
  • Học biết lịch sử cứu độ trong Cựu ước: Các câu chuyện sáng tạo, sa ngã trong Sách Sáng Thế; các câu chuyện về xuất hành, về thời lưu đầy và các ngôn sứ loan báo Đấng Cứu Thế… đều có sức thu hút đặc biệt với trẻ ở tuổi này.
 
  • Huấn luyện luân lý: Đây là tuổi rất trọng luật, cần tận dụng để khắc sâu nơi trẻ việc giữ Luật Chúa. Tuy thế, cũng nên giúp trẻ hiểu rằng cốt lõi của việc giữ Luật là lòng mến Chúa và yêu tha nhân.
 
  • Dẫn vào đời sống phụng vụ: Học biết ý nghĩa các mùa phụng vụ, các cử hành phụng vụ căn bản (thánh Lễ, các bí tích), ý nghĩa của các nghi thức để từ nay trẻ tham dự các lễ nghi phụng vụ một cách ý thức và tích cực hơn.
 
  • Giáo lý Thêm sức: Học biết về vai trò của Thánh Thần đối với đời sống các tín hữu và tập cầu nguyện với Người. Dọn lòng khao khát đón nhận Bí tích Thêm sức.
 
  • Phương thức huấn giáo
 
  • Cách thức: Tiếp tục kết hợp học tập đi đôi với những sinh hoạt hỗ trợ tại lớp. Tận dụng những công thức thuộc lòng giúp ghi nhớ kiến thức hay các thực hành ở cuối mỗi bài. Có thể lúc này trẻ chưa hiểu ý nghĩa của các điều ghi nhớ ấy, nhưng về sau khi nghiệm lại, sẽ giúp ích cho đời sống đức tin của cá nhân rất nhiều.
  • Bầu khí lớp học: Tuy đã lớn hơn và có sức chịu đựng cao hơn, tuổi đại ấu vẫn còn rất cần được giáo lý viên quan tâm, yêu thương, chú ý riêng. Trong tương quan với bạn, trẻ rất cần có được hòa hợp; vì thế cần tạo điều kiện cho mọi trẻ hội nhập vào bầu khí chung của lớp; không để trẻ nào bị lớp “tẩy chay”; dạy cho trẻ biết rằng loại trừ người khác là đi ngược với giới răn yêu thương.
 
  1. Tuổi tiền thiếu niên: Giáo lý Bao đồng (12 đến 14 tuổi)
 
a)  Đặc điểm tâm lý
 
  • Môi trường: Thiếu niên bắt đầu vuột khỏi gia đình và mở ra hơn với môi trường bên ngoài và bè bạn.
 
  • Đặc điểm tâm lý:
 
  • Thiếu niên tập tành làm người lớn; đòi tự lập nhưng chưa đủ sức tự quản. Chưa kiên định trong các lập trường và quyết định của cá nhân; dễ thay đổi.
 
  • Tính khí và tâm cảm của em chưa ổn định: rất quy kỷ; dễ bị các đam mê áp đảo (như thời trang, âm nhạc); tra vấn lại giá trị của quyền bính và các luật lệ ràng buộc.
 
  • Học theo các thần tượng cách thiếu nhận định; chưa chín chắn trong việc chọn lựa khuôn mẫu nhân cách đúng đắn. Vì vậy hãy còn cần được hướng dẫn, bảo ban.
 
  • Đặc điểm nhận thức: Có tư duy trừu tượng nhưng chưa gắn với thực tiễn; thiếu uyển chuyển trong các phán đoán.
 
b)  Đường hướng giáo dục đức tin
 
  • Nhu cầu đức tin: Cần giúp em chấn chỉnh cái nhìn tôn giáo vụ lợi, vì tuổi này muốn Thiên Chúa phải thỏa mãn tất cả những gì trẻ muốn như thường yêu sách với cha mẹ. Cần đào sâu thêm niềm tin cá nhân; tìm thấy nơi Chúa Giêsu và các thánh khuôn mẫu nhân cách cho bản thân.
  • Nội dung huấn giáo
 
  • Thanh luyện hình ảnh quy kỷ về Thiên Chúa. Phóng chiếu từ thói quen yêu sách với bố mẹ, ttrẻ tiền thiếu niên cũng có cái nhìn tôn giáo rất quy kỷ, vụ lợi và yêu sách với Chúa. Vì vậy em thường trách Chúa không làm theo ý mình. Do vậy cần tập cho thiếu niên một thái độ tôn giáo đúng đắn hơn, đó là con người phải tôn thờ và tìm kiếm ý Chúa chứ không được đòi hỏi Chúa theo ý mình.
 
  • Hun đúc một lý tưởng ngay lành và đạo đức cho tương lai. Tập cho trẻ sử dụng tự do của mình cách đúng đắn và trưởng thành, bằng cách thực hành Lời Chúa và noi gương các thánh.
 
  • Giáo lý bao đồng. “Bao” có nghĩa là hoàn tất; “đồng” có nghĩa là tuổi thơ. Do vậy giáo lý bao đồng là chặng cuối của huấn giáo tuổi thơ, nhằm chuẩn bị cho trẻ xây dựng một nhân cách tôn giáo cá vị để bước vào đời sống đức tin trưởng thành.
 
     Cần nhớ rằng, Rước lễ bao đồng không là một bí tích, nhưng chỉ là nghi thức đánh dấu sự chuyển tiếp từ chặng đức tin trẻ em qua giai đoạn sống đức tin cách cá vị với lời tuyên hứa: kể từ nay, tôi sẽ tự trách nhiệm về đời sống đạo của mình và sống chứng tá cho Chúa Kitô trong đời sống của cá nhân. Để chuẩn bị cho trẻ tuyên xưng đức tin cá vị, giáo lý bao đồng nhằm củng cố cho trẻ những kiến thức giáo lý và nền tảng đạo đức cần thiết để tập tự quản và trách nhiệm về niềm tin của mình. Có thể nói, nghi thức rước lễ bao đồng không chỉ là “chiến thuật giữ chân trẻ” nhằm kéo dài thời gian thụ huấn giáo lý sau Thêm sức, nhưng còn là nghi thức rất ý nghĩa qua đó trẻ tuyên xưng niềm tin cá vị trước cộng đoàn.
 
  • Nội dung giáo lý. Làm quen với các Tin Mừng; khám phá nơi lời dạy của Chúa Giêsu và đời sống các thánh những ánh sáng soi dẫn đời sống cá nhân. Tập nhìn đời sống theo cái nhìn đức tin và cổ võ tham gia tích cực đời sống phụng vụ, vì từ tuổi này, trẻ có xu hướng xa lánh dần các sinh hoạt đạo nghĩa.
 
  • Phương thức huấn giáo: Vì trẻ đã có lý trí phê bình, giáo lý phải mạch lạc, chính xác, lôgích. Giáo lý viên cần gương mẫu mới thuyết phục được trẻ. Ngoài tình yêu thương, cần biết tôn trọng và đối thoại với tuổi tiền thiếu niên đang trong tiến trình tự khẳng định và xây dựng nhân cách.
 
  1. Tuổi thiếu niên:  Tạo lập đức tin cá vị (14 đến 18 tuổi)
 
a)  Đặc điểm tâm lý
 
  • Môi trường: Thiếu niên đồng thời bị cuốn hút mạnh mẽ bởi thế giới bên ngoài, vừa bị chi phối những xao động nội tâm trong bước đường tìm kiếm và xây dựng cho mình một căn tính riêng. Do vậy, trẻ vừa hướng nội, vừa rất hướng ngoại.
 
  • Đặc điểm tâm lý: Tuổi xây dựng căn tính riêng
 
  • Về tâm lý, thách đố của chặng thiếu niên là xây dựng một nhân cách lành mạnh (tuổi 14-16) và một tương lai đúng đắn (17-18). Trẻ mất nhiều năm để quan sát, thử nghiệm và lưỡng lự trước những khuôn mẫu nhân cách khác nhau trước khi đi đến lựa chọn một nhân cách cố định.
 
  • Trước những biến đổi cơ thể và tính dục ở tuổi thiếu niên, trẻ không khỏi hoang mang và cần thời gian để làm quen với những thay đổi; từng bước chấp nhận ngoại hình của mình và tập làm chủ những xung động tính dục.
 
  • Về tâm cảm, vì là tuổi chuyển tiếp, chưa vững chãi, nên một mặt thiếu niên rất dễ tổn thương; mặt khác trẻ rất tự tín, chủ quan, luôn tự khẳng định ý kiến cá nhân, ít lắng nghe, chống đối, ngang tàng. Các lập trường của em thường cực đoan, nhưng lại dễ tự ý thay đổi.
      Trong tiến trình tìm kiếm chính mình và tự thuần hóa bản thân, thiếu niên thật sự cần sự thông cảm và nâng đỡ của người lớn. Hoa trái ở cuối chặng thiếu niên là định hình được cho mình một nhân cách lành mạnh, một hướng sống rõ nét (tu trì hay sống đời giáo dân), xây dựng được một lịch trình thực tiễn cho tương lai, phù hợp với khả năng và hoàn cảnh của mình.
 
  • Đặc điểm nhận thức: Tư duy trừu tượng ngày một sắc sảo hơn nhờ vào các môn học trừu tượng ở Trung học. Trẻ nhận ra trí tuệ sẽ điều khiển mọi sự. Tuy nhiên, trong thực hành, phán đoán của em còn chủ quan, quy kỷ và bị chi phối bởi những đam mê và cảm tính.
 
b)  Đường hướng huấn giáo: Định hình nhân cách tôn giáo
 
  • Nhu cầu đức tin: Bên cạnh việc vun xới nhân cách nhân bản, không thể thiếu sự đào luyện một nhân cách tôn giáo. Nếu các phương diện khác của đời sống nơi em tăng trưởng (cơ thể, trí tuệ, nhận thức, kinh nghiệm sống, tương giao xã hội…) mà đức tin lại “dậm chân tại chỗ” ở mức độ ấu trĩ, thì sự chênh lệch ấy sẽ dần dần bóp chết đức tin.
 
  • Nội dung huấn giáo: Hướng đến đức tin cá vị.
 
  • Cần một đức tin trưởng thành soi dẫn cuộc sống. Khi còn bé, trẻ thụ nhận đức tin từ cha mẹ; giữ đạo theo nếp của gia đình. Khi lớn lên, trẻ cần có một đức tin cá vị: tức phải có một cảm thức về một Thiên Chúa an bài yêu thương, xác tín về đời sau, về phần rỗi, về ý nghĩa cuộc đời và việc sống các nhân đức kitô-giáo. Để đạt được điều ấy, cần hai hoạt động huấn giáo sau:
 
  • Dạy cầu nguyện để đào sâu tương quan với Thiên Chúa: Chúa Cha, Chúa Giêsu, Chúa Thánh Thần; tập cầu nguyện với Đức Maria, các thánh, thánh bổn mạng…
 
  • Gia tăng kiến thức tôn giáo về lịch sử Giáo hội, về tín lý, về luân lý (các cám dỗ riêng của giới trẻ), về “tứ chung” (chết, phát xét, thiên đàng, hỏa ngục); giúp thực hành sống đạo, nhất là trong luân lý và sống chứng tá giữa đời.
 
  • Phương thức huấn giáo.
 
  • Tổ chức các nhóm giáo lý quy tụ các bạn đồng trang lứa. Ở đó, ngoài huấn giáo, thiếu niên tìm được tình bạn lành mạnh và sự hỗ trợ tham gia các sinh hoạt tôn giáo.
 
     Trong giảng dạy, cần tôn trọng, lắng nghe, đối thoại với các em; thuyết phục các em cả bằng kiến thức, bản lĩnh và đời sống đạo đức. Vì vậy người hướng dẫn cần trổi vượt về đời sống thiêng liêng; được trang bị các kiến thức giáo lý, Kinh Thánh, tâm lý vững vàng; có thái độ dấn thân và hòa đồng với nhóm. Thông thường, nên chọn các giáo lý viên thâm niên hoặc tu sĩ để đồng hành với độ tuổi này.
 
  • Hình thức: Kết hợp dạy lý thuyết với trao đổi, thảo luận về các thực hành sống đạo như: tự trách nhiệm trong việc sống đạo cá nhân, trong học tập, trong đời sống trong gia đình, giáo xứ, xã hội. 
 
  1. Tuổi thanh niên:  Giáo lý vào đời (18 đến 25 tuổi)
 
a)  Đặc điểm tâm lý
 
  • Môi trường: Tuổi vào đờilập thân phải cạnh tranh gay gắt với đời để tạo lập cho mình một mảnh đất sống. Đôi lúc vì nhu cầu mưu sinh, người trẻ phải hy sinh cả ước mơ để đi theo một hướng hoàn toàn khác (chẳng hạn muốn tu mà không thành; ra trường một ngành, nhưng phải đổi nghề kém hơn…) Cũng vậy, hệ thống giá trị ở đời, những cám dỗ của một lối sống dễ dãi, hưởng thụ, thu tích bất chính luôn thách đố việc sống đạo của thanh niên. Họ phải rất bản lĩnh để trung tín với đức tin và sống đạo.
  • Thách đố tâm lý: Lập thân thành công là có được một nghề vững chắc và tìm được công ăn việc làm ổn định; sống tự lập; tạo lập cơ ngơi; đạt được mục tiêu tương lai là xây dựng gia đình hay được nhận vào đời sống tu trì. Công việc lập thân này rất khắc nghiệt, vì vậy một mặt người trẻ phải bản lĩnh, tự chủ, khôn khéo, giàu nghị lực; mặt khác, yếu tố may mắn cũng giữ vai trò không kém quan trọng.
 
  • Đặc điểm nhận thức: Tuy đã trưởng thành về trí hiểu, thanh niên còn cần thêm kinh nghiệm để chững chạc hơn trong những phán đoán, vững vàng trước những cám dỗ và cạm bẫy của cuộc sống, và đạt đến sự khôn ngoan. Những vấp ngã trong đời khó có thể tránh; nhưng điều quan trọng là biết đứng dậy và rút kinh nghiệm sau mỗi lần vấp ngã.
 
b)  Đường hướng đồng hành đức tin 
 
  • Nhu cầu đức tin: Ở lứa tuổi lập thân rất bận bịu - học đại học, làm việc công sở, khu chế xuất - người trẻ dễ buông việc sống đạo và các giá trị đạo đức; nếu tình trạng bỏ bê kéo dài, họ có thể mất đức tin. Sau đây là các thách đố đối với đức tin và việc trung tín sống đạo:
 
  • Sự cô đơn và cuộc sống vô danh - không ai biết mình là ai trong môi trường xa nhà - khiến các bạn dễ chiều theo những rủ rê làm điều xấu vì không còn sợ áp lực của gia đình, xóm làng, xứ đạo như trước đây.
 
  • Trong bối cảnh tự do mới, nếu bạn trẻ không có ý chí và đức tin cá vị, thì rất dễ sao lãng việc giữ đạo và thực hành các nhân đức kitô-giáo (đức ái, đức công bằng, đức khiết tịnh…) để học theo cách sống buông thả của người đời.
 
  • Sự chênh lệch giữa trình độ học vấn, kinh nghiệm sống, so với vốn giáo lý ít ỏi của cá nhân, khiến cho bạn trẻ dễ nghi vấn đức tin và để niềm tin của mình bị kiến thức ngoài đời đè bẹp.
     Vì vậy, tuy đã bước vào tuổi trưởng thành, người trẻ vẫn tiếp tục cần được được huấn giáo và đồng hành đức tin, để niềm tin cá vị thêm mạnh mẽ và sáng suốt hơn.
 
  • Nội dung đồng hành đức tin:  Giáo lý vào đời
 
  • Nâng cấp hiểu biết về giáo lý, tín lý, Kinh thánh, luân lý ngang tầm với kiến thức văn hóa và kinh nghiệm sống.
 
  • Học hỏi về các bổn phận sống đạo giữa đời của người kitô-hữu như: tìm hiểu về các bậc sống trong Giáo hội; về các đòi hỏi đức tin và luân lý kitô-giáo; về giáo lý hôn nhân và nghĩa vụ đời sống gia đình kitô-giáo.
 
  • Hội thảo những vấn đề cụ thể của cuộc sống như: tình yêu và hôn nhân; giá trị của của cải vật chất; công bằng xã hội; đức tin và khoa học; vấn đề sự dữ trong thế giới.
 
  • Phương thức đồng hành: Tổ chức các nhóm thanh niên; sinh viên; công nhân; chia sẻ Lời Chúa; thánh lễ giới trẻ; tĩnh tâm thanh niên vào những dịp lễ; các buổi hội thảo chuyên đề; tư vấn cá nhân. Ngoài việc trau giồi giáo lý, các nhóm sinh hoạt đức tin còn mang đến sự nâng đỡ của tình bạn và sự tương trợ trong cuộc sống.
 
  1. Tuổi tráng niên:  Giáo lý sống đạo (25 đến 45 tuổi)
 
a)  Đặc điểm tâm lý
 
  • Môi trường: Phải thi hành các bổn phận đối với gia đình, chức nghiệp, xã hội, tôn giáo.
 
  • Đặc điểm tâm lý: Tuổi tráng niên được tính từ khi cá nhân hoàn tất xong việc lập thân và đã đi vào ổn định đời sống. Đây là giai đoạn sung mãn nhất và ít thách đố hơn các chặng khác, vì cá nhân đã có được những nền tảng căn bản cho cuộc sống. Họ chỉ cần tiếp tục những gì đã khởi sự một cách bền bỉ, cần mẫn và trách nhiệm.
       Nói như vậy, không có nghĩa là tuổi tráng niên hoàn toàn làm chủ được cuộc sống của mình, bởi lẽ những rủi ro hiện sinh luôn là mối đe dọa đối với mọi hoàn cảnh (sức khỏe, tai nạn, rủi ro...) Vì thế, cá nhân vẫn phải sống nhờ đức tin và đức trông cậy vào sự che chở của Chúa.
 
       Mặt khác, khi đời sống đã đạt được sự ổn định, tuổi tráng niên dễ bị cám dỗ thôi cố gắng, tranh thủ hưởng nhàn, quy kỷ, tự thưởng cho mình sau những năm dài phấn đấu, có khi bằng những thú vui bất chính như rượu chè, bài bạc, thú tiêu khiển xa xỉ, ngoại tình…
 
  • Đặc điểm nhận thức: Kinh nghiệm sự giằng co giữa một bên là khuynh chiều quy kỷ, hưởng nhàn, sống vội, tranh thủ tuổi thanh xuân còn lại; còn bên kia là những đòi buộc của lương tâm phải sống trách nhiệm, cống hiến cho gia đình, xã hội, Giáo hội.
 
b)  Đường hướng đồng hành đức tin
 
  • Nhu cầu đức tin: Cần tiếp tục trau giồi một đức tin vững mạnh; một lương tâm trong sáng; một cuộc sống nề nếp, gương mẫu cho con cái, tận tụy, xả thân phục vụ theo tinh thần Phúc Âm.
 
  • Nội dung đồng hành đức tin:  Giáo lý sống đạo
 
  • Nhấn mạnh đến tinh thần trách nhiệm và chu toàn các bổn phận theo bậc sống của cá nhân. Sống hướng tha, bác ái, biết chia sẻ với người nghèo khổ, thiếu thốn.
 
  • Giúp ý thức về các bổn phận tôn giáo: sống chứng tá cho Chúa, góp phần mở mang Nước Trời trong bối cảnh gia đình và xã hội của bản thân.
 
  • Phương thức đồng hành: Tổ chức các nhóm cầu nguyện; các nhóm sống đạo; các nhóm theo giới như: gia trưởng, hiền mẫu, gia đình trẻ… để nâng đỡ nhau sống đạo.
    1. Tuổi trung niên:  Vượt khủng hoảng (45 đến 60 tuổi)
 
a)  Đặc điểm tâm lý
 
  • Môi trường: Ngay ở đỉnh cao của thành đạt về công danh, gia đình, xã hội…, tuổi trung niên lại bắt đầu đi xuống về sức khỏe, nghị lực, khả năng ứng phó với hoàn cảnh bên ngoài. Sự ra đi của những người thân lớn hơn hay cùng tuổi càng gây nên cho họ những xao xuyến lo âu. Bên cạnh đó, cuộc sống thường ngày của tuổi trung niên cũng rỗi rảnh hơn vì con cái đã lớn và ra riêng, nhưng đồng thời cũng tạo nên sự trống vắng và buồn tẻ trong gia đình.
 
  • Đặc điểm tâm lý: Cảm thấy mệt mỏi thể lý (do mãn kinh ở nữ và những dấu hiệu mệt mỏi tương tự nơi nam giới); sự trống vắng tâm lý; cảm giác nhàm chán với cuộc sống, với những gì trước đây từng đem đến những hứng khởi. Đây là một cuộc khủng hoảng về ý nghĩa: cá nhân bắt đầu ngờ vực giá trị của những năm tháng hy sinh đã qua; lo sợ về sự tụt dốc đang xảy ra trước mắt; khát khao tìm kiếm một sự quân bình mới cho chặng còn lại của cuộc sống.
 
  • Đặc điểm nhận thức: Tuổi trung niên có nhu cầu tinh thần và tâm linh mạnh mẽ hơn:
 
  • Họ cần tìm một điểm tựa mới cho cuôc đời, vượt trên sự nghiệp đã có được: cơ ngơi, gia đình, sự thành đạt;
 
  • cần tạo lập một sự quân bình mới cho đời sống: chấp nhận tuổi tác; xây dựng một nhịp sống mới cho quãng đời còn lại: chú ý hơn đến các hoạt động tinh thần, từ thiện, tâm linh để có được bình an thanh tĩnh trong tâm hồn.
 
b)  Đường hướng đồng hành đức tin
 
  • Nhu cầu đức tin: Để vượt qua cuộc khủng hoảng giữa đời, tuổi trung niên cần một đức tin sáng suốt và thấm nhuần hy vọng; thấu suốt ý nghĩa của chặng đời đã qua và có sức mạnh đảm nhận tương lai phía trước.
 
  • Nội dung đồng hành đức tin: Học hỏi Lời Chúa và gia tăng đời sống cầu nguyện là phương cách tốt nhất giúp tìm thấy ý nghĩa cuộc đời nơi Thiên Chúa, và có được cái nhìn siêu thoát, lạc quan, bình an và trông cậy.
 
      Bên cạnh niềm tin tôn giáo, họ cũng cần có những hoạt động thư giãn về tinh thần như: thú điền viên, đan thêu, ghi danh học những môn học ưa thích mà trước đây không có thời gian theo học. Cũng vậy, các hoạt động từ thiện giúp đỡ người nghèo, thiếu thốn, bệnh tật, neo đơn cũng giúp họ thấy rõ hơn hạnh phúc mình đang có; đồng thời cảm thấy đời mình ý nghĩa hơn khi biết sống phục vụ và chia sẻ cho người khác.
 
  • Phương thức đồng hành: Tham gia nhóm sống đạo trong khu xóm hoặc các hội đoàn trong xứ như: nhóm cầu nguyện, chia sẻ lời Chúa; nhóm kinh liên gia; Đạo binh Đức Mẹ; nhóm thăm viếng người đau bệnh. Các hoạt động công ích như lau dọn Nhà thờ, tham gia nhóm thể dục dưỡng sinh cũng đem đến nhiều ích lợi cho sức khỏe thể lý và tinh thần. Ngoài ra, nên tham dự những cuộc du lịch dã ngoại hay hành hương. Các chuyến đi như thế tạo thêm cơ hội nghỉ ngơi, thưởng lãm, khám phá thế giới bên ngoài và thế giới tâm linh, để bù lại những năm tháng bận rộn với công ăn việc làm trước đây.
 
  1. Tuổi hưu trí & lão niên: Thách đố cuối đời (trên 60 tuổi)
 
a)  Đặc điểm tâm lý
 
  • Môi trường: Càng về già, môi trường xã hội của người cao tuổi càng thu hẹp. Các cụ quay về thế giới nội tâm, sống với những tâm tư, tình cảm của tuổi già; với những nỗi cô đơn, lo sợ hay hối tiếc cần được giãi bày và an ủi.
  • Đặc điểm tâm lý:
 
  • Gánh nặng tuổi tác, bệnh tật, sống “vô dụng” và lệ thuộc vào sự phục vụ của người khác cũng là nguồn khổ tâm cho các cụ.
 
  • Đây cũng là tuổi của sự thật. Lúc này, người cao tuổi đã có đủ dữ kiện để tổng kết lại đời mình. Như đã nói, việc nhìn lại quá khứ có thể đem đến sự mãn nguyện hay hối tiếc về cuộc đời đã qua. Tuy nhiên, dù thành đạt hay thất bại trong cuộc sống, mọi người đều phải đối diện với nỗi lo âu xao xuyến trước việc sẽ từ giã cõi đời này để đi vào thế giới bên kia. 
 
  • Đặc điểm nhận thức đối với cuộc sống
 
  • Các cụ dễ bi quan trước hoàn cảnh sống bị động, bất lực, lệ thuộc hiện tại; không dễ chấp nhận hoàn cảnh của tuổi già và quy luật của tự nhiên: sinh lão bệnh tử.
 
  • Các cụ hoặc quá bám víu, hoặc quá hối tiếc về quá khứ; không tha thứ cho những lỗi lầm đã qua của bản thân. Cần siêu thoát hơn với quá khứ và hòa giải với bản thân.
 
  • Lo âu, xao xuyến trước viễn tượng của cái chết đang đến. Chỉ có niềm tin tôn giáo mới có thể giúp các cụ thanh thản đối diện với cuộc ra đi cuối cùng này.
 
b)  Đường hướng trợ giúp đức tin
 
  • Nhu cầu đức tin: Các cụ cần được nâng đỡ về đức tin; củng cố đức mến và đức trông cậy vào tình thương của Thiên Chúa. Các nhân đức đối thần ấy sẽ giúp các cụ bình an chấp nhận tuổi già và có tâm hồn sẵn sàng về với Chúa.
 
  • Nội dung trợ giúp đức tin:  hòa giải và bình an
 
  • Tổng kết cuộc đời dưới cái nhìn của đức tin và hy vọng: Giúp nhìn lại đời mình để thấy bàn tay yêu thương dẫn dắt của Chúa; luôn sống tâm tình tạ ơn và đón nhận đời mình đã qua với lòng biết ơn Chúa.
 
  • Hòa giải với lương tâm. Tin vào lòng khoan dung của Chúa đối với mọi lầm lỗi trong quá khứ. Sống quãng đời còn lại để chuộc lại lỗi lầm bằng chính những hy sinh, chịu thương chịu khó, cầu nguyện mỗi ngày.
 
  • Tập sống các nhân đức cần thiết cho tuổi già như:
 
  • Kiên tâm chịu đựng, nhất là lúc đau khổ, bị bỏ quên.
 
  • Khoan dung: biết nhìn vào những lầm lỡ của mình trong quá khứ để khoan dung với mọi người.
 
  • Siêu thoát với của cải vật chất.
 
  • Bác ái: ít đòi hỏi, nhưng sẵn sàng giúp đỡ con cháu.
 
  • Cầu nguyện cho Giáo hội, cho truyền giáo, cho mọi người. Đây là việc phục vụ phù hợp nhất với tuổi già.
 
  • Khó nghèo: Chấp nhận cái nghèo nàn, bệnh tật, cô đơn, sự chết như một phần của thân phận con người
 
  • Phó thác: Để tình yêu Chúa dẫn dắt và nghỉ ngơi trong tình yêu của Chúa.
 
  • Phương thức đồng hành:
 
  • Tổ chức cho các cụ còn khỏe và đi lại được tham gia nhóm cầu nguyện, thăm viếng kẻ liệt tại từng khu xóm. Đến thăm nom, an ủi, khuyên nhủ, nâng đỡ tinh thần và cầu nguyện tại gia đối với các cụ phải nằm một chỗ.
 
  • Trở lại với hình thức giáo lý cơ hội, tức chuyện vãn về những đề tài, những thắc mắc, lo âu của riêng từng cụ trong mỗi lần gặp gỡ. Trao đổi về những vấn đề đức tin các cụ hay quan tâm như: mầu nhiệm đau khổ và sự chết; những lo lắng về tội lỗi và phần rỗi; mặc cảm về sự vô dụng của tuổi già… Khi trò chuyện, cần khơi gợi nơi các cụ niềm tin, cái nhìn lạc quan và lòng trông cậy, hầu giúp các cụ tìm lại được sự bình an thanh thản trong tâm hồn.

Kết luận phần III
 
             GIÁO DỤC ĐỨC TIN - MỘT NGHỆ THUẬT
 
      Giáo dục đức tin vừa là một ơn gọi phục vụ, vừa là một chuyên môn, vừa là một nghệ thuật trong đời sống Giáo hội.
 
  • Là một ơn gọi, vì GLV được trao sứ mạng giúp đỡ các linh hồn từ một đại diện của Giáo hội (cụ thể là cha xứ). Để thi hành sứ mạng này, GLV phải có kinh nghiệm về Thiên Chúa, có đời sống cầu nguyện, và chấp nhận dấn thân.
 
  • Là một chuyên môn, vì GLV cần được trang bị những kiến thức giáo lý, Kinh thánh, tín lý, luân lý cần thiết; cũng như phải học biết về sư phạm truyền đạt.
 
  • Là một nghệ thuật, vì cũng như trong nghệ thuật không thể có hai tác phẩm giống nhau được sản xuất đại trà, thì đối tượng phục vụ của huấn giáo là từng cá nhân độc sáng, có ý thức và tự do, có nhân phẩm riêng trước mặt Chúa. Vì thế không thể xử đối với các học viên giáo lý như với một “lô hàng”, nhưng trân trọng nét riêng tư của mỗi người.
 
       Để hỗ trợ cho sứ mạng trợ giúp đức tin xét như là một nghệ thuật, tâm lý học phát triển cung cấp cho GLV những quy chuẩn giúp nhận biết và tôn trọng hơn nét riêng của từng độ tuổi, từng cá nhân và hoàn cảnh của mỗi người. Mỗi học viên phải được đối xử như “khách hàng độc nhất” đáng được hưởng trọn vẹn sự quan tâm, phục vụ theo cách riêng từ phía GLV.
 
       Không thể định giá lương bổng cho nghệ thuật, vì nghệ thuật vượt trên mọi chiết tính hơn thiệt. Cũng vậy, GLV không có lương bổng; nhưng “thù lao” lớn nhất họ nhận được, chính là vẻ đẹp tâm hồn, là sự bình an, sự thăng hoa đức tin của những người qua họ đã gặp gỡ được Thiên Chúa. Ước gì tập giáo trình nhỏ bé này tiếp tục hỗ trợ các GLV đi xa hơn trong tác vụ nghệ thuật của họ: đồng hành đức tin đối với từng cá nhân theo một cách riêng, tùy vào tình trạng của mỗi người.

 


 
 

[1]  Từ “tôn giáo” (religion) có gốc từ động từ latinh “re-ligare”, có
   nghĩa “kết-nối-trở-lại” [hiểu ngầm: với “Đấng tuyệt đối”].
 [2] Phần này được phỏng theo cuốn Sư phạm giáo lý của Lm Nguyễn
   Văn Tuyên, Nxb Tp HCM, 1999, tr. 131-190.
 
 
 
 
 
              
 
 
TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN TÂM LÝ

ĐƯỜNG HƯỚNG GIÁO DỤC ĐỨC TIN
 
 
 
 
 
 
 
Trương Thanh Tùng SJ
 
 
 
 
 
 
 
 
Sử dụng nội bộ
 
 
 
MỤC LỤC
 
              Dẫn nhập
 
Phần ITâm lý con người và Tâm lý học
 
  1. Các thành tố của đời sống con người
 
  1. Định nghĩa bộ môn tâm lý học và tâm lý phát triển
 
  1. Tìm hiểu một số trường phái tâm lý học hiện đại
 
  1. Trường phái phân tâm học
  2. Trường phái tâm lý hành vi
  3. Trường phái tâm lý học hỏi
  4. Trường phái tâm lý nhận thức
  5. Trường phái tâm lý nhân bản và hiện sinh
 
  1. Một số mô hình nhân cách theo tâm lý học
 
  1. Hai mô hình tâm trí và bản ngã theo Phân tâm
  2. Hai mô hình nhân cách theo Tâm lý nhân bản
 
  1. Các yếu tố qui định tâm tính con người
 
  1. Do bẩm sinh hay nuôi dạy
  2. Do tất định hay lựa chọn cá nhân
 
  1. Một số quy luật hoạt động của tâm lý con người
 
      Kết Phần I: Ích lợi của việc học tâm lý
 
Phần IITâm lý lứa tuổi và một số lý thuyết phát triển
 
  1. Các giai đoạn trong cuộc đời
 
  1. Giai đoạn trẻ em  (gồm 3 độ tuổi)
 
  1. Giai đoạn thiếu niên  (gồm 3 độ tuổi)
 
  1. Giai đoạn trưởng thành  (gồm 3 độ tuổi)
 
  1. Giai đoạn về hưu
 
 Phụ chú: Một số ngưỡng khủng hoảng trong đời
  1. Một số lý thuyết về phát triển
 
  1. Tiến trình phát triển tâm lý tính dục (Freud)
 
  1. Tiến trình phát triển tâm lý xã hội (Erikson)
 
  1. Tiến trình phát triển khả năng nhận thức (Piaget)
 
  1. Tiến trình phát triển phán đoán đạo đức (Kohlberg)
 
  1. Chu kỳ tuổi thọ của đời sống gia đình  (Becvars)
 
      Kết Phần II:  Vài lưu ý thực hành về phát triển
 
 
  1. Các cuộc bừng tỉnh trong  đời của bản ngã
  2. Xây dựng sự tự tin & hình ảnh tích cực về mình
  3. Xây dựng nhân cách riêng & khả năng kết thân
  4. Thời điểm quyết định cho phát triển
 
Phần III: Ứng dụng tâm lý phát triển vào trợ giúp đức tin
 
  1. Dẫn nhập
 
  1. Khái niệm đức tin và giáo dục đức tin
 
 
  1. Thích ứng trợ giúp đức tin với các độ tuổi
 
  1. Cách phân chia độ tuổi trong trợ giúp đức tin
 
  1. Nội dung trợ giúp đức tin theo các độ tuổi
 
  1. Tuổi tiểu ấu (trước 7 tuổi)
 
  1. Tuổi trung ấu (7 - 9 tuổi)
 
  1. Tuổi đại ấu (9 - 12 tuổi)
 
  1. Tuổi tiền thiếu (12 - 14 tuổi)
 
  1. Tuổi thiếu niên (14 - 18 tuổi)
 
  1. Tuổi thanh niên (18 - 25 tuổi)
 
  1. Tuổi tráng niên (25 - 45 tuổi)
 
  1. Tuổi trung niên (45 - 60 tuổi)
 
  1. Tuổi hưu trí & lão niên (Trên 60 tuổi)
 
             Kết Phần III:  Giáo dục đức tin - một nghệ thuật
5
 
6
 
6
 
7
 
8
 
8
9
10
11
12
 
13
 
14
18
 
20
 
20
22
 
23
 
24
 
26
 
26
 
26
 
30
 
39
 
39
 
41
43
 
43
 
49
 
51
   
57
 
61
 
62
 
 
62
66
67
68
 
69
 
69
   
69
 
70
 
70
 
71
 
71
 
72
 
74
 
77
 
79
 
81
 
83
 
85
 
86
 
89
TÂM LÝ PHÁT TRIỂN &
 
ĐƯỜNG HƯỚNG GIÁO DỤC ĐỨC TIN
 
       Khác với định kiến của nhiều người cho rằng chỉ có trẻ nhỏ mới cần được giáo dục đức tin, bộ môn tâm lý phát triển cho thấy rằng ở mọi độ tuổi, ai ai cũng có nhu cầu được trợ giúp về mặt tâm linh này.
 
  • Vậy tâm lý phát triển nói gì về đặc điểm và chuyển biến tâm lý của con người qua các độ tuổi?
 
  • Có thể vận dụng tâm lý phát triển thế nào vào việc giáo dục và đồng hành đức tin cho các độ tuổi khác nhau?
 
      Đó là hai chủ đề sẽ được khai triển trong khóa học này, và cũng là hai đề tài bổ ích cho giáo lý viên, là những người được trao sứ mạng trợ giúp tha nhân về mặt đức tin. Thật vậy, những hiểu biết về đặc điểm tâm lý và khả năng nhận thức riêng của các độ tuổi sẽ giúp giáo lý viên ấn định nội dung trợ giúp phù hợp và có được sư phạm truyền đạt tốt nhất cho từng độ tuổi. 
 
      Nhằm đáp ứng phần nào nhu cầu hiểu biết tâm lý và vận dụng vào huấn giáo cho giáo lý viên, giáo trình này sẽ lần lượt khai triển ba nội dung chính sau đây:
 
  1. Tâm lý con người và bộ môn tâm lý học. Phần này giới thiệu sơ lược quan niệm của tâm lý học nói chung về con người; đồng thời nêu lên ích lợi của kiến thức tâm lý đối với các lãnh vực giáo dục, y tế, xã hội, mục vụ, v.v.
 
  1. Tâm lý lứa tuổi hoặc phát triển. Lược qua đặc điểm tâm lý của từng độ tuổi và giới thiệu sơ lược một số lý thuyết phát triển đặc biệt quan trọng cho huấn giáo.
 
  1. Ứng dụng tâm lý phát triển vào trợ giúp đức tin. Dựa vào hai phần trước, đưa ra một số đề xuất về nội dung và cách thức trợ giúp đức tin tương thích với từng độ tuổi.
     Phần ITÂM LÝ CON NGƯỜI VÀ TÂM LÝ HỌC
    
  1. Các thành tố của đời sống con người
 
      Khởi đi từ góc nhìn riêng của mình, mỗi khoa học thường tìm cách phân tích xem đâu là những thành tố cấu thành nên con người. Chẳng hạn, giải phẫu học chia cơ thể con người thành các hệ thần kinh, tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, bài tiết...; triết học Hy lạp cổ đại thì theo quan niệm nhị nguyên cho rằng con người được cấu thành bởi hai nguyên lý “xác và hồn”.
 
       Riêng tâm lý học hiện đại thì theo lối tiếp cận tổng thể, nhìn con người trong toàn bộ, bao gồm 4 thành tố không thể chia cắt là: thể lý, tâm cảm, lý trí & ý chí, tâm linh. Tuy cả 4 yếu tố đều chi phối thái độ, hành vi và lối cư xử của cá nhân, nhưng tác động của yếu tố xúc cảm luôn mạnh mẽ nhất. Chẳng hạn khi giận thì mất khôn; quá đau khổ ta có thể mất đức tin. Mỗi thành tố vừa nói đều có nhu cầu riêng cần được thỏa mãn.
 
  1. Thể lý: nhu cầu sinh tồn cá nhân (ăn, ngủ..)
3
4
1
2
 
2
sinh tồn nòi giống (tính dục).
 
 
 

 
  1. Tâm cảm: nhu cầu yêu và được yêu.
 
 
  1. Lý trí - ý chí: nhu cầu hiếu tri
quyết tâm thực hiện theo ý riêng.
 
 
  1. Tâm linh: vượt lên trên cái tầm thường,
sống hướng thượng - hướng tha.
 
      Để giúp một cá nhân phát triển lành mạnh, cần đáp ứng đúng cách, đúng mứcđồng bộ cả 4 nhu cầu trên của họ. Cũng vậy, khi giải quyết một vấn đề trên một bình diện nào đó, cần xem xét và phối hợp đồng thời các bình diện còn lại. Chẳng hạn, khi tìm nguyên nhân đau bệnh, không chỉ xem xét những xáo trộn về tạng phủ mà cả tâm lý, vì có rất nhiều chứng bệnh tâm thể bắt nguồn từ nguyên nhân tâm lý.
  1. Định nghĩa bộ môn tâm lý và tâm lý phát triển
 
  1. Đối tượng & phương pháp nghiên cứu của môn tâm lý  
 
  • Đối tượng nghiên cứu. Tâm lý học nhằm khảo sát hành vi [bên ngoài] của con người và nghiên cứu những tiến trình tâm t [bên trong] chi phối hành vi ấy.
       
  • Trong tâm lý học, từ “hành vi” chỉ toàn bộ những biểu hiện bên ngoài có thể quan sát được, làm nên tính cách riêng của mỗi cá nhân như: thái độ, cử chỉ, cách hành xử.
 
  • Còn từ “tiến trình tâm trí” ám chỉ những cơ chế xúc cảm, lý trí, ý chí… ở bên trong cá nhân, nhưng lại chi phối hành vi bên ngoài của cá nhân ấy.
 
      Nói cách khác, môn tâm lý nhằm cắt nghĩa những khác biệt về tính cách nơi các cá nhân; nghiên cứu những yếu tố tâm cảm, lý trí bên trongmôi trường bên ngoài chi phối trên hành vi và tính cách; từ đó tìm biện pháp giúp cá nhân xây dựng hành vi mới hoặc thay đổi hành vi cần loại bỏ.
 
  • Phương pháp nghiên cứu. Vì là một bộ môn khoa học, tâm lý học chủ yếu sử dụng các phương pháp quan sátthực nghiệm để giải thích hành vi và xây dựng các lý thuyết. Phương pháp quan sát bao hàm việc nhìn xem, so sánh, nhận định và rút ra những quy luật; còn phương pháp thực nghiệm thì đưa ra những giả thuyết, sau đó dùng những cách thí nghiệm khác nhau để thu thập và phân tích những số liệu từ các thí nghiệm, hầu kiểm chứng tính chân xác của các giả thuyết và xây dựng nên các lý thuyết.
 
      Bên cạnh đó, tâm lý học cũng sử dụng rộng rãi phương pháp nội quan, tức giúp cá nhân “đọc lại” và chia sẻ những chuyển biến nội tâm hiện có hay trong quá khứ của mình. Phương pháp nội quan này có ưu điểm giúp nhà tâm lý thu thập các dữ kiện không thể quan sát hay thực nghiệm được nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu tâm lý hay trị liệu.
b)  Phân ngành tâm lý lứa tuổi phát triển
 
     Tâm lý học ghi nhận rằng mỗi độ tuổi có các đặc điểm tâm-thể-lý, hành vi và cách tương giao rất khác nhau. Từ đó đã xuất hiện hai phân ngành tâm lý lứa tuổi tâm lý phát triển bổ túc lẫn nhau. Hai phân ngành này cùng nghiên cứu các độ tuổi, nhưng dưới hai lăng kính khác nhau.
 
  • Tâm lý lứa tuổi tập trung nghiên cứu đặc điểm tâm thể lý riêng của mỗi độ tuổi (trẻ em, thiếu niên, trưởng thành...);
 
  • Tâm lý phát triển thì chú ý hơn đến sự tiến triển của cá nhân giữa các giai đoạn khác nhau trên các phương diện thể lý, tính dục, xúc cảm, khả năng nhận thức, lối tương giao…
 
      Hai phân ngành này không chỉ giúp hiểu chi tiết các chặng phát triển, nhưng còn đóng góp lớn lao trên bình diện thực hành. Do vậy chúng được vận dụng rất hiệu quả trong giáo dục, trong can thiệp tâm lý và trị liệu để giúp phát triển nhân cách.
 
  1. Tìm hiểu một số trường phái tâm lý hiện đại
 
      Trong tâm lý học hiện đại có nhiều trường phái khác nhau. Mỗi trường phái khởi đi từ một mô hình nhân cách hay một lối quan niệm riêng về con người, để lý giải những động cơ chi phối hành vi và đề xuất biện pháp can thiệp tâm lý giúp cá nhân học mới hoặc thay đổi hành vi. Sau đây là trình bày sơ lược về quan niệm nhân cáchcách trị liệu của năm trường phái căn bản trong tâm lý học hiện đại.
 
  1.   Trường phái Phân tâm học (Psychoanalysis)
 
  • Quan niệm về nhân cách: Không phủ nhận con người có ý thức, có ý chí và tự do, phân tâm học cho rằng hành vi con người còn bị bản năng và vô thức chi phối phần nào như “con vật”. Thế nhưng các cá nhân thường không muốn nhìn vào phần “con vật” của mình, mà còn cấm đoán hoặc đè nén nó vào trong vô thức. Phân tâm học nhận ra rằng chính những đè nén ấy lại là nguồn gây xáo trộn tâm cảm và  nhân cách. Chẳng hạn theo bản năng, ai ai cũng cần được cha mẹ yêu thương. Tôi hận bố mẹ đã xử đối bất công với tôi khi nhỏ; nhưng vì lòng hiếu thảo lại không cho phép tôi có những tình cảm chống lại bố mẹ, tôi đã đè nén nỗi uất ức. Hậu quả là tôi đâm ra cộc cằn với người khác mà không nhận ra mình giận cá chém thớt! 
 
  • Trị liệu: Theo phân tâm, để nhân cách được quân bình và triển nở, cá nhân cần nhận biết và chế ngự những xung động bản năng nơi mình; đồng thời, cá nhân cần được giúp đỡ để nhận diện và giải quyết ổn thỏa những xung khắc nội tâm bị đè nén trong quá khứ.
 
  • Lượng giá: Vì phân tâm học chú tâm mổ xẻ mặt khuất, “mặt trái” và những cảm xúc bị chôn vùi, nên nó còn được gọi tên là tâm lý chiều sâu. Tuy nhiều người tố cáo phân tâm học làm hạ giá nhân phẩm, nhưng không ai có thể phủ nhận rằng, ngoài phần thượng đẳng là riêng của nhân vị (khía cạnh người), con người còn có phần hạ đẳng, tức vô thức và các bản năng ít nhiều như loài vật (khía cạnh con). Hơn thế, phân tâm học đã có công đề ra phương cách trị liệu dôi với phần hạ đẳng để giúp thăng tiến phần thượng đẳng của cá nhân. Đó là đóng góp lớn nhất của phân tâm học trên bình diện thực hành.
 
  1. Trường phái Tâm lý hành vi (Behaviorism)
 
  • Quan niệm về nhân cách: Tâm lý hành vi xem con người như một tập hợp những hành vi mà cá nhân góp nhặt dọc theo lịch sử đời mình. Nói cách khác, họ như một “cỗ máy” được lắp ráp từ những bộ phận rời rạc dưới tác động mạnh mẽ của yếu tố môi trường. Mỗi hành vi của cá nhân là một nếp phản ứng (thói quen) được hun đúc bởi việc lập đi lập lại nhiều lần một kích thích từ môi trường. Định nghĩa nổi tiếng về hành vi của trường phái này là:
      Kích thích (S)  à  Phản ứng (R)   =   Hành vi  (B)
       Stimulus                  Response                  Behavior
 
  • Trị liệu: Từ công thức trên, tâm lý hành vi cho rằng để tập mới hay thay đổi một hành vi, cần tác động trên cá nhân một kích thích mới, được lập đi lập lại, cho đến khi hình thành nên một nếp phản ứng (thói quen) mới. Kích thích mới này thường có dạng thưởng / phạt trực tiếp nhằm củng cố hay loại trừ một hành vi.
 
      Kỹ thuật hun đúc hành vi ấy được đặt nền trên cơ chế phản xạ có điều kiện sau của nhà sinh vật học Nga Pavlov: nếu thêm kích thích mới là “tiếng chuông” đi kèm với việc “cho thấy một miếng thịt” sẽ tập cho chó hành vi mới là “tiết nước bọt” khi “nghe tiếng chuông”. Cũng vậy, trong can thiệp tâm lý, nếu ai làm được việc tốt sẽ được thưởng, thì với thời gian họ sẽ có thêm nhiều đức tính tốt; ngược lại, các hình phạt sẽ khiến cá nhân từ bỏ dần các thói xấu.
 
  • Lượng giá: Hành vi thuyết thường bị phê bình là bỏ quên yếu tố nhận thức. Thế nhưng như đã minh chứng, con người không có ý thức trọn vẹn, mà còn chịu tác động mạnh mẽ của bản năng, vốn hành động mù quáng và máy móc theo nguyên tắc “thích sướng, sợ khổ”. Thế nên, thuyết hành vi không hề hạ giá con người thành “cỗ máy”, nhưng nói lên phần sự thật “mù quáng máy móc” nơi con người. Cũng như trường hợp của phân tâm, giá trị của hành vi thuyết được biện minh bằng đóng góp của nó trong trị liệu, nhất là trong việc uốn nắn hành vi cho trẻ em và người tâm thần, là những người không có ý thức cao. 
 
  1. Trường phái học hỏi xã hội (Social Learning Theories)
 
  • Quan niệm về nhân cách: Trường phái tâm lý học hỏi xã hội bổ túc cho thuyết hành vi khi cho rằng các hành vi không chỉ được hun đúc, củng cố, uốn nắn dưới tác động trực tiếp của những thưởng phạt nơi cá nhân, nhưng còn gián tiếp qua việc cá nhân quan sát và rút kinh nghiệm từ những chế tài và khen chê xã hội đối với cá nhân khác.
 
       Chẳng hạn một người lớn cố sống tốt để không bị người đời chê trách, hay một trẻ thấy anh hư bị bố đánh đòn sẽ không dám phạm lỗi như anh. Như vậy, hành vi sống tốt của hai cá nhân trên không đến từ thưởng  phạt trực tiếp, nhưng do tác động gián tiếp của xã hội. Như vậy, theo thuyết học hỏi xã hội, con người không chỉ phản ứng cách máy móc như “cỗ máy”, nhưng còn chịu áp lực của các chuẩn mực xã hội bên ngoài.
 
  • Trị liệu: Để loại bỏ, tập mới hay uốn nắn hành vi của các cá nhân, cần vận dụng cả những biện pháp gián tiếp như thi đua, khen thưởng, tuyên dương, cảnh cáo trước cộng đồng… Đối với các cá nhân có ý thức, các biện pháp gián tiếp này đôi lúc còn hiệu quả hơn thưởng phạt trực tiếp.
 
  • Lượng giá: Quan niệm nhân cách và lối trị liệu của trường phái học hỏi xã hội là một tiến bộ so với thuyết hành vi, vì nó không chỉ tác động hữu hiệu hơn trên hành vi, mà còn giúp cá nhân xây dựng ý thức cộng đồng và lòng tự trọng. Về điểm này, nó mở đường cho tâm lý học nhận thức.
 
  1. Trường phái tâm lý nhận thức (Cognitive Psychology)
 
  • Quan niệm về nhân cách: Tâm lý nhận thức cho rằng, chính ý thức của cá nhân soi sáng và quyết định hành vi của họ. Các hành vi không đơn thuần là “phản ứng” lại kích thích của môi trường; nhưng chính yếu tùy thuộc vào cách thức cá nhân tri giác sự kiện, kinh nghiệm, nhận thức và phán đoán trên sự kiện. Vì vậy, đứng trước cùng một hoàn cảnh, mỗi cá nhân giải quyết vấn đề theo một cách riêng. Chẳng hạn, khi đối diện một nguy hiểm, có cá nhân thì rơi vào hoảng loạn, có cá nhân lại rất điềm tĩnh.
      Từ quan điểm trên, tâm lý nhận thức thêm vào công thức của tâm lý hành vi một thành phần mới: đó là yếu tố “nhận thức” (O), viết tắt của: Organism  =  cá thể; hay Operations  =  tiến trình tâm trí. Từ đó ta có công thức mới:
 
  Kích thích (S)  à Cá thể (O)  à Phản ứng (R)  =  Hành vi (B)
    Stimulus             Organism          Response            Behavior
 
  • Trị liệu: Giúp cá nhân điều chỉnh tư duy lệch lạc vốn đưa đến những cảm xúc tiêu cực và hành vi sai quấy, đồng thời xây dựng cho cá nhân ý thức nội tại và suy nghĩ hợp lý; nhờ đó, cuộc sống của cá nhân sẽ  sung mãn, trọn vẹn và đầy đủ ý nghĩa hơn.
 
  • Lượng giá: Tâm lý nhận thức thường được đánh giá cao vì nó đề cao yếu tố nhận thức là nét đặc trưng của con người vượt trên con vật. Hơn nữa, liệu pháp của trường phái nhận thức không chỉ nhắm uốn nắn hành vi bên ngoài mà còn nhằm xây dựng cho cá nhân một ý thức và nhân cách vững chãi bên trong, là điểm tới của phát triển tâm lý.
 
  1. Trường phái tâm lý nhân bản và hiện sinh
           (Humanistic & existentialist Psychology)
 
  • Quan niệm về nhân cách: Đây là hai trường phái tâm lý mới mẻ, xuất hiện vào hậu bán thế kỷ XX. Chúng đề cao vai trò của lý tưởngý nghĩa cuộc sống trên hành vi. Theo hai trường phái này, ý thức về mục đíchý nghĩa đời mình sẽ quyết định cung cách sống.Có nhiều người vì không thấy được mục đích và ý nghĩa đời mình nên sống buông xuôi, buông thả, khiến nhân cách bị tha hóa.
 
     Theo tâm lý nhân bản, việc hướng đến thành toại bản thân hay thành nhân là động cơ thúc đẩy con người tồn tại, kiểm soát hành vi. Còn tâm lý hiện sinh thì chủ trương rằng mỗi người là tác giả của đời mình ngang qua những chọn lựa và quyết định cá nhân. Do vậy phải sống có ý nghĩa; biết hướng thượng, hướng tha và vượt lên trên số phận.
  • Trị liệu: Để phát triển nhân cách, cá nhân cần xác định được một hướng tới lành mạnhmột ý nghĩa tích cực cho đời mình. Hai nhận thức ấy sẽ giúp giúp cá nhân có được nội lực để đảm nhận đời mình một cách trách nhiệm và mạnh mẽ, cả trong những lúc vui hay buồn, trong những thời điểm thuận lợi hay thử thách của hiện sinh.
 
  • Lượng giá: Hai trường phái tâm lý nhân bản và hiện sinh không nhìn vào phần hạ đẳng và bệnh lý của cá nhân, nhưng xem cá nhân như một nhân cách lành mạnh đang hướng đến sự thành toại; từ đó khơi dậy nơi họ một nội lực, sự tự quyết và ý chí vượt trên hoàn cảnh và số phận. Chính vì thế, hai trường phái này ngày càng chiếm được chỗ đứng quan trọng trong tư vấn tâm lý và trị liệu. Hơn nữa, mục tiêu thành toại nhân bản của chúng - là sống siêu thoát và hướng tha -  cũng rất gần với lý tưởng của các tôn giáo nên hai trường phái tâm lý này cũng được vận dụng nhiều vào rèn luyện đạo đức và giáo dục đức tin.
 
  1. Một số mô hình nhân cách theo tâm lý học
 
      Như đã trình bày, mỗi trường phái tâm lý đều đặt nền trên những quan niệm riêng, mô hình riêng về nhân cách:
 
  • Phân tâm học nhìn con người dưới khía cạnh vô thức và bản năng; bị phần hạ đẳng chi phối ít nhiều như loài vật.
 
  • Tâm lý hành vi thì xem mỗi cá nhân như một “cỗ máy” phát ra những hành vi đặc thù riêng dưới các tác động của môi trường.
 
  • Tâm lý học hỏi xã hội quan niệm con người trong tư cách thành viên của cộng đồng, hành động theo những chế tài của xã hội.
 
  • Tâm lý nhận thức lại nhìn con người như một cá thể có ý thức. Mỗi cá nhân có mức độ nhận thức khác nhau và hành động theo ý thức và phán đoán riêng của mình.
  • Tâm lý nhân bản và hiện sinh thì nhìn con người như một hữu thể nhân linh luôn hướng đến sự thành toại bản thân và sống theo một lý tưởng.  
 
      Tiếp theo đây chỉ xin trình bày các mô hình nhân cách theo phân tâm họctâm lý nhân bản vốn đem lại những ứng dụng thiết thực nhất cho công tác giáo dục nhân bản và đức tin.
 
a)  Hai mô hình nhân cách theo Phân Tâm học  (S. Freud)
 
      Sigmund Freud, người sáng lập trường phái Phân Tâm, đã đưa ra mô hình tâm trí và nhân cách để minh họa tác động của các yếu tố dấu mặt là vô thức và bản năng trên hành vi cá nhân.
 
Mô hình ba thành phần của tâm trí con người
 
     Qua thực tế trị liệu đối với các bệnh nhân tâm lý, Freud phát hiện ra rằng các cá nhân không hoàn toàn ý thức về mọi hành vi của mình; trái lại, nơi mỗi người đều có những hành vi vô thức, nhất là những hành vi theo thói quen (như gãi đầu, khạc nhổ…) Từ đó, Freud đề xuất ra mô hình cấu trúc ba tầng của tâm trí con người, bao gồm: ý thức - tiền ý thức - vô thức.
 

                                         (1)
 
                                            (2)
 
     (3)
 
           
  1. Ý thức (conscious): Chỉ chiếm một phần nhỏ của tâm trí, như phần nổi của tảng băng trôi. Nó chứa đựng những gì lý trí và ký ức kiểm soát được. Tuy nhiên, chất liệu của ý thức rất dễ dạt vào “vùng lãng quên tạm thời” của tiền thức, hoặc bị đè ép vào “vùng lãng quên sâu thẳm” của vô thức. Hai phần tiền thứcvô thức hợp nên vùng tiềm thức (subconscious), vì cả hai đều ở trạng thái quên lãng.
  2. Tiền ý thức (preconscious): Là vùng đệm giữa ý thức và vô thức, chứa đựng những kỷ niệm và kinh nghiệm bị quên lãng tạm thời do bộ nhớ của ý thức có hạn. Thế nhưng, khi xảy đến một biến cố gợi nhớ, dữ liệu trong tiền thức có thể trồi lại lên vùng ý thức. Chẳng hạn tôi gặp một bạn cũ mà không thể nhớ tên; bạn ấy nhắc khéo tên bạn là “một trong bốn mùa”, tôi lập tức nhớ ra là “Đông” (trồi lên ý thức).
 
  1. Vô thức (unconscious): Là tầng sâu nhất và vượt tầm kiểm soát của ý thức. Nó đóng vai trò chủ yếu trong việc chi phối những ham muốn bị đè nén thuộc bản năng, gây ảnh hưởng tiêu cực trên nhân cách và hành vi con người.
 
      Trong thực tế, tầng vô thức chứa đựng những ý tưởng, cảm xúc hay ký ức tiêu cực bị những phản ứng tự vệ dìm vào trong quên lãng để tránh cho bản ngã khỏi bị dằn vặt, xao xuyến, tổn thương. Chỉ khi được sự giúp đỡ - đặc biệt của chuyên viên phân tâm - đương sự mới có thể đưa ra ánh sáng lý do của những hành xử vô thức nơi mình, từ đó họ mới có hy vọng thay đổi các hành vi ấy. Sau đây là một vài phương pháp dò tìm vô thức thường được sử dụng trong trị liệu phân tâm là:
 
  • Liên ý tự do (free association): Khách hàng được yêu cầu trả lời lập tức các câu hỏi của nhà tâm lý, dựa vào những ý tưởng thoáng hiện trong tâm trí mà không tìm cách suy nghĩ, né tránh hay sắp đặt các ý tưởng.
 
  • Chú giải những giấc mơ mà cá nhân hay gặp, vì giấc mơ thường là nơi để vô thức tự giải tỏa và tìm bù trừ.
 
  • Phân tích các chuyển dịch tình cảm. Chuyên viên trị liệu đóng vai một người thân mà khách hàng có xung khắc trong quá khứ, và để cho khách hàng trò chuyện. Qua việc ghi nhận và phân tích các chia sẻ bộc phát và phản ứng bộc trực của khách hàng, nhà trị liệu có thể tìm ra mấu chốt của những đè nén tâm lý nơi họ.
Cấu trúc ba thành phần của nhân cách
 
      Cũng vậy, Freud cho rằng nhân cách không chỉ bao gồm phần bản ngã có ý thức, có ý chí và tự do; trái lại, nhân cách ấy còn chịu sức ép của các bản năng mà ông gọi là phi ngã, và của những cấm đoán mà ông gọi là siêu ngã. Sau đây là cơ cấu 3 tầng của nhân cách theo phân tâm học của Freud.
 
 

 
  •   Siêu ngã        SUPEREGO     :  nằm ở tiền thức (2) + vô thức (3)
  •  Bản ngã            EGO          :  nằm  ở ý thức (1) + tiền thức (2)
  •  Phi ngã               ID              :  những bản năng vô thức  (3)
 
  1. Phi ngã (Id) thuộc vô thức và bản năng, chứa đựng những bản năng hạ đẳng và hoạt động theo “nguyên tắc khoái lạc”. Phi ngã như một đứa trẻ “mè nheo” trong mỗi người. Nó luôn đòi thỏa mãn tức thời và bằng mọi giá các đòi hỏi của nó. Các trẻ em và người tâm thần bị phi ngã chi phối mạnh mẽ, vì ý thức và sự tự chủ nơi họ không cao.
 
  1. Bản ngã (Ego) là trọng tâm của nhân cách, là cái “tôi chủ thể” có ý thức, tự do và ý chí. Bản ngã hoạt động theo “nguyên tắc thực tiễn”, tức chỉ đáp ứng những đòi hỏi của bản năng, phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn bên ngoài. Trong thực tế, cái tôi chủ thể luôn chịu sức ép của những đòi hỏi của phi ngã và những cấm đoán của siêu ngã: trên đe dưới búa. Bổn phận của nó là tìm cách điều tiết hai thái cực ấy để giúp cân bằng và quân bình cuộc sống.
 
  1. Siêu ngã (Super Ego) được hình thành từ những chuẩn mực đạo đức, xã hội do giáo dục và tôn giáo kết tụ trong tiền thức và vô thức của cá nhân từ tuổi ấu thơ. Siêu ngã thường áp đặt, xét nét mọi hành vi, và gây xao xuyến cho bản ngã. Thông thường siêu ngã là tích cực vì nó hướng dẫn bản ngã hành động cách đúng đắn; nhưng siêu ngã sẽ trở nên một gánh nặng không cần thiết khi quá cứng nhắc, áp đảo, và tước mất khả năng tự quyết của bản ngã.
 
Một số cơ chế tự vệ của bản ngã
 
     Khi đối diện với những đe dọa vượt khả năng chịu đựng của tâm cảm, bản ngã thường trở nên chai lì hoặc lẩn tránh bằng một trong các cơ chế sau để tự vệ hay tự bảo toàn:
 
  1. Đè nén, ức chế (repression): Cá nhân không đủ sức đối diện với những cảm xúc hay kinh nghiệm đau thương, nên tìm cách đè nén những cảm xúc hay kinh nghiệm ấy khỏi vùng ý thức, hoặc chôn chặt các nỗi đau vào quên lãng. Đây là phản ứng tự vệ căn bản nhất, sẽ biến thái thành những cơ chế tự vệ kế tiếp.
 
  1. Phủ nhận (denial): Bản ngã không đủ sức đón nhận một thực tế, nên tự vệ bằng cách chối bỏ thực tế ấy; tin chắc rằng thông tin ấy bị nhầm. 
 
  1. Phóng chiếu (projection): Cá nhân gán ghép cho người khác những cảm xúc tiêu cực đang có nơi mình vì không dám đối chất chính mình. Chẳng hạn tôi ghét đồng nghiệp nhưng lại kết án là đồng nghiệp ghét tôi.
 
  1. Tạo phản ứng ngược lại (reaction formation): Cá nhân chối bỏ cảm xúc đang có bằng cách làm theo cảm xúc ngược lại. Chẳng hạn B thích anh A, nhưng lại nói ghét anh ấy.
 
  1. Hoán vị (displacement): Cá nhân giải tỏa tình cảm dồn nén vào một đối tượng khác bằng một trong các cách thức sau:
 
  • Bù trừ (compensation): Chẳng hạn tôi kém thể thao, nên vào giờ chơi tôi lại đi đánh đàn để tự an ủi mình.
 
  • Thăng hóa (sublimation): Tôi đi Cảnh sát 113 để thỏa mãn tính hung hãn dưới vỏ bọc bảo vệ an ninh xã hội.
 
  • Dịch chuyển hấn khí (displaced aggression): Giận xếp không dám cãi, về nhà đánh con cái để xả giận.
 
  1. Thoái hồi (regression): Do không đủ sức đối diện với các thách đố của cuộc sống, cá nhân lẩn trốn vào những hoạt động an toàn của các giai đoạn trước. Chẳng hạn không bương chải được với đời nên chọn đi dạy trẻ để cuộc sống đỡ phức tạp. Gặp khó khăn ở thành phố, chọn về quê sinh sống.
  2. Biện hộ (rationalization): Cá nhân tìm cách hợp lý hóa những hành vi vô lý của mình. Chẳng hạn mượn rượu giải sầu.
 
  1. Sắm vai (identification): Vì thiếu tự tin nên cá nhân bắt chước người nổi tiếng để ngỡ mình cũng là “nhân vật”. Hành vi này thường xảy ra nơi các thiếu niên chưa có nhân cách vững chãi. Nhưng cũng có người lớn không thành đạt, nên cố tạo cho mình bộ dạng nhà chuyên nghiệp.
 
b)  Hai mô hình nhân cách theo Tâm lý nhân bản 
 
  r  Mô hình cấu tạo nhân cách theo Carl Rogers
 
     Theo Rogers, nhân cách hay bản ngã được cấu thành từ hai thành phần: “tôi thực tiễn” cá nhân đang có và “tôi lý tưởng” mà cá nhân đang hướng tới.
 
        Đồ hình của Rogers cho thấy rằng, khi đối diện với một thực tại (có thể là một sự vật, một sự kiện hay một người nào đó), bản ngã sẽ phối hợp lập trường của hai cái tôi nơi mình để đi đến một thái độ tích cực/tiêu cực đối với thực tại đó, rồi sẽ có hành vi tương ứng.
 
                          TÔI LÝ TƯỞNG                       Gặp 1 thực tại 
                        Các giá trị /lý tưởng
 
       BẢN NGÃ                                            THÁI ĐỘ                HÀNH VI
                              
 
                             TÔI THỰC TIỄN
                         -  Ý thức/vô thức/xúc cảm…
                         -  Các nhu cầu    
                      
  1. Tôi thực tiễn: là tình trạng hiện tại, bao gồm toàn bộ cái tôi hiện có của bản ngã: ý thức, vô thức, xúc cảm, bản năng, và những nhu cầu riêng. Thông thường, các nhu cầu của “tôi thực tiễn” làm nên động cơ cung cấp năng lượng cho bản ngã hoạt động.
  2. Tôi lý tưởng: Gồm những giá trị (lý tưởng) và dự phóng tương lai mà bản ngã đang hướng tới. Chính cái tôi lý tưởng này định hướng cho lối sống cho cá nhân và lôi kéo cá nhân tiến về phía trước.
 
  1. Thái độ & hành vi: Tùy vào thái độ tích cực hay tiêu cực đối với đối tượng, mà cá nhân sẽ đi đến một hành động tương ứng đối với đối tượng ấy. Chẳng hạn tôi mê chơi games (tôi thực tế) nhưng tôi muốn đậu vào đại học (tôi lý tưởng), nên tôi quyết tâm gạt bỏ games (thái độ) và tập trung tất cả cho việc học (hành vi).
 
r Tháp 5 nhu cầu của bản ngã theo Abraham Maslow
 

  
           
                     5                    -  Nhu cầu thành toại bản thân
 
                     4                    -  Nhu cầu thể diện/được nhìn nhận  
 
                     3                    -  Nhu cầu yêu/được yêu/thuộc về nhóm
 
         2                    -  Nhu cầu an toàn thể lý/tâm cảm
 
         1                    -  Nhu cầu sinh tồn cá nhân/nòi giống
 
 
     Theo Maslow, đây là 5 bậc thang nhu cầu từ thấp đến cao của bản ngã. Sự phân cách này giữa các bậc nhu cầu chỉ là tương đối, vì dù ở bậc nào, cá nhân cũng đồng thời có nhu cầu của các bậc còn lại. Chẳng hạn, người ở bậc nhu cầu 5 vẫn cần ăn uống (bậc 1), cần được an toàn, yêu thương và được nhìn nhận (bậc 2, 3, 4), nhưng theo cách thức và mức độ khác với người ở các bậc thấp hơn.
 
       Khi các bậc nhu cầu được thỏa mãn cá nhân sẽ tồn tại và phát triển. Các nhu cầu càng thấp thì càng cần thiết cho sự sống còn; một khi chúng đã được thỏa mãn, cá nhân sẽ hướng đến bậc nhu cầu cao hơn. Đích đến của phát triển nhân cách là tình trạng ở bậc 5: tức cá nhân đạt đến sự thành toại bản thân.
       Ngoài ra, Maslow còn phân loại 5 bậc thang nhu cầu thành 2 nhóm: bậc 1, 2, 3, 4 thuộc nhóm nhu cầu thiếu hụt phải được bổ sung thường xuyên; riêng bậc 5 thuộc loại nhu cầu thành toại, nó không những không hao mòn, mà ngày càng đòi hỏi cao hơn. Nhu cầu thành toại thường thể hiện ở các dạng sau:
 
  • Nhu cầu hiểu biết và khám phá.
  • Nhu cầu thẩm mỹ, làm đẹp;
  • Nhu cầu phát triển bản thân trên mọi phương diện.
 
  1. Các yếu tố qui định tâm tính con người
 
      Trong giao tế, ta dễ dàng nhận thấy các cá nhân có tâm tính rất khác nhau. Tại sao lại có sự khác biệt này? Và đâu là những yếu tố quy định tâm tính riêng của mỗi người?
 
      Trong tâm lý học có hai quan niệm đối kháng nhau về tính cách con người. Một bên cho rằng tâm tính do bẩm sinh hay tất định nên bất biến; bên kia cho rằng giáo dục và nỗ lực của chính cá nhân có thể tác động thay đổi tâm tính. Có thể công thức hóa sự đối kháng của hai khuynh hướng ấy như sau.
  • Tâm tính do bẩm sinh qui định  > <  do nuôi dạy mà ra.
  • Tâm tính chịu sự tất định của bản năng và vô thức > < do
      mỗi cá nhân tự lựa chọn.
 
  1. Do bẩm sinh hay do nuôi dạy? (Nature vs Nurture)
 
      Trong tục ngữ dân gian Việt Nam, các ý kiến về vấn đề này cũng phân rẽ theo hai hướng vừa nói:
  • “Cha mẹ sinh con, Trời sinh tính” cho rằng bản chất của cá nhân là do bẩm sinh. Dù cha mẹ có dạy dỗ uốn nắn thế nào, thì kẻ ngỗ nghịch cũng hoàn ngỗ nghịch.
 
  • “Nhân chi sơ, tính bổn thiện” đổ lỗi cho môi trường và việc nuôi dạy. Mọi người sinh ra đều thiện hảo như “tờ giấy trắng”; thế nhưng chính môi trường xấu và việc giáo dục thiếu sót đã khiến cá nhân đánh mất cái thiện bẩm sinh.
      Chúng ta hãy xét xem các yếu tố thuộc bẩm sinhmôi trường tác động thế nào trên tâm tính và hành vi của cá nhân.
 
                 Bẩm sinh                           Môi trường nuôi dạy
 
  • Đặc điểm di truyền
  • Khí chất bẩm sinh
  • Xu hướng của cá nhân
  • Nhu cầu, sở thích riêng…
 
  •  Ảnh hưởng của gia đình
  •  Giáo dục nhà trường
  •  Giáo dục đức tin, giáo xứ
  •  Bạn đồng trang lứa…
       
      Qua bản liệt kê trên, ta thấy cả hai nhóm yếu tố bẩm sinhmôi trường đều tác động trên tính cách riêng của mỗi cá nhân. Yếu tố bẩm sinh thì giống như “hạt giống” chứa đựng mầm căn bản của nhân cách; còn môi trường như mảnh đất cho hạt giống cắm rễ vào, hút lấy chất bổ để tăng trưởng và định hình thành một nhân cách trưởng thành.
 
     Cũng như trong trồng trọt, việc chăm bón, cắt tỉa có thể biến một hạt giống bình thường phát triển thành một cây to đẹp, thì môi trường nuôi dạy và cách thức giáo dục tốt cũng có thể đảo chiều những xu hướng bẩm sinh thiếu lành mạnh nơi cá nhân. Vì lý do đó ta không nên bi quan trong giáo dục; trái lại cần đẩy mạnh hơn việc uốn nắn trong mọi trường hợp. Câu chuyện “Mẹ Thầy Mạnh Tử dạy con” là một minh họa rõ nét về vai trò của môi trường lành mạnh và việc nuôi dạy.
 
       Chuyện kể rằng Mạnh Tử lúc còn rất nhỏ nhà sống gần bãi tha ma. Ngày nào cũng chứng kiến những đám ma, Tử và năm bạn khác cứ bắt chước tổ chức đám ma lăn lộn gào khóc. Mẹ Tử bèn dọn nhà vào làng ở gần một khu phố chợ; nhưng chợ thì lúc nào cũng ồn ào chuyện trả giá, mua bán và cãi vã, khiến Tử lại nhiễm thói hư. Thế là Mẹ Tử nghĩ rằng chỉ có cách dọn về gần nhà Thầy đồ. Quả như Mẹ Tử nghĩ, dù chưa tới tuổi đi học, ngày ngày trẻ Mạnh Tử cứ ê a nhái theo bài học của lũ trẻ nhà bên. Nhờ đó Tử đã sớm ham mê sách đèn từ bé, và lớn lên học hành giỏi giang trở thành “Thầy Mạnh Tử”.  
  1. Do tất định hay lựa chọn cá nhân? (Deteminism vs Freedom)
 
       Chúng ta thử xem các trường phái tâm lý nhân cách có lập trường như thế nào trước câu hỏi thứ hai này.
 
  • Theo Phân tâm học, nơi cá nhân không chỉ có các hành vi hữu thức, mà có cả những hành vi vô thức do bản năng và vô thức tất định. Thế nhưng, nếu cá nhân ý thức được những tác động tiêu cực của vô thức nơi mình và quyết chí sửa đổi thì họ vẫn có thể cải thiện nhân cách của mình được triển nở hơn. Như vậy, dù thiên về thuyết tất định của các yếu tố sinh học và bẩm sinh, phân tâm học vẫn nhìn nhận rằng ý thức và lựa chọn của cá nhân vẫn là yếu tố quyết định cuối cùng trên nhân cách.
 
  • Bên cạnh đó ba trường phái tâm lý nhận thức, nhân bản và hiện sinh nhìn nhận rằng bản năng và vô thức chỉ quy định phần nào chứ không tất định tính cách. Trái lại, chỉ có ý thức và tự do lựa chọn của cá nhân mới quyết định tính cách, hướng phát triển và lối sống của mỗi cá nhân.
 
      Tóm lại, phần trình bày trên cho thấy cả bốn yếu tố bẩm sinh & tất định; nuôi dạy & lựa chọn của cá nhân đều tác động trên tính cách của mỗi người, nhưng mỗi yếu tố tác động theo những cách thức và mức độ khác nhau.
 
  • Bẩm sinhbản năng thì áp đặt và khó thay đổi, nhưng chỉ là “hạt giống” chứa đựng “mầm nhân cách”.
 
  • Còn yếu tố môi trường nuôi dạy lành mạnh khả năng nhận thức & tự quyết của cá nhân lại năng động và có thể làm thay đổi tình trạng của cá nhân. Chúng quyết định nét tính cách và hướng phát triển nhân cách của cá nhân. Vì tin vào khả năng thay đổi của cá nhân, nên cần tăng cường việc giáo dục hầu giúp cá nhân có được nhận thức đúng đắn cũng như ý chí vượt lên trên chính mình.
6.  Một số quy luật hoạt động của tâm lý cá nhân
 
      Tuy mỗi người là một ngôi vị độc sáng, có tính cách riêng và cách hành xử riêng, nhưng các hoạt động tâm lý của họ đều tuân theo một số qui luật chung có thể kiểm nghiệm được. Tuy thế các qui luật phổ quát ấy vẫn không bóp chết những nét riêng làm nên vẻ độc sáng của mỗi ngôi vị. Khởi từ việc nhận biết các quy luật chung này, ta rút ra được một số hệ luận thực hành hữu ích khi làm việc với các cá nhân.
 
  1. Tâm lý cá nhân là một thực tại ẩn khuất; ta chỉ có thể đoán biết phần nào tâm lý một người ngang qua những thái độ, cử chỉ, lời nói, và cách ứng xử bên ngoài của người ấy: “trông mặt mà bắt hình dong”. Thế nhưng, đôi lúc phán đoán của ta có thể lầm, nhất là khi đương sự cố tình bóp méo thông tin về bản thân, hay khoác lên những “mặt nạ”.
 
  1. Tâm lý của một cá nhân không cố định, nhưng biến chuyển theo độ tuổi và hoàn cảnh: “Càng lớn càng ngoan/hư!”; “Con người hay thay lòng đổi dạ”.
 
  1. Có một tác động hỗ tương chặt chẽ giữa yếu tố thể lý và tâm lý nơi cá nhân. Chẳng hạn khi ta khỏe thì vui tính; khi ta đau thì dễ cáu kỉnh: sức khỏe tác động trên tâm lý. Ngược lại, sự sợ hãi có thể làm cơ thể ta tê liệt; khi bực tức thì máu nóng dồn lên mặt: xúc cảm tác động trên thể lý. Mối liên kết này thể hiện rõ nét nơi các căn bệnh tâm-thể; chẳng hạn như khi một người bị stress nặng có thể sinh ra đau bao tử, rối loạn huyết áp, dị ứng ngoài da, v.v.
 
  1. Tâm lý của cá nhân được phát triển nhờ tương giao. Tục ngữ có câu: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.” Ai đi nhiều, thấy nhiều, nghe biết nhiều, gặp gỡ tiếp xúc nhiều, thì càng kinh nghiệm, càng bản lĩnh và chững chạc. Vì vậy, trong giáo dục cần tạo điều kiện cho cá nhân vượt qua nhút nhát và mạnh dạn mở ra với các tương quan mới để lớn lên.
  2. Tâm lý cá nhân phát triển ngang qua những ngưỡng khủng hoảng. Khủng hoảng là hiện tượng thông thường xảy ra trong mọi lãnh vực của cuộc sống, khi xuất hiện những yếu tố mới phá vỡ thế quân bình hài hòa vốn có nơi cá nhân. Chẳng hạn thiếu niên bắt đầu biết suy lý cho nên hay “lý sự” và cãi lại khiến bố mẹ khó chịu.
 
      Khi nổ ra khủng hoảng, ta cần bình tĩnh, tìm cách điều chỉnh, để thiết lập một thế quân bình và hòa hợp mới. Mỗi lần vượt qua được một khủng hoảng, cá nhân càng phát triển hơn. Chẳng hạn, thay vì đánh trẻ ở tuổi thiếu niên hay cãi, bố mẹ cần tôn trọng ý kiến của chúng, cho chúng thêm quyền tự quyết, tập cho trẻ học cách đối thoại và tự trách nhiệm về mình. Dần dần, sự xung khắc của trẻ được tháo ngòi và chúng được tạo cơ hội trưởng thành hơn.
 
  1. Có những quy tắc tâm lý chung; nhưng cũng có những quy tắc riêng. Quy tắc chung thì đúng với mọi người, mọi hoàn cảnh, mọi thời đại. Còn quy tắc riêng thì thay đổi tùy vào mỗi nền văn hóa, thời đại, độ tuổi, cá nhân. Trong hành xử, cần vận dụng các quy tắc tâm lý chung để hiểu người khác; nhưng đồng thời phải nhận biết và tôn trọng những nét tâm lý riêng của từng nền văn hóa, giới tính, lứa tuổi, cá nhân. Đó là một trong những chìa khóa của đắc nhân tâm.
 
     Kết luận Phần I  
 
ÍCH LỢI CỦA VIỆC HỌC TÂM LÝ
 
  • Đối với bản thân: Các kiến thức tâm lý giúp mỗi cá nhân:
 
  • hiểu mình hơn,
  • biết cách để tự điều chỉnh mình,
  • để triển nở hơn trong nhân cách,
  • sống hòa hợp hơn với tha nhân.
 
         “Hãy biết mình!”: Đó là tiêu chí của người trưởng thành.
  • Trong tương quan với người khác: Tâm lý học giúp:
 
  • hiểu tâm tính người khác;
 
  • tiên đoán những vấn đề tâm lý họ sẽ hoặc đang gặp;
 
  • đưa ra những trợ giúp hay can thiệp kịp thời và phù hợp
nhằm thúc đẩy tiến trình phát triển của các cá nhân.
 
      Vì các ích lợi trên mà tâm lý học đã trở thành môn học bó buộc với các ngành trực tiếp làm việc với cá nhân như: sư phạm, y khoa, tác viên xã hội, tư vấn, kinh doanh quảng cáo, luật khoa, khoa học hình sự, và ngay cả các công tác mục vụ trong Giáo hội, v.v.
 
  • Trong công tác giáo dục đức tin
 
      Đối với các anh chị giáo lý viên, kiến thức tâm lý học nói chung và kiến thức về tâm lý các độ tuổi nói riêng sẽ hỗ trợ các anh chị trong những công việc sau:
 
  • Hiểu đặc điểm tâm lý riêng của mỗi độ tuổi, cũng như nhu cầu tâm linh của các độ tuổi ấy.
 
  • Biết cách ứng xử phù hợp với từng lứa tuổi.
 
  • Ấn định nội dung giáo lý thích ứng với nhu cầu tâm linh        và thực tế của từng độ tuổi.
 
  • Biết cách thức truyền đạt phù hợp với khả năng nhận thức và tiếp thu bài giảng của mỗi lứa tuổi.
      
      Chính vì những đóng góp thiết thực của tâm lý học với công tác huấn luyện đức tin, mà hầu hết các sách Sư phạm Giáo lý luôn dành một phần quan trọng để trình bày những kiến thức căn bản về tâm lý học nói chung và về đặc điểm tâm lý các lứa tuổi nói riêng, như một phần huấn luyện nền tảng cho các giáo lý viên.
 
Phần II:  TÂM LÝ LỨA TUỔI & MỘT SỐ LÝ THUYẾT
 
                           PHÁT TRIỂN TÂM LÝ
 
A-  CÁC GIAI ĐOẠN TRONG ĐỜI NGƯỜI
 
 r   Phân chia các giai đoạn/chặng đời người
      theo bộ môn Tâm lý phát triển
 
     Văn chương thi phú thường dùng các hình ảnh ẩn dụ để ví các giai đoạn của đời người. Có khi đời người tựa như ba thời khắc sáng-trưa-chiều của một ngày; như bốn mùa trong năm xuân-hạ-thu-đông; hoặc như một cuộc leo núi với đỉnh núi là tuổi trung niên và chân núi phía bên kia là tuổi lão niên.
 
      Trong thực tiễn, mỗi ngành cũng đưa ra những chuẩn mực phân chia đời người khác nhau. Ví dụ, pháp luật lấy “18 tuổi tròn” làm đường ranh ấn định tuổi thành niên của công dân; giáo dục học chia đời học sinh làm bốn cấp: tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, cao đẳng & đại học; sư phạm giáo lý chia lớp giáo lý theo bí tích, v.v. Riêng bộ môn tâm lý phát triển lại căn cứ trên những đặc điểm và nhiệm vụ tâm lý của mỗi chặng để phân chia đời người thành bốn giai đoạn, sau đó mỗi giai đoạn lại được chia làm nhiều chặng nhỏ hơn:
 
  • Giai đoạn trẻ em (0-12 tuổi): gồm 3 chặng nhỏ.
  • Giai đoạn thiếu niên (13-18 tuổi): gồm 3 chặng nhỏ.
  • Giai đoạn trưởng thành (18-60 tuổi): gồm 3 chặng nhỏ.
  • Giai đoạn hưu trí (trên 60 tuổi): chỉ có 1 chặng.
 
1.  Giai đoạn trẻ em (0-12 tuổi)
 
     Giai đoạn này được tính từ sơ sinh cho đến tuổi thiếu niên hay dậy thì. Có thể chia giai đoạn trẻ em thành 3 chặng rõ rệt.
 
  • Tuổi bám mẹ (0-3)
 
 r  Đặc điểm tâm thể lý: Đối với trẻ “nhũ nhi” (tuổi còn bú), mẹ là tất cả của bé. Khác với loài vật, bé không chỉ cần được mẹ cho bú mớm, mà bé còn rất cần đến tình yêu vỗ về của mẹ để thành người. Mẹ không chỉ là “bầu sữa” cho bé, mà còn là tất cả nguồn yêu thương, an toàn mà bé cần đến.
 
       Một số nhà phân tâm đã phân tích sự khác biệt căn bản giữa tư thế bú của bé so với loài vật, để nêu bật sự gắn bó đặc thù của tình-mẹ-con nơi loài người. Thật vậy, chỉ có con người mới bú mẹ trong tương giao “mặt đối mặt”: bé không chỉ bú sữa mẹ, nhưng “bú” cả ánh mắt, nụ cười; “bú” cả tiếng trò chuyện ê a và tình thương mẹ dành cho bé. Giòng sữa mẹ thì làm cho bé mỗi ngày thêm đầy đặn; còn tình yêu thương nâng niu của mẹ thì “nhân hóa” bé, tập cho bé đi vào tương quan tình người. Một trẻ bị bỏ rơi, không có được sự yêu thương của “mẹ” (hay ai khác thay mẹ) thì không được nhân hóa, vì em không có được bài học nhập môn tương quan căn bản nhất từ mẹ, để có thể mở ra những tương quan khác với người ngoài.
 
       Hơn thế, chất lượng của mối tương quan đầu đời với mẹ sẽ quyết định cách đáng kể đến khả năng tương giao của trẻ về sau. Các nhà tâm lý lứa tuổi nhận ra mối liên hệ chặt chẽ giữa ba lối gắn bó của trẻ với mẹ lúc còn nhỏ với cách tương giao của trẻ ấy ở tuổi trưởng thành sau này.
 
  • Gắn kết an toàn với mẹ. Khi lớn lên, nhóm trẻ thứ nhất này sẽ tự tin mở ra với môi trường. Thật may mắn cho những bé có được tình mẫu tử đằm thắm và quân bình. Khởi từ cảm giác an toàn với mẹ và gia đình, bé giả thiết môi trường bên ngoài (người lạ, lớp mẫu giáo, môi trường mới) cũng an toàn như thế. Do vậy bé tự tin, bạo dạn, dễ hòa nhập vào môi trường mới, sớm có khả năng kết thân, mở đường cho cơ may thành đạt trong tương giao về sau.
 
  • Gắn kết dè dặt, né tránh. Khi lớn lên, nhóm trẻ thứ hai này thường rút vào trong vỏ ốc của mình để được an toàn. Đây thường là phản ứng của những trẻ bị bỏ bê hoặc bỏ rơi. Vì không quen với sự vồn vã thân tình ở đầu đời, trẻ dần dần trở nên lãnh đạm, tự đủ trong nỗi cô đơn của mình, không có được khả năng tương giao cách tự tin.
 
  • Gắn kết bất an, hoang mang do lối yêu thương bóp nghẹt hoặc thiếu nhất quán của mẹ. Đây là trường hợp của các trẻ sinh ra “ngoài ý muốn” hoặc bởi “bà mẹ thiếu niên”. Các bà mẹ này thường có tâm trạng bất ổn: theo bản năng mẫu tử họ có yêu con; nhưng trong thâm tâm lại từ khước đón nhận “của nợ” ấy. Từ đó cách hành xử của các bà mẹ này thiếu nhất quán: thương đó rồi ghét đó; nâng niu, hôn hít đó, rồi lại đánh đòn. Sau những lần kinh nghiệm bị mẹ “bội phản”, trẻ rơi vào một tâm trạng hoang mang: một mặt trẻ rất cần và muốn đến gần mẹ, nhưng mặt khác lại không tự tin đến với mẹ vì sợ bị “phản bội” một lần nữa. Lối gắn kết bất an, hoang mang như thế ở tuổi nhỏ sẽ tiếp tục theo trẻ lớn lên ở tuổi trưởng thành, khiến cá nhân luôn rụt rè, lo lắng khi phải mở ra với một tương quan thân tình.
 
      Nhóm gắn kết hoang mang (loại 3) tuy có vẻ giống nhóm xa lánh (loại 2), nhưng sự hủy hoại về mặt tâm cảm của nhóm 3 trầm trọng hơn. Thật vậy, nhóm trẻ xa lánh tuy né tránh tương quan, nhưng lại cảm thấy “tự đủ” trong sự cô độc của mình; trong các trẻ gắn bó hoang mang bị miễn cưỡng né tránh tương quan để được an toàn, nhưng lại đau khổ vì thiếu hụt tình cảm.      
 
     Tóm lại, cả ba kiểu gắn bó với mẹ lúc nhỏ tiếp tục theo trẻ lớn lên và lưu dấu vết trên cách tương quan của cá nhân trong đời sống hôn nhân và xã hội ở tuổi trưởng thành.
 
 r Thách đố đối với phát triển nhân cách: Nếu được hưởng đầy đủ sự chăm sóc và tình yêu của mẹ thì sẽ có cảm giác an toàn, tin tưởng đối với ngoại cảnh. Tuy cần mẹ, nhưng bé vẫn phải có khả năng tách khỏi vòng tay mẹ thì mới mở ra được với những tương giao khác để lớn lên.
  • Tuổi sân chơi (3-6)
 
  r  Đặc điểm tâm thể lý: Từ tuổi này, mẹ không còn ở bên trẻ suốt ngày; do vậy bé phải chuyển qua tương quan với các đối tác khác là anh chị trong nhà và bạn lớn hơn ở vườn trẻ. Ở tuổi này, các trẻ này chưa biết nhường nhịn nhau. Tình trạng bắt nạt mạnh được yếu thua khi vắng mặt người lớn là mối đe dọa với các trẻ nhỏ hơn, khiến chúng trở nên nhát đảm, sợ sệt, ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách. Có trẻ bé hơn phải “luồn cúi” trẻ lớn để được chấp nhận và cho chơi chung.
 
  r  Thách đố đối với phát triển nhân cách: Cần bảo đảm cho mọi trẻ có khả năng tương quan hài hòa với anh chị và bạn, mà không bị “lép vế”, tự ti. Nếu một trẻ không an toàn về thể lý, cũng sẽ bị bất an tâm lý. Ngược lại, nếu một trẻ có được tương quan hài hòa với anh chị và bạn, tính cách tự tin và bạo dạn của trẻ sẽ ngày càng củng cố.
 
  • Tuổi đến trường (6-12)
 
  r  Đặc điểm tâm thể lý: Lứa tuổi tiểu học tuy đã lớn xác hơn, nhưng tâm cảm hãy còn mỏng manh, nhất là các trẻ là con một, hoặc được nuông chiều thái quá. Đặc điểm của trẻ tiểu học là chỉ chơi với bạn đồng giới: gái với gái; trai với trai. Chúng bám víu cộng sinh vào nhóm vì chưa có được nhân cách riêng. Hơn nữa, nhờ tương tác với bạn đồng giới mà trẻ được củng cố về căn tính giới tính của mình:trai phải hành xử cho ra trai; gái phải hành xử cho ra gái!
 
       Thế nhưng không phải mọi trẻ đều đương nhiên được bạn đồng giới đón nhận. Trong cả hai nhóm đều có sự “kỳ thị” và loại trừ các bạn cùng giới nhưng lại bị xếp vào nhóm bên kia do không đủ nữ tính nếu là nữ, hay thiếu nam tính nếu là nam. Vì vậy giữa các trẻ cùng giới luôn có sự cạnh tranh về nhiều mặt (học lực, sức khỏe, tài khéo, sở hữu đồ chơi…). Chỉ những trẻ trên trung bình mới được nhóm đón nhận và có được một thứ hạng. Nếu được nhóm đón nhận - dù chỉ ở thứ hạng thấp - thì trẻ có được cảm giác an toàn tự tin. Còn những trẻ bị loại trừ và liệt vào “nhóm bên kia” dễ bị mặc cảm tự ti, chủ bại, nghi ngờ về khả năng và giá trị của bản thân. Cũng vậy, để được nhóm “chiếu cố”, không ít trẻ yếu thế đành chọn con đường luồn cúi, tự ti, khiến nhân cách bị giảm thiểu.
 
  r  Thách đố đối với phát triển nhân cách: Để có được sự an toàn về mặt tâm cảm, mọi trẻ tiểu học đều cần được nhóm chấp nhận, cần có được một chỗ đứng cho mình trong nhóm, từ đó xây dựng sự tự tin (self-esteem). Vì thế trong giáo dục, cần tránh để xảy ra tình trạng nhóm áp đảo hay bài xích bất kỳ một trẻ nào. Đồng thời cũng cần tạo điều kiện cho những trẻ yếu hơn có cơ hội khẳng định trước nhóm để có được sự tự tin.
 
2.  Giai đoạn thiếu niên / chuyển tiếp (12-18 tuổi)
 
      Tuổi thiếu niên (còn gọi là dậy thì) thường được đề cập đến như một giai đoạn khủng hoảng đầy sóng gió. Miêu tả ấy có thể không luôn luôn đúng với tất cả mọi người, nhưng khách quan mà nói, giai đoạn thiếu niên có tính quyết định lớn lao đối với việc định hình nhân cách định hướng tương lai cho mỗi cá nhân. Vì thế, giai đoạn này luôn là một “điểm nóng” không thể bỏ qua trong các giáo trình tâm lý phát triển.
 
      Trước khi đi vào phân tích các chặng nhỏ hơn của giai đoạn dậy thì, chúng ta cần tìm hiểu nguồn gốc ngữ nghĩa của từ “thiếu niên” cũng như khảo sát các tiêu chuẩn nhận dạng độ tuổi ấy theo quan điểm tâm lý.
 
 r   Ngữ nguyên của từ “thiếu niên”
 
  • Danh từ “thiếu niên” (adolescens) đến từ “hiện tại phân từ” của động từ “tăng trưởng” trong tiếng latinh (ad-olescĕre)   ;
 
  • còn danh từ “trưởng thành” (adultus) lại đến từ “quá khứ phân từ” của cùng một động từ tăng trưởng vừa nói.
       Về mặt ngữ pháp, một hiện tại phân từ (present participle) ám chỉ một hành động hay một tình trạng đang diễn tiến và chưa đạt đến đích điểm; còn quá khứ phân từ (past participle) lại ám chỉ một hành động hay một tình trạng đã hoàn tất. Hóa ra theo ngữ nguyên latinh, hai từ “thiếu niên”“trưởng thành” biểu thị hai chặng nối tiếp nhau của cùng một động từ “tăng trưởng”:
 
  • Danh từ “thiếu niên” biểu thị “độ tuổi đang tăng trưởng”;
 
  • Còn danh từ “trưởng thành” chỉ “độ tuổi đã đạt đỉnh điểm của tăng trưởng”.
 
       Như vậy, nếu chiếu theo ngữ nguyên, thật hợp lý khi có người sử dụng hạn từ “tuổi chuyển tiếp” thay cho tuổi thiếu niên hay dậy thì, vì trong thực tế “dậy thì” cũng chính là tiến trình chuyển tiếp từ giai đoạn trẻ em sang tuổi trưởng thành.
 
 r  Tiêu chuẩn xác định điểm đầu & điểm cuối của tuổi dậy thì
 
      Thông thường, người ta hay nhìn vào dấu hiệu “trổ mã” bên ngoài của một cô cậu, để nói rằng cô cậu ấy đã bắt đầu dậy thì. Trong thực tế, giai đoạn “dậy thì” - hay chuyển tiếp - của một cá nhân không chỉ xảy ra ở cơ thể, mà trên cả toàn bộ các bình diện còn lại của con người như trí năng, tâm cảm tương giao xã hội…
 
       Khác với suy đoán của nhiều người, tiến trình dậy thì không bắt đầu với những biến đổi của cơ thể, nhưng kích hoạt trước tiên trên bình diện trí năng, khi một trẻ bắt đầu có khả năng tư duy hình thức, tức biết suy nghĩ vượt trên những điều cụ thể trước mắt, biết lập luận thuần lý và muốn suy nghĩ độc lập với người lớn. Có thể nói rằng, các trẻ ấy chớm bước vào ngưỡng dậy thì hay tiền dậy thì (12-14 tuổi).
 
       Sau đây là các cột mốc đầu (Đ) và cuối (C) của tiến trình dậy thì trên các bình diện của cá nhân.
 
Trí năng
 
Đ:  Khả năng tư duy hình thức hay trừu tượng.
 
C:  Thuần thục lối tư duy này trong đời thường.
 
 
Thể lý
 
Đ:  Dấu hiệu “trổ mã” bề ngoài (tùy giới tính).
 
C:  Đạt đến khả năng truyền sinh.
 
 
Tâm cảm
 
Đ:  Bảo vệ sự riêng tư, bí mật; tự khẳng định.
 
C:  Có nhân cách rõ; tự lập cách chín chắn.
 
 
Pháp luật
 
Đ:  Luật cho phép ở nhà một mình (12 tuổi).
 
C:  Thi hành các nghĩa vụ dân sự (18 tuổi).
 
 
 
Tương giao
xã hội
 
Đ:  Thích tương giao với bạn hơn gia đình.
 
C:  Chững chạc trong giao tế; tự trách nhiệm.
 
 
      Tóm lại, cần có một cái nhìn toàn diện hơn về tiến trình dậy thì. Tiến trình đa phức ấy diễn ra trong nhiều năm: khởi sự với sự đột biến về trí năng (tiền dậy thì), sau đó lan qua các bình diện khác, và chỉ kết thúc khi cá nhân thực sự đạt đến sự tự quyết và tự lập. Vì lẽ ấy, các cơ quan thuộc Liên hiệp quốc như UNESCO xếp tuổi thiếu niên/chuyển tiếp đến 25, là lúc cá nhân tương đối bình ổn về nghề nghiệp, gia đình và xã hội. Sau đây là chi tiết của ba chặng trong giai đoạn dậy thì.
 
  • Chặng tiền dậy thì (12-14): Chống đối và vô ơn
 
 r Đặc điểm tâm thể lý: Chặng này thường được mệnh danh là “tuổi chống đối và vô ơn”. Chính những sóng gió trong tương quan của trẻ tiền dậy thì với quyền bính so với các giai đoạn trước đã khiến nhóm này bị mang tên gọi tiêu cực ấy.
 
      Thật ra, biểu hiện “chống đối và vô ơn” có nguồn gốc từ những đột biến trí năng và tâm cảm của trẻ ở tuổi 11-12.
 
  • Về trí năng: Sự xuất hiện khả năng tư duy hình thức - vượt trên cái cụ thể - khiến trẻ không lặng thinh vâng phục người lớn cách tối mặt như trước nữa. Trái lại, khi đối diện một mệnh lệnh, trẻ luôn phân tích, đối chiếu, lập luận, phê bình, rồi sẵn sàng phản kháng nếu thấy là áp đặt và bất hợp lý. Chúng ta thường nghe kiểu trẻ tranh luận như sau: Mẹ bắt ngủ trưa để giữ sức khỏe, nhưng nếu không ngủ trưa mà vẫn khỏe thì tại sao phải ngủ? Bố cấm con hút thuốc vì có hại cho sức khỏe, nhưng tại sao bố lại hút? Đáp lại việc cãi lý của trẻ, tốt nhất phụ huynh nên nhìn lại chính mình để hợp lý, nhất quán, và làm gương hơn. Các vị cũng nên tôn trọng ý kiến của trẻ, cho cơ hội đối thoại, thảo luận, thay vì áp đặt trên trẻ như trước kia.
 
  • Về tâm cảm: Trẻ bắt đầu quan tâm trau chuốt hình ảnh của mình trước người khác (self-image). Vì thế trẻ có biểu hiện tự khẳng định bằng cách cách ăn mặc, nói năng, ứng xử khác người; hoặc bắt chước các thần tượng một cách thiếu chọn lọc. Nói chung, trẻ đang đi thử những khuôn mẫu khác nhau để xây dựng cho bản thân một hình ảnh riêng.
 
      Hơn nữa, bận tâm thái quá về mình thường khiến trẻ trở nên quy ngã, “ái kỷ” (narcissism); chỉ biết có mình; lấy mình làm trung tâm của mọi sự. Trẻ không nhận ra bao điều tốt người lớn làm cho em, mà chỉ trách móc, oán hận về những gì em muốn mà người lớn không làm. Chẳng hạn một thiếu niên oán giận bố mẹ đã không mua cho mình một xe gắn máy như bố mẹ cán bộ nhà bên cạnh, mà không nhận ra rằng bố mẹ em rất yêu em khi cố gắng chắt bóp, hy sinh mọi sự để mua cho em chiếc xe đạp em đang dùng!
 
  r Thách đố đối với phát triển nhân cách: Có thể ví rằng, khủng hoảng nơi trẻ tiền dậy hệ tại ở sự xuất hiện “một người lớn trong thân xác trẻ con”: tuy hãy còn là trẻ nhỏ, nhưng em đã bắt đầu biết suy nghĩ kiểu người lớn; nôn nóng lột xác để thành người lớn, nhưng lại chưa đủ sức để thực hiện điều ấy vì hãy còn quá non trẻ. Để giúp trẻ “lột xác”, phụ huynh phải hết sức nhất quán trong cư xử: tránh tình trạng lúc thì coi em là con nít; lúc thì bắt làm người lớn. Cách cư xử ấy khiến trẻ càng thêm hoang mang về bản thân. Tốt nhất nên tin tưởng và tôn trọng trẻ; cho em cơ hội tập làm người lớn từ từ; bao dung với những vấp váp của em trong quá trình tập làm người lớn. Hơn nữa, phụ huynh cũng cần khéo léo hướng em tìm đến những mô hình nhân cách lành mạnh, tích cực.
 
  • Chặng dậy thì (14-16): Thích nghi với biến đổi cơ thể
 
  r  Đặc điểm tâm sinh lý: Sự dậy thì của cơ thể là điều dễ nhận ra nhất nơi tuổi thiếu niên. Thật vậy, dưới tác động của các nội tiết tố sinh dục nam hay nữ thức giấc ở tuổi dậy thì, cơ thể của trẻ thay đổi đột biến: các chức năng sinh dục tiềm ẩn trước đó nay bừng tỉnh và được kích hoạt.
 
      Dấu hiệu đầu tiên của sự dậy thì của cơ thể là sự trổ mã về chiều cao, sức nặng (có trẻ nam chỉ trong một năm đã cao lên 15-20cm và tăng đến 10kg), kèm theo sự xuất hiện của những tính chất tính dục thứ yếu (secondary sexual characteristics) như: nổi “trứng cá” trên mặt; bộ phận sinh dục của cả hai giới lớn ra, nhưng chưa thực sự đi vào hoạt động; trẻ nam thì vỡ tiếng, bắt đầu mọc râu, lông, tóc ở một số vùng cơ thể; trẻ nữ trổ ngực và nở vùng xương chậu …
 
      Đỉnh điểm của dậy thì là cơ thể đạt đến những tính chất tính dục chính yếu (primary sexual characteristics) tức có khả năng truyền sinh: với nam là việc xuất tinh (ejaculation); và nữ là sự rụng trứng (ovulation) và xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt (menstruation). Sau đó, cơ thể trẻ sẽ tiếp tục phát triển thêm một thời gian nữa, trước khi dừng lại ở trước hoặc sau tuổi 20 tùy vào giới tính và yếu tố di truyền của mỗi người.
 
       Nếu những biến đổi cơ thể như vừa nói là chuyện tự nhiên của phát triển, thì chúng lại gây không ít áp lực tâm cảm nơi thiếu niên, nhất là khi trẻ phải đối phó với những xung động tính dục mới mẻ nơi bản thân. Sau đây là một vài bận tâm tiêu biểu về mặt tâm cảm của tuổi dậy thì.
 
  • Bận tâm thứ nhất của thiếu niên là ngoại hình: da mặt, cơ bắp, mỹ phẩm, thời trang, tỏ ra sành điệu… Có trẻ lầm tưởng rằng giá trị nhân phẩm tùy thuộc vào dáng vẻ cuốn hút, hợp thời trang bên ngoài. Nắm bắt được đặc tính quy ngã, hướng ngoại, nhưng thiếu chín chắn tuổi teens, các ngành kinh doanh thường đánh vào thị hiếu của tuổi này để thu lợi cao nhất.
 
  • Bận tâm thứ hai của trẻ là điều hợp và làm chủ những xung động tính dục nơi bản thân. Đứng trước những biến chuyển tính dục nơi mình, có trẻ tỏ ra lo lắng, mặc cảm tội lỗi về những biểu hiện tính dục nơi mình: cho kinh nguyệt và xuất tinh là ô uế; bối rối với những mộng tưởng tính dục; mặc cảm về những hành vi thiếu tự chế bản thân. Các trẻ khác thì lại có thái độ khinh xuất, buông thả tính dục đưa đến những hậu quả tai hại về sức khỏe sinh sản.
 
      Thông thường, những trẻ nam dậy thì sớm hay tự hào về sự “trổ mã” của mình và dễ đi đến thiếu tự chủ về tính dục; các trẻ nam chậm phát triển so với độ tuổi thì hoang mang, lo lắng, mặc cảm vì bộ dạng trẻ con của mình. Với các trẻ nữ, nếu không được cắt nghĩa chỉ dẫn, thì hoang mang khi xuất hiện kinh nguyệt và lo lắng vì “hình ảnh thiên thần trong trắng” của mình bị mất đi do dậy thì.
 
  r  Thách đố đối với phát triển nhân cách: Ngày nay, do chất lượng dinh dưỡng cao, trẻ vị thành niên dậy thì ngày càng sớm. Thân xác của các em thì phát triển to lớn trong khi nhân cách hãy còn non dại. Do vậy, khủng hoảng đặc trưng của tuổi dậy thì là em hãy còn là “một đứa trẻ con trong một thân xác người lớn”. Một lần nữa, phụ huynh cần hiểu biết và thông cảm với những vụng về thể lý cũng như những xáo trộn tâm cảm của tuổi dậy thì; biết phối hợp hài hòa giữa tôn trọng và chỉ bảo, để giúp trẻ từng bước điều hợp và làm chủ bản thân, mặt khác tập trung được tâm lực vào nhiệm vụ học tập, rèn luyện của tuổi này.
 
  • Chặng cuối dậy thì (16-18): Định hình nhân cách
                                           &  hoạch định tương lai
 
   r Đặc điểm tâm lý: Sau khi đã vượt qua những khủng hoảng với quyền bính và hòa hợp được với những biến đổi nơi cơ thể, các thiếu niên ở tuổi cuối dậy thì (cuối trung học) chú tâm đến việc lựa chọn cho mình một nhân cách riêng, một bản sắc riêng, cũng như hoạch định cho mình một tương lai.
 
  r  Thách đố đối với phát triển nhân cách: Khó khăn của em là làm sao chọn được một nhân cách vừa lý tưởng (tức phải nghiêm túc, lành mạnh), vừa thực tiễn (tức phù hợp với hoàn cảnh sức khỏe, học lực, tài năng, khuynh hướng tự nhiên của bản thân). Đồng thời em cũng phải hoạch định được một kế hoạch căn bản cho tương lai như: chọn cho mình một phong cách sống nghiêm túc, một nghề nghiệp phù hợp, phác thảo được một thời biểu cụ thể để thực hiện từng bước giấc mơ tương lai của mình.
 
       Để làm được công việc này, trẻ cần đến sự hướng dẫn, đồng hành và hướng nghiệp của phụ huynh, thầy cô và những người đi trước. Có thể nói, thành công ở cuối tuổi thiếu niên hay chuyển tiếp là phải kiến tạo được “một nhân cách chững chạc trong một thân xác trưởng thành.”
 
  • Tôi biết mình là ai!
  • Tôi biết mình phải trở nên thế nào!
  • Tôi biết mình phải làm gì để đạt tới điều ấy!
 
      Thiếu niên nào càng sớm hoàn tất việc định hình nhân cách và định hướng được một tương lai rõ ràng, thì càng sớm trưởng thành và có nhiều cơ may thành đạt trong việc vào đời và lập thân ở giai đoạn kế tiếp.
3.  Giai đoạn trưởng thành (18- 60 tuổi)
 
  • Tiền trưởng thành (18-25):  Tuổi vào đời và lập thân
 
    r  Đặc điểm tâm lý: Đây là giai đoạn khắc nghiệt nhất của cuộc sống, vì người trẻ giống như chú chim non gieo mình vào bầu trời giông bão của cuộc đời để tạo lập cho mình một cuộc sống. Chính vì thế tuổi thanh niên còn được gọi tên là tuổi vào đời và lập thân. Công việc lập thân này không dễ dàng, nhất là trong thời buổi dư người thiếu việc như hiện nay. Không ít những bạn trẻ đã phải từ bỏ cả những hoài bão và kế hoạch tương lai để kiếm được miếng cơm manh áo trước mắt.
 
       Đích đến của lập thân là: xây dựng được cho bản thân một nghề nghiệp vững chắc; có được một việc làm tốt; tạo lập được sự nghiệp và cơ ngơi; xây dựng được mái ấm gia đình riêng cho mình. Đó là những trận chiến chiến cô độc mà mọi bạn trẻ buộc phải chiến thắng để hoàn tất chặng lập thân này.
 
  r Thách đố đối với việc triển nở nhân cách: Muốn thành công trong cuộc đời, trong việc lập thân, cá nhân cần hội đủ ba điều kiện: thiên thời, địa lợi, nhân hòa.
 
      Yếu tố thiên thời địa lợi tùy thuộc vào thời cơ và hoàn cảnh thuận lợi bên ngoài; nhưng hai yếu tố ngoại tại ấy không thay thế được yếu tố nhân hòa hay nội lực của cá nhân.
 
       Yếu tố nhân hòa chính yếu mà một thanh niên phải có trong việc lập thân chính là “khả năng kết thân”, theo cách nói của nhà tâm lý phát triển Erik Erikson. Đó là sự tự tin, mạnh dạn và cởi mở; là khả năng đối thoại, cộng tác; là kỹ năng đối đầu và dàn xếp những xung khắc cách hòa hoãn.
 
       Khả năng thân giao ấy chỉ hiện diện nơi một người bản lãnh, tự tin, chủ động trong đường hướng của cuộc đời mình. Đó cũng là kết tinh của những phẩm chất tâm lý mà cá nhân đã thủ đắc được trong các chặng phát triển tâm lý trước.      
  • Tuổi tráng niên (25-45)Tuổi ổn định và cống hiến
 
  r  Đặc điểm tâm lý: Trong số các chặng của cuộc đời, giai đoạn tráng niên có vẻ là ít sóng gió nhất vì đã thành công trong bước lập thân Trách nhiệm của tuổi tráng niên là duy trì và phát huy sự nghiệp đã đạt được để bảo đảm cuộc sống cho gia đình và sống cống hiến cho xã hội.
 
   r Thách đố đối với việc triển nở nhân cách: Nếu ai đó vào tuổi tráng niên mà vẫn chưa hoàn tất việc lập thân, thì rất khó lấy lại được những cơ hội đã mất. Hơn nữa, sự chậm trễ này có thể là tiền đề cho những khủng hoảng khác lớn hơn trong các chặng còn lại của cuộc sống.
 
        Còn người đã lập thân thành công lại dễ rơi vào não trạng dừng lại để hưởng thụ, hưởng nhàn, tự thưởng cho mình sau những năm tháng lập thân vất vả, đôi lúc bằng cả những thú tiêu khiển bất chính. Vì vậy người tráng niên phải cẩn trọng với chính mình, không để mình trượt dài trong lối sống quy kỷ, dễ dãi với chính mình, nhưng sống có trách nhiệm với gia đình, người thân.
 
  • Tuổi trung niên (45-60):  Suy thoái & khủng hoảng
 
   r  Đặc điểm tâm thể lý: Ở đỉnh cao của ổn định và thành đạt, khi các bổn phận gia đình đã hoàn tất, lẽ ra sự mãn nguyện của cá nhân phải đạt đến đỉnh điểm, thì nhiều người ở tuổi trung niên lại kinh nghiệm một tâm trạng mệt mỏi, chán chường. Cuộc sống của họ như mất định hướng: những gì trước đây vốn có ý nghĩa và tạo sức bật cho cá nhân (như cơ ngơi, công danh…)  thì nay không còn sức cuốn hút. Từ đó có người đâm ra ngờ vực ý nghĩa của những năm tháng nỗ lực cống hiến trước đây cho gia đình, cho xã hội; số khác thì lại muốn buông xuôi hay sống vội để bù lại những năm vất vả trước kia. Thêm vào đó, sự sút giảm sức khỏe cũng là một nguyền nhân lớn đưa đến khủng hoảng.
 
       Các nhà tâm lý thường gọi tên hiện tượng này là “cuộc khủng hoảng giữa đời” (midlife crisis). Đây là lúc các cá nhân cần dừng lại, xem xét, và đề ra một chương trình sống mới phù hợp hơn. Các nguyên nhân đưa đến cuộc khủng hoảng ý nghĩa giữa đời có thể đến từ những hoàn cảnh sau:
 
  • Do cá nhân bị kiệt lực sau những năm dài cố sức.
  • Do sức khỏe tụt giảm (do các bệnh tiểu đường, tim mạch; do mãn kinh nữ và thoái dục nam...)
  • Đối với phụ nữ, do nhịp sống quen thuộc bị đảo lộn, nhàn rỗi hơn, vì con cái đã rời tổ khiến gia tăng sự trống vắng.
  • Đối với nam giới, những thành công đạt được nay trở nên vô vị; họ không còn ham muốn những thú vui trước đó.
  • Có cái nhìn tiêu cực về tương quan vợ chồng (chán nhau).
  • Vội vã vì cuộc đời bắt đầu về chiều; nhất là đối với những ai chưa thành đạt ở tuổi này.
  • Cảm giác mất mát vì cha mẹ, người thân già yếu, ra đi. Đồng thời lại lo lắng rồi sẽ đến lượt mình.    
 
    r  Thách đố đối với việc triển nở nhân cách: Tuy không phải tất cả mọi người trung niên đều vướng phải cơn khủng hoảng giữa đời, nhưng khủng hoảng này có chiều hướng ngày càng gia tăng trong xã hội hiện đại, khi nhịp sống trở nên căng thẳng hơn, nhiều áp lực hơn, và những nâng đỡ từ các tương quan thân tình với gia đình và bạn hữu ngày càng giảm sút.
 
       Để vượt qua cơn khủng hoảng giữa đời, cá nhân cần đi tìm một ý nghĩa mới và một sự quân bình mới cho quãng đời còn lại nơi những giá trị tinh thần, tôn giáo và các công tác từ thiện, nhân đạo. Đồng thời họ cũng phải sắp xếp một nhịp sống mới phù hợp với tình trạng sức khỏe và quỹ thời gian rỗi rảnh hơn.
 
4.  Giai đoạn lão niên (sau 60): Đối diện quá khứ & vĩnh cửu
 
  r  Đặc điểm tâm thể lý: Gánh nặng đầu tiên đối với tuổi già là suy thoái sức khỏe. Các chứng bệnh đặc trưng của tuổi già là: tim mạch, sút giảm thính giác, thị giác; suy thoái trí nhớ (alzheimer), run tay chân (parkinson), mất ngủ kinh niên (insomnia)... Bên cạnh đó, tương quan xã hội của người già bị thu hẹp. Việc lệ thuộc con cái về vật chất, tinh thần thường gây ra tổn thương, buồn khổ, tủi thân, nhất là khi con cháu phục vụ cách miễn cưỡng, bỏ bê, hay xúc phạm đến cha mẹ ở tuổi già.
 
       Như một nhà buôn thường kết toán tiền bạc vào cuối mỗi ngày kinh doanh, người già không tránh khỏi việc ngồi lại tính sổ đời mình. Công việc này luôn đè nặng ít nhiều trên lương tâm của các cụ.  
 
  • Nếu ai đó đã sống một cuộc đời hữu ích thì cảm thấy mãn nguyện; nhưng rồi lại rơi vào nuối tiếc vì sắp phải bỏ lại đàng sau tất cả những thành quả cả một đời gây dựng.
 
  • Ngược lại, những người có những thất bại, đổ vỡ, bất hạnh trong quá khứ, thì sẽ không tránh khỏi những ray rứt, buồn phiền, vì đã sống cuộc đời mình cách uổng phí.
 
      Tuy nhiên, dù thành công hay thất bại, thì cuối cùng nỗi lo âu hiện sinh về cái chết đang đến đều đè nặng trên mọi người. Đây có thể là thử thách khó vượt qua nhất, vì không một mất mát nào khủng khiếp cho bằng nỗi xao xuyến khi thấy đời mình sắp vụt tắt một cách hoàn toàn và vĩnh viễn.
 
   r Thách đố đối với việc triển nở nhân cách: Để tìm thấy hạnh phúc, bình an, thanh thản ở tuổi già, các vị lão niên cần được sự chăm sóc ân cần của con cháu; được sự cảm thông đối với những chậm chạp, phiền hà của tuổi già; được giúp đỡ để siêu thoát cả với những thành công lẫn thất bại của quá khứ; hòa giải với mọi người và với cuộc sống, và chấp nhận cuộc đời đã qua dù nó như thế nào; can đảm đón nhận thân phận sinh, bệnh, lão, tử của kiếp người. Rút cuộc, chỉ có niềm tin tôn giáo mới hóa giải cách hữu hiệu các bận tâm của tuổi xế chiều: mối dằn vặt đối với quá khứ đã qua, gánh nặng của tuổi già hiện tại, và sự lo âu đối với hư vô đang tới.    
      Phụ chú:  Một số ngưỡng khủng hoảng trong cuộc đời
 
      Như đã nói, khủng hoảng là hiện tượng bình thường trong đời; chúng nổ ra khi sự quân bình/hài hòa nội tại hay ngoại tại của cá nhân bị phá vỡ. Do vậy, để vượt qua khủng hoảng, cá nhân một mặt phải điều chỉnh bản thân, mặt khác phải thích ứng với hoàn cảnh, nhằm tạo lập một thế quân bình mới.
 
      Nếu nhìn đời người như một cuộc leo núi, ta có thể nhận ra bốn cột mốc khủng hoảng lớn sau:
 
                                                 (3)

 
                                                     (2)     
 
        (1)                                     (4)
 
  1. Ở chân núi: Tuổi thiếu niên phải đấu tranh với bản thân để kiến tạo cho mình một nhân cách lành mạnh, độc sáng, và hoạch định được một kế hoạch thực tiễn cho tương lai.
 
  1. Trên sườn núi: Tuổi thanh niên phải vất vả khởi nghiệp và lập thân. Đôi lúc vì sinh kế, họ phải gác bỏ cả những ước mơ để sống một thực tiễn khác với điều họ mong đợi.
 
  1. Đỉnh núi: Ở đỉnh cao thành đạt của tuổi trung niên, thường nổ ra cuộc khủng hoảng về ý nghĩa cuộc sống. Lần khủng hoảng này đôi lúc còn gay gắt hơn cả cuộc khủng hoảng của tuổi thanh niên. Bởi lẽ người trẻ tuy phải lập thân nghiệt ngã, nhưng trên đầu của họ là cả bầu trời xanh hy vọng; trong khi đó tuổi trung niên tuy đang ở đỉnh cao, nhưng lại phải đối diện với một vực thẳm trước mắt.
 
  1. Cuối chân núi: Người già một mặt phải trả lời về quá khứ đã qua, vừa phải chịu đựng gánh nặng của tuổi tác hiện tại, vừa lo âu với hư vô đang tới. Mệt mỏi, buồn chán, lo âu là tâm trạng chung ở cuối đời. Chỉ có cái nhìn siêu thoát hướng đến vĩnh cửu mới thắp lên tia hy vọng và cho sức mạnh bước hết chặng đường cuối đời.
 
      Tóm lại, tuy những khủng hoảng ở các độ tuổi rất khác biệt nhau về tính chất, nhưng các cá nhân ở mọi giai đoạn đều cần có được sáu thái độ tích cực sau đây thì mới có thể vượt qua khủng hoảng để vươn tới.
 
  • Chấp nhận mình. Biết mình và chấp nhận mình, cả khía cạnh tích cực lẫn tiêu cực của bản thân. Luôn có suy nghĩ tích cực về quá khứ và biết rút kinh nghiệm cho tương lai.
 
  • Quan hệ tích cực với người khác. Khi gặp khủng hoảng, cá nhân thường thu mình lại và tự xoay sở giải quyết vấn đề của mình. Vì thế họ không tránh khỏi bị đè bẹp. Người cởi mở và quan hệ tích cực với người khác sẽ tìm được sự trợ giúp và nâng đỡ trong những phút hoạn nạn.
 
  • Tự lực. Tuy nhiên không ai có thể giải quyết các vấn đề thay cho đương sự; họ chỉ có thể tư vấn. Vì vậy cá nhân cần  có thói quen tự lực, tự quyết, có khả năng chịu đựng áp lực xã hội và dám điều chỉnh. Cá nhân phải quyết định với xác tín cá nhân hơn là lụy thuộc vào đánh giá của người đời.
 
  • Hiểu rõ và làm chủ hoàn cảnh. Có cảm thức thực tiễn, tức đánh giá chính xác hoàn cảnh. Biết khai thác, kiểm soát và sử dụng hiệu quả các phương tiện và cơ hội bên ngoài.
 
  • Có mục tiêu soi dẫn cuộc sống. Sống có định hướng; ý thức rõ về mục đích và ý nghĩa của đời mình. Tin rằng dù quá khứ và hiện tại thế nào cũng đều có một ý nghĩa; vấn đề còn lại là phải có lý nghị lực để sống cho tương lai.
 
  • Có tinh thần cầu tiến; sẵn sàng lắng nghe người khác chỉ bảo, đón nhận những kinh nghiệm mới, để ngày càng hiểu biết về mình và trở nên hiệu quả hơn trong cuộc sống.
B-  MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN
 
      Bản ngã - hay cái tôi - là tâm điểm của nhân cách. Nó vừa là chủ thể hành động, vừa chịu tác động của những yếu tố nội tại nơi bản thân (như tính khí, sức khỏe…) hoặc ngoại tại từ môi trường (như giáo dục, các mối tương quan, thời cơ…)
 
      Đâu là những động cơ chi phối sự phát triển bản ngã? Bản ngã ấy phát triển theo những quy luật nào? Khởi đi từ góc nhìn riêng, mỗi trường phái tâm lý đều cố trả lời các câu hỏi, hình thành nên các lý thuyết phát triển trên các phương diện khác nhau. Ở đây chúng ta chỉ tìm hiểu 5 lý thuyết phát triển đặc biệt hữu ích cho công tác giáo dục và huấn luyện:
 
  • Lý thuyết phát triển tâm lý tính dục (theo Sigmund Freud)
  • Lý thuyết phát triển tâm lý xã hội (theo Erik Erikson)
  • Lý thuyết phát triển khả năng nhận thức (theo Jean Piaget)
  • Lý thuyết phát triển phán đoán luân lý (Lawrence Kohlberg)
  • Lý thuyết về chu kỳ tuổi thọ đời sống gia đình  (Becvars)
 
1.  Lý thuyết phát triển tâm lý qua con đường tính dục
 
   r    Khái niệm “dục năng (Libido)
 
      Khi quan sát, lắng nghe và phân tích các bệnh nhân của mình, bác sĩ tâm thần Sigmund Freud (1856-1939) - vị sáng lập ra bộ môn phân tâm học - nhận thấy rằng những vấn đề của họ đều ít nhiều có nguồn gốc từ việc đè nén những “thèm khát khoái cảm” từ tuổi đồng ấu. Freud gọi tên những “thèm khát khoái cảm” ấy là “libido” hay dục năng.
 
       Theo Freud, dục năng thuộc bản năng, vượt tầm kiểm soát của ý thức; nó thúc bách cá nhân đi tìm thỏa mãn lập tức mọi thèm muốn để bảo đảm sự sống của cá nhân và sự sinh tồn giống nòi. Dục năng xuất hiện từ lúc sơ sinh, và mặc những hình thái khác nhau tùy vào mỗi giai đoạn phát triện. Trẻ sơ sinh thì có dục năng dưới dạng nhu cầu ăn, ngủ, bài tiết…; từ tuổi dậy thì, dục năng thể hiện ở sự thèm khát tính dục. Như vậy, khác với người ta nghĩ, dục năng của Freud không chỉ là khát vọng tính dục, nhưng là tất cả các hình thức ham muốn cần cho sự sinh tồn và phát triển của cá nhân. Giả như một trẻ sơ sinh không “thèm bú” (dục năng sơ đẳng) thì trẻ sẽ thế nào? Hoặc mọi người lớn đều không có “thèm khát tính dục” (dục năng tuổi trưởng thành), thì tương lai nhân loại sẽ đi về đâu?
 
   r    Phát triển nhân cách qua các giai đoạn tâm lý tính dục
 
     Cần nhắc lại, Freud hiểu từ “tính dục” theo theo nghĩa rộng là dục năng, bao hàm mọi “thèm muốn khoái cảm” giúp sinh tồn cá nhân và nòi giống. Qua lâm sàng, Freud phát hiện ra rằng, ở mỗi độ tuổi khoái cảm tập trung ở một vùng gợi dục đặc thù (erogenous zone) trên cơ thể. Nhờ được thỏa mãn dục năng đúng mức ở mỗi chặng cuộc đời mà nhân cách được phát triển nở. Sau đây là tiến trình phát triển nhân cách qua 5 giai đoạn phát triển tính dục trong đời người theo tác giả Freud.
 
  • Giai đoạn bú-mút (18 tháng đầu)
 
      Trong các tác phẩm của mình, Freud gọi đây là “giai đoạn miệng” (oral stage), vì vùng khoái cảm của tưởi này tập trung ở vùng miệng. Ngay khi chào đời, trẻ sơ sinh đã biết bú-mút theo bản năng, nhờ đó có thể sống được. Hơn nữa, do thị giác của trẻ chưa hoàn chỉnh trong 6 tháng đầu đời, miệng là cửa ngõ giác quan chính giúp trẻ nhận biết thế giới bên ngoài. Vì thế các cháu hay có thói quen đưa mọi đồ vật vào miệng, cả khi thị giác đã hoàn chỉnh hơn về sau.
 
       Ngoài ra, việc bú-mút-nhai vú mẹ hay núm vú da là nguồn khoái cảm đặc biệt với bé: nó giúp bé giải tỏa căng thẳng. Chính vì thế, khi muốn được yên, bố mẹ chỉ cần cho bé bình sữa hay vú ngậm là yên chuyện! Dư âm của khoái cảm miệng này hãy còn đọng lại ở các độ tuổi lớn hơn: như các trẻ lớn vẫn thích mút tay; người lớn thích hôn nhau khi tỏ tình và hay cắn móng tay khi tâm trạng không ổn. Freud gọi sự quay về với chặng khoái cảm trước là sự “thoái hồi” (regression).
 
      Về phương diện nhân cách, trẻ nhũ nhi chưa ý thức gì về bản thân. Cái tôi của bé thuần túy mang tính sinh học và phản ứng theo bản năng. “Cái tôi sinh học” (biological self) biết đòi thỏa mãn khi đói, khát, nóng, lạnh, đau…. Tiếng khóc là vũ khí rất hiệu nghiệm của trẻ để báo động bố mẽ về sự thiếu hụt nhu cầu của trẻ. Nếu được cung ứng đầy đủ khoái cảm miệng (được bú mút đủ), thì trẻ sẽ trở nên dễ tính, dễ chịu; nếu bị để thèm khát, thiếu thốn, trẻ sẽ quấy khóc và dần dần hình thành nên tính cách lo âu, bi quan, cau có. Ngược lại, nếu một trẻ đã qua tuổi bú mà vẫn không chịu cai sữa để chuyển qua ăn thức ăn cứng, thì sẽ hình thành nơi trẻ một tính cách ù lì, thiếu nỗ lực, bám víu ấu trĩ. Về sau, cá nhân ấy thường trở nên nhu nhược, tụt hậu so với nhịp độ tâm lý của độ tuổi, không đủ sức đương đầu với những khó khăn, thách đố. Freud gọi việc “giậm chân tại chỗ” ấy là hiện tượng “ngưng tụ” (fixation).
 
  • Giai đoạn tập đại tiện  (1.5 đến 3 tuổi)
 
      Trong nguyên bản, Freud gọi tên chặng này là “giai đoạn hậu môn” (anal stage), vì nó liên quan đến những khoái cảm tập trung ở vùng hậu môn đi kèm theo việc đại tiện của trẻ.
 
       Đến tuổi này, các trẻ phải tập “ngồi bô”. Công việc tưởng chừng đơn giản ấy lại rất khó nhọc đối với bé, vì nó đảo lộn thói quen bài tiết tùy tiện trước đó. Việc ngồi bô vô tình trở thành mối bận tâm của cả bé lẫn mẹ: nếu bé đại tiện thành công thì được mẹ thương; ngược lại, sẽ bị mẹ thiếu kiên nhẫn và đánh đòn. Một cách vô hình trung, việc đại tiện để lại những tác động cả trên thể lý và tâm lý của bé.
 
  • Về thể lý, khi đại tiện, cơ hoành ở hậu môn co thắt tạo ra khoái cảm, đồng thời làm giảm sự nặng nề và căng thẳng ở đại tràng. Các trẻ thường cảm nhận được khoái cảm ở vùng hậu môn đi kèm với việc “giữ” hay “tống” phân ấy.
  • Về tâm lý, việc ngồi bô tạo cho bé một căng thẳng về tâm cảm: bé không còn đương nhiên là “số 1” trong mắt mẹ. Trái lại, bé phải cố làm theo ý mẹ để tiếp tục được mẹ yêu, như phải tiêu tiểu đúng giờ, nề nếp trong các sinh hoạt ăn ngủ… Từ đó bé nảy sinh ý thức về “cái tôi xã hội” (social self) của mình: mình không còn là “cái tôi tối thượng”, mà chỉ là một “cái tôi nhỏ bé, yếu ớt” bên cạnh những cái tôi khác. Bé cũng nhận ra mình phải tùng phục các “cái tôi khác”, trước hết là bố mẹ, để đổi lại sự thương yêu. Sự thay đổi vị thế ấy một mặt làm bé hụt hẫng, nhưng cũng tập cho bé điều chỉnh hành vi theo những nề nếp của mọi trường.
 
  • Giai đoạn tò mò giới tính  (3 đến 6 tuổi)
 
      Nguyên văn Freud gọi độ tuổi này là “giai đoạn dương vật” (phallic stage): từ la-tinh “phallus” chỉ biểu tượng ‘dương vật’ của giới tính nam (giống từ ‘linga’ trong văn hóa Ấn giáo).
 
      Khi lên 3-4 tuổi, trẻ ý thức về giới của mình: tôi là trai; bạn Mai là gái. Ý thức về “tôi giới tính” (gender) của trẻ xuất hiện từ lúc đó. Vì đã biết căn cứ vào bộ phận sinh dục để xác định giới tính, nên trẻ thường tò mò thích nhìn bộ phận sinh dục của người khác, nhưng chưa có những ý tưởng xấu, lệch lạc về tính dục như người lớn.
 
      Freud cũng nhận ra rằng, trẻ trai thì tự hào vì mình có dương vật và cảm nhận được khoái cảm khi sờ mó bộ phận ấy. Thế nhưng niềm tự hào này lại mau chóng biến thành nỗi sợ bị (đe dọa) thiến hoạn (castration fear). Nỗi sợ này tiếp tục tồn tại ở những độ tuổi lớn hơn nơi nam giới, dưới dạng bận tâm về nam tính của mình: Tôi sợ mình không là đàn ông thực thụ! Còn trẻ gái thì ghen tị vì mình thiếu dương vật, và ngầm ước cũng có được bộ phận ấy (penis envy). Thế nhưng, khi biết ước mong ấy là hão huyền, trẻ gái chuyển qua ước muốn lập gia đình khi lớn lên và sẽ tự sinh cho mình một bé trai. Trong thực tế, nhiều tác giả phê bình rằng ý kiến của Freud về “sự ghen tị thiếu dương vật” nơi trẻ gái là lệch lạc; nhưng về mặt biểu tượng, điều ấy lại rất đúng với não trạng nữ quyền: đấu tranh đòi bình đẳng giới và bình quyền với nam giới.
 
       Sau cùng, Freud quan sát thấy hiện tượng xung khắc của trẻ từ 3-6 tuổi với cha mẹ đồng giới mà ông đặt tên là “phức cảm Ơ-đíp” (oedipus complex). Tên gọi này bắt nguồn từ một truyền thuyết Hy lạp kể về chàng trai Oedipus - con Vua thành Thèbes - bị lưu lạc từ nhỏ. Khi trưởng thành, do không biết cha mẹ mình, Oedipus đã vô tình sát hại cha trong một cuộc đọ kiếm theo tục lệ để tranh cưới mẹ. Thực ra Freud không có ý đề cao khía cạnh loạn luân của câu chuyện thần thoại; ông chỉ muốn dùng tích truyện ấy để miêu tả một biểu hiện có thật nơi cả trẻ nam lẫn nữ: quyến luyến và muốn độc chiếm cha hay mẹ khác giới; từ đó kình chống cha hay mẹ cùng giới. Nhưng khi lên 5-6 tuổi, trẻ nhận ra mình không thể cạnh tranh nổi quyền lực của cha/mẹ, nên giải quyết xung khắc ấy bằng cách ngoan ngoãn tùng phục và rập khuôn theo cung cách của cha/mẹ đồng giới. Nhờ sự rập khuôn ấy, trẻ được củng cố nam tính hay nữ tính của mình hơn và có sức thu hút, quyến rũ bạn tình sau này.
 
  • Giai đoạn tiềm phục về tính dục (6 tuổi đến dậy thì)
 
      Có một chuyển biến rõ nét trong tâm cảm của trẻ ở tuổi tiểu học: đó là cả trẻ trai lẫn gái đều giảm quan tâm đến vấn đề giới tính, nhưng tập trung tất cả sự hiếu động vào tìm hiểu thế giới, mở mang kiến thức, rèn luyện những kỹ năng trí tuệ và xã hội của mình. Vì vậy Freud đặt tên cho tuổi 6-12 là “giai đoạn tiềm phục” về tính dục (latency stage).
 
        Về tâm cảm, tuổi 6-12 chưa thực sự có nhân cách riêng; do vậy trẻ thường ẩn mình vào nhóm bạn đồng trang lứa. Tuy không mấy quan tâm đến tính dục của bản thân (tiềm phục), nhưng trẻ lại rất kỳ thị về giới: trai chỉ chơi với nhóm trai; gái chỉ vào với nhóm gái. Việc nấp mình vào nhóm bạn đồng giới tạo cơ hội cho trẻ củng cố hơn nữa “cái tôi giới tính”, tức nam tính hay nữ tính của mình. Trẻ nào bị nhóm bạn đồng giới loại trừ, thì dễ rơi vào hoang mang, nghi ngờ căn tính giới tính (gender identity) của mình.
 
       Tương quan của tuổi tiềm ẩn với quyền bính rất ôn hòa: ngoan ngoãn, dễ bảo, không còn phản kháng với cha mẹ như giai đoạn tò mò tính dục hay giai đoạn dậy thì tiếp theo.
               
  • Giai đoạn hoạt động tính dục  (từ tuổi dậy thì trở đi)
 
      Ở tuổi dậy thì, những ham muốn tình dục chôn vùi ở giai đoạn tiềm phục nay tái bùng phát mạnh mẽ. Đối tượng khoái cảm của cá nhân giờ đây chuyển sang người khác phái và tiến dần đến việc thành hôn đảm nhận đời sống gia đình ở cuối giai đoạn này. Sự xuất hiện của những cuốn hút tính dục, các mộng tưởng tình dục, kinh nghiệm về khoái cảm thể xác và khả năng đạt cực khoái… một mặt làm người trẻ vui thích, mặt khác gây nên sự xấu hổ, sợ hãi và mặc cảm tội lỗi. Thiếu niên cần tập luyện để điều hợp những xung động tính dục mới xuất hiện và học một thái độ nghiêm túc với tính dục và hôn nhân.
 
       Thế nên, sự chín muồi của khả năng truyền sinh nơi thiếu niên chỉ là bước khởi đầu của “cái tôi trưởng thành”, bởi lẽ - theo Freud - không ít người không vượt qua được chặng “đồng tính luyến ái” của tuổi thiếu niên (hiện tượng ngưng tụ), tức có những khám phá và “trò chơi tính dục” với bạn thiếu niên đồng giới, vì chưa đủ bản lãnh và tự tin để chinh phục một người bạn khác giới. Chỉ khi cá nhân tiến đến được hôn nhân dị giới, đủ sức đảm nhận chức năng vợ-chồng, bố-mẹ trong gia đình và các vai trò xã hội khác một cách trưởng thành, thì cá nhân ấy mới đạt đến “nhân cách trưởng thành và sung mãn”. Vì thế, một cá nhân có nhân cách trưởng thành phải vững chãi về phái tính của mình, tức chấp nhận căn tính giới tính của mình và hành xử đúng theo phái tính ấy. Đồng thời phải có đủ năng lực đảm nhận cách đúng đắn các bổn phận hôn nhân (hay tương đương) và bổn phận xã hội của họ.
        Kết luận: Freud thường bị phê phán đã quá thổi phồng tác động của tính dục trên sự phát triển nhân cách. Thật ra, Freud không phủ nhận vai trò của các yếu tố khác trên việc phát triển nhân cách. Lý thuyết của ông chỉ muốn nhấn mạnh yếu tố tính dục trên tiến trình phát triển thường bị các tác giả khác bỏ quên hoặc né tránh. Đồng thời Freud cũng muốn minh chứng rằng, việc thỏa mãn đúng mức và đúng cách dục năng của cá nhân ở mỗi độ tuổi, sẽ giúp tăng trưởng cách lành mạnh các “cái tôi” khác nhau của bản ngã, hướng đến xây dựng một nhân cách trưởng thành. Các cái tôi khác nhau của bản ngã gồm:
 
  • Một cái tôi sinh học đòi được bú mớm và yêu thương;
  • Một cái tôi xã hội cần an toàn và hài hòa với cái tôi khác;
  • Một cái tôi giới tính nhận biết phái tính của mình, chấp nhận nó và vững chãi trong căn tính tính dục của bản thân; 
  • hướng tới cái tôi tính dục trưởng thành, chững chạc trong nhân cách, có tương giao lành mạnh với mọi người; sống trách  nhiệm đời sống hôn nhân và xã hội. 
 
       Dầu sao, không lý thuyết nào là một khẳng định chắc nịch, hay là lời giải thích minh nhiên về một hiện tượng; chúng chỉ muốn đưa ra một giả thiết. Cũng vậy, Freud chỉ nêu lên một giả định rút tỉa từ kinh nghiệm trị liệu của ông: đó là có sự gắn kết chặt chẽ giữa sự phát triển nhân cách với tiến trình phát triển tính dục. Dù ai có chống lại lập trường của Freud, thì cũng phải nhận rằng lý thuyết của ông có một phần đúng với bản thân họ và được ứng dụng rất hiệu quả trong trị liệu. Các điều ấy biện minh cho sự đúng đắn và giá trị của lý thuyết của Freud.
 
2. Lý thuyết phát triển tâm lý qua tương giao xã hội
 
     Khác với Freud, nhà phân tâm Erik Erikson (1902-1990) chủ trương rằng nhân cách thành hình và phát triển nhờ vào những mối tương giao xã hội. Erikson chia đời người làm tám giai đoạn; mỗi giai đoạn có một đối tượng tương giao quan trọng riêng. Khi cá nhân giải quyết ổn thỏa mối tương giao với đối tượng riêng của mỗi giai đoạn, thì sẽ đạt được một phẩm tính tâm lý tạo điều kiện cho sự phát triển ở các chặng kế tiếp.
 
  • Từ 0-1 tuổi:  Phẩm tính Tin cậy đối lại với bất an, nghi ngại
 
      Đối tượng tương quan có ý nghĩa của tuổi này là mẹ yêu. Nếu một trẻ được chăm sóc, yêu thương đầy đủ từ người nuôi dưỡng sẽ có được phẩm tính tin cậy đối với ngoại cảnh. Chính thái độ tin cậy từ tuổi sơ sinh sẽ đặt nền móng cho thái độ tin tưởng lạc quan trong cuộc sống về sau, vì trẻ cảm nhận thế giới là một nơi an toàn.
 
  • Từ 2-3 tuổi:  Phẩm tính Tự chủ đối lại nhút nhát, hoài nghi
 
      Đối tượng tương quan có ý nghĩa của tuổi này là mẹ quyền lực. Tuổi lên 2-3 bắt đầu khám phá thế giới hành vi của mình và muốn làm theo ý riêng. Thế nhưng, trẻ luôn bị khép vào kỷ luật của người lớn: phải ngồi bô, phải ăn cái này, phải làm cái nọ… Nếu một trẻ bị răn đe khắt khe, sẽ đâm ra nhút nhát, rụt rè và hoài nghi bản thân. Ngược lại, nếu được khuyến khích, cổ vũ thì trẻ sẽ sớm có được những nề nếp, tự chủ, tự lập.
 
  • Từ 3-6 tuổi:  Phẩm tính sáng tạo đối lại mặc cảm sai lỗi
 
      Tới tuổi mẫu giáo, trẻ va chạm với một đối tượng ít an toàn nhưng cạnh tranh hơn: đó là anh chị và bạn mẫu giáo lớn hơn. Bắt nạt, ẩu đả khi vắng mặt người lớn là chuyện thường xuyên. Một trẻ có được sự an toàn sẽ trở nên năng động, sáng tạo, dám đối đầu với những thách thức. Cũng ở tuổi này, trẻ bắt đầu tập tự lo liệu cho các sinh hoạt của bản thân (ăn, ngủ, vệ sinh). Nếu một trẻ không tạo được thói quen trách nhiệm, sẽ cảm thấy bất an và mặc cảm sai lỗi. Cần giúp trẻ sáng tạo và tập trách nhiệm bằng lời khen và khuyến khích để trẻ lập thành tích.
 
  • Từ 7-12 tuổi:  Phẩm tính khéo léo đối lại với tự ti
 
      Đây là độ tuổi học cấp I. Trẻ cần có tài khéo (học giỏi, chơi giỏi) để cạnh tranh và được nhóm bạn đồng giới đón nhận. Nếu ở tuổi trước, sự sáng tạo đưa trẻ khám phá những kinh nghiệm mới, thì ở tuổi này trẻ cần thêm sự siêng năng để trau giồi những kiến thức và kỹ năng ở trường. Nếu thành công, trẻ sẽ trở nên ham thích học hỏi, và ngày càng phát triển.  Nếu trẻ thua sút, kém cỏi sẽ đâm ra tự ti, chủ bại. Vì vậy, nhà giáo dục cần kích thích các em phát huy tính chủ động, sáng tạo; đặc biệt phải giúp các trẻ yếu kém cố tự tin, năng động, siêng năng hơn. Cũng vậy, cần tránh không để trẻ nào bị nhóm loại trừ.
 
  • Từ 13-20 tuổi:  Tạo lập được nhân cách riêng
              đối lại với  hoang mang về căn tính của mình
 
       Đối tượng tương giao chính của tuổi thiếu niên là bản ngã của em. Tuổi thiếu niên quan tâm tìm câu trả lời: tôi là ai; tôi quan tâm đến những điều gì; tôi sẽ đi về đâu trong cuộc đời? Những câu hỏi như thế thúc đẩy thiếu niên đi tìm cho mình một căn tínhđịnh hướng cho mình một tương lai. Công việc này không đơn giản, vì đã bắt đầu tiếp cận với cuộc sống của người lớn (tiêu tiền, đi làm thêm, yêu đương, xã giao…), kể cả nguy cơ tiêm nhiễm những tệ nạn xã hội, nhưng lại chưa đủ bản lĩnh và suy nghĩ chín chắn để quyết định đúng đắn.
 
      Thay vì kiểm soát, cấm đoán thiếu niên như trẻ con, phụ huynh nên hướng dẫn và tạo cơ hội cho em cọ xát với thực tế, tập cho em đảm nhận từ từ những vai trò của người trưởng thành; đồng thời hướng dẫn em chọn một nhân cách lành mạnhmột hướng đi đúng đắn cho tương lai. Bao lâu một thiếu niên chưa hoàn tất được hai nhiệm vụ này, bấy lâu trẻ ấy còn mông lung về bản thân và về tương lai.
 
        Trong số các chặng phát triển trong đời người, Erikson cho rằng chặng định hình nhân cách ở tuổi thiếu niên là quyết định nhất. Nếu một trẻ đạt được các phẩm tính tâm lý của 4 giai đoạn trước, thì sẽ gặp nhiều thuận lợi trong việc định hình nhân cách ở giai đoạn này. Nói như thế, không có nghĩa là những trẻ kém may mắn trước đó, sẽ không thực hiện được việc định hình nhân cách. Nếu có ý chí và nghị lực tốt, có bản lãnh cao, và được hướng dẫn chỉ bảo trong tuổi thiếu niên, thì các trẻ sau vẫn có thể bứt phá, hóa giải những bất lợi, tận dụng thời cơ, phát huy những thế mạnh của cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ tâm lý của giai đoạn này.
 
      Tóm lại, chặng thiếu niên giống như cái bản lề nối hai chặng tuổi thơ và trưởng thành. Do vậy, mọi thiếu niên đều cần được hỗ trợ và hướng dẫn sâu sát, để không lỡ mất cơ hội duy nhất xây dựng một bản lề chắc chắn cho đời mình.   
 
  • Từ 20-30 tuổi:  Khả năng thân tình đối lại với xa lánh
 
      Đối tượng tương giao của tuổi vào đời là vật lộn với đời để lập thân. Để thành công, người thanh niên cần có khả năng kết thân cả trên lãnh vực làm ăn, tình yêu, giao tế xã hôi… Khả năng kết thân này thường kết tinh từ những phẩm tính tâm lý của các giai đoạn trước: tự tin và bản lĩnh; biết đối thoại và hợp tác; không ngại đối diện những xung khắc, nhưng biết cách dàn xếp các xung khắc ấy cách ôn hòa.
 
      Một thanh niên càng có khả năng thân tình và kết thân cao, thì tiềm năng thành đạt, thành danh, thành gia thất của người ấy càng lớn. Ngược lại, một thanh niên nhút nhát, xa lánh, có nguy cơ trơ trọi mãi mãi trong ốc đảo của mình. Thực tế đã chứng tỏ cho thấy điều đó nơi các thanh niên. 
      
  • Từ 30-60 tuổi:  Sống cống hiến đối lại với co rút, bế tắc
 
      Đối tượng tương giao của tuổi trưởng thành là trách nhiệm của bản thân. Sau thời gian vất vả lập thân và đã ổn định cuộc sống, sẽ xảy đến cám dỗ hưởng nhàn, ích kỷ, tìm bù trừ. Người có nhân cách lành mạnh luôn chọn sống trách nhiệm và sinh ích cho đời. Erikson gọi phẩm tính ấy là sinh sản hay cống hiến (generativity). Ngược lại, người quy kỷ, hoặc không lập thân thành công sẽ lâm vào co rút, bế tắc.
  • Trên 60 tuổi:  Sự toàn vẹn cuối đời đối lại với thất vọng
 
      Tuổi già thường nhìn lại quá khứ và lượng giá lại đời mình. Nếu có được cuộc đời tươi đẹp, thành đạt, ý nghĩa (dù không thiếu những phong ba), thì cá nhân cảm thấy mãn nguyện, vì đã sống đời mình toàn vẹn. Ngược lại, người có cuộc đời họ dang dở, u uất, sai lầm, thất không còn cơ hội làm lại, thì cảm giác tuyệt vọng sẽ xâm chiếm và khuynh đảo tâm hồn họ. 
 
      Theo Erikson, chỉ có thể đánh giá sự thành đạt của nhân cách hay thành nhân vào chặng cuối đời này. Sự thành nhân ấy khác với thành công hay thành đạt bên ngoài, nhưng là sự thành toại, mãn nguyệnthanh thản nội tâm dù đời mình thành công ra sao. Thế nên, cho dù cuối đời của một người không mấy sáng sủa, thì người ấy vẫn còn cơ hội biến màu đen u ám ấy thành màu tươi sáng hy vọng, nếu họ biết chấp nhận quá khứ; tự hòa giải và tha thứ cho những lầm lỡ của mình; khao khát vươn lên; thanh thản với sự chết đang đến. Đó chính là bí quyết làm cho cuộc đời nên toàn vẹn ở giây phút cuối đời. Đôi lúc, một cá nhân không thể tự thực hiện công việc “lột xác” ấy; họ rất cần sự thông cảm, nâng đỡ, khuyên bảo, ủi an để hoàn tất đời mình trong sự toàn vẹn.  
 
3. Lý thuyết phát triển khả năng nhận thức
 
     Jean Piaget (1896-1980) - nhà tâm lý Thụy sĩ - đã nghiên cứu cách quy mô khả năng học hỏi nơi các độ tuổi. Ông ghi nhận bốn giai đoạn nhận thức căn bản nối tiếp nhau giữa các độ tuổi.
 
a- Giai đoạn cảm giác & vận động: từ 0 đến 2 tuổi
                         (Sensory Motor Period)
 
      Trong hai năm đầu, trẻ xây dựng hiểu biết về ngoại giới qua việc phối hợp tri nhận của giác quan đưa đến vận động thể xác: chẳng hạn ai đó giơ cao cây roi trước mặt trẻ (tri giác), trẻ liền nhắm tít mắt và co rúm người lại (vận động). Nhận thức của bé hãy còn là cái biết do kinh nghiệm, chưa được khái quát hóa thành khái niệm. Ví dụ, sau lần bị phỏng, bé “biết” bằng kinh nghiệm rằng lửa thì nóng. Tuy chưa có khái niệm trừu tượng: lửa = nóng; nhưng sau lần ấy bé sẽ rút tay khỏi tất cả những gì có hình dáng ngọn lửa (như bóng đèn quả nhót).
 
      Sau đây là tiến trình hiểu biết của bé trong 2 năm đầu đời, theo quan sát của Piaget.
 
  • 4 tháng đầu: Bé chỉ mới có phản ứng sinh học với ngoại giới bằng cách khóc hay cọ quậy khi đói, lạnh, nóng, ướt… Ngoài ra bé bắt đầu biết đáp trả mẹ bằng ánh mắt, nụ cười, hay hành vi vận động lập đi lập lại (như chơi trò ú…à!).
 
  • 4 - 8 tháng: Bé biết rằng có các đồ vật hiện hữu bên ngoài bé; vì vậy muốn chụp bắt đồ chơi có màu sặc sỡ hoặc tạo âm thanh. Cũng vậy, bé nắm được một số quy luật tương tác của ngoại vật: như nếu thả bóng ra thì bóng rơi xuống; khi bóng chạm đất thì lại tưng lên. Nắm được quy luật ấy bé có thể điều khiển động tác buông và bắt bóng.
 
  • 8 tháng: Tâm trí bé có thể lưu giữ hình ảnh của đồ vật bên ngoài. Trước đó, nếu ta lừa bé giấu con gấu bé đang chơi, thì bé thản nhiên xoay qua chơi với thứ khác. Từ tháng thứ 8, bé sẽ loay hoay kiếm gấu bông cho bằng được. Điều đó chứng tỏ bé đã có khả năng ghi nhớ trong tâm trí hình ảnh các đồ vật, nhất là những đồ vật bé yêu thích.
 
  • Từ 18 tháng: Đây là tuổi biết đi và biết nói. Tư thế đứng thẳng khả năng ngôn ngữ là hai bước đột phá lớn trong tiến trình tiến hóa loài người. Khi đứng thẳng được, bé sẽ nhìn chụp xuống ngoại giới cách bao quát hơn; khi biết nói, các ngôn từ sẽ cho phép bé sở hữu ngoại giới hiệu quả hơn; nâng cao trí tưởng tượng và khả năng tư duy hơn; bày tỏ tình cảm của mình dễ dàng hơn. Khi nói được, bé cũng hiểu được các chuyện kể; nhờ đó thế giới của bé được mở rộng vào vùng đất của trí tưởng tượng.
  • Giai đoạn tiền thao tác tư duy (2-7 tuổi) 
        (Pre-operational Thought Period)
 
      Piaget dùng từ “thao tác” (operations) để chỉ các hành vi tư duy có chiến thuật. Ở độ tuổi từ 2-7, trẻ chưa biết tư duy có phương pháp; do vậy Piaget gọi chặng suy nghĩ này là giai đoạn tiền thao tác tư duy. Cách suy nghĩ của tuổi này chỉ hoàn toàn bộc phát, chủ yếu dựa trên trực giác, trực quantưởng tượng để hình dung sự vật hay giải quyết một công việc; ngoài ra trẻ cũng biết diễn đạt sự hiểu biết của mình bằng ngôn từ, hình ảnh, hay các nét vẽ biểu tượng.
 
      Ví dụ cô giáo trao cho bé 1 cây bút kèm theo 5 nắp bút có kiểu dáng và kích cỡ khác nhau, rồi yêu cầu bé gắn đúng nắp của cây bút. Thông thường bé có thể tìm đúng nắm bút bằng một trong ba cách sau:
 
  • Tình cờ chọn đúng mà không hiểu tại sao (trực giác).
  • Nhắm chừng một nắp mà bé cảm thấy có vẻ vừa với cây bút (tưởng tượng).
  • Thử từng nắp bút cho đến khi tìm đúng (trực quan).
 
      Ngoài ra, Piaget còn nhận thấy rằng khả năng lập luận của tuổi tiền tư duy hãy còn rất hạn chế. Bé chưa có khái niệm về tính ổn định về khối lượng, số lượng (permanence of mass, quantity…) Ví dụ cô đưa cho bé hai ly giống nhau chứa hai lượng nước bằng nhau; sau đó cô đổ nước từ một trong hai ly vào một ly cao và hẹp. Nếu hỏi bé ly nào nhiều nước hơn, bé sẽ dựa vào trực quan để trả lời rằng nước trong ly cao và hẹp nhiều hơn, vì thấy sao nói vậy!
 
       Cũng vậy, bé chỉ mới có thể phân loại đồ vật dựa vào một tiêu chí: hoặc màu sắc, hoặc hình dáng. Do vậy, nếu trao cho bé một rổ lẫn lộn các hình khối tam giác, vuông, tròn (3), với ba màu xanh, đỏ, vàng (3); rồi yêu cầu bé phân loại. Hầu hết các bé chỉ chia được thành 3 nhóm: hoặc theo hình dáng, hoặc theo màu mà thôi. Còn bạn, bạn phân được bao nhiêu loại?
c-  Giai đoạn thao tác tư duy cụ thể  (7-11 tuổi) 
             (Concrete Operations Period)
 
      Độ tuổi cấp I đã có chiến thuật tư duy, nhưng hãy còn phải bám vào sự vật cụ thể bày ra trước mắt hoặc trong trí. Chẳng hạn trẻ làm toán bằng đũa; nếu không có đũa, chúng phải nhẩm “đũa” trong đầu. Vì chưa có khả năng tư duy những điều trừu tượng, không gắn với kinh nghiệm trực quan, tuổi thao tác tư duy cụ thể không thực hiện được phép tính: 3 - 5 = ?. Lý do vì trong thực tiễn 3 < 5, nên làm sao trừ được cho 5. Chỉ đến khi đạt khả năng tư duy trừu tượng, trẻ mới suy đoán được rằng: tôi có 3 đồng, mẹ muốn vay 5 đồng; muốn cho mẹ vay tôi phải đi mượn nơi khác 2 đồng mới đủ. Suy ra: 3 - 5 = -2.
 
      Về khả năng nhận thức các sự vật, trẻ tiểu học đã có được khái niệm về tính ổn định trọng lượng, khối lượng, số lượng; biết phân biệt dựa trên đa tiêu chíhoán đổi phương trình bậc 1. Ngoài ra, chúng có trí nhớ thuộc lòng rất cao dù không hiểu nội dung bài (học vẹt). Nhà giáo dục cần biết các đặc điểm trí tuệ này của trẻ để chọn phương pháp truyền đạt phù hợp.
 
d-  Giai đoạn thao tác tư duy hình thức hay trừu tượng  
            (Formal Operations Period):  Tuổi tiền dậy thì
                                                                                                                                                                                                      
       Bước vào tuổi tiền dậy thì, trẻ chớm nở khả năng “tư duy hình thức”, tức tư duy với những giả thiết trừu tượng, lôgíc, và khái quát, vượt trên các sự vật cụ thể. Chẳng hạn ở chặng thao tác tư duy cụ thể, nếu muốn chứng minh mệnh đề: [A > B; mà B > C, à A > C], giáo viên cần bày các vật cụ thể được gọi tên là A, B, C ra trước mắt thì trẻ mới kiểm chứng được lập luận bắc cầu trên. Thế nhưng ở tuổi tư duy hình thức, trẻ có thể giải bài toán ấy mà không quan tâm nội dung A, B, C là gì. Vì thế chương trình giáo dục đưa vào bậc trung học nhiều môn học có những khái niệm và công thức trừu tượng, như toán đại số, vật lý, hóa học. Các môn học này giúp trẻ trau giồi để ngày càng nhuần nhuyễn các kỹ năng tư duy trừu tượng hơn.
       Trong thực tế, khả năng tư duy trừu tượng không chỉ ứng dụng nơi bài vở, nhưng vào cả đời thường, như lên kế hoạch tính toán cho cuộc sống, hay dự phòng các tình huống tương lai. Do vậy, bên cạnh việc học tập ở trường, thiếu niên cần rèn luyện óc thực tiễn để tập đảm nhận những thực tế của đời sống.
 
4.  Lý thuyết phát triển phán đoán đạo đức
      Theo Lawrence Kohlberg (1927-1987)
 
       Mặc dù Piaget cũng nghiên cứu nhận thức đạo đức của trẻ em, nhưng Kohlberg mới là tác giả đưa ra lý thuyết hệ thống nhất về khả năng phán đoán đạo đức của các độ tuổi. Theo Piaget, có một bước chuyển quan trọng trong nhận thức đạo đức từ nền đạo đức dị trị (heteronomy) hành xử theo sự áp đặt, thưởng phạt, khen chê của người khác, sang nền đạo đức tự trị (autonomy) dựa vào phán đoán lương tâm của cá nhân.
 
        Kế thừa con đường của Piaget, Kohlberg cũng cho rằng sự phát triển nhận thức đạo đức hệ tại ở việc nội tâm hóa các giá trị bên ngoài (dị trị), để biến chúng thành những giá trị của bản thân (tự trị). Sau 20 năm nghiên cứu các độ tuổi khác nhau ở 27 quốc gia, Kohlberg ghi nhận rằng phán đoán đạo đức được phát triển qua 3 cấp độ: cấp độ tiền quy ước, quy ước và hậu quy ước. Mỗi cấp độ ấy lại chia thành hai xu hướng nhỏ. Trước khi đi vào từng cấp độ, hãy lược qua cách trắc nghiệm luân lý của Kohlberg và hai khái niệm phán đoán đạo đứcquy ước.
 
  • Định nghĩa “phán đoán đạo đức” và “quy ước”
  • Phán đoán đạo đức thì liên quan đến giá trị tốt-xấu của một hành vi tương ứng với thái độ luân lý của người làm hành vi đó. Chẳng hạn câu nói “cô Tấm khéo tay” chỉ là một nhận xét khách quan; nhưng câu nói “cô Tấm ngoan hiền” lại là một phán đoán đạo đức.
  • Quy ước là những thỏa thuận minh nhiên hoặc mặc nhiên giữa các cá nhân hay cộng đồng, nhằm bảo đảm tiện ích chung cho cộng đồng và mọi phía đối tác. Quy ước minh nhiên là những thỏa thuận, qui định, luật lệ thành văn như luật giao thông; còn qui ước mặc nhiên tuy không được ký kết trên văn bản, nhưng những ai có lương tri đều cảm thấy cưỡng lực từ bên trong phải tuân thủ; chẳng hạn như quy tắc “kính trên, nhường dưới”
  • Thực nghiệm của Kohlberg
 
       Để tiến hành khảo sát, Kohlberg đã thiết kế các “bài toán đạo đức”. Dựa vào câu trả lời theo đa số của mỗi độ tuổi, Kohlberg xây dựng lý thuyết về tiến triển phán đoán đạo đức nơi các độ tuổi. Sau đây là một vài “bài toán” mẫu.
  • Lan giúp mẹ rửa ly, chẳng may đánh vỡ 10 cái ly; Lâm trèo lên kệ lấy trộm kẹo, làm vỡ 2 cái ly. Vậy, em nào nặng tội hơn? Hầu hết trẻ dưới 7 tuổi cho là Lan, vì làm vỡ nhiều ly hơn. Lối trả lời ấy hãy còn dựa vào đạo đức dị trị, lấy xử phạt của bố mẹ làm tiêu chuẩn. Ngược lại, các trẻ theo đạo đức tự trị đã biết phán xử dựa vào ý hướng của mỗi đương sự khi hành động: Lâm có ý xấu nên nặng tội hơn.
  • Một người đàn ông có vợ bị ung thư, nhưng không đủ tiền để mua liều thuốc có thể chữa vợ ông khỏi bệnh. Thế là ban đêm ông đã lẻn vào hiệu thuốc đánh cắp thuốc. Ông ta có được phép hành động như thế không? Tại sao? Bạn sẽ xử lý hình sự ông ta thế nào? Bạn nghĩ gì về chủ hiệu thuốc? Ông ta có đúng khi tăng giá thuốc quá cao không? Trong thực tế, các bài toán loại này cũng “hóc búa” cả với người lớn.
 
  • Ba cấp độ phát triển phán đoán đạo đức theo Kohlberg
 
  1. Cấp độ phán đoán tiền-quy-ước  (Pre-conventional Level)
 
      Dưới 10 tuổi. Đây là cấp độ đạo đức quy kỷ, lấy tiện ích của bản thân làm chuẩn hành vi. Ở tuổi này, các trẻ chưa nhận thức được giá trị tự tại của các quy chuẩn đạo đức, nhưng chỉ lấy ích lợi cá nhân và thưởng phạt của người lớn làm tiêu chuẩn phán đoán hành vi. Có thể nhận thấy hai xu hướng đạo đức phổ biến của cấp độ tiền quy ước này.
 
  • Xu hướng đạo đức dị trị, dựa vào thưởng phạt (Punishment and Obedience Orientation). Phán đoán luân lý, đạo đức của trẻ hoàn toàn dựa vào những cấm đoán và thưởng phạt của người lớn: em nên hay không nên làm điều ấy vì bố mẹ bảo như thế; vì nếu không bố mẹ sẽ phạt.
 
  • Xu hướng đạo đức quy kỷ (Self-interest Orientation): Điều gì đem lại tiện ích cho tôi đều là tốt. Tôi thích kem, vậy kem là tốt. Sau đó tôi bị sâu răng, kem trở thành xấu. Hết đau răng, tôi lại ăn kem vô tội vạ! Cũng vậy, trẻ cư xử dựa vào quy tắc trao đổi thực dụng chứ chưa biết căn cứ vào giá trị tương đương, như sẵn sàng đổi món đồ chơi đắt giá của mình lấy món đồ chơi rẻ tiền của bạn mà mình thích.
 
  1. Cấp độ phán đoán theo quy-ước (Conventional Level)
 
     Khoảng 10-13 tuổi.  Đây là cấp độ đạo đức nệ luật. Việc giữ luật ở đây không do ý thức về giá trị của luật lệ; nhưng tôi phải hết sức tôn trọng mọi luật - từ luật chơi cho đến các luật lệ khác - để được cộng đồng đón nhận, để không bị nhóm loại trừ. Hai xu hướng của cấp độ đạo đức nệ luật này:
 
  • Xu hướng đạo đức trung thần (Loyalist Orientation). Không còn sợ thưởng phạt như tuổi ấu nhi, trẻ 10-13 tuổi đề cao nhiều hơn sự tin cậy, liên đới và trung tín giữa các thành viên, và lấy đó làm nền tảng phán đoán luân lý. Vì vậy trẻ giữ luật vì muốn được nhìn nhận là con ngoan, trò giỏi.
 
  • Xu hướng đạo đức nệ luật (Legalist Orientation). Do rất lụy thuộc vào nhóm và cộng đồng, trẻ không chỉ giữ luật cho mình mà còn xét nét việc tuân giữ luật của thành viên khác. Trẻ phê phán đạo đức dựa vào các quy định của xã hội, vào công lý, luật pháp và bổn phận. Đây hãy còn là sự nô lệ lề luật, chứ chưa thực sự do ý thức về giá trị của luật lệ.
  1. Cấp độ phán đoán hậu-quy-ước (Post-conventional Level)
 
     Từ tuổi thiếu niên trở đi. Đây là cấp độ đạo đức quy nhân & dựa trên lương tri: “Luật vị con người, chứ con người không vị luật”. Cá nhân ở cấp độ hậu quy ước đã nhập tâm các giá trị và lấy phân định theo lương tâm/lương tri; tự mình ấn định những chuẩn mực hành xử đạo đức cho bản thân. Hai xu hướng:
 
  • Xu hướng đạo đức theo giao kèo xã hội (Social contract Orientation). Chỉ xem luật như giao kèo xã hội, nhắm phục vụ quyền lợi con người. Do vậy một luật pháp đúng đắn phải vị nhân sinh. Vì thế mọi thể chế công minh đều cần có hệ thống tư pháp để giám sát, kiểm tra các quyền hành pháp lẫn lập pháp theo tiêu chí “vị nhân sinh” vừa nói. Hơn thế, ngoài các tòa án hình pháp, nhiều quốc gia còn có Tòa án hiến pháp để thường xuyên thẩm định tính chất “vị nhân sinh” của các đạo luật. Khi cần, Tòa hiến pháp ấy sẽ buộc phải tu chính - ngay cả hủy bỏ - những luật không bảo đảm được các quyền con người.
 
  • Các nguyên lý đạo đức phổ quát (Universal Ethical Principles). Các luật pháp và quy ước xã hội chỉ hợp pháp khi được xây dựng trên nền tảng tôn trọng các nguyên lý đạo đức phổ quát cao hơn như nhân phẩm, bình đẳng, bác ái, công lý, nhân quyền… Vì thế khi xảy ra xung khắc giữa pháp luật và lương tâm, cá nhân phải cản đảm tuân theo tiếng lương tâm, cho dù điều ấy nguy hiểm đến tính mạng. Chỉ những người trưởng thành, ý thức, tự do, mới sống đúng được xu hướng đạo đức phổ quát này.
      Tóm lại, các chặng phán đoán luân lý theo Kohlberg tương ứng với mức nhận thức (lý trí) và ý thức (lương tâm) của mỗi cá nhân hơn là  gắn với các độ tuổi. Hẳn nhiên, do sự non nớt về nhận thức và kinh nghiệm sống, các trẻ nhỏ không thể đạt đến cấp độ luân lý hậu quy ước; thế nhưng không phải là mọi người trưởng thành đều đạt được cấp độ luân lý cao nhất ấy. Trái lại, có rất nhiều người đã ở tuổi trưởng thành mà hãy còn sống theo nền đạo dức dị trị và thực dụng của cấp độ thứ nhất; vì thế giữa tri với hành nơi họ hãy còn một khoảng cách lớn lao. Những số liệu thống kê của Kohlberg về hành vi đạo đức nơi người trưởng thành đáng cho ta suy nghĩ về nền giáo dục nhân bản!
  • 62% người ở tuổi 36 hãy còn sống theo đạo đức nệ luật;
  • Trước tuổi 20-22, khó có thể đạt đến chặng đạo đức thỏa thuận hay giao kèo xã hội;
  • Chỉ từ 6-10% người trưởng thành vươn tới cấp độ luân lý hậu-quy-ước.
 
5.  Chu kỳ tuổi thọ của một gia đình
Theo lý thuyết của Bekvars (năm 1996)
 
      Tuổi thọ của một gia đình được tính từ thời điểm hai người thành hôn về mặt pháp lý hay chưa thành hôn nhưng lại có con chung, cho đến khi một trong hai qua đời (lý thuyết này không lưu ý đến ly dị). Tuy đây là lý thuyết phát triển của gia đình nhưng cũng liên quan mật thiết đến sự phát triển của cá nhân sống bậc hôn nhân. Chu kỳ của gia đình bao gồm 9 thời kỳ:
  1. Độc thân: Chọn bạn đời và chuẩn bị hôn nhân.
  2. Mới cưới: Cả hai bên đều phải có những điều chỉnh và thay đổi căn bản để thích nghi với đời sống chung.
  3. Sinh con: Thêm nỗi lo; nhu cầu gia đình tăng; gia đình phải có sự thích nghi giữa các thế hệ ông, bố, cháu.
  4. Con sắp đi học: Phải lo lắng nhiều hơn; tốn thêm thời gian; vợ chồng mất bớt sự riêng tư; phải đối phó với bọn trẻ.
  5. Con đi học: Thêm những tương quan xã hội mới vì con cái: bận bịu hơn; phải lo lắng nhiều khoản hơn; phải phân bố thời gian dành cho con cái và riêng tư vợ chồng.
  6. Con dậy thì: Lo lắng với những phát sinh mới; đối diện với cá tính con cái, với những xung khắc mới, với sức ép của công việc và những trọng trách với gia đình và xã hội.
  7. Con ra tự lập: Con lên đại học, đi làm xa, lấy vợ lấy chồng. Vợ chồng thêm những ưu tư về con cháu; lo lắng sắp về già; có những thay đổi trong công việc và tương quan vợ chồng; lo lắng không còn đủ thời gian để hiện thực hóa những dự phóng trong đời.
  8. Trung niên: Bận tâm về sức khỏe; đón nhận dâu rể; bận tâm về cha mẹ đã già; lo lắng về cuộc sống sắp về hưu, về những việc còn dang dở không đủ sức hoàn tất
  9. Về hưu: Đối diện với cái chết của bố mẹ, anh em, bạn bè; những lo lắng cho con cháu; vợ chồng vì nghĩa hơn vì tình; mối đe dọa về sự ra đi của một trong hai vợ chồng.
 
  Kết luận Phần II 
 
              VÀI LƯU Ý THỰC HÀNH VỀ PHÁT TRIỂN
 
1. Những cuộc bừng tỉnh của bản ngã trong cuộc đời
 
 
       Như đã trình bày, bản ngã chính là trung tâm điểm của nhân cách và là trọng tâm của tiến trình phát triển. Lúc chào đời, trẻ chưa có ý thức gì về mình. Theo thời gian, trẻ mới từng bước nhận thức về các khía cạnh khác nhau của cái tôi.
 
       Tâm lý học phát triển ghi nhận 4 cuộc bừng tỉnh quan trọng trong đời người: sự bừng tỉnh của cái tôi, của lý trí, của tính dục, và bừng tỉnh về thiêng liêng hay ý nghĩa cuộc sống. Sau mỗi lần bừng tỉnh ấy, một khía cạnh mới của cái tôi được thức dậy và gắn kết với cá nhân cho đến hết cuộc đời. Một cá nhân chỉ đạt đến sự thành toại khi đã kinh qua cuộc bừng tỉnh thứ tư - về ý nghĩa cuộc sống và thiêng liêng - và biết thống nhất đời mình theo nhãn quan của cuộc bừng tỉnh cuối cùng ấy.
  1. Sự bừng tỉnh về cái tôi
 
      Kể từ khi ở trong lòng mẹ cho đến lúc sinh ra, trẻ thơ hoàn toàn sống cộng sinh vào mẹ và không có ý thức gì về bản thân. Cuộc sống của trẻ ấy chỉ thuần túy mang tính sinh học.
 
      Cuộc bừng tỉnh đầu đời xảy ra từ 1,5 đến 2 tuổi: bé chợt phát hiện rằng “mình tồn tại”; “mình là mình” và “mình tách biệt với người khác”; “mình có ý muốn riêng của mình”. Dấu chỉ của sự thức tỉnh của cái tôi là bé thích xưng hô mình là “con”, là “bé”, hoặc xưng tên riêng trong giao tiếp. Bé cũng biết nói “không” để khẳng định ý riêng; bé biết mình có giá trị trước mắt bố mẹ, ông bà nên sẵn sàng “ăn vạ” để mặc cả cho bằng được điều mình muốn.
 
        Khi lên 3, trẻ ý thức thêm mình có giới tính: tôi là trai, là gái, và bắt đầu rập khuôn hành vi theo khuôn mẫu phái tính của mình. Hai biến cố bừng tỉnh về cái tôivề nhận diện giới tính đánh dấu sự hình thành ý thức về bản ngã trong nhận thức của bé. Kể từ đấy, “cái tôi” của bé sẽ là trung tâm điểm của con người bé, của đời sống của bé; mọi việc bé làm sẽ xoay quanh cái tôi ấy, nhằm củng cố và vun xới cái tôi ấy trở nên độc sáng, hài hòa với những quy chuẩn xã hội. 
 
  1. Sự bừng tỉnh về trí năng
 
      Ở tuổi tiền dậy thì (10-12 tuổi), bắt đầu chớm nở nơi thiếu niên khả năng tư duy trừu tượng. Thiếu niên không còn sống trong thế giới cảm tính và tưởng tượng của trẻ con, nhưng bắt đầu lập luận và theo đuổi những suy nghĩ riêng; biết tra vấn người lớn và đòi mọi sự phải sáng sủa, mạch lạc, hợp lý, mặc dầu chính bản thân thiếu niên không đáp ứng được các yêu sách ấy. Cuộc bừng tỉnh lý trí nơi cá nhân phản ánh lại bước tiến quan trọng trong tiến trình tiến hóa xa xưa của nhân loại (nếu thực là thế), tiến hóa từ chủng người (homo) sang con người ý thức, có nhận thức và hiểu biết (homo sapiens).
  1. Sự bừng tỉnh về tính dục
 
       Ở tuổi dậy thì (14-16), những năng lực tính dục nơi trẻ bừng tỉnh mãnh liệt khiến trẻ không thể điều hợp ngay lập tức các xung động của chúng. Ở đây, cần phân biệt 5 khái niệm liên quan đến giới tính, phái tínhtính dục.
 
  • Giới tính (gender): Ám chỉ các đặc điểm thể lý và sinh học xác định giới tính nam hay nữ của một cá nhân (bộ phận sinh dục, các nội tiết tố…) được Tạo hóa ghi khắc trong bộ genes của họ từ lúc thụ thai. Do vậy, tự bản chất, mỗi người phải thuộc về một giới; ngay cả buồng phổi, bộ não và nhiều bộ phận cơ thể khác cũng được biệt hóa theo giới tính của từng cá nhân. Các yếu tố giới tính sinh học này không chỉ định hướng phát triển cơ thể theo giới mà còn ảnh hưởng đến việc phát triển tính cách theo giới của cá nhân.
  • Căn tính giới (gender identity): Từ 2-3 tuổi, trẻ đã nhận diện được giới tính của mình là trai hay gái, chấp nhận đồng hóa mình với giới tính ấy, và học hành xử theo giới tính của mình. Tuy nhiên, có một số trẻ dù nhận biết mình thuộc giới này, nhưng lại bất an, thấy mình xa lạ với giới tính sinh học của mình, và muốn đồng hóa mình với giới bên kia hơn (từ cách ăn mặc, lựa chọn đồ chơi, học theo cung cách của giới bên kia). Trường hợp cực đoan, trẻ sẽ chọn giải phẫu chuyển giới khi lớn lên để được thuộc về giới kia trọn vẹn. 
 
  • Thể hiện giới / vai trò giới (gender roles): Khả năng đảm nhận các vai trò, chức năng, cách hành xử, cách thể hiện bản thân đúng theo quy ước xã hội, như khi nói đến nam thì ta nghĩ đến các biểu hiện: cơ bắp, mạnh mẽ, quyết đoán, thiên về lý trí và hoạt động…; còn nữ thì: duyên dáng, nhỏ nhẹ, nhu mì, thiên về trực giác và tình cảm… Ba đặc điểm phái tính ở trên tạo nên tính cách riêng của mỗi giới mà ta quen gọi là “nam tính” (masculinity) hay “nữ tính” (feminity); làm nên sức thu hút đối với phái tính bên kia.
 
  • Xu hướng tình dục (sexual orientation): bao gồm sự cuốn hút, thêu dệt mộng tưởng tình dục và đi đến hành vi tình dục đối với người khác phái (dị tính), đồng tính, hoặc song tính (với cả hai giới).
  • Hành vi tính dục (genitality hay sexual behavior): Ám chỉ những hành vi tính giao tương ứng với xu hướng ở trên.
      Khác với loài vật chỉ đến với nhau bởi bản năng tính dục, con người nam nữ bị cuốn hút đến với nhau trước hết bởi những nét quyến rũ phái tính (tức tính cách, hành vi…), từ đó phát sinh tình cảm, tình yêu rồi mới đưa đến hôn phối. Vì thế, một hôn nhân đúng đắn luôn khởi từ tình yêu rồi mới đi đến tình dục. Một người trưởng thành về tâm cảm phải rõ ràng về giới tính sinh học; vững chãi về căn tính giới và  hành xử đúng với các chuẩn mực tự nhiên và xã hội đối với mỗi giới.
 
  1. Sự bừng tỉnh về ý nghĩa cuộc sống và thiêng liêng
 
      Cuộc bừng tỉnh thứ tư thường xảy ra khá muộn hoặc sẽ không xảy ra nơi một số người. Thế mà sự bừng tỉnh này lại mang tính quyết định đối với việc thành nhân, vì nó mở ra cho cá nhân cái nhìn xuyên suốt đời người và giúp hội nhất đời sống cho cá nhân. Các nền triết học và tôn giáo chính là sự kết tinh của công cuộc tìm kiếm tâm linh của nhân loại, sau đó chúng quay lại hướng dẫn cuộc tìm kiếm ấy nơi mỗi cá nhân.
 
      Có ba thời điểm chính trong đời thường xảy ra cuộc bừng tỉnh về ý nghĩa về ý nghĩa cuộc đời và thiêng liêng:
 
  • Sau một biến cố đảo lộn như tang chế, di cư, thất bại, chiến tranh…, cá nhân nhận ra tính “vô thường” của thế giới. Những lúc ấy, họ không tránh khỏi việc tự vấn về sự phù vân của cuộc sống và tìm kiếm những giá trị vĩnh hằng.
 
  • Cuộc khủng hoảng giữa đời cũng là thời điểm buộc tuổi trung niên tái định hướng ý nghĩa cho chặng đời còn lại.
  • Cuối cùng, khi cuộc đời sắp qua, người già càng “quay quắt” với câu hỏi về ý nghĩa của cuộc đời và cái chết.
      Hoa trái của cuộc thức tỉnh thứ tư này sự giác ngộ theo lẽ khôn ngoan (nhận ra thế giới chóng qua), và hoán cải theo hướng giác ngộ ấy (thay đổi lối sống). Chỉ khi đạt đến hai điều ấy tâm hồn mới nghiệm được bình an, siêu thoát và có được nội lực. Chính vì thế cuộc bừng tỉnh thứ tư thường được xem như dấu chỉ của sự thành nhân đích thực.
       Ngoài con đường giác ngộ và hoán cải theo lẽ khôn ngoan tự nhiên, còn có sự giác ngộ và hoán cải tôn giáo. Qua cầu nguyện, tu luyện, thiền định, một cá nhân nghiệm được chỉ có Thiên Chúa là tuyệt đối, và hoán cải tận căn. Sự giác ngộhoán cải ấy là hai dấu chỉ của kẻ chân tu!
 
2. Xây dựng sự tự tin và hình ảnh tích cực về mình  
             (Building self-esteem & positive self-image)
 
      “Tự tin” là một cảm thức tích cực cá nhân có được về chính mình; còn “hình ảnh về mình” là điều cá nhân nghĩ người khác nhìn về mình. “Tự tin” khiến cá nhân chắc chắn về bản thân, còn “hình ảnh về mình” có khi tạo tự tin, có khi gây hoang mang lo lắng vì e sợ bị người khác đánh giá thấp.
 
      Hình ảnh về mình được thành hình kể từ cuộc bừng tỉnh về “cái tôi” ở đầu đời. Từ tuổi lên 3, trẻ bắt đầu ý thức về “cái tôi” và ra sức xây đắp sự tự tin cho cái tôi ấy. Nhờ biết mình, có hình ảnh tích cực về bản thân, có sự tự tin thực tiễn - không hoang tưởng, nhưng nhận biết đúng nét mạnh nét yếu của mình - mà cá nhân có nhiều cơ may thành đạt trong công việc và trong các mối tương giao ở các chặng kế tiếp của cuộc sống.
 
      Ngược lại, kẻ nghi ngại về bản thân sẽ chẳng dám dấn thân; kẻ hoang tưởng về mình hoặc “tự tín” thái quá lại là dấu chỉ của lệch lạc, thậm chí bệnh lý và ngãng trở sự phát triển. Trong giáo dục, các phụ huynh và nhà giáo dục cần tạo cơ hội cho các cá nhân nhận biết các thế mạnh và chấp nhận các thế yếu của mình. Khởi từ sự hiểu biết khách quan về bản thân, cá nhân sẽ tìm cách khắc phục điểm yếu trong mức độ có thể, và xây dựng sự tự tin và một hình ảnh tích cực về mình.
 
3.  Xây dựng nhân cách riêng & khả năng kết thân
                            (Identity & Intimacy)
 
      Theo lý thuyết của Erikson, việc tạo lập nhân cách riêngxây dựng khả năng kết thân là hai nhiệm vụ tâm lý đặc thù của hai độ tuổi thiếu niênthanh niên. Hai phẩm chất tâm lý này có tầm quan trọng đặc biệt với cả đời người, bởi lẽ chúng làm nên bản lề khép lại giai đoạn trẻ thơ và giúp cá nhân mở ra với giai đoạn trưởng thành. Thật vậy,
 
  • Có xây dựng được một nhân cách riêng thì cá nhân mới định được hướng tới cho cả cuộc đời.
 
  • Phải có khả năng kết thân - tức tự tin, bạo dạn, bản lĩnh, biết hợp tác, đối thoại, - thì cá nhân mới có được nội lực “đọ sức” với đời và lập thân thành công.
 
      Do tầm quan trọng đặc biệt của hai kỹ năng tâm lý vừa nói, mọi thanh thiếu niên cần được hỗ trợ từ gia đình, nhà trường, các hội đoàn để hoàn tất nhiệm vụ tâm lý của của mình, nhất là trong bối cảnh xã hội đa phức và cạnh tranh gay go như hiện nay.. Hiện nay, nhiều địa phận, giáo xứ đã ý thức hơn về sứ mạng này của Giáo Hội và đã thiết lập những nhóm và sinh hoạt mục vụ hay huấn giáo, để thu hút và giúp đỡ các tầng lớp thanh thiếu niên, sinh viên, lao động nhập cư… Chúng ta sẽ đề cập chi tiết hơn về loại hình mục vụ này trong phần tới.
 
4. Thời điểm quyết định cho phát triển  (Critical Period)
 
      Đây là một khái niệm quan trọng của tâm lý phát triển, mà cha mẹ và nhà giáo dục cần biết để hướng dẫn con em mình phát triển đúng tiến độ.
 
      Thời điểm quyết định cho phát triển được định nghĩa như giai đoạn thuận lợi nhất cho việc phát triển của một kỹ năng nào đó. Khái niệm này đúng cả trên bình diện thể lý lẫn tâm lý.
 
      Trên bình diện thể lý, ở mỗi độ tuổi, trẻ em phải đạt được trọng lượng cơ thể và những kỹ năng tương ứng. Chẳng hạn từ 12 đến 18 tháng là tuổi tập đi; từ 18 đến 36 tháng là độ tuổi phát triển ngôn ngữ. Nếu các giai đoạn ấy qua đi mà trẻ không đạt được các kỹ năng tương ứng, thì trẻ sẽ khó lấy lại được các kỹ năng ấy cách hoàn hảo ở các độ tuổi sau; từ đó có nguy cơ bị tụt hậu và trở nên thiểu năng.
 
      Trên bình diện tâm lý, mỗi độ tuổi cũng là “thời điểm quyết định” cho sự phát triển một phẩm tính tâm lý hay kỹ năng xã hội. Theo Erikson, sau đây là các phẩm tính tâm lý của 8 giai đoạn phát triển của đời người.
 
  • 1 tuổi: Có cảm giác an toàn, tin cậy đối với ngoại giới;
  • 2-3 tuổi: Có khả năng tự chủ, tự lập, tự tin.
  • 3-6 tuổi: Có óc sáng tạo, năng động.
  • 6-12 tuổi: Khéo léo, mạnh dạn.
  • Thiếu niên: Tạo dựng được một nhân cách riêng.
  • Thanh niên: Có khả năng kết thân và lập thân thành công.
  • Trung niên: Sống cống hiến, trách nhiệm.
  • Lão niên: Thống nhất được đời mình trong sự bình tâm.
 
       Các phụ huynh và nhà giáo dục cần biết về nhiệm vụ tâm lý và yêu cầu phát triển riêng của mỗi độ tuổi về mọi mặt: thể lý, trí năng, tâm cảm, tương giao xã hội, kỹ năng sống…, để giúp các cá nhân không để vuột mất “thời điểm quyết định” hầu phát triển bản thân đúng tiến độ và hiệu quả nhất.

Phần III:    ỨNG DỤNG TÂM LÝ PHÁT TRIỂN
 
VÀO GIÁO DỤC & ĐỒNG HÀNH ĐỨC TIN
 
A. DẪN NHẬP
 
1.  Khái niệm đức tin & giáo dục đức tin
 
 q  Đức tin không phải là một hệ thống kiến thức hay giáo thuyết về các mầu nhiệm Thiên Chúa, về thiên đàng hỏa ngục, về ý nghĩa cuộc sống, hay về luân lý, nhưng chính yếu là nhận biết Thiên Chúa và đi vào trong tương quan thân tình với Người,
 
  • như một thụ tạo đối với Đấng Tạo hóa;
  • như một người con với Cha trên trời;
  • như một người môn đệ của Chúa Kitô;
  • như một người con Chúa trong lòng Hội Thánh.
 
      Nhiều người nghiên cứu sâu rộng giáo lý, thần học, nhưng không có đức tin vì không đi vào tương quan với Thiên Chúa.
 
 q  Giáo dục đức tin hay dạy giáo lý. Từ khái niệm đức tin ở trên, ta thấy rằng giáo dục đức tin không đơn thuần là dạy kinh bổn, giáo lý hay luân lý; nhưng chính yếu nhằm giúp xây dựng một nhân cách tôn giáo[1], tức hun đúc cho cá nhân một tương quan thân tình với Thiên Chúa trong lòng Hội Thánh, sao cho cá nhân nghiệm được Thiên Chúa hiện diện và nâng đỡ họ trong mọi cảnh huống của cuộc đời. Do vậy, việc huấn giáo còn phải dạy cá nhân cầu nguyện, tập sống các giá trị kitô-giáo, và giáo lý viên không phải chỉ dạy bằng lời mà cả gương sáng.
 
        Có một bước tiến quan trọng cần đạt được trong tiến trình giáo dục đức tin: đó là cá nhân phải chuyển từ đức tin thụ nhận qua đức tin cá vị. Nhiều thanh thiếu niên chỉ nhận lãnh đức tin thụ nhận mà không để bén rễ thành đức tin cá vị nơi mình; do đó đã mất đức tin khi không còn sự đốc thúc của người lớn.
  • Đức tin thụ nhận là những điều cá nhân được dạy dỗ từ bé về Thiên Chúa: Người ta bảo con người là ai (Mt 16,13);
 
  • Còn đức tin cá vị là niềm xác tín của cá nhân, kết tinh từ đức tin thụ nhận và nội tâm hóa thành niềm tin riêng: Còn anh em bảo Thầy là ai? (Mt 16,16). Chính đức tin cá vị mới có thể soi sáng và dẫn dắt cuộc sống của mỗi cá nhân.
 
       Khi cá nhân lớn lên thì đức tin cá vị cũng phải lớn theo; nếu không, sẽ không tránh khỏi khủng hoảng niềm tin. Vì vậy, dù ở chặng nào của cuộc đời, cá nhân cũng cần được nâng đỡ và đồng hành đức tin. Nói cách khác, huấn giáođồng hành đức tin phải là công việc xuyên suốt cuộc đời, từ tuổi ấu thơ cho đến lúc nhắm mắt lìa đời, từ lòng mẹ cho tới lòng đất
 
2.  Thích ứng việc trợ giúp đức tin từng độ tuổi
 
       Như đã trình bày, mỗi độ tuổi trong đời người có những đặc điểm tâm thể lý và khả năng nhận thức riêng, có những nhu cầu vật chất và tâm linh riêng, có những thách đố cuộc sống và đức tin riêng. Giáo lý viên cần biết rõ các nét riêng ấy của mỗi độ tuổi, để đề xuất một nội dung phương cách đồng hành đức tin phù hợp với nhu cầu tâm linh và khả năng nhận thức riêng của mỗi độ tuổi.
 
       Hình thức giáo dục đức tin đầu đời là những bài hát, bài vè ru con mang nội dung đức tin. Các bài hát ru giáo lý ấy cũng sẽ in sâu vào tâm thức và máu thịt của mỗi người cho đến cuối đời, như điệu ru thân quen “Ví dầu cầu ván đóng đinh…” vậy. Tiếc rằng trong thực tế, hình thức huấn giáo đầu đời này chưa được quan tâm đủ. Còn hình thức trợ giúp đức tin cuối đời chính là việc viếng kẻ liệt, nhằm an ủi, động viên lòng can đảm, củng cố niềm tin và đức trông cậy của người sắp ra đi.
 
       Giữa hai hình thức trợ giúp đức tin đầu đời và cuối đời vừa nói, còn có nhiều hình thức giáo lý khác, đan xen nhau, nhằm phục vụ nhu cầu đức tin riêng của từng độ tuổi.
3.  Cách phân chia các độ tuổi trong giáo dục đức tin
 
  • Tiểu ấu:
  • Trung ấu:
  • Đại ấu:
  • Tiền thiếu niên:
  • Thiếu niên:
  • Thanh niên:
  • Tráng niên:
  • Trung niên:
  • Hưu trí & lão niên:
Trước 7 tuổi
Từ   7 – 9 tuổi
Từ   9 – 12 tuổi
Từ 12 – 14 tuổi
Từ 14 – 18 tuổi
Từ 18 – 25 tuổi
Từ 25 – 45 tuổi
Từ 45 – 60 tuổi
Trên 60 tuổi
 
B. NỘI DUNG TRỢ GIÚP ĐỨC TIN CHO CÁC ĐỘ TUỔI [2]
 
  1. Tuổi tiểu ấu:  Giáo lý cơ hội (trước 7 tuổi)
 
a) Đặc điểm tâm lý
 
  • Môi trường: Tương quan với gia đình, bố mẹ, ông bà, anh chị em đóng vai trò quan trọng nhất trong việc phát triển nhân cách của bé.
 
  • Đặc điểm tâm lý: Bé cần được tình yêu, sự an toàn từ mái ấm gia đình; nhờ đó đạt đến tin tưởng. Sự tin tưởng này là hành trang cần thiết để trẻ vững tin mở ra với môi trường bên ngoài: trường học, bạn bè, xóm làng, và với các mối tương giao xã hội ngày càng rộng mở.
 
  • Đặc điểm nhận thức: Nhận thức và phán đoán của trẻ còn rất non nớt, chủ yếu dựa vào tưởng tượng, trực giác và trực quan. Trẻ dễ tin, dễ nghe theo lời chỉ bảo của người lớn. Vì thế, sự chỉ dạy của bố mẹ đối với tuổi tiểu ấu không gặp những kháng cự nổi cộm như khi trẻ lớn hơn.
  1. Đường hướng giáo dục đức tin
 
  • Nhu cầu đức tin: Ngay từ khi lên 2, 3 tuổi, bé cần có cảm thức về sự hiện diện yêu thương của Thiên Chúa Cha, Chúa Giêsu, Đức Maria đối bé và với mọi người. Sẽ là một thiếu sót nặng nề khi người lớn chỉ đưa vào tâm trí non nớt của bé những hình ảnh “ông kẹ, mẹ mìn” để dọa nạt, mà lại không giúp bé làm quen với khuôn mặt yêu thương chăm sóc của Chúa Cha, Chúa Giêsu, Mẹ Maria.
 
  • Nội dung huấn giáo:
 
  • Khám phá sự hiện diện của Thiên Chúa yêu thương trong cuộc sống: Chúa yêu em qua công trình sáng tạo; Người dựng nên mọi sự cho em hưởng dùng; Người ban cho em những người thân yêu là ông bà, cha mẹ, anh chị em; Người ban cho em nhiều ơn lành trong mỗi ngày sống.
 
  • Từ 3 tuổi, nên tập cho bé có thái độ nghiêm trang khi đọc kinh hay khi ở trong nhà thờ, vì những nơi đó có sự hiện diện của Chúa. Từ 4 tuổi, bé nên thuộc các kinh căn bản và tham gia đọc kinh sớm tối với gia đình.
 
  • Sớm tập cho bé sống các nhân đức kitô-giáo như: công bằng, bác ái, yêu thương, biết san sẻ.
 
  • Phương thức huấn giáo:
 
  • Bố mẹ là những nhà giáo dục đức tin đầu đời của bé, do vậy phải sống gương mẫu để xây dựng nền tảng đức tin cho bé bằng chính đời sống đạo đức (công bằng, bác ái, tha thứ) và những tâm tình tôn giáo của mình.
 
  • Giáo lý cơ hội: Ở tuổi này, chưa thể ép bé vào một khung giáo lý bài bản. Ngược lại, có thể tranh thủ mọi hoàn cảnh để dìu bé vào bầu khí tôn giáo như: đọc kinh trước khi ăn, ngủ, uống thuốc; đến trước bàn thờ chào Chúa và Mẹ khi rời nhà hay trở về nhà. Khi gia đình gặp những biến cố quan trọng như tang chế, cưới xin, bệnh hoạn…, chính thái độ tôn giáo của bố mẹ trong những lúc ấy sẽ hun đúc tâm tình tôn giáo của trẻ. Ngoài ra, trẻ ở tuổi này hay “hỏi vặt” về mọi phương diện. Có những lúc trẻ sẽ thắc mắc về sống chết, thiên đàng hỏa ngục… Đó là những “cơ hội” tốt để cha mẹ khai tâm đức tin cho bé và dạy cho bé các tâm tình tôn giáo sơ đẳng.
 
  1. Tuổi trung ấu: Khai tâm và rước lễ vỡ lòng (7 đến 9 tuổi)  
 
a)  Đặc điểm tâm lý
 
  • Môi trường: Tuổi trung ấu mở ra với những tương quan rộng hơn: bạn ở trường, ở khu xóm. Bên cạnh đó, trẻ chú tâm nhiều cho việc khám phá thiên nhiên, cây cỏ, thú vật.
 
  • Đặc điểm tâm lý: Đây là tuổi tĩnh lặng, hiền hòa. Với người lớn, trẻ dễ thương, dễ bảo. Với bạn bè, trẻ cần bạn, nhưng phải cạnh tranh với bạn để khẳng định mình.
 
  • Đặc điểm nhận thức: Có những suy nghĩ hướng nội; thích xây dựng cho mình một thế giới riêng: trai hay thu mình vào thế giới đồ chơi hoạt động; gái thì tạo cho mình một thế giới tương quan riêng (búp bê, nội trợ...) Tuy đã biết nhận xét, suy luận, giải thích các sự việc, nhưng tư duy của trẻ hãy còn lệ thuộc vào điều kiện cụ thể; thiên về trực giác, trực quan, tưởng tượng. Vì vậy trí tưởng tượng của trẻ rất phong phú và thích các chuyện cổ tích, thần tiên.
 
b)  Đường hướng giáo dục đức tin
 
  • Nhu cầu đức tin: Tuổi trung ấu bắt đầu có những tâm tình tôn giáo, và biết phân biệt lành dữ, do vậy đây là lúc cần khai mở đời sống nội tâm (khai tâm), cũng như đào luyện lương tâm chuẩn bị trẻ hướng đến bí tích hòa giải và Rước lễ lần đầu (thường vào hè lớp 4, sau hai năm khai tâm).
 
  • Nội dung huấn giáo: Khai tâm và xưng tội lần đầu
 
  • Giáo lý khai tâm: Dạy cho trẻ về ơn cứu độ nơi Chúa Cha và Chúa Giêsu: Thiên Chúa Cha tỏ mình cho chúng ta trong Chúa Giêsu; Chúa Giêsu là Đấng dẫn đưa chúng ta đến cùng Thiên Chúa Cha và cho chúng ta thông hiệp vào sự sống của Thiên Chúa; chính trong Giáo hội, chúng ta gặp gỡ được Chúa Giêsu.
 
      Bên cạnh đó, cần đào luyện cho trẻ một số thái độ tôn giáo căn bản:
 
  •  Tập ở lặng, suy nghĩ và cầu nguyện. Học ba nhân
    đức đối thần Tin, Cậy, Mến; 
 
  •  Tập chiêm ngưỡng ơn tạo dựng nơi vẻ đẹp của vạn  
    vật để cảm tạ và ngợi khen Thiên Chúa.
 
  •  Làm bạn với Chúa Giêsu thiếu nhi, chia sẻ với Ngài  
    những tâm tình vui buồn và sống thân thiết với Ngài.
 
  • Giáo lý xưng tội: Tập lắng nghe tiếng Chúa nói trong lương tâm và sống theo tiếng lương tâm (chu toàn bổn phận, sống công bằng, yêu thương, chia sẻ) và khao khát rước Chúa lần đầu. Nếu được, nên tách biệt nghi thức xưng tội lần đầu với rước lễ lần đầu để ghi dấu ấn sâu đậm nơi trẻ về ý nghĩa của hai thực hành đức tin ấy.
 
  • Phương thức huấn giáo:
 
  • Trước 7 tuổi, huấn giáo chỉ mang tính cơ hội do bố mẹ đảm trách. Nay tuổi trung ấu cần có chương trình giáo lý chính quy, bài bản, tiệm tiến, được tổ chức quy củ trong khuôn khổ sinh hoạt của giáo xứ.
 
  • Cách thức: Vì tuổi này chưa tập trung trí óc được lâu giờ, nên giáo lý viên cần sử dụng hình thức chuyện kể (đặc biệt về giáng sinh, Thương khó); xen kẽ học tập với các hoạt động hỗ trợ (tô màu, kể chuyện, đóng kịch, hát, trò chơi…)  Cũng vậy, việc huấn luyện lương tâm phải cụ thể thông qua các thực hành như chu toàn bổn phận; giúp đỡ bố mẹ; chia sẻ cho người nghèo…, bởi lẽ tuổi trung ấu chưa hiểu được những khái niệm trừu tượng.
 
  • Bầu khí lớp học: Xây dựng bầu khí lớp thành một cộng đồng tập sống hòa đồng, yêu thương, cộng tác, chia sẻ.
 
  1. Tuổi đại ấu:  Giáo lý Thêm sức (9 đến 12 tuổi)
 
a)  Đặc điểm tâm lý
 
  • Môi trường: Tuổi đại ấu bị lôi cuốn khám phá thế giới tự nhiên mạnh hơn tuổi trung ấu, vì đây là tuổi tìm tòi và thử nghiệm. Bên cạnh đó, tuổi này cũng nhậy bén hơn với tương quan xã hội như: rất nhậy cảm với hồi ứng của bạn về mình; biết lắng nghe sự phê bình đánh giá của người khác: thích được nhìn nhận là con ngoan, trò giỏi.
 
  • Đặc điểm tâm lý
 
  • Tuổi đại ấu rất lệ thuộc vào nhóm bạn đồng trang lứa; sợ bị nhóm khai trừ. Có sự ganh đua mạnh mẽ trong nhóm để phân chia thứ hạng: ai giỏi hơn, ai khỏe hơn, ai khéo léo hơn, ai sở hữu nhiều hơn sẽ có được chỗ đứng cao hơn trong nhóm. Từ đó, trẻ cố ganh đua để đuổi kịp nhóm và tuân thủ chặt chẽ quy ước của nhóm để được nhóm đón nhận.
 
  • Tâm cảm của tuổi đại ấu ổn định hơn, giỏi chịu đựng hơn: trẻ ít khóc và cũng cứng đầu hơn.
 
  • Đặc điểm nhận thức
 
  • Tuổi đại ấu bị lôi cuốn bởi thế giới bên ngoài, thiên về hoạt động và khám phá hơn suy nghĩ nội tâm. Vì vậy nhận thức của trẻ cũng đến qua con đường hoạt động.
 
  • Có khả năng học thuộc lòng cao. Có sức cố gắng và tập trung cao hơn ở lớp hay khi làm một công việc.
 
  • Có óc thực tiễn, thích phiêu lưu, hoạt động, thực nghiệm. Chú trọng đến hành động của các nhân vật hơn là tình cảm của họ. Không còn chuộng chuyện thần tiên.
 
b)  Đường hướng giáo dục đức tin
 
  • Nhu cầu đức tin: Cần tiếp tục đổ nền móng đức tin cho trẻ, qua việc học biết lịch sử cứu độ và đào sâu đời sống bí tích. Tiếp tục việc đào luyện lương tâm; giúp tham dự vào đời sống phụng vụ cách ý thức và tích cực hơn.
 
  • Nội dung huấn giáo: Lịch sử cứu độ và giáo lý thêm sức.
 
  • Học biết lịch sử cứu độ trong Cựu ước: Các câu chuyện sáng tạo, sa ngã trong Sách Sáng Thế; các câu chuyện về xuất hành, về thời lưu đầy và các ngôn sứ loan báo Đấng Cứu Thế… đều có sức thu hút đặc biệt với trẻ ở tuổi này.
 
  • Huấn luyện luân lý: Đây là tuổi rất trọng luật, cần tận dụng để khắc sâu nơi trẻ việc giữ Luật Chúa. Tuy thế, cũng nên giúp trẻ hiểu rằng cốt lõi của việc giữ Luật là lòng mến Chúa và yêu tha nhân.
 
  • Dẫn vào đời sống phụng vụ: Học biết ý nghĩa các mùa phụng vụ, các cử hành phụng vụ căn bản (thánh Lễ, các bí tích), ý nghĩa của các nghi thức để từ nay trẻ tham dự các lễ nghi phụng vụ một cách ý thức và tích cực hơn.
 
  • Giáo lý Thêm sức: Học biết về vai trò của Thánh Thần đối với đời sống các tín hữu và tập cầu nguyện với Người. Dọn lòng khao khát đón nhận Bí tích Thêm sức.
 
  • Phương thức huấn giáo
 
  • Cách thức: Tiếp tục kết hợp học tập đi đôi với những sinh hoạt hỗ trợ tại lớp. Tận dụng những công thức thuộc lòng giúp ghi nhớ kiến thức hay các thực hành ở cuối mỗi bài. Có thể lúc này trẻ chưa hiểu ý nghĩa của các điều ghi nhớ ấy, nhưng về sau khi nghiệm lại, sẽ giúp ích cho đời sống đức tin của cá nhân rất nhiều.
  • Bầu khí lớp học: Tuy đã lớn hơn và có sức chịu đựng cao hơn, tuổi đại ấu vẫn còn rất cần được giáo lý viên quan tâm, yêu thương, chú ý riêng. Trong tương quan với bạn, trẻ rất cần có được hòa hợp; vì thế cần tạo điều kiện cho mọi trẻ hội nhập vào bầu khí chung của lớp; không để trẻ nào bị lớp “tẩy chay”; dạy cho trẻ biết rằng loại trừ người khác là đi ngược với giới răn yêu thương.
 
  1. Tuổi tiền thiếu niên: Giáo lý Bao đồng (12 đến 14 tuổi)
 
a)  Đặc điểm tâm lý
 
  • Môi trường: Thiếu niên bắt đầu vuột khỏi gia đình và mở ra hơn với môi trường bên ngoài và bè bạn.
 
  • Đặc điểm tâm lý:
 
  • Thiếu niên tập tành làm người lớn; đòi tự lập nhưng chưa đủ sức tự quản. Chưa kiên định trong các lập trường và quyết định của cá nhân; dễ thay đổi.
 
  • Tính khí và tâm cảm của em chưa ổn định: rất quy kỷ; dễ bị các đam mê áp đảo (như thời trang, âm nhạc); tra vấn lại giá trị của quyền bính và các luật lệ ràng buộc.
 
  • Học theo các thần tượng cách thiếu nhận định; chưa chín chắn trong việc chọn lựa khuôn mẫu nhân cách đúng đắn. Vì vậy hãy còn cần được hướng dẫn, bảo ban.
 
  • Đặc điểm nhận thức: Có tư duy trừu tượng nhưng chưa gắn với thực tiễn; thiếu uyển chuyển trong các phán đoán.
 
b)  Đường hướng giáo dục đức tin
 
  • Nhu cầu đức tin: Cần giúp em chấn chỉnh cái nhìn tôn giáo vụ lợi, vì tuổi này muốn Thiên Chúa phải thỏa mãn tất cả những gì trẻ muốn như thường yêu sách với cha mẹ. Cần đào sâu thêm niềm tin cá nhân; tìm thấy nơi Chúa Giêsu và các thánh khuôn mẫu nhân cách cho bản thân.
  • Nội dung huấn giáo
 
  • Thanh luyện hình ảnh quy kỷ về Thiên Chúa. Phóng chiếu từ thói quen yêu sách với bố mẹ, ttrẻ tiền thiếu niên cũng có cái nhìn tôn giáo rất quy kỷ, vụ lợi và yêu sách với Chúa. Vì vậy em thường trách Chúa không làm theo ý mình. Do vậy cần tập cho thiếu niên một thái độ tôn giáo đúng đắn hơn, đó là con người phải tôn thờ và tìm kiếm ý Chúa chứ không được đòi hỏi Chúa theo ý mình.
 
  • Hun đúc một lý tưởng ngay lành và đạo đức cho tương lai. Tập cho trẻ sử dụng tự do của mình cách đúng đắn và trưởng thành, bằng cách thực hành Lời Chúa và noi gương các thánh.
 
  • Giáo lý bao đồng. “Bao” có nghĩa là hoàn tất; “đồng” có nghĩa là tuổi thơ. Do vậy giáo lý bao đồng là chặng cuối của huấn giáo tuổi thơ, nhằm chuẩn bị cho trẻ xây dựng một nhân cách tôn giáo cá vị để bước vào đời sống đức tin trưởng thành.
 
     Cần nhớ rằng, Rước lễ bao đồng không là một bí tích, nhưng chỉ là nghi thức đánh dấu sự chuyển tiếp từ chặng đức tin trẻ em qua giai đoạn sống đức tin cách cá vị với lời tuyên hứa: kể từ nay, tôi sẽ tự trách nhiệm về đời sống đạo của mình và sống chứng tá cho Chúa Kitô trong đời sống của cá nhân. Để chuẩn bị cho trẻ tuyên xưng đức tin cá vị, giáo lý bao đồng nhằm củng cố cho trẻ những kiến thức giáo lý và nền tảng đạo đức cần thiết để tập tự quản và trách nhiệm về niềm tin của mình. Có thể nói, nghi thức rước lễ bao đồng không chỉ là “chiến thuật giữ chân trẻ” nhằm kéo dài thời gian thụ huấn giáo lý sau Thêm sức, nhưng còn là nghi thức rất ý nghĩa qua đó trẻ tuyên xưng niềm tin cá vị trước cộng đoàn.
 
  • Nội dung giáo lý. Làm quen với các Tin Mừng; khám phá nơi lời dạy của Chúa Giêsu và đời sống các thánh những ánh sáng soi dẫn đời sống cá nhân. Tập nhìn đời sống theo cái nhìn đức tin và cổ võ tham gia tích cực đời sống phụng vụ, vì từ tuổi này, trẻ có xu hướng xa lánh dần các sinh hoạt đạo nghĩa.
 
  • Phương thức huấn giáo: Vì trẻ đã có lý trí phê bình, giáo lý phải mạch lạc, chính xác, lôgích. Giáo lý viên cần gương mẫu mới thuyết phục được trẻ. Ngoài tình yêu thương, cần biết tôn trọng và đối thoại với tuổi tiền thiếu niên đang trong tiến trình tự khẳng định và xây dựng nhân cách.
 
  1. Tuổi thiếu niên:  Tạo lập đức tin cá vị (14 đến 18 tuổi)
 
a)  Đặc điểm tâm lý
 
  • Môi trường: Thiếu niên đồng thời bị cuốn hút mạnh mẽ bởi thế giới bên ngoài, vừa bị chi phối những xao động nội tâm trong bước đường tìm kiếm và xây dựng cho mình một căn tính riêng. Do vậy, trẻ vừa hướng nội, vừa rất hướng ngoại.
 
  • Đặc điểm tâm lý: Tuổi xây dựng căn tính riêng
 
  • Về tâm lý, thách đố của chặng thiếu niên là xây dựng một nhân cách lành mạnh (tuổi 14-16) và một tương lai đúng đắn (17-18). Trẻ mất nhiều năm để quan sát, thử nghiệm và lưỡng lự trước những khuôn mẫu nhân cách khác nhau trước khi đi đến lựa chọn một nhân cách cố định.
 
  • Trước những biến đổi cơ thể và tính dục ở tuổi thiếu niên, trẻ không khỏi hoang mang và cần thời gian để làm quen với những thay đổi; từng bước chấp nhận ngoại hình của mình và tập làm chủ những xung động tính dục.
 
  • Về tâm cảm, vì là tuổi chuyển tiếp, chưa vững chãi, nên một mặt thiếu niên rất dễ tổn thương; mặt khác trẻ rất tự tín, chủ quan, luôn tự khẳng định ý kiến cá nhân, ít lắng nghe, chống đối, ngang tàng. Các lập trường của em thường cực đoan, nhưng lại dễ tự ý thay đổi.
      Trong tiến trình tìm kiếm chính mình và tự thuần hóa bản thân, thiếu niên thật sự cần sự thông cảm và nâng đỡ của người lớn. Hoa trái ở cuối chặng thiếu niên là định hình được cho mình một nhân cách lành mạnh, một hướng sống rõ nét (tu trì hay sống đời giáo dân), xây dựng được một lịch trình thực tiễn cho tương lai, phù hợp với khả năng và hoàn cảnh của mình.
 
  • Đặc điểm nhận thức: Tư duy trừu tượng ngày một sắc sảo hơn nhờ vào các môn học trừu tượng ở Trung học. Trẻ nhận ra trí tuệ sẽ điều khiển mọi sự. Tuy nhiên, trong thực hành, phán đoán của em còn chủ quan, quy kỷ và bị chi phối bởi những đam mê và cảm tính.
 
b)  Đường hướng huấn giáo: Định hình nhân cách tôn giáo
 
  • Nhu cầu đức tin: Bên cạnh việc vun xới nhân cách nhân bản, không thể thiếu sự đào luyện một nhân cách tôn giáo. Nếu các phương diện khác của đời sống nơi em tăng trưởng (cơ thể, trí tuệ, nhận thức, kinh nghiệm sống, tương giao xã hội…) mà đức tin lại “dậm chân tại chỗ” ở mức độ ấu trĩ, thì sự chênh lệch ấy sẽ dần dần bóp chết đức tin.
 
  • Nội dung huấn giáo: Hướng đến đức tin cá vị.
 
  • Cần một đức tin trưởng thành soi dẫn cuộc sống. Khi còn bé, trẻ thụ nhận đức tin từ cha mẹ; giữ đạo theo nếp của gia đình. Khi lớn lên, trẻ cần có một đức tin cá vị: tức phải có một cảm thức về một Thiên Chúa an bài yêu thương, xác tín về đời sau, về phần rỗi, về ý nghĩa cuộc đời và việc sống các nhân đức kitô-giáo. Để đạt được điều ấy, cần hai hoạt động huấn giáo sau:
 
  • Dạy cầu nguyện để đào sâu tương quan với Thiên Chúa: Chúa Cha, Chúa Giêsu, Chúa Thánh Thần; tập cầu nguyện với Đức Maria, các thánh, thánh bổn mạng…
 
  • Gia tăng kiến thức tôn giáo về lịch sử Giáo hội, về tín lý, về luân lý (các cám dỗ riêng của giới trẻ), về “tứ chung” (chết, phát xét, thiên đàng, hỏa ngục); giúp thực hành sống đạo, nhất là trong luân lý và sống chứng tá giữa đời.
 
  • Phương thức huấn giáo.
 
  • Tổ chức các nhóm giáo lý quy tụ các bạn đồng trang lứa. Ở đó, ngoài huấn giáo, thiếu niên tìm được tình bạn lành mạnh và sự hỗ trợ tham gia các sinh hoạt tôn giáo.
 
     Trong giảng dạy, cần tôn trọng, lắng nghe, đối thoại với các em; thuyết phục các em cả bằng kiến thức, bản lĩnh và đời sống đạo đức. Vì vậy người hướng dẫn cần trổi vượt về đời sống thiêng liêng; được trang bị các kiến thức giáo lý, Kinh Thánh, tâm lý vững vàng; có thái độ dấn thân và hòa đồng với nhóm. Thông thường, nên chọn các giáo lý viên thâm niên hoặc tu sĩ để đồng hành với độ tuổi này.
 
  • Hình thức: Kết hợp dạy lý thuyết với trao đổi, thảo luận về các thực hành sống đạo như: tự trách nhiệm trong việc sống đạo cá nhân, trong học tập, trong đời sống trong gia đình, giáo xứ, xã hội. 
 
  1. Tuổi thanh niên:  Giáo lý vào đời (18 đến 25 tuổi)
 
a)  Đặc điểm tâm lý
 
  • Môi trường: Tuổi vào đờilập thân phải cạnh tranh gay gắt với đời để tạo lập cho mình một mảnh đất sống. Đôi lúc vì nhu cầu mưu sinh, người trẻ phải hy sinh cả ước mơ để đi theo một hướng hoàn toàn khác (chẳng hạn muốn tu mà không thành; ra trường một ngành, nhưng phải đổi nghề kém hơn…) Cũng vậy, hệ thống giá trị ở đời, những cám dỗ của một lối sống dễ dãi, hưởng thụ, thu tích bất chính luôn thách đố việc sống đạo của thanh niên. Họ phải rất bản lĩnh để trung tín với đức tin và sống đạo.
  • Thách đố tâm lý: Lập thân thành công là có được một nghề vững chắc và tìm được công ăn việc làm ổn định; sống tự lập; tạo lập cơ ngơi; đạt được mục tiêu tương lai là xây dựng gia đình hay được nhận vào đời sống tu trì. Công việc lập thân này rất khắc nghiệt, vì vậy một mặt người trẻ phải bản lĩnh, tự chủ, khôn khéo, giàu nghị lực; mặt khác, yếu tố may mắn cũng giữ vai trò không kém quan trọng.
 
  • Đặc điểm nhận thức: Tuy đã trưởng thành về trí hiểu, thanh niên còn cần thêm kinh nghiệm để chững chạc hơn trong những phán đoán, vững vàng trước những cám dỗ và cạm bẫy của cuộc sống, và đạt đến sự khôn ngoan. Những vấp ngã trong đời khó có thể tránh; nhưng điều quan trọng là biết đứng dậy và rút kinh nghiệm sau mỗi lần vấp ngã.
 
b)  Đường hướng đồng hành đức tin 
 
  • Nhu cầu đức tin: Ở lứa tuổi lập thân rất bận bịu - học đại học, làm việc công sở, khu chế xuất - người trẻ dễ buông việc sống đạo và các giá trị đạo đức; nếu tình trạng bỏ bê kéo dài, họ có thể mất đức tin. Sau đây là các thách đố đối với đức tin và việc trung tín sống đạo:
 
  • Sự cô đơn và cuộc sống vô danh - không ai biết mình là ai trong môi trường xa nhà - khiến các bạn dễ chiều theo những rủ rê làm điều xấu vì không còn sợ áp lực của gia đình, xóm làng, xứ đạo như trước đây.
 
  • Trong bối cảnh tự do mới, nếu bạn trẻ không có ý chí và đức tin cá vị, thì rất dễ sao lãng việc giữ đạo và thực hành các nhân đức kitô-giáo (đức ái, đức công bằng, đức khiết tịnh…) để học theo cách sống buông thả của người đời.
 
  • Sự chênh lệch giữa trình độ học vấn, kinh nghiệm sống, so với vốn giáo lý ít ỏi của cá nhân, khiến cho bạn trẻ dễ nghi vấn đức tin và để niềm tin của mình bị kiến thức ngoài đời đè bẹp.
     Vì vậy, tuy đã bước vào tuổi trưởng thành, người trẻ vẫn tiếp tục cần được được huấn giáo và đồng hành đức tin, để niềm tin cá vị thêm mạnh mẽ và sáng suốt hơn.
 
  • Nội dung đồng hành đức tin:  Giáo lý vào đời
 
  • Nâng cấp hiểu biết về giáo lý, tín lý, Kinh thánh, luân lý ngang tầm với kiến thức văn hóa và kinh nghiệm sống.
 
  • Học hỏi về các bổn phận sống đạo giữa đời của người kitô-hữu như: tìm hiểu về các bậc sống trong Giáo hội; về các đòi hỏi đức tin và luân lý kitô-giáo; về giáo lý hôn nhân và nghĩa vụ đời sống gia đình kitô-giáo.
 
  • Hội thảo những vấn đề cụ thể của cuộc sống như: tình yêu và hôn nhân; giá trị của của cải vật chất; công bằng xã hội; đức tin và khoa học; vấn đề sự dữ trong thế giới.
 
  • Phương thức đồng hành: Tổ chức các nhóm thanh niên; sinh viên; công nhân; chia sẻ Lời Chúa; thánh lễ giới trẻ; tĩnh tâm thanh niên vào những dịp lễ; các buổi hội thảo chuyên đề; tư vấn cá nhân. Ngoài việc trau giồi giáo lý, các nhóm sinh hoạt đức tin còn mang đến sự nâng đỡ của tình bạn và sự tương trợ trong cuộc sống.
 
  1. Tuổi tráng niên:  Giáo lý sống đạo (25 đến 45 tuổi)
 
a)  Đặc điểm tâm lý
 
  • Môi trường: Phải thi hành các bổn phận đối với gia đình, chức nghiệp, xã hội, tôn giáo.
 
  • Đặc điểm tâm lý: Tuổi tráng niên được tính từ khi cá nhân hoàn tất xong việc lập thân và đã đi vào ổn định đời sống. Đây là giai đoạn sung mãn nhất và ít thách đố hơn các chặng khác, vì cá nhân đã có được những nền tảng căn bản cho cuộc sống. Họ chỉ cần tiếp tục những gì đã khởi sự một cách bền bỉ, cần mẫn và trách nhiệm.
       Nói như vậy, không có nghĩa là tuổi tráng niên hoàn toàn làm chủ được cuộc sống của mình, bởi lẽ những rủi ro hiện sinh luôn là mối đe dọa đối với mọi hoàn cảnh (sức khỏe, tai nạn, rủi ro...) Vì thế, cá nhân vẫn phải sống nhờ đức tin và đức trông cậy vào sự che chở của Chúa.
 
       Mặt khác, khi đời sống đã đạt được sự ổn định, tuổi tráng niên dễ bị cám dỗ thôi cố gắng, tranh thủ hưởng nhàn, quy kỷ, tự thưởng cho mình sau những năm dài phấn đấu, có khi bằng những thú vui bất chính như rượu chè, bài bạc, thú tiêu khiển xa xỉ, ngoại tình…
 
  • Đặc điểm nhận thức: Kinh nghiệm sự giằng co giữa một bên là khuynh chiều quy kỷ, hưởng nhàn, sống vội, tranh thủ tuổi thanh xuân còn lại; còn bên kia là những đòi buộc của lương tâm phải sống trách nhiệm, cống hiến cho gia đình, xã hội, Giáo hội.
 
b)  Đường hướng đồng hành đức tin
 
  • Nhu cầu đức tin: Cần tiếp tục trau giồi một đức tin vững mạnh; một lương tâm trong sáng; một cuộc sống nề nếp, gương mẫu cho con cái, tận tụy, xả thân phục vụ theo tinh thần Phúc Âm.
 
  • Nội dung đồng hành đức tin:  Giáo lý sống đạo
 
  • Nhấn mạnh đến tinh thần trách nhiệm và chu toàn các bổn phận theo bậc sống của cá nhân. Sống hướng tha, bác ái, biết chia sẻ với người nghèo khổ, thiếu thốn.
 
  • Giúp ý thức về các bổn phận tôn giáo: sống chứng tá cho Chúa, góp phần mở mang Nước Trời trong bối cảnh gia đình và xã hội của bản thân.
 
  • Phương thức đồng hành: Tổ chức các nhóm cầu nguyện; các nhóm sống đạo; các nhóm theo giới như: gia trưởng, hiền mẫu, gia đình trẻ… để nâng đỡ nhau sống đạo.
    1. Tuổi trung niên:  Vượt khủng hoảng (45 đến 60 tuổi)
 
a)  Đặc điểm tâm lý
 
  • Môi trường: Ngay ở đỉnh cao của thành đạt về công danh, gia đình, xã hội…, tuổi trung niên lại bắt đầu đi xuống về sức khỏe, nghị lực, khả năng ứng phó với hoàn cảnh bên ngoài. Sự ra đi của những người thân lớn hơn hay cùng tuổi càng gây nên cho họ những xao xuyến lo âu. Bên cạnh đó, cuộc sống thường ngày của tuổi trung niên cũng rỗi rảnh hơn vì con cái đã lớn và ra riêng, nhưng đồng thời cũng tạo nên sự trống vắng và buồn tẻ trong gia đình.
 
  • Đặc điểm tâm lý: Cảm thấy mệt mỏi thể lý (do mãn kinh ở nữ và những dấu hiệu mệt mỏi tương tự nơi nam giới); sự trống vắng tâm lý; cảm giác nhàm chán với cuộc sống, với những gì trước đây từng đem đến những hứng khởi. Đây là một cuộc khủng hoảng về ý nghĩa: cá nhân bắt đầu ngờ vực giá trị của những năm tháng hy sinh đã qua; lo sợ về sự tụt dốc đang xảy ra trước mắt; khát khao tìm kiếm một sự quân bình mới cho chặng còn lại của cuộc sống.
 
  • Đặc điểm nhận thức: Tuổi trung niên có nhu cầu tinh thần và tâm linh mạnh mẽ hơn:
 
  • Họ cần tìm một điểm tựa mới cho cuôc đời, vượt trên sự nghiệp đã có được: cơ ngơi, gia đình, sự thành đạt;
 
  • cần tạo lập một sự quân bình mới cho đời sống: chấp nhận tuổi tác; xây dựng một nhịp sống mới cho quãng đời còn lại: chú ý hơn đến các hoạt động tinh thần, từ thiện, tâm linh để có được bình an thanh tĩnh trong tâm hồn.
 
b)  Đường hướng đồng hành đức tin
 
  • Nhu cầu đức tin: Để vượt qua cuộc khủng hoảng giữa đời, tuổi trung niên cần một đức tin sáng suốt và thấm nhuần hy vọng; thấu suốt ý nghĩa của chặng đời đã qua và có sức mạnh đảm nhận tương lai phía trước.
 
  • Nội dung đồng hành đức tin: Học hỏi Lời Chúa và gia tăng đời sống cầu nguyện là phương cách tốt nhất giúp tìm thấy ý nghĩa cuộc đời nơi Thiên Chúa, và có được cái nhìn siêu thoát, lạc quan, bình an và trông cậy.
 
      Bên cạnh niềm tin tôn giáo, họ cũng cần có những hoạt động thư giãn về tinh thần như: thú điền viên, đan thêu, ghi danh học những môn học ưa thích mà trước đây không có thời gian theo học. Cũng vậy, các hoạt động từ thiện giúp đỡ người nghèo, thiếu thốn, bệnh tật, neo đơn cũng giúp họ thấy rõ hơn hạnh phúc mình đang có; đồng thời cảm thấy đời mình ý nghĩa hơn khi biết sống phục vụ và chia sẻ cho người khác.
 
  • Phương thức đồng hành: Tham gia nhóm sống đạo trong khu xóm hoặc các hội đoàn trong xứ như: nhóm cầu nguyện, chia sẻ lời Chúa; nhóm kinh liên gia; Đạo binh Đức Mẹ; nhóm thăm viếng người đau bệnh. Các hoạt động công ích như lau dọn Nhà thờ, tham gia nhóm thể dục dưỡng sinh cũng đem đến nhiều ích lợi cho sức khỏe thể lý và tinh thần. Ngoài ra, nên tham dự những cuộc du lịch dã ngoại hay hành hương. Các chuyến đi như thế tạo thêm cơ hội nghỉ ngơi, thưởng lãm, khám phá thế giới bên ngoài và thế giới tâm linh, để bù lại những năm tháng bận rộn với công ăn việc làm trước đây.
 
  1. Tuổi hưu trí & lão niên: Thách đố cuối đời (trên 60 tuổi)
 
a)  Đặc điểm tâm lý
 
  • Môi trường: Càng về già, môi trường xã hội của người cao tuổi càng thu hẹp. Các cụ quay về thế giới nội tâm, sống với những tâm tư, tình cảm của tuổi già; với những nỗi cô đơn, lo sợ hay hối tiếc cần được giãi bày và an ủi.
  • Đặc điểm tâm lý:
 
  • Gánh nặng tuổi tác, bệnh tật, sống “vô dụng” và lệ thuộc vào sự phục vụ của người khác cũng là nguồn khổ tâm cho các cụ.
 
  • Đây cũng là tuổi của sự thật. Lúc này, người cao tuổi đã có đủ dữ kiện để tổng kết lại đời mình. Như đã nói, việc nhìn lại quá khứ có thể đem đến sự mãn nguyện hay hối tiếc về cuộc đời đã qua. Tuy nhiên, dù thành đạt hay thất bại trong cuộc sống, mọi người đều phải đối diện với nỗi lo âu xao xuyến trước việc sẽ từ giã cõi đời này để đi vào thế giới bên kia. 
 
  • Đặc điểm nhận thức đối với cuộc sống
 
  • Các cụ dễ bi quan trước hoàn cảnh sống bị động, bất lực, lệ thuộc hiện tại; không dễ chấp nhận hoàn cảnh của tuổi già và quy luật của tự nhiên: sinh lão bệnh tử.
 
  • Các cụ hoặc quá bám víu, hoặc quá hối tiếc về quá khứ; không tha thứ cho những lỗi lầm đã qua của bản thân. Cần siêu thoát hơn với quá khứ và hòa giải với bản thân.
 
  • Lo âu, xao xuyến trước viễn tượng của cái chết đang đến. Chỉ có niềm tin tôn giáo mới có thể giúp các cụ thanh thản đối diện với cuộc ra đi cuối cùng này.
 
b)  Đường hướng trợ giúp đức tin
 
  • Nhu cầu đức tin: Các cụ cần được nâng đỡ về đức tin; củng cố đức mến và đức trông cậy vào tình thương của Thiên Chúa. Các nhân đức đối thần ấy sẽ giúp các cụ bình an chấp nhận tuổi già và có tâm hồn sẵn sàng về với Chúa.
 
  • Nội dung trợ giúp đức tin:  hòa giải và bình an
 
  • Tổng kết cuộc đời dưới cái nhìn của đức tin và hy vọng: Giúp nhìn lại đời mình để thấy bàn tay yêu thương dẫn dắt của Chúa; luôn sống tâm tình tạ ơn và đón nhận đời mình đã qua với lòng biết ơn Chúa.
 
  • Hòa giải với lương tâm. Tin vào lòng khoan dung của Chúa đối với mọi lầm lỗi trong quá khứ. Sống quãng đời còn lại để chuộc lại lỗi lầm bằng chính những hy sinh, chịu thương chịu khó, cầu nguyện mỗi ngày.
 
  • Tập sống các nhân đức cần thiết cho tuổi già như:
 
  • Kiên tâm chịu đựng, nhất là lúc đau khổ, bị bỏ quên.
 
  • Khoan dung: biết nhìn vào những lầm lỡ của mình trong quá khứ để khoan dung với mọi người.
 
  • Siêu thoát với của cải vật chất.
 
  • Bác ái: ít đòi hỏi, nhưng sẵn sàng giúp đỡ con cháu.
 
  • Cầu nguyện cho Giáo hội, cho truyền giáo, cho mọi người. Đây là việc phục vụ phù hợp nhất với tuổi già.
 
  • Khó nghèo: Chấp nhận cái nghèo nàn, bệnh tật, cô đơn, sự chết như một phần của thân phận con người
 
  • Phó thác: Để tình yêu Chúa dẫn dắt và nghỉ ngơi trong tình yêu của Chúa.
 
  • Phương thức đồng hành:
 
  • Tổ chức cho các cụ còn khỏe và đi lại được tham gia nhóm cầu nguyện, thăm viếng kẻ liệt tại từng khu xóm. Đến thăm nom, an ủi, khuyên nhủ, nâng đỡ tinh thần và cầu nguyện tại gia đối với các cụ phải nằm một chỗ.
 
  • Trở lại với hình thức giáo lý cơ hội, tức chuyện vãn về những đề tài, những thắc mắc, lo âu của riêng từng cụ trong mỗi lần gặp gỡ. Trao đổi về những vấn đề đức tin các cụ hay quan tâm như: mầu nhiệm đau khổ và sự chết; những lo lắng về tội lỗi và phần rỗi; mặc cảm về sự vô dụng của tuổi già… Khi trò chuyện, cần khơi gợi nơi các cụ niềm tin, cái nhìn lạc quan và lòng trông cậy, hầu giúp các cụ tìm lại được sự bình an thanh thản trong tâm hồn.

Kết luận phần III
 
             GIÁO DỤC ĐỨC TIN - MỘT NGHỆ THUẬT
 
      Giáo dục đức tin vừa là một ơn gọi phục vụ, vừa là một chuyên môn, vừa là một nghệ thuật trong đời sống Giáo hội.
 
  • Là một ơn gọi, vì GLV được trao sứ mạng giúp đỡ các linh hồn từ một đại diện của Giáo hội (cụ thể là cha xứ). Để thi hành sứ mạng này, GLV phải có kinh nghiệm về Thiên Chúa, có đời sống cầu nguyện, và chấp nhận dấn thân.
 
  • Là một chuyên môn, vì GLV cần được trang bị những kiến thức giáo lý, Kinh thánh, tín lý, luân lý cần thiết; cũng như phải học biết về sư phạm truyền đạt.
 
  • Là một nghệ thuật, vì cũng như trong nghệ thuật không thể có hai tác phẩm giống nhau được sản xuất đại trà, thì đối tượng phục vụ của huấn giáo là từng cá nhân độc sáng, có ý thức và tự do, có nhân phẩm riêng trước mặt Chúa. Vì thế không thể xử đối với các học viên giáo lý như với một “lô hàng”, nhưng trân trọng nét riêng tư của mỗi người.
 
       Để hỗ trợ cho sứ mạng trợ giúp đức tin xét như là một nghệ thuật, tâm lý học phát triển cung cấp cho GLV những quy chuẩn giúp nhận biết và tôn trọng hơn nét riêng của từng độ tuổi, từng cá nhân và hoàn cảnh của mỗi người. Mỗi học viên phải được đối xử như “khách hàng độc nhất” đáng được hưởng trọn vẹn sự quan tâm, phục vụ theo cách riêng từ phía GLV.
 
       Không thể định giá lương bổng cho nghệ thuật, vì nghệ thuật vượt trên mọi chiết tính hơn thiệt. Cũng vậy, GLV không có lương bổng; nhưng “thù lao” lớn nhất họ nhận được, chính là vẻ đẹp tâm hồn, là sự bình an, sự thăng hoa đức tin của những người qua họ đã gặp gỡ được Thiên Chúa. Ước gì tập giáo trình nhỏ bé này tiếp tục hỗ trợ các GLV đi xa hơn trong tác vụ nghệ thuật của họ: đồng hành đức tin đối với từng cá nhân theo một cách riêng, tùy vào tình trạng của mỗi người.

 


 
 

[1]  Từ “tôn giáo” (religion) có gốc từ động từ latinh “re-ligare”, có
   nghĩa “kết-nối-trở-lại” [hiểu ngầm: với “Đấng tuyệt đối”].
 [2] Phần này được phỏng theo cuốn Sư phạm giáo lý của Lm Nguyễn
   Văn Tuyên, Nxb Tp HCM, 1999, tr. 131-190.
Ban huấn luyện
Hội Dòng Mến Thánh Giá Hưng Hoá Chúc Mừng Năm Mới
FANPAGE FACEBOOK VÀ YOUTUBE
Thiết kế web - Thiet ke website: OnIP™ - www.onip.vn - mCMS.
Origin site: www.mtghunghoa.org!
log