Thứ tư, 24/04/2024

Tĩnh Tâm Tập Viên -2018

Cập nhật lúc 16:19 02/07/2018

Đức Ki-tô Phục Sinh và hai môn đệ
trên đường Giêrusalem và Emmau
(Lc24, 13-35)
A. Bỏ đi (c. 13-27)
1. Nhóm phân tán (c. 13-14)
- Hãy hình dung ra dáng đi, vẻ mặt và tâm tình của hai môn đệ như thế nào khi bỏ đi
- Họ trao đổi về tất cả mọi chuyện mới xẩy ra; họ “đọc” các sự kiện cách khách quan, chứ không đi tìm, hay không tìm ra ý nghĩa của các sự kiện dưới ánh sáng của Lời Kinh Thánh và của chính cuộc đời Đức Giêsu. Vì thế, họ “buồn rầu” (c. 17).
- Các câu chuyện của chúng ta với nhau cũng thường diễn ra như thế.
2. ĐKT đồng hành (c. 15-17)
- Đức Kitô Phục Sinh đến đồng hành cách lặng lẽ và vô danh để lắng nghe, quan tâm đến vấn đề của hai môn đệ trước khi ân cần và kiên nhẫn giải thích. Ngài sẽ đồng hành với hai ông “đến tận cùng”.
- Tại sao, Ngài không cho họ nhận ra Ngài ngay?
- Đức Kitô vẫn tiếp tục làm như thế đối với chúng ta, ngang qua nhiều trung gian, nhất là những người có trách nhiệm, những người đồng hành trong đời sống cộng đoàn, trong giai đoạn huấn luyện, lúc tĩnh tâm…
3. Trách nhau (c. 18-25)
- Họ trách Đức Giêsu không biết; nghe xong, Ngài sẽ trách các ông không hiểu!
- Chúng ta vẫn trách người khác, và đôi lúc trách Chúa không biết đến những vấn đề của chúng ta
4. Kinh Thánh và Đức Ki-tô (c. 26-27)
- ĐKT phục sinh giải thích mầu nhiệm VQ của Ngài khởi đi tù Sách Thánh: Sách Thánh    <=>    Đức Ki-tô- Biến cố biến hình, cuộc trò truyện giữa ĐGS –Mose và Elia, Đức Giêsu đã trao đổi về cuộc Xuất hành, về vai trò của người Tôi Trung đau khổ, đến để hoàn tất công trình cứu độ của Thiên Chúa Cha trong vai trò Thiên Sai, đồng thời, Ngài cũng giúp cho họ hiểu rằng con đường cứu độ là con đường đau khổ, phải qua đó thì mới bước vào vinh quang. Ngài không giải thoát con người theo thiển ý của họ, mà Ngài giải phóng con người trên bình diện ân sủng, đó là: giải thoát con người khỏi tội lỗi. Đây mới là sự giải phóng toàn diện của Thiên Chúa dành cho nhân loại.
5. Đời tôi và Đức Ki-tô: Đức Ki-tôđã “hoàn tất” Sách Thánh như thế nào, thì cũng sẽ “hoàn tất” đời tôi như thế: Đời tôi     <=>     Đức Ki-tô.
- Chúa không giải thích các sự kiện diễn tiến thế nào, mà các sự kiện đó có ý nghĩa gì
- Chính sự tương hợp này đã đem lại cho hai môn đệ kinh nghiệm thiêng liêng: “con tim bừng cháy”.
  • Thay đổi hướng đi (cách suy nghĩ. Tư tưởng giữ vai trò chủ đạo. Tư tưởng hướng chiều nào con người hành động theo chiểu đó). Trước đây cách suy nghĩ
  • Thay đổi ý nghĩa cuộc đời. Nhưng, thay đồi hướng đi còn là hình ảnh diễn tả một thay đồi khác, đó là thay đổi ý nghĩa cuộc đời. Thực vậy, ban đầu, hai môn đệ không hiểu ý nghĩa của các biến cố, « mắt họ bị ngăn cản », buồn rầu, kết quả là họ muốn bỏ cuộc. Nhưng sau đó, họ hiểu được ý nghĩa của các biến cố, nhận ra Đức Ki-tô phục sinh và tìm lại được niềm vui, kết quả là họ trở lại để tiếp tục dấn thân. Cuộc đời của họ giờ đây trở nên có ý nghĩa.
  • Thay đổi ngũ quan. Và thay đổi ý nghĩa cuộc đời còn giả định một thay đổi khác nữa, là thay đổi ngũ quan. Bởi vì, từ nay, hai môn đệ sẽ có thể nhìn, nghe, cảm, nếm và đụng mọi sự một cách mới mẻ ; nghĩa là không còn như các sự vật hay biến cố vô nghĩa, nhưng như các dấu chỉ nói về sự hiện của ĐKT phục sinh. Nhờ sự thay đổi ngũ quan, mà từ đây, họ có thể nhận ra điều vô hình trong những điều hữu hình, có thể sống thiết thân trong bình an và niềm vui với Đức Ki-tô phục sinh, không còn bằng tương quan thể lí nữa, nhưng với sự hiện diện vô hình của Ngài.
Như vậy, tương quan với Chúa Giêsu thôi chưa đủ, họ cần phải thấy mắt của Thiên Chúa khắp mọi nơi, cảm thấy ánh mắt của Người không ngừng dõi theo họ, và thấu hiểu tình yêu mà Người không ngừng biểu lộ trong cuộc sống của họ. Và trong đời sống cụ thể, họ cũng phải tái thể hiện cái nhìn của Thiên Chúa, chiếu tỏa cái nhìn ấy cho những thụ tạo chung quanh, ngõ hầu mọi loài thụ tạo có thể nhận thấy mình luôn được Đấng Vĩnh Cửu chăm sóc và yêu thương. Như thế, ơn gọi đích thực của người thánh hiến chính là: tìm kiếm và nhìn thấy Thiên Chúa trong mọi sự, để có thể nhìn ngắm mọi sự với cái nhìn của Thiên Chúa. Sau cùng họ còn phải cảm thấy ơn gọi của họ chính là một cuộc gặp gỡ và đối thoại liên lỉ với Chúa Giêsu, được tình yêu vô điều kiện của Người chinh phục và biến đổi. Tình yêu ấy phải trở thành trung tâm, là tiêu chuẩn và nguồn sức mạnh duy nhất chi phối toàn bộ lối sống của họ, làm cho họ có khả năng sống hăng say và trở nên quả cảm, biết biến các khó khăn thành cơ hội mới để loan báo Tin Mừng, làm cho nhiều người có thể nhận biết và yêu mến Chúa Giêsu hơn.
 
B. Nhận ra ĐKT phục sinh (c. 28-32)
1. Ở lại (c. 28-30)
- Trời đã xế chiều và ngày sắp tàn: hình ảnh kết cục của mọi hành trình, nhất là đời người. Đức Ki-tô phục sinh lặng lẽ đồng hành với con nguời tới thời điểm này qua cuộc Thương Khó và cái chết của Ngài.
- Họ diễn tả lòng ước ao sự hiện diện của vị khách lạ lùng. Ở một thời điểm như thế, con người chỉ còn ước ao sự hiện diện mà thôi.
2. Dấu chỉ bẻ bánh (c. 31-32)
- « Bẻ bánh » còn là dấu chỉ tình thương nhưng không, tình thương hiến dâng, tình thương hi sinh.  Dấu chỉ “bẻ bánh” là Bí Tích Thánh Thể
- Tại sao họ nhận ra Đức Kitô phục sinh với dấu chỉ “bẻ bánh”?
- Tại sao Ngài không lưu lại, nhưng lại biến mất?
- Với kinh nghiệm nhận ra Đấng Phục Sinh, họ đọc lại hành trình và nhận ra “ơn an ủi thiêng liêng”, nghĩa là kinh nghiệm “con tim bừng cháy”; ở đây không chỉ là hiểu biết nhưng còn cảm nghiệm liên quan đến chốn sâu thẳm của tâm hồn, vì thế cảm nghiệm này mạnh đến độ dẫn hai môn đệ đến quyết định “chuyển hướng”.
A’. Tái qui tụ-chia sẻ-hiệp nhất (c. 33-35)
- Họ được biến đổi như thế nào lúc trở lại ; lúc đi : trời sáng lòng tối ; lúc về, trời tối, lòng sáng. Và tại sao có sự thay đối lớn lao như thế ? Kinh nghiệm nào, đã làm cho hai môn đệ được “tái sinh”?
- Sự hiệp nhất, từ đó phát sinh đời sống cộng đoàn và sứ mạng loan báo TM, được dệt nên bởi việc chia sẻ những kinh nghiệm gặp gỡ với Đấng Phục Sinh ; và chính Đấng Phục Sinh hiện diện trong mối tương quan hiệp thông giữa các môn đệ của Ngài.
Vấn đề đặt ra:
- cộng đoàn thiếu hiệp nhất vì mỗi người coi mình hơn người khác, coi mình là trung tâm. Nếu có vẫn chỉ là hiệp nhất cái vỏ bên ngoài.
- vì chưa có đời sống cầu nguyện thực sự, vì một đời sống cầu nguyện thực sự luôn thấy mình dưới người khác, thấy mình chỉ còn có thể thức với Chúa « xin thương xót con là kẻ tội lỗi »
- Hai người lắng nghe kinh nghiệm gặp gỡ Đấng Phục Sinh của Nhóm 11 và các bạn hữu (trong đó có Maria Magdala và các bà); và đến lượt mình, họ chia sẻ - loan báo kinh nghiệm đích thân nhận biết Đấng Phục Sinh.
- Emmau chính là Thánh Lễ: bàn tiệc Lời Chúa và bàn tiệc Thánh Thể.
 
 
Ban huấn luyện
Thông tin khác:
Tĩnh Tâm Tháng 3 (02/07/2018)
Tĩnh Tâm Tháng 4 (02/07/2018)
Tĩnh Tâm Tháng 5 (02/07/2018)
Tĩnh Tâm Tháng 6 (02/07/2018)
Tĩnh tâm tháng (02/07/2018)
Hội Dòng Mến Thánh Giá Hưng Hoá Chúc Mừng Năm Mới
FANPAGE FACEBOOK VÀ YOUTUBE
Thiết kế web - Thiet ke website: OnIP™ - www.onip.vn - mCMS.
Origin site: www.mtghunghoa.org!
log