Thứ sáu, 29/03/2024

Giáo Án Giáo Lý Sống Đạo Phần III & IV

Cập nhật lúc 23:15 28/05/2018

PHẦN III: ĐỜI SỐNG TRONG ĐỨC KITÔ
 
Bài 30:    CON NGƯỜI LÀ HÌNH ẢNH THIÊN CHÚA
 
Lời Chúa:   “Anh em đã mặc lấy con người mới, con người hằng được đổi mới theo hình ảnh Đấng Tạo Hoá, để được ơn thông hiểu” (Cl 3,10).
Ý chính       :    1. Con người là hình ảnh Thiên Chúa.
                        2.Phương cách thể hiện hình ảnh Thiên Chúa trong cuộc sống.
Tâm tình    :  Vui sướng vì có phẩm giá cao cả  là hình ảnh Thiên Chúa.
I. ỔN ĐỊNH II. TỪ CUỘC SỐNG
Dẫn nhập: Trong buổi lễ nhận giải thưởng Nobel Hoà Bình tại Olso, Na-uy, Mẹ Têrêsa Calcutta đã phát biểu trước đám đông và giới báo chí: “Chúng ta hãy ghi nhớ tình yêu thương vĩ đại của Chúa. Chính Người đã trở thành Bánh Hằng Sống để thoả đáng cơn đói khát  của chúng ta đối với tình yêu của Người- cơn đói khát Thiên Chúa - bởi vì chúng ta được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa. Chúng ta đã được tạo dựng để yêu thương và được yêu thương, và Thiên Chúa đã trở nên một con người để đem lại cho chúng ta khả năng yêu thương như Người yêu thương chúng ta”.
Mẹ Têrêsa đã hoạ lại hình ảnh Thiên Chúa nơi mình bằng đời sống yêu thương cụ thể đối với người nghèo khổ bất hạnh trong xã hội. Đó là những việc làm kiến tạo hoà bình. Mẹ đã thực hiện cách kiên cường các mối phúc. Con đường này cũng chính là con đường hạnh phúc mà Chúa Giêsu đã mời gọi chúng ta tiến bước theo Người. Mời các em cùng đọc Lời Chúa.
III. LÊN TỚI CHÚA
  1. Công bố Lời Chúa: Cl 3,9-10.
  2. Dẫn giải nội dung Giáo lý
 LỜI CHÚA DẪN GIẢI NỘI DUNG GL
 
 
St 1,26-27
 
 
 
 
St 2, 7
 
St2,8-15;2,19
 
 
 
St 2, 15-17
 
 
 
St 3, 1-19
Rm 7,15
 
1. Con người là hình ảnh Thiên Chúa.
  • Thiên Chúa đã dành cho con người một vị trí đặc biệt trong chương trình tạo dựng của Ngài. Các em thấy khi tạo dựng vũ trụ, vạn vật, Thiên Chúa chỉ phán một lời liền có như ý Ngài muốn, nhưng khi tạo dựng con người, Sách Sáng Thế mô tả cho ta thấy Thiên Chúa có ý định – và tự chọn kiểu mẫu, một kiểu mẫu thật tuyệt vời… (GLV dựa vào St 1, 26-27 để giúp các em hiểu phẩm giá cao quý của con người: giống hình ảnh Chúa
  • Thiên Chúa ban cho con người một linh hồn bất tử, con người là thụ tạo duy nhất ở trần gian được Thiên Chúa dựng nên vì chính họ. Ngay từ giây phút đầu tiên, con người đã được Thiên Chúa tiền định cho hưởng hạnh phúc đời đời.
  • Con người là hình ảnh Thiên Chúa nên con người có khả năng nhận biết và yêu mến. Nhờ đó con người có thể đáp trả lại tiếng gọi của Thiên Chúa và bước vào giao ước yêu thương với Ngài.
  • Thiên Chúa cho con người có lý trí để nhận biết trật tự vạn vật mà Ngài đã sắp đặt, cho ý chí tự do để con người tự tình hướng đến sự thiện. Nhờ các khả năng đó, con người nhận ra được tiếng nói của Thiên Chúa thúc đẩy làm lành lánh dữ.
 
Con người với tội Nguyên tổ và Ơn cứu chuộc
Theo trình thuật của Sách St. chúng ta thấy ngay từ đầu lịch sử, con người đã bị thần dữ cám dỗ nên đã lạm dụng tự do của mình để xây lưng chống lại Thiên Chúa. Do đó, bản tính con người đã bị tổn thương, phẩm giá con người đã bị lu mờ, hoen ố nên con người dễ hướng chiều về sự dữ và hay mắc phải sai lầm. (GLV dùng những vd trong cuộc sống thường ngày giúo các em hiểu)
Con người là hình ảnh Thiên Chúa vì Thiên Chúa đã tạo dựng con người giống hình ảnh Người, ban cho có linh hồn thiêng liêng, có trí tuệ và ý chí tự do. Cho nên ngay từ trong lòng mẹ, con người đã hướng về sự thiện đích thực và hạnh phúc muôn đời. (172)   Con người không giữ được nguyên vẹn hình ảnh Thiên Chúa nơi mình vì tội lỗi đã làm tổn thương hình ảnh ấy nơi con người, khiến họ dễ hướng về điều xấu và dễ bị sai lầm.( 173)    
 
Ga 3, 16
 
-Nhưng như các em đã học biết, Thiên Chúa là tình thương, Ngài đã bày tỏ tình yêu của Người qua sự kiện nào? Ban tặng Con Một yêu dấu – Đức Giêsu Kitô, Ngôi Lời Nhập Thể. -Theo các en, nhờ đâu Đức Giêsu Kitô đã giải thoát con người  khỏi mọi tội lỗi, ban lại cho con người ơn làm con Chúa? Nhờ sự chết và Phục sinh của Người – Người đã phục hồi phẩm giá con người, và làm cho chúng ta trở nên con người mới trong Chúa Kitô và Thần Khí của Người. Chúa Kitô đã chết và sống lại để phục hồi hình ảnh ấy cho những ai tin vào Người và sống như môn đệ Người.(174)
 
 
 
 
 
 
 
Mt 5, 3-12
2. Cách thức thể hiện hình ảnh TC. trong cuộc sống của mình
  • Giữa một thế giới tràn ngập hình ảnh thuộc mọi loại khác nhau, và qua những hình ảnh ấy, người ta muốn nói với bạn một điều gì đó, như bạn xem quảng cáo trên truyền hình… Vậy làm sao để người khác có thể nhận ra Chúa hiện diện trong bạn?...
  • Mỗi năm vào dịp lễ các Thánh chúng ta thường được nghe bài giảng Bát phúc hay còn gọi là bài giảng trên núi của Mt.  Các bạn có biết tại sao lại dùng đoạn TM này không? Để diễn tả về đời sống các thánh. Các ngài là những họa phẩm về đời sống Chúa Kitô, mỗi vị có một nét riêng biệt và là lời chứng cho chúng ta về hạnh phúc Nước Trời.
Sống theo Bát Phúc:
  • Các mối phúc là trọng tâm của những Lời Chúa Giêsu rao giảng. Đó chính là lời hứa của Thiên Chúa dành cho Dân Người. Đó cũng chính là “Hiến Chương Nước Trời”
  • Qua các Mối Phúc, chúng ta thấy được ơn gọi của người tín hữu là liên kết với vinh quang cuộc khổ nạn và Phục sinh của Đức Giêsu. Chính vì thế, nếu muốn được hạnh phúc chúng ta luôn phải lựa chọn – sẵn sàng hy sinh, từ bỏ để chọn Chúa vào ưu tiên hàng đầu: Yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự –  (GLV cho những thí dụ thích hợp)
  • Không có gì tốt mà dễ đâu! Chúng ta ý thức sự yếu đuối của mình nên cần nhờ ơn Thánh Thần nâng đỡ, để sống tốt mỗi ngày. Và nhờ Lời Chúa tác động, đời sống chúng ta sinh hoa kết quả trong Hội Thánh để tôn vinh Thiên Chúa.
  • Chúng ta đừng nghĩ mình không thể thực hiện! Cuộc đời các thánh là một minh chứng hùng hồn về việc sống các mối phúc.
  • Tóm lại, con người có phẩm giá vì được Thiên Chúa yêu thương dựng nên giống hình ảnh Người. Nhờ có hồn thiêng bất tử, có trí tuệ, ý chí và tự do, con người biết chọn lựa điều thiện, sống theo Lời Chúa và đạt tới hạnh phúc đời đời.
Sống như môn đệ Chúa Kitô là thực hiện tinh thần bài giảng trên núi được gồm tóm trong các mối phúc thật. (175)  
 
 
 
Tám mối phúc thật nhắc ta nhớ rằng hạnh phúc đích thật và cuối cùng của con người là Thiên Chúa. Các mối phúc là tiêu chuẩn đánh giá và hướng dẫn đời sống Kitô hữu. (176)  
C. Hướng ý cầu nguyện: Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa đã dựng nên chúng con giống hình ảnh Chúa. Xin Chúa cho chúng con biết tôn trọng hình ảnh Chúa nơi anh chị em, nhất là nơi những người bé mọn, đau khổ, nghèo hèn.
IV.  TRỞ VỀ CUỘC SỐNG:  1.Bài học:  số 172 – 176
  1. Sinh hoạt:              
  2. Gợi ý sống đạo:   
V. KẾT THÚC
…………………………………………….
 
BÀI 31: TỰ DO CỦA CON NGƯỜI
 
Lời Chúa:  “Quả thế thưa anh em đã được gọi hưởng tự do. Có điều là đừng lợi dụng tự do để sống theo tính xác thịt,    nhưng hãy lấy đức mến mà phục vụ lẫn nhau” (Gl 5,13)
Ý Chính:     1. Tự do là gì? (Gl 5,1.13)
                     2. An sủng và tự do. ( Rm 7,21-25)
Tâm tình:   Chọn lựa sống theo ý Chúa.
  1. ỔN ĐỊNH
  2. TỪ CUỘC SỐNG
Một ngày kia, một người nô lệ đến gặp Tổng thống Abraham Lincoln và nói với Tổng thống: “Thưa Ngài, tôi không muốn nhận tự do như một món quà, mà tôi muốn được trả tiền cho sự  tự  do này. Nói rồi anh ta ném một đồng dollar lên bàn.”
Tổng thống Lincoln kiên nhẫn giải thích: Không ai trả giá cho tự do như vậy cả.
Nhưng người nô lệ được tự do này cứ khẳng định anh ta muốn trả giá cho tự do của anh ta như vậy. Tổng thống bèn dắt anh ta tới cửa sổ và chỉ cho anh ta thấy hàng hàng lớp lớp các nấm mồ của các chiến sĩ nằm dọc ven sông ở Arlington.
Tới lúc đó, Tổng thống mới nói với anh ta: Tiền bạc của anh làm sao có thể trả cho sinh mạng của bao nhiêu con người đã chết để tranh đấu cho sự tự do của anh ngày nay.
Anh ta bối rối: Vậy tôi phải làm gì?
Abraham Lincoln từ tốn nói: Anh phải cảm tạ Chúa vì đã được tự do và hãy sống như một người tự do. Đó là cách chúng ta hiểu rõ giá trị tự do quý báu của chúng ta.
Tự do của người nô lệ được mua bằng giá hy sinh của bao người chiến sĩ. Vậy tự do của người con cái Chúa, mà chúng ta đã được lãnh nhận được mua bằng gì? Chúng ta hãy cùng lên tới Chúa xin Người dạy dỗ chúng ta.
III. LÊN TỚI CHÚA.
  1. Công Bố Lời Chúa: (Gl 5,1.13)
  2. Dẫn Giải Nội Dung
LỜI CHÚA DẪN GIẢI ND GIÁO LÝ
 
St 1,26-27
 
 
 
St 1,28
  1. Tự Do Là Gì?
  • Thiên Chúa dựng nên con người như thế nào? (giống hình ảnh Thiên Chúa, có ý chí và lý trí,có tự do, có khả nãng chọn lựa tốt và xấu, hành động hay không hành động, làm việc này hoặc làm việc kia. Nhờ có tự do, con người làm chủ các hành vi của mình, quyết định về bản thân mình.
  • Với quyền làm chủ muôn loài và tự định đoạt về những công việc mình làm, con người có được phép làm mọi sự không? Có, nhưng tự do chỉ có ý nghĩa đích thực khi con người phục vụ cho điều thiện và công bằng
  • Chính sự tự do này làm nên phẩm giá cao quí của con người và con người được tham gia vào chính sự tự do của Thiên Chúa, Đấng hoàn toàn tự do. (GLV cho những thí dụ thích hợp với các em…)
 
Tự do là khả năng chọn lựa, nhờ đó mà con người có thể cân nhắc và chịu trách nhiệm về các hành vi của mình. (c.177)
 
 
St 1,26-27
St 3, 2-7
 
 
Mc 7,21-23
x. Rm 6,22
x. Gl 5,1
  1. Tự Do và Tội Lỗi
    • Tự bản chất con người là gì? Là tốt “Nhân chi sơ tính bản thiện.”
    • Trước khi phạm tội con người sống ra sao? Tự do, hạnh phúc, sống thân tình với Chúa. Luôn biết nhận định và hành động đúng, tốt.
    • Con người đánh mất tự do khi nào? Khi nghe theo ma quỉ, chối bỏ Thiên Chúa, không còn sáng suốt để nhận định các vấn đề ,lòng hướng về điều xấu hơn điều tốt và trở thành nô lệ cho tội lỗi. Chính vì thế “Tự do không phải là muốn làm gì thì làm”. Đó là một điều sai lầm.
    • Khi con người sống trong tội lỗi và sự chết, Thiên Chúa đã làm gì? Thiên Chúa đã ban Con Một yêu dấu của Ngài đến để phục hồi lại hình ảnh Thiên Chúa nơi con người, giải thoát con người khỏi ách nô lệ tội lỗi và sự chết qua cái chết và sự phục sinh của Ngài. Nhờ đó con người lại được tự do và sống một cuộc sống mới.
 
Con người có thể lạm dụng tự do để chối bỏ tình yêu Thiên Chúa và khi đó trở thành nô lệ tội lỗi.(c. 178)
 
 
 
 
 
Gl 5,13
 
Gl 6,13-26
 
 
 
 
 
 
Rm 6, 17
 
1 Pr 2,16      
 
Gl 5,13
 
  1. Tự Do và Trách Nhiệm:
    • Thiên chúa đã ban cho con người một món quà rất quí giá đó là tự do. Tự do làm cho hành vi của con người trở nên đáng thưởng hay đáng phạt.
    • Chính vì có tự do mà con người phải chịu trách nhiệm về sự suy nghĩ, cân nhắc, chọn lựa và quyết định của mình, tùy theo mức độ trực tiếp chủ ý của mình. (Vd Luật đi đường… vượt đèn đỏSự lười biếng học tập, học các thói xấu, chơi với bạn xấukhông chịu sửa mình, cố tình nằm lỳ trong tội lỗi… vùi dập tương lai của mình. Chúng ta hòan toàn chịu trách nhiệm cho chính bản thân mình trong hiện tại cũng như tương lai.  Hoặc: Vào lớp Giáo Lý, thích thì học, không thích thì thôi,  quậy phá, gây mất trật tự…
  • Các bạn nên nhớ, khi lạm dụng tự do để lựa chọn, thực hiện điều xấu, chúng ta sẽ trở thành nô lệ tội lỗi.
  • Thánh Phêrô dạy: Anh em hãy hành động như những người tự do, không phải như những người lấy sự tự do làm màn che sự gian ác, nhưng như những tôi tớ của Thiên Chúa.
  • Thánh Phaolô nói: anh em đã được gọi để hưởng tự do. Có điều là đừng lợi dụng tự do để sống theo tính xác thịt, nhưng hãy lấy đức mến mà phục vụ lẫn nhau.
 
 
Có ba trường hợp được giảm trách nhiệm hoặc không bị qui trách nhiệm:
-Do không biết.
- Do bị ép buộc.
- Do sợ hãi. (c.179)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Rm 7,15. 21-25
 
 
 
Gl 5,1
2,Cr 3,17
 
 
x. Rm 8,21
Mt 5,8
  1. An Sủng Và Tự Do.
    • Qua kinh nghiệm sống, chúng ta thấy mình không dễ dàng thực hiện được điều tốt … Thánh Phaolô cũng chia sẻ về kinh nghiệm của Ngài: “khi tôi muốn làm sự thiện thì lại thấy sự ác xuất hiện ngay… vì điều tôi muốn, thì tôi không làm, nhưng điều tôi ghét, thì tôi lại cứ làm.”(GLV đưa ra những thực tế cuộc sống để các em cảm thấy cần đến An sủng Chúa)
    • Và Thánh Phaolô hiến kế cho chúng ta là đến với Đức Giêsu, bởi chính vì để chúng ta được tự do mà Người đã giải thoát chúng ta.
    • Chắc chắn, Đức Giêsu sẽ xin Cha ban Thánh Thần của Người cho chúng ta, để chính Thánh Thần giúp chúng ta biết sử dụng tự do Chúa ban một cách đúng hướng, vì nhờ Thần Khí chúng ta biết được thiện ác, thật giả, xấu tốt…để chọn lựa cho đúng và giúp ta đạt đến sự thiện, chu toàn ơn gọi làm con Thiên Chúa, được trở nên hoàn thiện như Cha trên trời là Đấng hoàn thiện. Đó chính là ân sủng Thiên Chúa ưu đãi con người.
An sủng chẳng những không làm mất tự do của con người, mà còn tăng thêm tự do nội tâm. Nhờ ân sủng Chúa Thánh Thần giáo dục con người trở thành những cộng tác viên đắc lực của người. ( c. 180)
Các em thân mến,
Là những người con của ánh sáng được sống trong sự tự do đích thực. Chúng ta hãy tạ ơn Chúa về An sủng màThiên Chúa đã không ngừng ưu đãi mỗi người chúng ta. Xin Chúa giúp chúng ta biết ý thức, tự nguyện trở thành những cộng tác viên của công trình Thiên Chúa trong Hội Thánh và trong thế giới. Mời các em đứng cùng cầu nguyện:
  1. HƯỚNG ÝCẦU NGUYỆN
Lạy Chúa là Thiên Chúa toàn năng, Chúa đã tạo dựng chúng con giống hình ảnh Chúa, ban cho chúng con quyền tự do. Xin Chúa cho chúng con biết sử dụng tự do Chúa ban để sống xứng đáng với phẩm giá con người, để làm vinh danh Chúa và phục vụ tha nhân.
  1. TRỞ VỀ CUỘC SỐNG
    1. Bài Học: (cc. 177-180)
    2. Sinh Hoạt
    3. Gợi ý Sống Đạo
    4. Bài Làm Ở Nhà
  2. KẾT THÚC
………………………………………….
       
Bài 32:    TRÁCH NHIỆM LUÂN LÝ 
 
Lời Chúa:   “Các người chết được xét xử tuỳ theo việc họ đã làm, chiếu theo những gì đã được ghi chép trong sổ sách.” (Kh 20, 12b).
Ý chính       :    1. Tiêu chuẩn đánh giá hành vi luân lý (Kh 20,11-12.13.15.)
                        2. Tính luân lý của các đam mê (2pr 1,5-7)
Tâm tình  :  Khát khao học hiểu giáo lý để biết sống đúng phẩm giá cao cả của mình và mưu ích cho người khác.
I. ỔN ĐỊNH
II. TỪ CUỘC SỐNG
     GLV dựa vào những thay đổi hiện thời của xã hội làm ảnh hưởng không nhỏ đến cách nghĩ và lối sống của nhiều người, nhất là giời trẻ, nhiều người trở thành lãnh đạm với vấn đề tội phúc…  để mời gọi các em ý thức bài học hôm nay.
III. LÊN TỚI CHÚA:
  1. Công bố Lời Chúa: Mt. 25,31.34-40 – Thinh lặng gợi ý Lời Chúa để vào bài GL
B. Dẫn giải nội dung Giáo lý:  
LỜI CHÚA DẪN GIẢI NỘI DUNG GL
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1Cr 6,9-10
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Lc 18, 10-14
Mt 6,2-4
Lc 21, 1-4
  1. TIÊU CHUẨN ĐỂ ĐÁNH GIA CÁC HÀNH VI LUÂN LÝ (Chuẩn mực ta phải đối chiếu để biết một hành vi nhân linh tốt hay xấu).
  • Con người chúng ta có một quà tặng rất cao quý mà Thiên Chúa ban tặng đó là gì?  Tự do... Chính tự do là đặc tính của những hành vi luân lý.
  • Để đánh giá các hành vi luân lý, chúng ta dựa vào 3 yếu tố này:
    • Đối tượng (phương tiện) được lựa chọn để thực hiện;
    • Mục đích (ý hướng) nhắm tới;
    • Các hoàn cảnh của hành động.
  • Đối tượng:  Đối tượng (phương tiện, hành vi) được lựa chọn hành động xác định tính luân lý của hành vi ý chí, tùy theo lý trí nhận biết và phán đoán nó là tốt hay xấu. T. Phaolô đã liệt kê một số hành vi tự nó là xấu (x.1Cr 6,9-10).  Cứu cánh không biện minh cho phương tiện. Vd. Trộm cắp là xấu thì dù trộm cắp cho người nghèo, hay trong hoàn cảnh nghèo mà trộm cắp đều là xấu.
  • Có những hành vi tự nó không tốt không xấu về mặt luân lý, như ăn, uống, ngủ, giải trí..Nhưng nó trở thành xấu tuỳ ý hướng người thực hiện cũng như hoàn cảnh của chúng. Vd: ăn để thỏa tính tham ăn và ích kỷ…
  • Mục đích: Mục đích hay y hướng phát xuất từ ý chí tự do xác định mục đích của hành động, là một yếu tố căn bản để đánh giá tính luân lý của hành động, vì chúng có thể làm thay đổi bản chất luân lý của hành vi, khiến hành vi tốt có thể trở thành xấu. Một ý hướng tốt ( ví dụ: giúp đỡ tha nhân) không thể làm cho một hành vi sai trái (ví dụ: nói dối, nói trở thành tốt hay đúng. "Ý hướng tốt không thể biện minh cho một hành động xấu”. Ngược lại, một hành vi tự nó là tốt (ví dụ: bố thí, cầu nguyện) có thể trở thành xấu khi có ý xấu ( ví dụ: tìm hư danh).
  • Các hoàn cảnh:  Các hoàn cảnh (kể cả những hậu quả), là những yếu tố phụ góp phần gia tăng hay giảm bớt tính chất tốt hay xấu của hành vi, hoặc có thể giảm bớt hay gia tăng trách nhiệm của chủ thể hành vi. Tự chúng, các hoàn cảnh không thể làm cho một hành vi tự nó là xấu, trở nên tốt hay đúng.
  • Kết luận: Một hành vi tốt về mặt luân lý đòi hỏi đối tượng, mục đích và các hoàn cảnh đều phải tốt.
  • Không được phép làm điều xấu, để đạt một kết quả tốt.
 
Muốn đánh giá một hành vi là tốt hay xấu, nặng hay nhẹ, ta dựa vào 3 điểm này: Một là điều ta chọn là tốt hay xấu. Hai là ta nhắm mục đích tốt hay xấu. Ba là những hoàn cảnh lúc ấy có làm cho sự việc thành nặng hoặc nhẹ hơn.
(181)
 
Mục đích ta nhắm ảnh hưởng đến việc ta làm: Một hành động tốt được làm vì mục đích xấu, sẽ trở thành xấu, và ngược lại, mục đích dù tốt đến đâu cũng không làm cho hành động xấu trở thành tốt, vì “mục đích không biện minh cho phương tiện”.
(182)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Mc 7, 21
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Lc 22, 41-46
 
 
Gl 5, 24
 
2 Pr 1, 5-7
 
Mt 20, 34
Mc 8, 2
Lc 7,13;19,41
 
 
1 Cr 15, 10
2. TÍNH LUÂN LÝ CỦA NHỮNG ĐAM MÊ
a. Đam mê là gì?
  • Đam mê là các khuynh-năng (cảm xúc hay rung động của khả năng cảm giác) thúc đẩy khiến ta tìm (hành động) cái ta ưa thích (cảm nhận là tốt) hay xa lánh (không hành động) điều ta chê ghét (cảm nhận là xấu).
  • Các đam mê là thành phần tự nhiên của sinh hoạt tâm lý con người. Chúng nối kết đời sống cảm giác và đời sống tinh thần. Chúa Giêsu cũng xác định từ bên trong con người phát xuất các rung động đam mê -  Người Á Đông thường gọi những đam mê chính này là “thất tình”: hỉ, nộ, ái, ố, ai, cụ, dục (vui mừng, giận hờn , yêu mến, ghen ghét, buồn phiền, sợ hãi, ham muốn). Đã là con người, dù một em bé, chúng ta cũng thấy bộc lộ những cảm xúc đó, khiến hành vi của con người luôn bị chi phối. Vd: Lúc vui, ta dễ dàng giải quyết các vấn đề trong bầu khí cởi mởi – Khi nóng giận, dễ có nhiều điều thiếu sót trong phán quyết…
b. Đam mê và đời sống luân lý:
  • Tự bản chất, đam mê không tốt không xấu. Đam mê được đánh giá tốt hay xấu tùy mức độ chúng ta bị điều khiển bởi lý trí và khi chúng góp phần vào một hành động tốt hay xấu. Đam mê được coi là có chủ ý "khi do ý chí điều khiển hay ý chí không ngăn cản ( Tôma Aquinô,)".  Vì thế chúng ta cần phải hướng dẫn các đam mê chứ không được hủy diệt, phải làm chủ chúng chứ không để chúng tung hoành, muốn gì làm nấy…
  • Về mặt luân lý, đam mê sẽ tốt nếu góp phần vào một hành động tốt, và xấu trong trường hợp ngược lại. Vd: Các khoa học gia, các nhạc sĩ, văn sĩ, hoạ sĩ…với lòng say mê  khoa học, nghệ thuật đã để lại cho nhân loại những công trình, những tác phẩm bất hủ.  Ta cũng thấy có những con người chỉ vì chiều theo đam mê xấu mà gây ra bao tội ác cho nhân loại. Chẳng hạn: Nhà độc tài phát xít Hitler, Bin Laden trùm khủng bố… Ngày nay nhiều bạn trẻ đã để đam mê lôi cuốn, đánh mất tương lai, hủy hoại cuộc đời trong men rượu, khói thuốc hay những đam mê truỵ lạc khác…
  • Trong đời sống Ki-tô hữu, Chúa Thánh Thần thực hiện công trình của Người, bằng cách huy động mọi sự nơi con người, kể cả những đau khổ, sợ hãi và buồn phiền, như chính trong cơn hấp hối và cuộc khổ nạn của Đức Ki-tô, Chúa Thánh Thần luôn hoạt động để Chúa Giêsu kiện toàn Thánh ý Cha.
  • Hãy lắng nghe Thánh Phaolô khuyên nhủ chúng ta: “Những ai thuộc về Đức Giêsu Kitô, thì đã đóng đinh xác thịt vào thập giá cùng với những dục vọng và đam mê”. Thánh Phêrô còn khuyến khích chúng ta hãy vận dụng các cảm xúc, đam mê vào những mục đích tốt…
  • Hãy có tâm tình như Chúa Giêsu, Người luôn chạnh thương trước nỗi khổ cực của con người, xót thương người có tội v.v.
  •  Nếu mỗi người trong chúng ta cố gắng cộng tác với ơn Chúa, siêng năng học hỏi giáo lý, để vươn tới điều thiện hảo, không chỉ bằng ý chí, nhưng còn với cả tâm hồn nữa thì chúng ta sẽ trở thành những người yêu thích làm điều tốt. Vì ơn Chúa là sức mạnh cho chúng ta.
I.  II.  III.  IV.  V.  VI.  VII.Hành vi tốt xấu của con người còn bị chi phối bởi bảy xúc cảm chính là: mừng, giận, buồn, sợ, yêu, ghét và ham muốn (Hỉ, nộ, ai, cụ, ái, ố, dục).
(183)
 
 
 
 
VIII.T. Ta cần tập làm chủ và qui hướng các xúc cảm ấy đến những điều tốt. (184)  
C. Hướng ý cầu nguyện: Sống giữa cuộc đời “vàng thau lẫn lộn”, và trước sức cuốn hút của tiền bạc, hưởng thụ, danh vọng…con người khó đứng vững. Vì thế, chúng ta hãy cầu xin ơn Chúa Thánh Thần soi sáng để biết can đảm chọn lựa điều tốt, xa tránh điều xấu
IV.  TRỞ VỀ CUỘC SỐNG 1. Bài học: số 181 – 184
          3. Gợi ý sống đạo: mỗi ngày cố gắng làm một việc tốt. Biết tự chủ trong mọi hành vi lời nói việc làm.
V.  KẾT THÚC:  Kinh Sáng Danh

 
………………………………………….
 
Bài 33 :    LƯƠNG TÂM  (2 tiết) 
                       
Lời Chúa “Điều khiến chúng tôi tự hào là lương tâm chúng tôi làm chứng rằng: chúng tôi lấy sự thánh thiện và chân thành Thiên Chúa ban mà cư xử với người ta ở đời”(2Cr 1,12).
Ý chính   : 1. Lương tâm là gì ? (2 Cr 1,12)
                   2. Huấn luyện lương tâm. (1 Tm 1, 18-19)
                   3. Phán đoán sai lầm
                   4. Quy tắc chọn lựa theo lương tâm
Tâm tình:  Ước ao có lương tâm trong sáng, ngay thẳng.
  1. ỔN ĐỊNH
    1. Đón tiếp
    2. Thánh hoá
    3. Giới thiệu bài mới
Trong cuộc sống thường ngày, biết bao lần từ trong thâm tâm vang dội lên những tiếng nói âm thầm nhắc nhở chúng ta một điều gì đó, khiến chúng ta suy đi nghĩ lại để biết sống tốt hơn. Đó chính là tiếng lương tâm – và đó cũng là nội dung của bài hôm nay.
  1. TỪ CUỘC SỐNG
Năm 1811 có một công dân mỹ ở New-York gửi đến bộ tài chính 6 dollars vì lương tâm cắn rứt làm cho ông hối hận vì đã gian lận số tiền trên. Người ta đã lập một quỹ mang tên “Quỹ lương tâm” để những ai lường gạt, gian lận công quỹ hoặc tài sản nhân dân thì gửi vào đó để đền trả với những lời sau đây: “Tôi không muốn mình bị thiêu đốt trong hỏa ngục chỉ vì một nắm đôla”.
Tại sao người ta lại bỏ tiền vào quỹ này? Nhiều lần gian lận, trộm cắp đâu có ai biết! Thế nhưng mỗi khi chúng ta lỗi công bằng, làm điều gì sai trái mà chưa đền trả được, chúng ta sống trong sự bất an. Hôm nay chúng ta cùng lên tới Chúa, Ngài sẽ dạy chúng ta.
III. LÊN TỚI CHÚA
  1. Công Bố Lời Chúa: (2Cr 1,12).
  2. Dẫn Giải Nội Dung
Thánh Phaolô cho ta biết một kinh nghiệm bản thân: mọi hành động ông làm, mọi lời ông rao giảng là chân chính, vì lấy sự thánh thiện và chân thành do Thiên Chúa ban mà cư xử với mọi người, chứ không theo lẽ khôn ngoan của người đời.
Mỗi người chúng ta cũng có những cảm nghiệm như Thánh Phaolô, khi chúng ta làm điều lành, tâm hồn chúng ta bình an - khi chúng ta làm điều không tốt, chúng ta  sống bất an, bị dày vò, ân hận. Vậy lương tâm là gì?

 
LỜI CHÚA DẪN GIẢI NỘI DUNG GL
 
 
 
 
 
Rm 2,14-15
 
 
 
 
2 Cr 1, 12
 
 
 
 
  1. LƯƠNG TÂM LÀ GÌ?
  • Lương tâm là tâm điểm sâu kín nhất và là cung thánh của con người, nơi đây con người được hiện diện với một mình Thiên Chúa. Tiếng nói lương tâm ấy vang lên rất đúng lúc, kêu gọi con người phải yêu mến và thi hành điều thiện cũng như tránh điều ác, vì lương tâm là Luật Thiên Chúa ghi khắc trong tâm hồn con người, để dạy dỗ, hướng dẫn chúng ta, như:
    • Một công dân Mỹ cảm thấy hối hận vì đã gian lận công quỹ 6 dollars dù không ai biết việc làm gian lận này.
    • Một Phaolô tự hào và bình an về lời rao giảng của mình dù bị nhiều người Do Thái chống đối, v.v.
  • Lương tâm thường soi dẫn chúng ta:
    • Trước khi hành động: Lương tâm chỉ cho chúng ta biết  đâu là điều đúng nên làm, và đâu là điều sai nên tránh.
    • Trong khi hành động: Lương tâm luôn khuyến khích nếu ta làm tốt hay nhắc nhở, cản ngăn nếu ta làm điều xấu. 
 
 
 
 
Lương tâm là luật tự nhiên mà Thiên Chúa đã đặt sẵn nơi đáy lòng mỗi người
để soi dẫn họ làm lành lánh dữ. (185)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Tt 3, 14
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Rm 7,18-19
 
  • Sau khi hành động: Lương tâm xét xư: nếu chúng ta làm điều đúng, tâm hồn chúng ta sẽ được bình an; nếu chúng ta làm  điều xấu, tâm hồn chúng ta sẽ bị cắn rứt, bất an.
  • Như thế, tiếng nói của lương tâm là sự hướng dẫn đầu tiên và căn bản Chúa ban cho mỗi người để con người sống hạnh phúc đời này và đời sau.
  • Một lương tâm ngay thẳng, đúng đắn cần có 3 yếu tố sau:
  1. Nhận biết các nguyên tắc luân lý
    • Có nguyên tắc rất căn bản như làm lành lánh dữ, nhưng cũng có những nguyên tắc cần phải học hỏi như: Lời Chúa, giáo huấn Hội Thánh... mới có thể hiểu để thực hành.
  2. Ap dụng các nguyên tắc luân lý  vào việc cân nhắc thực tiễn các lý do và lợi ích trong hoàn cảnh cụ thể
Cuộc sống cho thấy các hoàn cảnh không phải lúc nào cũng đơn giản, nên không những đòi hỏi chúng ta phải học biết mà còn phải hy sinh, chịu thiệt thòi. Ví dụ: Một em học sinh cần tiền để đóng học phí, nếu không sẽ bị đuổi học... Vì thế, em bị cám dỗ ăn trộm tiền. Nhưng nhờ có lương tâm ngay thẳng, em phán đoán: Đóng học phí để được tiếp tục học là tốt, nhưng không vì thế mà được phép ăn cắp. Em có thể tìm phương cách khác.
  1. Phán quyết về các hành vi cụ thể đã làm, đang làm và sẽ làm.
Nhờ phán quyết khôn ngoan của lương tâm mà chúng ta luôn biết làm điều thiện hảo.  Tuy nhiên ai trong chúng ta cũng thấy rằng sống theo tiếng lương tâm không phải luôn dễ dàng. Thánh Phaolô có kinh nghiệm trong vấn đề này, “điều muốn sự thiện thì tôi có thể muốn, nhưng làm thì không. Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn, tôi lại cứ làm.”
 
Lương tâm ngay thẳng gồm ba yếu tố:
  • Một là nhận biết các nguyên tắc luân lý.
  • Hai là ứng dụng các nguyên tắc ấy vào hoàn cảnh cụ thể.
  • Ba là phán quyết về các hành vi cụ thể đã làm, đang làm hay sắp làm (186)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Ga 14, 6;
Tv 119, 105
Rm 16, 17
2 Tx 3, 6
 
2. HUẤN LUYỆN LƯƠNG TÂM
  • Lương tâm tuy là tiếng nói được Thiên Chúa đặt sẵn trong tâm hồn con người, không do con người tạo nên, tuy nhiên lương tâm ấy có thể bị  lệch lạc, biến chất do những hoàn cảnh xung quanh. Vì thế, cần phải huấn luyện lương tâm. Một lương tâm được rèn luyện tốt sẽ phán đoán ngay thẳng và chân thật.
  • Công việc huấn luyện lương tâm là nhiệm vụ quan trọng phải theo đuổi suốt đời. Ngay từ ấu thơ, các em cũng phải được giáo dục, vì đây là giai đoạn rất quan trọng để hình thành nhân cách. (GLV nên dẫn chứng bằng một số việc cụ thể thích hợp với lứa tuổi các em)
  •  “Lương tâm chính là vị đại diện thứ nhất trong các đại diện của Chúa Kitô”,  nên mỗi người đều có trách nhiệm phải tìm phương thế để rèn luyện lương tâm dưới ánh sáng Lời Chúa, vì Lời Chúa là sự thật, là ánh sáng chỉ đường dẫn lối – đồng thời lắng nghe lời dạy bảo của Hội Thánh, của cha mẹ v.v.  và xa tránh những nguy cơ có thể gây nguy hiểm cho lương tâm. Cha ông ta dạy: “Gần mực thì đen” – “Ở ống thì dài, ở bầu thì tròn…”
  • Chúng ta cần tập thói quen trở về với chính mình trong thinh lặng và cầu nguyện, để nghe được tiếng nói của Chúa và tuân theo tiếng Chúa qua lương tâm để có thể phán đoán đúng và chân thật …
Để đào tạo lương tâm, ta phải xa lánh tội lỗi, học hỏi Lời Chúa, nghe theo các giáo huấn của Hội Thánh, vâng lời những người có trách nhiệm dạy dỗ ta và năng bàn hỏi với những người đạo đức khôn ngoan. (187).
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Lc 14, 47
3. NGUYÊN NHÂN PHÁN ĐOÁN SAI LẦM
  • Con người luôn luôn phải theo phán đoán chắc chắn của lương tâm mình. “Không được cưỡng bức ai hành động trái với lương tâm của họ. Cũng không được ngăn cản họ hành động theo lương tâm, nhất là trong lãnh vực tôn giáo (TN. TDTG 3).
  • Nhưng có thể do thiếu hiểu biết về chân lý, về Tin Mừng, về giáo huấn của Hội Thánh, lơ là việc học giáo lý, v.v… nên phán đoán sai lầm! (GLV dùng những thực trạng hiện tại để cho học viên thấy những tai hại của việc không học giáo lý…) Không phân biệt tội phúc, có khi còn ảnh hưởng đến người khác, nhất là khi ta có trách nhiệm…
  • Mỗi người phải chịu trách nhiệm về sự thiếu hiểu biết ấy - Những sự thiếu hiểu biết và phán đoán sai lầm ấy không phải lúc nào cũng vô tội.  Người biết ý chủ mà không thực hiện đâu phải là không có lỗi !Nhưng khi nhận ra lầm lỗi của mình, lương tâm nhắc nhở ta phải sám hối, thực hành điều tốt, nhờ ân sủng của Chúa.
Có ba nguyên nhân khiến lương tâm phán đoán sai lạc:
Một là do không chịu học hỏi khiến lương tâm thiếu  hiểu  biết.
Hai là do quá quen phạm tội khiến lương tâm trở thành chai lì mù quáng.
Ba là do những hoàn cảnh bên ngoài tác động.
                 (188)
 
 
 
 
 
 
 
Mt 7, 12
 
 
1 Cr 8:12-12
Rm 14, 21
Rm 16, 17
4. VÀI QUY TẮC CHỌN LỰA THEO LƯƠNG TÂM:
Khi phải đứng trước một chọn lựa, lương tâm có thể phán đoán đúng, hợp theo lý trí và luật Thiên Chúa, hoặc ngược lại, phán đoán sai. Vì thế cần dựa vào một số nguyên tắc để có thể áp dụng cho mọi trường hợp:
1/   Không bao giờ được phép làm một điều xấu để đạt một kết quả tốt.
2/   Khuôn vàng thước ngọc: “Tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta” – “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân”nghĩa là: đừng làm cho người khác điều mình không thích (Không Tử)
3/  Tôn trọng người khác và lương tâm của họ , đây là đòi hỏi của Đức ái Kitô. Thánh Phao dạy: “Phạm đến anh em và làm thương tổn lương tâm yếu đuối của họ là phạm đến Đức Ki-tô!” – “Tốt nhất là tránh những gì có thể gây cớ cho anh em mình vấp ngã.”
 
 
C. Hướng ý cầu nguyện: Hiểu biết những nguy cơ làm cho lương tâm thiếu ngay thẳng trên đây, mời gọi chúng ta biết chạy đến với Chúa, xin Người ban cho chúng ta một lương tâm trong sáng, dễ dàng đón nhận và tuân phục ý Chúa.
  1. TRỞ VỀ CUỘC SỐNG
     1.  Bài Học: (cc. 185 - 188)
     2.  Sinh Hoạt :
  1. Gợi ý Sống Đạo:
                                    +  Siêng năng học giáo lý và Lời Chúa để có lương tâm ngay thẳng.
 + Quyết giúp nhau làm việc tốt, xa tránh dịp tội.
           4.  Bài làm ở nhà:
V. KẾT THÚC:     Kinh Sáng Danh.
 
………………………………………
 
Bài 34:    NHÂN ĐỨC 
      
Lời Chúa: “Hãy luyện tập sống đạo đức; vì luyện tập thân thể thì lợi ích chẳng là bao, còn lòng đạo đức thì lợi ích mọi bề, bởi Chúa hứa ban sự sống hiện tại cũng như tương lai cho người có lòng đạo đức.”. (1 Tm 4, 7-8)
Ý chính:    1.  Nhân đức nhân bản   (1 Tim 4, 7-8)
 2.  Bốn nhân đức chính
Tâm tình:     Khát khao trở thành người có nhân đức.
I.ỔN ĐỊNH
II.TỪ CUỘC SỐNG Những vận động viên thể dục thể thao… Những ngôi sao trong làng điện ảnh, ca nhạc, những nhà khoa học v.v họ phải khổ công luyện tập, hy sinh nhiều điều v.v để có thể trở thành những người được hâm mộ, hoặc đem lại những lợi ích cho cuộc đời…  Hoặc những chuyện thích hợp khác từ cuộc sống các em v.v.
III.LÊN TỚI CHÚA
  1. Công bố Lời Chúa: (1 Tm 4, 7-10) – Gợi ý: Thánh Phaolô phân tích lợi ích thiết thực của việc tập nhân đức. Chúng ta hãy suy nghĩ và đáp lại tiếng Chúa đang vang lên trong cõi lòng chúng ta
  2. Dẫn giải nội dung giáo lý
LỜI CHÚA DẪN GIẢI NỘI DUNG GL
 
Pl 4, 8
  • GLV nên hướng dẫn bài này bằng những câu chuyệnngắn gọn,  thích hợp nhằm giúp các học viên dễ hiểu và không nhàm chán. Sau khi truyền đạt mỗi nhân đức -  đọc NDGL.).
  • Khi luyện tập điều tốt là bài trừ điều xấu. Vd: Tập ăn nói lịch sự, cử xử lịch thiệp - đó một bài học vỡ lòng: “Tiên học lễ, hậu học văn… 
  • Theo các em, nhân đức là gì?
  • Không cố gắng kiên trì luyện tập làm điều tốt thường xuyên, chúng ta có thể làm điều thiện cách dễ dàng không? Các em cho một thí dụ cụ thể để minh chứng điều này?
  • Tại sao chúng ta lại phải tập làm điều tốt? (…  Cha ông ta dạy: tứ hải giai huynh đệ… Ở hiền gặp lành … Vì mục đích của đời sống là nên giống Thiên Chúa)
 
Nhân đức là thói quen tốt và bền vũng giúp ta làm sự thiện cách dễ dàng hơn. (189)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Ga 5,17;9,4
2 Tx 3, 10
 
 
 
 
Mt 15,19
Mc 7,21
 
Mt 5, 37
  1. CÁC ĐỨC TÍNH NHÂN BẢN
  • Các đức tính do khả năng mỗi người có thể rèn luyện được và giúp tăng phẩm giá con  người thì gọi là các đức tính nhân bản.
  • Là người VN, trước hết, chúng ta cần luyện tập các đức tính nhân bản theo truyền thống dân tộc, đó là đức tính nào? (Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Dũng). Các đức tính này giúp chúng ta dễ dàng tiếp cận với giáo lý Tin Mừng.
a/  Đối với bản thân (x.Sống đạo trong nền LL.DT. Tr 38-46)
  • Cần: là siêng năng chăm chỉ làm việc, không chùn bước trước khó khăn “Cần” là điều kiện thiết yếu để thành công.  Chúa Giêsu luôn làm việc, và Cha Ngài cũng luôn làm việc.
  • Kiệm: là sống tiết độ  (quân bình) trong mọi việc, cách riêng trong việc sử dụng tiền của, sức khỏe và thời giờ. Cần rèn luyện trong tư tưởng và trong hành động theo Lời Chúa dạy.
  • Liêm: là thanh sạch, ngay thẳng, không tham lam… giúp ta tránh được nhiều cám dỗ nguy hiểm gây ra bởi tiền bạc, danh lợi, thú vui thấp hèn… để sống thanh thản tự do.
  • Chính: là đúng, là ngay thẳng, là  trong sáng trong cái nhìn, trong suy nghĩ và hành động.
 
 
Các đức tính nhân bản theo truyền thống dân tộc VN.:
 
Đối với bản thân:
  • Cần
  • Kiệm
  • Liêm
  • Chính
 
 
 
 
Mt 22,37-40
 
Lc 17,17-18
 
 
 
b/  Đối với tha nhân (“Sống đạo trong nền luân lý dân tộc” tr 47-58)
  • Nhân: Lòng nhân ái, yêu thương mọi người. Đây là giới răn hàng đầu trong Kitô giáo.
  • Nghĩa: Lòng biết ơn, không chỉ bằng lời nói nhưng còn biết sử dụng đúng những ân ban đã lãnh nhận.
  • Lễ: Lễ phép, lịch sự
  • Trí: Khôn ngoan, sáng suốt, biết nhận định đúng  đắn giá trị đích thực của mỗi sự việc…
  • Tín: trung thành giữ lời hứa. “Một sự bất tín vạn sự chẳng tin
Đối với tha nhân:
  • Nhân
  • Nghĩa
  • Lễ
  • Trí
  • Tín
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Lc 10,38-42
 
 
 
 
Lc 19,1-10
Cl 4, 1
 
 
Ga 16, 33
 
 
1 Pr 4, 7
Tt 2, 12
  1. BỐN NHÂN ĐỨC CHÍNH:
  • Những đức tính chúng ta vừa kể trên đều xuất phát từ 4 nhân đức căn bản. Đố các em biết đó là những đức tính nào? (Có nhiều nhân đức nhân bản, trong đó có bốn nhân đức chính là:Khôn ngoan, công bằng, dũng cảm và tiết độ. Đây là những đức tính hay gọi là nhân đức đóng vai trò “bản lề”quy tụ các đức tính khác).
a/   Khôn ngoan: là nhân đức giúp ta nhận rõ điều tốt cần làm và những phương tiện chính đáng tốt nhất để đạt tới. Vd.Maria đã chọn phần tốt nhất  hoặc những chuyện đời thường thích hợp. Khôn ngoan được sánh ví như người dẫn đường cho các đức tính và trực tiếp hướng dẫn phán đoán của lương tâm khi phải chọn lựa…
b/   Công bình: Giúp chúng ta quyết tâm trả cho Thiên Chúa điều thuộc về Thiên Chúa – Trả cho tha nhân điều thuộc về tha nhân. Tôn trọng quyền lợi của mỗi người. Vd. Như Giakêu … hoặc những chuyện đời thường thích hợp.
c/    Dũng cảm (can đảm): Giúp ta kiên trì, can đảm theo đuổi thực hiện điều tốt giữa những khó khăn của cuộc sống… cương quyết chống lại chước cám dỗ, sẵn sàng hy sinh vì chính nghĩa… Vd: Chuyện các anh hùng tử đạo VN… hoặc những chuyện đời thường thích hợp...
d/    Tiết độ: Giúp ta biết điều tiết sức lôi cuốn của thú vui trần thế, chừng mực trong việc sử dụng của cải, không chiều theo những đam mê… để biết sống chừng mực, công chính và đạo đức.
-      Nói chung, các nhân đức nhân bản đều bắt nguồn từ các nhân đức đối thần, tức là đức tin, cậy, mến, chúng ta sẽ học ở bài tới.
Đức khôn ngoan là nhân đức giúp ta nhận rõ điều tốt cần làm và những phương tiện chính đáng để làm những điều tốt ấy. (191)
Đức công bằng là nhân đức giúp ta quyết tâm dành cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa và dành cho người khác những gì thuộc về họ. (192)
Đức dũng cảm là nhân đức giúp ta bền lòng bền chí theo đuổi điều thiện dù gặp nhiều gian nan thử thách. (193)
Đức tiết độ là nhân đức giúp ta biết tự chủ trước sức quyến rũ của các thú vui và giữ được chừng mực khi hưởng dùng mọi sự ở đời này. (194)
  1. Kết:
- Con người được Thiên Chúa tạo dựng giống hình ảnh Ngài. Nhưng tội lỗi đã làm cho con người luôn hướng chiều đi xuống. Chính vì thế, chúng ta cần cố gắng luyện tập các nhân đức luân lý, để điều chỉnh tư tưởng, lời nói, hành động hầu sống một đời sống tốt, một đời sống làm con Thiên Chúa và anh em với tha nhân.
Để dễ nhớ các nhân đức cần luyện tập, cho các em đọc kinh “Cải tội bẩy mối có bẩy đức” (số 195)

C. Hướng ý cầu nguyện:  Lạy Chúa! Xin cho mọi người chúng con biết mở lòng mình ra đón nhận ân ban của Chúa Thánh Thần, để mỗi ngày tâm hồn chúng con được đổi mới, ngõ hầu chúng con có thể sống khôn ngoan, công bằng, dũng cảm và tiết độ hơn.
IV. TRỞ VỀ CUỘC SỐNG:
1.  Bài học:  189 - 195
  1. Sinh hoạt:
  2. Gợi ý sống đạo: Các nhân đức đều có liên hệ và hỗ trợ nhau. Trong tuần này, sống Mùa Chay Thánh, chúng ta thực tập đức tiết độ, hy sinh trong việc ăn uống, vui chơi… để hiệp thông với Chúa trong cuộc tử nạn.
V.  KẾT THÚC
…………………………………………
      
Bài 35:    NHÂN ĐỨC ĐỐI THẦN   (tiết 1)        
        
Lời Chúa:  “Nhưng chúng ta, chúng ta thuộc về ban ngày, nên hãy sống tiết độ, mặc áo giáp là đức tin và đức mến, đội mũ chiến là niềm hy vọng ơn cứu độ.”. (1 Tx 5:8)
Ý chính:      Ba nhân đức đối thần   (1 Tx 5:8)
Tâm tình:     Khát khao luyện tập nhân đức đối thần.
I.   ỔN ĐỊNH
II. TỪ CUỘC SỐNG
       Có vị ẩn tu cao niên sống trong sa mạc Kellia tên là Apollos. Nếu có người yêu cầu ngài làm việc gì, ngài liền vui vẻ đi làm và nói: “Hôm nay, tôi làm việc với Chúa Kitô và vì lợi ích của các linh hồn”.
       Thầy Apollos cho ta thấy đời sống tin - cậy- mến qua việc thầy “vui vẻ làm việc với Chúa Kitô vì lợi ích các linh hồn”. Bởi vì có yêu mến và tin tưởng ai, ta mới vui vẻ làm việc với người ấy. Giờ đây, chúng ta cùng lên với Chúa xin Ngài dạy ta cảm nhận được tình thương của Ngài. Từ đó, ta có thể đáp trả lại tình thương yêu vô bờ bến của Ngài bằng đời sống tin cậy mến của chúng ta.
III.  LÊN TỚI CHÚA
  1. Công bố Lời Chúa: (1 Tx 5, 8-10) - 
Gợi ý:  Các em thân mến,
Xin Chúa giúp chúng ta hiểu được Lời Chúa mà chúng ta vừa tuyên đọc, để chúng ta luôn là người biết tỉnh thức, sống tiết độ, vì lòng tin, cậy và yêu mến Thiên Chúa, Đấng đã tạo dựng và dưỡng nuôi và dạy dỗ chúng ta, để chúng ta được hạnh phúc muôn đời.

 
       B.  Dẫn giải nội dung giáo lý
LỜI CHÚA DẪN GIẢI NỘI DUNG GL
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
2 Pr 1,4
 
1 Ga 4, 16
 
 
Ba nhân đức đối thần:
  • Đối thần (hướng thần, quy chiếu, nhắm thẳng đối tượng trực tiếp là Thiên Chúa)
  • Ba nhân đức đối thần là những nhân đức nào? (là đức tin, đức cậy và đức mến..)
  • Ba nhân đức đối thần bắt nguồn từ đâu? (Từ chính Chúa, do chính Chúa ban khi lãnh nhận bí tích Rửa tội.
  • Tại sao gọi là nhân đức đối thần? (vì ba nhân đức này hướng thẳng vào Chúa hay quy chiếu trực tiếp về  Thiên Chúa. Ba nhân đức này là nền tảng, là linh hồn, là nét đặc thù của hoạt động luân lý Kitô hữu)
  • Nhân đức đối thần đem lại cho con người điều gì? (Nhờ ân sủng của Chúa ban qua ba nhân đức tin, cậy, mến, con người chúng ta có  khả năng thông phần bản tính Thiên Chúa – đó là biết sống yêu thương – vì Thiên Chúa là Tình Yêu - giúp họ có khả năng sống, hành động như con cái Thiên Chúa trong lời nói, cử chỉ và hành động, và đáng hưởng sự sống muôn đời.)
  •  Một người có lòng tin, cậy, mến Chúa, là một dấu chứng chắc chắn có Chúa Thánh Thần hiện diện và tác động trong họ. Vì không có Thánh Thần, con người không thể thực hiện những gì tốt đẹp.
  • Chính Chúa Thánh Thần giúp chúng ta nhận ra Thiên Chúa là căn nguyên, là cùng đích, là đối tượng ta phải hướng tới trong suốt cuộc đời.
 
 
Có ba nhân đức đối thần là đức tin, đức cậy và đức mến. (196)
 
 
 
 
 
Gc 2, 6
Mt 6, 7
 
 
Mt 10, 32-33
1/  Đức tin:
  • Khi lãnh nhận bí tích Rửa tội, những người dự tòng xin gì cùng Hội Thánh? (xin Đức Tin)
  • Tại sao xin đức tin mà không xin điều khác? (Vì đức tin đem lại sự sống đời).
  • Nhưng nếu chỉ xin đức tin thôi, sự sống đời có được ban tặng cho chúng ta không? (Không).
  • Bạn hãy minh chứng bằng một sự việc cụ thể? (… Đức tin không có hành động là đức tin chết. Không phải cứ nói nhiều là được nhận lời nhưng là hành động đúng…).
  • Vậy hành động của tin là gì? (Gìn giữ, sống đức tin, sẵn sàng tuyên xưng và can đảm làm chứng cho niềm tin của mình… bằng chính cuộc sống hàng ngày…).
  • Nếu bạn tuyên xưng Chúa Kitô, bạn sẽ được gì? Và trái lại?
  • Tóm ý NDGL 197
Đức tin là ơn Thiên Chúa ban, giúp ta trao phó trọn bản thân và đời mình cho Thiên Chúa, cùng đón nhận tất cả những gì Thiên Chúa đã mặc khải mà Hội Thánh truyền lại cho ta. (197)
 
 
 
 
 
Dt 10,23
2Tm 2,13
Rm 5, 5
St  22,1-8
Rm 4,18
Rm 8, 28
2/  Đức cậy
  • Các em đã cậy nhờ ai điều gì bao giờ chưa? Khi cậy nhờ như thế, chúng ta mong điều gì? Có khi nào thất bại không?…
  • Vậy khi chúng ta trông cậy Chúa, chúng ta khát mong điều gì? (được Chúa đỡ nâng, hướng dẫn để mình biết sống tốt mỗi ngày trên con đường tiến về quê trời…)
  • Tại sao chúng ta chúng ta lại tin cậy Chúa hơn tin cậy người khác? (vì Chúa là Đấng trung tín, là Đấng trung thành với lời Người đã hứa. Chúng ta không phải thất vọng…).
  • Trong Cựu Ước, Vị tổ phụ nào đã hết lòng tin cậy Chúa? Bằng chứng? (Tổ phụ Abraham – thử thách hiến Isáac…).
  • Chúng ta hãy tin tưởng cậy trông và hy vọng vào ơn cứu độ mà Chúa đã dành sẵn, vì Thiên Chúa rất yêu thương chúng ta.
  • Tóm tắt:  NDGL 198.
Đức cậy là ơn Thiên Chúa ban giúp ta dựa vào sức mạnh Chúa Thánh Thần mà
vững lòng mong đợi hạnh phúc Nước Trời Chúa Giêsu đã hứa ban. (198)
 
Mt 22,35-40
 
 
Rm 13, 13
 
Rm 13, 1-4)
3/  Đức mến
  • Khi người thông luật đến hỏi Đức Giêsu giới răn nào cao trọng nhất. Ngài trả lời thế nào? …
  • Câu trả lời của Đức Giêsu có phải là định nghĩa về đức mến không. Các em x. NDGL 199 ? …
  • Tại sao đức mến cao trọng hơn mọi đức tính khác? (Vì đức mến  là hoa trái của Thánh Thần và là sự viên mãn của lề luật, vì tất cả đều quy về lòng mến. Không có lòng mến, tất cả đều vô ích)
  • Điều gì minh chứng em có lòng mến?…
Đức mến là ơn Thiên Chúa ban, giúp ta kính mến Thiên Chúa trên hết mọi sự và lại vì Chúa mà yêu thương mọi người như chính bản thân. (199)
Chúng ta hạy cảm tạ Chúa vì Chúa đã yêu thương ban cho chúng ta đức tin, đức cậy, đức mến, không phải do công sức chúng ta, nhưng nhờ Đức Giêsu Kitô mà chúng ta được đón nhận. Chúng ta phải biết cộng tác với ân sủng Chúa ban bằng tất cả sức lực của lý trí, ý chí và tình cảm, để sống tốt đẹp ơn gọi Kitô hữu, bằng cách luôn sống tốt hơn mỗi ngày vì lòng yêu mến Chúa Giêsu. Trong tâm tình đó, chúng ta cùng cầu nguyện
  C.  Hướng ý cầu nguyện: Đức tin, cậy, mến là hồng ân Chúa ban cần phải được nuôi dưỡng và làm cho phát triển. Xin cho chúng con luôn biết cộng tác với ơn Chúa để đức tin ngày thêm mạnh mẽ, đức cậy ngày thêm vững vàng và đức mến ngày càng sốt sắng.
IV. TRỞ VỀ CUỘC SỐNG:
1.  Bài học:  196 - 199
  1. Sinh hoạt:
  2. Gợi ý sống đạo: …..
  1. KẾT THÚC
………………………………………
       
Bài 35:    BẨY HỒNG ÂN CHÚA THÁNH THẦN  (tiết 2)  
        
Lời Chúa:  “ Phần anh em, anh em đã không lãnh nhận Thần Khí khiến anh em trở thành nô lệ và phải sợ sệt như xưa, nhưng là Thần Khí làm cho anh em nên nghĩa tử, nhờ đó chúng ta được kêu lên: "Áp-ba! Cha ơi!" (Rm 8:15)
Ý chính:      Bẩy hồng ân Chúa Thánh Thần  (Rm 8,14-15.17)
Tâm tình:     Khát khao đón nhận ân huệ Thánh Thần để làm nghĩa tử của Cha.
I.ỔN ĐỊNH
II.TỪ CUỘC SỐNG Chia sẻ giúp các em nhìn vào các tông đồ là những người chài lưới, quê mùa chất phác, nhưng khi đón nhận Thánh Thần, các ngài đã trở thành những vị thuyết giảng Lời Chúa và làm được nhiều điều kỳ diệu, thậm chí sẵn sàng chết để minh chứng về Chúa. (x Cv 2 –3), hoặc đời sống các Thánh Tử đạo, hay đời thường để kể cho các học viên…
III.LÊN TỚI CHÚA       
A.  Công bố Lời Chúa: (Rm 8,14-17)
       Gợi ý:  Các em thân mến,
       Chúng ta thật sung sướng vì nhờ Thánh Thần, Đấng chúng ta đã lãnh nhận khi chịu Phép Rửa tội, và đặc biệt là khi chịu bí tích Thêm Sức,  chính Thánh Thần đã giúp chúng ta sống với Cha trong tình con thảo, và được đồng thừa kế với Đức Giêsu trong Nước Trời.

 
       B.  Dẫn giải nội dung giáo lý
LỜI CHÚA DẪN GIẢI NỘI DUNG GL
 
 
Ga14,16.26;
          15,26;
      16,7. 13
 
 
Ga 14, 26
 
 
 
 
Gl 5, 25
Thánh Thần – Hồng ân Thiên Chúa
  • Mời các em mở Ga 14, 16.26; 15,26; 16, 7. 13… (GLV viết xuất xứ lên bảng – cho các em mở sách đọc từng câu và góp ý)
  • Khi Chúa Giêsu loan báo và hứa ban Thánh Thần cho các môn đệ, Ngài gọi Thánh thần là gì? (Đấng Bảo trợ, Thần Khí Sự thật…).
  • Chúa Giêsu hứa ban Thánh Thần để làm gì?  (Dạy dỗ mọi điều và hướng dẫn thực hiện đúng như Chúa Giêsu mong muốn)
  • Chúa Giêsu rất yêu thương chúng ta, cho dầu chúng ta phải chết vì tội, thì Người vẫn xin Cha ban Thánh Thần cho chúng ta. Thánh Thần là Tình Yêu, là sự sống của chúng ta, càng từ bỏ ý riêng, chúng ta càng được Thánh Thần hướng dẫn.
  • Chúng ta có thể làm được những việc tốt lành, nhờ quyền năng của ai? (Thánh Thần).
  • Ai sẽ giúp chúng ta sống tình nghĩa tử với Cha và được can đảm tin tưởng sung sướng  gọi Thiên Chúa là Cha? (Thánh Thần)
  • Chúng ta thật khó để có một giờ cầu nguyện tốt, nhưng ai sẽ giúp chúng ta biết cách gặp gỡ Chúa? (Thánh Thần…).
  • Và đó là những Hồng ân của Thánh Thần. Nếu có thời giờ, chúng ta có thể chia sẻ rất nhiều những Hồng ân Thiên Chúa ban nhờ Thánh Thần của Người. Vì thế ơn gọi kitô hữu chính là sống trong Thánh Thần, sống theo Thánh Thần.
 
 
 
“Thiên Chúa là Tình yêu” (1 Ga 4,8.16). Tình yêu này, “Thiên Chúa đã đổ vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta” (Rm 5,5)
 
 
 
 
 
 
 
Is 11, 1-2
 Bẩy Hồng ân Thánh Thần
   Chúa Thánh Thần luôn hiện diện và nâng đỡ đời sống Hội Thánh và cụ thể là nâng đỡ từng người chúng ta, để chúng ta biết làm lành lánh dữ, kiên trì, ngoan thảo, mau mắn sống theo sự hướng dẫn của Thánh Thần.
     Hội Thánh liệt kê có bẩy ơn Chúa Thánh Thần. Đó là:
1/  Ơn khôn ngoan: làm cho ta biết phân định giá trị của thực tại và biết chọn lựa đúng phương tiện để thực hiện điều tốt đẹp theo Thánh ý.
2/  Ơn hiểu biết: giúp ta biết phân định giá trị trần thế và biết sử dụng của cải trần thế trong tinh thần liên đới với mọi người.
3/  Ơn thông minh: giúp ta hiểu và đón nhận các mầu nhiệm Chúa mạc khải và Hội Thánh truyền dạy.
4/  Ơn biết lo liệu: giúp ta biết chọn điều lành, tránh điều ác.
5/  Ơn sức mạnh: giúp ta sẵn lòng chịu khó vì phần rỗi đời đời.
6/  Ơn đạo đức: giúp ta vui thích và nhiệt thành đối với các việc thờ phượng Thiên Chúa.
7/  Ơn Kính sợ Thiên Chúa: giúp ta xa lánh những gì làm mất lòng Chúa.
   (GLV cần tìm những mẩu chuyện hay sự việc cụ thể thích hợp với tuổi thiếu niên để giúp học viên hiểu hơn về bẩy ơn Chúa Thánh Thần).
 
  Kết:
Các em thân mến,
Chúng ta cảm tạ Chúa Giêsu đã xin Cha để ban tràn đầy Hồng ân Thánh Thần cho chúng ta. Chính Thánh Thần là Đấng xây dựng, linh hoạt và thánh hóa Hội Thánh. Chính Ngài đã dùng Bẩy linh ân mà hướng dẫn đời sống chúng ta. Ước chi bài học giáo lý này giúp chúng ta luôn sống tâm tình cảm tạ và luôn ước ao đón nhận ân sủng Thánh Thần. 
C.   Hướng ý cầu nguyện:
Lạy Chúa Thánh Thần,
Xin ban sức sống cho chúng con, để chúng con khám phá ra,
Những chiều sâu trong tình yêu Đức Kitô, và ý nghĩa thâm thúy của Tin Mừng.
Ước gì qua bài học hôm nay, Chúa ban cho tâm hồn chúng con được biến đổi, được đón nhận một lễ Hiện Xuống mới, để chúng con biết sống yêu thương, như  chính đã thương yêu chúng con. Amen.
IV. TRỞ VỀ CUỘC SỐNG
  1. Bài học:  200
  2. Sinh hoạt:
  3. Gợi ý sống đạo: …..
V.  KẾT THÚC
…………………………………………
 
Bài 36:  TỘI LỖI
 
Lời Chúa     :   “Vì một người duy nhất mà tội lỗi xâm nhập trần gian và tội lỗi gây nên sự chết; như thế, sự chết đã lan tràn  tới mọi người, bởi vì mọi người đã phạm tội” (Rm 5,12).
Ý chính     :    1.Tội lỗi.
 2.Hình thái và mức độ của tội.
 3.Thái độ đối với tội.
Tâm tình     :   Hối hận vì những lỗi lầm đã vấp ngã.
 
I.ỔN ĐỊNH
1.Đón tiếp
2.Thánh hóa
3.Giới thiệu bài mới
Người Kitô hữu phải luôn nỗ lực luyện tập các nhân đức và hướng về điều thiện. Nhưng với thân phận yếu đuối, giới hạn của con người, ai cũng hơn một lần bị dằn vặt vì tội lỗi: “Vâng, con biết tội mình đã phạm, lỗi lầm cứ ám ảnh ngày đêm, lúc chào đời con đã vương lầm lỗi, đã mang tội khi mẹ mới hoài thai” (Tv 50,5.7). Chúng ta cần ý thức về tính độc hại của tội mà có thái độ dứt khoát với tội lỗi.
II.TỪ CUỘC SỐNG
Tổng thống Nam Hàn, Kim Young Sam, khi lên nhận chức ông tuyên bố lành mạnh hóa xã hội Nam Hàn, kiên quyết chống tham nhũng và sẵn sàng đưa ra trước pháp luật bất cứ ai phạm lỗi. Một năm sau, con trai ông, Kim Hyun Chul đã bị cáo buộc nhận hối lộ của công ty thép Hanbo 3 triệu đô la. Kết quả là Kim Young Sam phải xin lỗi quốc dân và Kim Hyun Chul phải công khai thú tội, nhận án tù 3 năm!
Tội lỗi không buông tha ai, thánh nhân còn sai lỗi một ngày bảy lần, huống chi là phàm nhân! Sức mạnh của tội lỗi xuất phát từ đâu mà có thể len lỏi, thuyết phục tất cả như  vậy? Mời các em đến với Chúa, xin Ngài soi sáng, chỉ dẫn cho chúng ta.
III.LÊN TỚI CHÚA
CÔNG BỐ LỜI CHÚA : Rm 5,12.
 
DẪN GIẢI NỘI DUNG GIÁO LÝ
LỜI CHÚA DẪN GIẢI ND GIÁO LÝ
 
 
Rm 5,12
St 3 ,1–24
St 4, 1-8
Ga 8, 1 - 4
Mt 26,14-16
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
  • Tội lỗi đã xâm nhập vào trần gian từ lúc nào ? (ngay từ đầu lịch sử con người)
TỘI LÀ GÌ?
    Trong Kinh Thánh có nhắc đến tội:
  • Ađam- Evà đã phạm tội gì? – Không vâng lời.
  • Cain phạm tội gì? Giết ngừơi.
  • Tại sao Cain lại giết em? Ghen tức.
  • Người phụ nữ  bị bắt quả tang đang phạm tội gì? Ngoại tình.
  • Giuđa, môn đệ thân tín của Chúa đã bán Chúa…, ông đã phạm tội gì? Phản bội.
  • Thánh Agustinô định nghĩa tội là: “Một lời nói, một hành vi, một ước muốn trái với lề luật vĩnh cửu” (St Aug 22,27).
  • Luật vĩnh cửu này được Thiên Chúa khắc ghi trong lương tâm con người mà Giao ước Sinai nhắc lại trong 10 giới răn, và Chúa Giêsu đã tóm lại thành giới luật duy nhất: Luật mến Chúa yêu người. Mời các em mở Mt 22,37-40.
Để biết tội là gì, mời các em đọc số Giáo Lý 201: Tội là lời nói, việc làm hoặc ước muốn nghịch với luật Chúa. Tội lỗi xúc phạm đến Thiên Chúa, đến tha nhân, đến bản tính con người, gây tổn thương cho chính mình, cho tình liên đới giữa con người với nhau.
 
 
Tội là lời nói, việc làm hoặc ước muốn nghịch với luật Chúa. Tội xúc phạm đến Thiên Chúa, gây tổn thương cho bản thân và cho tình liên đới với tha nhân. (c.201)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
St 3,6 -7
 
 
St 4,4-8
 
 
Lc 15,11-30
 
 
 
 
 
Lc 10, 29-37
 
 
 
Lc 16,19-26
Ýnghĩa của tội lỗi
  • Chuyện Ađam – Evà “ăn trái cấm” mang ý nghĩa: Bất tuân lệnh Chúa, nguyên tổ làm cho mình và cả nhân loại mất ơn công chính nguyên thuỷ, trí khôn ra tối tăm, ý chí ra yếu nhược
  • Ý nghĩa của chuyện: “Cain giết Eben là: Khi huỷ hoại mạng sống của Aben - em mình, Cain đã chà đạp lên tình nghĩa anh em, phá vỡ tình liên đới giữa con người.
  • Trong: Dụ ngôn “Người cha nhân hậu” cho ta thấy hai khía cạnh của tội lỗi: Người con thứ bỏ nhà đi hoang là chối bỏ xa lìa tình cha yêu thương, tự huỷ hoại cuộc đời trong những đam mê, sa đoạ, ăn chơi, truỵ lạc.
  • Còn người con cả không muốn vào nhà khi em trở về là do ích kỷ hẹp hòi, không tha thứ và so bì, ghen tương, không chấp nhận em mình.
  • Ở dụ ngôn “Người Samari nhân hậu”, việc người đi từ Giêrusalem và vị tư tế đi không đếm xỉa đến người bị nạn vì cho ta thấy tội lỗi còn mang một ý nghĩa khác: Đó là sự vô tình, bỏ qua những việc phải làm để giúp đỡ tha nhân.
  • Chuyện bỏ mặc người khác trong cơn hoạn nạn cũng được nhắc đến trong 1 dụ ngôn. Đó là dụ ngôn nào ? Mời các em mở Lc 16,19-26 (Dụ ngôn “Người phú hộ và Lazarô”). Vậy nếu dụ ngôn “Người Samari nhân hậu” nói đến sự vô tình, bỏ qua những việc phải làm để giúp đỡ tha nhân, thì ý nghĩa của dụ ngôn này là gì ? (là tội thiếu sót bổn phận đối với người khác)
  • Trong cuộc khổ nạn của Đức Kitô thì sao? Mời các em mở Ga19,14-16: Các thủ lãnh và dân Do thái cứng lòng tin, căm thù, chối bỏ và nhạo báng Đức Kitô; Philatô hèn nhát, tránh né trách nhiệm; Giuđa tham tiền, phản bội Thầy; Phêrô và các tông đồ nhát sợ, yếu đuối nên chối Thầy, bỏ trốn, để mặc Thầy trong cơn hoạn nạn.
    • Tóm lại, tội là một lời nói, hành vi hoăc ước muốn trái với lề luật Chúa.Tội chính là thái độ kiêu ngạo của con người khi chối bỏ Thiên Chúa và lề luật của Người; là sự độc ác, ích kỷ, vô tình đối với tha nhân; là lạm dụng tự do Chúa ban để chiều theo những thói hư nết xấu làm băng hoại chính bản thân mình.
PHÂN LOẠI VÀ HẬU QUẢ CỦA TỘI
  1. Phân loại:
Có 2 loại: tội trọng và tội nhẹ. Có mấy yếu tố làm nên tội trọng?  3 yếu tố:
  • Vi phạm luật Chúa và Hội Thánh trong những điều quan trọng.
  • Hoàn toàn hiểu biết, ý thức đầy đủ khi hành động.
  • Cố tình duy trì ước muốn, chờ cơ hội thực hiện hoặc đã thực hiện.
Trường hợp nào là tội nhẹ? Khi thiếu một trong 3 yếu tố trên. (dùng những ví dụ giúp các em phân biệt tội trọng và tội nhẹ)
  1. Hậu quả của tội:
  • Tội trọng:
  • Cắt đứt tình nghĩa với Chúa Giêsu và với Thiên Chúa.
  • Phá hủy sự sống và phẩm giá cao quý của con người.
  • Là ta xa cách Chúa đời đời nếu không hối cải.
  • Vậy, các em hãy dứt khoát với tội và vời các dịp đưa ta tới chỗ phạm tội, và khi lỡ phạm tội trọng, các em hãy thực lòng sám hối, lo liệu đi xưng tội ngay và quyết tâm dùng mọi phương thế để không tái phạm nữa (c.89).
  • Tội nhẹ:
  • Không gây hậu quả như tội trọng, nhưng cũng có hại về nhiều mặt.
  • Làm giảm bớt lòng yêu mến Chúa.
  • Dễ hướng về điều xấu và dễ phạm tội trọng.
BẢY MỐI TỘI ĐẦU:
Đó là những tội nào? Đọc NDGL số 92. ( GLV cắt nghĩa bằng những ví dụ cụ thể cho các các em hiểu)
 
=> Vì yêu mến Chúa Giêsu, Đấng đã chết và phục sinh để cứu chúng ta khỏi án phạt của tội. Chính Chúa là nguồn sức mạnh nâng đỡ chúng ta, và Chúa Thánh Thần giúp chúng ta phân định để luôn lựa chọn làm điều tốt, tránh xa điều xấu, vì Phạm tội là từ chối tình yêu của Chúa, các em hãy quyết tâm xa tránh tội để khỏi làm mất lòng Chúa.
 
 
Tội trọng là cố tình phạm luật Thiên Chúa trong những điều quan trọng mà ta kịp suy biết.(c.87)
 
 
Tội trọng phá hủy sự sống và phẩm giá cao quý của của con người; đồng thời cắt đứt tình nghĩa với Thiên Chúa và nếu không hối cải, thì sẽ phải xa cách Người đời đời. (c.88)
 
Tội nhẹ là khi lỗi phạm một điều luật nhẹ hoặc một điều luật nặng nhưng chưa kịp suy biết đầy đủ hoặc chưa hoàn toàn ưng theo. (c.90)
 
 
 
 
 
Tội nhẹ khiến ta giảm bớt lòng mến Chúa, dễ hướng chiều về điều xấu và dễ phạm tội trọng hơn. (c.91)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Thường do bảy nết xâu này, quen gọi là bảy mối tội đầu:
Một là kiêu ngạo.
Hai là hà tiện.
Ba là dâm ô
Bốn là hờn giận.
Năm là mê ăn uống
Sáu là ghen ghét.
Bảy là lười biếng.
 
C. Hướng ý cầu nguyện
Lạy Chúa! Xin thương xót chúng con, vì “lúc chào đời con đã vương lầm lỗi, đã mang tội khi mẹ mới hoài thai”. Xin Chúa giúp chúng con luôn kiên trì cầu nguyện, dứt khoát từ bỏ tội lỗi và tập luyện các nhân đức.
I.TRỞ VỀ CUỘC SỐNG
  1. Bài học:  201…
2. Sinh hoạt  Băng reo  “Đề phòng”:        - NĐK: Em ơi             TC: hãy nhớ
- NĐK: Tội lỗi             TC: tránh xa
- NĐK: Mưu mô          TC: quỷ ma
- NĐK: Làm ta            TC: xa Chúa.
Gợi ý sống
  • Biết làm hòa với bạn bè.
  • Luôn làm điều tốt cho mọi người, tránh xúc phạm đến người khác.
II.KẾT THÚC
 
…………………………………………

Bài 37:   CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI 
 
Lời Chúa:Đức Chúa phán với ông Cain: “Abel, em ngươi đâu rồi?… Từ dưới đất, tiếng máu của em ngươi đang kêu lên Ta” (St 4,9)
Ý chính:   1. Tính xã hội của con người (St 4, 1-10)
2. Phát huy tính xã hội (Cv 2, 44-46)
3. Bổn phận người Kitô hữu đối với xã hội (Mc 10, 42-45)
Tâm tình: Vui vẻ, niềm nở với mọi người.
  1. ỔN ĐỊNH
  2. TỪ CUỘC SỐNG
Tại thành phố Berlin bên Đức, trường Đại học thể thao Frangosiches được gọi là “Ngôi trường không biên giới”.Trường qui tụ các sinh viên của hơn 80 quốc gia. Đối với các sinh viên đó thì những giờ giải lao thật là những giây phút tuyệt vời: Từng nhóm sinh viên thuộc các quốc gia, chủng tộc khác nhau tụ tập bên nhau ca hát, nhảy múa, trò chuyện, trao đổi việc học hành…Bạn Sonia tâm sự: “Ở trong ngôi trường như thế này, ta sẽ hiểu biết thêm được nhiều ngôn ngữ và các nền văn hoá trên thế giới. Mỗi người là một bản sắc riêng biệt, do đó tha hồ mà học hỏi lẫn nhau”.Còn Will,một chàng trai da đen gốc Congo lại có một nhận xét: “Tôi cảm thấy dễ chịu và thoải mái như ở nhà mình. Đâu đâu cũng vang lên tiếng cười, tiếng nô đùa…”
Như vậy, chính khi sống với người khác, con người phát triển nhân cách và trưởng thành.Tại sao vậy? Chúng ta cùng gặp gỡ Chúa để Người soi sáng, dạy bảo.
  1. LÊN TỚI CHÚA
  1. Công bố Lời Chúa: (St 4, 3-10)  - Thinh lặng - Gợi ý:
Không ai là một hòn đảo, không ai có thể sống cho ra người nếu không sống trong xã hội. Ta hãy cầu xin Chúa nâng đỡ và đồng hành với chúng ta để chúng ta biết cách sống với người khác và được phát triển nhân cách và trưởng thành. (Mời ngồi)
  1. Dẫn giải nội dung giáo lý
LỜI CHÚA DẪN GIẢI NỘI DUNG GL
 
 
St 1,26
 
Ga 1, 3
 
 
 
St 4, 1-16
 
  1. Tính xã hội của con người:
  1. Con người mang hình ảnh Chúa và có sự liên đới với nhau.
  • Theo sách Sáng Thế, Chúa dựng nên con người theo hình ảnh nào? (Theo hình ảnh của Thiên Chúa, tức là hình ảnh Chúa Ba Ngôi, vì chúng ta và vũ trụ được hình thành là nhờ Đức Giêsu, Ngôi Lời nhập thể, và mỗi chúng ta là đền thờ của TC., Chúa Thánh Thần ở trong chúng ta)
  •  Em hãy nhắc lại tên và nghề nghiệp của 2 con người ông Ađam và bà Evà?  (Người anh là Cain làm nghề trồng trọt, người em là Aben làm nghề chăn nuôi)
  • Tương quan của Cain và Aben là tương quan nào (Anh em ruột)
  • Sau khi Cain giết Aben, Chúa đã hỏi Cain thế nào? (Aben em ngươi đâu?)
  • Với câu hỏi này, Chúa muốn nói gì với chúng ta ? (Trách nhiệm…  Những tương quan trong gia đình…)
  • Mỗi chúng ta đều sống trong cộng đồng là gia đình, trường học, xóm ngõ… Vì không ai là một hòn đảo” – Chúng ta không thể nói tôi sống mà không cần đến ai (nếu thế lấy đâu ra cơm ăn, áo mặc…) hoặc không ai cần đến mình.
Tách ra khỏi cộng đồng xã hội, người ta sẽ không mất đi tính người (Có thể tìm qua báo chí, thuật lại những em bé bị ở với thú vật từ khi mới sinh, không biết nói tiếng người… đi bằng 2 tay 2 chân…).
 
Con người được dựng nên giống hình ảnh cộng đoàn Ba Ngôi Thiên Chúa, nên tự bản chất con người có tính xã hội (211)
 
 
 
 
 
Lc 17,12
Mt 8,3
Lc 17,14
 
 
 
 
 
 
 
Ga 17,21
Rm 13,8-10
Mt 5 ,9
 
b.  Chúa mời gọi ta sống thế nào?
  • Trong Tân ước, qua Thánh sử Lc, chúng ta thấy những người phong cùi rất mặc cảm, họ phải xa cách cộng đoàn, không được đoàn tụ gia đình. Họ đau khổ vì phải sống tách biệt khỏi xã hội không dám đến gần ai
  • các em mở Lc. 17, 12b
  • Tại sao họ lại đứng xa ? ……………………
  • Đức Giêsu đã làm gì cho họ ? (Chữa lành: Đụng vào họ
  • Đức Giêsu đưa họ trở về với cộng đồng nhân loại
  • Chúa Giêsu không chỉ chữa bệnh tật phần xác, nhưng Ngài chữa chính bệnh phong hủi trong tinh thần của đời sống thiêng liêng.
  • Ngài dậy chúng ta đến với Hội Thánh, vì TC. Không muốn thánh hóa và cứu rỗi loài người cách riêng rẽ, thiếu liên kết, nhưng Người muốn qui tụ họ thành một dân tộc để nhận biết chính Người trong Chân lý và phụng sự Người trong thánh thiện (Hc.HT 9)
  • Đức Giêsu cũng đề cao tính xã hội của con người qua chính lời cầu nguyện “để tất cả nên một như Cha và Con là một” (Cộng đoàn Ba Ngôi)
  • Chúng ta phải sống thế nào?  (Yêu thương đồng loại) (có thể cho đọc chung)
Xây dựng hoà bình – Vui vẻ, niềm nở với mọi người, không gây phiền hà cho người khác
Gương Chúa Giêsu dậy ta phải sống liên đới với mọi người trong xã hội, gặp gỡ nhau, đối thoại với nhau và phục vụ lẫn nhau. (212)
 
Chúng ta được mời gọi sống yêu thương, phục vụ, hài hoà với mọi người, xây dựng một nền văn minh tình thương  theo mẫu mực Ba Ngôi Thiên Chúa (213a)
 
 
 
 
Mt 13,54-56
 
 
 
Mc 10,42-45
Mt 9,20-22
Ga 6, 5
Ga 6,10.12- 13
Ga 13,4-17
Ga 15,13
Dt 9,15
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Lc 2,52
 
 
 
 
 
 
Rm12, 2b
            9
 
   10
   11
   12
           13
Mt 5,7. 9
2.Phát huy tính xã hội:
 a/ Gương ĐG:
  • ĐG. Có sống trong môi trường tập thể không? Mở Mt 13,54-56 để thấy CG sống giữa xóm làng, có anh em, hàng xóm, cùng tham gia sinh hoạt tôn giáo của người Do Thái.
  • Thái độ của người đồng hương với Chúa thế nào? C.54b
  • ĐG đã sống thế nào? Người đã phục vụ và hiến mình cho nhân loại
  • Người chữa lành bệnh tật
  • Lo lắng cho đám dân theo nghe Lời Chúa
  • Dạy cho các môn đệ biết quan tâm phục vụ
  • Người rửa chân cho các môn đệ
  • Người chết cho tội nhân. Đây là đỉnh cao nhất của tình yêu phục vu Cuộc sống trần thế của Chúa Giêsu là mẫu gương tuyệt hảo nhất để con người biết noi gương phục vụ trong yêu thương.
 b/ Những gương sáng giữa thế kỷ hôm nay:
  • Mẹ Têrêsa Calcutta
  • Những người trẻ trong các “nhóm thiện nguyện” sẵn sáng hy sinh thời giờ, tiền của để thắp nên “ánh sáng văn minh tình thương” cho những người nghèo, những anh em nhiễm HIV. v.v. GLV có thể kể cho các em những gương gần gũi với tuổi học trò…..
  • Thiên Chúa muốn chúng ta chu toàn bổn phận mình cách tốt nhất trong tình hiệp thông và chia sẻ
3.Bổn phận người Kitô hữu đối với xãhội:
Chiêm ngưỡng và cảm phục tình yêu thương đến hiến mạng của ĐG. chúng ta được mời gọi:
a/  Trong gia đình:    Là người trẻ, em còn đang sống trong gia đình với cha mẹ, hãy sống như Chúa Giêsu dưới mái nhà Nagiarét, Người là người con rất dễ thương, nhờ biết chu toàn bổn phận đối với TC.là Cha, bổn phận đới gia đình trần thế v.v. để được mọi người thương mến.
b/  Ngoài xã hội: Thánh Phaolô giúp chúng ta sống TM, xây dựng cộng đoàn nhân loại trong công bằng và bác ái bằng cách:
  • Sẵn sàng hoán cải, đổi mới tâm hồn để nhận ra được ý Chúa, phân định điều tốt để thực hiện
  • Chân thành, không giả dối.
  • Xây dựng tình huynh đệ, tôn trọng tha nhân
  • Nhiệt thành phục vụ
  • Kiên nhẫn trong gian truân và cầu nguyện
  • An cần tiếp đón tha nhân
  • Có tâm hồn biết xót thương và xây dựng hòa bình
  • Chiêm ngắm chính tình của Chúa Ba Ngôi để biết yêu thương.
  • Tất cả chỉ đạt được khi từng người trong chúng ta tích cực nhìn lại lối sống của mình, sẵn sàng hoán cải nội tâm nhờ việc biết lắng nghe Lời Chúa và cầu nguyện với Người.
  • Chính Chúa Giêsu sẽ dạy chúng ta hành động những gì Ngài muốn, miễn là chúng ta ngoan ngoãn để Ngài hành động.
 
Các tổ chức xã hội phải nhắm tới việc phục vụ và phát triển con người toàn diện (213b)
 
 
 
 
 
 
 
Các tổ chức cấp cao cần bảo trợ và bổ túc túc những đoàn thể cấp thấp hơn để những đoàn thể này và các cá nhân dễ phát huy sáng kiến và chu toàn trách nhiệm của mình (213c)
 
Người Kitô hữu cần hoán cải nội tâm và cổ võ công bằng bác ái, đồng thời góp phần đổi mới các định chế và điều kiện sống trong xã hội dưới ánh sáng Tin Mừng. (213d)
C.Hướng ý cầu nguyện:   Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã đến trần gian hoà nhập vào cộng đồng nhân loại. Chúa đã sống và hiến dâng tất cả vì yêu thương. Xin cho mọi người quyết tâm xây dựng gia đình, xã hội thành cộng đoàn yêu thương theo khuôn mẫu Chúa Ba Ngôi.
IV. TRỞ VỀ CUỘC SỐNG
1.   Bài học: 211 – 213 d  /   2. Sinh hoạt: Hát “Không ai là một hòn đảo”/ hoặc: “Hãy quên đi cái tôi…”
 3.  Gợi ý sống đạo:  Theo gương Chúa Giêsu, Em cố gắng sống tốt với mọi người …    /  
4.  Bài làm ở nhà: Em hãy mở Tân ước và ghi một câu với xuất xứ về việc Chúa Giêsu phục vụ.
V. KẾT THÚC
 
………………………………………………..
 
Bài 38: THAM GIA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
               
Lời Chúa:  Cv 20, 35
Ý chính:       1. Nguồn gốc của quyền bính (Ga 19, 9-11; Ga 3, 27)
 2.  Sử dụng quyền bính để phục vụ ích chung (Cv20, 20.33.35)
Tâm tình:      Vui vẻ quảng đại, luôn nghĩ đến lợi ích chung
  1. ỔN ĐỊNH
  2. TỪ CUỘC SỐNG:  Kể một câu chuyện thích hợp với các học viên
4.LÊN TỚI CHÚA 
A. Công bố Lời Chúa: Đọc chung Ga 19, 9-11   -    Thinh lặng – gợi ý:
Trước tòa án Philatô, ĐG. Đã khẳng định: Mọi quyền bính đều do Thiên Chúa.  Xin cho những người có trách nhiệm trong xã hội, luôn biết dùng quyền bính để phục vụ ích chung. Cũng xin Lời Chúa soi dẫn chúng ta trong giờ học này.
  1. Dẫn giải nội dung giáo lý
LỜI CHÚA DẪN GIẢI NỘI DUNG GL
 
 
 
Ga 19, 11
 
St 2, 15
 
St 28,6
1 Sm 16,12-13
Mt 28, 18
Ga 20, 23
Mt 16,19
Mt 28, 18-19
  1. Quyền bính.
a/  Nguồn gốc quyền bính
  • Philatô nghĩ mình có quyền vì là tổng trấn của đế quốc Roma tại Do Thái, nên có toàn quyền trên mạng sống của ĐG, nhưng ĐG, đã trả lời Philatô thế nào? Mở  Ga 19, 11
  • Các em hãy nhớ lại bài chúng ta đã học: Khi TC tạo dựng vũ trụ và muôn vật, TC đã trao cho con người công việc gì?  Điều hành và làm chủ mọi loài trong vũ trụ.
  • TC chọn gọi Abraham để làm đầu một dân riêng
  • TC chọn David xức dầu phong vương cho ngài
  • ĐG. đã được Cha trao cho toàn quyền trên trời dưới đất
  • ĐG trao quyền bính cho các tông đồ (Hội Thánh): quyền tha tội và cầm buộc
  • ĐG sai các môn đệ đi rao giảng TM.
 
 
Mọi quyền bính đều bắt nguồn từ Thiên Chúa và do Thiên Chúa.
 
Con người đón nhận quyền bính từ Thiên Chúa để làm theo ý Ngài và phát triển công đoàn nhân loại
 
,8-9
1 Pr2,13.15
Rm 13, 1-2
Cv 5, 29
b/  Vâng phục quyền bính hợp pháp:
  • Nhìn vào gương Chúa Giêsu.
  • Thái độ của người Kitô hữu: vâng phục quyền bính hợp pháp là vâng phục Chúa.
  • Cần giúp các em phân biệt: không phải người có quyền làm gì cũng hợp pháp. Câu chuyện của Phêrô là một minh chứng. Khi bị cấm không được rao giảng về ĐG. (GLV nên áp dụng vào đời sống của các em bằng những Vd cụ thể trong đời sống thường ngày.)
Mọi quyền bính hợp pháp đều do Thiên Chúa ban cho để phục vụ ích chung của xã hội. Vì thế, mọi người cần tuân phục và tôn trọng (214a)
 
Ga 13,13-15
Cl 1,24;
Rm 10, 14
b/  Sử dụng quyền bính: phục vụ ích chung
  • Chúa Giêsu đã làm gương cho các môn đệ biết phục vụ
  • Gương Thánh Phaolô nhiệt thành, hy sinh để phục vụ giáo đoàn
  • Sử dụng quyền bính không đúng sẽ trở thành áp bức, bạo lục, phá đổ trật tự an bình của con người..
  • Quyền bính là để phục vụ lợi ích của con người trong mọi lãnh vực, xã hội và tôn giáo.
Người cầm quyền không được cư xử độc tài, tùy tiện, nhưng phải hành động vì ích chung theo đúng các đòi hỏi của Luân lý (214b)
 
  1. ÍCH CHUNG: ích chung hay công ích là toàn bộ những điều kiện của đời sống xã hội giúp thăng tiến đời sống cá nhân hay tập thể. 
      Để thực hiện công ích, cần lưu tâm tới:
a/  Ba yếu tố căn bản (c215):
µ   Tôn trọng con người với tư cách là người: Tôn trọng quyền sống và phát triển ơn gọi làm người: quyền tự do lương tâm, tự do tôn giáo, bảo vệ đời tư
µ   Nhằm đến phúc lợi cho mọi người và phát triển xã hội: Cần giúp mỗi người có được những gì cần thiết để sống đúng với phảm giá “con người”: lương thực, sức khỏe, thông tin, giáo dục…
µ   Góp phần xây dựng một trật tự cxông bằng và bền vững, để kiến tạo hòa bình. Nhưng Hòa bình chỉ có được khi từng cá nhân và cộng đồng biết bảo tồn và tôn trọng một trật tự   đúng đắn trong công lý.
Nên nhớ: Con người có tính xã hội, luôn lệ thuộc lẫn nhau nên lợi ích cá nhân phải đặt trong tương quan lợi ích chung. Tất cả cùng nhau hợp tác để dựng xây con người và xã hội an bình thái hòa
 
Ích chung là tất cả các điều kiện xã hội giúp cho tập thể và từng người phát triển nhân cách toàn diện và dễ dàng hơn. Ích chung có thể mang tầm mức một đoàn thể, một quốc gia hoặc toàn thế giới. (214c)
 
b/  Tham gia đời sống xã hội:
Tất cả mọi người, tùy theo theo địa vị,  hoàn cảnh và vai trò của mình, đều có trách nhiệm tham gia vào đời sống xã hội bằng khả năng Chúa ban để xây dựng đời sống xã hội bằng cách:
  • Chu toàn trách nhiệm cá nhân trong xã hội như: Là một người con: Yêu mến VL cha mẹ / Là một học trò: Yêu mến VL thầy cô, GLV. /  Sống tốt, quảng đại với mọi người
  • Tích cực góp phần vào sinh hoạt chung: trong gia đình, nơi trường học, trong giáo xứ, trong lớp học giáo lý, sinh hoạt đội  
  • Nghiêm khắc kết án tệ nạn xã hội, như phim ảnh, sách báo xấu, ma tuý v.v.
  • Nhấn mạnh đến trách nhiệm của các em, dầu là thiếu nhi, em có rất nhiều cách để làm cho xã hội nên tốt đẹp.
Ta phải tham gia xây dựng ích chung bằng cách:
Một là chu toàn trách nhiệm cá nhân trong xã hội.
Hai là tích cực góp phần vào sinh hoạt chung.
Ba là sống đúng theo các đòi hỏi của lương tâm trong các bổn phận xã hội. (216)
C. Hướng ý cầu nguyện:
Lạy Chúa, Chúa đã xuống thế làm người và ở cùng chúng con. Xin cho con luôn yêu mến và tôn trọng mọi người, để chúng con cùng nhau xây dựng một xã hội văn minh tình thương, mở đường cho nước Chúa trị đến. 
 
5.TRỞ VỀ CUỘC SỐNG
  1. Bài học: 214a. 214c-216
  2. Sinh hoạt:  Hát: Lạy Chúa chúng con về từ 4 phương trời
  3. Gợi ý sống đạo: Vâng lời cha mẹ, thầy cô , GLV  /  Chu toàn bổn phận thường ngày để xây dựng xã hội /  Em hãy cầu nguyện nhiều cho thế giới, cho các nước nghèo được quan tâm.
  4. Bài làm ở nhà: Em hãy mở Tân ước và viết một trong các nội dung sau đây: 1 Cr 9,10; Mt 25,26-27.35-36
V.     KẾTTHÚC
 
………………………………………..
 
Bài 38: THAM GIA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
               
Lời Chúa:  Cv 20, 35
Ý chính:       1. Nguồn gốc của quyền bính (Ga 19, 9-11; Ga 3, 27)
 2.  Sử dụng quyền bính để phục vụ ích chung (Cv20, 20.33.35)
Tâm tình:      Vui vẻ quảng đại, luôn nghĩ đến lợi ích chung
  1. ỔN ĐỊNH
  2. TỪ CUỘC SỐNG:  Kể một câu chuyện đương thời thích hợp với các học viên
III.LÊN TỚI CHÚA 
A. Công bố Lời Chúa: Đọc chung Ga 19, 9-11   -    Thinh lặng – gợi ý:
Trước tòa án Philatô, ĐG. Đã khẳng định: Mọi quyền bính đều do Thiên Chúa.  Xin cho những người có trách nhiệm trong xã hội, luôn biết dùng quyền bính để phục vụ ích chung. Cũng xin Lời Chúa soi dẫn chúng ta trong giờ học này.
 
B. Dẫn giải nội dung giáo lý
LỜI CHÚA DẪN GIẢI NỘI DUNG GL
 
 
 
 
 
Ga 19, 11
 
St 2, 15
 
St 28,6
1 Sm 16,12-13
Mt 28, 18
Ga 20, 23
Mt 16,19
Mt 28, 18-19
  1. Quyền bính.
a/  Nguồn gốc quyền bính
  • Philatô nghĩ mình có quyền vì là tổng trấn của đế quốc Roma tại Do Thái, nên có toàn quyền trên mạng sống của ĐG, nhưng ĐG, đã trả lời Philatô thế nào? Mở  Ga 19, 11
  • Các em hãy nhớ lại bài chúng ta đã học: Khi TC tạo dựng vũ trụ và muôn vật, TC đã trao cho con người công việc gì?  Điều hành và làm chủ mọi loài trong vũ trụ.
  • TC chọn gọi Abraham để làm đầu một dân riêng
  • TC chọn David xức dầu phong vương cho ngài
  • ĐG. đã được Cha trao cho toàn quyền trên trời dưới đất
  • ĐG trao quyền bính cho các tông đồ (Hội Thánh): quyền tha tội và cầm buộc
  • ĐG sai các môn đệ đi rao giảng TM.
 
 
Mọi quyền bính đều bắt nguồn từ Thiên Chúa và do Thiên Chúa.
 
Con người đón nhận quyền bính từ Thiên Chúa để làm theo ý Ngài và phát triển công đoàn nhân loại
15
Rm 13, 1-2
Cv 5, 29
b/  Vâng phục quyền bính hợp pháp:
  • Nhìn vào gương Chúa Giêsu.
  • Thái độ của người Kitô hữu: vâng phục quyền bính hợp pháp là vâng phục Chúa.
  • Cần giúp các em phân biệt: không phải người có quyền làm gì cũng hợp pháp. Câu chuyện của Phêrô là một minh chứng. Khi bị cấm không được rao giảng về ĐG. (GLV nên áp dụng vào đời sống của các em bằng những Vd cụ thể trong đời sống thường ngày.)
Mọi quyền bính hợp pháp đều do Thiên Chúa ban cho để phục vụ ích chung của xã hội. Vì thế, mọi người cần tuân phục và tôn trọng (214a)
 
 
Ga 13,13-15
Cl 1,24;
Rm 10, 14
b/  Sử dụng quyền bính: phục vụ ích chung
  • Chúa Giêsu đã làm gương cho các môn đệ biết phục vụ
  • Gương Thánh Phaolô nhiệt thành, hy sinh để phục vụ giáo đoàn
  • Sử dụng quyền bính không đúng sẽ trở thành áp bức, bạo lục, phá đổ trật tự an bình của con người..
  • Quyền bính là để phục vụ lợi ích của con người trong mọi lãnh vực, xã hội và tôn giáo.
Người cầm quyền không được cư xử độc tài, tùy tiện, nhưng phải hành động vì ích chung theo đúng các đòi hỏi của Luân lý (214b)
 
  1. ÍCH CHUNG: ích chung hay công ích là toàn bộ những điều kiện của đời sống xã hội giúp thăng tiến đời sống cá nhân hay tập thể. 
      Để thực hiện công ích, cần lưu tâm tới:
a/  Ba yếu tố căn bản (c215):
µ   Tôn trọng con người với tư cách là người: Tôn trọng quyền sống và phát triển ơn gọi làm người: quyền tự do lương tâm, tự do tôn giáo, bảo vệ đời tư
µ   Nhằm đến phúc lợi cho mọi người và phát triển xã hội: Cần giúp mỗi người có được những gì cần thiết để sống đúng với phảm giá “con người”: lương thực, sức khỏe, thông tin, giáo dục…
µ   Góp phần xây dựng một trật tự cxông bằng và bền vững, để kiến tạo hòa bình. Nhưng Hòa bình chỉ có được khi từng cá nhân và cộng đồng biết bảo tồn và tôn trọng một trật tự   đúng đắn trong công lý.
Nên nhớ: Con người có tính xã hội, luôn lệ thuộc lẫn nhau nên lợi ích cá nhân phải đặt trong tương quan lợi ích chung. Tất cả cùng nhau hợp tác để dựng xây con người và xã hội an bình thái hòa
 
Ích chung là tất cả các điều kiện xã hội giúp cho tập thể và từng người phát triển nhân cách toàn diện và dễ dàng hơn. Ích chung có thể mang tầm mức một đoàn thể, một quốc gia hoặc toàn thế giới. (214c)
 
b/  Tham gia đời sống xã hội:
Tất cả mọi người, tùy theo theo địa vị,  hoàn cảnh và vai trò của mình, đều có trách nhiệm tham gia vào đời sống xã hội bằng khả năng Chúa ban để xây dựng đời sống xã hội bằng cách:
  • Chu toàn trách nhiệm cá nhân trong xã hội như: Là một người con: Yêu mến VL cha mẹ / Là một học trò: Yêu mến VL thầy cô, GLV. /  Sống tốt, quảng đại với mọi người
  • Tích cực góp phần vào sinh hoạt chung: trong gia đình, nơi trường học, trong giáo xứ, trong lớp học giáo lý, sinh hoạt đội   v.v.
  • Nghiêm khắc kết án tệ nạn xã hội, như phim ảnh, sách báo xấu, ma tuý v.v.
  • Nhấn mạnh đến trách nhiệm của các em, dầu là thiếu nhi, em có rất nhiều cách để làm cho xã hội nên tốt đẹp.
Ta phải tham gia xây dựng ích chung bằng cách:
Một là chu toàn trách nhiệm cá nhân trong xã hội.
Hai là tích cực góp phần vào sinh hoạt chung.
Ba là sống đúng theo các đòi hỏi của lương tâm trong các bổn phận xã hội. (216)
C. Hướng ý cầu nguyện:
Lạy Chúa, Chúa đã xuống thế làm người và ở cùng chúng con. Xin cho con luôn yêu mến và tôn trọng mọi người, để chúng con cùng nhau xây dựng một xã hội văn minh tình thương, mở đường cho nước Chúa trị đến. 
 
IV.TRỞ VỀ CUỘC SỐNG
  1. Bài học: 214a. 214c-216
  2. Sinh hoạt:  Hát: Lạy Chúa chúng con về từ 4 phương trời
  3. Gợi ý sống đạo: Vâng lời cha mẹ, thầy cô , GLV v.v.
Chu toàn bổn phận thường ngày để xây dựng xã hội
Em hãy cầu nguyện nhiều cho thế giới, cho các nước nghèo được quan tâm.
  1. Bài làm ở nhà: Em hãy mở Tân ước và viết một trong các nội dung sau đây: 1 Cr 9,10; Mt 25,26-27.35-36
V.     KẾTTHÚC
 
…………………………………………….  
 
Bài 39: CÔNG BẰNG XÃ HỘI (tiết 1)  
                    
Lời Chúa:   “Khi cày, thợ cày phải mong được chia phần; và khi đạp lúa, kẻ đạp lúa phải mong được chiaphần” (1 Cr 9,10)
Ý chính:        Tôn trọng quyền con người (1 Cr 9,10-11)
Tâm tình:      Sống bác ái và yêu thương
  1. ỔN ĐỊNH
  2. TỪ CUỘC SỐNG
Một Linh mục kia đã bị một người đàn bà vu khống làm điều tội lỗi. Ngài đau đớn ê chề vì không thể minh chứng cho sự trong sạch của mình. Cho đến một ngày kia, người đàn bà hối lỗi đến xin vị Linh mục tha thứ. Vị Linh mục nhân từ sẵn sàng tha thứ cho người đàn bà kia, ngài chỉ yêu cầu bà ta thực hiện một điều là bà hãy lấy chiếc gối của vị Linh mục đem lên sân thượng nhà xứ. Tại nơi đó bà hãy tháo chiếc gối ra và để gió cuốn bay đi những miếng bông gòn nhỏ bé. Sau đó, vị Linh mục lại yêu cầu bà hãy đi thu lại những miếng bông gòn đó. Người đàn bà đã không làm được như lời vị Linh mục yêu cầu vì bông gòn đã bay đi mất hút tứ phương.  Ngài cũng mượn hình ảnh đó để nói cho bà biết rằng: Những lời bà nói sai về tôi cũng đã bay đi và bà cũng không thể xóa được hết dấu tích của nó.
Câu chuyện trên đây muốn nhắc nhở chúng ta là đừng bao giờ làm thiệt hại đến người khác, dù là vật chất hay tinh thần, nhất là tổn hại đến danh dự của họ, vì chúng ta không thể đền trả được. Giờ đây chúng ta hãy lên tới Chúa, xin Người dạy chúng ta biết cư xử với mọi người cho hợp với  đức công bằng. 
III.         LÊN TỚI CHÚA 
A. Công bố Lời Chúa: (1 Cr 9,10-11) Sau Lời Chúa - Thinh lặng – gợi ý:
Thánh Phaolô nêu bật tính cách công bình trong cuộc sống. Đây là những điều kiện thuận lợi giúp cho cá nhân cũng như tập thể đạt được những gì họ có quyền đạt tới, và đó cũng chính là việc tôn trọng con người.

B. Dẫn giải nội dung giáo lý
LỜI CHÚA DẪN GIẢI NỘI DUNG GL
 
Mt 22, 21
Mt 10, 10
Lc 10, 10
 
1 Cr 9,10
 
          c 9
CÔNG BẰNG XÃ HỘI
  • Chúa Giêsu đưa ra một nguyên tắc về công bằng thế nào? mở Mt 22, 21
  • Chính vì thế, khi sai các Tông đồ đi rao giảng, Chúa Giêsu cũng nhắn nhủ các ông điều gì?
  • Vâng theo giáo huấn của Chúa Giêsu, Thánh Phaolô dã dậy dỗ giáo đoàn Corintô phải cư xử thế nào trong công việc làm?
  • Thánh Phaolô còn dùng hình ảnh mà sách Luật Môsê đã nói: “Đừng bịt mõm con bò khi nó đang đạp lúa” – để giáo dục họ. Các em thấy điều đó rất thực tế, và các em có thể suy luận từ kinh nghiệm bản thân mình…
-GLV mời các em nhận định: Tất cả Lời Chúa mà các em vừa đọc đã nêu bật tính cách công bình trong cuộc sống chưa? Các em có thể cho những thí dụ - GLV lắng nghe, tóm ý chính , xác định rõ ràng…    Vd: Chủ xuất vốn đầu tư thì có quyền hưởng huê lợi  -  Thợ đáng được trả công cân xứng…   -Nhưng để có sự công bình trong đời sống xã hội chúng ta cần có những điều kiện sau:
Công bình xã hội là những điều kiện thuận lợi giúp cho cá nhân cũng như tập thể đạt được những gì họ có quyền đạt tớ. Những điều kiện này là: tôn trọng con người, xây dựng bình đẳng và tình liên đới nhân loại (217)
 
 
 
 
St 1,26-28
 
 
Rm 8,14. 16
Mt 28, 19
 
Mt 7, 12; Mc 12, 31
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Mc 12, 31
 
 
 
Mt 5, 43-44
Mt 25, 40
 
1. Tôn trọng con người
a/ Lý do phải tôn trọng
  • Muốn thực thi công bình xã hội chúng ta cần phải biết tôn trọng phẩm giá con người. Tại sao?  Mời các em góp ý. Nhân phẩm con người phải được tôn trọng vì chính mỗi người là hình ảnh của Thiên Chúa.
  • Vì con người cao trổi hơn muôn vật, được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa.
  • Vì chỉ duy con người mới tiếp nhận được Thần Khí để trở nên con Thiên Chúa. Điều này Thánh Phaolô minh chứng ở Rm 8  ,16
  • Và cũng duy con người mới được mời gọi đón nhận Tin Mừng để trờ nên môn đệ CKT.
Trong việc tôn trọng, yêu thương tha nhân, cần phải giữ nguyên tắc này:
“Mỗi người hãy coi người khác như chính bản thân mình”
 
b/  Tôn trọng sự sống
  • Tôn trọng phẩm giá con người tức là tôn trong những quyền lợi phát xuất từ phẩm giá đó. Các em có biết quyền lợi đầu tiên cần được quan tâm là gì không? Chính là quyền sống -  và giúp cho họ những nhu cầu cần thiết để họ sống xứng đáng với phẩm giá con người.
  • Khi có bão lụt tại các tỉnh miền Trung… , hoặc tại nhiều nước mà qua phương tiện truyền thông chúng ta biết được v.v , các em thấy người ta làm gì? Chương trình cứu trợ nhân đạo từ mọi thành phần, cá nhân, xã hội, quốc gia, Liên Hiệp Quốc v.v.
  • Để xóa nạn mù chữ, nâng cao đời sống văn hóa cho các anh em nghèo, các em thấy có những lớp học được tổ chức mang danh là gì? Tại Gx của chúng ta có không?
  • Trong xã hội còn có những viện dưỡng lão, dành cho những người già cả, neo đơn, những Cô nhi viện dành cho các em không còn cha mẹ.v.v 
  • Tất cả những công việc từ thiện này đều nhằm mục đích tôn trọng phẩm giá con người như họ có quyền được hưởng
  • Là một Kitô hữu, chúng ta  tôn trọng yêu thương tha nhân thực sự khi nào?  GLV để các em trả lời, sau đó mở Mc 12, 31
  • Tha nhân là những ai? Có phân biệt những người xung khắc, không hợp với tính tình tình chúng ta không?
  • Câu trả lời đúng nhất các em có thể tìm thấy trong bài giảng trên núi.
  • Trong việc phục vụ con người, chúng ta cần ưu tiên cho đối tượng nào?  Người nghèo khổ về thể xác cũng như tinh thần.
  1. Các em có thể dẫn chứng bằng lời Chúa ?
  • Là một học sinh, em có thể thực hiện việc tôn trọng nhân vị tha nhân bằng cách nào?  GLV đón nhận góp ý của các em và tóm kết.
Luyện sống tốt: có lòng nhân ái,quảng đại,biết trắc ẩn trước nỗi khổ của tha nhân, nhất là đối với người nghèo
 
 
Tôn trọng con người là coi người khác như chính bản thân mình và tích cực phục vụ mọi người, kể cả những người suy nghĩ và hành động khác ta cũng như những kẻ thù ghét ta (218)
 
Ta phải yêu thương, đặc biệt với những người cùng cực , túng bấn, vì đó là làm cho chính Chúa  (219)
 
C. Hướng ý cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa đã dạy chúng con biết tôn trọng sự công bằng xã hội trong việc đối xử nhân ái với hết mọi người, nhất là những người đau khổ và nghèo đói. Xin cho chúng con luôn biết mở lòng ra đón nhận anh chị em trong tình thương của Chúa. Amen.
IV.TRỞ VỀ CUỘC SỐNG
  1. Bài học: 217- 219
  2. Sinh hoạt: 
  3. Gợi ý sống đạo: Sống bác ái yêu thương, quan tâm đến bạn, nhất là bạn nghèo.
V.KẾTTHÚC
 
……………………………………
 
Bài 39: CÔNG BẰNG XÃ HỘI  (tiết 2)
 
Lời Chúa:    “Ta bảo thật các ngươi, mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy  (Mt 25, 40)
Ý chính:      1. Xây dựng sự bình đẳng
                     2. Tình liên đới
Tâm tình:      Sống bác ái và yêu thương
I.ỔN ĐỊNH
  1. TỪ CUỘC SỐNG
Một cậu bé thuộc dòng quý tộc đang đi dạo chơi với người giám hộ dọc theo một bờ ruộng. Dưới thửa ruộng một người nông dân đang đang cày ruộng, ông để đôi ủng trên bờ ruộng. Cậu bé tinh nghịch muốn giấu đôi ủng để chọc giận người nông dân, nhưng người giám hộ đã nói với cậu:
  • Con chớ làm người tá điền này buồn phiền, hãy làm cho ông ta vui thì tốt hơn. Ta khuyên con hãy bỏ vào mỗi chiếc ủng một đồng bạc, chúng ta sẽ núp ở đằng sau và xem thử ông ta sẽ làm gì ?
  • Câu bé đã làm như lời dạy của thầy mình.
       Một lát sau, người nông dân đã trở lại với đôi ủng của mình. Vừa khám phá ra có tiền trong đó, ông đã vội quỳ xuống và ngước mắt lên Trời để cảm tạ Chúa đã cứu giúp ông trong lúc túng cực. Ông cũng xin Chúa chúc lành và trả công cho vị ân nhân vô danh.
       Nhìn thấy thái độ và cử chỉ của người nông dân, cậu bé cảm động muốn khóc. Đó là ngày hạnh phúc nhất đời của cậu.
       Sống công bằng với người khác không chỉ có nghĩa là không làm hại họ, nhưng còn có nghĩa là đem niềm vui đến cho người khác. Chúa luôn muốn cho con người được hạnh phúc, nên khi đem lại niềm vui cho người khác là ta đang sống đúng ý Chúa. Chúng ta hãy lên tới Chúa xin Người giúp sức cho chúng ta thực hiện được điều này.
III.         LÊN TỚI CHÚA 
A. Công bố Lời Chúa:  (Mt 25, 31.34-36) -   thinh lặng – gợi ý
Sống trong một xã hội mà qua phương tiện truyền thông, chúng ta thấy có nhiều tranh chấp, và bênh vực quyền sống cho những người yếu thế. Lời Chúa mà chúng ta vừa nghe phải là kim chỉ nam cho cuộc sống, để xây dựng sự bình đẳng và tình liên đới giữa người với người.

B. Dẫn giải nội dung giáo lý
LỜI CHÚA DẪN GIẢI NỘI DUNG GL
 
 
 
 
 
 
 
Mt 25,14-20
Mt 20,15
 
 
 
St 1,26-27; 2,7
 
 
 
  1. XÂY DỰNG SỰ BÌNH ĐẲNG:
a/  Bình đẳng về phẩm giá
  • Mỗi người trong chúng ta có khác nhau không ? Khác về những điểm nào? (GLV giúp các em góp ý)
  • Như các em đã minh chứng khi sinh ra ở đời, hoàn cảnh và điều kiện mỗi người mỗi khác, kẻ già người trẻ, người thì khoẻ mạnh, kẻ khác lại ốm đau, về trí tuệ, năng khiếu và tinh thần cũng thế, không ai giống ai…  Chính sự khác biệt này làm cho thế giới này thêm phong phú, và đó chính là những “nén bạc” mà Chúa phân phối tùy theo khả năng riêng của mỗi người.
  • Tại sao con người khác nhau mà lại bình đẳng với nhau, dựa trên cơ sở nào? Vì con người có cùng một nguồn gốc, được TC. tạo dựng giống hình ảnh Ngài, Ngài dựng nên con người là nam là nữ; trao ban sự sống trên chúng.
  • Mỗi người đều được ban cho một linh hồn, có lý trí, ý chí và tự do
  • Nhờ hy tế của Đức Giêsu, mọi người được mời gọi tham dự vinh phúc Nước Trời. Do đó, mọi người đều có sự bình đẳng và liên đới với nhau.
b/ Bình đẳng về quyền lợi
  • Ngày 10.12.1948 Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã long trọng công bố bản tuyên ngôn quyền con người. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, cộng đồng thế giới đã đảm nhận trách nhiệm quảng bá và bênh vực quyền con người như một nghĩa vụ trường kỳ. Và cho tới hôm nay, khi xảy ra các vụ tranh chấp giữa các Quốc gia, các cơ quan bảo vệ nhân quyền v.v. vẫn lên tiếng để bảo vệ dân lành khỏi bị thương vong…
  • Như thế, sự bình đẳng đòi hỏi con người phải tiến tới mức sống nhân đạo vào xứng hợp hơn với nhân phẩm con người,
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Mọi người đều dược bình đẳng với nhau vì có cùng một phẩm giá như nhau và do đó, có cùng những quyền lợi căn bản như nhau (220)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Mt 25,35-36.40
 
Mt 10,8b
 
 
Mt 15, 30-31
Mt 15,32
Ga 6, 11
Ga 2, 9
Ga 8, 3-11
Mt 26, 26-29
 
 
  1. TÌNH LIÊN ĐỚI
  • “Không ai là một hòn đảo”. Câu đó đúng hay sai?
  • Bạn nào có thể cho một thí dụ để nói lên con người chúng ta luôn luôn cần nhờ đến nhau ? ……..
  • “Con người là con vật có xã hội tính”, Câu định nghĩa của khoa xã hội học có ý nói đến đã là người, chúng ta đều sống liên đới, mỗi người cần đến người khác, không ai là đủ cho chính mình, vì thế, mỗi người đều nhận được từ người khác những gì mình cần phải có.
  • Chính sự khác biệt giữa người này với người kia làm nên sự phong phú đa diện trong mọi lãnh vực, để cung ứng những nhu cầu thiết yếu về tinh thần cũng như vật chất cho nhân loại. Tất cả đều nằm trong kế hoạch đầy yêu thương của Thiên Chúa: Chúng ta nhận được nhưng không cũng phải cho không như vậy
  • Chúa Giêsu đã làm gương cho chúng ta thế nào trong việc xây dựng tình liên đới? Chúa Giêsu đã hòa mình vào cuộc sống con người, động lòng trắc ẩn trước đau khổ của con người, nên đã chữa lành bệnh tật, hóa bánh ra nhiều nuôi dân khỏi đói, hóa nước thành rượu để thực khách tại đám cưới Cana được vui, bênh vực những người yếu thế … Sau cùng Ngài chia sẻ trọn vẹn chính Ngài để nuôi sống con người cho tới ngày “Cánh chung”….
  • Theo gương Chúa Giêsu, Hội Thánh ý thức nhiệm vụ của mình nên đã và đang thực hiện công cuộc bác ái xã hội, lên tiếng bênh vực nhân quyền, qua nhiều hoạt động của các tổ chức, các Dòng tu, những người thiện nguyện, nhằm mang lại cho người khác một cuộc sống xứng đáng là con người và con Chúa.
GLV nên đưa ra những dẫn chứng cụ thể như: Mẹ Têrêsa Calcutta, các nữ tu trong trại phong, các LM nơi truyền giáo, những giáo dân thiện nguyện trong việc BA.XH
 
 
 
 
Sự khác biệt giữa người này với người kia nhắc ta bài học về tình liên đới và chia sẻ, nhờ đó góp phần làm phong phú cho nhau..(221)
 
 
Mọi người cần biết chia sẻ trách nhiệm với nhau và nâng đỡ nhau về vật chất cũng như tinh thần để cùng nhau nỗ lực xây dựng một trật tự xã hội công bằng hơn. (222)
C. Hướng ý cầu nguyện: Lạy Chúa, chúng con đã ích kỷ nhiều khi chỉ vì quyền lợi của cá nhân mà chúng con đã quên đi lợi ích của người khác. Xin Chúa cho chúng con ý thức mình đang được sống trong tình liên đới của mọi người để chúng con tập sống quảng đại với bạn bè, với những người xung quanh chúng con.
IV.  TRỞ VỀ CUỘC SỐNG 1.Bài học: 220- 222 2.Sinh hoạt:  3.Gợi ý sống đạo: Sống bác ái yêu thương, quan tâm đến bạn, nhất là bạn nghèo.
V.     KẾTTHÚC
 
…………………………………………
 
Bài 40:     LUẬT LUÂN LÝ 
 
Lời Chúa:    “Ta sẽ đặt luật của Ta vào bên trong chúng và Ta sẽ viết trên tim lòng chúng  (Gr 31,33)
Ý chính:          1. Cách thức Thiên Chúa hướng dẫn con người (Gr 31,31-34)
2. Giá trị của luật Tân Ước
3. Thái độ đối với lề luật
Tâm tình:     
I.ỔN ĐỊNH
  1. TỪ CUỘC SỐNG
Tại thành phố, các ngã ba, ngã tư, ngã sáu… đều có gắn đèn báo hiệu giao thông và các biển báo. Mọi người đi đường phải biết và thi hành. Ai vi phạm sẽ bị xử lý. Nhờ đó, giao thông không bị tắc nghẽn, tai nạn giảm bớt, an toàn trật tự giao thông được bảo đảm, kinh nghiệm này giúp ta dễ hiểu về luật của các tổ chức xã hội và tôn giáo….
 III.         LÊN TỚI CHÚA 
     A. Công bố Lời Chúa:  (Gr 31,31-34)
Ta sẽ ghi vào lòng dạ chúng, sẽ khắc vào tâm khảm chúng lề luật của Ta”. Lời Chúa được nói với từng người chúng ta, và luật Chúa đã phú vào tâm linh chúng ta.  Ta hãy cầu xin Chúa cho ta luôn biết giữ luật trong tinh thần tự do và yêu mến để luật trở thành ân sủng cho chúng ta. (mời ngồi.)

B. Dẫn giải nội dung giáo lý
LỜI CHÚA DIỄN GIẢI NỘI DUNG GL
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
St 1,28-30;
2, 16-17
 
 
 
 
St 3, 3
Rm2,14-15
1. Cách thức Thiên Chúa hướng dẫn con người:
    Luật luân lý :
  • Luật Luân lý là một tác phẩm của Thiên Chúa khôn ngoan,  quy định cho con người những cách sống và hành động hợp với ý Thiên Chúa để đạt tới hạnh phúc.
  • Qua Luật Luân Lý, Thiên Chúa như người Cha dạy dỗ con cái mình, chỉ dẫn cho ta từng bước đi, từ chỗ tổng quát và đơn giản, đến chỗ chính xác và hoàn hảo hơn.
  • Luật Luân lý gồm có 3 loại chính:
¥ Luật tự nhiên
¥ Luật Thiên Chúa: Luật Cựu ước và Tân ước
¥ Luật Giáo Hội và Luật Dân sự
   Luật tự nhiên:
  • Để hiểu về luật tự nhiên, chúng ta cần trở lại với công trình sáng tạo. Các em nhớ: Khi Thiên Chúa tạo dựng muôn loài cách hoàn mỹ, thì Chúa trao cho con người quyền gì? Quyền làm chủ, nhận định điều tốt hay xấu, chân thật hay dối trá và tự do quyết định, đồng thời chịu trách nhiệm về hành vi  của mình.
  • Như thế, luật tự nhiên chính là tiếng nói, là ánh sáng Thiên Chúa đã ghi tạc tận đáy lòng con người ngay từ khi tạo dựng, không cần công bố và ai cũng biết. Qua tiếng nói lương tâm, luật này cho ta biết việc nào phải làm việc nào phải tránh?  Các em mở thư Roma để nhận ra điều này
  • Đối với luật tự nhiên, Chúa Giêsu có thái độ:
 Ngài phục hồi giá trị của luật này vì đã bị tội lỗi làm lu mờ và kiện toàn bằng một luật hoàn hảo hơn: Tin Mừng.
 
 
 
 
 
 
Luật luân lý bao gồm: luật tự nhiên, luật Cựu ước và luật Tân ước. (223)
 
 
 
 
Luật tự nhiên là luật được ghi khắc trong tâm hồn mọi người, mọi thời, mọi nơi để con người biết điều thiện,điều ác. (224)
 
 
 
 
Rm5,12.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Lc11, 46;13,15
 
 
 
Mt 12, 1-2.8.10-12
 
  Luật Cựu ước:
  • Kể từ khi nguyên tổ loài người được tạo dựng, con người đã quên đi tiếng nói của lương tâm, làm điều sai trái! Các em có biết vì sao không ? Chúng ta mở Rm 5,12. (vì tội lỗi. Và chính tội lỗi đã dẫn tới Đại Hồng Thủy).
  • Nhưng Thiên Chúa rất nhân từ và kiên nhẫn, để chuẩn bị cho Đức Kitô, Người đã thiết lập một dân riêng, đảm bảo đời sống và phù trợ họ trên mọi nẻo đường. Còn Israel thì nhận Thiên Chúa làm Chúa độc nhất. Để giúp dân trung thành với Giao ước, Thiên Chúa ban  Luật pháp cho họ. Các em cho biết bộ luật được ban tại đâu ? Thời gian nào ? và qua ai? Vùng núi sa mạc Sinai, sau khi ra khỏi Ai Cập, qua Môsê.
  • Dựa vào giáo huấn của Thiên Chúa, Môsê soạn một bộ Luật gồm những gì? Mười điều răn – Luật Phụng vụ – Luật xã hội
  • Luật Cựu ước được Môsê ghi chép trong sách nào? Ngũ thư: Sáng thế, Xuất hành, Dân số, Lê vi, Đệ nhị luật.
  • Nội dung các sách này nói về việc Chúa sáng tạo vũ trụ, việc Chúa ký kết các giao ước, các giáo huấn, lễ nghi, mệnh lệnh và ý định của Người.
  • Luật Môsê là một bước tiến, nhưng sau họ giữ luật cách máy móc, thêm nhiều chi tiết mà quên điều chính yếu. Chúa Giêsu thẳng thắn nói lên điều đó và lên án những người giả hình chỉ giữ luật hình thức. Mở TM…
  • Và Người đã nâng con người từ tình trạng thấp kém trong nhận thức lên trình độ luân lý cao hơn qua luật Tân ước.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Luật Cựu ước là Luật Thiên Chúa đã ban cho Israel qua Môisê tại núi Sinai, gồm tóm trong Mười điều răn (225)
 
 
Mt 5,17.
 
Mt 5,38-44.
 
Mt 5, 3-12.
 
 
 
 
 
 
 
 
Gl 5, 22; 6,8b
Ga14, 17. 26
   Luật Tân Ước.
  • Chúa Giêsu đã nói gì về luật ? mở Mt 5,17. (Ta đến để kiện toàn lề luật).
  • Người kiẹn toàn luật như thế nào ? Mở Mt 5,38.44.
  • Ngài đã ban luật mới, luật toàn hảo và được trình bày cách đặc biệt và rõ nét trong Tin Mừng Matthêu, ở đoạn, câu nào ?  GLV cho các em đọc. Đây là bản Hiến chương (Hiến Pháp) Nước Trời. Quốc gia nào cũng có Hiến Pháp và buộc mọi người dân tuân giữ, cũng thế, một công dân Nước Trời, một người mang danh Kitô hữu cũng phải giữ Hiến pháp Nước Trời để được hạnh phúc như Chúa Giêsu đã chúc.
  • Như vậy luật mới này là luật của ai?  Luật của Đức Kitô ban cho chúng ta trong thời đại mới.
  • Chúa Thánh Thần có luôn hoạt động trong cuộc đời Chúa Giêsu không?   Thánh Thần luôn hoạt động trong cuộc đời Chúa Giêsu, nên Luật mới này cũng là ân sủng của Thánh Thần ban cho chúng ta, và chính Thánh Thần giúp chúng ta thực thi Luật mới, miễn là chúng ta trở thành người con ngoan, dễ dạy và biết lắng nghe Thánh Thần.
 
 
 
 
Luật Tân ước là luật đã được Chúa Kitô công bố cách đặc biệt trong bài giảng trên núi. Luật Tân ước là luật yêu thương, luật ân sủng và tự do.  (226)
 
 
 
Mt 17,24 –27
 
 
 
Mt 5, 35 -42.
 
Mt 19,16 -21.
 
 
Ga 13,34.
Mt 5,48
2.Giá trị của luật Tân ước: -Chúa Giê su có tuân giữ lề luật của ngưới Do thái không ? Có, Chúa Giêsu nghiêm túc giữ luật như một tìn hữu ngoan đạo. Người đã lên đền thờ như luật dạy. Người đến để kiện toàn lề luật, và làm cho nên hoàn hảo hơn.). -Người đã làm cho luật hoàn hảo hơn bằng cách nào ? Vd  Mt 5, 35 -42 (chớ bội thề, chớ trả thù,phải yêu kẻ thù). - Theo Mt 19,16 –21 Chúa còn đòi hỏi điều gì nữa. -Theo Đức Giêsu thì tất cả lề luật qui về điều gì ? Qui về tình yêu..  Ngài mời gọi mọi người hãy nên hoàn thiện như Cha trên trời.
Các em còn thấy Luật mới còn chứa đựng những lời khuyên Phúc âm: Sống thanh khiết, khó nghèo và vâng lời theo gương Đức Giêsu. Đố các em, trong Hội Thánh những ai đã sống theo các  lời khuyên Phúc âm?  (Các tu sĩ trong các Dòng Tu, và tuy mỗi Dòng tu có một mục đích khác nhau, nhầm diễn tả đời sống Chúa Giêsu, nhưng mỗi tu sĩ đều giữ 3 lời khấn.).
Luật Tân ước kiện toàn luật tự nhiên và luat Cựu ước, đòi ta phải thay đổi tận cõi lòng để nên hoàn thiện như Cha trên trời là Đấng hoàn thiện (227)
Các lời khuyên Tin Mừng là những lời mời gọi và chỉ dẫn đặc biệt để giúp ta đạt tới mức hoàn hảo hơn trên con đường thiêng liêng tùy theo ơn gọi của mỗi người (228)
 
 
 
 
 
 
Mt 11,28-29.
Mt 5,19.
 
Mt 5,18-19
Mt 7, 12
Mc 12, 29. 31
 
 
Ga 13, 34-35
 
Mt 11, 30
 
 
Ga 14, 15. 21
Ga 15, 10
3.Thái độ đối với lề luật:
  • Theo Kinh Thánh, Luật Luân lý chính là cách thức giáo huấn, hay phương pháp sư phạm Thiên Chúa sử dụng để hướng dẫn con người nhận ra ý Chúa để thực hiện, nên luật luân lý vừa có tính cách dịu dàng trong lời hứa, vừa nghiêm khắc theo lệnh truyền.
  • Luật Thiên Chúa có giá trị tuyệt đối, phải tuân giữ bằng thái độ tự nguyện., và tấm lòng chân thành. Tránh thái độ giả hình, hời hợt….
-Nói chung, tất cả mọi lề luật đều nhằm diễn tả ý muốn của Thiên Chúa và nhờ Đức Giêsu, Đấng đã đến để kiện toàn lề luật, và mở đường cho chúng ta tham dự vào hạnh phúc Nước Trời. -Mến Chúa yêu người, đó là hai giới răn trọng nhất. Bổn phận của chúng ta là học hỏi để biết giữ luật Chúa và biết thích ứng vào từng hoàn cảnh của đời sống. Chúng ta cùng đọc  lời trăn trối của Đức Giêsu Ga 13, 34-35. -Nếu chúng ta có tình yêu việc gì cũng lẹ phải không các em? …Đúng, tình yêu làm cho mọi sự nên nhẹ nhàng, và giúp chúng ta vui giữ luật vì yêu mến Chúa, vì Chúa đã yêu chúng ta trước, và chính Chúa Giêsu đã làm cho luật trở thành êm ái.
  • Vậy để minh chứng chúng ta yêu mến Chúa, chúng ta sẽ làm gì? sẽ giữ các điều răn của Chúa
  • GLV cho các em đọc Ga để xác tín hơn.
 
Giữ luật vì lòng yêu mến, luật sẽ trở nên nhẹ nhàng  và chính tình yêu sẽ thúc đẩy và nâng đỡ chúng ta giữ luật.
 
 
 
 
  • Ai giữ Luật Chúa, người ấy mới là kẻ yêu mến Chúa, và được ở trong tình thương của Chúa
 
 
C. Hướng ý cầu nguyện:
Lạy Chúa là Cha nhân lành, vì yêu thương Chúa đã dựng nên con người. Chúa còn ban lề luật để hướng dẫn chúng con. Xin cho chúng con luôn khiêm tốn nghe lời Chúa dạy bảo, tuân giữ giới luật của Chúa, để xứng đáng hưởng hạnh phúc muôn đời.
IV.  TRỞ VỀ CUỘC SỐNG
  1. Bài học: 223 - 228
  2. Sinh hoạt: 
  3. Bài tập về nhà: Em hãy viết lại nội dung đoạn Ga13, 34-35.
  4. Gợi ý sống đạo:   Em cố gắng giữ luật yêu thương của Chúa, sống tốt với mọi người
  1. KẾTTHÚC
……………………………………….
 
Bài 41:    ƠN  CHÚA
 
Lời Chúa:    “Không có Thầy, anh em chẳng làm gì được  ” (Ga 15, 5)
Ý chính:      1. Ơn Chúa là gì?
                     2. Hai thứ ơn Chúa: Ơn bậc sống và Đoàn sủng
3. Sự cộng tác của con người.
Tâm tình:      Ước ao tuân giữ lề luậ với lòng yêu mến.
I.ỔN ĐỊNH
  1. TỪ CUỘC SỐNG
Ngày 14.01.1953 nhiều nhật báo Mỹ đăng tin: tại Kansas, bác sĩ báo tin cho Julius Bussi biết: “Cha sẽ phải chết dần chết mòn vì bệnh ung thư”. Cha mỉm cười đáp: “Tạ ơn Chúa. Nhờ bệnh ung thư, tôi đủ thời gian dọn mình chết lành hơn là bị các bệnh khác bất ngờ xông đến, không chuẩn bị kịp.”
Ai cũng sợ chết, vậy mà cha Bussi không những không sợ, lại còn mỉm cười khi được báo tin sắp chết vì bệnh ung thư! Tại sao cha bussi có được thái độ bình tĩnh như thế! Chúng ta hãy lên gặp Chúa để Người chỉ dạy cho.
III.         LÊN TỚI CHÚA  -
A. Công bố Lời Chúa:  (Ga 15,1-5)
Sau khi nghe Lời Chúa – Thinh lặng – gợi ý:
Hình ảnh cây nho cho chúng ta thấy sự liên kết với Đức Giêsu là nguồn trợ lực giúp chúng ta tăng trưởng và lớn lên nhờ sự sống chúng ta đón nhận được từ chính Chúa.

B. Dẫn giải nội dung:
LỜI CHÚA DẪN GIẢI NỘI DUNG GL
 
 
 
Cv 9,
Cv 9, 1-2
Cl 1, 13-14
 
Cv 9,  3-9
 
 
Cv 9, 15-16
 
1 Cr 15, 9-10a
Gl 1, 15b
1. Ơn Chúa là gì?
  • Để các em hiểu về ơn Chúa, mời các em mở Cv. Và  nhìn vào bản văn để trả lời:
  • Thánh Phaolô trước khi trở lại, ông có tên là gì?  
  • Ông có phải là người nhiệt thành với lề luật không?  Ông tự thú thế nào? xem Cl
  • Với một người như Saulô, Chúa đã quật ngã ông khi nào và bằng cách nào để ông có thể nhận ra sức mạnh của Chúa?  
  • Câu nói nào nói lên ơn Chúa sẽ toàn thắng và biến cải Saulô, kẻ bắt bớ các tín hữu theo Chúa Kitô,  thành Phaolô, con người nhiệt thành rao giảng Chúa Kitô?
  • Thánh Phaolô đã hoàn toàn thay đổi cuộc sống và chính ngài đã cảm nhận sâu xa ơn Chúa khi chia sẻ với các giáo đoàn để củng cố niềm tin vào Chúa Kitô tử nạn và phục sinh. Các em đọc 1 Cr 15.
  • Như thế, cuộc đổi đời của T. Phaolô là do ai? Ân sủng Chúa.
 
 
 
 
 
Ơn Chúa là sự trợ giúp Thiên Chúa ban, để ta sống xứng đáng là con cái Người và được dự phần vào sự sống thâm sâu của Ba Ngôi. (229)
 
 
 
 
 
1 Tm 1, 14
 
Rm 3, 22
 
2 Cr 5,17-18
2. Hai thứ ơn Chúa
  a/   Ơn thánh hóa:
  • Chúng ta vừa học hỏi và nhận ra ơn Chúa nơi Thánh Phaolô. Ơn thay đổi hoàn toàn và có giá trị lâu dài này, các nhà chuyên môn gọi là “ơn thánh hóa”.
  • Ơn thánh hóa chính là ân sủng của Thánh Thần, một ân huệ, một trợ giúp nhưng không được ban cho chúng ta khi chịu phép Rửa tội, nhờ Đức Giêsu Kitô, giúp chúng ta có thể sống và hành động theo tiếng gọi của Thiên Chúa. Đó chính là tình trạng của một con người luôn luôn sống kết hiệp với Đức Giêsu, đón nhận sự sống của Người…
  • Ơn thánh hóa chỉ tồn tại trong những tâm hồn không mắc tội trọng.
Có hai thứ ơn Chúa:
Một là ơn thánh hóa, có tính cách thường xuyên.
Hai là ơn trợ giúp tùy hoàn cảnh
(230)
 

 
 
b/   Ơn trợ giúp:
  • Người Kitô hữu tự mình không thể làm lành lánh dữ, cho dầu đã được “công chính hóa” như Phaolô, nên Thiên Chúa ban cho ta “ơn trợ giúp”, để hướng dẫn ta trong mọi hành vi.
  • Chúa rất yêu thương chúng ta nên mỗi một hành vi trong cuộc sống của chúng ta Chúa đều ban một ơn trợ giúp theo bậc sống , nghĩa vụ, để ta chu toàn tốt công việc... nên gọi là ơn bậc sống.
  • Qua sách Công vụ và các thư của Phaolô, chúng ta thấy Chúa ban cho Ngài biết thiết lập và tổ chức các giáo đoàn, nhiệt thành rao giảng… Những ơn này gọi là “Đoàn sủng”, vì để phục vụ cộng đoàn.
  • Nhờ “ơn trợ giúp”, ta có đủ khả năng làm điều tốt, tránh điều xấu, gìn giữ và gia tăng ơn thánh hóa.
 
Ngoài ơn công chính hóa, ta còn được nhiều ơn riêng do các bí tích khác, rồi những ơn dành cho chức phận mình, và có khi được những ơn đặc biệt để phục vụ công đoàn gọi là các đoàn sủng. (231)
 
 
 
 
 
 
2 Cr 11,23-29
Cl 1, 24
 
1 Cr 15, 10
2 Cr 12, 9
 
 
Ga 15, 5
 
2 Cr 6, 1
Mt 25,14-30
Mt 13, 3-9
Ga 14,16;16,13a
3. Sự cộng tác của con người
  • Tại sao Thiên Chúa đã ban ơn thánh hóa, ơn trợ giúp mà vẫn cần sự cộng tác của con người? Vì con người có tự do – T. Augustino: Khi dựng nên con, TC. không cần có con, nhưng để cứu con, TC cần phải có con cộng tác.
  • Cụ thể là Thánh Phaolô, các em thấy Ngài cộng tác với ơn Chúa thế nào? Được sự trợ giúp của ơn Chúa, Phaolô sẵn sàng chịu mọi gian nan thử thách, trên đất, dưới biển và muôn khổ cực vì Tin Mừng. Ngài tin tưởng vào sức mạnh của ơn Chúa và ơn Chúa không ra vô ích nơi Ngài.   Các em mở 1 & 2 Cr.
  • Nhờ bí tích Rửa tội, bí tích Thánh Thể, bí tích Thêm Sức mà chúng ta đã lãnh nhận, các em suy nghĩ mình đã lãnh nhận những ơn nào từ ThiênChúa? 
  • GLV mời một số em góp ý và cho các em cảm nhận:Thiên Chúa là Đấng ban ơn lành, không có gì tốt lành chúng ta có hay thực hiện được mà không bởi Chúa, vì TC là nguồn gốc sự thiện hảo.
  • Chúng ta cần phải cộng tác với ơn Chúa và đừng để ơn Chúa ra vô ích cho chúng ta. Các em có thể hiểu qua dụ ngôn “những nén bạc”, “người gieo giống”
  • Chính Thánh Thần của Chúa Kitô sẽ giúp chúng ta, miễn là chúng ta biết mở lòng ra và sẵn sàng lắng nghe lời Ngài dậy dỗ, nhắc bảo ….. vì  Thánh Thần sẽ không làm gì được nếu không có chúng ta cộng tác.
 
 
 
 
Ta phải tỉnh thức để mau mắn đón nhận và nỗ lực cộng tác với ơn Thiên Chúa ban. (232)
 
 
Tự nhiên, con người không có công trạng gì , nhưng nhờ ơn Chúa Thánh Thần, ta có thể lập công cho mình và cho người khác. (233)
 
C. Hướng ý cầu nguyện: Lạy Chúa, chúng con không thể sống nếu chúng con xa lìa Chúa. Xin cho chúng con luôn được liên kết với Chúa như cành nho liên kết với thân nho. Xin Chúa cuốn hút  chúng con yêu thích đến với Chúa và lắng nghe Lời Chúa dạy bảo  trong mọi hoàn cảnh cuộc đời. Amen.
 
IV.   TRỞ VỀ CUỘC SỐNG
  1. Bài học: 229 - 232
  2. Sinh hoạt:  Hát: Theo tập sinh hoạt
  3. Gợi ý sống đạo:  Cảm nhận tất cả là hồng ân Chúa ban, em luôn tỏ lòng biết ơn Chúa bằng cách cộng tác với ơn Chúa để sống tốt hơn mỗi ngày.
  1. KẾTTHÚC
…………………………………………..
 
 Bài 42 :  HỘI THÁNH LÀ MẸ VÀ THẦY                 
         
Lời Chúa:    Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, daỵ bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.”  (Mt 28,19 – 20)
Ý chính:      1. Quyền giáo huấn.
                     2. Người Kitô hữu với quyền giáo huấn của Hội Thánh.
Tâm tình:  Cảm mến và ngoan ngoãn vâng theo lời dạy của Thiên Chúa và Hội Thánh.
 
I.ỔN ĐỊNH
II.TỪ CUỘC SỐNG: Nhà thờ chính tòa đang xây, Đức Hồng Y đi ngang qua đám thợ cất tiếng hỏi: Các bạn đang làm gì thế? Một  người thưa: “Con đang bào”. Người khác nói: “Con đang sơn”. Người khác thêm rằng:  “Con đang đảo hồ”. Bỗng một tiếng nói từ xa vọng lại: “Con đang góp sức xây nhà Hội Thánh”. Nghe câu trả lời khôn ngoan ấy Đức Hồng Y mỉm cười, giơ tay chúc lành rồi tiếp tục bước đi. Cùng một công việc nhưng mỗi người có một suy nghĩ khác nhau.Trong đó có một người làm việc với một ý hướng rất tốt, với ý thức góp phần xây dựng tòa nhà Hội Thánh. Chúng ta cùng nhau lên hỏi Chúa để Người cho ta cách nào tốt nhất và chắc chắn nhất để xây dựng tòa nhà của Hội Thánh.
III.    LÊN TỚI CHÚA: A. Công bố Lời Chúa:  Mt 28,19 - 20              Sau đó thinh lặng ít phút gợi ý.
Chúa Giêsu đã thực hiện lời hứa này cách sống động và hữu hiệu qua Hội Thánh mà Người đã ủy thác sứ mệnh là Mẹ và Thầy chúng ta…  Chúng ta hãy quảng đại đáp lại lời mời gọi của Hội Thánh để phục vụ dân Chúa.

B. Dẫn giải nội dung:
LỜI CHÚA DẪN GIẢI NỘI DUNG GL
 
 
 
 
 
 
1 Cr 12, 13
Ep 4, 5
Tit 3, 5
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1. Tại sao ta nói Hội Thánh là Mẹ và Thầy?
  • Chúng ta ai cũng có cha mẹ. Vậy cha mẹ là ai ? Mời các em phát  biểu. ( Cha mẹ là người đã sinh ra, đã nuôi dưỡng và chăm sóc chúng ta mà không hề quản ngại hay tính toán, nên người ta thường nói: Công cha như núi Thái, Nghĩa mẹ như nước nguồn, hay ơn cha mẹ như trời như biển…).
  • Nhưng ai đã sinh chúng ta trong đời sống đức tin? Khi chúng ta chào đời, cha mẹ đưa chúng ta đến nhà thờ để qua thừa tác vụ của Hội Thánh, chúng ta  Hội Thánh đã sinh ra trong đức tin nhờ Bí tích Rửa tội…. HT tiếp tục nuôi dưỡng và nâng đỡ chúng ta nhờ các ân sủng trong các Bí tích. Do đó, Hội Thánh là mẹ chúng ta.
-Các em cũng đã từng đến trường , có thầy cô. Vậy thầy cô đã giúp gì cho các em ? (Thầy cô dạy cho em những kiến thức, giúp em trưởng thành… ). -Hội Thánh cũng là Thầy dạy dỗ, giúp ta trưởng thàng trong đức tin và sống theo luật Chúa. Do đó, Hội Thánh là thầy , và là vị Thầy của yêu thương, luôn quan tâm săn sóc đến đời sống từng thành phần trong Hội Thánh, qua Phụng vụ, Bí tích, giáo huấn và mục vụ
 
Hội Thánh là người thầy dạy dỗ và là người mẹ nâng đỡ ta trong việc sống theo luật Chúa dạy. (234)
Hội Thánh có quyền và có trách nhiệm rao giảng chân lý về ơn cứu độ, loan báo ở mọi nơi và mọi thời những nguyên tắc luân lý, cả những gì liên quan đến trật tự xã hội và phẩm giá con người. (235)
 
Rm 13, 1
Mt 28,18-20.
Mc 16,15.
 
 
Ga 6, 45
2Tm 3,16
 
 
 
 
 
Mt. 10, 1…
 
2.   Quyền giáo huấn:
  • Như chúng ta biết, mọi quyền bính bắt nguồn từ Thiên Chúa. Và để tiếp nối sứ mạng của Đức Giêsu, Người đã trao cho các Tông đồ quyền giáo huấn….
  • Quyền giáo huấn là quyền gì ? quyền dạy bảo về chân lý đức tin dựa vào Lời Chúa
  • Để giúp các em xác tín, chúng cùng đọc Ga và 2 Tm: Hết mọi người đều được Thiên Chúa dậy dỗ”-  vì “Kinh Thánh được viết ra là để giáo dục chúng ta – mà ai sẽ giáo dục chúng ta, sau khi Chúa Giêsu về trời? Đó chính là các Tông đồ và các Dấng kế vị. Vì thế, Hội Thánh có quyền và có bổn phận dạy dỗ  về  đức tin, nguyên tắc luân lý, phong hóa và những gì liên quan đến trật tự xã hội và phẩm giá con người, nên gọi là quyền giáo huấn hay  huấn quyền.
  • Quyền giảng dạy của Hội Thánh được ban trực tiếp cho ai ? cho  Đức Giáo Hoàng và các Đức Giám Mục thuộc quyền Ngài.
GlV giải thích thêm: Huấn quyền gồm: Huấn quyền thông thường là Giáo huấn, khuyên nhủ, nhắc nhớ qua chữ viết, lời giảng hay hành động của hàng giáo phẩm. Huấn quyền đặc biệt là lời giảng dạy được tuyên bố long trọng qua Công Đồng Chung và được Đức Giáo Hoàng phê chuẩn, buộc mọi tín hữu phải tin. Vd: Tín điều Đức Mẹ vô nhiễm…
 
 
 
 
Quyền giáo huấn của các chủ chăn trong Giáo Hội thường được thực hiện bằng việc giảng dạy đạo lý dựa trên Kinh Thánh và Thánh Truyền. (236).
 
 
 
 
 
 
 
2 Tm 3,14-17
Rm 15,4-6
 
 
 
 
 
Lc 10,16
Mt 28,20
 
 
Cl 1, 28
 
 
 
 
Mt 5,13-16
3.   Người Kitô hữu với quyền giáo huấn của Hội Thánh.
  • Tội lỗi đã khiến con người không phân biệt phải trái, đã làm điều sai lầm. Vậy liệu Hội Thánh có sai lầm khi giảng dạy về đức tin và luân lý không ? Các em mở thư Phaolô để có câu trả lời. Lời Chúa giúp chúng ta hiểu rằng tất cả những gì Hội Thánh giáo huấn đều phát xuất từ chính Chúa, vì Hội Thánh có nhiệm vụ gìn giữ và phân phát kho tàng mầu nhiệm thánh.. Do đó không thể sai lầm.
  • Hội Thánh là Mẹ và là Thầy, còn lập ra 6 điều răn để giúp ta thêm lòng mến Chúa, yêu người. Chúng ta cùng đọc các điều răn đó, và chúng ta sẽ biết những điều Hội Thánh dạy rất rõ ràng.
  • Vậy ta phải đón nhận Giáo huấn của Hội Thánh với thái độ nào ? Phải ngoan thảo lắng nghe, học hỏi  và tuân giữ lời giảng dạy của Hội Thánh, vì Chúa Kitô đã trao quyền cho Hội Thánh. Đó là lệnh truyền của Đấng Phục sinh,
  • Lắng nghe lời dạy dỗ của hội thánh, chúng ta được gì? Được nên hoàn thiện trong Đức Kitô
  • Do bí tích Rửa tội và Thêm Sức, các em nghĩ chúng ta có bổn phận gì? Chúng ta có bổn phận phải giúp người khác nhận biết ơn cứu độ qua đời sống chứng tá của chúng ta bằng cách sống thánh thiện, tích cực tham gia đóng góp cho công cuộc truyền giáo
  • Tại sao?  Kitô hữu là muối cho đời, ánh sáng cho trần gian
  • Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho chúng ta luôn biết kính trọng, lắng nghe và vâng lời những người đại diện Chúa và Hội Thánh (như quí Cha, quí Dì, GLV…) trong tâm tình ngoan thảo để được Chúa yêu thương và mọi người quí mến…
Hội Thánh được Chúa gìn giữ để không sai lầm khi giảng dạy về đức tin và luân lý. (237)               
Hội Thánh có 6 điều răn (238 )
 
Người tín hữu có bổn phận tích cực tìm hiểu và vâng nghe các giáo huấn của Hội Thánh với tình con thảo. (239 )
 Người tín hữu góp phần xây dựng Hội Thánh bằng cách sống thánh thiện, tham gia đóng góp các hoạt động của Hội Thánh, nhất là trong việc Truyền giáo (240
  C. Hướng ý cầu nguyện: Lạy Chúa, mỗi người chúng con được sinh ra và dạy dỗ trong Hội Thánh của Chúa, nhưng nếu chúng con không sẵn lòng đón nhận những điều chỉ dạy của Chúa nơi Hội Thánh thì chúng con cũng chỉ sống như những người không biết Chúa mà thôi. Xin Chúa uốn lòng chúng con, để chúng con biết khiêm tốn vâng nghe và thực thi lời Chúa dạy qua Hội Thánh của Ngài.
IV.   TRỞ VỀ CUỘC SỐNG
  1. Bài học: 234 – 235. 237-240
  2. Sinh hoạt: 
  3. Gợi ý sống đạo:  Em cố gắng lắng nghe lời dạy dỗ của những người đại diện diện Chúa qua Hội Thánh.
V.     KẾTTHÚC
……………………………………..
 
Bài 43:  ĐIỀU RĂN I:
THỜ PHƯỢNG VÀ KÍNH MẾN THIÊN CHÚA (2 tiết)
 
Lời Chúa:    Ai yêu Cha mến mẹ hơn Thầy thì không xứng đáng với Thầy. Ai yêu con trai hay con cái mình hơn Thầy, thì không xứng với Thầy… Ai giữ lấy mạng sống mình thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy thì sẽ tìm thấy được” (Mt 10, 37-39)
Ý chính:        1. Điều răn thứ nhất dạy gì? (Mt 10, 37-39)
                       2. Những việc làm trái với điều răn thứ nhất
3. Những việc làm đúng với điều răn thứ nhất   (Gl 5, 13)
Tâm tình:  Sung sướng vì được tôn thờ Thiên Chúa.
I.   ỔN ĐỊNH
II. TỪ CUỘC SỐNG:
Một du khách nói với người hướng dẫn: ­Ông có đầy đủ lý do để hãnh diện về thành phố của ông.Tôi cảm kích nhất là số các nhà thờ của thành phố này. Chắc chắn dân chúng ở đây phải yêu mến Chúa lắm.
Hướng dẫn viên trả lời: Ông nói phải, và điều đó thể hiện qua việc chúng tôi siêng năng tham dự thánh lễ để tỏ lòng thờ phượng và kính mến Chúa.
“Thờ phượng và kính mến Chúa trên hết mọi sự” là nội dung của điều răn thứ nhất. Chúng ta cùng lên với Chúa xin Ngài dạy ta hiểu rõ hơn những bổn phận của chúng ta đối với Ngài.
III.  LÊN TỚI CHÚA 
A. Công bố Lời Chúa: (Mt 22,35-38)

B. Dẫn giải nội dung:
LỜI CHÚA DẪN GIẢI NỘI DUNG GL
 
Rm 4, 3. 11
 
St 22, 12-13
 
 
 
 
 
Mt. 6, 24.
 
Mt 22, 37
1. Điều răn thứ nhất dạy gì?
  • Trong Cựu ước, nhân vật nổi bật được gọi là “cha của những kẻ tin”, “là người công chính”vì Ông luôn qui hướng về Chúa và lấy ý Chúa làm hơn tất cả, là ai ? Tổ phụ Abraham đã vâng lênh Chúa lên đường… sẵn sàng hiến tế Isaac…
  • Một người nói: Tôi rất yêu mến Chúa, muốn làm tôi Chúa…, nhưng lười biếng tham dự Phụng vụ hoặc tuy có mặt nhưng lại nói chuyện v.v. Có thể nói là đã chu toàn việc tôn thờ yêu mến Chúa được không? Không, “vì nó thờ Ta bằng môi miệng, mà lòng nó xa Ta”- và không ai làm tôi hai chủ được.
  • Điều răn thứ nhất dạy ta phải có tâm tình và hành động, để chỉ thờ phượng và kính mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn. Nghĩa là tôn thờ Chúa bằng tất cả mọi suy nghĩ, lời nói và việc làm suốt cả đời ta. Chúa phải là ưu tiên số 1 trên các ưu tiên…
 
Điều răn thứ nhất dạy thờ phượng một mình Thiên Chúa và kính mến Người trên hết mọi sự. (241)
   
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Xh 32,1-6
Cv 17, 23
Mt 4, 10
 
 
 
 
 
 
 
Mt 4, 6-7
2. Những việc làm trái với điều răn thứ nhất:
a/ Những tội nghịch điều răn I: (x c. 247)
  • Mê tín: Lệch lạc trong tâm tình tôn giáo và trong cách thể hiện tâm tình này, do lười biếng học hiểu Lời Chúa & giáo lý nên dễ mê tín dị đoan Vd. Chỉ cần đọc kinh hay lời nguyện tắt mỗi ngày bao nhiêu lần là chắc chắn được rỗi linh hồn mà không chú ý tới việc phải sống theo Tin Mừng…
  • Thờ ngẫu tượng: Do tình trạng cảm thức tôn giáo bị suy đồi, nên thiếu hiểu biết, tự tôn thờ và kính bái những gì không phải là Thiên Chúa. Vd: thờ thần Xa-tan, thần tiền, thần tài, và nhiều thứ thần người ta tự tạo ra, như thờ “bò vàng”,  thờ cả thần mình chưa biết… các em đọc Cv 17, 23 sẽ rõ. 
  • Đức Giêsu quả quyết thế nào? Chỉ tôn thờ một mình TC
  • Bói toán và ma thuật: Coi tử vi, xem chỉ tay, xin xăm, đồng bóng, kêu cầu thế lực ma quỷ để chữa bệnh v.v. Hội Thánh cảnh giác tín hữu phải xa tránh. Khi không hiểu biết, chúng ta cần bàn hỏi người có trách nhiệm tinh thần như Cha xứ, Cha giải tội…
  • Thử thách Thiên Chúa: Nghi ngờ tình thương, sự quan phòng và quyền năng của Thiên Chúa, thiếu lòng trông cậy Chúa.
  • Ma quỷ đã thử thách Chúa Giêsu điều gì và Chúa nói thế nào?  Cậy mình là Con Thiên Chúa, gieo mình từ nóc Đền thờ xuống… -  Đừng thử thách Thiên Chúa là Chúa ngươi
  • Phạm sự thánh: xúc phạm hay cư xử bất xứng đối với các bí tích và các hành vi phụng vụ, cũng như đối với người, đồ vật và các nơi đã được thánh hiến.  Vd. Giấu tội khi xưng tội, có tội trọng mà rước lễ, v.v. Các em đọc 1 Cr.
  • Mại thánh: mua bán những thực tại thiêng liêng, Vd Phù thủy Simon muốn mua quyền năng Thánh Thần…mua bán chức tước trong HT... Của cải thiêng liêng là do Thiên Chúa ban tặng, chúng ta không có quyền chiếm hữu như là chủ và toàn quyền. “Anh em được cho không không, cũng hãy cho không”
  • Vô thần: Chối bỏ Thiên Chúa, chối bỏ chân lý đức tin. Thường chúng ta không tuyên bố “chối Chúa”, nhưng trong cách sống chứng tỏ chúng ta chối bỏ niềm tin của mình, kể cả hình thức giả bộ.v.v. Tệ hơn nữa: Chủ trương không thể biết gì về TC.
  • (Cho các em nhắc lại: 8 tội nghịch điều răn I: chữ có gạch dưới, hoặc đọc số 247 trong thủ bản phần học sinh)
b/  Những tội nghịch đức tin-cậy-mến: Tất cả suy nghĩ, lời nói việc làm của người Kitô hữu đều được dưỡng nuôi và tăng trưởng nhờ đức tin-cậy-mến, và phải sống đúng những đòi hỏi của 3 nhân đức đó. Làm khác đi là lỗi phạm.  x. số 242-244  và dùng những vd. để các em hiểu.
Những tội phạm đến đức tin: Một là chểnh mảng không chịu tìm hiểu các chân lý măc khải.
Hai là chủ ý nghi ngờ các chân lý ấy
Ba là cố ý chối bỏ các chân lý ấy mà trở thành rối đạo, bỏ đạo hoặc ly khai khỏi HT.  (242) Những tội phạm đến đức trông cậy: Một là tuyệt vọng vì thiếu tin tưởng vào tình thương của Chúa Hai là chỉ dựa vào sức mình hoặc quá ỷ lại vào tình thương của Người. (243) Những tội phạm đến đức mến Một là dửng dưng trước tình yêu Chúa
Hai là vô ơn, không đáp lại tình yêu Thiên Chúa
Ba là lười biếng trong các bổn phận đối với Thiên Chúa.
Bốn là thù ghét, chống lại và nguyền rủa Thiên Chúa. (244)
 
 
 
1 Cr 11, 27
 
Cv 8, 9-24
 
 
Mt 10, 8
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Gl 5, 13
 
Is 40, 25
Đnl 4, 15-16
Ds 21, 4-9
Ga 3, 14-15
 
Ga 1, 14
3. Những việc làm đúng với điều răn I:
  • Khấn-hứa:
Khấn hứa chính là việc con người tự do cam kết hiến dâng cho Thiên Chúa để phục vụ Ngài trong một sứ mệnh nào đó, như chúng ta thấy có các Dòng tu nam, nữ…Các tu sĩ  khấn giữ 3 lời khuyên Phúc Am, và được Hội Thánh công nhận… (x.GL 1191, 1)
  • Tự do tôn giáo: “Con người có quyền tự do tôn giáo. Trong lãnh vực tôn giáo,  không ai bị ngăn cấm hành động theo lương tâm” (Tuyên ngôn TDTG số 2). Nhưng cần biết sử dụng tự do tôn giáo cho đúng để tìm kiếm chân lý. Tự do không có nghĩa là muốn làm gì thì làm ! Các em đọc Gl 5.
  • Tôn kính ảnh tượng
  • Thiên Chúa là ai ? Đấng thiêng liêng siêu việt
  • Thiên Chúa đã nghiêm cấm việc tạc ảnh tượng để tôn thờ như chính Chúa – Còn khi Israel bị rắn độc cắn trong hoang địa, Thiên Chúa đã cho phép làm con rắn đồng là để nhắc nhớ đến Chúa và cầu khẩn TC …  hoặc khám giao ước và thần sốt mến v.v.
  • Chính Ngôi Hai TC nhập thể, Ngài có một thân xác, nên việc tôn kính ảnh tượng Chúa Giêsu, Đức Maria, các thánh là điều tự nhiên hợp lý. Chúng ta chỉ tôn kính ảnh tượng chứ không thờ phượng như Thiên Chúa.
Khấn hứa là tự hiến thân cho TC hoặc tự nguyện cam kết với Chúa sẽ làm một việc lành nào đó (245)
Quyền tự do tôn giáo là quyền của mỗi người được chọn và hành đạo theo niềm tin của mình (246)
Việc tôn kính ảnh tượng, không nghịch lại điều răn I: cấm thờ ngẫu tượng, nhưng giúp chúng ta hướng lòng về Thiên Chúa cũng như để tôn kính và noi gương các thánh (248)
C. Hướng ý cầu nguyện:
Là người con trong gia đình TC, chúng ta luôn ý thức bổn phận của mình với Thiên Chúa là Đấng tối cao: Thờ phượng và kính mến Người trên hết mọi sự. Chúng ta xin Chúa giúp chúng ta biết tín thác đời mình cho Chúa, và tôn thờ Chúa là chủ tể cuộc sống của chúng ta, và chỉ tôn thờ Chúa là Thiên Chúa độc nhất, và yêu mến Chúa trên hết mọi sự.
IV.   TRỞ VỀ CUỘC SỐNG
  1. Bài học:  242-244.  247-248    /    2.   Sinh hoạt: 
3.  Gợi ý sống đạo:  Tin vào sự hiện diện và quan phòng của Chúa mà tôn thờ yêu mến Chúa, đặc biệt trong việc tham dự Phụng vụ. 
V.     KẾTTHÚC

……………………………………………..
 
Bài 44: ĐIỀU RĂN II: TÔN KÍNH DANH THÁNH THIÊN CHÚA
 
Lời Chúa:      Ngoài Người ra, không ai đem lại ơn cứu độ; vì dưới gầm trời này, không có một danh nào khác đã được ban cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào danh đó mà được cứu độ.” ( Cv 4, 8.10.12).
Ý chính:       1. Điều răn thứ hai dạy gì ? ( Cv 4, 8.10.12).
                      2. Những sai phạm đối với điều răn II (Xh 20,7).
                      3. Những việc làm đúng với điều răn II  (Mt 5, 23 – 37).
Tâm tình:      Tôn kính Danh thánh Thiên Chúa.
I.  ỔN ĐỊNH II. TỪ CUỘC SỐNG: Một người què từ khi lọt lòng mẹ, ngồi ăn xin ở đền thờ Giêrusalem vừa thấy ông Phêrô và Gioan, anh liền xin bố thí. Hai ông nhìn thẳng vào anh và nói; “Vàng bạc thì tôi không có, nhưng cái tôi có thì cho anh đây: Nhân danh Đức Giêsu Kitô người Nazareth, anh đứng dậy mà đi!” lập tức người què từ khi mới sinh được lành mạnh. Thật là kỳ diệu. Chỉ nhân danh DGK thôi.  Mời các em cùng đọc Lời Chúa.
III.  LÊN TỚI CHÚA 
A. Công bố Lời Chúa: Cv 4, 8-12   Sau đó thinh lặng ít phú, gợi ý:.
Khi bị đưa ra trước Hội Đồng tra hỏi, Thánh Phê rô đã dõng dạc tuyên bố: Nhân Danh Đức Giêsu Kitô người Nazareth mà tôi đã rao giảng. Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho chúng ta biết tôn kính Danh Chúa bằng cách luôn biết dùng  miệng lưỡi để tôn vinh, cảm tạ Chúa và nói những điều tốt lành để xây dựng tình người
B. Dẫn giải nội dung:
 
LỜI CHÚA DẪN GIẢI NỘI DUNG GL
 
Cv 4,1.
 
Cv 3,1-26
 
Cv 4, 12.
 
Cv 3, 6.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Lc 1,49
1. Điều răn thứ hai dạy gì?
  • Đoạn sách Công vụ vừa đọc kể lại việc gì ? Phêrô và Gioan bị đưa ra trước Hội Đồng tra hỏi.
  • Tại sao các ông bị tra hỏi ? Vì lấy Danh Đức Giêsu mà chữa người què và giảng dạy dân chúng.
-Khi rao giảng, Thánh Phêrô nhấn mạnh điều gì ?  Ngoài Người (Đức Giêsu Kitô)  ra, không ai đem lại ơn Cứu độ. -Nhờ đâu Phêrô đã chữa cho người què được khỏi ? Nhờ Danh Đức Giêsu Kitô. -Người Do Thái dù hay có thói quen lấy tên cha đặt cho con (x  Lc 1,59); Nhưng để thể hiện sự tôn kính Thiên Chúa, lại tránh không gọi tên Thiên Chúa mà gọi bằng tên khác ví dụ: Giavê, Êlôhim, El…. -Người Việt Nam chúng ta cũng tránh việc phạm húy. Ví dụ: Dòng Chúa Giêsu gọi là “Dòng Tên”, không đặt tên con cháu trùng với người trong dòng họ, dân không mang tên gần giống vua chúa (Xem truyện Trang Quỳnh về quan huyện Ớt). Người Nam có thói quen gọi theo thứ: anh Tư, chị Ba…. -Tại sao chúng ta lại phải tôn kính Danh Chúa ?… TC. là Đấng Thánh nên Danh Người cũng là Thánh.  Khi được Thiên sứ truyền tin, Đức Mẹ cũng đã tôn vinh Danh Chúa. Các em mở Lc 1, 49. (Danh Người thật chí thánh chí tôn). -Như thế, khi tôn thờ Thiên Chúa chúng ta cũng phải tôn kính Danh Thiên Chúa, vì Điều răn thứ II thuộc về đức thờ phượng.
 
 Điều răn thứ hai dạy ta phải tôn kính Danh Thánh Thiên Chúa vì Danh Người là Thánh. (249).
 
 
 
 
 
 
 
Xh 20, 7
 
 
 
 
Dnl 5, 11
 
 
 
 
 
 
 
 
1 Ga 1,10
2. Những sai phạm đối với điều răn II:
  • Trong đơi sống thường ngày, khi có ai lấy tên cha mẹ chúng ta ra để chơi giỡn, hoặc viết bừa bãi, gạch xóa … thái độ của bạn sẽ thế nào? Hành động đó chắc chắn là không tốt, vì xúc phạm tới cha mẹ chúng ta, vì tên (danh) là người…
  • Chính lòng tôn kính yêu mến đối với Thiên Chúa cũng cấm người tín hữu không được sử dụng cách bất xứng Danh (Tên) Chúa, vì khi xúc phạm đến tên Chúa là xúc phạm đến chính Thiên Chúa.  Khi kêu tên Chúa vô cớ, dầu không có ý xúc phạm cũng là thiếu lòng tôn kính Thiên Chúa …
  • Những lời hứa với tha nhân nhân danh Thiên Chúa, đều liên hệ đến danh dự, sự trung thành và uy quyền của TC, nên phải tôn trọng theo lẽ công bình. Không thực hiện những điều đã thề hứa nhân Danh Chúa là  lạm dụng Danh TC và biến TC thành kẻ nói dối. Ví dụ: Nhân Danh Chúa, Đức Mẹ hoặc các Thánh, để hứa  giúp người nghèo, hoặc góp vào việc xây dựng của giáo xứ, hay những cơ sở bác ái… Ta chỉ nói nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không trọn vẹn.
  • Nói phạm đến Thiên Chúa và Hội Thánh - còn gọi là “lộng ngôn”, tức là xúc phạm đến Thiên Chúa hay Hội Thánh Chúa Kitô, các Thánh và những sự thánh… trong lòng hay ngoài miệng bằng những lời hỗn xược, thách thức; hoặc khi lạm dụng Danh Chúa để che đậy tội ác, v.v.
  • Thề gian: Nhân Danh Chúa thề nói sự thật nhưng lại nói dối… Nhiều người quen miệng bất cứ điều cũng: “Tội này, tội trọng này, có Chúa làm chứng v.v.”  Cần phải bài trừ thói thề gian, vì TC. là Đấng chân thật. Thề gian là kêu cầu TC làm chứng cho một lời nói dối.
Những tội nghịch điều răn thứ hai:
  • Một là sử dụng cách bất xứng Danh Thánh Thiên Chúa, Chúa Giêsu, Đức Mẹ và các Thánh.
 
  • Hai là không giữ những điều đã thề hứa nhân danh Thiên Chúa
  • Ba là nói phạm đến Thiên Chúa và Hội Thánh
  • Bốn là thề gian.                (250)
 
 
 
Mt 5,13-16
 
 
 
 
Mt 5,33-37
 
 
 
3. Những việc làm đúng đối với điều răn II:
  • Ta phải làm gì để chứng tỏ ta tôn kính Danh thánh Chúa ? Ta tập luôn nhớ kêu cầu danh Chúa. Vd: “Lạy Chúa Giêsu, con yêu mến Chúa. Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa… và luôn sống tốt để trở nên muối và ánh sáng.
  • Tích cực tham gia phụng vụ cách ý thức, linh động , đầy đủ và nên làm dấu Thánh giá đúng cách, nghiêm trang, sốt sắng khi khởi đầu ngày sống và các công việc.
  • Trong Mt 5, 33-37 , Chúa Giêsu khuyên ta điều gì ? không nên bạ lúc nào cũng thề. Không được lấy Chúa để bào chữa, làm chứng cho việc gian dối của mình…
  • Tuy nhiên, trong những việc hệ trọng đòi buộc ta có thể nhân Danh Chúa mà thề, nhưng lời thề là kêu cầu đến Danh Thiên Chúa để làm chứng cho sự thật, nên chỉ thề khi nói sự thật và theo công lý.
  • Vì Danh Thiên Chúa là thánh nên không được kêu tên Chúa vô cớ. Đây là điều chúng ta phải lưu ý,vì chúng ta dễ dàng kêu tên Chúa cách không ý thức thường xuyên, và nhiều khi còn đọc chại đi để giỡn đùa một cách bất kính
Để tôn vinh Danh Chúa trong mọi sự ta nên làm dấu Thánh giá khi khởi đầu ngày sống, khởi đầu mọi kinh nguyện cũng như mọi việc làm. (252)
Khi có việc thật hệ trọng, hoặc Bề trên đòi buộc ta mới được lấy Danh Thiên Chúa mà thề. Khi đó, ta buộc phải giữ lời thề  để tôn trọng danh dự và uy qyền của Thiên Chúa. (251)
C. Hướng ý cầu nguyện:
Danh Thiên Chúa là thánh và đầy uy quyền. Xin cho Danh Chúa được hiển sáng , để mọi người nhận biết, mến yêu và tôn thờ. Và xin Chúa giúp chúng con luôn biết tôn kính Danh Chúa, để không bao giờ xúc phạm đến Danh Chúa.
IV. TRỞ VỀ CUỘC SỐNG
1. Bài học: 249 -252  
2. Sinh hoạt: Theo sách cấp III
3. Gợi ý sông đạo:     Môi miệng em dùng để tôn vinh ngợi khen Chúa.  Em quyết tâm không chửi thề, nói tục…
V. KẾT THÚC  
…………………………………………..
 
Bài 45: Điều răn III:  THÁNH HÓA NGÀY CHÚA NHẬT
 
Lời Chúa: “Sau ngày Sabat, khi ngày thứ nhất trong tuần vừa ló rạng, bà Maria Macdala và một bà khác cũng tên là Maria đi viếng mộ…Thiên Thần lên tiếng bảo các phụ nữ: “Tôi biết các bà tìm Đức Giêsu, Đấng bị đóng đanh. Người không có ở đây vì Người đã chỗi dậy như Người đã nói.  (Mt 28,1.5-6).
Ý chính:  1. Ý nghĩa ngày Chúa Nhật.
                  2. Điều răn thứ ba dạy gì?
                 3. Ý nghĩa xã hội của ngày Chúa Nhật.
Tâm tình: Sung sướng sống ngày Chúa Nhật..
 
I.ỔN ĐỊNH II.TỪ CUỘC SỐNG:
Ngày nay, cuộc sống văn minh tiến bộ, con người suốt ngày bận rộn, quay cuồng với những sinh hoạt: làm việc, học hành, giải trí… Đặc biệt là ngày nghỉ cuối tuần “Weeken” với nhiều chương trình giải trí làm cho con người không còn thì giờ cho những sinh hoạt tôn giáo nữa. Vậy tại sao các Kitô hữu vẫn đến nhà thờ đông đúc vào ngày Chúa nhật? Và việc toàn thể nhân loại nghỉ ngày cuối tuần có ý nghĩa gì? Cha thánh Gioan M. Vianey đã hoán cải xứ Ars bằng việc củng cố tham dự Thánh Lễ và kiêng việc xác ngày Chúa Nhật. Chúng ta nghĩ sao? Hãy lên gặp Chúa để Người giải thích cho chúng ta.
III.  LÊN TỚI CHÚA:   
             A.   Công bố Lời Chúa: Mt 28,1.5-6.   

B.   Dẫn giải nội dung giáo lý:
LỜI CHÚA DIỄN GIẢI NỘI DUNG GL
 
Mt 28,1.5-6.
Mc 16,1-8
Lc 24,1- 7
Ga 20, 1-10
St 1,1-5.
Ga 20,19
Ep 4, 23-24.
 
St 2,7.
Ga 20,22.
 
2Cr 5,15.17.
Cv 2, 1-4
 
Xh 20,8-11
Lv 35,3.
Ds 15,32-36
1. Ý nghĩa ngàyChúa nhật.
  • Các sách Tin Mừng đều ghi nhận biến cố Chúa Giêsu Phục sinh xảy ra vào ngày thứ nhất trong tuần. Vì thế, Chúa nhật, ngày mừng Chúa Kitô Phục sinh,  chính là ngày thứ nhất trong tuần theo lịch Công giáo và được hầu hết các quốc gia trên thế giới công nhận.
  • Ngày Chúa nhật, khởi đầu tuần lễ Kitô giáo, nhắc nhớ việc sáng tạo mới được thực hiện nhờ cuộc Phục sinh của Chúa Kitô vào ngày thứ nhất trong tuần.
  • Ngày xưa, Thiên Chúa thổi hơi trên thể xác con người vừa được tạo thành làm con người có sinh khí sự sống.
  • Ngày nay, vào chiều ngày thứ nhất trong tuần, Chúa Phục sinh “thổi hơi và ban Thần Khí” trên các Tông đồ…
  • Và Chúa Phục sinh biến đổi mọi sự thành tạo vật mới.
  • Chúa Thánh Thần, hồn sống của Hội Thánh cũng được ban vào ngày Chúa nhật.
  • Các sinh hoạt chủ yếu của Hội Thánh cũng tập trung vào ngày Chúa nhật.
Ngày Chúa nhật hoàn tất ý nghĩa  thiêng liêng của ngày Sabat, ngày lễ nghỉ Do thái giáo và hướng tới sự sống đời đời nơi Thiên Chúa.
Ngày Chúa Nhật nhắc nhớ cuộc sáng tạo mới được thực hiện nhờ sự Phục sinh của Chúa Kitô vào ngày thứ nhất trong tuần Và hoàn tất ý nghĩa  ngày lễ nghỉ Do thái, hướng tới sự nghỉ ngơi muôn đời nơi Thiên  Chúa. (254)
 
 
Lc 2,41
 
Cv 20, 7a
 
Cv 2, 42.
          46-47
 
2. Điều răn thứ ba dạy gì ?
  • Điều răn thứ ba dạy chúng ta điều gì? Dạy thánh hóa ngày Chúa nhật và các ngày lễ buộc
  • Thời Cựu Ước: Trong ngày Sabat, người Do Thái cử hành nghi thức tôn thờ Thiên Chúa – Thực thi bác ái từ thiện – Nghỉ ngơi. Chính gia đình Chúa Giêsu cũng giữ luật này cách nghiêm chỉnh…
  • Các tín hữu thời các Tông đồ đã có thói quen cử hành và tham dự “nghi lễ bẻ bánh” (Thánh lễ), vào ngày Chúa nhật. Họ chuyên cần lắng nghe lời các Tông đồ giảng dạy, cầu nguyện không ngừng và sống cộng đoàn yêu thương. Đó là bài học cho chúng ta hôm nay. Vậy để “thánh hóa ngày Chúa nhật”, chúng ta sẽ làm gì? Mời các em…?  Tham dự Thánh Lễ, thực hành bác ái, từ thiện, và nghỉ ngơi theo tinh thần Kitô giáo.
 
 
  • Việc đầu tiên người tín hữu phải làm trong ngày Chúa Nhật là tham dự Thánh lễ một cách tích cực, sinh động và đầy đủ. (HC.PV. số 14), vì Chúa nhật là ngày tôn vinh Chúa Kitô Phục sinh, nên nếu coi thường và cố tình bỏ là mắc tội trọng.
  • Việc tham dự Thánh lễ: Giáo luật 1248,1: “Ai tham dự Thánh lễ, cử hành nghi lễ Công giáo bất cứ ở đâu, hoặc vào chính ngày lễ hay vào chiều ngày trước lễ, thi người ấy đã chu toàn việc buộc dự lễ”.
  • Khi có lý do chính đáng như đau ốm, chăm sóc trẻ thơ, người đau yếu, ở quá xa nơi có Thánh lễ, hoặc bị ngăn cấm gắt gao.v.v. thì được miễn chuẩn tham dự Thánh lễ. Tuy nhiên, trừ khi đau ốm còn khi bỏ lễ vì các lý do chính đáng khác thì vẫn buộc phải làm việc tôn thờ Thiên Chúa: Cử hành Phụng vụ, đọc và suy niệm Lời Chúa, lần hạt Mân côi…
Điều răn thứ ba dạy ta thánh hóa ngày Chúa nhật và các ngày lễ buộc. (253)
 
Những việc phải làm để thánh hóa ngày Chúa nhật: Tham dự Thánh lễ, nghỉ việc xác, và nên làm thêm các việc lành, như tham dự giờ kinh chung, làm các việc bác ái và tông đồ.  (255)
Theo luật Hội Thánh, ta phải tham dự Thánh lễ từ đầu đến cuối, trừ khi đợc miễn chuẩn vì lý do chính đáng. Nếu ai cố tình bỏ lễ thì mắc tội trọng. (256)
 
 
 
 
St 2,2-3
 
 
Xh 23,12
 
 
 
Mc 2,27
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Em 6,11
Ep 4,24
2. Ý nghĩa xã hội của ngày Chúa Nhật.
Ngày nay, Chúa nhật đã trở thành ngày nghỉ của mọi Dân tộc, mọi quốc gia, ngày ấy không chỉ có tính cách Tôn giáo mà còn có tính xã hội.
  1. Con người cần nghỉ ngơi vì:
  • Thiên Chúa đã làm việc trong 6 ngày, và ngày thứ bẩy Thiên Chúa đã nghỉ ngơi. Chúng ta lao động suốt tuần, và lao động trở nên nặng nhọc do tội lỗi, nên con người cần có điều kiện để nghỉ ngơi, đúng với bản tính tự nhiên của con người.
  • Sự nghỉ ngơi càng có ý nghĩa hơn vì đó  là một phương thế bênh vực quyền lợi chính đáng của người nghèo, người nô lệ… những con người không thể lên tiếng và nhiều khi bị chà đạp về nhân phẩm.
  • Nghỉ ngơi ngày Chúa nhật cũng là cuộc giải phóng con người khỏi ách nô lệ tiền bạc…
  • Chúa Giêsu đã xác định giá trị xã hội của ngày nghỉ: “Hưu lễ được đặt ra vì con người”.
  1. Ngày nghỉ xây dựng cộng đồng xã hội
  • Chúa nhật là ngày nghỉ ngơi giúp thân xác tránh bớt những gánh nặng của lao động, hồi phục sức khỏe để có thể tiếp tục công viẫc cách sángh suốt hiệu quả hơn.
  • Chúa nhật là ngày phát huy đời sống gia đình, mọi người quây quần đoàn tu, chia sẻ, giải trí…,
  • Ngày xây dựng tình huynh đệ,  quan hệ giao lưu với xóm làng, sinh hoạt văn hóa và phát huy tình liên đới.
  • Chúa nhật cũng là ngày của hoạt động truyền giáo, làm việc bác ái xã hội, …  Ngày đem Chúa đến với tha nhân…
  • Chúa nhật thường cũng là ngày chúng ta dễ dàng tham gia các sinh hoạt trong giáo xứ…
  • Việc giữ luật ngày Chúa nhật chỉ có ý nghĩa khi chúng ta làm các việc Chúa dạy để ngày Chúa nhật thực sự trở thành ngày của Chúa, ngày dành cho Chúa, ngày mừng Chúa Kitô Phục Sinh, Đấng làm mới lại mọi sự trong tâm hồn chúng ta.
 
 
 
 
 
Luật nghỉ ngày Chúa Nhật cũng mang ý nghĩa xã hội vì đóng góp quí báu cho sinh hoạt tinh thần của xã hội loài người, vì giúp mọi người có thời giờ nghỉ ngơi và chăm lo đời sống gia đình, văn hóa, xã hội, Tôn giáo. (257)
  1. Hướng ý cầu nguyện:
Lạy Cha là Đấng sáng tạo trời đất, chúng con cảm tạ Cha đã ban cho chúng con ngày Chúa Nhật là thời gian để chúng con biết dành cho Chúa và giúp chúng con có thời gian để nghĩ đến tha nhân. Xin dạy chúng con sống xứng đáng với nhân phẩm, và xin cho chúng con biết sử dụng thì giờ theo thánh ý Chúa, để cuộc sống chúng con được thăng tiến và mỗi ngày  trở nên giống Chúa hơn.
IV.   TRỞ VỀ CUỘC SỐNG:
  1. Bài học   :  cc. 253 – 256   /   2.     Sinh hoạt: …   /  
3. Thực hành : Em quyết tâm tham dự Thánh lễ Chúa nhật cách tích cực, sinh động và trọn vẹn – và làm việc tốt.
V.         KẾT THÚC
 
……………………………………….
 
Bài 46:  THẢO KÍNH CHA MẸ  (tiết 1)
 
Lời Chúa:  “Hỡi kẻ làm con, hãy vâng lời cha mẹ theo tinh thần của Chúa, vì đó là điều phải đạo. Hãy tôn kính cha mẹ. Đó là điều răn thứ nhất có kèm theo lời hứa: Để ngươi được hạnh phúc và hưởng thọ trên mặt đất này”. (Ep 6,1-3)
Ý chính:  1. Ý nghĩa của gia đình Kitô giáo (Ep 6,1-3)
                  2. Đạo hiếu của Dân tộc và Tin Mừng (Mt 15, 1-7).
Tâm tình:    Vui tươi hiếu thảo.
 
I.  ỔN ĐỊNH:
II.  TỪ CUỘC SỐNG:
Kể chuyện “Lòng hiếu thảo” ….
Câu chuyện trên đây cho ta thấy lòng hiếu thảo là một đức tính nhân bản của con người. Trong lịch sử đông tây kim cổ, đã cho ta thấy rất nhiều gương hiếu thảo. Là người Kitô hữu, chúng ta đã được nghe dạy về đức hiếu thảo thế nào, mời các em lắng nghe Lời Chúa.
III.  LÊN TỚI CHÚA :
A.  Công bố Lời Chúa: Ep 6,1-3.  - thinh lặng – GỢI Ý:
Con cái phải vâng lời cha mẹ, đó là điều phải đạo và là điều kiện để được hưởng hạnh phúc và trường thọ trên mặt đất này. Ta hãy cầu xin Chúa thánh hóa các gia đình trên thế giới để mọi người luôn sống đúng ơn gọi và sứ mệnh của gia đình Kitô giáo. Mời ngồi

B.   Diễn giải:
LỜI CHÚA DIỄN GIẢI NỘI DUNG GL
 
Mt 22,39.
 
 
Lc 2,51.
Pl 2,8.
Ep 6, 1-3
  • Điều răn nào được Chúa Giêsu gọi là lớn nhất trong lề luật là gì ? Mến Chúa, yêu người.
  • Khi làm người Chúa Giêsu đã sống các giới răn yêu người như thế nào ? Mời các em chiêm ngắm gương hiếu thảo của Chúa Giêsu :
  • Người hằng vâng phục Thánh Giuse và Đức Mẹ trong những năm sống ẩn dật tại Nazareth.
  • Người vâng lời Chúa Cha cho đến nỗi bằng lòng chịu chết.
  • Và như đoạn thư Ep chúng ta vừa đọc, vâng phục cha mẹ là điều phải đạo, là để được hạnh phúc và trường thọ. Đó là điều các thánh nhân đã phấn đấu để đạt được.  Chính thái độ vâng phục của con cái đã làm nên ý nghĩa của gia đình Kitô giáo.
Điều răn thứ 4 dạy ta sống đúng chức phận mình tronh gia đình, Hội Thánh và xã hội, mà trước hết là phải thảo kính cha mẹ cho tròn chữ hiếu. (259)
 
 
 
St 2,21 - 23
1. Ý nghĩa gia đình Kitô giáo.
  • Em cho biết: Gia đình đầu tiên trên thế giới là gia đình nào ?  Gia đình Adam, Eva.
  • Thiên Chúa đã thiết lập hôn nhân và gia đình dựa trên giao ước tìnhyêu và sự tự do ưng thuận giữa người nam và người nữ , hướng tới lợi ích cho nhau và cho việc sinh sản, giáo dục con cái.
  • Tại sao gia đình Kitô giáo được gọi là HT tại gia? vì đây là cộng đồng tình yêu của những con người nhờ bí tích Rửa tội, đã lãnh nhận từ tình yêu Chúa Ba Ngôi đức tin, cậy, mến. Chính gia đình Kitô giáo là hình ảnh hiệp thông của TC. Ba Ngôi và thể hiện cách đặc biệt sự hiệp thông trong Hội Thánh.
  • GĐ KTG. được xây dựng sức sống theo khuôn mẫu nào? Gia đình Kitô giáo là một cộng đoàn yêu thương của những người có đức tin, cậy, mến.  Được xây dựng theo khuôn mẫu Hội Thánh với có 3 chức năng: Tư tế, Ngôn sứ và Vương giả.
Gia đình Kitô giáo có những ý nghĩa:
Gia đình Kitô giáo là một cộng đồng tình yêu và là hình ảnh hiệp thông của TC. Ba Ngôi.
Thứ đến, Gia đình Kitô giáo thể hiện sự hiệp thông trong Hội Thánh. Vì thế, GĐKTG. được gọi là “Hội Thánh tại gia”. (258)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
a. Chức năng tư tế:
  • Hội Thánh thi hành Chức năng tư tế như thế nào ? Ca ngợi, cảm tạ Chúa qua Kinh nguyện và Phụng vụ Bí tích
  • Gia đình Kitô giáo thực thi chức năng tư tế bằng cách nào ? Siêng năng cầu nguyện, tham dự các Bí tích, nhất là Bí tích Thánh Thể; Dâng mọi vui buồn, sướng khổ trong gia đình với ý hướng cầu nguyện cho Hội Thánh…
b. Chức năng Ngôn sứ.
  • Hội Thánh thi hành Chức năng Ngôn sứ như thế nào? Lắng nghe và công bố Lời Chúa.
  • Gia đình Kitô giáo còn thực thi chức năng Ngôn sứ bằng cách nào ? Cha mẹ là thầy giáo đầu tiên, có nhiệm vụ dạy con cái sống theo luật Chúa và Hội Thánh, sống và làm chứng cho Tin Mừng, dạy giáo lý, vì “Trong nhiều hoàn cảnh ngày nay, việc dạy giáo lý tại gia đình trở nên cần thiết đến mức tuyệt đối” (TH về Gia đình 52). Mọi thành viên trong gia đình phải học hỏi các Giáo huấn của Giáo Hội, Lời Chúa  để truyền đạt lại cho người khác.
c. Chức năng Vương giả.
  • Hội Thánh thi hành chức năng Vương giả như thế nào? Sắp xếp các thực tại trần thế dưới vương quyền Chúa Kitô.
  • Gia đình Kitô giáo thi hành chức năng vương giả như thế nào ? Tổ chức gia đình theo hướng dẫn của Hội Thánhvà giúp người khác tổ chức như thế trong tinh thần bác ái, góp phần xây dựng giáo xứ tùy hoàn cảnh và khả năng của mình.
  •  
 
 
Gia đình Kitô giáo thể hiện cách đặc biệt sự hiệp thông trong Hội Thánh nhờ biết sống theo khuôn mẫu của Hội Thánh, qua việc thi hành 3 chức năng: Tư tế, Ngôn sứ và Vương giả của Chúa Kitô
 
 
Đạo hiếu của Dân tộc Việt Nam dạy ta thảo kính đối với ông bà cha mẹ còn sống hay đã qua đời. (260)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Dt 5, 16
Mc 7,10
2. Đạo hiếu của Dân tộc và Tin Mừng.
  • Đạo hiếu của Dân tộc:Dân tộc Việt Nam chúng ta có truyền thống tốt đẹp là hướng về nguồn cội, kính nhớ tổ tiên và biết ơn cha mẹ. Truyền thống này được thể hiện qua các ngày lễ giỗ (Ví dụ: Giỗ tổ Hùng Vương, lễ cúng Thành Hoàng….) và được ghi lại rất nhiều trong ca dao, tục ngữ cũng như trong các bài hát. Em thử tìm một số dẫn chứng ? (Cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư….)
  • Đạo hiếu của Tin Mừng: Khi đặt điều răn thứ 4 đứng ngay sau 3 điều răn mến Chúa và đứng đầu tiên trong 7 giới răn yêu người, Hội Thánh đã nhấn mạnh đến nghĩa vụ phải kiện toàn đạo hiếu của người Kitô giáo là:
  • Phải tôn kính, biết ơn, vâng lời cha mẹ trong những điều chính đáng.
  • Giúp đỡ cha mẹ khi còn sống , cả về phần hồn , phần xác. Khi cha mẹ qua đời, phải lo an táng, làm việc lành, dâng lễ cầu nguyện cho các ngài.
Hội Thánh dạy ta
Tôn kính, vâng lời, biết ơn cha mẹ trong những điều chính đáng
Lo cho cha mẹ khi còn sống.
Lo an táng và cầu nguyện cho cha mẹ khi các ngài qua đời. (261)
  1. ý cầu nguyện:  Cầu cho mọi người trong  gia đình biết  quan tâm, giúp đỡ yêu thương và tôn trọng nhau để gia đình được hạnh phúc và bình an. / Hoặc hát: Cầu cho cha mẹ
IV.  TRỞ VỀ CUỘC SỐNG:
  1. Bài học   : 258-261.
  2. Sinh hoạt:  hát: Cầu cho cha mẹ 1
  3. Thực hành : Tập thói quen lễ phép: thưa gửi, xin phép cha mẹ mỗi khi ra khỏi nhà.
  4. Bài tập : Sưu tầm các câu tục ngữ, ca dao nói về tình cảm gia đình.
  5. KẾT THÚC

…………………………………………
 
Bài 46:  THẢO KÍNH CHA MẸ  (tiết 2)
 
Lời Chúa: “Hỡi kẻ làm con, hãy vâng lời cha mẹ theo tinh thần của Chúa, vì đó là điều phải đạo. Hãy tôn kính cha mẹ. Đó là điều răn thứ nhất có kèm theo lời hứa: Để ngươi được hạnh phúc và hưởng thọ trên mặt đất này. Những bậc làm cha mẹ, đừng làm cho con cái tức giận, nhưng hãy giáo dục chúng thay mặt Chúa bằng cách khuyên răn và sửa dạy”. (Ep 6,1-4)
Ý chính:    Những bổn phận gia đình
Tâm tình : Sống hiếu thảo, vui tươi.
ỔN ĐỊNH;
IV.TỪ CUỘC SỐNG:
Một nông dân đi xe ngựa ra phố. Đến một cửa tiệm, ông dừng xe vào mua đồ. Ông vừa tới cửa thì con ngựa hí lên và bỏ chạy. Ông vội vàng chạy ra xiết chặt dây cương. Con ngựa càng hoảng sợ hơn và chạy tứ tung trên đường, kéo theo người nông dân tội nghiệp. Dân chúng đổ xô ra, đến khi ghìm được ngựa thì người nông dân bê bết máu và thoi thóp thở. Một người hỏi: Sao mà ông dại dột hy sinh đời mình vì con ngựa và chiếc xe như thế?
Ông thều thào: “ Cứ nhìn vào trong xe thì biết!”. Họ nhìn vào và thấy đứa con nhỏ của ông còn đang ngủ.
 
V.LÊN TỜI CHÚA::
  1. Công bố Lời Chúa Ep 6,1-4
Đọc lời Chúa- thinh lặng.
Đoạn lời Chúa chúng ta vừa nghe đọc đã nói  đến những bổn phận gia đình. Và ngay khi tạo dựng, Thiên Chúa đã đặt con người trong tình liên đới trách nhiệm. Khi Cain giết em mình, Chúa đã chất vấn: “Aben em ngươi đâu” ?
Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho mọi thành viên trong gia đình trên thế giới này luôn biết chu toàn bổn phận của mình trong gia đình để mọi thành viên trong gia đình luôn được hạnh phúc và bình an. Mời ngồi.
  1. Diễn giải nội dung giáo lý:
LỜI CHÚA DIỄN GIẢI NỘI DUNG GL
 
 
 
 
 
 
 
 
 
St 1,28.
 
 
 
 
 
Ep 6,4.
 
 
 
 
3. Những bổn phận Gia đình.
  • Trong gia đình thường có những tương quan nào ? Tương quan Cha mẹ với con cái, tương quan con cái với cha mẹ, tương quan anh chị em với nhau, tương quan họ hàng…
  • Tương quan ấy phải được thể hiện cách rõ nét qua bổn phận của từng người trong gia đình. Vậy đó là những bổn phận nào ? trước tiên, chúng ta nói về bổn phận của cha mẹ.
a/  Bổn phận cha mẹ:
  • Sinh sản và nuôi dưỡng con cái: Trong tình yêu hôn nhân gia đình, người nam và nữ trở thành người cộng tác với Thiên Chúa trong việc sinh sản theo sự hướng dẫn của Hội Thánh và nuôi dưỡng con cái giúp chúng phát triển thân xác điều hòa, cường tráng và một tâm hồn lành mạnh.
  • Giáo dục: Dự phần vào cuộc sáng tạo của Thiên Chúa, cha mẹ có trách nhiệm giáo dục con cái: cha mẹ là những nhà giáo dục đầu tiên và chính yếu của con cái, Vai trò này rất quan trọng đến nỗi nếu thiếu sót sẽ khó lòng bổ khuyết được.
  • Gia đình cũng là trường học đầu tiên, là nơi các em tập đi, tập nói,tập ăn, tập yeu thương, tôn trọng và giúp đỡ người khác cách quảng đại nên:  Cha mẹ có nhiệm vụ tạo cho gia đình một bầu khí đầm ấm, yêu thương bằng sự dịu dàng, tha thứ, tôn trọng, tận tâm phục vụ ; biết tôn kính Thiên Chúa và yêu mến tha nhân.
 
 
 
 
 
Cha mẹ có bổn phận nuôi dưỡng, yêu thương, dạy dỗ và làm gương sáng cho con cái về nhân bản và đức tin. Đồng thời phải hướng dẫn con cái trong việc chọn nghề và bậc sống của mình.(262)
 
 
 
 
Mt 15,4.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1 Pr 3, 8-9
 
 
 
 
 
1 Pr 2, 13
Rm 13, 1
b/  Bổn phận con cái:
  • Bổn phận của con cái gồm những việc gì? …
  • Vậy, phải chu toàn như thế nào ?  cho các em nhắc lại 3 bổn phận đã học số 261
  • Sống đúng tinh thần đạo hiếu của Dân tộc và Tin Mừng là chúng ta đã chu toàn bổn phận của con cái đối với cha mẹ.
c/ Bổn phận anh chị em:
  • Cha ông ta dạy:
Anh em như thể chân tay,
rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần…
  • Đây chính là bổn phận anh chị em trong gia đình. Ngoài ra, anh chị em còn phải biết chia sẻ trách nhiệm gia đình với  cha mẹ: Anh chị yêu thương, chăm sóc em. Em biết tôn kính, vâng lời anh chị….
  • Với những người trong cùng một gia tộc, cũng phải biết yêu thương tương trợ lẫn nhau, nhưng không kết phe nhóm mà làm điếu bất nghĩa, đừng lấy ác báo ác
d/  Liên hệ ngoài gia đình:
  • Điều răn thứ 4 còn giúp chúng ta có những tương quan với các phẩm chức trong Hội Thánh, biết kính trọng, vâng lời những người giáo dục chúng ta và những người cầm quyền trong xã hội, vì mọi quyền bính đều bởi Chúa
  • Đối với tổ quốc, chúng ta biết ơn những anh hùng dân tộc, yêu thương đồng bào và cùng nhau góp phần xây đựng xã hội trong sự thật, công bằng, liên đớivà tự do như trong bài 38 chúng ta đã đề cập.  (266)
 
 
 
 
 
 
 
Anh chị em phải biết kính trên nhường dưới, yêu thương đùm bọc lẫn nhau. (264)
 
 
-
 
 
Cần biết kính trọng, vâng lời những người giáo dục chúng ta và những người cầm quyền trong xã hội, (265)
 
 
C. Hướng ý cầu nguyện:
Lạy Chúa, vì yêu thương, Chúa đã cho con người sống trong gia đình và xã hội, để chúng con yêu thương và giúp nhau thăng tiến. Xin cho mỗi người chúng con biết sống đúng vai trò của mình, để cùng nhau xây dựng một thế giới văn minh tình thương, dọn đường cho nước Chúa trị đến.
IV.  TRỞ VỀ CUỘC SỐNG:
  1. Bài học   :     262-265.
  2. Sinh hoạt:   Bài hát “ Ba ngọn nến lung linh” của Ngọc Lễ.
  3. Thực hành : Tập thói quen lễ phép: chào thưa mỗi khi trở về nhà.
  4. Bài tập :       Là một người con ngoan, em có quyết tâm gì để góp phần mang lại niềm vui cho gia đình ?.
  1. KẾT THÚC
…………………………………….
 
Bài 47:  Điều răn 5:   TÔN TRỌNG SỰ SỐNG
 
Lời Chúa: “Anh em đã nghe Luật dạy người xưa rằng: Chớ giết người; ai giết người, thì đáng bị đưa ra toà. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: Ai giận anh em mình, thì đáng bị đưa ra toà. Ai mắng anh em mình là đồ ngốc, thì đáng bị đưa ra trước Thượng Hội Đồng. Còn ai chửi anh em mình là quân phản đạo, thì đáng bị lửa hoả ngục thiêu đốt.” (Mt 5:21-22)
Ý chính:       1. Điều răn thứ 5 dạy gì? (Mt 5:26-40)
2. Tội nghịch điều răn thứ 5 (Mt 5:21-22)
3. Đời sống chung (Ga 15, 13)
Tâm tình :   Cảm mến Thiên Chúa và tôn trọng mọi người.
  1. ỔN ĐỊNH:
  2. TỪ CUỘC SỐNG:  GLV chọn một câu chuyện thích hợp trong đời sống thường ngày
III.LÊN TỚI CHÚA:
  1. Công bố Lời Chúa: Mt 5, 21-22
Xin Lời Chúa mà chúng ta vừa nghe, giúp chúng ta tránh xa điều xấu và dạy chúng ta biết sống yêu thương, tôn trọng phẩm giá mọi người, vì con người là hình ảnh của Chúa.
B.Dẫn giải nội dung giáo lý
 
LỜI CHÚA DIỄN GIẢI NỘI DUNG GL
 
 
St 1, 1-2,3…
 
St 2, 7
 
 
Ga 3, 16
Ga 10, 10
 
 
Mc 12, 27
 
 
 
 
 
 
 
Mt 4, 23-24
Ga 11,1-44
Lc 7, 11-15
Lc 8, 49-56
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Mt 10,39
  1. Điều răn thứ 5 dạy gì?
a/ Thiên Chúa là chủ sự sống:
  • Tại sao điều răn thứ 5 lại cấm giết người ?  Vì Thiên Chúa là chủ sự sống,  mạng sống của chúng ta ở trong tay Chúa.
  • Điều gì minh chứng Thiên Chúa là chủ sự sống?… Thiên Chúa đã tạo dựng muôn loài muôn vật… và nhất là Thiên Chúa tạo dựng con người theo hình ảnh của Ngài.
  • Khi nguyên tổ không vâng lời Chúa và dẫn đưa con người đến chỗ chết, Thiên Chúa đã làm gì? Thiên Chúa Cha đã ban tặng Con Một yêu dấu của Ngài là Đức Giêsu Kitô, Đấng đã đến để ban cho chúng ta được sống và sống dồi dào.
  • Như thế, Kinh Thánh cho thấy sự sống là ân huệ Chúa ban cho con người và muôn vật, vì TC là chủ sự sống, sự sống chỉ có ở nơi Ngài, vì thế chúng ta phải tôn trọng sự sống tự nhiên cũng như siêu nhiên của mình cũng như của tha nhân.
b/  Tôn trọng sự sống:
  1. Sự sống tự nhiên:
  • Sự sống mà mỗi người chúng ta đang có là do chính Thiên Chúa đã tặng ban và Thiên Chúa muốn chúng ta phải biết tôn trọng sự sống,  chăm sóc và bảo tồn sự sống của chính mình, bởi chính vì có sự sống mà chúng ta hiện diện, chúng ta hành động…
  • Chúa Giêsu đã từng cứu chữa những người bệnh tật và cho người chết sống lại như: Lazarô, con gái ông Gia-ia, con trai bà góa thành Naim…
  • Chúng ta bảo tồn sự sống bằng cách nào?… Sống tiết độ, tập thể dục hàng ngày, ăn uống, nghỉ ngơi, làm việc, giải trí đúng mức… Khi đau bệnh cần chữa trị, dưỡng bệnh…(GLV cần giúp các em ý thức gìn giữ  sức khỏe tinh thần thể xác để có một tinh thần trong sáng trong một thân thể cường tráng).
  1. Sự sống siêu nhiên:
  • Chúng ta có tôn thờ thân xác không? Không, vì sự sống tuy có giá trị nhưng không tuyệt đối, chỉ duy Thiên Chúa là Đấng tuyệt đối và phải tôn thờ Người. Ai thờ thân xác, để nó làm chủ linh hồn thì đã làm đảo lộn giá trị sự sống.
  • Chúa Giêsu đã dùng lối so sánh thế nào để chúng ta hiểu giá trị sự sống siêu nhiên? … Các em mở Mt 10, 39.
 
 
  • Những ai đã can đảm sẵn sàng hy sinh sự sống đời này để minh chứng niềm tin vào Đức Kitô?… Các thánh tử đạo, những người sống đời nhân chứng như Thánh Maxmilien Kolbe, Mẹ Têrêsa Calcutta…
  • Tại sao các Ngài dám liều mất sự sống đời này như thế?…Vì theo gương Chúa Giêsu và thực hành Lời Chúa dạy - đọc số 267
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Điều răn thứ 5 dạy ta quý trọng sự sống tự nhiên và siêu nhiên của mình cũng như của người khác, và do đó, cấm mọi hình thức xâm phạm đến sự sống con người. (267)
 
 
 
 
2Sam 11,15
 
 
 
 
 
 
 
Mt 26, 52
  1. Tội nghịch điều răn thứ 5:
  • Điều răn thứ năm cấm những hành động cố ý giết người trực tiếp hay gián tiếp. Nếu không có lý do nghiêm trọng. Cũng không được phép đặt một người vào chỗ nguy hiểm sinh tử , cũng không được từ chối giúp một người đang lâm nguy (chuyện David đặt tướng Uria vào chỗ chết…). Vì thế  không tôn trọng sự sống là nghịch với điều răn thứ 5. Tội nặng nhẹ tuỳ theo ý hướng hành động, và tùy theo đối tượng bị xúc phạm.  -   GLV cho đọc nội dung GL số 268
  • Trong năm điều, GLV cần chú ý tới điểm 5 để giúp các em cho thích hợp, biết tránh xa những lối chơi nguy hiểm có hại đến sức khỏe, gây thương tích cho người khác, do việc nghịch phá gây nên…”Ai dùng gươm sẽ chết vì gươm.
  • Có trường hợp nào xâm phạm tới sự sống người khác mà không có tội? … Vd khi phải ra trận, khi phải bảo vệ mạng sống mình hay bảo vệ tổ quốc mà buộc lòng ta phải phạm đến kẻ tấn công mình (GL số 269), nếu không họ cũng giết chúng ta v.v.Đó là quyền tự vệ chính đáng, nhưng không được sử dụng bạo lực quá mức cần thiết, chỉ được ứng phó cách tương xứng.
Những tội nghịch điều răn thứ 5:
Một là cố sát, nghĩa là giết người cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
Hai là phá thai
Ba là làm chết êm dịu
Bốn là tự sát
Năm là phá hoại gây nguy hiểm cho sức khỏe của mình và của người khác. (268
Cv 4, 32.34
 
 
 
 
Ga 13,1
Ga 13, 12-15
Ga 17, 11b-12
  1. Đời sống chung:
  • Sách Công vụ 4, 32-34 kể lại cho chúng ta thấy cộng đoàn tín hữu sơ khai sống với nhau thế nào? Cộng đoàn tín hữu thời các tông đồ là một cộng đoàn yêu thương hiệp nhất, một lòng một ý, để mọi sự làm của chung và quảng đại giúp đỡ nhau…
  • Chúa Giêsu làm gương về đời sống chung thế nào? Minh chứng ?… Có, Người sống với các Tông đồ, yêu thương chăm sóc, bênh vực và rửa chân cho họ, để dậy họ biết phục vụ yêu thương trong Hội Thánh, và để từng người trong HT biết sống yêu thương…Các em đọc Ga để thấy rõ điều đó
  • Theo gương sống của Chúa Giêsu, chúng ta tập sống hiền hòa tế nhị, biết quan tâm đến nhu cầu của anh chị em, quảng đại thứ tha khi có điều xích mích, để xây dựng một nếp sống văn minh tình thương ngay trong gia đình và môi trường sống của mình. Lưu tâm giúp đỡ những anh chị em nghèo kho về tinh thần cũng như vật chất.
  • Ước chi chúng ta ở đâu thì ở đó có niềm vui an hòa và bầu khí yêu thương ở đó…
Để cuộc sống chung được tốt đẹp, mỗi người cần phải bỏ tính ích kỷ, nóng giận, trả thù. Cần luyện tập sự dịu hiền và biết quan tâm đến người khác, đồng thời phải cố gắng hếr sức loại trừ chiến tranh và xây dựng hòa bình đích thực. (270)
 
  1. Hướng ý cầu nguyện:  Lạy Chúa, con người hôm nay dường như đánh mất dần ý nghĩa cao đẹp của sự sống. Nhiều người đã dửng dưng hoặc cố tình chà đạp phẩm giá, danh dự hoặc sự sống của bản thân cũng như của người khác. Xin Chúa cho chúng con ý thức trách nhiệm của người con Chúa, luôn biết tôn trọng phẩm giá của mình và tha nhân; biết tôn trọng và bảo vệ sự sống. Amen. / hoặc hát bài thích hợp.
 
IV. TRỞ VỀ CUỘC SỐNG:
1. Bài học   : 267-270.    -        2.    Sinh hoạt:  Băng reo:
NĐK: Đừng em ơi !   -    TC: Xin đừng gây gỗ
NĐK: Đừng em ơi !   -    TC: Thô lỗ chửi nhau
NĐK: Đừng em ơi !   -    TC: Chớ có mày tao
NĐK: Đừng em ơi !   -    TC: Đánh nhau không tốt
3.    Bài tập:  Ghi lại vắn tắt 1 câu chuyện  tôn trọng sự sống con người theo Tin Mừng  (Vd Lc 10, 33-35)
4.  Thực hành : Xây dựng nếp sống chung tốt đẹp với bạn bè, khu xóm, không gây gổ, phá hoại…
V.  KẾT THÚC
………………………………………….
 
Bài 48: Điều răn 6:    KHÔNG LÀM SỰ DÂM Ô
 
Lời Chúa: “Anh em hãy tránh xa tội gian dâm. Mọi tội người ta phạm đều ở ngoài thân xác mình, còn kẻ gian dâm thì phạm đến chính thân xác mình. Hay anh em lại chẳng biết rằng thân xác anh em là Đền thờ của Thánh Thần sao ? ”. (1Cr 6,18-19)

Đức khiết tịnh.Ý chính:    1. 

2.  Những tội nghịch dức khiết tịnh.     
 
I.  ỔN ĐỊNH;
II.  TỪ CUỘC SỐNG:

o hai lưỡi đã làm cho biết bao bạn trẻ sa đọa vì vùi đầu vào những thú chơi nhơ bẩn, mất đi vẻ đẹp của tâm hồn trong trắng, khiết tịnh?Chúng ta đang sống trong một thế giới mà qua phương tiện truyền thông, việc thông tin rất mau lẹ, con người được mở rộng kiến thức, phát huy tình liên đới và rất nhiều điều thú vị... Tuy nhiên, chính những phương tiện truyền thông đó lại như một con da

úng ta hãy đến với Chúa Giêsu, xin Người dạy bảo và ban ân sủng cho ta biết sống trong sạch.Để giúp ta tháo gỡ vấn nạn thời sự này, ch
 
III. LÊN TỚI CHÚA
A. Công bố Lời Chúa: 1Cr 6,18-19 –  Thinh lặng – gợi ý
Thân xác chúng ta Đền thờ Chúa Thánh Thần – Điều đó có làm cho bạn cảm thấy hạnh phúc và cố gắng xa lánh tội lỗi không? Xin Chúa giúp chúng ta hiểu được giáo huấn của Thánh Phaolô để chúng ta luôn có tâm hồn trong sạch
B. Dẫn giải nội dung giáo lý:
LỜI CHÚA DIỄN GIẢI NỘI DUNG GL
 
 
 
1Cr 6,18-19
 
 
 
1 Ga 4,16
St 1, 26-27
 
St 3, 16-26
1.  ĐỨC KHIẾT TỊNH 
       Thánh Phaolô đã khuyên bảo các tín hữu Corintô phải biết tôn trọng thân xác, vì thân xác là Đền thờ Chúa Thánh Thần. Để thực hiện điều này chúng ta cần phát huy đời sống khiết tịnh.
 Khiết tịnh là gì ?
  • Thiên Chúa là tình yêu, Thiên Chúa đã dựng nên con người giống hình ảnh Ngài… có nam, có nữ. Ngài trao ban cho họ một thiên chức – do đó họ có khả năng sống yêu thương và hiệp thông… Chúa muốn họ chung sống hạnh phúc bền lâu bên đàn con cháu... Nhưng nguyên tổ đã phạm tội…   giới tính trong sáng bị hoen mờ khiến ông bà xấu hổ, phải vội vã kết lá che thân…   Kể từ lúc ấy, tội đã nhập vào thế gian và thống trị tâm trí con người…
  • Nhưng chính nhờ Đức Giêsu Kitô Nhập thể, sống kiếp con người ngoại trừ tội lỗi, để dạy dỗ và làm gương sống cho con người, mà con người được phục hồi và có khả năng trở lại tình trạng trong sáng ban đầu với nỗ lực của bản thân và sự trợ giúp của ơn thánh. Con người luyện tập để biết làm chủ phái tính, biết thống nhất được đời sống thể lý và tinh thần mà làm nên nhân đức khiết tịnh.
  • Đức khiết tịnh giúp chúng ta lấy tinh thần làm chủ thân xác, và biết tôn trọng ý Thiên Chúa trong việc xử dụng các khoái lạc kèm theo các bản năng.
  • Cũng nhờ đức khiết tịnh mà có nhiều tâm hồn quảng đại, sẵn sàng hy sinh mọi khoái lạc thân xác, để vươn tới một bậc sống cao hơn là hiến thân cho Thiên Chúa, đồng thời dễ cảm thương và sẵn sàng đáp ứng những đòi hỏi của bác ái khi phục vụ anh em.
GLV dùng những chuyện thích hợp của bao người sống đời dâng hiến để chia sẻ cho học viên.
Đức khiết tịnh là ơn Chúa ban giúp ta làm chủ bản năng tính dục để sống phù hợp với Thánh ý Thiên Chúa trong bậc sống của mình. (271)
 
 
Đức khiết tịnh giúp cho sức sống tình yêu của ta được nguyên tuyền để có thể hiến trọn bản thân cho Thiên Chúa và đồng loại theo bậc sống mình.(272)
 
 
1 Cr 6,19.
 
Mt 5, 8
1Cr  6,19.
 
 
 
 
1 Cr 6, 20
 
 
 
 
 
 
Mt 15,19
 
1 Cr 6,19
 
 
 
1Cr 10,12
Mt 26, 41
Rm 7, 14-24
 
a/  Thân xác là Đền thờ Chúa Thánh Thần
  • Trong tám mối phúc thật, phúc thứ mấy dành cho người có lòng trong sạch? Phần thưởng của họ là gì? Phúc thứ sáu / Nhìn thấy Thiên Chúa.
  • Chính nhờ dòng nước tái sinh của Phép Rửa đã làm cho thân xác chúng ta được thánh hóa để trở nên đền thờ CTT. Và TC vui thích ở đó hơn những đền thờ gỗ đá do tay con người làm ra. Em có biết tại sao không ?…. Vì thân xác ta là Đền thờ sống động xây cất bằng chính đời sống thánh thiện để trở thành chứng nhân trong đời Kitô hữu.
  • Ơn gọi người Kitô hữu là gì ? ngợi khen Thiên Chúa trong thân xác mình.
  • Những câu chuyện thích hợp
b/  Thái độ đối với thân xác và linh hồn
  • Tục ngữ việt Nam có câu “chim khôn hót tiếng rảnh rang, người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe”. Sự trong sáng của tâm hồn được thể hiện qua lời nói và hành động. Vì thế, cần tránh những lời nói tục tĩu, xấu xa làm  nhơ bẩn tâm hồn mình và người khác rồi dẫn đến những việc làm xấu xa, tội lỗi. Mời các em mở Mt 15, 19 xem Chúa Giêsu đã nói như thế nào ? Những gì xuất từ trong lòng làm người ta ô uế.
  • Thân xác là đền thờ Chúa Thánh Thần, là chi thể của Chúa Kitô nên phải kính trọng thân xác mình cũng như người khác.
c/  Phương thức sống khiết tịnh:
  • Ai tưởng mình đang đứng vững thì hãy coi chừng kẻo ngã
  • Nhận biết mình yếu đuối, tránh dịp tội, không xem sách báo, phim ảnh xấu, không học đòi những hành vi xấu nơi bè bạn, ăn mặc đoan trang lịch sự, tránh dịp tội cho mình và người khác…
  • Luôn sống tiết độ, hy sinh và ăn ở nết na đạo hạnh: Đức khiết tịnh là con đẻ của tiết độ và tinh thần khổ chế hy sinh.
  • Năng làm việc: Nhàn rỗi sinh ra mọi tội
  • Siêng năng cầu nguyện và lãnh nhận các Bí Tích.
  • Tôn kính Đức Maria, Mẹ chỉ bảo đàng lành; Thánh Giuse và nhiều vị Thánh khác đã sống đời trong sạch, nêu gương thanh sạch và giáo dục chúng ta sống một đời trong sáng.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Muốn đứng vững trong đời sống khiết tịnh cần:
  • Nhớ mình yếu đuối để sáng suốt đề phòng.
  • Sống tiết độ, hy sinh, nết na.
  • Năng cầu nguyện và lãnh Bí Tích.
Tránh dịp tội cho mình và người khác. (274)
 
Mt 5, 27.
 
 
 
 
 
Mt 18,6.7
 
Gl 3,27
  1. NHỮNG TỘI NGHỊCH ĐỨC KHIẾT TỊNH: (x số 273)
  • Nhìn xem hoặc tưởng nghĩ những điều dâm ô.
  • Nói lời dâm ô, thô tục, xấu xa, phổ biến sách báo, phim ảnh xấu.
  • Tương quan nam nữ mờ ám, tìm thú vui nhục dục ngoài hôn nhân , một mình hoặc với người khác. Ví dụ: thủ dâm, hiếp dâm, mại dâm, ngoại tình, ly dị, đồng tính luyến ái…
  • Làm dịp cho người khác phạm tội… (273)
  • Tội nặng hay nhẹ tùy dịp tội gây nguy hiểm nhiều hay ít
  • Đức khiết tịnh không phải là một mớ những cấm đoán, nhưng là giúp chúng ta vươn cao hơn trong hành trình sống đời Kitô hữu.
Tất cã mọi Kitô hữu đều được mời gọi sống khiết tịnh tùy theo bậc sống của mình, vì Kitô hữu là người mặc lấy Chúa Kitô.
 
Hướng ý cầu nguyện: Chúng ta đang sống trong một xã hội tràn ngập những khí thải làm nhơ nhớp đời sống tâm linh, xin tình thương Chúa chữa lành và tăng sức đề kháng cho chúng ta, giúp chúng ta lớn lên trong ân sủng. Xin cho chúng ta một trái tim mới, một trái tim biết yêu thương và cảm mến những điều cao quý, để tâm hồn chúng ta trở nên đền thờ Chúa Thánh Thần ngự trị. Amen.
IV. TRỞ VỀ CUỘC SỐNG
1.  Bài học:  271 –274   /   2. Sinh hoạt 
3. Gợi ý sống đạo: Để giữ tâm hồn trong sạch, em quyết tâm không xem sách báo, phim ảnh xấu.
V.   KẾT THÚC 

………………………………

Bài 49:   Điều răn 7:    GIỮ SỰ CÔNG BẰNG
 
Lời Chúa: “Của Xê-da trả về Xê-da; của Thiên Chúa trả về Thiên Chúa ”. (Mt 22, 21)
Ý chính:    1.   Điều răn thứ 7 dạy gì? (Mt 22, 16.17-22)
  1. Những điều tiêu cực  (Lc 12, 58-59)
  2. Những điều tích cực  (St 1, 28-31)  
Tâm tình: Ngay thẳng trong suy nghĩ và hành động
I.  ỔN ĐỊNH:
II. TỪ CUỘC SỐNG:
Một cậu bé gõ cửa nhà một bà hàng xóm và hỏi bà có mua những trái dâu cậu vừa hái không. Bà trả lời: “Có, bà sẽ xách xô của cháu vào bếp và cân một ký”. Cậu bé đứng ngoài đùa với con chó.
Bà nói: “  Sao cháu không vào xem bà cân có đúng không, nhỡ bà lường gạt cháu thì sao?”
-Cháu không sợ, vì làm thế, bà sẽ nhận được điều xấu nhất. -Cháu muốn nói gì? -Vì cháu chỉ mất một ít trái dâu, nhưng bà tự biến mình thành kẻ trộm. Châm ngôn của người Nga có câu: Với công bình, bạn có thể đi vòng quanh thế giới. Còn với bất công, bạn không thể bước qua ngay cả một ngưỡng cửa”. Những bài học cuộc sống thật đáng chúng ta lưu tâm. Mời các em cùng gặp gỡ Chúa qua Lời của Người.
III.  LÊN TỚI CHÚA
A. Công bố Lời Chúa:  Mt 22, 16 - 22
B. Dẫn giải nội dung giáo lý:
LỜI CHÚA DIỄN GIẢI NỘI DUNG GL
 
 
 
 
 
 
 
 
Mt 22, 21
 
 
 
St 1, 28b
 
 
 
 
 
 
 
Xh 20, 15b
 
Mt 22, 21
Mt 7, 12
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Mt 25,31-46
 
Lc 16, 19-31
  1. Điều răn thứ 7 dạy gì?
  • Nhóm Pharisiêu muốn gài bẫy nhưng Chúa Giêsu đã thấu lòng nham hiểm của họ, Ngài đã giải quyết vấn đề một cách minh bạch như các em vừa nghe. Tuy nhiên, Chúa Giêsu đã không dừng lại ở câu chuyện nộp thuế theo bổn phận tự nhiên, vậy Ngài còn muốn nói điều gì nữa? Mời các em…
  • Chúa Giêsu muốn cho họ hiểu biết rằng: Họ không chỉ lo nghĩa vụ đối với hoàng đế – Nhưng trên hết họ còn có nghĩa vụ đối với Thiên Chúa: Của ai trả về người ấy.  Đó chính là điều răn thứ 7 Chúa muốn chúng ta phải giữ công bằng và bác ái trong việc tôn trọng con người và tài sản tha nhân.
a/  Nền tảng của luật công bằng
  • Ngay từ khởi thủy, Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ vạn vật này cho ai?… cho toàn thể nhân loại chung sức quản lý, chăm sóc và hưởng dùng hoa trái của địa cầu.
  • Nhưng tội lỗi đã phá vỡ luật yêu thương, nên ngay từ đầu, đã có sự cạnh tranh giữa Cain và Abel…
  • Thiên Chúa là Cha yêu thương quan phòng đã ban bố luật công bằng để đời sống con người tốt đẹp hơn. Nhưng các em có nhớ Chúa ban bố luật này ở đâu không?  … Chúa ban trên núi Sinai
  • Trong Tân ước, Chúa Giêsu tái xác định luật công bằng thế nào?… Của xê-da, trả về Xê-da”, và đưa ra nguyên tắc rất dễ hiểu: “Điều gì anh em muốnlàm cho mình thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta”
b/   Công bằng là gì? Các em hiểu thế nào là công bằng?… GLV hỏi mộ số em… Công bằng là luật dạy tôn trọng của cải vật chất, tinh thần và danh dự của cá nhân hay tập thể, của ai trả cho người ấyđền trả cân xứng điều ta phải trả.
 
 
  • GLV dùng những thí dụ thích hợp để giúp các em hiểu: Chính đức công bằng giúp ta nhìn nhận quyền lợi của cá nhân, của tập thể, và biết chu toàn bổn phận, nghĩa vụ của mỗi người tùy theo bậc sống của mình. Công bằng là nhân đức nhân bản, là nền tảng cho đời sống xã hội.
  • Đức công bằng giúp ta sử dụng của cải theo đúng ý Chúa, không lo lắng thái quá -  biết chia sẻ và có trách nhiệm với những anh em nghèo khó (Dụ ngôn La-da-rô và Ông nhà giàu)
Điều răn thứ 7 dạy ta sống công bằng theo hai nghĩa:
Một là tôn trọng của cải ngườikhác vì mỗi người được quyền có của cải riêng để bảo đảm nhân phẩm và nhu cầu cuộc sống gọi là quyền tư hữu.
Hai là sử dụng của cải trong tinh thầnliên đới và chia sẻ với mọi người, vì tài nguyên trong vũ trụ được Thiên Chúa ban chung cho mọi người.                             (275)
 
 
 
Lc 12, 58-59
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
St 1, 28-31
  1. Những điều tiêu cực
  • Đức công bằng đòi buộc phải đền trả những lỗi phạm công bằng như Chúa Giêsu dạy trong Lc 12, 58-59, mời các em đọc…  Các em có thể kể ra những tội vi phạm đức công bằng…
  • Tội lấy của người khác cách bất công: trộm cắp, gian lận, cho vay ăn lời quá đáng, nhận hối lộ và thâm lạm của côn,  đầu cơ tích trữ hoặc bắt chẹt người tiêu dùng v.v. (c 276)
  • Tội giữ của người khác cách bất công: không trả nợ, không hoàn lại của đã mượn hay lượm được, không trả tiền công xứng đáng, trốn thuế, oa trữ của gian v.v…(c 277)
  • Những hành vi bất công: vi phạm hợp đồng đã ký kết , chơi các trò chơi may rủi (số đề, cá độ, cờ bạc…), mua bán, trao đổi thân xác con người (mại dâm, bán cơ thể v.v…), (c 278) xúc phạm đến danh dự người khác mà vì đó họ mất danh dự, mất công ăn việc làm, thiệt hại tài sản, vật chất và tinh thần.
  1. Những điều tích cực:
  • Khi tạo dựng, Thiên Chúa ban cho con người quyền làm bá chủ trên các vật vô tri và những sinh vật khác, nhưng quyền này chỉ có tính các tương đối; Vì thế đòi hỏi con người:
  • Phải trân trọng sự toàn vẹn của vạn vật, biết sử dụng đúng đắn tạo vật, từ những vật vô tri vô giác, đất đá, cỏ cây đến các thú vật cho đúng với mục đích phục vụ sự sống của mình và của mọi người, vì lợi ích toàn diện của mọi người (c 280)
  • Không sử dụng tạo vật theo bản năng ích kỷ, tàn sát, phá hoại v.v. làm nghịch với phẩm giá con người.
  • Các em có biết: Lòng tôn trọng môi trường sinh thái của muôn loài phát sinh từ đâu?… Phát sinh từ lòng tôn trọng giữa con người với con người, giữa con người với muôn loài của thế hệ hôm nay và ngày mai,
  • Tại sao phải gìn giữ môi trường sinh thái? … Vì con người cũng như muôn loài đều cần có bầu khi trong lành để bảo vệt sức khỏa và nòi giống.
  • Tất cả những hành vi phóng uế bừa bãi, quăng vất chất thải… đều vi phạm điều răn thứ mấy?  Thứ 7
  • Giữ được những điều trên là chúng ta góp phần xây dựng đời sống cộng đoàn. GLV cho các em đọc nội dung GL số 280-281
Kẻ đã lỗi đức công bình phải hoàn trả lại những tài sản đã chiếm đoạt, và bồi dưỡng cân xứng những thiệt hại đã gây ra. (279)
 
Người Kitô hữu cần có sáng kiến góp phần vào các vấn đề xã hội theo ba cách:
Một là cùng với các công dân khác hành động để lo cho ích chung, làm cho cơ cấu xã hội ngày càng thấm nhuần tinh thần Tin Mừng.
Hai là tận tâm lo cho những người nghèo khó và quẫn bách.
Ba là không được tham lam và sử dụng của cải cách ích kỷ. (281)
C. Hướng ý cầu nguyện:
Xã hội mà chúng ta đang sống có quá nhiều bất công, gian tham, cá nhân, tập thể, làm lũng loạn đời sống xã hội và làm ô nhiễm đời sống tinh thần của bao người trẻ. Xin Chúa ban cho những nhà lập pháp, những người lãnh đạo quốc gia, cũng như từng cá nhân, nhất là chính bản thân mỗi người chúng ta, biết sử dụng chính đang những của cải Chúa ban, và sống công bằng theo Lời Chúa: Của Xê-da, trả về Xê-da; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa”.
  1. TRỞ VỀ CUỘC SỐNG
  1. Bài học:  275-277. 279-280
  2. Sinh hoạt:
  3. Gợi ý sống đạo: Em cố gắng luyện tập sống thật thà, và giữ môi trường chung quanh thật đẹp..
V. KẾT THÚC 
………………………………………
  Bài 50: Điều răn 8: TÔN TRỌNG SỰ THẬT
 
Lời Chúa:  “Thưa anh em, trước hết, đừng có thề, dù là lấy trời, lấy đất, hay lấy cái gì khác mà thề. Nhưng  hễ “có” thì phải nói “có”, “không’ thì phải nói “không”, như thế, anh em sẽ không bị xét xử”. (Gc 5,12).
Ý chính:    1.    Điều răn 8 dạy gì ? (Gc 5,12)
  1. Tội nghịch điều răn 8  (Ga 8, 44)
  2.  Phương tiện truyền thông (Mc 16, 15)
Tâm tình :     Yêu mến sự thật.
  1. ỔN ĐỊNH
  2.  II.TỪ CUỘC SỐNG: Chuyện Gandil nói dối mẹ… và ông hối hận suốt đời
III.LÊN TỚI CHÚA
A.  Công bố Lời Chúa Gc 5,2  Thinh lặng
Các em thân mến, đặc tính xã hội và phẩm giá của con người đòi hỏi mọi người phải tôn trọng sự thật như Lời Chúa mà chúng ta vừa nghe. Xin Chúa giúp chúng ta học hiểu và thực hành điều Chúa muốn.
  1. Diễn giải:
LỜI CHÚA DIỄN GIẢI NỘI DUNG GL
 
Gc 5,2 
 
 
 
 
 
Rm 3, 4
Ga 17,17.
Ga 14, 17
Ga 16,12-13
 
 
 
 
 
 
Rm 3,4
Ga 8, 32
Mt 5,37
1Ga 1,6
 
Mc 15,4 -5
 
 
Ga 18,37
 
 
 
 
 
 
1.  Điều răn thứ 8 dạy gì ?
  • Điều răn thứ tám dạy ta không làm chứng dối, có nói có, không nói không, nghĩa là phải  sống thành thật, sẵn sàng can đảm làm chứng cho sự thật, không vì lợi mà làm điều dối tra,  và tôn trọng danh dự mọi người.
  • Các bạn có biết tại sao chúng ta phải tôn trọng sự thật không?
a/  Nền tảng của luật tôn trọng sự thật ?
  • Vì Thiên Chúa là Đấng chân thật, Ngài trung thành với lời hứa. Chính Chúa Giêsu đã xin Cha thánh hiến chúng ta trong sự thật, vì Lời Cha là sự thật -  Ngài cũng xin Cha ban Thánh Thần sự thật, để Thánh Thần dạy chúng ta biết sự thật.
  • “Một lần bất tín, vạn sự bất tin”- người thiếu thành thật sẽ làm  mất danh dự và uy tín cuả mình, không còn được mọi người tin tưởng.
-Đời sống xã hội đòi hỏi con người phải nói thật và sống thật với nhau để xây dựng tình liên đới. Không ai muốn bị người khác lừa dối
b/  Phải làm gì để tôn trọng sự thật ?
¯ Phải sống thành thật:
  • Thiên Chúa  là nguồn mạch mọi chân lý và là Đấng Chân Thật.
  • Sự thật sẽ thánh hóa và giải thoát chúng ta.
  • Chúa Giêsu dạy ta sống theo sự thật để được hiệp thông với Người.
¯  Có những sự thật buộc giữ kín không ? Cha giải tội buộc phải tuyệt đối giữ kín bí mật của Bí Tích Hòa Giải.; Bác sĩ, quân đội, phải giữ kín những điều phải giữ theo trách nhiệm; Với người không có đủ tư cách hoặc thẩm quyền thì không buộc phải nói sự thật
¯ Phải làm chứng cho sự thật:
  • Trước tòa Philatô, Đức Giêsu đã công bố: Tôi đến để làm chứng cho sự thật.
  • Người sống theo sự thật thì thuộc về Chúa.
  • Các Thánh tử đạo, các bậc cha anh chúng ta đã anh dũng tuyên xưng đức tin. Noi gương các ngài chúng ta chứng tỏ đức tin bằng đời sống của mình. Ví dụ: không gian dối , bội thề, nói hành, nói xấu, vu khống, cáo gian nhằm làm mất thanh danh người khác….
¯  Phải tôn trọng danh dự mọi người: tôn trọng uy tín và phẩm giá của mọi người, vì mọi người đều được tạo dựng giống hình ảnh Chúa.
Điều răn thứ 8 dạy ta sống thành thật, làm chứng cho sự thật và tôn trọng danh dự mọi người. (282)
Ta cần sống thật vì
Thiên Chúa là Đấng chân thật. Thành thật làm tăng giá trị con người. Thành thật rất cần cho đời sống chung. (283)
 
Không được tiết lộ những điều phải giữ kín, trừ khi vì ích chung quan trọng bắt buộc phải nói ra. Cha giải tội buộc phải tuyệt đối giữ kín bí mật của Bí Tích Hòa Giải. (288)
Kẻ làm thiệt hại danh giá người ta phải đền trả danh thơm tiếng tốt cho người ta và nếu có gây thiêt hại vật chất thì cũng phải bồi thường nữa. (289)
 
 
 
Ga 8, 44
2.  Tội nghịch điều răn thứ 8:
  • Thiên Chúa dựng nên mọi sự đều tốt lành, vậy sự gian dối do đâu mà có ? Ga 8,44 cho chúng ta câu trả lời chính xác
¯  Những tội nghịch điều răn thứ 8 là: (x. số 284)
  • Làm chứng gian dối, bội thề: là nói sai sự thật về người hay việc nào đó cách công khai trước những người có thẩm quyền xét xử. Nói dối kèm theo lời thề thì gọi là bội thề hay thề gian. (số 285)
  • Làm mất thanh danh người khác như: nói hành, nói xấu, vu khống, châm biếm, cáo gian…dùng những lời sai sự thật để làm hại thanh danh tiếng tốt tha nhân…Phải đền trả thanh danh tiếng tốt cho tha nhân, nếu thiệt hại vật chất thì phải bồi thường…
  • Nói dối: Nói sai sự thật với ý định để đánh lừa người ta. Tội nói dối nặng hay nhẹ tùy theo mức độ sự thật bị bóp méo, các hoàn cảnh, ý hướng của người nói và thiệt hại gây ra.. (287).
  • Tán dương người khác khi họ làm điều xấu:
  • Không làm chứng cho sự thật:
  • Glv dùng những câu chuyện ngắn gọn, thích hợp giúp hiểu những tội nghịch điều răn thứ 8.
 
Nói hành, nói xấu là tỏ cho người khác biết những tật xấu hay lỗi lầm của tha nhân khi không có lý do chính đáng. (286)
 
 
 
 
 
Mc 16,15
3,  Phương tiện truyền thông.
  • Trước khi về trơi, Chúa Giêsu đã sai các môn đệ đi loan báo Tin Mừng cho mọi người. 
  • Xã hội ngày nay sử dụng phương tiện truyền thông trong nhiều lĩnh vực:Văn hóa, thông tin liên lạc, thư từ, giải trí, truyền hình.…
  • Phương tiện truyền thông nhằm phục vụ ích chung, đặt nền tảng trên sự thật, tự do, công bằng và tình liên đới.  Nhưng do lợi nhuận, người ta dễ thông tin sai sự thật (tiếp thị, quảng cáo không đúng sự thật). Vì thế, các Kitô hữu phải tạo cho mình kỷ luật để không quá ham mê, lệ thuộc, mất thời gian vì các phương tiện truyền thông. đồng thời phải biết  phán đoán dựa trên các giá trị của Tin Mừng để đánh giá đúng mức và tiếp thu những điều tốt đẹp qua phương tiện truyền thông.
 
 
Phương tiện truyền thông nhằm phục vụ ích chung,đặt nền tảng trên sự thật, tự do, công bằng và tình liên đới. (290)
 
C.  Hướng ý cầu nguyện
Các em thân mến,
Chúa Giêsu đã khẳng đính chính Người là sự thật và là là sự sống. Ai sống theo sự thật thì sự thật sẽ giải thoát khỏi mọi điều bất chính. Chúng ta nài xin Chúa cho chúng ta biết yêu thích ánh sáng và đến cùng ánh sáng. Xin Chúa xóa đi những gian dối mờ ám trong cõi lòng chúng ta, và ban cho chúng ta một tâm hồn ngay thẳng, chính trực và công minh.  Các em hãy cầu nguyện: Lạy Chúa, xin thánh hiến con trong sự thật.
IV.  TRỞ VỀ CUỘC SỐNG
  1. Bài học:  282 – 284.   288-290
  2. Sinh hoạt:
  3. Gợi ý sống đạo: Sự thật sẽ giải thoát chúng ta, nên ta quyết sống thật thà ngay thẳng.
  4. Bài tập: Tìm một gương sáng hoặc một câu chuyện tôn trọng sự thật trong Kinh Thánh.
V.  KẾT THÚC
……………………………………….
 
Bài 51:     GIỮ TƯ TƯỞNG TRONG SẠCH
 
Lời Chúa:  “Anh em phải biết rõ điều này: Không một kẻ gian dâm, ô uế hay tham lam nào – mà tham lam cũng là thờ ngẫu tượng – được thừa hưởng cơ nghiệp trong Nước của đức Kitô và của Thiên Chúa ”. (Ep  5,5)
Ý chính:     1.  Điều răn 9 dạy gì ? (Ep  5,5)
       2.  Phươngthế giúp sống trong sạch. (Mt 15,19)
Tâm tình : Ao ước sống trong sạch.
  1. ỔN ĐỊNH
II.TỪ CUỘC SỐNG: vấn đề thích hợp
III.LÊN TỚI CHÚA
A.  Công bố Lời Chúa: Mt 15, 16-20 Thinh lặng – gợi ý:
Chúa Giêsu cho biết: cái từ bên ngoài vào không làm người ta dơ bẩn nhưng cái xuất phát từ trong lòng, trong tâm hồn mới làm ngừơi ta ra ô uế. Vì thế, muốn tuân giữ các điều răn của Chúa, nhất là điều răn thứ 9  phải giữ tư tưởng trong sạch.

B. Diễn giải:
LỜI CHÚA DIỄN GIẢI NỘI DUNG GL
 
 
 
 
 
 
 
 
Mt 19,16
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Mt 5,28
 
 
 
 
 
 
 
 
Mt 5, 8
1.  Điều răn thứ 9 dạy gì ?
  • Dạy ta mặc lấy con người mới trong Chúa Kitô, không ước muốn việc tà dâm  bằng cách loại bỏ khỏi lòng trí những tư tưởng thèm khát giam dâm, ô uế làm nhơ bẩn tâm hồn, muốn vậy phải giữ tư tưởng trong sạch, chống lại những ham muốn xác thịt nghịch đức trong sạch.
  • Mọi người ai cũng muốn sống hạnh phúc, muốn làm điều tốt Trong Mt 19,16 kể lại việc người thanh niên hỏi Đức Giêsu: Tôi phải là gì? Nhưng nỗ lực thực hiện thì không phải ai cũng làm được. Nhiều người đã buồn rầu bỏ đi như người thanh niên đó vì thiếu ý chí, thiếu quyết tâm và vì sự yếu đuối của con người.
a.  Ước muốn của con người.
  • Ước muốn tốt: Được tạo dựng giống hình ảnh Chúa, con người luôn có những ước muốn cho tương lai và nỗ lực để đạt được ước muốn đó: muốn sống tốt, học giỏi, khỏe mạnh, muốn yêu và được yêu, muốn nên thánh…
  • Ước muốn chưa tốt: Nhưng cũng có khi con người ước muốn những điều ích kỷ: cho mình và vì mình, bất chấp luân lý nên  gọi là: “thèm khát”. Điều răn thứ 9 nhắc đến sự thèm khát của cảm xúc giới tính đã được nhắc đến  (mở Mt 5,28) .
b.   Tâm hồn trong sạch.
  • Điều răn 6 dạy ta không làm sự dâm ô, điều răn 9 dạy ta không được ước muốn sự dâm ô, nghĩa là phải diệt trừ tận căn, cả tội trong tư tưởng nữa vì cái nhìn không trong sạch sẽ đưa đến suy nghĩ và việc làm xấu.
  • Tại sao phải giữ tâm hồn trong sạch ?
  • Vì tư tưởng trong sạch giúp ta sống tốt.
  • Chúa Giêsu tuyên bố: ai có tâm hồn trong sạch sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.  Sự nhìn thấy này chính là biết nhìn mọi sự theo cái nhìn của Thiên Chúa, biết đón nhận tha nhân, biết nhận ra thân xác mình cũng như người khác là đền thờ Chúa Thánh Thần.
  • Người có tâm hồn trong sạch ngay thẳng là người biết dùng trí khôn và ý chí dđể sống thánh thiện như Thiên Chúa muốn.
 
 
 
 
Điều răn thứ 9 dạy ta sống trong sạch từ trong  tư tưởng, chống lại những ham muốn xác thịt nghịch đức trong sạch. (291)
 
 
 
 
Tư tưởng và lòng trí trong sạch giúp ta dễ dàng nhìn sự vật ở đời này theo tinh thần của Chúa và là điều kiện giúp ta chiêm ngắm Chúa mai sau. (292)
 
 
 
 
 
 
 
 
Mt 15,19
 
Rm 7, 24 -25
 
 
 
 
2.   Phương thế giúp sống trong sạch.
  • Xã hội ngày nay tràn ngập những hình ảnh, sách báo, tư tưởng xấu. Nếu chúng ta không biết sử dụng đúng, những phương tiện này sẽ đưa đến những tai hại không lường được như biết bao sự việc đáng tiếc đã xảy ra ngay trong lứa tuổi thành thiếu niên này và làm cho các bậc cha mẹ phải đau khổ, những nhà giáo dục phải giật mình…
  • Chúng ta chỉ có thể giữ tâm hồn trong sạch nhờ chiêm ngắm đời sống  Chúa Kitô, vì con người chúng ta quá yếu đuối, dễ chiều theo điều xấu, nghe theo bạn bè hơn nghe lời cha mẹ thầy cô, tự lấy mình làm chuẩn cho chính mình mà coi thường sự nhắc nhớ của các bề trên… Vì thế, muốn giữ tâm hồn trong sạch cần:
  • Siêng năng cầu nguyện và lãnh nhận các bí tích.
  • Năng đọc Lời Chúa để Lời Chúa trở thành kim chỉ nam hướng dẫn đời sống…
  • Làm chủ giác quan và trí tưởng tượng.
  • Sống nết na: Nết na hướng về đức khiết tịnh và diễn tả nét tinh tế của đức khiết tịnh. Người nết na là ngườ biết giữ cái nhìn và cử chỉ hợp với phẩm giá con người và của những tương giao giữa con người với nhau; biết  ăn mặc kín đáo, nói năng lịch sự, cư xử tốt với mọi người và xa lánh dịp tội.
  • Chỉ đọc sách báo lành mạnh.
  • Loại bỏ những hình ảnh, tư tưởng dâm ô …
  • Tránh xa dịp tội.
  • GLV cần nhấn mạnh đến đời sống cầu nguyện. Chị khi các em biết siêng năng tham dự Thánh lễ, đến với Chúa Giêsu thánh Thể và bí tích Hòa giải. Bởi: “Không thể có trẻ em hư nếu chúng thường xuyên được dẫn đến với Chúa Giêsu Thánh Thể và bí tích Hòa giải.
 
GLV có thể cho các em xem phim Thánh Nữ Maria Goretti   - nhưng nên trích những đoạn thích hợp với bài để khỏi mất nhiều giờ
 
Muốn giữ tâm hồn trong sạch cần phải:
  • Siêng năng cầu nguyện và lãnh nhận các bí tích.
  • Làm chủ giác quan và trí tưởng tượng.
  • Sống đoan trang trong ăn mặc, nói năng, cư xử và xa lánh dịp tội.
  • Năng đọc Lời Chúa, chỉ đọc sách báo lành mạnh.   (293)
Khi có những hình ảnh, tư tưởng dâm ô trong trí, cần:
  • Loại bỏ, tránh xa dịp tội.
  • Xin Chúa và đức Mẹ giúp ta thắng vượt cám dỗ.(294)
 
C.  Hướng ý cầu nguyện: 
Sống nét đẹp của trẻ thơ với một trái tim ong sạch và cái nhìn trong sáng là điều mà mọi người nhất là người trẻ phải ước mong. Xin Chúa ban cho chúng ta lòng can đảm biết tránh xa những gì làm mất lòng Chúa. Vì thân xác chúng ta làn đền thờ Thiên Chúa hằng sống, và Chúa Thánh Thần luôn hiện diện trong ta.  Hãy nài xin Chúa cho chúng ta lòng kính sợ Chúa để thà chết chẳng tha phạm tội.
 
IV.  TRỞ VỀ CUỘC SỐNG
  1. Bài học: c 291 - 294
  2. Sinh hoạt:
  3. Gợi ý sống đạo:  Em tập nhớ Chúa hiện diện và quan phòng để em luôn làm điều tốt.
  4. Bài tập: Em ước muốn điều gì cho tương lai của em ? Em sẽ làm gì để ước muốn ấy trở thành hiện thực ?.
V.  KẾT THÚC
……………………………………………
 
Bài 52:    ĐIỀU RĂN X: KHÔNG THAM LAM CỦA NGƯỜI
 
Lời Chúa: Ai trong anh em không từ bỏ hết những gì mình có, thì không thể làm môn đệ tôi được”.
 (Lc  14, 33)
Ý chính:     1.  Điều răn 10 dạy gì ? (Lc 14,25 – 27.33)
        2.  Phươngthế giúp sống thanh liêm. (Mt 26,14 - 16)
Tâm tình :   Ước muốn sống thanh liêm với của cải.
  1. ỔN ĐỊNH
II.TỪ CUỘC SỐNG:
Vào ngày mùng hai tết Canh Thìn năm 2000, trong lúc đi chơi, em Thiên Thanh, 9 tuổi học lớp 3 trường Phạm Như Xương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam đã nhặt được một ví tiền.
Trên đường cầm ví tiền đến trạm công an khu vực ở gần đó để trao, bé Thiên Thanh thấy một người khách đang loay hoay tìm kiếm một vật gì đó, khuôn mặt hớt hải âu lo. Đoán có lẽ đây là người mất chiếc ví, bé đến gần và hỏi thì quả thật đúng như vậy. Em đã trao cho người khách chiếc ví còn nguyên vẹn dưới sự chứng kiến của nhiều người. Số tiền đó rất lớn gồm 4.100.000 đồng và 1.300 đôla, 12 chỉ vàng và tất cả giấy tờ cá nhân quan trọng như hộ chiếu.
Người khách may mắn hết lời khâm phục cảm ơn Thiên Thanh, để tỏ lòng biết ơn, người khách lấy 2 triệu đồng và 100 đôla tặng bé, nhưng bé một mực không nhận và hồn nhiên nói: Cháu xin cám ơn bác. Cô giáo cháu đã dạy: Khi đi đường nhặt được của rơi thì phải tìm cách trả cho người bị mất, cháu không nhận tiền thưởng của bác đâu.
Còn Chúa Giêsu, Người dạy ta phải có thái độ nào đối với của cải, vật chất. Mời các em cùng đọc..
 
III.    LÊN TỚI CHÚA
A. Công bố Lời Chúa Lc14, 25-27.33  -  Thinh lặng – gợ̣i ý:
Khi Chúa Giêsu rao giảng và làm phép lạ, có rất đông người đi theo Chúa muốn xin làm môn đệ. Chúa Giêsu đã đòi họ phải có thái độ thanh thoát với của cải. Đó là nội dung của giới răn thứ 10 mà chúng ta sẽ học hôm nay.
  1. Diễn giải:
LỜI CHÚA DIỄN GIẢI NỘI DUNG GL
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Mt 6, 24
 
 
Mt 15, 19
 
 
 
 
  1. Điều răn thứ 10 dạy gì ?
   Dạy ta chớ tham của người. “Của” ở đây được hiểu là của cải, tiền bạc, vật chất….
  • Người ta ai cũng cần có tiền để lo cho những nhu cầu tối thiểu, cần thiết và chính đáng của mình như: ăn mặc, nhà ở, đi lại…  Nhưng nếu ta quá coi trọng tiền bạc, chỉ nghĩ làm sao cho có thật nhiều tiền mà không còn biết đến anh em đồng loại, làm mất danh dự người khác hoặc làm mất phẩm giá của chính mình thì ta đã trở thành nô lệ cho tiền bạc.
  • Chúa Giêsu dạy ta phải có thái độ nào đối với tiền bạc? Không thể làm tôi 2 chủ…
  • Nhưng trong thực tế, người ta vẫn có sự tham lam đối với của cải. Vậy tội tham lam, chiếm đoạt của cải bất công phát xuất từ đâu ? từ tâm hồn, từ trong đáy lòng.
  • Muốn sống tốt điều răn thứ 10, ta phải làm gì ? Không để lòng mình ganh tị và ham mê của cải của người khác vì sự tham lam khiến lòng ta ra mù tối, muốn chiềm đoạt của cải của người khác và do đó rất dễ phạm tội.
Điều răn thứ 10 dạy ta giữ lòng khỏi ham mê của cải quá đáng, để không tham lam muốn lấy của người khác và không ghen tị với người khác  (295)
Sự tham lam khiến lòng ta ra mù tối, rối loạn, phán đoán lệch lạc, phai lạt tình yêu mến và dễ sa ngã phạm tội. (296)
 
 
 
 
Ga 13,29
Ga 12,6
 
 
Mt 26,20-25.47
Cv 1,17-18
 
 
 
 
 
 
Lc 2, 51-52
Lc 14,33
Mt 5,3
 
Mt 19,24
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Mt 6,21.33
  1. Phương thế giúp sống thanh liêm.
    1. Lòng tham và hậu quả của lòng tham
  • Trong 12 môn đệ, ai là người được Chúa trao cho trách nhiệm giữ túi tiền của các tông đồ ? Giuđa Iscariôt
  • Giuđa có tham lam tiền của không ? Bằng chứng ? Mở Ga để trả lời: Có, Giuđa thường lấy bớt tiền chung
  • Được Chúa Giêsu nhắc nhở, Giu đa có tỉnh thức không ? Không, anh ta đã đưa người đến bắt Chúa Giêsu
  • Hậu quả của lòng tham dẫn Giuđa đến đâu ? Sách Cv viết: con người ấy đã dùng tiền công của tội ác mà tậu một thửa đất; y đã ngã lộn đầu xuống, vỡ bụng, lòi cả ruột gan ra.
b. Muốn thoát khỏi cạm bẫy của lòng tham, ta cần phải làm gì ?
* Tích cực:
  • Sống tinh thần nghèo khó:
        +  Đức Giêsu sống tinh thần nghèo khó như thế nào?
        +  Người dạy các môn đệ sống nghèo.
        + Người đề cao và nêu bật tinh thần khó nghèo trong bài giảng trên núi.
  • Chúng ta có dễ sống nghèo như Đức Giêsu dạy không ?
  • Vậy để sống tinh thần nghèo khó,ta nên làm gì ? Nên chuyển hướng những ước muốn. Giáo lý của đạo phật dạy con người diệt dục để tâm hồn được thanh tịnh. Nhưng ước muốn là bản tính của con người nên không dễ gì loại bỏ nó. Vì thế, các Kitô hữu được mời gọi chuyển hướng những ước muốn của lòng mình: Thay vì tham lam của cải trần thế, ta ước muốn những của cải trên trời. Thay vì yêu thích những tiện nghi vật chất như tiền bạc, xe đẹp, nhà rộng… thì ta hãy ước muốn những tiện nghi siêu nhiên đó là ân sủng. Thay vì ham muốn thụ hưởng, ăn chơi thỏa thích trong chốc lát, ta hãy sống chia sẻ, giúp đỡ người khác để có được niềm vui…
  • Tại sao phải chuyển hướng những ước muốn như thế ? Vì kho tàng ở đâu thì lòng cũng ở đó.
* Tiêu cực:
  • Loại bỏ tính ghen tỵ vì ghen tỵ là lỗi công bằng và đưa đến bực bội, khích bác, dẫn đến những ý nghĩ và những việc làm xấu
  • Ta nên làm gì để sống thanh liêm ? Vui mừng trước thành công của người khác, nghĩ tốt cho người khác và như thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, luôn ước mong cho tha nhân được những điều tốt đẹp may mắn hơn mình.
 
Muốn giữ lòng khỏi ham mê của cải quá đáng, ta cần tập sống tinh thần nghèo khó để hàng ngày biết hy sinh, từ bỏ, tập dành ưu tiên cho việc tìm kiếm Nước Trời, và nhất là luôn hướng lòng về Thiên Chúa, ao ước được ngắm nhìn Người (298)
Muốn chống lại tính ghen tỵ, ta cần biết cầu xin sự lành cho người khác và xin ơn biết vui mừng khi họ gặp may lành (297)
 
C. Hướng ý cầu nguyện: Lạy Chúa! Xin cho chúng con biết dùng của cải Chúa ban như một phương tiện nâng cao cuộc sống, biết tôn trọng phẩm giá mình và của người khác, biết dùng của cải để chia sẻ giúp đỡ tha nhân, nhất là những người nghèo khổ. Xin cho chúng con lòng ham muốn những điều tốt đẹp để biết sống theo ý Chúa và làm đẹp cho cuộc sống.
 
IV.  TRỞ VỀ CUỘC SỐNG
  1. Bài học: c 295 – 298
  2. Sinh hoạt:
  3. Gợi ý sống đạo: Lòng tham như chiếc thùng không đáy, mỗi người cần phải luyện tập để sử dụng đúng của cải Chúa ban và luôn quan tâm tới những người bé mọn.
  4. Bài tập: .   Sưu tầm 1 chuyện kể về mẫu gương người sống thanh liêm
V.   KẾT THÚC
 
…………………………………
 
Phần IV: KINH NGUYỆN KITÔ GIÁO
 
Bài 53:  VIỆC CẦU NGUYỆN
 
Lời Chúa:    “Chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải ; nhưng chính Thánh Thần cầu thay nguyện giúp chúng ta, bằng những tiếng rên siết khôn tả. ”  (Rm 8, 26)
Ý chính:     1. Việc cầu nguyện (Rm 8, 26)
        2.Mẫu gương cầu nguyện. (Mt 26,36 -42)
Tâm tình :   Ước ao biết cầu nguyện.
 
I.  ỔN ĐỊNH
II. TỪ CUỘC SỐNG:
Phêđêrích Odanam- nhà hoạt động xã hội Pháp- khi còn là sinh viên đã trải qua một cuộc khủng hoảng đức tin trầm trọng. Một hôm anh vào một ngôi thánh đường. Đứng cuối nhìn lên anh thấy một bóng người đang quỳ cầu nguyện sốt sắng. Đến gần anh mới nhận ra đó chính là nhà bác học Ampère. Khi nhà bác học ra về, anh liền theo gót về tận nơi làm việc của ông. Thấy anh, nhà bác học lên tiếng hỏi:
- Anh bạn trẻ, anh cần gì đó, tôi có thể giúp anh giải một bài toán vật lý nào không?
Anh đáp một cách nhỏ nhẹ:
- Thưa giáo sư, con là một sinh viên khoa văn chương, con dốt khoa học lắm. Con xin hỏi một vấn đề liên quan đến đức tin.
- Đức tin là môn yếu nhất của tôi. Nhưng nếu  được giúp  anh điều gì, tôi cũng cảm thấy hân hạnh lắm.
Chàng sinh viên liền hỏi:
- Thưa giáo sư, có thể vừa là một nhà khoa học vĩ đại, vừa là một người tín hữu cầu nguyện sốt sắng hay không?
Ngỡ ngàng trước câu hỏi ấy, với đôi môi run rẩy đầy cảm xúc, Ampère trả lời:
  • Con ơi, chúng ta chỉ vĩ đại khi chúng ta cầu nguyện mà thôi!
III.  LÊN TỚI CHÚA
A.  Công bố Lời Chúa: Rm 8, 26-28     - Thinh lặng -  Gợi ý
Đời sống tôn giáo đòi con người phải có đức tin. Đức tin đòi người tín hữu phải biến cuộc sống thành lời cầu nguyện liên lỉ. Nhưng: Cầu nguyện là gì ? Taphải cầu nguyện như thế nào ? Đó là nội dung của bài mà chúng ta sẽ học hôm nay.
B.  Diễn giải:
LỜI CHÚA DIỄN GIẢI NỘI DUNG GL
 
 
 
 
 
 
 
 
Lc 18,7
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Gl 2,20
Lc 11,5-10
Lc 18, 1-7
Mt 6,9 - 13
Ga 15,5
 
1. Việc cầu nguyện.
 a/  Cầu nguyện là gì?
  • Nhìn vào cuộc sống, con người luôn phải lo toan về những nhu cầu vật chất, về cơm áo gạo tiền… Con người cũng muốn nâng cao đời sống tinh thần, muốn gặp gỡ, muốn được yêu thương cách chân thành, vô vị lợi, muốn được người khác quan tâm , đỡ nâng trong cuộc sống… Nhưng chỉ mình Thiên Chúa mới làm no thỏa tất cả những khát vọng của con người.
  • Vì thế, cầu nguyện chính là gặp gỡ Chúa, như người con gặp gỡ cha mình với lòng tin tưởng, tín thác, cậy trông, hoàn toàn tin tưởng vào tình thương của Cha. 
b/  Sự cần thiết phải cầu nguyện:
  • Để giúp các em dễ hiểu sự cần thiết của việc cầu nguyện, chúng ta hãy quan sát: Biểu hiện của một người đang sống là gì? Hơi thở.
  • Để biết một người chết thật, người ta thường làm gì? Xem người đó hết thở thật chưa.
  • Trong đời sống thiêng liêng của mỗi người, việc cầu nguyện cũng chính là hơi thở của tâm hồn, không cầu nguyện con người xa lìa Chúa tức là đi vào cõi chết.
  • CN giúp ta sống liên kết với TC (được Chúa bênh vực, chở che)
  • Cầu nguyện giúp biến đổi đời sống của ta thành đời sống Chúa Kitô.
  • Chúa Giêsu mời gọi ta phải kiên nhẫn cầu nguyện, tựa như bà góa trước cửa quan
  • Chúng ta đừng lo không biết các cầu nguyện, chính Chúa Giêsu đã dạy ta cầu nguyện… chỉ cần chúng ta muốn học nơi Người.
  • Cầu nguyện giúp ta phục vụ nhân loại tốt hơn. (Mẫu gương thánh Têrêsa Hài đồng Gêsu, Mẹ Têrêsa Calcutta…)
Cầu nguyện là nâng tâm hồn lên cùng Chúa, để gặp và hiệp thông với người trong tình yêu thương. (299)
 
Ta phải cầu nguyện vì: Cầu nguyện liên kết ta với Thiên chúa là nguồn sự sống và vì Chúa vẫn hằng kêu mời và chờ đợi ta đến thưa chuyện với Người. (300)
 
 
 
 
Mt 26, 39. 42. 44
 
 
Lc 2,22
 
Lc 2,41
Lc 4,16
Lc 4,1-2
Mc 1,35
Ga 11,41
Lc 6,12
Mc 14,32
Lc 34,46
 
 
Lc 1,46
 
Lc 1,28-38
 
Ga 19,25
 
Cv 1,14
 
Cv 2,42-47;
    12,5-11;
     4,23-31
 
 
2. Mẫu gương cầu nguyện.
a/  Gương Chúa Giêsu:
Chúa Giêsu là mẫu gương cầu nguyện hoàn hảo. Người đã cầu nguyện mọi nơi, mọi lúc, trong mọi hoàn cảnh. Người hằng liên kết với Chúa Cha trong tình yêu mến, vâng phục mà đỉnh cao là cái chết trên Thập giá (số 302)
  • Chúng ta thấy:
*  Khi mới sinh ra, Chúa Giêsu đã được Đức Maria đưa lên đền thờ cầu nguyện
*   Hàng năm Người lên đền thờ
*   Mỗi ngày Sabat
*   Trước khi bắt đầu sứ vụ công khai
*   Khởi đầu và kết thúc ngày sống
*   Khi làm phép lạ
*   Trước khi chọn các tông đồ
*   Trước cuộc tử nạn
*   Trên Thập giá
b/ Gương cầu nguyện của Mẹ Maria
  • Cuộc đời của Đức Maria cũng là một lời cầu nguyện liên lỉ: kể từ lúc Mẹ xin vâng đón nhận Ngôi Lời Nhập Thể, Mẹ hoàn toàn sống trong bầu khí cầu nguyện: Kinh Thánh cho chúng ta thấy có bao điều xảy ra nhưng Mẹ chỉ biết suy đi nghĩ lại trong lòng: Khi Chúa Giêsu sinh ra – long đong sang Ai Cập – tại Nazarét – theo Chúa trong cuộc sống cộng khai và cho tới khi Mẹ can đảm đứng trên đỉnh đồi Núi Sọ. Mẹ đã cộng tác vào chương trình cứu độ của Thiên Chúa bằng chính đời sống thầm lặng của mình. Khi Chúa về trời, Mẹ lại hiện diện và cầu nguyện giữa các Tông đồ…
c/  Gương Giáo Hội sơ khai:
GH sơ khai đứng vững được là nhờ các ngài cầu nguyện không ngừng, dầu bị bắt bớ hơn 300 năm, nhưng GH vẫn kiên trì vững mạnh trong thử thách nhờ cầu nguyện.
- Các em thân mến, qua bài giáo lý hôm nay chúng ta thấy cầu nguyện không phải là một điều khó khăn, vì bất cứ ở đâu, trong hoàn cảnh nào, thời gian nào, chúng cũng đều có thể cầu nguyện, có thể nói chuyện với Chúa. Chỉ có một điều cần thiết là chúng ta phải cảm thấy nhu cầu cần thiết, đó là con biết con cần có Chúa.
 
Người thường xuyên cầu nguyện đặc biệt là những giờ phút quyết định, những hoạt động quan trọng và trên Thập giá (303)
 
Mẹ Maria đã cầu nguyện trong niềm tin,trong tâm tình quảng đại hiến thân và cộng tác đắc lực vào chương trình tình yêu của Thiên Chúa (304)
C.  Hướng ý cầu nguyện:
Sống giữa hoàn cảnh xô bồ, tục hóa và hưởng thụ ngày nay, con người dễ xao nhãng cầu nguyện. Chúng ta cầu xin Chúa cho chúng ta hiểu biết sự cần thiết và quan trong của việc cầu nguyện, vì đó là sự sống còn của linh hồn. Mỗi người chúng ta hãy âm thầm dâng lên Chúa lời cầu khẩn tha thiết: Lạy Chúa Giêsu, xin dạy con biết cầu nguyện.
III.TRỞ VỀ CUỘC SỐNG
  1. Bài học: c 299 – 304
  2. Sinh hoạt 
  3. Gợi ý sống đạo: Em chuyên cần cầu nguyện sáng tối và năng nhớ Chúa.
  4. Bài tập: .Viết 1 lời cầu nguyện cho gia đình em.
V.  KẾT THÚC
 
………………………………….
 
Bài 54:  ĐỜI SỐNG CẦU NGUYỆN
 
Lời Chúa:    "Khi cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại; họ nghĩ rằng: cứ nói nhiều là được nhận lời. Đừng bắt chước họ, vì Cha anh em đã biết rõ anh em cần gì, trước khi anh em cầu xin.”  (Mt 6, 7-8)
Ý chính:     1. Đời sống cầu nguyện (Mt 6,5-9)
     2. Những cách cầu nguyện và phương thế. (Lc 22, 39-44)
     3. Cuộc chiến đấu (Lc 22,39-43.45-46)
Tâm tình :   Ước ao sống đời sống cầu nguyện.
I.  ỔN ĐỊNH
II.  TỪ CUỘC SỐNG:
III.  LÊN TỚI CHÚA.
A.  Công bố Lời Chúa: Mt 26,40-41     - Thinh lặng -  Gợi ý
Đời sống tôn giáo đòi con người phải có đức tin. Đức tin đòi người tín hữu phải biến cuộc sống thành lời cầu nguyện liên lỉ. Nhưng: Cầu nguyện là gì ? Taphải cầu nguyện như thế nào ? Đó là nội dung của bài mà chúng ta sẽ học hôm nay.

B.  Diễn giải:
LỜI CHÚA DIỄN GIẢI NỘI DUNG GL
 
 
 
 
 
 
 
Mt 26,40-41
 
 
 
 
 
Rm 8,26
 
Ga 14,4-6
1. Đời sống cầu nguyện:
Trong bài lần trước chúng ta đã chiêm ngắm Chúa Giêsu, Đức Maria và Hội Thánh sơ khai... trong đời sống cầu nguyện thật là tuyệt vời. Cuộc sống và lời dạy của Chúa Giêsu là lời mời gọi chúng ta hãy quảng đại và theo gương Chúa để sống đời cầu nguyện trong chính đời sống thường ngày của mình. – một cuộc sống mà chúng ta luôn đi giữa ánh sáng và bóng tối; giữa những cạm bẫy đủ loại luôn bủa vây chúng ta: ở nhà, nơi học đường cũng như chốn thờ phượng. Điều quan trọng là chúng ta có tỉnh thức đủ để phân biệt ánh sáng và bóng tối, nếu chúng ta không thường xuyên sống với Chúa, lắng nghe Lời Chúa, và gập gỡ Ngài.
  • Các em có biết công việc hướng dẫn huấn luyện các tâm hồn là của của ai không? Chúa Thánh Thần, vì Ngài là Đấng thánh hóa, là hồn sống của Hội Thánh. Chính Chúa Thánh Thần sẽ giúp ta, Ngài sẽ dẫn chúng ta đến với Chúa Giêsu, lắng nghe Lời Người 
  • Ai là đường dẫn ta đến với Chúa Cha? Chúa Giêsu.
  • Tại sao? Chính Chúa Giêsu xác định Người là Đường, là Sự thật và là sự sống.
  • Ta phải cầu nguyện lúc nào? Khi nào? Ở đâu?  Chúng ta có thể cầu nguyện ở mọi nơi mọi lúc. Từ sáng tinh sương tới lúc đêm về; lúc làm việc cũng như khi nghỉ ngơi, ăn uống...nhất là tham dự Thánh Lễ. Chúng ta chỉ cần làm mọi sự vì yêu mến Chúa. Vd: Em chăm học để làm vui lòng Chúa và chu toàn bổn phận người học trò...
  • Để có đời sống cầu nguyện, em cần kiên trì mà không biếng nhác. Hãy chuyên chăm tham dự việc cầu nguyện chung cũng như riêng, những giờ Kinh tối gia đình,  nhất là việc tham dự Thánh lễ...
Chính Chúa Thánh Thần, sẽ đưa ta đến với Chúa Giêsu là con đường duy nhất dẫn tới Chúa Cha.  Vì “Không ai có thể nói rằng: “Đức Giêsu là Chúa”, nếu người ấy không ở trong Thánh Thần” (1Cr 12,3). (305)
Cầu nguyện rất cần thiết, vì cầu nguyện là hơi thở của người Kitô hữu, nhờ đó mà cuộc sống thiêng liêng của ta sống động và phong phú. (306).
Để nuôi dưỡng đời sống cầu nguyện Hội Thánh khuyên ta thực hiện nhịp độ cầu nguyện trong ngày như ban sáng, ban tối, trước các bữa ăn, nhất là tham dự Thánh lễ. (307)
 
 
 
 
 
Mt 11,25-26
Mc 14,16
2. Những cách cầu nguyện và phương thế:
  • Ta cầu nguyện như thế nào? Ta có thể dùng các hình thức như:
  • Khẩu nguyện: tức là cầu nguyện bằng lời như đọc kinh, ca hát. Đây là việc cầu nguyện rất phổ biến và quen thuộc nhất. Chúng ta dùng lời cầu nguyện để thưa chuyện với Chúa, như Chúa Giêsu đã dùng lời nói để thưa chuyện với Cha. Và chính Người cũng dạy cho các môn đệ cầu nguyện bằng Kinh Lạy Cha. Con người có hồn có xác nên cần biểu lộ tình cảm bên trong bằng lời nói bên ngoài. Tuy nhiên “lời kinh của ta có được nhận lời hay không, không tùy thuộc vào số lượng nhưng do tâm hồn bên trong”
  • Trí nguyện (suy niệm bằng trí khôn): đọc và suy niệm Tin Mừng, đọc sách thiêng liêng, lắng nghe Lời Chúa nói với ta trong thinh lặng và nhận ra sự hiện diện của Chúa trong cuộc đời mình, nhận ra tình yêu và sự quan phòng của Thiên Chúa... – nghĩa là việc suy niệm phải dẫn tới hành động là gặp gỡ được chính Chúa để tâm hồn được biến đổi.v.v.
  • Tâm nguyện:  Cầu nguyện bằng trái tim – chiêm niệm: Chiêm niệm là đỉnh cao của đời cầu nguyện. Điều này ta thấy rõ ở nơi các thánh như thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, T. Phanxicô Assisi và nhiều vị thánh... Các ngài kết hợp thâm sâu với Chúa, không ham ước gì ngoài Chúa, nên một với Chúa.
Có nhiều cách cầu nguyện nhưng người ta hay dùng những cách thức sau đây là khẩu nguyện, trí nguyện và tâm nguyện. (308).
T.Kinh Thánh, các bản văn Phụng vụ, các sách thiêng liêng là những phương thế rất tốt; ngoài ra chính cuộc sống hằng ngày cũng là một cuốn sách hữu ích cho ta đọc và suy niệm. (309)
 
 
 
Lc 22, 46
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Lc 18,1
Mt 7,8-11
 
2 Tim 2,13
3. Cuộc chiến đấu:
  • Tại Vườn Cây Dầu, chúng ta thấy các môn đệ đã gặp khó khăn gì khi cầu nguyện?
  • Chúa Giêsu đã nói gì với các môn đệ? Phải tỉnh thức cầu nguyện, vì tinh thần thì yếu đuối mà xác thịt lại nặng nề.
  • Bản thân mỗi người cũng thế. Khi cầu nguyện các em thấy chúng ta hay gặp những khó khăn nào? Nói chuyện, ngủ gật, phá nghịch, chọc ghẹo bạn, lười đọc kinh tối gia đình, trốn lễ đi chơi gamev.v.
  • Để vượt qua chúng ta phải làm gì?...
  • Hãy kiên trì trong việc cầu nguyện, ngay cả khi ta cảm thấy như Chúa không nhận lời cũng hãy đặt trọn niềm tín thác vào Chúa. Chúa là Cha nhân từ, Chúa biết rõ điều gì tốt và lợi ích cho ta Chúa sẽ thực hiện.
  • Câu chuyện người đàn bà trước cửa quan...  Chính Chúa Giêsu minh chứng về tấm lòng Thiên Chúa đối với những ai thành tâm cầu khẩn Ngài...
  • Chúa là Đấng trung thành Ngài không bao giờ lừa đối ta.  Chính trong cầu nguyện mà Chúa đã thi ân giáng phúc cho ta, và nhờ chuyên chăm cầu nguyện mà con người ta được sống trong ơn nghĩa Chúa.
Khi cầu nguyện, ta thường gặp sự khô khan, chia trí và nguội lạnh. Để chữa trị, ta cần phải có đức tin, lòng khiêm tốn, tỉnh thức và ước muốn trở về cùng Chúa. (310)
Khi cầu nguyện mãi mà không được Chúa nhận lời, ta phải đặt trọn niềm tín thác vào Chúa, và kiên trì cầu nguyện như Chúa dạy: “Phải cầu nguyện luôn, không được nản chí” (Lc 18,1). (311)
C.  Hướng ý cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu xin dạy chúng con cầu nguyện. Xin cho chúng con biết đến với Chúa như người con đến với cha mình, để bộc bạch tâm sự. Xin cho chúng con hiểu rằng Chúa chính là nguồn hạnh phúc cho đời sống chúng con để chúng con luôn biết cãm tạ, ngợi khen tình yêu Chúa trong chính đời sống thường ngày của chúng con, như lời Thánh Phaolô: “Dù ăn, dù uống, hay làm bất cứ việc gì, anh em hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa” (1 Cr 10,31).
IV.  TRỞ VỀ CUỘC SỐNG
  1. Bài học: c 305 - 311
  2. Sinh hoạt:
  3. Gợi ý sống đạo:  Mỗi buổi sáng khi thức dậy, em dâng ngày sống cho Chúa, cám ơn Chúa trước khi đi ngủ và can đảm dành giờ cho Chúa, nhất là việc tham dự Thánh lễ.
  4. Bài tập: .Viết 1 lời cầu nguyện cho gia đình em.
V.  KẾT THÚC
 
…………………………………….
 
 
 
Nhóm Huấn giáo Hội Dòng Đa Minh Tam Hiệp  
Thông tin khác:
Hội Dòng Mến Thánh Giá Hưng Hoá Chúc Mừng Năm Mới
FANPAGE FACEBOOK VÀ YOUTUBE
Thiết kế web - Thiet ke website: OnIP™ - www.onip.vn - mCMS.
Origin site: www.mtghunghoa.org!
log