Thứ sáu, 29/03/2024

Giáo Án giáo Lý Sống Đạo Phần I

Cập nhật lúc 17:22 24/05/2018
 
Phần I: TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN
 
LỜI NÓI ĐẦU
Những giáo huấn để suy tư
  • Mục đích của việc dạy giáo lý là mở rộng sự hiểu biết về mầu nhiệm Đức Kitô dựa vào Lời Chúa, để tất cả nhân loại được thấm nhuần bởi Lời ấy. Được biến đổi bởi tác động của ân sủng thành một tạo vật mới, như thế Kitô hữu tự mình theo Đức Kitô và học hỏi càng ngày càng nhiều trong Hội Thánh để suy nghĩ như Người, phán đoán như Người, hành động theo mệnh lệnh của Người, và hy vọng như Người mời gọi chúng ta” (Th DGL số 20)
  • “Công đồng Vaticano II muốn rằng “thừa tác vụ Lời Chúa – mục vụ giảng dạy, dạy giáo lý, và tất cả các hình thức giáo huấn Kitô khác… - phải được nuôi dưỡng đầy đủ và lớn mạnh trong sự thánh thiện nhờ Lời Thánh Kinh” (Th DGL số 27)
  • “Kinh Thánh là linh hồn của việc giảng dạy giáo lý”. Chính vì thế khoa giáo lý phải thấm nhuần và nắm vững tư tưởng, tinh thần và các thái độ Kinh Thánh và Tin Mừng, nhờ việc chuyên cần tiếp xúc với chính bản văn… và đọc các bản văn này với khối óc và con tim của Giáo Hội” (Th VD số 74)
Những phương thế để thực hiện
  • Áp dụng việc “Dạy giáo lý theo bản văn Tin Mừng” qua việc soạn Giáo án ĐẾN BÀN TIỆC THÁNH, LỚN LÊN TRONG CHÚA THÁNH THẦN & SỐNG ĐẠO. Khi soạn thảo chúng tôi đã phân chia cách thích hợp theo chương trình của Giáo phận Xuân Lộc (3 năm). Tuy nhiên vẫn tùy theo chương trình học và hoàn cảnh của mỗi Giáo xứ để sử dụng. 
  • Để học tập tốt, các học viên nên có sách Tin Mừng để chính các em có dịp tiếp cận và làm quen với bản văn Kinh Thánh.
Một số điều Bạn nên biết khi sử dụng giáo án này 
  • Kinh Thánh: Trích dẫn theo bản dịch của Nhóm Phụng Vụ Giờ Kinh.
  • Phần chuẩn bị học cụ: Không ghi trong giáo án này vì mỗi nơi có những hoàn cảnh khác nhau, nên khi soạn bài GLV chuẩn bị học cụ thích hợp cho mỗi hoạt động trong tiết học.
  • Kiểm tra bài cũ: Trong mỗi tiết giáo lý, GLV kiểm tra bài cũ trước khi giới thiệu bài mới. Phần này chỉ ghi trong “Bài Mở đầu”, còn những bài sau xin theo trình tự như thế.
  • Nội dung giáo lý: Để giúp GLV nắm bắt nội dung chính của điều mình diễn giải, chúng tôi ghi lại câu “hỏi – thưa” giáo lý trong Sách Thủ Bản dành cho Học viên của mỗi Khối.
  • Phần sinh hoạt: Không ghi trong giáo án này.  GLV theo sách “Sinh hoạt Giáo lý Sống Đạo” hoặc tự linh hoạt cách thích hợp 
Xin chân thành cám ơn các tác giả mà chúng tôi trích dẫn
khi soạn giáo án giáo lý.
Xin Chúa chúc lành, thánh hóa và hướng dẫn chúng ta trong việc phục vụ Lời Chúa.
 
Nhóm Huấn giáo
Hội Dòng Đa Minh Tam Hiệp
 
Bài mở đầu:   GIÁO LÝ SỐNG ĐẠO
 
Lời Chúa:   “Nước Trời giống như chuyện kho báu chôn giấu trong ruộng. Có người kia gặp được liền bán tất cả những gì mình có mà mua thửa ruộng ấy…” (Mt 13, 44)
Ý chính:     1. Nước Trời là kho báu, ngọc quý
       2. Giới thiệu sách giáo lý Sống đạo
Tâm tình: Khao khát được Chúa Giêsu dạy bảo.
  1. ỔN ĐỊNH
  2. TỪ CUỘC SỐNG: Trong những câu truyện tranh hoặc phim truyện, chắc các em đã có dịp đọc hoặc xem những tình tiết thật hấp dẫn, gây cấn khi những người mạo hiểm đi tìm báu vật. Hoặc những nhà khảo cổ học, họ giãi nắng dầm mưa, ngày đêm lăn lộn với đất đá, kiên trì khai quật, đào bới cách cẩn trọng để tìm ra những di tích cách đây cả mấy ngàn năm, như Đất Thánh tại Palestina và trở thành nơi hành hương cho các tín hữu Kitô…  Các em có biết tại sao họ lại sẵn sàng  hy sinh sức lực, tài năng, tiền của như thế? … Vì mỗi khám phá của họ đều có thể đem lại những phát hiện kỳ thú về lịch sử, tôn giáo, văn hóa, văn minh thời cổ đại, và đem lại cho họ cả những nguồn lợi lớn lao.
Nhưng có một kho tàng vô giá đem lại hạnh phúc cho con người, và chúng ta có nhiệm vụ phải khám phá và giới thiệu cho người khác, đó chính là kho tàng tình yêu Thiên Chúa do chính Chúa Giêsu chỉ đướng dẫn lối.
Mời các em thinh lặng giây lát trước khi chúng ta cùng “lên núi” để lắng nghe Chúa dạy.
  1. LÊN TỚI CHÚA
  1. Công bố Lời Chúa: Mt 13, 44 – 46  (Sau khi đọc LC – thinh lặng – gợi ý:)
Các em thân mến, Chúa Giêsu đã dùng một hình ảnh thực tế và dễ hiểu để hướng lòng chúng ta tới những sự trên trời. Chúng ta xin Chúa giúp chúng ta hiểu được giáo huấn của Chúa, để chúng ta sẵn sàng đánh đổi tất cả vì kho báu Nước Trời.
  1. Dẫn giải nội dung giáo lý
LỜI CHÚA DẪN GIẢI NỘI DUNG GL
 
Lc 2, 4.15-16
 
 
 
Mt 13, 3
 
Mt 13, 3-50
 
Mt 13, 44 - 45
 
Mt 13, 45
 
 
 
Mt 13, 51
1.  Nước Trời là kho báu, ngọc quý -Chúa Giêsu là Thiên Chúa làm người, Người sống giữa nhân loại chúng ta, cụ thể là giữa dân tộc nào?
  • Chúa Giêsu đã dành trọn mấy năm để rao giảng?
  • Là một nhà sư phạm mẫu mực, đường lối rao giảng của Chúa Giêsu luôn thích hợp với người nghe. Qua Tin Mừng, các em thấy Chúa Giêsu đã dùng cách thế nào để giúp người ta hiểu về Nước Trời? Chúa Giêsu đã dùng nhiều hình ảnh để giúp dân Do Thái xưa và chúng ta hôm nay hiểu phần nào dưới hình thức dụ ngôn
-Để dễ hiểu, mời các em mở Mt 13, và xem Đức Giêsu đã dùng mấy dụ ngôn nói về Nước Trời?    Đó là những dụ ngôn nào? -Chủ đề dụ ngôn chúng ta vừa tuyên đọc trong TM Mat. là gì?  Dụ ngôn kho báu và ngọc quý.
  • Dụ ngôn kho báu và ngọc quý ám chỉ về điều gì? Nước Trời
-Những người biết rõ “kho báu”, cũng như người thương gia hiểu biết giá trị “ngọc quý” sẽ đem lại cho họ nguồn lợi tức lớn lao, họ đã vui sướng nhanh nhẹn chớp thời cơ để đoạt được. Kinh Thánh xếp họ vào loại người nào?
  • Chúa Giêsu đã dùng dụ ngôn này để dạy chúng ta hiểu: Nước Trời là kho báu, cao quý hơn tất cả mọi sự con người có thể có, nên con người phải sẵn sàng hy sinh tất cả để chiếm được Nước Trời…
  • Nhưng nếu Chúa Giêsu hỏi từng bạn xem có sẵn sàng đánh đổi tất cả để có Nước Trời. Chúng ta sẽ trả lời Chúa thế nào?...
 
 
 
Chúa Giêsu luôn dùng dụ ngôn mà nói với họ nhiều điều (Mt 13, 3)
 
“Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người”
        (Mt 6, 33)
 
Mt 28. 19
2. GIỚI THIỆU SÁCH GIÁO LÝ SỐNG ĐẠO
  • Các em thân mến, Nước Trời chính là kho báu mà Chúa Giêsu đã trao cho Hội Thánh và theo Mt 28, 19 Chúa truyền cho Hội Thánh phải làm gì? Hãy  đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ…
  • Hội Thánh luôn trung thành với nhiệm vụ tối quan trọng này để giúp cho chúng ta, nhất là giới trẻ biết tìm cho mình con đường sống tốt đẹp, hạnh phúc và cụ thể là Hội Thánh đã ban hành cuốn GL.HTCG năm 1992, để làm khuôn mẫu cho việc giảng dạy đức tin.
  -RIÊNG TẠI GP XL: Chương trình GL Hồng ân dành cho thiếu nhi đã quy chiếu sách GL.HTCG 1992 và trích nguyên văn GLCGVN. do HĐGMVN phổ biến năm 1996. GLHA trình bày mầu nhiệm Kitô giáo có Chúa Kitô làm trung tâm điểm, và được chia làm 4 phần:             Phần I:    Tuyên xưng đức tin
Phần II:  Cử hành mầu nhiệm Kitô giáo
Phần III: Sống trong Đức Kitô
Phần IV: Kinh nguyện Kitô giáo
  • GL Sống Đạo là cấp III của chương trình căn bản dành cho Thiếu nhi (từ 6-14 tuổi), có mục đích bổ túc cho cấp I, II và nâng cao, hoàn tất giáo lý căn bản: gồm 53 bài với 311  câu GL.   Chương trình GL SĐ được học trong 3 năm, năm nay là năm I (19 bài). Tuy nhiên vẫn tùy hoàn cảnh và phương tiện của mỗi giáo xứ để hoàn taất chương trình này.
 
2 Tm 4, 7-8
 
 
 
Mt 11, 12
3.  HỌC VÀ SỐNG GÍAO LÝ: -Hiểu và thuộc GL  mới chỉ là mức độ truyền thông kiến thức. Trong công cuộc giáo dục đức tin cần phải đưa sự hiểu biết này tới việc canh tân cải tạo đời sống, và dẫn đưa chúng ta vào sống đời sống mới trong Đức Kitô, để được gặp gỡ và sống hiệp thông với Người.
  • Ý thức được giá trị của kho tàng Nước Trời, nên Thánh Phaolô đã sẵn sàng đánh đổi tất cả, kể cả mạng sống để chiếm đoạt.
  • Mỗi người trẻ chúng ta cũng được mời gọi phải nỗ lực, phải cố gắng, phải sám hối để hoàn thiện cuộc sống, kiến tạo hạnh phúc cho mình và xã hội, xây dựng một nền văn minh tình thương. Để xác tín điều này, mời các em đọc Mt 11, 12 (Nước Trời phải đương đầu với sức mạnh, ai mạnh sức thì chiếm được). Đó là can đảm khước từ những gì trái nghịch với giáo huấn của Tin Mừng (GLV cho những vd cụ thể…). để sống như môn đệ Đức Giêsu, chia sẻ cho người khác kinh nghiệm học và sống theo Đức Giêsu của mình…
 
Lc 12, 32
 
-Để kết phần diễn giảng, các em cùng đọc Lc 12, 32: “Hỡi đoàn con bé nhỏ…. Ban Nước của Người cho anh em” -Tin cậy vào những gì Chúa Giêsu đã nói, chúng ta cùng dâng lên Cha lời cầu nguyện cho niên học mới
C.  Hướng ý cầu nguyện: 
Các em thân mến,
Nước Thiên Chúa đang ở giữa chúng ta, đó chính là sự hiện diện của Đức Giêsu Kitô, Ngôi Lời Nhập Thể. Người chính Nước Trời,  là kho tàng ẩn giấu mà  chúng ta phải biết sẵn sàng đánh dổi tất cả để mua được kho báu quý giá đó, bằng chính sự luyện tập trong đời sống chúng ta. Trong năm học mới này, chúng ta cầu xin Chúa cho chúng ta biết chuyên chăm học hỏi giáo lý để trở thành những con người Kitô hữu tốt.
 
IV. TRỞ VỀ CUỘC SỐNG
  1. Sinh hoạt:  Theo sách cấp III
  2.  Gợi ý sống đạo: Hiểu được ích lợi của việc học giáo lý, em hãy chuẩn bị tốt hành trang trong việc học dưới mái trường Chúa dạy trong năm học này.
  1. KẾT THÚC
 ...................................................................................
PHẦN I:    TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN
 
Bài 1:   CON NGƯỜI CÓ KHẢ NĂNG ĐÓN NHẬN THIÊN CHÚA
 
Lời Chúa:   “Những gì người ta có thể biết về Thiên Chúa, thì thật là hiển nhiên trước mắt họ vì chính Thiên Chúa đã cho họ thấy rõ” (Rm 1, 19)
Ý chính:      1.   Mục đích đời người
2.   Con người có khả năng nhận biết Thiên Chúa:
                                          Qua vũ trụ thiên nhiên  - Qua tiếng lương tâm –  Qua mặc khải
Tâm tình:   Khao khát được biết Thiên Chúa để yêu mến Người.
  1. ỔN ĐỊNH
  2. TỪ CUỘC SỐNG:
George Eastman, người đã sáng chế ra loại phim Kodak nổi tiếng, là người đã đạt đến đỉnh cao danh vọng và giàu sang. Ông sống trong một biệt thự lộng lẫy và sang trọng gồm 30 phòng. Trong các bữa ăn của ông, các nhạc sĩ danh tiếng thay phiên nhau giúp vui bằng những điệu sáo du dương, những bản giao hưởng dặt dìu, thế nhưng ông không cảm thấy hạnh phúc. Mọi thứ trên trần gian vẫn không thể lấp đầy khoảng trống trong tâm hồn, ông luôn cảm thấy rất cô đơn.
Vào một ngày đẹp trời, sau bữa điểm tâm, George còn tham dự một buổi hội thảo với các cộng sự viên. Sau đó, ông trở về phòng ngủ, lấy khẩu súng lục tự động và chính ông đã tự  kết liễu cuộc đời mình.
Như thế, con người dầu lắm tiền bạc, nhiều danh vọng chưa chắc đã có hạnh phúc, nếu không đạt được mục đích của cuộc đời. Chính Chúa Giêsu và chỉ có Chúa Giêsu mới dạy cho ta biết phải làm gì để đạt được mục đích và hạnh phúc muôn đời.  Vậy mời các em gặp Chúa Giêsu, Người Thầy đầy uy tín của chúng ta.
  1. LÊN TỚI CHÚA
  1. Công bố Lời Chúa:   Ga 17, 1-3    (Sau khi đọc LC – thinh lặng – gợi ý:)
“Sự sống đời đời đó là họ nhận biết Cha, Thiên Chúa duy nhất và chân thật, và nhận biết Đấng Cha đã sai đến, là Giê-su Ki-tô”.  Thật là tuyệt hảo về ơn ban này, xin Chúa giúp chúng ta nhận ra Chúa và đón nhận Chúa  nhờ  học hỏi giáo lý.
  1. Dẫn giải nội dung giáo lý
LỜI CHÚA DẪN GIẢI NỘI DUNG GL
 
 
 
1 Ga 2, 17
 
 
 
 
1 Ga 4, 16
 
Ga17, 3
 
 
 
Rm 1, 19-20
1.Mục đích đời người
  • GLV hỏi mội số em: Kể từ khi có trí khôn cho tới bây giờ, có bao giờ em tự đạt câu hỏi với chính mình: “Tôi sống ở đời này để làm gì” chưa? –  (GLV lắng nghe và tóm ý các câu trả lời của học viên).
  • Các em thân mến, con người của bất cứ thời đại nào cũng mong muốn được hạnh phúc, và vì thế họ đã tìm mọi cách để có được hạnh phúc. Nhưng cách tìm của mỗi người thật khác nhau tuỳ theo quan niệm và mục đích họ nhắm tới. Chính vì thế mới có những người sống trên danh vọng, tiền bạc mà vẫn tự tìm cái chết, bởi vì mục đích họ nhắm tới không phải là hạnh phúc thật, nhưng là những gì thuộc về trần thế… (GLV dẫn chứng để các học viên nhận ra hạnh phúc thật chỉ có nơi Thiên Chúa, và chỉ dành cho những ai  biết rõ mục đích cuộc sống của mình là tìm gặp Thiên Chúa, thi hành ý muốn của Ngài)
  •  Các em xem 1 Ga 4, 16  đã định nghĩa Thiên Chúa là gì?
  • Vì Thiên Chúa là Tình yêu nên Ngài muốn chúng ta được sống trong tình yêu của Ngài, tức là sống trong hạnh phúc.
  • Chúa Giêsu đã lý giải sự sống đời đời của chúng ta hệ tại điều gì?
2.Con người cá khả năng nhận biết Thiên Chúa
  • Các em có nhìn thấy Thiên Chúa bao giờ không? …
  • Nhưng Thánh Phaolô lại xác quyết rằng chính TC cho con người có thể thấy được Ngài. Các em có thể tìm câu trả lời ở Rm 1, 19-20  
Ta sống ở đời này để tìm hạnh phúc, và hạnh phúc thật là được hiệp thông với Thiên Chúa.(1)
Sự sống đời đời chỉ có nơi Thiên Chúa, vì ta được TC tạo dựng, nên khao khát hiệp thông với Người, như lời T. Augustino nói: Lạy Chúa, Chúa đã tạo dựng nên con cho Chúa, và lòng con những khắc khoải cho tới khi được an nghỉ trong Chúa”.(2)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Ga 15, 9-10
 
 
Ga 16, 27a
 
 
 
Dt 1,1-2
Nhận biết Thiên Chúa qua vũ trụ: -Nếu các em có theo dõi chương trình “Ống kính khoa học” – các em cũng nhận ra khoa học ngày nay giúp chúng ta mở rộng tầm nhãn giới để thấy sự huy hoàng tuyệt vời của vũ trụ, không phải chỉ là vẻ đẹp của những tinh tú soi chiếu lấp lánh về đêm, hoặc ánh sáng rực rỡ của vầng thái dương vào ban ngày, nhưng còn biết bao điều kỳ bí lạ lùng trong vũ trụ mà các nhà khoa học đang tiếp tục khám phá...
  • Các em có biết mặt trời to hơn trái đất bao nhiêu không? (1.300.000 lần, thế mà sao Sirius còn to hơn mặt trời 12 lần, và còn nhiều ngôi sao lớn hơn Sirius nữa…Và mỗi tinh tú đều có vị trí riêng, tinh tú nào cũng quay trên mình và chạy đến một điểm nào đó với một tốc độ kinh khủng. Có phải tự nhiên không – hay một Đấng đã điều khiển  vũ trụ?)
  • Newton, nhà Thiên văn lỗi lạc khi nhìn ngắm vũ trụ đã thốt lên: “Tôi thấy Thiên Chúa đi qua đầu viễn vọng kính của tôi”.
  • Thánh Augustino đã viết: “Bạn hãy hỏi vẻ đẹp của trái đất, hãy hỏi vẻ đẹp của biển cả, hãy hỏi vẻ đẹp của bầu trời và hãy hỏi tất cả những thực tại này. Tất cả sẽ trả lời cho bạn rằng: Bạn hãy nhìn chúng tôi đẹp, vẻ đẹp này là một lời tuyên xưng.”.  Các em có biết vẻ đẹp mà thánh Austino nói tuyên xưng điều gì không?….        
  • Vậy ai đã làm nên tất cả?
Nhận biết Thiên Chúa qua tiếng lương tâm:
  • Chúng ta đã học về lương tâm ngay khi ở khối xưng tội, Thêm sức, các em còn nhớ lương tâm là gì không?… Lương tâm là luật tự nhiên mà Thiên Chúa đã đặt sẵn nơi đáy lòng mỗi người để soi dẫn họ làm lành lánh dữ.
  • Tại sao khi chúng ta làm một điều không tốt, chúng ta cảm thấy hối hận?  Ai giúp bạn cảm thấy điều đó?
  • Tại sao sau khi nghe hoặc đọc Lời Chúa, chúng ta thường thinh lặng ít phút, có khi nhắm mắt lại như để lắng nghe, đợi chờ… Chúng ta hành động như thế để làm gì? Mời các em phát biểu?…..
  • Chúng ta ước muốn sống tốt… muốn lắng nghe…muốn cầu nguyện… vì chúng ta tin rằng TC luôn hiện diện ở trong tâm hồn chúng ta.  Ngài sẵn sàng điều chỉnh và hướng dẫn mọi tư tưởng, hành động của chúng ta.  Ngài gợi lên trong trí chúng ta những ý nghĩ để giúp chúng ta phân biệt điều hay điều dở…vì Thiên Chúa rất yêu thương chúng ta.
Nhận biết Thiên Chúa qua mặc khải
  • Để hiểu điều này, xin các em mở thư Dt 1, 1-2
  • Các em đã biết: Thiên Chúa đã tạo dựng vũ trụ và tặng ban tất cả cho con người, nhưng con người đã không vâng phục TC. Dầu thế, TC không bỏ mặc con người, Ngài đã hứa ban ơn cứu độ.
  • Con đường mặc khải chính kế hoạch yêu thương của TC đối với con người. Chúng ta sẽ học vấn đề này trong bài học tới. 
 
 
 
Ta có thể nhận biết TC bằng hai cách:
  • Một là nhờ xem vẻ đẹp kỳ diệu và trật tự lạ lùng trong vũ trụ.
  • Hai là khi nhìn vào lòng mình, thấy có tiếng lương tâm bảo làm lành lánh dữ, có tự do và khát vọng hạnh phúc vô biên. (3)
 
 
Nhận biết TC qua vũ trụ, tiếng lương tâm chưa đủ, vì khả năng con người có giới hạn, nên có những mầu nhiệm phải nhờ TC mặc khải mới biết được. (4)
C. Hướng ý cầu nguyện: Các em thân mến, toàn thể vũ trụ tràn đầy tình thương Chúa. Muôn vật hiện diện nói lên quyền năng và vinh quang của Chúa. Xin cho chúng ta niềm tin mãnh liệt vào sự hiện diện của Chúa trong đời sống chúng ta, để chúng ta biết ý thức trách nhiệm và mục đích cuộc sống của mình, hầu được chính Chúa là nguồn hạnh phúc đích thực.  Mời các em cầu nguyện. IV. TRỞ VỀ CUỘC SỐNG 1.Sinh hoạt: Theo sách sinh hoạt GL cấp III 2.Bài học: Lời Chúa – GL số 1 – 4 3.Gợi ý sống đạo: Để đáp lại tình yêu thương của Chúa, chúng ta luôn khát khao tìm kiếm gặp gỡ Thiên Chúa, qua việc học giáo lý, tham dự Phụng vụ, đọc Kinh tối gia đình V.  KẾT THÚC
 
……………………………………..
 
Bài 2:   THIÊN CHÚA MẶC KHẢI CHO CON NGƯỜI    
       
Lời Chúa: “ Thủa xưa nhiều  lần nhiều lần nhiều cách Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ; nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử. Thiên Chúa đã nhờ Người mà dựng nên vũ trụ, đã đặt Người làm đấng thừa hưởng muôn vật muôn loài.” (Dt 1, 1-2 )
Ý chính:   1.   Mặc khải là gì ?  ( Dt 1, 1-2 )
2.   Cách thức và các giai đoạn mặc khải ( Dt 1, 1-2 )
Tâm tình: Cảm tạ, yêu mến, muốn đáp trả tình yêu vô cùng lớn lao của Thiên Chúa dành cho con người.
  1. ỔN ĐỊNH
  2. TỪ CUỘC SỐNG:
Trong một thành phố nhỏ ở Tây Ban Nha, có hai cha con sống rất hạnh phúc bên nhau, người cha tên là Jorge và cậu con trai tên Pacco. Một ngày kia, vì hiểu lầm cha, cho rằng cha không còn thương yêu mình nữa, nên cậu bé đã bỏ nhà ra đi. Cậu theo chúng bạn chơi bời trác táng. Thế nhưng tận trong thâm tâm, cậu vẫn muốn quay trở về nhà cha, nhưng cậu không dám về, vì sợ cha sẽ không chấp nhận cậu nữa.
Phần người cha, sau khi cậu bé bỏ nhà ra đi, ông buồn bã vô cùng, vì đối với ông, người con là báu vật quý giá nhất. Mất con, ông rất buồn và lo lắng, không biết con mình sống chết ra sao. Vì thế ông đến một cửa hàng nổi tiếng nhất thành phố, gắn một tấm bảng với hàng chữ như sau: “Pacco ơi, hãy về nhà đi con, bố yêu con lắm, sáng mai bố sẽ đón con ở đây”.
Sáng hôm sau, người cha vội vã đến cửa hàng. Ông vô cùng ngạc nhiên vì không những chỉ có Pacco con trai ông, mà có đến 7 cậu con trai cùng mang tên Pacco đã bỏ nhà ra đi đang chờ cha mình đến đón. Cậu nào cũng chỉ mong cha mình mời gọi trở về trong vòng tay thương mến.
Các em thân mến, nếu không có tấm bảng ghi lời mời gọi của người cha, hỏi rằng cậu Pacco sau khi bỏ nhà ra đi bụi đời, có dám trở về nhà với cha mình hay không? Chính nhờ lời mời gọi của người cha mà Pacco mới hiểu rằng cha cậu vẫn còn thương yêu cậu.
Cũng vậy, Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót, Ngài vẫn yêu thương con người tha thiết, cho dầu con người bội phản! Nhưng Thiên Chúa đã tỏ lộ tình yêu đó bằng cách nào? Mời các em cùng đọc Lời Chúa. 
 IIILÊN TỚI CHÚA
A. Công bố Lời Chúa:   Dt 1,1-2  (Thinh lặng – gợi ý)
Các em thân mến,
Tình yêu luôn phát minh nhiều sáng kiến. Lời Chúa chúng ta vừa nghe giúp chúng ta xác tín hơn về tình yêu Thiên Chúa Cha dành cho chúng ta trong Đức Giêsu. Xin Chúa giúp chúng ta học tốt bài học hôm nay.
B.  Dẫn giải nội dung giáo lý
LỜI CHÚA DẪN GIẢI NỘI DUNG GL
 
 
 
 
 
 
 
 
Dt 1, 1-2a
Ga 14, 6
1. Mặc khải là gì ?
  • “Mặc” là cái màn, là kín nhiệm.
  • “Khải” là vén lên, mở ra.
  • Nghĩa đen: Mặc khải là vén màn để nhìn thấy cái đã có trước dấu ẩn bên trong.
  • Nghĩa tôn giáo: Mặc khải là Thiên Chúa tỏ chính mình và chân lý của Ngài cho chúng ta.  Thiên Chúa nói với con người để tự giới thiệu về mình.
  • Tại sao Thiên Chúa lại phải mặc khải cho chúng ta? Vì Thiên Chúa yêu thương con người, Ngài muốn tỏ mình ra cho con người biết Thiên Chúa là ai và  Người muốn gì.
  • Mời các em đọc lại thư  gửi tín hữu Do Thái để chúng ta hiểu rằng chính Thiên Chúa mặc khải cho chúng ta, vì chỉ có Thiên Chúa mới biết trọn vẹn về mình
  • Và chính Chúa Giêsu đã minh xác cách quả quyết qua Ga 14, 6 (mời các em đọc).
 
 
Mặc khải là việc Thiên Chúa tỏ bày cho con người biết Thiên Chúa là ai và Người muốn gì. Nhờ đó con người có thể đến với Thiên Chúa và hiệp thông với Người. (5)
 
 
 
 
 
 
 
 
Dt 1,1-2a
 
 
 
St 3, 15
 
St 9, 9-17
St 12, 1-3
Xh 19, 16- 20
Xh 21, 34-3
 
Ga  1, 14
Ga 3, 16
Ga 14, 10  
 
Dt 1, 1-2a
  1. Cách thức và các giai đoạn mặc khải:
a/    Cách thức mặc khải:
  • Thiên Chúa là Đấng rất khôn ngoan và yêu thương, đã dùng chính ngôn ngữ và hành động để mặc khải cho con người cách tiệm tiến  theo thời gian, theo từng giai đoạn trong lịch sử Israel – lịch sử thánh – lịch sử cứu độ, như tác giả thư Do Thái đã viết -  để thực hiện ơn cứu độ.
  • Tại sao Thiên Chúa lại hành động như thế? …Đó là phương pháp sư phạm tuyệt hảo của Thiên Chúa, nhằm giúp con người có thể nhận thức, cảm nghiệm, yêu mến và sẵn sàng đón nhận Lời mặc khải của Thiên Chúa là chính Đức Giêsu Kitô, vì Thiên Chúa rất yêu thương con người
b/  Các giai đoạn mặc khải:
  • Thiên Chúa mặc khải chính mình qua việc sáng tạo
  • Lời hứa đầu tiên Thiên Chúa ban cho Nguyên tổ sau khi phạm tội (được gọi là “tiền tuyên Phúc âm”) để bày tỏ tình thương của Ngài đối với con người, và tất cả những gì Thiên Chúa làm là để thực hiện Lời Hứa đó. Em nào có thể nhắc lại Lời Hứa cứu độ? …  St 3, 15
  •  Để thực hiện Lời Hứa, TC đã tiếp tục tỏ mình qua Giao ước với Noê - tổ phụ Ap-ra-ham – Isaác - Gia-cóp – Giu-se - Qua Môisê với Giao ước Si nai  (Thiên Chúa ban mười điều răn ) – qua các ngôn sứ –  qua lịch sử thăng trầm của Israel –  và cuối cùng là chính Đức Giêsu là mặc khải trọn vẹn nhất.
c. Chúa Giêsu mặc khải trọn vẹn:
  • Tại sao lại nói Đức Giêsu là mặc khải trọn vẹn nhất? Mời các em góp ý?  … Đức Giêsu là Ngôi Lời TC, Nhập Thể làm người - Ngài là Con Một Chúa Cha, là Lời sống động của Thiên Chúa, là Đấng ở nơi cung lòng Chúa Cha, là Đấng trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và con người…
  • Chỉ nơi Người: Ứng nghiệm mọi lời ngôn sứ  và Lời hứa được thực thi trọn vẹn.
  • Chính cuộc tử nạn và Phục sinh của Đức Giêsu là đỉnh cao của mặc khai và là mặc khải trọn vẹn
Thiên Chúa mặc khải cho ta bằng cách dùng lời nói và hành động mà tỏ mình cho ta qua từng giai đoạn lịch sử cứu độ. (6)
Thiên Chúa mặc khải qua những giai đoạn: cho Tổ tông loài người, cho các Tổ phụ, cho các Ngôn sứ và sau cùng Người đã mặc khải trọn vẹn nơi Chúa Giêsu Kitô. (7)
 
Chúa Giêsu Kitô là mặc khải trọn vẹn vì Chúa Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa làm người, là Lời duy nhất và hoàn hảo của Chúa Cha. (8)
 
Mc 16, 16
Ga 6, 40
 
Ga 12, 45
Ga 14, 9
Mt 21, 33-43
Ga 2, 5
3.  Đón nhận mặc khải
  • Đức Giêsu chính là mặc khải trọn vẹn đã đến với chúng ta để làm gì?…..  Chúng ta phải đón nhận Người thế nào? Mời các em góp ý?
  • Phải tin vào Người, vì ai tin thì được cứu độ
  • Tất cả những ai thấy Người Con và tin vào Người thì được sống muôn đời
  • Ai thấy Đức Giêsu là thấy Chúa Cha
  • Đừng như những tá điền sát nhân đã không biết đón nhận những người Chúa sai đến để giáo huấn…
  • Hãy có tâm tình của Đức Maria: “Người bảo gì hãy làm theo” …
  • Muốn thế, hãy siêng năng học hỏi Kinh Thánh, lắng nghe Lời Chúa, cầu nguyện… để được sống với Người…
Thiên Chúa mặc khải để đưa con người về với Thiên Chúa, cho ta nhận biết Thiên Chúa cách tỏ tường, để chúng ta được hiệp thông với Ngài và được thừa hưởng sự sống của Ngài.
C. Hướng ý cầu nguyện: Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa vì Chúa đã dùng nhiều cách để lưu truyền cho chúng con một kho tàng vô giá, đó là Lời Chúa. Xin cho chúng con luôn biết chuyên chăm tìm hiểu, học hỏi, có thái độ trân trọng mỗi khi nghe Lời Chúa và biết đem ra thực hành trong đời sống..
IV. TRỞ VỀ CUỘC SỐNG
  1. Bài học:  số 05, 06, 07, 08.
  2. Sinh hoạt: Theo sách sinh hoạt cấp III
3. Gợi ý sống đạo: Chân thành đón nhận Lời Chúa qua những người hướng dẫn dạy dỗ trong Hội Thánh. 
4. Bài làm ở nhà: Em tìm và ghi lại một câu Kinh Thánh nói lên lời mời gọi của Đức Kitô để được sống đời đời.  (Đáp án: Mt 11,39; 11,42; Lc 18,22. Ga 6, 40)
V.  KẾT THÚC

…………………………………………..…
 
Bài 3:      CÁCH THỨC LƯU TRUYỀN MẠC KHẢI
 
Lời Chúa: “ Lời ngôn sứ không bao giờ lại do ý muốn người phàm, nhưng chính nhờ Thánh Thần thúc đẩy mà có những người nói theo lệnh của Thiên Chúa” (2 Pr 1, 21)
Ý chính:           1. Những cách thức lưu truyền mạc khải (Mt 28, 19-20).
                        2. Phục vụ mạc khải (2 Pr 1, 21)
Tâm tình: Đón nhận mạc khải trong tinh thần vâng phục, khiêm tốn, vui mừng.
  1. ỔN ĐỊNH
  2. TỪ CUỘC SỐNG : Năm 1947, các nhà khảo cổ và Kinh Thánh đã đổ xô đến Giêrusalem để tìm mua các bản giấy cói (Papyrus) Kinh Thánh. Vì vào năm đó, các em mục đồng  trong khi chơi tại vùng Cumran (Tây Bắc biển Chết), đã khám phá ra một hang trong đó có những mảnh giấy cói. Đây là những bản Kinh Thánh chép tay rất  quý giá. Phải chăng những bản giấy cói này đã giúp ta biết phần nào cách thức lưu truyền mạc khải  của Thiên Chúa?
Còn các em, ai cũng có một cuốn Tân Ước ghi chép những lời mạc khải của Thiên Chúa. Giờ đây mời các em lắng nghe Lời Chúa.
III. LÊN TỚI CHÚA:
A. Công bố Lời Chúa: Mt 28, 19-20
B. Dẫn giải nội dung:       
LỜI CHÚA DẪN GIẢI NỘI DUNG GL
 
Mt 28, 19-20 
1.   Cách thức lưu truyền mạc khải.
  • Trước khi về trời, Chúa Giêsu đã truyền dạy các Tông đồ điều gì ? …Anh em hãy đi…
  • Các Tông đồ có trung thành thi hành mệnh lệnh đó không?…  bằng những cách nào ? …
  • Bằng lời nói (cách truyền khẩu):
Lời nói ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm “Lời giảng dạy, gương lành và các thể chế các tông đồ đã thiết lập”. Những điều đó các Ngài “đã nhận lãnh từ Chúa Kitô khi chung sống với Người và thấy Người hành động, hoặc đã học biết được nhờ Chúa Thánh Thần linh hứng”
  • Bằng văn tự:
Ngoài lời nói, các tông đồ và những người phụ tá của các ngài còn thi hành mệnh lệnh ấy bằng văn tự, tức là các tông đồ đã ghi chép mạc khải của Thiên Chúa dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần.
  • Kho tàng Mạc khải tức là Lời Thiên Chúa được chứa đựng ở đâu? … Trong Thánh Kinh và Thánh Truyền
  • Ai là người kế vị các Tông đồ?… Các Giám Mục
  • Ai là người kế vị T. Phêrô?… Đức Giáo Hoàng
  • Để kho tàng mặc khải luôn được gìn giữ vẹn toàn và sống động trong Hội Thánh, các Tông đồ đã trao quyền giáo huấn cho những người kế vị, để tiếp tục bảo tồn và lưu truyền cho đến tận thế, qua giáo lý, đời sống và việc phượng tự của Hội Thánh..
 
Mạc khải được lưu truyền qua Kinh Thánh và Thánh Truyền. (09)
 
Thánh Truyền là mặc khải của Thiên Chúa mà Chúa Giêsu đã trao phó cho các Tông đồ và các Đấng kế vị để các Ngài gìn giữ, trình bày và rao giảng cách trung thành. (11) 
Kinh Thánh là Sách ghi chép mặc khải của Thiên Chúa dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần. (10) 
 
2.  Tương quan giữa Thánh Kinh và Thánh Truyền
  • Sau khi biết Thánh Kinh và Thánh Truyền là gì, em hãy chỉ ra những điểm tương đồng và những điểm khác biệt giữa Thánh Kinh và Thánh Truyền?
  • Tương đồng: Cùng nguồn mạch duy nhất là Thiên Chúa
  • Khác biệt: Thánh Kinh là Lời TC được ghi chép lại dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần
  • Thánh Truyền: Lời Chúa được ủy thác cho các Tông đồ – các tông đồ truyền lại toàn vẹn cho các Đấng kế vị các Ngài, bằng gương sáng, thể chế, và lời rao giảng.
 
 
 
 
 
2 Pr 1, 20-21
3. Phục vụ mạc khải
a. Huấn quyền:
  • Lời Chúa được chứa đựng trong Kinh Thánh và Thánh Truyền là gia sản đức tin vô giá. Gia sản ấy được ủy thác cho ai ? …  Cho toàn thể Hội Thánh, nghĩa là không chỉ cho hàng giáo phẩm nhưng cho tất cả Dân Thiên Chúa. Tuy nhiên, nhiệm vụ chú giải chính thức Lời Chúa đã được viết ra hay lưu truyền, chỉ được ủy thác cho Huấn Quyền sống động trong Hội Thánh, và Hội Thánh thi hành quyền đó nhân danh Đức Giêsu Kitô.
  • Như vậy, ai cũng có thể giải thích Lời Chúa ? Không, nhiệm vụ giải thích Lời Chúa được trao cho các Giám mục đang hiệp thông với Đức Giáo Hoàng. Nhiệm vụ ấy được thể hiện cách đặc biệt khi Huấn quyền xác định những tín điều và đòi buộc mọi tín hữu phải tin.
  • Huấn quyền có được vượt trên Lời Chúa không? Một điều lưu ý chúng ta là Huấn quyền không vượt trên Lời Chúa nhưng thừa lệnh Chúa và với sự trợ giúp của Thánh Thần, Hội Thánh thành tâm lắng nghe, gìn giữ cách thánh thiện và trung thành trình bày Lời Chúa, phục vụ Lời Chúa, chỉ dạy những gì được truyền lại mà thôi.
 
 
 
Huấn quyền là quyền của Hội Thánh được Chúa Kitô trao phó để giải thích và áp dụng Lời Chúa (12)
 
 
 
 
 
 
 
 
Mt 5, 13-14
 
 b. Thái độ của người tín hữu khi dự phần lưu truyền mặc khải
  • Ngày nay, trong Hội Thánh, người ta nói đến tình trạng khủng hoảng quyền bính. Nhiều người chủ trương tin vào Chúa Kitô nhưng không chấp nhận giáo huấn của Huấn Quyền trong Hội Thánh, điều đó đúng hay sai? Tại sao?
  • Theo em, vì được dự phần vào việc lưu truyền mạc khải, người tín hữu Kitô cần đón nhận giáo huấn của Huấn Quyền với tinh thần nào ? Tinh thần đức tin, tin rằng chính Chúa Thánh Thần tác động trên các tác giả viết Kinh Thánh, và cũng chính Chúa Thánh Thần hoạt động trong truyền thống sống động của Hội Thánh.     
  • Lời mời gọi của Chúa Giêsu: Anh em hãy là muối cho đời và ánh sáng cho trần gian đang vang lên trong cõi lòng mỗi người chúng ta.  Chúng ta hãy lắng nghe và đáp lại tiếng Chúa để qua cuộc sống của chúng ta, mọi người có thể nhận biết Thiên Chúa là Cha yêu thương. 
 
 
 
 
Tất cả các tín hữu đều dự phần vào việc lưu truyền mặc khải vì họ đã nhận được ơn Chúa Thánh Thần dạy dỗ và hướng dẫn (13)
 
C. Hướng ý cầu nguyện: Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa vì Chúa đã dùng nhiều cách để lưu truyền cho chúng con một kho tàng vô giá, đó là Lời Chúa. Xin cho chúng con luôn biết chuyên chăm tìm hiểu, học hỏi và có thái độ trân trọng mỗi khi nghe Lời Chúa.
IV. TRỞ VỀ CUỘC SỐNG :
1. Bài học: câu 9-13
2. Sinh hoạt: Trong tập sinh hoạt giáo lý cấp III.
3. Gợi ý sống đạo: Hiểu biết ý nghĩa và giá trị của lời mạc khải, em kính cẩn, trang nghiêm khi nghe hoặc đọc Lời Chúa và nhất là biết sống Lời Chúa.
V. KẾT THÚC
………………………………………..
                   
Bài 4:      KINH THÁNH: SÁCH GHI LỜI CHÚA  
                   
Lời Chúa: “Tất cả những gì viết trong Sách Thánh đều do Thiên Chúa linh hứng, và có ích cho việc giảng dạy, biện bác, sửa dạy, giáo dục và trở nên công chính” (2 Tm 3, 16)
Ý chính:          1. Sách ghi Lời Chúa  (2 Tm 3, 15-17).
                        2. Thái độ đối với Kinh Thánh (Mt 7, 24 - 27)
Tâm tình: Yêu mến, tôn kính Kinh Thánh
I. ỔN ĐỊNH
II. TỪ CUỘC SỐNG :
Có một người da trắng đi săn, gặp một người Phi Châu ngồi dưới bóng cây tay cầm cuốn Kinh Thánh đang say sưa đọc. Anh ta bảo: Thời buổi này mà ông còn đọc cuốn sách đó sao? Ở bên đất nước tôi chẳng ai thèm đọc cuốn sách cổ xưa đó nữa. Người Phi châu trả lời: Cổ xưa hay không, tôi chẳng quan tâm, nhưng anh nên biết rằng, nếu không nhờ cuốn sách này thì anh không còn đứng đó nói chuyện với tôi đâu, vì trước đây bộ lạc chúng tôi chuyên ăn thịt người, nhất là những người da trắng.
Các em thân mến, nhờ được Lời Chúa dạy bảo, mà các bộ lạc Châu Phi quen sống theo luật rừng đã trở nên văn minh, hiền lành, có thể đối thoại với những dân tộc khác, kể cả kẻ thù của mình. Lời Chúa có giá trị thế nào, có tác dụng gì đối với con người? Để trả lời cho vấn nạn này, mời các em cùng đọc Lời Chúa.
III. LÊN TỚI CHÚA:
A. Công bố Lời Chúa: 2 Tm 3, 15-17  (Thinh lặng - gợi ý)
Các em thân mến,
Thánh Phaolô xác định cho chúng ta biết mọi Lời trong sách là do Thiên Chúa linh hứng, để giáo dục  chúng ta trở nên người công chính. Xin Chúa giúp chúng ta biết mở lòng trí đón nhận Lời Chúa với tâm tình yêu mến và cảm tạ

B. Dẫn giải nội dung:       
LỜI CHÚA DẪN GIẢI NỘI DUNG GL
 
Dt 1,1-2a
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
2 Tm 3,16
Tt 1, 3
2 Pr 3, 15
Kh 1, 11.19
Ga 1,1-2.14
  1. Kinh Thánh: Sách ghi Lời Thiên Chúa
  • Tại sao Kinh Thánh là Sách ghi lời TC? … Đọc thư Do Thái.
  • KT được viết khoảng 1000 năm TCGS.àkhoảng năm 100 sau CGS.
  • Toàn bộ KT chỉ là một cuốn sách duy nhất nói về ĐKT và hoàn tất trong ĐKT, nhưng do nhiều tác giả biên soạn thuộc nhiều thời đại, nhiều nền văn hóa khác nhau, và mỗi người có khả năng riêng, tính tình riêng… Gọi là sách ghi Lời TC vì được Chúa linh hứng… (DV 24)
a/ Chính Thiên Chúa là tác giả của Kinh Thánh
  • Thiên Chúa là tác giả KT theo nghĩa Người là Đấng linh hứng cho các thánh ký, để bảo đảm các tác phẩm của họ không sai lầm.
  • Về phía con người: Thiên Chúa đã chọn những người và dùng họ trong khả năng và phương tiện của họ, để chính Người hành động trong họ và qua họ, họ viết ra tất cả những gì Chúa muốn và chỉ viết những điều đó mà thôi, nên tác giả của các sách ấy là chính Thiên Chúa, và được lưu truyền cho Giáo Hội với tình trạng như vậy (MK 11)
  • Các em mở Tân ước để xác tín: Thiên Chúa là tác giả Kinh Thánh
  • Muốn hiểu KT. chúng ta phải làm gì, mời các em góp ý? (số 15)
b/ Kinh Thánh có mấy phần và bao nhiều cuốn?
-   Dựa vào truyền thống Tông đồ, Hội Thánh ấn định danh mục những sách được gọi là KT. Những sách này được phân làm hai phần: x. câu 16
c/  Chúa Kitô là trọng tâm của toàn bộ Kinh Thánh
(GLV vẽ trên bảng để hướng dẫn các em cho dễ hiểu)
  • Tân Ước được tiềm ẩn trong Cựu Ước /  Cựu Ước trở nên sáng tỏ nhờ Tân Ước.
 CỰU ƯỚC                    ĐỨC GIÊSU KITÔ                  TÂN ƯỚC
Thiên Chúa là tác giả của Kinh Thánh và Người đã linh hứng cho một số người để họ viết những gì Người muốn mặc khải. (14)
Để hiểu đúng Kinh Thánh ta cần khiêm nhường xin Chúa Thánh Thần soi sáng và theo chỉ dẫn của Hội Thánh. (15)
Kinh Thánh gồm hai phần: Cựu Ước 46 cuốn, và Tân Ước có 27 cuốn, trong đó bốn sách Tin Mừng là quan trọng nhất. (16)
Trọng tâm của toàn bộ Kinh Thánh là Chúa Giêsu Kitô, vì toàn bộ Kinh Thánh qui hướng về Chúa Kitô và được hoàn tất nơi Người. (17)
Mt 7, 24-27
2. Thái độ đối với Kinh Thánh:
Tìm những mẩu chuyện để minh họa giúp các em dễ cảm nhận:
  • Việc dấn thân phục vụ Lời Chúa
  • Những nhóm học hỏi Lời Chúa.
  • Chia sẻ Lời Chúa.
  • Cầu nguyện với Lời Chúa.
  • Sống Lời Chúa.
Vd:  -  Các nhà truyền giáo…
        - Cộng đoàn Taizé,
-  Chuyện Chị Chiara Lubich… đặt trọn niềm hy vọng chị mang theo giữa lúc đệ II thế chiến bùng nổ. Lời TM đã khiến chị tìm thấy lẽ sống. Chị khám phá ra ích lợi của LC. – chia sẻ cho người khác, và làm thành cả phong trào Focolare (Tổ ấm).
- Có những người chỉ cần khám phá một câu TM thôi là thấy được hấp dẫn cả cuộc đời, như Thánh Phanxicô Assisi: “Phúc cho những người nghèo…”. T. Têrêsa Nhỏ: “Nước Trời thuộc về những trẻ nhỏ” – Cha Charles de Foucauld say mê cuộc đời lao động khiêm hạ của Chúa Giêsu tại Nazarét. v.v
  • Lời Chúa là viên ngọc quí. Nhưng ít ai biết quí chuộng. Còn ai hiểu được sự cao trọng tuyệt vời của Lời Chúa, sẽ say mê khám phá, đến nỗi có thể bán hết mọi của cải tài sản để có được viên ngọc đó.
  •  Qua gương sống của những người đi trước, giúp các em ý thức, tôn kính và yêu mến Thánh Kinh, đặc biệt là Tân Ước.
  • Khi tham dự Thánh Lễ, và học giáo lý, các em mang theo Tân Ước để cùng học hỏi và ghi nhớ Lời Chúa.
 
Hội Thánh luôn tôn kính Kinh Thánh như tôn kính chính Thánh Thể Chúa. Cả hai nuôi dưỡng và chi phối toàn thể đời sống Kitô giáo. (18)
 
 
 
 
Kinh Thánh  Kinh Thánh rất cần cho đời sống chúng ta, vì “Không biết Kinh Thánh là không biết Chúa Kitô” (T. Giêrônimô). Bởi thế, ta phải siêng năng đọc, suy gẫm và đem ra thực hành. (19).
C. Hướng ý cầu nguyện: Các em thân mến, hạnh phúc cho chúng ta khi được Lời Chúa hướng dẫn và nuôi dưỡng. Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho ta biết siêng năng đọc, suy niệm và yêu mến Lời Chúa. Chúng ta hãy dâng tâm tình này qua bài hát “Lắng nghe Lời Chúa”.
IV. TRỞ VỀ CUỘC SỐNG
1. Bài học: câu 14-19
2. Sinh hoạt: Trong tập sinh hoạt giáo lý cấp III.
3. Gợi ý sống đạo:   Hiểu biết ý nghĩa và giá trị của lời mạc khải, em tôn kính Thánh Kinh, siêng năng đọc và lắng nghe Lời Chúa.
V. KẾT THÚC
……………………………………                   
 
Bài 5:   CON NGƯỜI ĐÁP LẠI LỜI THIÊN CHÚA  (2 tiết)
 
Lời Chúa:  “ Đức tin là bảo đảm cho những điều chúng ta hy vọng, là bằng chứng cho ngững điều chúng ta trông thấy “ (Dt 11,1 )
Ý chính:      1. Thái độ vâng phục đối với Lời Thiên Chúa ( Lc 1,26-38 )
                     2.  Đặc điểm của đức tin ( Mt 16,13-17 )
                      3. Sự cần thiết của đức tin ( Dt 11,1 )
Tâm tình:      Tin yêu phó thác vào Chúa.
  1. ỔN ĐỊNH
  2. TỪ CUỘC SỐNG:
Kể chuyện “Tin Chúa nhờ quyển Thánh Kinh vớt được” (Sách Sinh hoạt Sống Đạo trang 13).
Nhờ Lời Chúa trong Thánh Kinh tác động mà tướng Murata được biết Chúa và đưa người khác trở về với Chúa. Giờ đây mời các em cùng đọc Lời Chúa.
III.  LÊN TỚI CHÚA
A. Công bố Lời Chúa: Lc 1,26-38    (Thinh lặng giây lát – GLV gợi ý.)
Thiên Chúa luôn mời gọi con người đón nhận tình yêu thương cứu độ của Người được tỏ bày qua lịch sử cứu độ, được ghi chép lại trong Sách Thánh. Xin Thiên Chúa ban cho chúng ta luôn mau mắn đáp lại lời mời gọi của Ngài như Đức Maria.

B. Dẫn giải nội dung giáo lý
LỜI CHÚA DẪN GIẢI NỘI DUNG GL
 
 
Lc 1,26-38
Lc 1,26
Lc 1,28-29
 
 
     
 
 
 
Lc 1,34
St 12, 1
Dt 11,8
St 22, 1-10
1. Thái độ vâng phục đối với Thiên Chúa:
a.  Gương Đức Maria:
  • Theo đoạn Tin Mừng các em vừa nghe: ai đã đến với Đức Maria? Ơ đâu?   Sứ thần Gápriel, tại Nazareth.
  • Sứ Thần chào thế nào?  Mừng vui lên hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng Bà.
  • Đức Maria có thái độ nào khi nghe Sứ Thần chào? Mẹ rất bối rối, tự hỏi lời chào ấy có ý nghĩa gì?
  • Tại sao Đức Maria lại bối rối? Vì lời Sứ thần chào khác với ý định sống đồng trinh của Mẹ, Mẹ chưa hiểu ý Chúa
  • Khi đã được sứ thần phân giải, Đức Mẹ có thái độ nào trước Thánh ý Chúa?  Mẹ mau mắn khiêm tốn tôn thờ Thánh ý Chúa…. “Xin Vâng”
  • Đức Maria mẫu gương tuyệt vời về đời sống vâng phục Thiên Chúa và đã sống trọn vẹn ý nghĩa của   thái độ vâng phục ấy. Với một đức tin vững mạnh bằng cả cuộc đời, Mẹ luôn xác tín rằng Thiên Chúa sẽ thực hiện những gì Ngài đã hứa.
  • Các em còn thấy tấm gương sáng chói nào trong Cựu Ước về lòng tin?  ….
  • Mời các em thuật lại lòng tin của tổ phụ Abraham…
  • Qua những tấm gương sống động các em vừa nghe, chúng ta có thể nói “thái độ vâng phục của đức tin là gì?”  -  đọc NDGL số 21
Con người đáp lại mặc khải của Thiên Chúa bằng thái độ vâng phục của đức tin (20)
Vâng phục của đức tin 1à gắn bó bản thân với Thiên Chúa, tự nguyện đón nhận tất cả những chân lý mặc khải, đồng thời để Thiên Chúa làm chủ hướng dẫn đời ta (21)
Có hai mẫu gương sáng chói cho ta noi theo là Tổ Phụ Abraham và Đức Trinh Nữ Maria. (22)
 
b. Chúng ta được mời gọi sống như thế nào?
 *   Đối với Thiên Chúa:
-   Chúng ta hãy đặt trọn niềm tin vào Thiên Chúa Thể hiện qua cuộc sống gắn bó toàn diện và tuyệt đối trong mọi hoàn cảnh…     
  • Với tha nhân:
-  Chúng ta được mời gọi tin tưởng lẫn nhau, sống cởi mở đối thoại và nâng đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống
 
  Mt 16,13-17
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Mt 7, 21
Gc 2,17
2. Đặc điểm của đức tin:
  • Các em mở Mt 16,13-17: Khi Đức Giêsu hỏi “người ta bảo Con Người là ai?”, các môn đệ thưa thế nào?
  • Còn Phêrô?..  -   Thấy Phêrô trả lời một câu tuyệt vời như thế, Đức Giêsu nói sao?  -   Điều ấy có nghĩa là gì?   Tự con người không có khả năng để hiểu biết và tin nhận, nhưng là do Thiên Chúa tỏ cho.  Vì thế, đức tin là hồng ân nhưng không Thiên Chúa ban tặng cho con người,  đồng thời đức tin cũng là một hành vi tự do của từng  người, sẵn sàng đáp trả trước lời mời gọi của Thiên Chúa để cộng tác với Người trong chương trình cứu độ.
  • Dầu đức tin có tính cách cá nhân, nhưng đức tin không phải là một hành vi riêng rẽ. Các em có biết tại sao không? Vì đức tin là một quà tặng cho từng người nhưng chúng ta đón nhận qua Hội Thánh, qua các bí tích…
  • Khi lãnh nhận BT Rửa tội, thừa tác viên hỏi: “Con xin gì cùng Hội Thánh”, người lãnh nhận trả lời thế nào? … Con xin đức tin.
  • Các em có biết tại sao lại chỉ xin đức tin mà không xin điều khác?… Vì đức tin đem lại sự sống đời đời.
  • Như thế, Hội Thánh là mẹ sinh ra ta trong đức tin, trao ban đức tin, dạy ngôn ngữ đức tin…
  • Nhưng đức phải đi tới hành động. Tại sao?  Các em mở Mt và thư Gc.
  • Hãy kể ra những điều mà em được tham dự vào niềm tin của  Hội Thánh, được Hội Thánh dưỡng nuôi và cùng Hội Thánh loan báo Tin Mừng…
Đặc điểm của đức tin: Vừa là hồng ân siêu nhiên Thiên Chúa ban, vừa là hành vi con người có hiểu biết và tự do. (23)
Đức tin có tính cách cá nhân vì đức tin là lời đáp trả tự do của mỗi con người đối với Thiên Chúa là Đấng mạc khải. (25)
Đức tin có tính cộng đoàn vì ta sống đức tin nhờ cộng đoàn dân Chúa. Hơn nữa ta có nhiệm vụ thông truyền đức tin cho mọi người. (26)
 
DT 11,1
 
 
Mc 16,15-16
3. Sự cần thiết  của đức tin:
  • Đức tin bảo đảm cho chúng ta niềm hy vọng, là bằng chứng cho điều chúng ta không thấy
  • Khi ban cho tất cả những người đến xin Đức Giêsu chữa bệnh, điều kiện cần thiết để được ơn xin là gì?.. Lòng tin (GLV đố các em tìm Tin Mừng để minh chứng).
  • Đức tin rất cần thiết để được ơn cứu độ, vì chính Chúa Giêsu đã dạy: Ai tin và chịu phép Rửa sẽ được sống. Ai không tin thì mất đời đời. (số 27).
           
C. Hướng ý cầu nguyện: Chúa nói với chúng ta trong tất cả các hoàn cảnh của cuộc sống, qua cha mẹ, thầy cô... Ta hãy quảng đại đón nhận và đáp lại thánh ý Chúa.
IV. TRỞ VỀ CUỘC SỐNG:             1. Bài học: 20-28
2.Sinh hoạt:  Tìm trong tập sinh hoạt giáo lí cấp III
3.Gợi ý sống đạo: Luôn sẵn sàng đáp trả lời mặc khải của Thiên Chúa bằng thái độ tin    tưởng, phó thác  và yêu mến. Em quyết tâm làm mọi việc duới ánh mắt yêu thương của Chúa.
             4.Bài tập: Tìm một đoạn kinh thánh nói về mẫu gương đáp trả lời Thiên Chúa.
V.  KẾT THÚC
             
………………………………………..
 
Bài 6:     THIÊN CHÚA DUY NHẤT
                   
Lời Chúa:  “ Nghe đây, hỡi Israel: Đức Chúa Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. Hãy yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, hết lòng hết dạ, hết sức anh em “ (Đnl 6, 4-5 )
Ý chính:      1. Chỉ có một Thiên Chúa  (Đnl 6, 4-5 )
                     2.  Niềm tin vào Thiên Chúa duy nhất ảnh hưởng đến đời sống ta (Rm 4, 18-26)
Tâm tình:      Quyết tâm tyôn thờ một Thiên Chúa duy nhất
  1. ỔN ĐỊNH
  2. TỪ CUỘC SỐNG: câu chuyện thích hợp
Trong sách “Những phép lạ giữa người da đen”, có kể lại câu chuyện một tín hữu Phi Châu được sai đến truyền giáo giữa một bộ lạc ăn thịt người. Ông ta tên là Joao Mbaxi. Ông đến vào lúc hạn hán bắt đầu thời kỳ khủng khiếp nhất của nó. Mọi người đều lo lắng nạn đói sẽ đe doạ dân chúng. Suốt bao năm qua họ thờ các thần của tổ tiên và mùa mưa không bao giờ phụ bạc họ. Bây giờ Joao lại giới thiệu một vị thần mới, vì vậy ông bị thổ dân yêu cầu ra khỏi buôn làng. Joao không chịu đi, vị tù trưởng nổi cơn giận dữ nói:
Nếu Thiên Chúa của anh tốt lành và quyền năng như anh đã nói, tại sao Ngài không ban mưa xuống khi chúng tôi cần? Nếu sáng sớm mai mà không mưa, chúng tôi sẽ ăn thịt uống máu anh đấy!
Trước lời hăm dọa đó, Joao vẫn không nao núng, anh hoàn toàn tín thác vào quyền năng và tình thương của Chúa. Nhớ lời Kinh Thánh nói về tiên tri Elia, Joao trở về lều của mình để cầu nguyện xin Chúa can thiệp. Ông sốt sắng nài xin Thiên Chúa như tiên tri Êlia đã làm khi xưa. Trong lúc bọn thổ dân chờ đợi mặt trời lên là sẽ giết anh, thì bỗng chốc, mây đen kéo đến, sấm sét ầm ỹ cả một vùng trời, và một trận mưa xối xả đổ xuống làm tươi mát khắp bản làng và các vùng lân cận.
Như thế, chính niềm tin của Joao đã đem tới cho dân làng một phép lạ.
Là người Kitô hữu, chúng ta tuyên xưng niềm tin vào Thiên Chúa duy nhất, niềm tin ấy ảnh hưởng vào đời sống ta thế nào, mời các em cùng đọc Lời Chúa.
III. LÊN TỚI CHÚA
  1. Công bố Lời Chúa:  Đnl 6, 4-5   - 
Thinh lặng giây lát – GLV gợi ý.
Chính Thiên Chúa đã xác định cho Israel và cũng là cho chúng ta rằng: Thiên Chúa là Chúa và là Cha của chúng ta, chúng ta có bổn phận tôn thờ và yêu mến Người trên hết mọi sự. Xin Chúa giúp chúng ta sẵn sàng đón nhận giáo huấn của Chúa.
  1. Dẫn giải nội dung giáo lý
LỜI CHÚA DẪN GIẢI NỘI DUNG GL
 
Et 4, 171
Đn 3, 45
Đnl 6,4-5
 
Xh 20, 3
 
 
Mc 12, 29-30
  1. Chỉ có một Thiên Chúa duy nhất
a/  Thiên Chúa duy nhất:
  • Niềm tin vào Thiên Chúa duy nhất đã có ngay từ thời Cựu Ước.  Chính Thiên Chúa tự mặc khải là Đấng duy nhất cho Israle, dân được tuyển chọn, như các em đã nghe Lời Chúa trong sách Đệ nhị Luật.
  • Tại giao ước Sinai, Thiên Chúa cũng đòi hỏi lòng trung thành của Israel. Em nào có thể đưa ra bằng chứng?…Giới răn I… /   Nghĩa là Thiên Chúa không chấp nhận bất cứ một thứ thần nào khác đối nghịch với Thiên Chúa, dù là hình tượng ám chỉ Thiên Chúa.  GLV có thể dẫn chứng bằng truyện KT Cựu Ước. Vd Con bò vàng; Elia và tiên tri Baal…
  • Sang thời Tân Ước, chính Chúa Giêsu đã xác định niềm tin này. Mời các em đọc Mc 12, 29-30.
  • Cho các em đọc NDGL số 29
 
Khi tuyên xưng Thiên Chúa nhất ta phải hiểu: chỉ có một Thiên Chúa và ngoài Người ra, không có Thiên Chúa nào khác, và ta phải thờ phượng một mình Người mà thôi. (29)
 
b/   Danh Thánh Thiên Chúa:
  • Trong Thánh Kinh, tên của một người là diễn tả chính con người đó. Vì thế để Israel tin tưởng vào Thiên Chúa hằng sống, quyền năng , sức mạnh và tràn đầy yêu thương, các em có nhớ chính Thiên Chúa đã tự mặc khải Danh Thánh của Người cho Israel trong hoàn cảnh nào không? Mời các em…..Chúa Mặc khải cho Môsê nơi bụi gai bốc lửa, trước cuộc Xuất hành và Giao Ước tại Sinai… Môsê rất phân vân khi Chúa sai ông đưa Israel ra khỏi Ai Cập. Ong lo sợ dân Israel sẽ chất vấn và hỏi tên Đấng đã sai ông đến với Israel là ai. Và Chúa đã trả lời “TA LÀ ĐẤNG HIỆN HỮU”.
  • Đấng hiện hữu nghĩa là gì? (số 31)
  • Qua Danh Thánh của Chúa, chúng ta thấy Chúa thật là  Đấng cao cả, vượt xa khả năng hiểu biết và lối diễn tả của con người. Chúng hãy tôn kính và cầu khẩn Danh Thánh Chúa. 
Thiên Chúa đã tỏ cho ta biết tên của Người là Đấng Hiện Hữu. (30)
Đấng Hiện Hữu có nghĩa là Thiên Chúa tự mình mà có, không do ai tạo thành và không có kết thúc. Người luôn có mặt bên ta, để chăm sóc và cứu giúp ta. (31)
 
Xh 34, 5-7
 
Ep 2, 4-7
 
1 Ga 4, 8.16
Ga 3, 16
c/ Thiên Chúa là Đấng giàu nhân nghĩa và thành tín
  • Ai tỏ cho chúng ta biết Chúa là Đấng giàu ân sủng và thành tín?… Chính Chúa đã tỏ cho Môsê biết điều đó. Nhưng các em có thể đưa ra bằng chứng không?
  • Adam-Eva / Israel bất trung, Chúa vẫn xót thương, chậm bất bình và trung thành thực hiện lời hứa nơi Đức Giêsu. Các em đọc Ep 2, 4-6.
  • Nhờ Tin Mừng, chúng ta vững niềm tin, Thiên Chúa là Đấng hiện hữu, là sự thật  (là chân lý), là tình yêu vĩnh cửu, thắng vượt tất cả sự bất trung của con người.
  • Bằng chứng của tình yêu đó là gì? …TC…ban Con Một….
 
Thiên Chúa còn tỏ cho ta biết Người “giàu ơn nghĩa và trung tín”. Người chính là Sự thật và Tình yêu. (32)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1 Tx 5, 18
 
 
 
 
 
 
1 Pr 5,7
  1. Niềm tin vào Thiên Chúa duy nhất ảnh hưởng đến đời sống ta
a/  Thờ phượng TC
  • Tại sao chúng ta phải thờ phượng Thiên Chúa?… TC là Đấng Sáng tạo, là Đấng toàn năng, vượt mọi thông biết của con người. Chính vì thế, chúng ta phải thờ lạy duy một Thiên Chúa.
  • Trước sự cao cả siêu việt của TC em cảm thấy mình thế nào? …Vô cùng bé nhỏ, hèn kém, tội lỗi…nên phải sống khiêm tốn, ngoan thảo.
b/  Cảm tạ
  • Người phụ nữ tội lỗi đã đến qùy dưới chân Chúa Giêsu khóc và lấy tóc mà lau chân Chúa, xức dầu thơm vào chân Chúa nữa. Tại sao nàng lại hành động như thế?… Vì cảm thấy mình tội lỗi mà được Chúa yêu thương thứ tha, và đó là cách bày tỏ lòng biết ơn và yêu mến của nàng
  • Chúng ta cũng là những con người tội lỗi, nhưng Chúa yêu thương và dùng nhiều phương cách giúp chúng ta sống trong tình yêu của Người…, nên T, Phaolô mời gọi chúng ta hãy biết cảm tạ Chúa trong mọi hoàn cảnh.
c/  Nhận biết phẩm giá đích thực của tất cả mọi người.
  • Tại sao? … Vì chúng ta được tạo dựng nên giống hình ảnh TC, được gọi TC  là Cha, và vì chính Chúa Giêsu dạy chúng ta bài học yêu thương để trở thành con cái Thiên Chúa.
d/  Sử dụng đúng đắn các tạo vật:
  • Thiên Chúa đã tạo dựng vũ trụ vạn vật dành để cho con người được hạnh phúc. Người muốn chúng ta biết sử dụng cách đúng đắn và biết tôn trọng, biết chia sẻ… vì tất cả là hồng ân Chúa ban cho mọi người….
e/  Tin tưởng vào Thiên Chúa
  • Vì Chúa là Cha yêu thương, Đấng quan phòng đời sống của chúng ta. GLV nên dẫn chứng qua gương Tổ Phụ Abraham, Đức Maria…và nhiều vị thánh.. “Mọi lo âu hãy trút cả cho Người, vì Người lo đến anh em”.
  • Trong tâm tình hân hoan, tín thác, chúng ta cùng dâng lời cầu nguyện.
Niềm tin vào Thiên Chúa duy nhất giúp ta:
  1. Nhận biết sự cao cả và uy quyền của Thiên Chúa để phụng thờ Người.
  2. Sống trong tâm tình cảm tạ
  3. Nhận biết phẩm gía đích thực của tất cả mọi người.
  4. Sử dụng tốt các thụ tạo
  5. Tin tưởng vào Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh. (33)
C. Hướng ý cầu nguyện: Lạy Thiên Chúa là Cha quyền năng và yêu thương, chúng con xin phó thác đời sống chúng con trong tay Chúa. Xin cho chúng con biết tôn trọng, yêu thương và cộng tác với nhau để xây dựng thế giới ngày càng tốt đẹp hơn.
IV. TRỞ VỀ CUỘC SỐNG 1. Bài học: 29 - 33
 2.Sinh hoạt:  Tìm trong tập sinh hoạt giáo lí cấp III
            3.Gợi ý sống đạo:   Tôn kính Danh Thánh Chúa. Xác tín sự hiện diện của Chúa trong đời sống.
V.  KẾT THÚC: Qua bài học hôm nay, chúng ta vui và vững niềm tin vào Thiên Chúa duy nhất là Cha của chúng ta – Chúng ta cũng nhìn ra mọi người là anh em của mình vì cùng con một Cha. – Chúng ta tìn thác vào Ngài, vì Ngài rất yêu thương chúng ta.

…………………………..
 
     BÀI 7: THIÊN CHÚA LÀ CHA VÀ CON VÀ THÁNH THẦN 
            
Lời Chúa:  “ Cầu chúc toàn thể anh em được đầy tràn ân sủng của Chúa Giêsu Kitô, đầy tình thương của Thiên Chúa, và ơn hiệp thông của Chúa Thánh Thần. Amen” (2Cr 13,13)
Ý chính:    1.  Một Chúa Ba Ngôi: Mầu nhiệm trung tâm của Đức Tin Kitô Giáo.( 2Cr 13, 11.13)
     2. Yêu mến và hiệp thông với Chúa Ba Ngôi (Ep 2,19))
Tâm tình:      Yêu mến tôn thờ Chúa Ba Ngôi.
I. ỔN ĐỊNH:
II. TỪ CUỘC SỐNG:
Khí oxy rất cần thiết cho sự sống. Chúng ta hít thở và sống được là nhờ khí oxy có trong lớp khí quyển bao bọc chung quanh trái đất. Tuy oxy vẫn có đó nhưng chúng ta lại không thấy được.
Có nhiều điều vẫn tồn tại mà chúng ta không biết hay không nhìn thấy. Cũng vậy, Thiên Chúa là Đấng siêu việt ngàn trùng,  chúng ta không thể biết được Thiên Chúa nếu Ngài không mạc khải cho chúng ta, như trường hợp của Mosê, ông ngỡ ngàng trước bụi gai hừng hực cháy mà gai không bị thiêu rụi. Ông chỉ nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa khi Ngài tỏ mình ra. Vậy chúng ta cùng xin Chúa cho chúng ta lòng tin yêu vào Chúa Ba Ngôi.
III. LÊN TỚI CHÚA:   
A.  Công Bố Lời Chúa ( 2 Cr 13,11.13)
  Tạ ơn Chúa đã cho chúng ta được lắng nghe Lời Người. Xin Thiên Chúa ban cho chúng ta tràn đầy ân sủng của Người để chúng ta đón nhận được mạc khải của Chúa Giêsu về Thiên Chúa Ba Ngôi.
B.  Dẫn giải nội dung giáo lý.
LỜI CHÚA DẪN GIẢI NỘI DUNG GL
Mt 28,19
 
 
 
 
 
 
1.  Một Chúa Ba Ngôi: Mầu nhiệm trung tâm của Đức Tin Kitô Giáo.
a/  Tại sao nói mầu nhiệm trung tâm của Đức Tin Kitô Giáo là mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi? … Vì đây là mầu nhiệm cội  nguồn phát sinh mọi mầu nhiệm khác của đức tin nên trở thành quan trọng nhất theo phẩm trật các chân lý đức tin
  • Không có mầu nhiệm Chúa Ba ngôi thì có mầu nhiệm nhập thể, mầu nhiệm cứu chuộc…? … Không
  • Chúng ta được chịu phép Rửa tội nhân danh ai?… nhân danh một Thiên Chúa, là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.
  • Đã là mầu nhiệm thì trí óc con người có thể hiểu thấu không?
  • Vậy tại sao chúng ta tin?... Niềm tin của Hội Thánh là do chính Đức Giêsu mặc khải – mà Đức Giêsu là chân lý, là sự thật.
  • Khi chịu phép Rửa tội, chúng ta Hội Thánh điều gì? Xin đức tin.
  • Vào mỗi đêm Vọng Phục sinh, chúng ta có dịp tuyên xưng lại niềm tin này, trước lời thẩm vấn của Hội Thánh….
 
 
Mầu nhiệm trung tâm của đức tin Kitô giáo là mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. (34).
 
Mt 11, 27
 
 
 
Mc 1, 9-11
Mt 17, 5
Mt 28, 19
b/   Ai đã tỏ cho chúng ta biết mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi ?
Chính Chúa Giêsu, Đấng là Thiên Chúa thật và là Người thật. Đấng từ Chúa Cha mà đến mới mặc khải cho chúng ta biết.
-   Các em còn nhớ trong Tân Ước có những biến cố nào giúp chúng ta tin vào mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi?…
  • Chúa chịu Phép Rửa tại sông Gio-đan…
  • Chúa Giêsu biến hình trên núi Ta-bo-rê…
  • Trước khi về trời, Chúa Giêsu truyền cho các Tông đồ đi rao giảng và làm Phép Rửa nhân Ba Ngôi….
  • GLV hướng dẫn theo Tin Mừng để các em nhận ra chính Chúa Giêsu đã mặc khải.
  • Có thê đọc thêm Ga 14, 10. 26 ;   16, 27
  • Chúng ta không thể hiểu về Mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi, nhưng nhờ đức tin của Hội Thánh, chúng ta tuyên xưng: Chúa Cha không phải Chúa Con… nhưng mỗi ngôi đều là Thiên Chúa trọn vẹn, quyền năng như nhau.  (đọc số 36)
Chính Chúa Giêsu mặc khải cho ta biết mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi. (35)
 
Ba Ngôi tuy riêng biệt nhưng cùng một bản thể duy nhất và một uy quyền ngang nhau, nên chỉ là một Thiên Chúa duy nhất mà thôi. (36)
 
 
 
 
 
Ga 1, 3
 
c/  Hoạt động của Ba ngôi:
  • Các em đã học về hoạt động của Chúa Ba Ngôi, mỗi Ngôi biểu lộ một nét riêng biệt:
  • Chúa Cha làm gì?
  • Chúa Con?
  • Chúa Thánh Thần?
  • Tuy riêng biệt, nhưng Ba Ngôi đều hoạt động trong mọi công trình. Các em đọc Ga 1, 3
Ba Ngôi cùng hoạt động trong mọi công trình, nhưng mỗi Ngôi biểu lộ nét riêng biệt Chúa Cha tạo dựng, Chúa Con cứu chuộc và Chúa Thánh Thần thánh hóa (37).
 
Mt 6, 9
Ga 14, 9. 16
Ga 16, 27
 
Ga 14, 21
 
 
 
 
 
Ga 17, 7-9
2. Yêu mến và hiệp thông trong Chúa Ba Ngôi:
  • Chúa Giêsu dạy chúng ta gọi Thiên Chúa là gì? Là Cha
  • Chúa Giêsu còn tỏ cho chúng ta biết Chúa Cha rất yêu mến chúng ta. Và không phải chỉ Chúa Cha, mà chính do tình yêu, Chúa Giêsu nài xin Cha ban Thánh Thần cho chúng ta và đến ở trong chúng ta.
  • Nhưng làm sao để có thể đón nhận được sự hiện diện của Chúa Ba Ngôi trong đời sống chúng ta. Mời các em góp ý?…
  • Đó chính là tuân giữ Lời Chúa. Khi chúng ta tuân giữ Lời Chúa, chúng ta được sống hiệp thông với Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần – và hiệp thông với cả đời sống Hội Thánh, nghĩa là với mọi thành phần trong Hội Thánh.
  • Các em có thể luôn hành động tốt như một người con trong gia đình Thiên Chúa, biết chu toàn bổn phận của mình không?… Nếu em ngoan ngoãn vâng lời Chúa, thì chính Chúa Giêsu đã cầu nguyện cho chúng ta, và chúng ta có chỗ trong gia đình Thiên Chúa.
  • Cầu chúc các em luôn sống trong tình yêu của Chúa Ba Ngôi –  và luôn tôn vinh Chúa Ba Ngôi trong mọi công việc,
Thiên Chúa tỏ cho ta biết mầu nhiệm Ba Ngôi để mời gọi ta thông phần vào chính sự sống của Chúa Ba Ngôi và góp phần làm cho gia đình ta cũng như dân tộc và Hội Thánh thành cộng đoàn hiệp thông theo khuôn mẫu của Thiên Chúa Ba Ngôi (38)
  1. Hướng ý cầu nguyện:
Lạy Chúa, chúng con cám ơn Chúa đã mạc khải cho chúng con biết mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi. Xin giúp chúng con hiểu và sống mầu nhiệm Ba Ngôi để cùng nhau xây dựng nền văn minh tình thương như lời Chúa truyền dạy chúng con. Amen.
IV. TRỞ VỀ CUỘC SỐNG:
1. Bài học:  Câu 34-38
2. sinh hoạt:
3. Gợi ý Sống đạo:    
Em ý thức: mỗi khi làm dấu Thánh Giá, em tuyên xưng Mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi.
-    Thiên Chúa là tình yêu, em yêu thương mọi người trong gia đình, bạn bè và những người chung quanh.
V. KẾT THÚC
 
……………………………………..
 
Bài 8:  THIÊN CHÚA ĐẤNG SÁNG TẠO VÀ QUAN PHÒNG
 
Lời Chúa: “ Mọi âu lo, trút cả choi Thiên Chúa, vì Người chăm sóc anh em”  ( 1 Pr 5, 7 )
Ý chính: 1. Thiên Chúa sábng tạo và quan phòng vạn vật. (1 Pr 5, 6-10 )
                2. Vấn đề sự dữ trong chương trình Thiên Chúa quna phòng( St 3,7-18 )
Tâm tình: Tín thác vào Thiên Chúa là Cha I.ỔN ĐỊNH II.TỪ CUỘC SỐNG:
- Quan sát đàn kiến, bày ong, mối… tại sao chúng lại tổ chức thật trật tự? Một bông hoa, ai có thể mặc cho chúng những màu sắc tuyệt vời? Còn con người thì sao ? Thiên Chúa an bài cuộc sống của chúng ta thế nào ? Và Ngài muốn điều gì?  Chúng ta cùng nhau tới gặp gỡ Chúa
  1. LÊN TỚI CHÚA
  1. Công bố Lời Chúa: ( 1 Pr 5, 7 )  -  Thinh lặng giây lát- GLV gợi ý:
Trong đoạn thư ngắn chúng ta vừa nghe, Thánh Phêrô khuyên mỗi người chúng ta hãy sống khiêm tốn trong bàn tay uy quyền của Thiên Chúa bằng hai thái độ cụ thể: Tin vào sự sáng tạo quan phòng của Thiên Chúa vết nhận định đúng về sự dữ trên trần gian này.
  1. Dẫn giải nội dung giáo lý
 
LỜI CHÚA DẪN GIẢI NỘI DUNG GL
 
 
 
 
 
 
 
St 1, 10.12.    18.21.25.31
1,. Thiên Chúa tạo dựng và quan phòng:
a/ Thiên Chúa tạo dựng:
  • Vũ trụ và sự hiện hữu của nó, thực vật, sinh vật, đặc biệt nhất là con người đang sống động… đó là bằng chứng giúp cho chúng ta hiểu điều gì? … Có một Thiên Chúa, Đấng hằng sống luôn điều khiển muôn vật muôn loài. Mỗi tạo vật  đều tốt và có vị trí, vai trò riêng trong trật tự vũ trụ và chúng phản ánh sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Vd: Chim bắt sâu, ong  hút nhụy hoa làm mật, cây cối cho bóng mát, ngăn bão… Mọi loài lệ thuộc hỗ tương, có liên hệ mật thiết với nhau, hiện hữu nhờ nhau, cho nhau và phục vụ lẫn nhau: Cây cối cần đến mặt trời, nước, gió…v.v.
  • Tất cả vẻ đẹp của vũ trụ và thang giá trị của các tạo vật phản ánh vẻ đẹp và quyền năng của ai ? Thiên Chúa.
  • Vì thế lời tuyên  của chúng ta thật đúng: Thiên Chúa là Đấng tạo thành trời đất muôn vật (hữu hình và vô hình) ® Và  “Thiên Chúa thấy thế là tốt đẹp
 
 
Trong Kinh Tin Kính, ta tuyên xưng Thiên Chúa là Đấng tạo thảnh trời đất, muôn vật hữu hình và vô hình. (39)
 
 
 
Mt 6, 25-34
 
 
 
1 Pr 5, 7
 
Mt 6, 33
b. Thiên Chúa quan phòng
  • Ai đã dạy chúng ta hãy tin tưởng vào Thiên Chúa quan phòng?… Chính Chúa Giêsu.
  • Chúa Giêsu đã dùng hình ảnh nào để giúp chúng ta tin tưởng vào Thiên Chúa quan phòng?
  • Các em mở Mt 6, 26-34: GLV giúp các em hiểu qua từng hình ảnh, như chim trời, bông huệ, Vua Salomon… ngay trên bản văn Tin Mừng.
  • Chúa Giêsu đã dùng lối so sánh  thật là tuyệt diệu để chúng ta an tâm tín thác vào Thiên Chúa là Cha của chúng ta. Chúa biết rõ mỗi người chúng ta cần gì để sống tốt cuộc sống này.
  • Chính vì thế, Thánh Phêrô đã khuyên chúng ta “Mọi âu lo hãy trút cả cho Người vì Người chăm sóc anh em”
  • Chúa Giêsu muốn chúng ta tìm kiếm điều gì?  “Hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người trước” và cố gắng cộng tác phần mình vào chương trình sáng tạo của Thiên Chúa
Thiên Chúa vẫn tiếp tục chăm sóc và hướng dẫn mọi loài thụ tạo, để vũ trụ tiến dần đến mức hoàn hảo như Chúa muốn. Đó là sự quan phòng. (40)
 
Rm 5,
6-17.21
 
St 1,10.
12.18,        21-25.31
 
Rm 5,19-21
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Rm 5, 12
 
St 10, 5…
St 11, 1-9
 
 
 
 
 
Rm 5,20
 
 
 
Rm 8, 28
2. Vấn đề sự dữ trong chương trình Thiên Chúa quan phòng
a/  Thiên Chúa không tạo dựng sự dữ
  • Thiên Chúa tạo dựng tất cả đều tốt đẹp nhưng tại sao lại có sự dữ, đau khổ… ?  Mời các em cùng đọc Rm 5, 16-17.21 để tìm câu trả lời.
  • Qua thư Rm, các em thấy Thiên Chúa có tạo dựng nên sự dữ không? Thiên Chúa đã tạo dựng mọi sự đều tốt lànhê1 đã ghi
  • Vậy sự dữ đã xuất hiện từ đâu?  Từ chính việc con người chống lại Thiên Chúa, lạm dụng tự do Chúa ban để không tuân theo Lời Chúa…
  • Thiên Chúa không tạo dựng sự dữ, trái lại còn làm cho con người công chính khi đã bị sự dữ ràng buộc, nhờ ĐGK. Các em đọc Rm 5, 19-21
b/  Sự dữ thể lý hay còn gọi là sự bất toàn của tạo vật:
  • Thiên Chúa là Đấng toàn năng, toàn mỳ, Ngài sáng tạo mọi vật cách tốt lành nhưng chưa hoàn hảo, để vạn vật liên đới và bổ túc cho nhau, giúp nhau thăng tiến đạt tới mức toàn hảo…GLV dùng những Vd trong đời sống thường nhật cho các em dễ hiểu, và giúp các em ý thức về tinh thân tương trợ, giúp nhau sống và làm việc cách hoàn hảo hơn mỗi ngày, vì mỗi người có những đức tính tốt hay khả năng khác nhau…
  • Sự xấu về thể lý cũng do con người đã không sử dụng đúng khả năng và tự do của mình … nên gây nhiều điều thương tâm cho cuộc sống hôm nay về môi trường, văn hóa, đời sống xã hội…GLV cho những ví dụ thích hợp…
c/ Sự dữ luân lý:
  • Adam – Eva đã tự do quyết định cuộc sống của mình, không muốn lệ thuộc vào Chúa, nên sự dữ đã vào thế gian
  • Sau lụt Đại Hồng thủy, con người lại tiếp tục đi theo đường lối riêng mình… Tháp Babel…: Con người đã tự gây đau khổ cho chính mình, tự phân tán với đồng loại và  đi vào ngõ tối…
  • Thực tế hôm nay: Chúng ta được lời Chúa giáo huấn qua rất nhiều hoàn cảnh, nhưng sự đáp lại của mỗi người thế nào?
  • Bạn có thấy người ta đã làm liều và kết cuộc họ tóm trong câu “ý Chúa định” không?  Đúng hay sai? Tại sao?
  • Cần giúp cho các em xác tín: Thiên Chúa không là nguyên nhân của sự dữ, trực tiếp hay gián tiếp, vì Người là TC của yêu thương.  Các em đọc NDGL 41
d/   Mầu nhiệm sự dữ và đau khổ được Thiên Chúa làm sáng tỏ bằng cách nào?
  • Chúa Kitô đã đến để thực hiện lời hứa bằng tử nạn và phục sinh của Người.  Chính nhờ Người mà ở đâu tội lỗi lan tràn thì ở đó ân sủng càng chứa chan gấp bội
  • Chúng ta theo gương Chúa Giêsu và nhờ sức mạnh của Chúa, Đấng đã chiến thắng sự dữ, chúng ta quyết tâm sống tốt, làm việc tốt, biết thánh hóa những đau khổ hy sinh trong đời thường, để luyện cuộc sống thêm trưởng thành trong đức tin.
  • Vì Thiên Chúa làm cho mọi sự đều sinh ích cho những ai yêu mến Người.
 
Niềm tin Kitô giáo giúp ta hiểu rằng:
Một là TC không tạo nên sự dữ. Người sáng tạo vạn vật tốt lành nhưng chưa hoàn hảo.
Hai là con người đã lạm dụng tự do Thiên Chúa ban nên đã gây đau khổ.
Ba là Thiên Chúa có thể rút ra sự tốt lành từ chính điều dữ, theo những đường lối mà ta chỉ biết được cách đầy đủ trong cuộc sống đời sau. (41)
 
   C.   Hướng ý cầu nguyện: Lạy Chúa là Cha toàn năng, Chúa yêu thương và quan phòng đối với mọi tạo vật mà Chúa đã dựng nên. Xin cho chúng con luôn biết tín thác vào tình thương của Chúa. Xin Chúa dẫn dắt chúng con trên đường đời, nhất là trong những lúc chúng con gặp gian nan thử thách. Chúng con cầu xin nhờ Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng con.
IV. TRỞ VỀ CUỘC SỐNG:
1.   Bài học:  c 39-42
          2.   Sinh hoạt:      NKĐ: Trăng sáng                     TC: Trăng sáng (2 tay giơ lên cao)
 NKĐ: Mây bay                        TC: Mây bay (2 tay giang ngang làm cử điệu bay)       
NKĐ: Gió                                TC:  Gió thổi   (2 tay giơ cao nghiêng sang trái, phải)
NKĐ: Sấm chớp                      TC:   Sấm chớp  (2 tay bịt tai)               
NKĐ:Thiên Chúa dựng nên     TC: Mọi sự tốt đẹp.A…(nhảy lên
3.   Gợi ý sống đạo: Em quyết tâm làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
V.KẾT THÚC 

………………………………..
 
 Bài 9: THIÊN CHÚA TẠO DỰNG CON NGƯỜI  
     
              
Lời Chúa: “ Chúa cho con người chẳng thua kém thần linh là mấy, ban vinh quang danh dự làm mũ triều thiên, cho làm chủ công trình tay Chúa sáng tạo, đặt muôn loài muôn sự dưới chân.(Tv8,6)
Ý chính:    1. Con người trong chương trình tạo dựng của Thiên Chúa. (St 2,15.8-23 )
                   2. Con người sa ngã và lời hứa cứu độ ( St 3,7-18 )
Tâm tình:     Cảm tạ, biết ơn I.ỔN ĐỊNH II.TỪ CUỘC SỐNG:
Có thể dùng câu chuyện những con thú biểu diễn xiếc, để thấy con người là linh ư vạn vật, là tác phẩm tuyệt vời của Thiên Chúa. Con vật dầu khôn mấy cũng phải co con người dạy dỗ…
III.LÊN TỚI CHÚA
A. Công bố Lời Chúa: (St 2,15.18-23) -  Thinh lặng giây lát- GLV gợi ý:
Thiên Chúa vì yêu thương Ngài tạo dựng con người có nam, có nữ, để họ bổ túc cho nhau và cùng nhau hưởng hạnh phúc mà Thiên Chúa đã thương ban. Chúng ta cùng cám ơn Chúa.
B. Dẫn giải nội dung giáo lý
LỜI CHÚA DẪN GIẢI NỘI DUNG GL
 
St 2,15.18-23
 
 
 
 
 
 
 
St 2, 23
 
 
 
 
 
 
 
 
St 1,28;2,5
 
 
St 3,7-18
  1. Con người trong chương trình tạo dựng của Thiên Chúa:
  • Em nào có thể chia sẻ lại cho các bạn về việc Thiên Chúa tạo dựng con người, mà chúng ta đã học ngay từ khi cấp I, II?
  • Kinh Thánh diễn tả một cách thật chi tiết hành động của TC: Phát xuất từ một ý định của Ba Ngôi (Chúng Ta) / lấy mẫu / thực hiện ý định.
  • Nhưng Adam dầu sống giữa muôn vật quanh mình, ông đã cảm thấy hạnh phúc chưa?  /  Thiên Chúa thay đổi kế hoạch: tạo dựng  cho Adam một người Nữ… Adam đã sung sướng thế nào? Vui mừng thốt lên: “Đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi”
  • Như thế, Thiên Chúa đã tạo dựng con người có tự do, tình yêu và lí trí, có nam, có nữ để bổ túc cho nhau và để con người thừa hưởng hạnh phúc và sự sống đời đời.
  1.  Con người có nam, có nữ:
  • Nam nữ có cùng một phẩm giá vì cùng được Thiên Chúa dựng nên giống hình  ảnh Ngài, tuy khác nhau nhưng bình đẳng.
  • Nam nữ được tạo dựng cho nhau, họ cần đến nhau và bổ túc cho nhau để nên hoàn hảo hơn. Trong hôn nhân Thiên Chúa kết hợp nam nữ thành một xác thịt.
  • Nam nữ được Thiên Chúa mời gọi cùng nhau làm chủ trái đất, chứ không làm chủ nhau:
  +  Yêu thương những gì hiện hữu.
   + Làm chủ chứ không hủy diệt.
  • Bởi đó con người luôn có trách nhiệm bảo vệ và phát triển vũ trụ của mình.
b. Những đặc ân cho con người:
  • Ông bà nguyên tổ được tham dự vào đời sống hanh phúc của TC, đó  là tình trạng thánh thiện và công chính nguyên thủy ban đầu.
  • Được dẫn vào vườn địa đàng.
  • Được trao quyền làm chủ vũ trụ.
  • Được cộng tác với Thiên Chúa để hoàn thiện công trình tạo dựng của Ngài.
  • Đặc ân ấy có bao giờ mất không? (có, khi nguyên tổ phạm tội )
 
 
 
 
 
 
 
 
Thiên Chúa tạo dựng con người có nam có nữ để bổ túc cho nhau, và trong hôn nhân, họ được cộng tác với Người để lưu truyền sự sống. (43)
 
 
 
 
 
St, 13,7-18
 
 
 
 
 
 
 
 
St 3,15-18
 
 
 
Rm 5,15.17
  1. Con người sa ngã và lời hứa cứu độ:
  1. Con người bị thử thách và sa ngã:
  • Con người bị sa ngã khi nào?
  • Khi con người lạm dụng tự do để theo ý riêng mình, không theo  ý Thiên Chúa.
  • Con người quay lưng lại với Thiên Chúa
  • Con người chống đối nhau
  • Chuốc lấy tội lỗi, đau khổ xuất hiện
  1. Hậu qủa của tội nguyên tổ:
  • Con người đánh mất  tương quan với Thiên Chúa, mất hết tình nghĩa với Thiên Chúa, mất hạnh phúc làm con và mất quyền thừa hưởng sự sống đời đời.
  • Con người đánh mật tương quan thân tình đối với nhau và với muôn loài.  Adam đổ lỗi cho Evà, Evà đổ lỗi cho con rắn…
  • Con người phải vất vả cực nhọc trong khi chinh phục thiên nhiên…
  • Nhìn vào chính bản thân chúng ta cũng nhận ra những điều trên.
  1. Lời hứa cứu độ:
  • Tại sao Thiên Chúa lại hứa ban đấng cứu độ? Thiên Chúa vì yêu thương con người, Ngài không muốn nhìn thấy con người chết trong tội nên Ngài hứa ban đấng cứu độ để phục hồi quyền làm con và ban lại niềm hạnh phúc ban đầu mà con người đã đánh mất khi phạm tội. Như thế, tội lỗi không những không phá đổ chương trình của Thiên Chúa mà còn là cơ hội để Thiên Chúa tỏ tình thương và lòng nhân hậu của Người.
Thiên Chúa đã ban cho tổ tông loài người được sống trong ơn nghĩa với Thiên Chúa, không phải đau khổ và phải chết. Nhưng hạnh phúc ấy đã mất khi tổ tông phạm tội. (44)
Tổ tông loài người đã lạm dụng tư do mà không vâng phục Thiên Chúa. từ chối tình yêu và sống đối nghịch với Người. Đó là tội tổ tông. (45)
Sau khi tổ tông phạm tội, Thiên Chúa chẳng bỏ mà lại hứa ban Đấng Cứu Thế để cứu chuộc loài người(46).
 
  • Chúng ta cảm tạ Chúa Cha, Đấng đã ban Con Một yêu dấu…
  • Cảm tạ Chúa Giêsu, Đấng đã phục hồi phẩm giá con người cách kì diệu, hơn cả khi tạo dựng…
  • Cố gắng sống đúng với phẩm giá cao cả của con người.
 Hướng ý cầu nguyện:
Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa vì đã ban cho chúng con một hồng ân lớn lao, đó là được dựng nên giống hình ảnh Chúa, Đấng toàn năng, thánh thiện. Xin cho chúng con biết duy trì hình ảnh Chúa nơi tâm hồn và thể xác chúng con, để chúng con luôn biết yêu thương cộng tác với nhau và tích cực bảo tồn vẻ đẹp trong môi trường sống của chúng con. Amen.
IV. TRỞ VỀ CUỘC SỐNG:
1.  Bài học:  c 43-46
  1. Sinh hoạt: Hát bài “ muôn tạo vật ơi “
3.  Gợi ý sống đạo:   Cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho chúng ta được làm con người và đặc biệt là làm con TC. Em tôn trọng gìn giữ tâm hồn và thân xác trong sạch xứng đáng là đền thờ Chúa Thánh Thần.
 4.Bài làm ở nhà:    Tìm và ghi lại một câu lời Chúa trong thư thánh Phaolô nói về tội nguyên tổ.
( đáp án; Rm 5,12; 5,18; Cr 15,21-21 )
V.  KẾT THÚC
       
…………………………………….
 
Bài 10: CHÚA GIÊSU KITÔ   (2 tiết) 
        
Lời Chúa: “Đức Giêsu  lại hỏi: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” Ông Si-mon Phê-rô thưa:“Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống“ (Mt 16, 15–16).
Ý chính:          1.Các danh xưng về Ngôi Con và ý nghĩa của những danh xưng đó
2.Niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô.
Tâm tình:     Hết lòng tôn thờ và yêu mến Chúa Giêsu Kitô IV.ỔN ĐỊNH V.TỪ CUỘC SỐNG:
Trong toà nhà quốc hội Hoa Kỳ tại Washington có một  thư viện lớn vào bậc nhất thế giới. Mỗi năm có hàng ngàn người viết thư hỏi viên quản thủ thư viện: “Ai là người được các tác giả viết nhiều nhất?”
Sau khi thống kê, ông cho biết:
  • 1735 cuốn viết về ông  Napoléon.
  • 1755 cuốn viết về ông Georges Washington.
  • 2319 cuốn viết về ông Abraham Lincoln.
  • 3172 cuốn viết về ông  William Shakespeare.
  • 5152 cuốn viết về Đức Giêsu  Kitô.
  • 5152 cuốn tức là 5152 loại sách viết về Đức Giêsu. Mỗi thư viện thường chỉ có mỗi loại một cuốn. Nhưng sách Thánh Kinh, đặc biệt là cuốn Tân Ước được ấn hành nhiều nhất, tái bản nhiều lần, được dịch ra nhiều thứ tiếng và phổ biến trên khắp thế giới.
Vậy Đức Giêsu là ai mà nhiều người lại muốn tìm hiểu về Ngài? Là người Kitô hữu, chúng ta biết gì về Ngài? Kinh Thánh giới thiệu  Đức Giêsu như thế nào? III.   LÊN TỚI CHÚA
  1. Công bố Lời Chúa: Mt 16, 13 -16 
Chúng ta cảm tạ Chúa  đã mạc khải cho chúng ta nhận biết Đức Giêsu là Đấng Kitô, là Con Thiên Chúa hằng sống, Đấng cứu độ. Xin ban cho chúng ta niềm tin vững mạnh nơi Chúa, được mãi mãi tuyên xưng danh Chúa. vì chỉ có Chúa là Đấng cứu độ chúng ta.
  1. Diễn giải nội dung:
LỜI CHÚA DẪN GIẢI NỘI DUNG GL
 
 
 
 
 
 
 
Lc 1,31
 
Mt 1,21
 
Lc 2.21
 
 
 
Lc 2,11
 
 
 
Mt 16,16
 
Lc 4,18-24
 
 
Cv 10,38
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Mt 16, 16
 
Mt 3,17
 
Mc 9,7
Ga 3,16
Ga 10,36
 
Lc 22, 70
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Mc 4,35– 39
 
Mt 8, 1- 3
Mt 9, 22
Mt 9,29
Mt 8,3
Mt  9 , 33
Mt 9, 25
Lc 7,7-1
Ga 11, 43
 
Lc7,48
Ga 8, 1- 11
 
Ga 13,13
 
Ga 20, 28
1. Các danh xưng về Ngôi Con
a. Tên gọi Giêsu
Sau khi Phêrô tuyên xưng: “Thầy là Đấng Kitô Con Thiên Chúa hằng sống”(c.16). Chúa Giêsu đã cho các tông đồ biết: điều Phêrô tuyên xưng không phải do ông tự nghĩ ra, mà là do Chúa Cha mặc khải. Vậy Chúa Cha đã mạc khải về Đức Giêsu như thế nào ? Mời các em mở Lc 1,31:
  • Khi truyền tin, Sứ thần đã nói với Đức Maria như thế nào ? (Này bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai và đặt tên là Giêsu).
  • Sứ Thần truyền lệnh cho Giuse phải đặt tên cho con trẻ như thế nào? Mời các em mở Mt 1,21: (Ông phải đặt tên cho con trẻ là Giêsu)
  • Sau khi sinh con, Đức Maria và Thánh Giuse đặt tên cho con trẻ là gì ? Mời các em mở Lc 2.21 (Là Giêsu).
  • Như vậy tên Giêsu chính là tên Thiên Chúa  đặt cho Chúa Con khi sinh xuống làm người.
  • Theo Lc 2,11  tên gọi Giêsu có nghĩa là gì ? (Là Đấng cứu độ)
    Như vậy, khi xuống thế làm người, Con Thiên Chúa được gọi là Giêsu, vì tên gọi ấy nói lên sứ mệnh của Người là Thiên Chúa Cứu Độ.
b. Đấng Kitô
  Chúa Thánh Thần đã soi sáng cho Phêrô tuyên xưng Con Thiên Chúa với tước hiệu nào ? Mời các em mở lại Mt 16, 16 – (Đấng Kitô)
  • Đấng Kitô có nghĩa là gì ? Mời các cùng đọc Lc 4,18-24: “ Thần khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi”. Theo tiếng Hylạp, Kitô có nghĩa là Đấng được xức dầu.
Tại sao Chúa Giêsu được gọi là Đấng Kitô ? Mời các em mở Cv 10, 38 – (vì Thiên Chúa đã dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dầu tấn phong Người, để Người chu toàn sứ mệnh Tư tế, Ngôn sứ và Vương đế ).
c. Con Thiên Chúa
  • Trong Kinh Tin kính, ta tuyên xưng Chúa GiêSu là ai ? là Con Một Thiên Chúa và được Chúa Cha sinh ra từ đời đời)
  • Kinh Thánh nói gì về tước hiệu này ?
  • Trong Cựu Ước: “Con Thiên Chúa” chỉ những mối liên hệ thân tình giữa Thiên Chúa và các tạo vật của Người.
  • Trong Tân Ước: Tước hiệu “Con Thiên Chúa” là một mạc khải mới từ Chúa Cha, vì thế, “Con Thiên Chúa” mang một ý nghĩa khác hẳn và trổi vượt hơn Cựu Ước. (GLV đọc trước một vế của câu Tin Mừng gợi ý cho các em đọc tiếp phần còn lại)
  • Phêrô tuyên xưng:“ Thầy là Đấng Kitô ….. Con Thiên Chúa hằng sống”.
  • Tại sông Giođan Chúa Cha đã công bố: “Đây là Con Ta yêu dấu…..  Ta hài lòng về Người”
  • Trong biến cố hiển dung, Chúa Cha đã nói: “Đây là con Ta yêu dấu….  hãy vâng nghe lời Người”
  • Đức Giêsu nói gì về tước hiệu Con Thiên Chúa ? Mời các em mở Ga (Ngài tự xưng mình là “Con độc nhất  của Chúa Cha, là Con Thiên Chúa”.
  • Vì sao Chúa Giêsu bị kết án tử  hình ? Mời các em mở Lc (Vì trước Thượng Hội Đồng của người Do Thái, Chúa Giêsu đã công khai nhận mình là Con Thiên Chúa, họ cho rằng Ngài đã nói lộng ngôn).
Tóm lại: Danh xưng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa mang ý nghĩa là: “đồng bản tính với Chúa Cha, Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa”. Chúa Giêsu được Chúa Cha sinh ra từ đời đời, Người là Con Một Chúa Cha và chính Người cũng là Thiên Chúa. 
d.  Chúa Giêsu là Chúa
* Chúa Giêsu Kitô là Đấng có uy quyền. Uy quyền tối cao ấy được tỏ lộ qua các trình thuật phép lạ. Em biết những phép lạ nào Chúa Giêsu đã làm?  (GLV cho các em kể khoảng 5 ví dụ. Nếu các em không nhớ, GLV có thể đọc xuất xứ để các em lần giở Tin Mừng.
  • Phép lạ Chúa Giêsu đã truyền cho gió và biển im lặng khi đi trên Biển hồ với các môn đệ : Chúa tỏ lộ uy quyền với thiên nhiên
  • Với bệnh tật: Người phong cùi; chữa người bại liệt; chữa người đàn bà băng huyế); Chúa chữa hai người mù; chữa con gái người đàn bà Canaan (Mt 15, 28 ); Chúa chữa mười người phong hủi (Lc 17,11- 19).
  • Với thần ô uế: Chúa Giêsu chữa hai người bị quỷ ám ; Người câm bị quỷ ám.
  • Với sự chết: Chúa Giêsu làm cho kẻ chết sống lại: Con gái vị thủ lãnh Israel ; Con trai bà góa thành Naim ; Lazarô em bà Mácta và Maria.
    • Chúa Giêsu không chỉ chữa lành bệnh tật thân xác mà còn chữa lành cả bệnh tật  linh hồn: Người tha tội cho người phụ nữ tội lỗi tại nhà ông Simon biệt phái; tha tội cho người phụ nữ ngoại tình.
    • Chính Chúa Giêsu công khai xác nhận người là Chúa: “ Anh em gọi Thầy là “Thầy”, là “Chúa” điều đó phải lắm, vì quả thật Thầy là Thầy, là Chúa”.
    • Thánh Tôma cũng đã tuyên xưng Chúa Giêsu là:“Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con”.
    • Chúng ta cũng tuyên xưng Chúa qua mỗi lần làm dấu thánh giá “ Nhân danh Cha và Con và thánh Thần”
    • Trong kinh Tin kính Giáo Hội tuyên xưng Chúa Giêsu: “Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, ánh sáng bởi ánh sáng, Thiên Chúa thật là Thiên Chúa thật…. đồng bản tính với Đức Chúa Cha…”
    • Vậy ta tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô là “Chúa” vì ta tin nhận uy quyền tối cao và thần linh của Người.
 
Con Thiên Chúa xuống thế làm người được gọi tên là Giêsu, vì tên gọi ấy nói lên sứ mạng của Người là “Thiên Chúa Cứu Độ” (48).
 
Chúa Giêsu được gọi là Đấng Kitô vì Thiên Chúa đã dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dầu tấn phong Người, để Người chu toàn sứ mệnh Tư tế, Ngôn sứ và Vương đế (49)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Trong Kinh Tin Kính, ta tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô là Con Một Thiên Chúa đã xuống thế làm người để cứu chuộc nhân loại (47)
 
 
Ta tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa vì Chúa Giêsu Kitô là Ngôi Con được Chúa Cha sinh ra từ đời đời. Người là Con Một của Chúa Cha và chính Người cũng là Thiên Chúa.(50)
 
 
 
 
Ta tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô là Chúa vì ta nhận uy quyền tối cao và thần linh của Người.(51
 
 
 
Cl 2,6-7
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Cl 2, 6-7
Gl 2, 20.
 
 
Mt 7,21
 
 
 
 
Mc 16, 15
1 Cr 9, 16
 
 
 
 
Mt 9, 37- 38
Mt 5,14
Ga 13,15
 
2. Niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô
    - Các thánh Tử đạo Việt Nam, đã tuyên xưng niềm tin vào Đức Kitô bằng cái chết. Vậy Chúa muốn chúng ta thể hiện niềm tin ra sao ? Mời các em mở Cl: (Thánh Phaolô kêu gọi ta sống kết hợp với Chúa Giêsu Kitô, hãy bén rễ sâu trong Người và xây dựng đời mình trên nền tảng Chúa Giêsu Kitô).
   - Như vậy, để sống niềm tin, chúng ta phải làm 3 việc sau:
a. Học biết về Đức Giêsu Kitô
Phải học giáo lý và Lời Chúa vì không biết Kinh Thánh là không biết Chúa  Kitô. Người là trọng tâm toàn bộ Kinh thánh, vì mọi sự quy hướng về Người và hoàn tất nơi Người.
Người tín hữu còn học giáo lý để tìm hiểu kế hoạch ngàn đời của Thiên Chúa nơi con người Chúa Giêsu Kitô, để tìm hiểu ý nghĩa cử chỉ, lời nói và việc làm của Chúa Kitô để được sống thân mật và hiệp thông với Người.
Việc học biết về Chúa Giêsu không chỉ  dành cho tuổi nhỏ, nhưng còn trong suốt cả cuộc đời mỗi người với những hình thức thích hợp cho từng lứa tuổi.
b. Sống kết hợp với Chúa Kitô
  • Theo Thánh Phaolô sống kết hiệp với Chúa Kitô đó là việc gì ? - Sống kết hợp với Chúa Kitô, bám rễ sâu và xây dựng đời mình trên nền tảng là Chúa Giêsu Kitô -  Tôi sống nhưng không còn phải là tôi sốngmà là Chúa Kitô sống trong tôi .
  • Còn TM Mt thì dạy kết hợp với Chúa Kitô là gì ? Là sống như Chúa đã sống:  luôn tìm kiếm và thi hành ý muốn của Chúa Cha
  • Niềm tin vào Chúa Kitô không chỉ là hiểu biết, kiến thức, nhưng niềm tin này còn chi phối tất cả cuộc đời người Kitô hữu. Đặt niềm tin vào Chúa Kitô chúng ta còn phải: Loan báo Tin Mừng Chúa Kitô
c. Loan báo tin Mừng Chúa Kitô
* Tại sao phải loan báo Tin Mừng ? các em mở Mc và 1 Cr:   Vì Chúa Giêsu truyền dạy: “ Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo” - Thánh Phaolô đã cảm nghiệm được yêu cầu khẩn thiết này khi nói:“ Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng”
* Vậy chúng ta loan báo tin mừng bằng những cách nào?
  a. Bằng lời cầu nguyện
b. Bằng đời sống chứng tá
c. Bằng nghề nghiệp (HC HT. 31).
       d. Bằng việc tham gia công tác truyền giáo (HCHT.33).
 
 C. Hướng ý cầu nguyện:
Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa  đã mạc khải cho chúng con nhận biết Chúa Giêsu là Đấng Kitô, là Con Thiên Chúa hằng sống, Đấng cứu độ. Chúng con xin được mãi mãi tuyên xưng danh Chúa. Xin ban cho chúng con niềm tin vững mạnh nơi Chúa, Xin củng cố niềm tin nơi chúng con, để suốt cuộc đời chúng con luôn biết tin tưởng, phó thác vào Chúa và biết làm chứng cho Chúa trong cuộc sống hàng ngày của chúng con.
IV. TRỞ VỀ CUỘC SỐNG:
1.  Bài học:  c 47-51
  1. Sinh hoạt: …
3.  Gợi ý sống đạo:
4.Bài làm ở nhà
V.  KẾT THÚC
 
…………………………………………
 
 BÀI 11: CUỘC SỐNG TRẦN THẾ CỦA CHÚA GIÊSU              
 
Lời Chúa: “ Đức Giêsu đi khắp miền Galilê giảng dạy trong các Hội đường của họ, rao giảng Tin Mừng Nước Trời, và chữa hết các bệnh hoạn tật nguyền của dân” (Mt 4,23)
Ý Chính:     1.  Cuộc sống trần thế của Chúa Giêsu ( Mt 4,23-25)
2.  Chúa Giêsu chọn gọi các Tông Đồ (Lc 6,14-16)
Tâm Tình: Chiêm ngắm Chúa Giêsu yêu mến và bắt chước Ngài.
I.  ỔN ĐỊNH:
II. TỪ CUỘC SỐNG:
Để tỏ lòng ngưỡng mộ đối với Lénine, Vị lãnh đạo tối cao của Cộng Hòa Liên xô, Staline đã triệu tập một hội nghị các bác sĩ và các nhà bác học với mục đích bảo tồn di hài của ông. Người ta đã rút hết chất nước trong xác ra, thay vào đó một thứ nước đã khử trùng và có hòa một thứ thuốc bí mật. Muốn giữ cho xác không bị hư hoại, các kỹ sư đã phải điều chỉnh cho nhiệt độ trong lăng luôn là 16 độ.
Kitô giáo không đề cao thân xác con người một cách tuyệt đối như vậy, cũng không khinh miệt thân xác con người như một thứ vật chất vô giá trị. Kitô giáo luôn tôn trọng thân xác một cách đúng mức, vì tin rằng nhờ thân xác mà con người hiện hữu trong xã hội, và quan trọng hơn cả chính là sự bất tử mà thân xác con người sẽ tham dự trong ngày sống lại.
Chúa Giêsu cũng mang lấy thân xác con người như chúng ta. Người đã sống một cuộc đời trần thế như thế nào, chúng ta cùng lên với Chúa xin Người soi sáng cho chúng ta.
III. LÊN TỚI CHÚA:
A. Công bố Lơi Chúa:  Mt 4,23-25 – Thinh lặng gợi ý:
Đoạn Tin Mừng chúng ta vừa nghe cho thấy hình ảnh Đức Giêsu như Thầy dạy Chân lý, Đấng chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền. Dân chúng lũ lượt đi theo Đức Giêsu. Còn bạn, bạn có muốn theo Người không?
B. Dẫn Giải Nội Dung
LỜI CHÚA DẪN GIẢI NỘI DUNG GL
 
 
 
Mt 6, 4b. 6c. 8. 32b
Ga 1, 18
 
Ga 14,9-10
 
Ga 3, 16
 
 
Mt 6, 9-10
Ga 10, 16
1. CUỘC SỐNG TRẦN THẾ CỦA CHÚA GIÊSU
  1. Cuộc sống trần thế của Chúa Giêsu có mục đích gì?
*   Mặc khải Thiên Chúa là Cha
  • Thiên Chúa là Cha rất yêu thương chúng ta. Có phải tự nhiên chúng ta biết được điều đó không? Không, chính Chúa Giêsu mặc khải cho chúng ta biết điều đó. Các em đọc Mt 6, 4b. 6c. 8. 32b
  • Qua cuộc sống của Chúa Giêsu, Người luôn tỏ cho chúng ta thấy lòng nhân hậu của Thiên Chúa là Cha qua sự cứu độ của Người.
  • Lần kia, Philipphê thưa với Chúa Giêsu: “Xin tỏ cho chúng con thấy Cha là chúng con mãn nguyện”. Đố các em biết câu trả lời của Chúa Giêsu thế nào? Mở Ga 14,9
*   Cứu chuộc loài người:  
  • Để cứu chuộc loài người, Thiên Chúa Cha đã làm gì? Ban Con Một yêu dấu….
  • Cuộc sống trần thế của Chúa Giêsu thế nào ? Nhập thể làm người – Belem – Na-gia-rét – rao giảng Nước Trời – tử nạn – Phục sinh. Người thể hiện một cách tuyệt hảo lòng yêu mến và vâng phục Thánh ý Cha, để quy tụ muôn người về Nước Cha, và ban lại cho con người quyền làm con Thiên Chúa, được hiệp thông với Chúa và với nhau.
 
 
 
 
Trong cuộc sống trần thế, tất cả những gì Đức Giêsu đã nói đã làm và đã chịu đều có mục đích: mặc khải về Chúa Cha, cứu chuộc loài người và quy tụ muôn loài để tất cả được hiệp thông với Thiên Chúa. (52)
 
Mc 1, 11-15
 
 
 
 
 
 
Mt 8,16
Mt 9,14-25
b) Khi rao giảng Chúa Giêsu chủ ý loan báo điều gì?
  • Mời các em đọc Tin Mừng Mc 1, 11-15
  • Thời kỳ đã mãn” nghĩa là gì ?…   Thời chuẩn bị cho Đấng Mêsia đã qua rồi, bây giờ khởi đầu cho giai đoạn Đức Giêsu thực hiện ơn Cứu Độ.
  • Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần”: Đức Giêsu , Đấng loan báo Nước Thiên Chúa đã ở giữa dân tộc của Người, ở giữa nhân loại…
  • “ Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”, nghĩa là sao? Thay đổi hường đi, từ bỏ con đường tội lỗi để trở về với Thiên Chúa…  GLV dùng những Vd thích hợp
  • Có những dấu cho ta thấy Nước Thiên Chúa đang đến: Chúa Giêsu đã làm nhiều phép lạ và những việc phi thường như: biến nước thành rượu, hóa bánh ra nhiều, xua trừ ma quỷ, chữa lành bệnh tật, cho kẻ chết sống lại và nhất là chính Người sau khi chết đã sống lại. (54)  - Cho các em  mở Tin Mừng để minh chứng.
 
Khi rao giảng, Chúa Giêsu loan báo: Thời kỳ đã mãn. Nước Thiên Chúa đã gần đến. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng” (Mc 1,15) (53)
 
 
 
Mt 17,1-8
Mt 16,21-26
 
 
 
 
c) Biến cố Hiển Dung( biến hình) của Chúa Giêsu:
  • Mời các em theo dõi Tin Mừng Mt 17,1-8.  Đoạn Tin mừng các em vừa nghe được viết sau sự kiện loan báo thương khó  và lời mời gọi bước theo Thầy trên nẻo đường Thập giá.
  • Cuộc biến hình được diễn ra thế nào thế nào?
  • Chúa Giêsu đưa các môn đệ lên núi cao, cho các ông nhìn tận mắt vinh quang của Chúa, sự hiện diện của Elia (ngôn sứ) và Mosê (Lề Luật). Chúa muốn dạy các môn đệ và chúng ta điều gì? (xem số 57)
  • Tại sao Đức Giêsu cần củng cố niềm tin của các Tông đồ?
  • Ngày Đức Giêsu lại đến trong vinh quang là ngày nào?
  • Em rút được bài học gì qua ý nghĩa thứ ba của biến cố hiển dung?…
Ý nghĩa biến cố hiển dung:
1. Bày tỏ vinh quang thần linh của Chúa Giêsu để củng cố niềm tin các Tông đồ trước cuộc khổ nạn.
2. Cho nếm trước hạnh phúc ngày Chúa Kitô lại đến trong vinh quang.
3. Xác định ai muốn bước vào vinh quang phải qua Thập giá. (57)
 
Mt 4,18-22
Ga 1,43-51
Mt 9,9
Ga 21,15-17
Mt 28,16-20
2/ Chúa Giêsu chọn gọi các Tông Đồ:
  • Cùng với việc loan báo Tin Mừng về nước Thiên Chúa, Chúa Giêsu đã ngay từ đầu đời công khai đã kêu gọi và chọn 12 Tông Đồ, đặt Phêrô làm thủ lãnh, Ngài cho họ tham dự vào sứ mạng quyền bính của Ngài và sai họ đi rao giảng Tin Mừng để quy tụ mọi người thuộc mọi dân tộc trong Giáo Hội của Ngài
  • Mời các em mở Tin Mừng Lc 6,14-16 để biết được các Tông Đồ là ai?
 
 
 
 
 
C. Hướng Ý Cầu Nguyện:
Suốt cuộc đời trần thế, Chúa Giêsu luôn hướng về mục đích duy nhất là mạc khải về Chúa Cha và cứu chuộc nhân loại. Ngài luôn vâng lời Chúa Cha trong mọi biến cố... Người cũng đã chọn mười hai Tông đồ và biến hình sáng láng trước mặt các ông để củng cố lòng tin cho các Tông đồ. Chúng ta cùng cầu xin cho mỗi người chúng ta biết chấp nhận thực tế và mạnh mẽ can đảm vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Chúng ta cùng thinh lặng ít phút để cầu nguyện.
IV. TRỞ VỀ CUỘC SỐNG
1. Bài Học: Câu 52- 57
2. Sinh Hoạt: Hát theo tập sinh hoạt.
3. Gợi Ý Sống Đạo: Theo gương Đức Giêsu, Em làm tròn bổn phận con cái trong gia đình. Đó  chính là những lời rao giảng cụ thể nhất mà các em có thể làm được. 
4. Bài Làm ở nhà:  Em hãy tìm và ghi lại câu Lời Chúa nói lên lòng yêu mến của Phêrô khi Chúa Giêsu trao quyền chăn dắt chiên con, chiên mẹ cho ông.
 V. KẾT LUẬN:
……………………………………..
 
       Bài 12: CUỘC KHỔ NẠN CỦA CHÚA GIÊSU
            
Lời Chúa:   “Tội lõi của chúng ta, chính Người đã mang vào thân thể mà đưa lên cây thập giá, để một khi đã chết với tội, chúng ta sống cuộc đời công chính. Vì Người phải mang những vết thương mà anh em đã được chữa lành” ( 1Pr 2,24 )
Ý chính:       1.  Nguyên nhân cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu. (1Pr 2,24 )
       2.  Cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu ( Ga 19,17-19)
Tâm tình:   Sám hối vì cảm nhận tình yêu cứu độ của Thiên Chúa.
Chuẩn bị:   GLV đọc lại giáo án bài 5 cấp I và bài 6 cấp II.
I.  ỔN ĐỊNH II.  TỪ CUỘC SỐNG:
  • “ Có sinh ắt có tử”, chết là quy luật tự nhiên vì thế con người ai cũng phải chết. Nhưng mỗi người đều có cái chết khác nhau:
  • Mẹ Têrêsa thành Calcutta chết ( 6 / 9 / 97 ) vì bị nhồi máu cơ tim.
  • Công nương Diana chết ( 30 / 8 / 97 ) vì tai nạn giao thông.
  • Còn Chúa Giêsu chết vì nguyên do nào? Chúng ta có liên quan gì đến cái chết của Ngài không? Chúng ta hãy xin Chúa Giêsu cho chúng ta hiểu vấn đề này. /    ( Mời các em cùng gặp Chúa qua Lời Người)
III.  LÊN TỚI CHÚA
  1. Công bố Lời Chúa: ( Ga 11, 45-53) – Gợi ý:
Các em thân mến,
Các em có thái độ nào khi nghe bài Tin Mừng này? Chúng ta muốn vào số những người tin hay chống đối Đức Giêsu? Xin Chúa giúp chúng ta cảm nhận được Lời Chúa đang nói với từng người chúng ta, và thực sự chúng ta có liên quan đến cái chết của Đức Giêsu !
D.Dẫn giải nội dung giáo lý
LỜI CHÚA DIỄN GIẢI NỘI DUNG GL
 
 
Ga 11,47-50
Mc 3, 1-6
Mt 12, 1-15
Mt 8, 2-3
 
 
Mt 15, 1-6
 
  1. Nguyên nhân cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu
a/   Chúa Giêsu bị chống đối:
  • Dựa vào Ga, các em nhận định thái độ của các Thượng tế và Pharisiêu thế nào?
  • Việc Chúa chữa bệnh trong ngày Sabát hay các môn đệ đã bứt bông lúa ăn trong ngày này. Lý luận của Chúa Giêsu thế nào?
  • Người Pharisiêu và kinh sư hạch sách Chúa Giêsu: các môn đệ vi phạm truyền thống của tiền nhân:”không rửa tay khi dùng bữa”(truyền thống của tiền nhân ở đây hiểu là giáo lý và quyết định của các Ráp-bi Dothái rất tỉ mỉ, nhiều khi được coi ngang hàng hay là hơn cả chính luật Môsê nữa).
  • Chúa Giêsu tỏ ra rất nghiêm khắc với sự đảo lộn giá trị như  thế nên người yêu cầu những người Pharisiêu và kinh sư trở về giá trị nội tại của Luật và những hạn chế của tập tục. Họ rất tức bực…
Chúa Giêsu bị chống đối vì nhiều người trong giời lãnh đạo Do Thái cho rằng Chúa Giêsu chống lại luật Môsê, coi thường Đền thờ Giêrusalem và nhất là phạm thượng, dám coi mình là Thiên Chúa. (58)
 
Mt 5, 17
Gl 3, 13
 
Mt 5, 18-19
 
Mc 7, 8
Mt 8, 2-3
b/  Thái độ của Chúa Giêsu:
  • Đối với Lề Luật:
  • Chúa Giêsu đến không phải để bãi bỏ nhưng là để kiện toàn Lề Luật.
  • Người đã chu toàn Lề Luật đến nỗi gánh lấy “lời nguyền của Lề Luật”, đó là việc Chúa chấp nhận chết trên khổ giá.
  • Người lớn nhất trong Nước trời phải chu toàn Lề luật bằng cách thi hành trọn vẹn, ngay cả trong những điều luật nhỏ nhất.
  •  Nhưng người Do thái giữ luật vụ hình thức, thêm vào những tập tục rườm rà…làm cho Lề Luật trở nên nặng nề nên Chúa Giêsu chống đối, phê phán và tố giác họ, Ngài coi đó như  là sự phản bội ý muốn của Thiên Chúa. Vì thế, mối quan hệ giữa Chúa Giêsu và các thủ lãnh tôn giáo trở nên căng thẳng
Chúa Giêsu không hủy bỏ luật Môsê, nhưng đã tuân giữ trọn vẹn và làm cho nên hoàn hảo. (59)
 
 
 
Lc 2, 41
Ga 2, 16
 
 
 
 
Ga 2, 19-21
 
  • Đối với Đền thờ:
  • Cùng với dân tộc, Chúa Giêsu dành cho đền thờ Giêrusalem sự tôn kính đặc biệt, nơi đó Người được cha mẹ hiến dâng cho Thiên Chúa
  • Hàng năm Ngài lên hành hương dịp lễ Vượt Qua
  • Người coi đền thờ là nhà của Cha, nhà cầu nguyện. Người phẫn nộ vì tiền đường đền thờ đã trở thành nơi buôn bán:”Đừng biến nhà Cha ta thành nơi buôn bán…”
  • Chúa Giêsu tôn kính đền thờ cách đặc biệt, Người tự đồng hoá với đền thờ khi coi mình là nơi Thiên Chúa hiện diện và tỏ mình ra cho loài người. Nhưng tại sao người Do Thái hiểu lầm Chúa? Câu Tin Mừng nào cho chúng ta hiểu rõ vấn đề?
  • Tư tưởng của người Do Thái đúng hay sai?
  • Các em đã nhận định rõ về thái độ của Chúa Giêsu đối với Đền Thờ. Còn thái độ của chúng ta mỗi khi đến nhà thờ, nhà của Thiên Chúa, chúng ta có thái độ nào? ….
Chúa Giêsu rất tôn trọng Đền Thờ vì đó là nhà Cha Người, là nơi dành riêng để cầu nguyện và gặp gỡ Thiên Chúa. Tuy nhiên, người Do Thái đã hiểu lầm khi Người nói: “Các ông cứ phá Đền Thờ này đi, nội trong ba ngày, Ta sẽ xây dựng lại” (Ga 2, 19). Vì Đền Thờ Người muốn nói đây chính là thân thể Người” (Ga 2,19-21). (60)
 
Mc 12,29
Ga 5,44;17,3
Mt 6,25-32
 
Mt 9:11
Lc 15,2;19,7
Ga5,18
  • Đối với niềm tin vào Thiên Chúa duy nhất:
  • Trong khi rao giảng, Chúa Giêsu luôn tôn trọng niềm tin vào Thiên Chúa duy nhất của dân tộc Israel. Người dạy cho họ biết tin vào Thiên Chúa là Cha quan phòng yêu thương và giàu lòng thương xót.
  • Để thể hiện tình yêu của Cha với nhân loại, Chúa Giêsu rất yêu thương tội nhân, Người vào nhà và đồng bàn với họ để cứu vớt họ. Người chữa lành bệnh tật, kể cả ngày Sabat. Điều này làm cho các Biệt phái vui mừng hay khó chịu? Tại sao? Điều đó đúng hay sai?
  • Từ những lối nhìn đó họ tiến đến mưu kế muốn tiêu hủy Đức Giêsu …
  • Chúng ta được mời gọi phải thay đổi lối nhìn thế nào?…    Hãy nhìn vào chính mình để nhận ra thực trạng tội lỗi, khuyết điểm của mình. Và hãy luôn có cái nhìn tốt trong tương quan với tha nhân.
Chúa Giêsu vẫn luôn tôn trọng niềm tin của dân Israel vào Thiên Chúa duy nhất, nhưng vì Người cũng là Thiên Chúa nên Người xưng mình làm chủ ngày Sabat, có quyền tha tội. Vì thế, một số người Do Thái đã lên án Người là kẻ phạm thượng. (61)
 
 
 
 
Ga 11, 50
2. Cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu:
- Vụ án Chúa Giêsu là một vụ án phức tạp về mặt lịch sử, không phải tất cả mọi thành hần lãnh đạo tôn giáo Do Thái đều nhất trí thủ tiêu Người. Trong số đó cũng có những người tin vào Người. Tuy nhiên những người cực đoan đã thắng. Nhóm Biệt phái đe dọa trục xuất tất cả những ai theo Chúa Giêsu. Caipha đưa ra lý lẽ biện minh “Thà một người chết thay cho toàn dân hơn là toàn dân bị tiêu diệt”. Cuối cùng, họ đã dùng bàn tay của đế quốc Rôma để sát hại Chúa Giêsu dưới một tội danh chính trị.
 
 
 
Ga 19,16b-30
 
Mt 16,21
Lc 24,45-46
1Ga 4,10
1Pr 3,19; 4,8
Dt 9,14
 
a/  Chúa Giêsu chịu chết trên thập gíá
Để cảm nhận sâu sắc hơn về tình yêu của Chúa Giêsu trong cuộc tử nạn. Thay cho lời chia sẻ, mời các em giữ cho tâm hồn mình tĩnh lặng để tất cả chúng ta cùng đứng và đọc Lời Chúa. (Cần tạo một bầu khí thật tốt để đọc đoạn TM này –Đọc xong, thinh lặng 1 phút – mời ngồi)
  • Toàn bộ cuộc sống của Chúa Giêsu là một hiến tế dâng lên Chúa Cha, đồng thời cũng là tình yêu cứu độ con người. Chúa Giêsu hoàn toàn ý thức về cái chết của Người. Vì chính nhờ cuộc khổ nạn, Người đã hoàn tất chương trình cứu độ của Thiên Chúa, để cứu tất cả mọi người, kể cả những người công chính đã chết trước khi Người đến trần gian. Hiệu quả ơn cứu chuộc của Người không giới hạn không gian và thời gian. Đó cũng chính là lý do Chúa Giêsu xuống ngục tổ tông – mà khi đọc Kinh Tin kính chúng ta tuyên xưng - để đem Tin vui cho các tổ phụ, tiên tri… những con người công chính luôn chờ mong nhìn thấy ơn cứu độ.
Chúa Giêsu đã chịu đóng đinh và chết trên Thập giá. Xác Người được mai táng trong mồ, còn linh hồn Người thì xuống ngục tổ tông. (62)
Chúa Giêsu xuống ngục tổ tông để loan báo Tin Mừng cứu độ cho những người công chính đã chết trước khi Người đến. (63)
Các em thân mến,
Vì yêu thương, Chúa Giêsu đã tự hiến tế như lễ vật vẹn toàn dâng lên Thiên Chúa. Máu Người thanh tẩy lương tâm chúng ta khỏi những việc đưa tới sự chết, để chúng ta xứng đángphụng thờ Chúa và hưởng vinh quang Nước Trời. Chúng ta hãy cảm tạ Chúa Giêsu.
C. Hướng ý cầu nguyện: “Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người hiến mạng mạng vì người mình yêu!” Lạy Chúa Giêsu, chúng con cảm tạ Chúa. Chúa đã chết vì yêu thương chúng con, xin cho chúng con cảm nhận được tình yêu Chúa đã dành cho chúng con, hầu chúng con luôn biết tránh xa tội lỗi, và biết chấp nhận những đau khổ, trái ý như cơ hội để thanh luyện chúng con hấu xứng đáng bước vào vinh quang Chúa! IV.TRỞ VỀ CUỘC SỐNG: 1.Bài học: 58- 62 2.Sinh hoạt:  Tìm trong tập sinh hoạt giáo lí cấp III 3.Gợi ý sống đạo:  …
      4.    Bài tập: 
V.  KẾT THÚC:  Tóm ý chính. Kinh Sáng Danh.
   
………………………………………..
 
Bài 13: CHÚA GIÊSU SỐNG LẠI VÀ LÊN TRỜI   
 
Lời Chúa: “Hỡi những ngừoi Galilê, sao còn đứng nhìn lên trời?Đức Giêsu, Đấng vừa lìa bỏ các ông và được rước lên trời, cũng sẽ ngự đến y như các ông đã thấy Người lên trời.”(Cv 1, 11)
Ý chính:      1.  Chúa Giêsu sống lại (Ga 20, 16- 20)
                    2. Chúa Giêsu lên trời (Cv 1, 1-2. 9-11)
Tâm tình: Cảm tạ, tin tưởng vào Chúa Giêsu phục sinh.
Chuẩn bị:   GLV đọc và nhớ kỹ giáo án bài 6 cấp I và bài 7 cấp II.
I.   ỔN ĐỊNH
II.     TỪ CUỘC SỐNG:
Một người Công giáo nói chuyện về tôn giáo với một người Hồi giáo:
  • Người Công giáo nói: Tạ ơn Đức Chúa đã ban cho chúng tôi một quyển Kinh Thánh vô ngộ.
  • Người Hồi giáo trả lời: Chúng tôi cũng tạ ơn Đức Thánh Alla đã ban cho chúng tôi một kinh Coran vô giá.
  • Cám ơn Đức Chúa đã ban cho chúng tôi một Đấng Cứu Thế là Đức Giêsu Kitô.
  • Chúng tôi cũng tạ ơn Đức Thánh Alla  đã ban cho chúng tôi mộ vị tiên tri là Mahomet.
  • Tạ ơn Đức Chúa vì Chúa Giêsu chịu chết vì tội lỗi con người.
  • Chúng tôi tạ ơn Đức Thánh Alla vì Mahomet đã xả thân vì nhân loại.
  • Tạ ơn Chúa vì sau ba ngày nằm trong phần mộ, Chúa Cứu Thế đã sống lại khải hoàn. Ngài ngự về trời và hiện đang ngự bên hữu Đức Chúa để cầu bầu cho chúng tôi.
  • Người Hồi giáo ngơ ngác: Ồ cái ấy thì tôi không biết đến, vì từ khi Mahomet qua đời chúng tôi không được tin gì nữa.
Với câu chuyện trên đây, chúng ta nhận thấy tôn giáo nào cũng dạy ăn ngay ở lành, cũng có tế tự, luật lệ, nhưng chỉ có Đấng sáng lập đạo Công giáo là Đức Giêsu Kitô, Người đã từ trời xuống – và đã sống lại – lên trời. Đó chính là điều mà Chúa muốn nói với chúng ta trong giờ học này mời các em gặp Chúa.
 
III.    LÊN TỚI CHÚA
  1. Công bố Lời Chúa: (Ga 20, 19-20 )
Sau khi đọc lời Chúa – thinh lặng – GLV gợi ý:
Thánh sử Gioan trình bày cho ta biết Ngài đã sống lại, Ngài đem bình an và niềm vui cho các môn đệ. Xin Chúa mở lòng chúng ta – qua giờ học giáo lý này - chúng ta đón nhận niềm hy vọng và sự an bình của Chúa.
  1. Dẫn giải nội dung giáo lý
LỜI CHÚA DẪN GIẢI NỘI DUNG GL
 
 
 
 
 
 
 
Ga 20, 1-8
 
 
Ga20,11-21,25
Cv 1, 3
 
Ga 20, 28-29
  1. CHÚA GIÊSU SỐNG LẠI:
    1. Biến cố lịch sử
  • Con người thời nay, trước khi tin một vấn đề gì họ luôn đòi hỏi phải có bằng chứng xác thực trong lịch sử, Vậy việc Đức Giêsu sống lại, điều mà chúng ta vẫn tuyên xưng trong kinh tin kính, có phải là một biến cố lịch sử không? Mời các em cùng mở Tin Mừng để xem các thánh sử nói gì về vấn đề này nhé.
  • Ngôi mộ trống: tự nó, sự kiện này không phải là một bằng chứng trực tiếp về sự sống lại của Đức Giêsu, nhưng nó là dấu chỉ chủ yếu, nhờ những dấu chỉ đó các môn đệ đã tin vào sự sống lại của Đức Giêsu.
  • Những lần Chúa phục sinh hiện ra gặp gỡ các tông đồ, các môn đệ và những người khác trong thời gian là 40 ngày để tiếp xúc, sinh hoạt với họ, để bổ túc công việc dạy dỗ các tông đồ.
  • Chứng tích sống động của các chứng nhân: Madalêna và Maria, Phêrô và Gioan, những người đã thấy ngôi mộ trống, đã gặp thiên thần báo tin phục sinh… và của các tông đồ khác… cả lời cứng tin của Tôma
Việc Chúa Giêsu sống lại không những là sự khiện lịch sử, mà còn là một biến cố siêu việt vượt trên lịch sử, nên giác quan không thể kiểm nhận được, vì khi sống lại thân xác của Người đã được biến đổi thành thân xác vinh hiển, thần thiêng.
 
Ga 20, 11-18
 
Lc 24, 36-43
 
Cv3,4-10;5, 2
 
 
Cv2, 41
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Ga 20, 15
Lc24,15-16.31
 
Ga 20, 19
 
Ga 21, 1-14
 
Lc 24, 21
 
Cv 9, 5
+  Chúa Giêsu phục sinh hiện ra với Madalêna, Maria để trấn an và sai các bà làm sứ giả của Tin Mừng phục sinh
+ Các tông đồ đang co cụm trong nhà, đóng kín cửa vì sợ người Dothái, Chúa Giêsu hiện đến …
+  Vô số những phép lạ do các tông đồ thực hiện nhân danh Đấng phục sinh …
  • Chứng tích niềm tin vào Chúa Giêsu phục sinh của các chứng nhân và của Hội thánh:
+ Những phép lạ và những lời rao giảng về Chúa Giêsu phục sinh đã chuyển biến tâm hồn nhiều người, kể cả người đã quyết liệt chống đối như  Saolô
+  Niềm tin này không chỉ giới hạn nơi lý trí, con tim nhưng còn biểu lộ qua suy nghĩ , hành động; không giới hạn trong một không gian, thời gian nào đó nhưng cho mọi dân tộc, mọi nơi, mọi lúc…nhơ lời chứng của các tông đồ
  1. Mầu nhiệm phục sinh:
       Sự kiện phục sinh của Chúa Giêsu là một sự kiện lịch sử nhưng đồng thời còn là môt biến cố siêu việt, một mầu nhiệm đức tin , vượt trên lịch sử nhân loại
  • Thân xác hiển vinh:
+ Madalêna và Maria không nhận ra Chúa khi Ngài hiện đến
+ Hai môn đệ trên đường Emmau cũng không nhận ra Người , khi vừa nhận ra lại không thấy Người nữa.
+ Cửa nhà các môn đệ đều đóng kín, vậy mà Chúa Giêsu hiện đến đứng giữa các ông
+ Các tông đồ chỉ nhận ra Chúa khi Chúa ban cho các ông mẻ cá lạ
+ Sau khi đón nhận mệnh lệnh ra đi rao giảng tin mừng , các ông được chứng kiến việc Chúa về trời
+ Saolô đã được gặp Chúa Giêsu phục sinh  khi Saolô đang hăng say bách hại đạo
Sự phục sinh của Chúa Giêsu có giống như sự “phục sinh” của Lazarô không các em? Khác hẳn, Lazarô được Chúa cho sống lại nhưng vẫn ở trong thân xác cũ, bị giới hạn bởi không gian và thời gian, rồi Lazarô cũng chết - Còn Chúa Giêsu thì khác hẳn, thân xác Người không còn lệ thuộc không gian và thời gian… 
 
 
 
Ga 13,31-32;  17, 1
 
 
 
Cv 2,24.32-33
Rm 1, 3-4
Ga 10, 17-18,
Ga 10, 17-18
c.  Ý nghĩa mầu nhiệm phục sinh:
  • Phục sinh là công trình của Ba Ngôi:  Đọc Tin Mừng Gioan chúng ta thấy, Chúa Giêsu đã xin Cha tôn vinh Ngài. Và Chúa Thánh Thần cũng chính là Đấng hoạt động trong suốt cuộc sống của Chúa Kitô.
  • Vì thế, chính Chúa Cha, Chúa Thánh Thần đã làm cho Đức Giêsu sống lại từ kẻ chết, Và chính Chúa Giêsu, với quyền năng Thiên Chúa, Ngài tự làm cho mình chỗi dậy từ kẻ chết. Để có niềm xác tín, các em cùng đọc Tin Mừng:
  • Thánh Phêrô trong bài giảng đầu tiên đã công bố cho dân Dothái biết về việc Thiên Chúa (Chúa Cha) đã làm cho Đức Giêsu sống lại
  • Thánh Phaolô nhấn mạnh đến việc Thiên Chúa biểu lộ quyền năng qua công trình của Thánh Thần làm cho nhân tính đã chết của Đức Giêsu được sống lại và nâng lên tình trạng vinh hiển.
  • Trong Ga 10, 17-18, Chúa Giêsu đã khẳng định Ngài có quyền hy sinh và có quyền lấy lại mạng sống mình. Vậy Ngài đã tự sống lại do quyền năng Thiên Chúa của mình
  Việc Chúa Giêsu sống lại không chỉ là công việc của Người , nhưng còn là công trình của Ba Ngôi Thiên Chúa  (c.65)
 
1Cr 15, 14.17
 
 
 
Mt 27, 54
 
Lc 24, 26-27; 44-48
 
Rm 5, 18-19
Rm 6, 4
1Cr15, 20-22
Mầu nhiệm phục sinh chứng thực những gì?
  • Thánh Phaolô đã xác quyết nếu Chúa Kitô không sống lại thì lời rao giảng của ông cũngnhư lòng tin của chúng ta là trống rỗng và hão huyền.  Điều đó chứng tỏ mầu nhiệm phục sinh có giá trị vô cùng lớn lao. (GLV nên cho các em đọc một số câu LC minh chứng)
  • Trước hết phục sinh xác nhận Đức Giêsu là Con Thiên Chúa và là Thiên Chúa
  • Thứ đến Đức Kitô phục sinh hoàn tất những lời hứa của Cựu Ước
  • Sau cùng , phục sinh chứng thực mọi điều Chúa Giêsu đã nói và đã làm đều chân thật: Ngài chết để giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi (Rm 5, 18-19) và phục sinh mở lối cho chúng ta vào sự sống mới , sự sống làm con Thiên Chúa (Rm 6, 4). Hơn nữa Chúa Kitô phục sinh chính là nguyên lý và nguồn mạch sự sống lại của chúng ta mai sau
Việc Chúa Giêsu sống lại chứng thực:
- Chúa Giêsu chính là Con Thiên Chuá và là Thiên Chúa
- Những lời hứa trong Kinh Thánh đã được thực hiện
- Mọi điều Chúa Giêsu đã nói và làm đều chân thật
 
 
 
Cv 1, 1-2.9-11
 
 
Cv 1, 6 -11
 
 
 
 
 
 
Pl 2, 6-11
 
 
 
 
Rm 8, 34
 
 
 
 
Cv 1, 11
 
Mt 16, 27
2. CHÚA GIÊSU LÊN TRỜI(Cv 1, 6-11)
  • Sau khi sống lại, Chúa Giêsu còn hiện ra dạy dỗ, an ủi các môn đệ trong 40 ngày để củng cố lòng tin của các ông, và để dạy bảo các ông về Nước Thiên Chúa , sau đó Ngài được rước lên trời ngự bên hữu Thiên Chúa (c. 67). Bây giờ mời các em cùng đứng lên lắng nghe thánh Luca thuật lại sự việc này, qua sách Cv 1, 6 -11
Sau khi đọc Lời Chúa cho các em thinh lặng giây lát và gợi ý giúp các em sống niềm tin.
  • Thánh sử Luca cho ta thấy Đức Giêsu lên trời trước sự chứng kiến của ai? Của 11 tông đồ, có đám mây quyện lấy Người)
  • Lên trời ở đây không phải là một nơi chốn trong không gian, trên cao, dưới thấp nhưng nó diễn tả một tình trạng sống hạnh phúc.  
  • “Ngự bên hữu Chúa Cha” nghĩa là hưởng vinh quang và danh dự của Thiên Chúa sau khi Người đã tự hạ, chịu đau khổ và chịu chết trên thập giá.
  • Chúa Giêsu lên trời ngự bên hữu Chúa Cha, Chúa Giêsu làm gì cho ta?
+  Ngài bênh vực và chuyển cầu cho ta
+  Hơn nữa, Chúa Giêsu là Đầu, chúng ta là chi thể - một khi Đầu là Đức Kitô đã lên trời thì chúng ta hy vọng sẽ được bước vào trong vinh quang của Người - tựa như khi đầu tàu đã vào ga thì tất nhiên các toa sau của tàu cũng sẽ vào ga
  • Chúa Giêsu lên trời rồi có trở lại thế gian nữa không? Các em đọc Cv 1,11 -  Chúa Giêsu sẽ trở lại thế gian vào ngày cánh chung để phán xét kẻ sống và kẻ chết
  • Niềm tin Chúa trở lại mời gọi chúng ta sống thế nào? Sống tốt giây phút hiện tại bằng cách: Chu toàn việc bổn phận thường ngày  yêu thương giúp đỡ mọi người…
* Chúa Giêsu lên trời ngự bên hữu Chúa Cha có ý nghĩa:
- Người không còn hiện diện hữu hình ở trần gian
- Người được Chúa Cha tôn vinh
- Người dẫn đường chúng ta vào Nước vinh hiển của Chúa Cha và không ngừng chuyển cầu cho ta.(c.68)
 
* Chúa Giêsu sẽ trở lại trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết (c. 69)
C.  Hướng ý cầu nguyện:
Các em thân mến, từ bài học tuần trước đến tuần này, chúng ta được củng cố niểm tin vào Chúa Giêsu Phục sinh. Chúng ta dâng lời cảm tạ Chúa, Đấng đã làm cho Đức Kitô sống lại, để mang lại cho cuộc đời chúng ta ý nghĩa và niềm vui. Trong sự thinh lặng, mỗi em hãy âm thầm dâng lên Chúa lời cầu nguyện tốt đẹp nhất, để xin Chúa giúp chúng ta biết sống tốt giây phút hiện tại, bằng cách chuyên chăm tham dự phụng vụ, và sống tốt với mọi người..
IV. TRỞ VỀ CUỘC SỐNG
1.  Bài học: c. 64 - 69
2.  Sinh hoạt: Tìm trong tập sinh hoạt giáo lý cấp III
3.  Gợi ý sống đạo :Chúa Giêsu phục sinh đem lại niềm vui cho mọi người , em hãy cố gắng trở nên niềm vui cho người khác bằng cuộc sống thật dễ thương.
V.  KẾT THÚC
……………………………………………
 
Bài 14:   CHÚA THÁNH THẦN  ( tiết 1 )
 
Lời Chúa: “Người là Thần khí sự thật phát xuất từ Chúa Cha, Người sẽ làm chứng về Thầy” (Ga 15,26 )
Ý chính:   1. Chúa Thánh Thần là Đấng nào ? ( Ga 14, 11-17 )
                  2. Hoạt động của Chúa Thánh Thần (Cv 2, 1-4 )
Tâm tình:. Tin kính, yêu mến Chúa Thánh Thần. Sẵn sàng vâng theo ý Người hướng dẫn.
I. ỔN ĐỊNH
II. TỪ CUỘC SỐNG:
Trong cuộc sống xã hội hiện nay, mỗi lần “thay ngôi đổi chủ” là một vấn đề lớn cho đất nước và con người, mọi phương tiện truyền thông đều chú ý tới…(có thể dẫn chứng bằng những cuộc chuẩn bị bầu cử Quốc Hội, Tổng Thống v.v.). Còn Đức Giêsu thì sao? Theo Tin Mừng Ga chúng ta thấy trước khi lìa bỏ trần gian để về với Cha, Chúa Giêsu rất yêu thương các môn đệ, nên Ngài như một người cha hiền, không để cho các ông phải bơ vơ lạc lõng… Người xin Cha ban Thánh Thần đến tiếp tục công việc của Người. Mời các em gặp Chúa Giêsu để chính Người soi sáng cho chúng ta về Thần Khí của Người..
III. LÊN TỚI CHÚA
  1. Công bố Lời Chúa: (Ga 14, 11-17)
  2. Dẫn giải nội dung giáo lý
LỜI CHÚA DẪN GIẢI NỘI DUNG GL
 
 
Ga 14,1-17
 
Ga 14,16
 
 
1. Chúa Thánh Thần là Đấng nào?
Trong giáo lý cấp I và cấp II, chúng ta đã học về Chúa Thánh Thần. Xin mời các em phát biểu: Chúa Thánh Thần là ai? (c 70)
  • Chúa Thánh Thần là một ngôi vị riêng biệt, nhưng luôn kết hợp với Chúa Cha và Chúa Con trong một tình yêu duy nhất.
  • Chúng ta không nghe Người nói, nhưng ta nhận ra  nhờ hành động của Người trong:
+   Thánh Kinh, Thánh Truyền
+   Huấn quyền của HT, - Đời sống của Hội Thánh
+   Phụng Vụ & Bí Tích mà qua các lời nói và biểu tượng, Người tác động giúp ta hiệp thông với Đức Kitô
+   Lời cầu nguyện của GH và các tín hữu
+   Chứng tá của Giáo Hội.
 
Chúa Thánh Thần là Ngôi thứ Ba, bởi Chúa Cha và Chúa Con mà ra. Người là Thiên Chúa  thật, cùng một bản tính và quyền năng như hai Ngôi cực trọng ấy (c. 70)
 
 
Mt 28, 19
Ga 14,16.26; 15,26;16,7.13
Rm 8, 10-11
Gl 3,14 ;
Rm 8, 11;
2Cr 3,17 ;
1Pr 4,14
2.  Danh xưng và các biểu tượng về Chúa Thánh Thần.
a.  Danh xưng:
  • Chúa Thánh Thần là tên gọi của Ngôi Thứ Ba trong Ba Ngôi TC. Hội Thánh nhận danh xưng này từ Chúa Giêsu và tuyên xưng danh này trong bí tích rửa tội và khi làm dấu Thánh giá.
-   Chúa Giêsu khi hứa ban Thánh Thần , Người gọi Chúa Thánh Thần với danh xưng Đấng Bảo Trợ, Thần Chân Lý, Thần Khí Sự Thật
  • T. Phaolô còn gọi Người là Đấng Ban Sự Sống cho những ai tin Chúa Kitô , Thần Khí của lời hứa, Thần Khí của Đức Giêsu, Thần Khí của Đức Chúa.
  • Thánh Phêrô gọi Người là: Thần Khí vinh hiển.    
 
*Chúa thánh Thần còn được gọi là “Đấng Ban Sự Sống”,”Đấng Bào Chữa”, “Đấng An Ui”, và “Thần Chân Lý” (c.71)
 
1Cr 12,13
 
1Sm16, 13
Lc 4, 18-19
Mt 3,16;
Lc 1,35
Cv 2, 3-4
Ds 11,24-25;
Lc 9,28-36
Ga 6, 27
2Cr 1, 22
Lc 11, 20
Cv 13, 3
Lc 11, 20
    b. Biểu tượng:
  • Nước: thanh tẩy - trong Bí Tích Thanh tẩy, khi đổ nước lên đầu thụ nhân, Chúa Thánh Thần xóa bỏ tội lỗi và làm cho ta nên con Chúa
- Dầu: nói lên sức mạnh đặc biệt TC ban cách riêng cho những kẻ Người chọn. Người được xức dầu đồng nghĩa với “Thánh Thần ngự đến”
- Chim bồ câu: biểu tượng của CTT xuống trên ĐG khi chịu Phép Rửa tại sông Gio-đan 
- Lửa trong ngày lễ ngũ tuần khi Chúa thánh Thần hiện đến với các tông đồ
Ang mây,ánh sáng: hai biểu tượng này nói lên sự tỏ hiện của CTT mặc khải về sự hiện diện quyền năng của TC hằng sống và cứu độ
Ấn tín:Thiên Chúa đóng ấn xác nhận Đức Kitô và cũng đã đóng ấn Thánh Thần trên chúng ta trong Con của Người
Bàn tay: Đức giêsu đặt tay chữa lành bệnh nhân và chúc lành cho trẻ nhỏ
- Thánh Thần được thông ban nhờ việc đặt tay của các tông đồ
Ngón tay: Đức Giêsu nhờ ngón tay Thiên Chúa mà trừ quỷ
 
 
 
* Để chỉ Chúa Thánh Thần, Kinh Thánh thường dùng những hình ảnh này: nước, dầu, lửa, áng mây, ấn tín, bàn tay, ngón tay, chim bồ câu. (c. 72)
 
ICr 3,16,17
 
 St 1,2; 2,7;
 
Xh 37,10
 
 
Lc 4,18
Lc 1,17
 
 
Cv 2, 1-4
 
2Cr 13, 13
 
Gl 5, 25
Gl 5, 22-23
2.Hoạt động của Chúa Thánh Thần:
     Chúa Thánh Thần hằng hoạt động trong suốt dòng lịch sử thế giới và lịch sử cứu độ:
a. Trong Cựu Ước:
-  Trong công trình tạo dựng Chúa Thánh Thần ngự trị, thánh hóa và làm cho công trình tạo dựng có sinh khí đặc biệt trong việc tạo dựng con người
-   Trong lời hứa ban Đấng cứu thế, Chúa Thánh Thần đã nói qua các tổ phụ, các ngôn sứ để củng cố niềm tin cho dân:
+ Trong các cuộc thần hiện: đám mây luôn là sự xuất hiện của CTT
+ Trong niềm mong đợi Đấng Cứu Thế: Thần Khí Chúa sẽ đổi mới tâm hồn con người
+ Thần khí chuẩn bị cho Chúa “ Một dân được chuẩn bị sẵn sàng”
b. Trong thời Tân Ước:
Là Thiên Chúa:Chúa Giêsu luôn luôn kết hợp với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần trong mầu nhiệm Ba Ngôi cực thánh.
Là người thật: Ngài đã được Chúa Thánh Thần chiếm hữu ngay từ khi đầu thai trong lòng Mẹ  cho  đến khi chấm dứt cuộc đời trần thế.
c. Trong Hội Thánh:
- Trong ngày lễ Ngũ Tuần:
+    Hội thánh được khai sinh dưới tác động của Chúa Thánh Thần.
+    Chúa Thánh Thần thúc đẩy các tông đồ hoàn thành sứ mạng Chúa Kitô trao phó.
    +    Chúa Thánh Thần xây dựng và thánh hóa Hội Thánh:
- ban sức sống cho Hội Thánh, hợp nhất các tín hữu
- làm cho các tín hữu trở nên con cái Chúa Cha.cho họ nhận biết sự thật, dạy họ cầu nguyện, thúc đẩy họ sống mến Chúa yêu người, và làm chứng về Chúa Kitô.
Chúa Thánh Thần hiện diện trong mọi thời điểm quan trọng của Cựu Ước: khi Thiên chúa tạo dựng vũ trụ, khi Thiên Chúa hứa ban Đấng Cứu độ, trong các cuộc thần hiện và trong niềm mong đợi Đấng Cứu thế  (c.73)
* Chúa Thánh Thần ban sức sống cho Hội Thánh, hợp nhất các tín hữu nên một trong Chúa Kitô, và thúc đẩy Hội Thánh chu toàn sứ mệnh Chúa Kitô giao phó  (c.74)
C.  Hướng ý cầu nguyện:
IV.  TRỞ VỀ CUỘC SỐNG     
 1.   Bài học:   c.c 70- 76
2.   Sinh hoạt: Theo sách sinh hoạt cấp III
3.   Gợi ý sống đạo: Chúa Thánh Thần luôn hướng dẫn mọi hoạt động của Hội Thánh,vậy khi khởi đầu một việc gì em hãy cầu xin Chúa Thánh Thần để Người soi sáng, giúp em biết làm gì, làm thế nào cho đẹp lòng Thiên Chúa
        4.  Bài làm ở nhà: Em tìm và ghi lại một câu Kinh Thánh giúp em dễ nhớ Chúa Thánh Thần nhất.
             ( Đáp án: Mt 10.20; 1Cr 3,16; 2Cr 3,17 )
V. KẾT THÚC
…………………………………………
 
Bài 14:   CHÚA THÁNH THẦN  ( tiết 2)
 
Lời Chúa:  “Người là Thần khí sự thật phát xuất từ Chúa Cha, Người sẽ làm chứng về Thầy” (Ga15,26 )
Ý chính:      Sống với Chuá Thánh Thần (ICr 3,16-17 )
Tâm tình:. Tin kính, yêu mến Chúa Thánh Thần. Sẵn sàng vâng theo ý Người.
  1. ỔN ĐỊNH
  2. TỪ CUỘC SỐNG:
Các em thân mến,  chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu Chúa Thánh Thần là Đấng nào và vai trò của Ngài trong suốt dòng lịch sử thế giới và lịch sử cứu độ. Chúng ta đã cảm nhận điều đó bởi vì chúng ta đang chứng kiến một Hội Thánh sống động trong Phụng vụ và Bí tích, một Hội Thánh luôn hiện diện như bí tích cứu độ của Đức Giêsu qua mọi thời đại, trong mọi lãnh vực để làm cho ánh sáng Tin Mừng được đón nhận.
Vậy chúng ta phải sống với Chúa Thánh Thần như thế nào để xứng đáng với những ân sủng mà chúng đã nhận được từ khi lãnh nhận BT Rửa tội.  Để có câu trả lời, mời các em đứng chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa trong thư 1Cr 3, 16-17
III.  LÊN TỚI CHÚA
  1. Công bố Lời Chúa: (1Cr 3, 16-17)
  2. Dẫn giải nội dung giáo lý
 
LỜI CHÚA DẪN GIẢI NỘI DUNG GL
 I Cr 3,16-17
Ep 2, 22
2Cr 6, 16
 Rm 8,10-14
 
 
 
 
Gl 5, 22
 
Mt 28, 19
 
Gl 6,8
Rm 8, 15
Gl 4,6
 
 
 
 
I Cr 3,16-17
Ep 6, 18
 
 
 
 
 
 
Mt 12, 31-32
Sống với Chúa Thánh Thần:
Chúa Thánh Thần ngự trong Hội thánh và trong tâm hồn các tín hữu như trong đền thờ.  Chúa Thánh Thần chính là linh hồn của hội Thánh vì Chúa Thánh Thần luôn hướng dẫn và không ngừng hoạt động trong Hội Thánh, đồng thời tâm hồn mỗi người chính là Đền thờ Chúa Thánh Thần
  • Ngay từ khi được lãnh Bí tích Rửa tội, tâm hồn chúng ta đã trở nên đền thờ Chúa Thánh Thần và chính Ngài làm cho ta được dự phần vào sự sống Chúa Kitô
  • Thánh Phaolô còn cho ta thấy được vai trò của Chúa Thánh Thần trong cuộc sống mỗi người chúng ta: đó là Người luôn hướng dẫn , giúp chúng ta sống tự do và sống đúng tinh thần của ngừơi con cái Chúa
  • Chúa Thánh Thần là nguồn mạch mọi ân sủng, ban cho chúng ta vô vàn ân huệ: khôn ngoan, sức mạnh, niềm tin, cậy, mến, niềm vui... và khi sống theo Thánh Thần thì chúng ta sẽ gặt được hoa trái của Thánh Thần.
  • Trong Chúa Thánh Thần , lời hứa của Chúa Giêsu được thực hiện”Thầy sẽ ở cùng chúng con mọi ngày cho đến tận thế”.
  • Chúa Thánh Thần là thầy dạy chân lý, nên muốn đi trong ánh sáng của Chúa muốn nắm bắt được chân lý đích thực, ta hãy cầu xin Chúa Thánh Thần hướng dẫn
  • Vì là thọ tạo bất xứng, chúng ta không biết phải cầu nguyện, thân thưa với Chúa thế nào cho phải, chính Chúa thánh Thần sẽ dạy và giúp ta cầu nguyện trong tương quan cha con, gọi Chúa là Cha”Abba. Lạy Cha”
  • Chúng ta phải sống với Chúa Thánh Thần như thế nào?
    Chúa Thánh Thần có vai trò rất quan trọng trong đời sống của Giáo Hội và mỗi Kitô hữu , nhưng Chúa Thánh Thần lại dễ bị lãng quên. Hôm nay chúng ta đã học hiểu về vai trò quan trọng của Người nên chúng ta cần phải tin kính, yêu mến, thờ phượng, cầu xin và ngoan ngoãn nghe theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần,; đồng thời luôn tôn trọng và giữ gìn thân xác mình để xứng đáng là đền thờ của Chúa Thánh Thần (GLV mời các em phát biểu về thái độ sống rồi tóm lại)
+ Xin Chúa Thánh Thần soi sáng, hướng dẫn trước khi làm bất cứ việc gì: tham dự thánh lễ, học hành, làm việc….
+ Giữ tâm hồn sạch tội trọng, tội nhẹ cố tình…
+ Không xem những phim truyện, sách báo xấu
+ Không chửi thề, nói tục, không gian dối
+ Không xúc phạm tới Chúa Thánh Thần vì tội phạm tới Chúa Thánh Thần thì không được tha
(Tội phạm đến Chúa Thánh Thần là gì? là tội cố tình không hối cải và khước từ tình xót thương của Thiên Chúa. Như thế, họ cũng cố tình khước từ sự tha thứ và ơn cứu độ do Chúa Thánh Thần ban.)
+ Tôn trọng, giữ gìn thân xác: ăn uống, ngủ nghỉ điều độ, bảo vệ sức khỏe của mình …
            Chúng ta hãy luôn gắn bó với Chúa Thánh Thần là vị tôn sư vĩ đại nhất, để Ngài hướng dẫn chúng ta sống tâm tình con thảo với Thiên Chúa là Cha chúng ta và chúng ta là anh em với nhau, để chúng ta được chung huởng hạnh phúc làm con Chúa và sống đúng chức vị của mình.
.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
* Ta phải sống với Chúa Thánh Thần bằng thái dộ tin kính, thờ phượng, cầu xin Chúa Thánh Thần và vâng theo ơn Người soi sáng, cùng tôn trọng hôn xác ta là đền thờ của Người. (c.76)
Hướng ý cầu nguyện
IV. TRỞ VỀ CUỘC SỐNG
Bài học:  số 70- 76
Sinh hoạt: Theo sách sinh hoạt cấp III
Gợi ý sống đạo: sống gắn bó với Chúa thánh thần, hãy cầu xin Chúa Thánh thần trong mọi việc khi chúng ta mới bắt đầu làm và trong khi làm.      
Bài làm ở nhà: Em tìm và ghi lại một câu Kinh Thánh giúp em dễ nhớ Chúa Thánh Thần nhất.
             ( Đáp án: Mt 10.20; 1Cr 3,16; 2Cr 3,17 )
V.  KẾT THÚC
……………………………….
 
Bài 15: HỘI THÁNH
TRONG CHƯƠNG TRÌNH CỨU ĐỘ CỦA THIÊN CHÚA
Lời Chúa: “Chúng ta là cộng sự viên của Thiên Chúa. Anh em là cánh đồng của Thiên chúa, là ngôi nhà Thiên Chúa xây lên” (1Cr 3, 9)
Ý chính:      1.Hình thành Hội thánh (1Cr 3, 9-11)
2.Hội Thánh là Nhiệm thể và Hiền thê của Chúa Kitô (1Cr 12, 12-30)
Tâm tình: Yêu mến Hội Thánh – Hiệp thông với Hội Thánh.
  1. ỔN ĐỊNH
II.   TỪ CUỘC SỐNG:
Hoàng Đế Napoléon nước Pháp, là nhân vật từng làm chấn động Âu Châu vào thế kỷ XVIII. Khi Napoléon bắt giam Đức Giáo Hoàng Pio VII (1742 - 1823), các phần tử không ưa Hội Thánh đã reo lên: “ Đây là vị Giáo Hoàng cuối cùng”. Nhưng rồi Napoléon thất bại, bị cầm tù tại đảo St. Hélène, và Đức Giáo Hoàng lại trở về Rôma. Chính Đức Giáo Hoàng Pio VII đã ra tay đón tiếp, giúp đỡ gia đình của Napoléon.
Các em thân mến ! Đây là một trong  muôn ngàn sóng gió của Hội Thánh, nhưng Chúa vẫn gìn giữ Hội Thánh đến ngày hôm nay và cho đến muôn đời như Lời Chúa đã phán với Phêrô. Mời các em mở Mt 16,18.
Chính Chúa Kitô thiết lập Hội Thánh, và tất cả những ai tin vào Lời Chúa Kitô được quy tụ thành cộng đoàn dân Chúa, trở thành cộng sự viên của Chúa. Điều này được nói lên trong đoạn thư của Thánh Phaolô. Chúng ta hãy cùng đọc và tìm hiểu Lời Chúa.
III.  LÊN TỚI CHÚA:         
A.  Công bố Lời Chúa: (1cr 3, 9-11)
B.  Dẫn giải nội dung:
LỜI CHÚA DẪN GIẢI NỘI DUNG G.L.
 
 
1Cr 3, 9-11
 
 
 
 
 
 
 
St 2, 8-24
 
 
 
St 12, 2
 
 
 
 
 
 
Mc 3, 14-15
Mt 19, 28
 
 
 
 
Cv 2, 1 – 6
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1Cr 6, 15;
12, 12.20
 
 
Ep 1, 22
 
 
Ga 15, 1-5
 
 
 
Ga 6, 56. 57
 
 
 
 
 
 
 
 
Hs 1, 2 ; 2, 4tt
Ed 16, 6-16
 
 
 
 
2Cr 11, 2
 
 
Ep 5, 26-29
 
  1. Hình thành Hội Thánh
    • Qua đoạn thư 1Cr 3, 9-11 thánh Phaolô cho chúng ta thấy rõ Hội Thánh là do chính Chúa Kitô thiết lập và những ai tin vào Chúa Kitô thì được quy tụ thành cộng đoàn dân Chúa và là cộng sự viên của Thiên Chúa.
    • Hội Thánh hiện diện tại những cộng đoàn địa phương và cùng nhau cử hành Phụng vụ, đặc biệt khi cử hành Thánh Thể.
    • Hội Thánh bắt nguồn từ mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi
  1. Hội Thánh được Chúa Cha cưu  mang từ đời đời và chuẩn bị trong thời Cựu Ước
    • Như các em đã biết, từ khởi thủy thiên Chúa tạo dựng con người giống hình ảnh của Người và cho con người tham dự vào sự sống thần linh với Người qua hình ảnh vườn diệu quang (TC đi dạo với con người…)
    • Dù con người đã sa ngã phạm tội bằng hành vi bất tuân,  đưa đến hậu quả là phá hủy sự hiệp thông với Thiên Chúa , mất tình anh em. Thiên Chúa vẫn  không bỏ rơi con người nhưng kiên trì thiết lập lại mối hiệp thông đó trước hết bằng việc tuyển chọn dân Israel và thiết lập giao ước với dân.
    • Dân Israel là hình ảnh báo trước về Hội Thánh là dân mới trong Tân Ước được thiết lập bằng giao ước vĩnh cửu là chính Chúa Kitô
  2. Hội Thánh được Chúa Kitô thiết lâp
    • Chúa Giêsu lập Nhóm Mười Hai, để các ông ở với Người và để Người sai các ông đi rao giảng, với quyền trừ quỷ. Con số 12, đại diện 12 chi tộc Israel, được coi là những tảng đá Giêrusalem mới
    • Tuy nhiên, Hội Thánh chủ yếu được thiết lập và thực sự bền vững nhờ cuộc khổ nạn và phục sinh của Chúa Kitô
  3. Hội Thánh khai sinh và hoàn tất
    • Hội Thánh đã được Chúa Giêsu thiết lập nhưng Hội Thánh chỉ thực sự khai sinh hoạt động và mạnh mẽ từ sau ngày lễ Ngũ Tuần nhờ sự tác động và hướng dẫn đặc biệt của Chúa Thánh Thần.
    • Hơn 2000 năm qua Hội Thánh đã và đang hoạt động giữa trần thế, cùng với bao cam go thử thách va Hội Thánh chỉ được hoàn tất trong vinh quang trên trời trong ngày Chúa Kitô quang lâm. Khi đó mọi người công chính được tuyển chọn sẽ quy tụ trong Hội Thánh hiển vinh trên thiên quốc
2)  Hội Thánh là Nhiệm thể và Hiền thê của Chúa Kitô
a)  Hội Thánh là Nhiệm thể:
  • Trong gia đình, anh em được ví như thể chân tay của một thân thể; Còn trong Hội Thánh Chúa Kitô, mối liên kết này còn bền chặt hơn nữa: chúng ta không chỉ coi nhau như thể chân tay mà chúng ta thực sự những ai chịu phép rửa tội đều trở nên một thân thể trong Chúa Kitô. Vì Chúa Kitô là Đầu còn chúng ta là chi thể hợp thành một thân thể. Chính Chúa Thánh Thần là Đấng thánh hoá và liên kết chúng ta trong một thân thể …
  • Cũng như trong một thân thể, mỗi người chúng ta có một phận vụ khác nhau trong đời sống Hội Thánh… Nhưng tất cả đều liên kết với nhau, vì chúng ta là một trong Chúa Kitô là đầu Hội Thánh, tựa như hình ảnh cây nho trong Tin Mừng Gioan…
  • Đặc biệt, mối tương quan càng trở nên mật thiết hơn khi chúng ta ăn Thịt và uống Máu Chúa, để được nên một với Chúa, ở trong tình yêu của Cha và Thánh Thần.
Như thế, Hội Thánh không chỉ qui tụ mà còn hiệp nhất trong một thân mình duy nhất với Đức Kitô.
b)  Hội Thánh là Hiền thê:
  • Trong các mối tương quan thì tương qua hôn nhân là sâu sắc nhất và Kinh Thánh đã rất nhiều lần dùng hình ảnh hôn nhân để so sánh tương quan giữa Thiên Chúa và nhân loại, cụ thể là dân Israel.
  • Thánh Phaolô đã mượn đời sống hôn nhân để nói lên tình yêu của Chúa Kitô đối với Hội Thánh – mặc dầu sự sánh ví này vô cùng giới hạn, vì cuộc sống con người cho ta thấy rõ điều đó. Theo Thánh Phaolô mỗi tín hữu (Hội Thánh) được giới thiệu như người trinh nữ đã “đính hôn” với Chúa Kitô để nên môt với Người, và vì yêu thương Người đã tự nộp mình để thánh hoá Hội Thánh…
  • Hội Thánh là Hiền thê của Chúa Kitô, thì cũng là Mẹ của các tín hữu, vì chính Hội Thánh cộng tác với Chúa Kitô trong việc sinh ra các tín hữu qua Bí tích Rửa Tội
Là con cái Hội Thánh, chúng ta phải có thái độ sống như thế nào ? Mời các em góp ý?...
* Hội Thánh là một cộng đoàn những người được Lời Thiên Chúa quy tụ thành dân Chúa và thành Thân Thể Chúa Kitô (c. 77)
 
*  Hội Thánh được Chúa Cha cưu mang từ đời đời và chuẩn bị trong thời Cựu ước, được Chúa
 
 
 
Giêsu Kitô khai sinh nhờ cuộc khổ nạn và phục sinh của Người, rồi được Chúa Thánh Thần tỏ bày trong ngày lễ Ngũ Tuần và sẽ hoàn tất trong vinh quang trên trời (c. 78)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
  • Gọi Hội Thánh là Nhiệm thể Chúa Kitô vì mọi người trong Hội Thánh đều nhờ Chúa Thánh Thần mà được liên kết với và hiệp nhất với nhau như các chi thể hợp thành thân thể và liên kết với đầu. (c. 79)
 
 
 
 
*  Gọi Hội Thánh là Hiền thê của Chúa Kitô vì Chúa Kitô yêu thương Hội Thánh đến nỗi đổ máu ra thanh tẩy và làm cho Hội Thánh thành người mẹ sinh ra tất cả các con cái Thiên Chúa  (c. 80)
C.Hướng ý cầu nguyện: Cảm tạ Thiên Chúa Cha, Đấng đã quy tụ chúng ta thành dân của Người. Cảm tạ Chúa Giêsu đã thiết lập Hội Thánh và hiến mình vì Hội Thánh. Cảm tạ Chúa Thánh Thần, Đấng luôn đổi mới và làm sinh động đời sống HT. Chúng ta hãy cầu nguyện cho Hội Thánh.
IV.TRỞ VỀ CUỘC SỐNG.
1.  Bài học: Câu 77-80
2.  Sinh hoạt :
3.  Gợi ý sống đạo:
V.  KẾT:  Tóm lại Hội Thánh là Nhiệm Thể và là Hiền Thê của Đức Kitô. Hội Thánh là mẹ sinh ra các tín hữu qua BT Rửa tội.
                 Chúng ta hạnh phúc vì được thuộc về Hội Thánh, được hiệp nhất với Thiên Chúa và với anh em. Do đo chúng ta phải biết liên kết với nhau trong cộng đoàn Hội Thánh, mỗi người có trách nhiệm phục vụ lợi ích chung, phải phát huy vai trò, chức năng của mình theo đúng tinh thần Tin Mừng, làm cho mình trở thành chi thể sống động, trở thành Hiền Thê của Đức Kitô.
Kinh Sáng Danh.           
………………………………………….
 
Bài 16:      CÁC ĐẶC TÍNH CỦA HỘI THÁNH  (2 tiết)
Lời Chúa:  “Người thánh hoá và thanh tẩy Hội Thánh bằng nước và Lời hằng sống,để trước mặt người có một Hội Thánh xinh đẹp, lộng lẫy, không tỳ ố, không vết nhơ hoặc bất cứ một khuyết điểm nào, nhưng thánh thiện và tinh tuyền” ( Ep 5 , 26 )
Ýchính:    1. Tính duy nhất và sự đa dạng của Hội Thánh ( 1Cr 12,12-18.28 )
2. Tính thánh thiện của Hội Thánh và vấn đề tội nhân (Rm 7, 18-25 )
3. Tính công giáo của Hội Thánh và sứ mệnh truyền giáo (Mt 28, 16-20 )
4. Tính tông truyền và trách nhiệm nối tiếp truyền thống ( Ep 2 , 19-22 )
Tâm tình: Hiệp nhất và yêu mến Hội Thánh
I.   ỔN ĐỊNH
II. TỪ CUỘC SỐNG:  Một ngày kia trên đất nước Nhật Bản,một nhóm người đến với Cha Pét-Ti Gioan. Họ thắc mắc hỏi Cha có lòng tôn kính Đức Maria, có hiệp thông với Đức Giáo Hoàng và có giữ đời sống độc thân không? Cha trả lời có. Họ đã reo lên sung sướng vì gặp được Cha, người đồng tôn giáo. Họ kể rằng cha ông họ đã để lại cho họ ba dấu hiệu đó như nét đặc trưng của người đứng đầu tôn giáo của cha ông. Các em thân mến, nhờ các dấu hiệu trên đây nhóm người nọ đã nhận ra đạo của mình.Giờ đây, chúng ta cùng gặp gỡ Chúa để Người dạy ta biết và nhận ra đặc tính của đạo Công Giáo.
III. LÊN TỚI CHÚA
A.  Công bố Lời Chúa: Ep 5,26 - 27
B.  Diễn giải
LỜI CHÚA DIỄN GIẢI NỘI DUNG GL
 
 
 
 
Mt 16,18
 
1Cr 12,13
Ep 4, 5
 
 
 
 
Mt 28,19-20
 
 
Ep 4, 6
 
 
 
1Cr12,4.8-10.28
 
 
 
 
1Cr 1, 10-11
 
1.  Tính duy nhất và sự đa dạng của Hội Thánh
a/  Đặc tính duy nhất: Hội Thánh duy nhất vì:
  • Hội Thánh bắt nguồn từ Chúa Ba Ngôi là mẫu mực tối cao và là nguyên lý của sự hiệp nhất.
  • Chúa Kitô chỉ thiết lập một Hội Thánh trên nền tảng Thánh Phêrô và các Tông Đồ.
  • Do Chúa Thánh Thần tác động vì Người là nguyên lý hiệp nhất Hội Thánh.
  • Do tất cả mọi người Công giáo đều tuyên xưng một Chúa, một đức tin, một phép Rửa do các Tông Đồ truyền lại.
b/  Tính đa dạng: (GLV dùng những chứng lý cụ thể cho các em dễ hiểu)
  • Hội Thánh tuy xuất hiện từ dân tộc Do Thái nhưng theo ý định và luật truyền của Chúa Giêsu: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ…” nên Hội Thánh Công giáo đã quy tụ nhiều dân tộc, nhiều  ngôn ngữ, nhiều nền văn hóa và nhiều chức vụ khác nhau nhưng cùng hiệp nhất trong một niềm tin, cùng tuyên xưng một đức tin được đón nhận từ các Tông đồ, cùng phụng thờ Thiên Chúa…
  • Tính đa dạng của Hội Thánh còn thể hiện ở các đặc sủng và những chức vụ khác nhau nhưng chỉ có môt Thần Khí như trong thư 1Cr12,4.8-10.28 đã cho ta thấy rõ. Chính Thần Khí làm ra tất cả và phân chia cho mỗi người mỗi cách, tùy theo ý của Người. Tất cả đều phục vụ Hội Thánh và xây dựng nhiệm thể Chúa Kitô. Sự đa dạng này làm cho Hội Thánh  thêm năng động và phong phú…
  • Tuy nhiên, bên cạnh tính đa dạng năng động và phong phú này, chúng ta cũng thấy những nét rạn nứt, do mang thân phận con người, bách nhân bách tính. Ngay từ buổi đầu Hội Thánh đã có những chia rẽ mà Thánh tông  đồ Phaolô mạnh mẽ tố cáo.
  • Trong các thời đại kế tiếp, còn phát sinh nhiều phân rẽ trầm trọng mà chúng ta thấy ngày nay những giáo hội cùng tin Chúa Kitô nhưng lại không hiệp nhất với nhau: như anh em Chính Thống - Anh giáo –Tin lành…   Chính vì thế, Hội Thánh luôn cổ võ và cầu nguyện cho sự hiệp nhất. Hàng năm, Hội Thánh dành một tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất vào ngày 17 – 25.01. hàng năm… 
 
 
 
Hội Thánh Công giáo có những đặc tính này là Duy Nhất, Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền.  (c.81)
 
 
 
 
Hội Thánh vừa duy nhất vừa đa dạng vì Hội Thánh bao gồm nhiều dân tộc thuộc nhiều nền văn hóa.Trong các thành phần của Hội Thánh cũng có những đặc sủng và những chức vụ khác nhau. Sự đa dạng này làm cho Hội Thánh năng động và phong phú. (c. 82)
 
 
 
 
 
Ga 17, 21
 
c/  Sống tinh thần hiệp nhất
  • Chúa Giêsu luôn cầu nguyện cho sự hiệp nhất của Hội Thánh “Xin Cha cho tất cả nên một ,như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha”
  • Hội Thánh Công giáo luôn luôn cầu nguyện và hành động để bảo vệ sự hiệp nhất và tiến tới hiệp nhất trong Hội Thánh bằng cách tham dự tích cực và sinh động các giờ cầu nguyện chung trong giáo xứ, đồng thời sống tình bác ái huynh đệ, yêu thương giúp đỡ nhau.
  • Là chi thể của Hội Thánh, mỗi người chúng ta phải yêu mến, hiệp nhất với mọi người trong Hội Thánh như thế nào? Vâng lời Hội Thánh qua Cha xứ và những người có trách nhiệm dạy dỗ ta, tích cực học hỏi giáo lý và tham dự các giờ cầu nguyện, Thánh lễ trong giáo xứ, sống bác ái huynh đệ, yêu thương giúp đỡ nhau..
 
 
 
Dt 2, 11
 
 
Ga 6, 63
 
Ep 1, 13-14
Tt 3, 5
 
 
 
Rm 7, 18-25
2Cr 4,7
 
Rm 5, 20-21
1 Cr 1,30
 
 
Mt 5, 48;
Col 3, 10
Ep 4, 22-24
 
  1. Tính thánh thiện của Hội Thánh và vấn đề tội nhân
a/  Đặc tính thánh thiện
  • Hội Thánh thánh thiện vì:
  • Bắt nguồn từ Thiên Chúa, được liên kết với TC là Đấng Thánh.
  • Do Chúa Giêsu thiết lập , Người là Đầu - Hội Thánh  là thân. Vì the, HT nên thánh thiện nhờ sự thánh thiện của Chúa Giêsu.
  • Chúa Giêsu thiết lập Hội Thánh là để mọi người được cứu rỗi bằng Lời Hằng Sống và các bí tích nhằm sinh ơn ích và hoa trái thánh thiện cho mọi tín hữu.
  • Chúa Thánh Thần luôn làm cho Hội Thánh sống động, sinh nhiều hoa trái thánh thiện, đặc biệt Đức Maria và các Thánh là thành phần ưu tuyển của Hội Thánh.
b/  Vấn đề tội nhân trong Hội thánh.
  • Qua Bí tích rửa tội, chúng ta đã được chuộc lại bằng giá máu của Chúa Kitô, được làm con Thiên Chúa, nhưng chúng ta vẫn mang trong mình thân phận yếu đuối, mỏng dòn như thánh Phaolô nói” Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn tôi lại cứ làm”. Quả là kho tàng chứa trong bình sành. Vì thế, trong Hội Thánh lữ hành vẫn còn tội nhân. Tuy nhiên , Thánh Phaolô nói: ”ở đâu tội lỗi lan tràn, ở đó ân sủng càng chứa chan”, chính ân sủng đó làm cho chúng ta nên công chính nhờ Chúa Giêsu Kitô.
  • Chính vì tính thánh thiện của Hội Thánh và trong Hội Thánh vẫn còn những phần tử tội lỗi Hội Thánh luôn kêu gọi con cái mình phải không ngừng thanh tẩy:phải cở bỏ con người cũ mặc lấy con người mới, để thần khí đổi mới hầu trở nên công chính và thánh thiện.
  • Chúng ta đang sống trong Hội Thánh thánh thiện, chúng ta cũng hãy luôn biết tập luyện nhân đức để nên thánh, xin Chúa giúp ta sống thánh thiện, đồng thời xin Chúa luôn tha thứ và thanh tẩy chúng ta mỗi ngày.
 
 
 
 
 
 
 
 
Hội Thánh có tội nhân vì các thành phần của Hội Thánh chưa đạt đến sự thánh thiện trọn vẹn. Họ được mời gọi tự thanh tẩy và phải luôn nỗ lực sám hối và canh tân.  (c. 83)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Mt 28,16–20
 
 
 
 
3.  Tính công giáo của hội Thánh và sứ mệnh truyền giáo
a/  Thuộc về Hội Thánh Công Giáo
  • Công giáo nghĩa là phổ quát, là đạo mở rộng cho mọi người, mọi dân tộc, mọi thời đại. “ Mọi người được mời gọi gia nhập dân tộc mới của Thiên Chúa” (Hc. HT 13).
  • Hội Thánh mang tính “công giáo” vì Chúa Kitô hiện diện trong HT. và vì có Chúa Kitô, HT có “đầy đủ phương tiện cứu rỗi”
  • HT là công giáo vì HT  được Chúa Kitô sai đến với muôn dân.
  • Tính công giáo này được thể hiện cách hữu hình và hoàn hảo qua việc các GH địa phương hiệp thông với HT Roma.
  • Những người nào được kể là thuộc về Hội Thánh Công giáo?
  • Trước hết là các tín hữu công giáo, tức là những người đã lãnh nhận Thánh Thần Chúa Kitô, tuân theo những hướng dẫn và phương tiện cứu rỗi trong HT (các Bí tích, giáo huấn), vâng lời Đức giáo Hoàng và những người có trách nhiệm trong Hội Thánh.
  • Tiếp đến những người đã lãnh nhận Bí tích Rửa tội nhưng không tuyên xưng đức tin trọn vẹn, hoặc không hiệp thông với Đấng kế vị Phêrô.
  • Sau cùng, nhưng người chưa đón nhận Tin Mừng, nhưng cũng được an bài bằng nhiều cách để thuộc về Dân Thiên Chúa, nếu sống theo lương tâm ngay thẳng.
b/  Sứ mệnh truyền giáo
  • Chính trong ý nghĩa công giáo mà Chúa Kitô sai đến với toàn thể nhân loại: “ Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ, nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần …..”
  • Xuất phát từ mệnh lệnh của Chúa Giêsu, Hội Thánh là một cộng đoàn truyền giáo và mỗi Kitô hữu chúng ta cũng phải tham gia vào sứ mệnh truyền giáo bằng lời nói, cách sống, việc làm, hy sinh, cầu nguyện …
  • Là một Thiếu Nhi, em cũng có rất nhiều cách để truyền giáo qua đời sống ngay thẳng, ngoan thảo, thật thà…  Không cần phải d8i đâu xa. Em hãy sống tốt bổn phận của mình, với Chúa, với gia đình với xã hội… Như thế là truyền giáo rồi.
 
Những người thuộc về Hội Thánh Công giáo:
Trước hết là các tín hữu Công giáo.
Thứ đến là những người tin vào Chúa Kitô.
Sau cùng là tất cả mọi người được Thiên Chúa an bài để thuộc về dân của Người. (c 84)
 
 
 
Hội thánh có sứ mạng truyền giáo vì
Thiên Chúa muốn mọi người được cứu độ.
Hội Thánh có nhiệm vụ đem Tin Mừng đến cho mọi người.
Chính Chúa Giêsu. Trước khi về trời đã sai các Tông đồ đi rao giảng Tin Mừng cho muôn dân. (c 85)
 
 
 
 
Ep 2, 20
 
Kh 21, 14
4.  Tính tông truyền được thể hiện qua phẩm trật.
  • Việc cai quản Hội Thánh được thừa kế từ thánh Phêrô ( Giáo hoàng đầu tiên), cho đến Đức giáo hoàng Benedictyo XVI (là vị giáo hoàng thứ 257), chứng tỏ Hội Thánh Công Giáo quả là Hội Thánh Tông Truyền, vì được Chúa Kitô xây dựng trên nền móng các tông đồ, những chứng nhân được Chúa gọi, chọn, huấn luyện và sai đi.
  • Nhờ Chúa Thánh Thần, Hội Thánh gìn giữ và lưu truyền giáo huấn các Tông đồ.
  • Hội Thánh tiếp tục kế nhiệm các tông dồ trong chức vụ mục tử. (Giáo phận là Hội Thánh địa phương do Đức Giám Mục coi sóc. Trong mỗi giáo phận có các linh mục , phó tế cộng tác với Đức giám mục coi sóc dân Chúa tại các giáo xứ và điều hành các sinh hoạt khác trong giáo phận).
Nối tiếp tính truyền thống
-    Đặc tính tông truyền của Hội Thánh được biểu lộ qua phẩm trật trong Hội Thánh và sự tiếp nối đức tin của toàn thể Hội Thánh. Đức tin mà Hội Thánh tuyên xưng hôm nay và mãi mãi là đức tin của các Tông đồ truyền lại. Người tín hữu có trách nhiệm nối tiếp đặc tính tông truyền bằng cách:
  • Hiệp nhất với Đức Giáo hoàng, các Đức Giám mục, các Linh mục bằng cách đón nhận và sống Lời Chúa. Đồng thời lắng nghe và thực  hành những giáo huấn của Hội Thánh.
  • Tích cực học hỏi và loan báo Tin Mừng cho mọi người.
  • Tóm lại: Hội Thánh của Chúa Giêsu là Hội Thánh Duy nhất, Thánh thiện, Công giáo và Tông Truyền.
 
 
 
 
 
 
Người Kitô hữu nối tiếp truyền thống các Tông đồ bằng 2 cách:
Một là hiệp nhất với Đức Giáo Hoàng, với các Đức Giáo Mục  là những Đấng kế vị các tông đồ.
Hai là tích cực góp phần vào việc loan báo Tin Mừng.
(c 86)
 
C. Hướng ý cầu nguyện: Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa đã kêu gọi chúng con vào Hội Thánh, một Hội Thánh Duy nhất, Thánh thiện, Công giáo và Tông truyền. Xin cho chúng con biết sống thánh thiện, chăm học giáo lý để xứng đáng là con cái Hội Thánh và làm chứng  tá cho Chúa.
IV.  TRỞ VỀ CUỘC SỐNG:
            1.  Bài học: 81 – 86
            2.  Sinh hoạt: Sinh hoạt GLSĐ cấp III
            3.  Gợi ý sống đạo: Yêu mến, vâng phục các vị chủ chăn trong Hội Thánh.
  • Làm gương sáng trong mọi hoàn cảnh, mọi môi trường.
 
V. KẾT THÚC        
………………………………………….
 
 Bài 16:      CÁC ĐẶC TÍNH CỦA HỘI THÁNH  (2 tiết)
Lời Chúa:  “Người thánh hoá và thanh tẩy Hội Thánh bằng nước và Lời hằng sống,để trước mặt người có một Hội Thánh xinh đẹp, lộng lẫy, không tỳ ố, không vết nhơ hoặc bất cứ một khuyết điểm nào, nhưng thánh thiện và tinh tuyền” ( Ep 5 , 26 )
Ýchính:   1. Tính duy nhất và sự đa dạng của Hội Thánh ( 1Cr 12,12-18.28 )
2. Tính thánh thiện của Hội Thánh và vấn đề tội nhân (Rm 7, 18-25 )
3. Tính công giáo của Hội Thánh và sứ mệnh truyền giáo (Mt 28, 16-20 )
4. Tính tông truyền và trách nhiệm nối tiếp truyền thống ( Ep 2 , 19-22 )
Tâm tình: Hiệp nhất và yêu mến Hội Thánh
I.   ỔN ĐỊNH
II. TỪ CUỘC SỐNG:  Một ngày kia trên đất nước Nhật Bản,một nhóm người đến với Cha Pét-Ti Gioan. Họ thắc mắc hỏi Cha có lòng tôn kính Đức Maria, có hiệp thông với Đức Giáo Hoàng và có giữ đời sống độc thân không? Cha trả lời có. Họ đã reo lên sung sướng vì gặp được Cha, người đồng tôn giáo. Họ kể rằng cha ông họ đã để lại cho họ ba dấu hiệu đó như nét đặc trưng của người đứng đầu tôn giáo của cha ông. Các em thân mến, nhờ các dấu hiệu trên đây nhóm người nọ đã nhận ra đạo của mình.Giờ đây, chúng ta cùng gặp gỡ Chúa để Người dạy ta biết và nhận ra đặc tính của đạo Công Giáo.
III. LÊN TỚI CHÚA
A.  Công bố Lời Chúa: Ep 5,26 - 27
B.  Diễn giải
LỜI CHÚA DIỄN GIẢI NỘI DUNG GL
 
 
 
 
Mt 16,18
 
1Cr 12,13
Ep 4, 5
 
 
 
 
Mt 28,19-20
 
 
Ep 4, 6
 
 
 
1Cr12,4.8-10.28
 
 
 
 
1Cr 1, 10-11
 
1.  Tính duy nhất và sự đa dạng của Hội Thánh
a/  Đặc tính duy nhất: Hội Thánh duy nhất vì:
  • Hội Thánh bắt nguồn từ Chúa Ba Ngôi là mẫu mực tối cao và là nguyên lý của sự hiệp nhất.
  • Chúa Kitô chỉ thiết lập một Hội Thánh trên nền tảng Thánh Phêrô và các Tông Đồ.
  • Do Chúa Thánh Thần tác động vì Người là nguyên lý hiệp nhất Hội Thánh.
  • Do tất cả mọi người Công giáo đều tuyên xưng một Chúa, một đức tin, một phép Rửa do các Tông Đồ truyền lại.
b/  Tính đa dạng: (GLV dùng những chứng lý cụ thể cho các em dễ hiểu)
  • Hội Thánh tuy xuất hiện từ dân tộc Do Thái nhưng theo ý định và luật truyền của Chúa Giêsu: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ…” nên Hội Thánh Công giáo đã quy tụ nhiều dân tộc, nhiều  ngôn ngữ, nhiều nền văn hóa và nhiều chức vụ khác nhau nhưng cùng hiệp nhất trong một niềm tin, cùng tuyên xưng một đức tin được đón nhận từ các Tông đồ, cùng phụng thờ Thiên Chúa…
  • Tính đa dạng của Hội Thánh còn thể hiện ở các đặc sủng và những chức vụ khác nhau nhưng chỉ có môt Thần Khí như trong thư 1Cr12,4.8-10.28 đã cho ta thấy rõ. Chính Thần Khí làm ra tất cả và phân chia cho mỗi người mỗi cách, tùy theo ý của Người. Tất cả đều phục vụ Hội Thánh và xây dựng nhiệm thể Chúa Kitô. Sự đa dạng này làm cho Hội Thánh  thêm năng động và phong phú…
  • Tuy nhiên, bên cạnh tính đa dạng năng động và phong phú này, chúng ta cũng thấy những nét rạn nứt, do mang thân phận con người, bách nhân bách tính. Ngay từ buổi đầu Hội Thánh đã có những chia rẽ mà Thánh tông  đồ Phaolô mạnh mẽ tố cáo.
  • Trong các thời đại kế tiếp, còn phát sinh nhiều phân rẽ trầm trọng mà chúng ta thấy ngày nay những giáo hội cùng tin Chúa Kitô nhưng lại không hiệp nhất với nhau: như anh em Chính Thống - Anh giáo –Tin lành…   Chính vì thế, Hội Thánh luôn cổ võ và cầu nguyện cho sự hiệp nhất. Hàng năm, Hội Thánh dành một tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất vào ngày 17 – 25.01. hàng năm… 
 
 
 
Hội Thánh Công giáo có những đặc tính này là Duy Nhất, Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền.  (c.81)
 
 
 
 
Hội Thánh vừa duy nhất vừa đa dạng vì Hội Thánh bao gồm nhiều dân tộc thuộc nhiều nền văn hóa.Trong các thành phần của Hội Thánh cũng có những đặc sủng và những chức vụ khác nhau. Sự đa dạng này làm cho Hội Thánh năng động và phong phú. (c. 82)
 
 
 
 
 
Ga 17, 21
 
c/  Sống tinh thần hiệp nhất
  • Chúa Giêsu luôn cầu nguyện cho sự hiệp nhất của Hội Thánh “Xin Cha cho tất cả nên một ,như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha”
  • Hội Thánh Công giáo luôn luôn cầu nguyện và hành động để bảo vệ sự hiệp nhất và tiến tới hiệp nhất trong Hội Thánh bằng cách tham dự tích cực và sinh động các giờ cầu nguyện chung trong giáo xứ, đồng thời sống tình bác ái huynh đệ, yêu thương giúp đỡ nhau.
  • Là chi thể của Hội Thánh, mỗi người chúng ta phải yêu mến, hiệp nhất với mọi người trong Hội Thánh như thế nào? Vâng lời Hội Thánh qua Cha xứ và những người có trách nhiệm dạy dỗ ta, tích cực học hỏi giáo lý và tham dự các giờ cầu nguyện, Thánh lễ trong giáo xứ, sống bác ái huynh đệ, yêu thương giúp đỡ nhau..
 
 
 
 
 
Dt 2, 11
 
 
Ga 6, 63
 
Ep 1, 13-14
Tt 3, 5
 
 
 
 
Rm 7, 18-25
2Cr 4,7
 
Rm 5, 20-21
1 Cr 1,30
 
 
Mt 5, 48;
Col 3, 10
Ep 4, 22-24
 
  1. Tính thánh thiện của Hội Thánh và vấn đề tội nhân
a/  Đặc tính thánh thiện
  • Hội Thánh thánh thiện vì:
  • Bắt nguồn từ Thiên Chúa, được liên kết với TC là Đấng Thánh.
  • Do Chúa Giêsu thiết lập , Người là Đầu - Hội Thánh  là thân. Vì the, HT nên thánh thiện nhờ sự thánh thiện của Chúa Giêsu.
  • Chúa Giêsu thiết lập Hội Thánh là để mọi người được cứu rỗi bằng Lời Hằng Sống và các bí tích nhằm sinh ơn ích và hoa trái thánh thiện cho mọi tín hữu.
  • Chúa Thánh Thần luôn làm cho Hội Thánh sống động, sinh nhiều hoa trái thánh thiện, đặc biệt Đức Maria và các Thánh là thành phần ưu tuyển của Hội Thánh.
b/  Vấn đề tội nhân trong Hội thánh.
  • Qua Bí tích rửa tội, chúng ta đã được chuộc lại bằng giá máu của Chúa Kitô, được làm con Thiên Chúa, nhưng chúng ta vẫn mang trong mình thân phận yếu đuối, mỏng dòn như thánh Phaolô nói” Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn tôi lại cứ làm”. Quả là kho tàng chứa trong bình sành. Vì thế, trong Hội Thánh lữ hành vẫn còn tội nhân. Tuy nhiên , Thánh Phaolô nói: ”ở đâu tội lỗi lan tràn, ở đó ân sủng càng chứa chan”, chính ân sủng đó làm cho chúng ta nên công chính nhờ Chúa Giêsu Kitô.
  • Chính vì tính thánh thiện của Hội Thánh và trong Hội Thánh vẫn còn những phần tử tội lỗi Hội Thánh luôn kêu gọi con cái mình phải không ngừng thanh tẩy:phải cở bỏ con người cũ mặc lấy con người mới, để thần khí đổi mới hầu trở nên công chính và thánh thiện.
  • Chúng ta đang sống trong Hội Thánh thánh thiện, chúng ta cũng hãy luôn biết tập luyện nhân đức để nên thánh, xin Chúa giúp ta sống thánh thiện, đồng thời xin Chúa luôn tha thứ và thanh tẩy chúng ta mỗi ngày.
 
 
 
 
 
 
 
 
Hội Thánh có tội nhân vì các thành phần của Hội Thánh chưa đạt đến sự thánh thiện trọn vẹn. Họ được mời gọi tự thanh tẩy và phải luôn nỗ lực sám hối và canh tân.  (c. 83)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Mt 28,16–20
 
 
 
 
3.  Tính công giáo của hội Thánh và sứ mệnh truyền giáo
a/  Thuộc về Hội Thánh Công Giáo
  • Công giáo nghĩa là phổ quát, là đạo mở rộng cho mọi người, mọi dân tộc, mọi thời đại. “ Mọi người được mời gọi gia nhập dân tộc mới của Thiên Chúa” (Hc. HT 13).
  • Hội Thánh mang tính “công giáo” vì Chúa Kitô hiện diện trong HT. và vì có Chúa Kitô, HT có “đầy đủ phương tiện cứu rỗi”
  • HT là công giáo vì HT  được Chúa Kitô sai đến với muôn dân.
  • Tính công giáo này được thể hiện cách hữu hình và hoàn hảo qua việc các GH địa phương hiệp thông với HT Roma.
  • Những người nào được kể là thuộc về Hội Thánh Công giáo?
  • Trước hết là các tín hữu công giáo, tức là những người đã lãnh nhận Thánh Thần Chúa Kitô, tuân theo những hướng dẫn và phương tiện cứu rỗi trong HT (các Bí tích, giáo huấn), vâng lời Đức giáo Hoàng và những người có trách nhiệm trong Hội Thánh.
  • Tiếp đến những người đã lãnh nhận Bí tích Rửa tội nhưng không tuyên xưng đức tin trọn vẹn, hoặc không hiệp thông với Đấng kế vị Phêrô.
  • Sau cùng, nhưng người chưa đón nhận Tin Mừng, nhưng cũng được an bài bằng nhiều cách để thuộc về Dân Thiên Chúa, nếu sống theo lương tâm ngay thẳng.
b/  Sứ mệnh truyền giáo
  • Chính trong ý nghĩa công giáo mà Chúa Kitô sai đến với toàn thể nhân loại: “ Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ, nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần …..”
  • Xuất phát từ mệnh lệnh của Chúa Giêsu, Hội Thánh là một cộng đoàn truyền giáo và mỗi Kitô hữu chúng ta cũng phải tham gia vào sứ mệnh truyền giáo bằng lời nói, cách sống, việc làm, hy sinh, cầu nguyện …
  • Là một Thiếu Nhi, em cũng có rất nhiều cách để truyền giáo qua đời sống ngay thẳng, ngoan thảo, thật thà…  Không cần phải d8i đâu xa. Em hãy sống tốt bổn phận của mình, với Chúa, với gia đình với xã hội… Như thế là truyền giáo rồi.
 
Những người thuộc về Hội Thánh Công giáo:
Trước hết là các tín hữu Công giáo.
Thứ đến là những người tin vào Chúa Kitô.
Sau cùng là tất cả mọi người được Thiên Chúa an bài để thuộc về dân của Người. (c 84)
 
 
 
HT có sứ mạng truyền giáo vì:
Thiên Chúa muốn mọi người được cứu độ.
Hội Thánh có nhiệm vụ đem Tin Mừng đến cho mọi người.
Chính Chúa Giêsu. Trước khi về trời đã sai các Tông đồ đi rao giảng Tin Mừng cho muôn dân. (c 85)
 
 
 
 
Ep 2, 20
Kh 21, 14
4.  Tính tông truyền được thể hiện qua phẩm trật.
  • Việc cai quản Hội Thánh được thừa kế từ thánh Phêrô ( Giáo hoàng đầu tiên), cho đến Đức giáo hoàng Benedictyo XVI (là vị giáo hoàng thứ 257), chứng tỏ Hội Thánh Công Giáo quả là Hội Thánh Tông Truyền, vì được Chúa Kitô xây dựng trên nền móng các tông đồ, những chứng nhân được Chúa gọi, chọn, huấn luyện và sai đi.
  • Nhờ Chúa Thánh Thần, Hội Thánh gìn giữ và lưu truyền giáo huấn các Tông đồ.
  • Hội Thánh tiếp tục kế nhiệm các tông dồ trong chức vụ mục tử. (Giáo phận là Hội Thánh địa phương do Đức Giám Mục coi sóc. Trong mỗi giáo phận có các linh mục , phó tế cộng tác với Đức giám mục coi sóc dân Chúa tại các giáo xứ và điều hành các sinh hoạt khác trong giáo phận).
Nối tiếp tính truyền thống
-    Đặc tính tông truyền của Hội Thánh được biểu lộ qua phẩm trật trong Hội Thánh và sự tiếp nối đức tin của toàn thể Hội Thánh. Đức tin mà Hội Thánh tuyên xưng hôm nay và mãi mãi là đức tin của các Tông đồ truyền lại. Người tín hữu có trách nhiệm nối tiếp đặc tính tông truyền bằng cách:
  • Hiệp nhất với Đức Giáo hoàng, các Đức Giám mục, các Linh mục bằng cách đón nhận và sống Lời Chúa. Đồng thời lắng nghe và thực  hành những giáo huấn của Hội Thánh.
  • Tích cực học hỏi và loan báo Tin Mừng cho mọi người.
  • Tóm lại: Hội Thánh của Chúa Giêsu là Hội Thánh Duy nhất, Thánh thiện, Công giáo và Tông Truyền.
 
 
 
 
 
 
Người Kitô hữu nối tiếp truyền thống các Tông đồ bằng 2 cách:
Một là hiệp nhất với Đức Giáo Hoàng, với các Đức Giáo Mục  là những Đấng kế vị các tông đồ.
Hai là tích cực góp phần vào việc loan báo Tin Mừng.
(c 86)
 
C. Hướng ý cầu nguyện: Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa đã kêu gọi chúng con vào Hội Thánh, một Hội Thánh Duy nhất, Thánh thiện, Công giáo và Tông truyền. Xin cho chúng con biết sống thánh thiện, chăm học giáo lý để xứng đáng là con cái Hội Thánh và làm chứng  tá cho Chúa.
IV.  TRỞ VỀ CUỘC SỐNG:
            1.  Bài học: 81 – 86
            2.  Sinh hoạt: Sinh hoạt GLSĐ cấp III
                                    3.  Gội ý sống đạo: Yêu mến, vâng phục các vị chủ chăn trong Hội Thánh.
  • Làm gương sáng trong mọi hoàn cảnh, mọi môi trường.
 
V. KẾT THÚC
………………………………………
 
Bài 18: LỊCH SỬ HỘI THÁNH  VIỆT NAM
 
Lời Chúa    :   “Nước trời cũng giống như chuyện nắm men bà kia lấy vùi vào ba đấu bột cho đến khi cả khối bột dậy men” (Mt 13,31-33).
Ý chính  :   1.Hội Thánh Việt Nam thời sơ khai.
  1. Hội Thánh Việt Nam trong giai đoạn phát triển.
  2. Hội Thánh Việt Nam ngày nay
Tâm tình:   Cảm tạ Thiên Chúa đã cho dân tộc chúng con nhận biết Chúa và góp sức xây dựng Hội Thánh tại địa phương.
I.  ỔN ĐỊNH
  1. Đón tiếp
  2. Thánh hoá
  3. Giới thiệu bài mới
Sống trong Hội Thánh và đặc biệt là sống trong Hội Thánh Việt Nam mà không biết gì về Hội Thánh Việt Nam thì thật là một điều thiếu sót lớn. Do đó hôm nay chúng ta dành thời giờ để cùng nhau tìm hiểu Hội Thánh Việt Nam được hình thành như thế nào ? II.  TỪ CUỘC SỐNG:
“ Cây có cội, nước có nguồn”
Người ta người gốc từ đâu?
Có cha có mẹ rồi sau có mình.”
Vâng, sức sống của Hội Thánh Việt nam hôm nay là thành quả hơn ……  năm hạt giống Tin mừng được gieo trồng. Đó cũng là kết quả của hơn …… năm cây đức tin được vun xới và phát triển. Và như thế, Hội Thánh Việt Nam đã có một chiều dài lịch sử hơn … năm. Để có Hội Thánh VN hôm nay, cha ông chúng ta đã trải qua một chặng đường đầy cam go và thử thách, đã gieo trồng và vun xới bằng mồ hôi nước mắt, hơn nữa bằng cả máu đào để hạt giống đức tin được nảy sinh. Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu xem hạt giống lời Chúa nảy sinh trong Giáo Hội Việt Nam như thế nào.
 III.   LÊN TỚI CHÚA
  1. Công bố Lời Chúa:Mt 13,31-33.
       Gợi ý: Chúa Giêsu đã dùng hình ảnh hạt cải và nắm men để mô tả Nước Trời. Hạt cải tuy nhỏ nhất nhưng một khi thành cây thì nó lại là loại cây to lớn. Nắm men thật ít ỏi, nhỏ bé so với khối bột nhưng nó có sức làm cho cả khối bột dậy men. Hạt giống Lời Chúa trên mảnh đất Việt Nam cũng vậy. Tuy gặp nhiều gian nan, thử thách, nhưng với ơn Chúa Hội Thánh Việt Nam đã được hình thành và phát triển. Đức Cha Đắc Lộ  đã xin Toà Thánh lập Hàng Giáo Sĩ địa phương và phân chia Giáo phận.
B.  Dẫn giải nội dung giáo lý
HỘI THÁNH VIỆT NAM THỜI SƠ KHAI (trong phần này, GLV cần tìm hiểu về việc truyền giáo của một hai vị nêu tên dưới đây để kể cho các em nghe – không cần chi tiết tất cả, vì không có thời gian)
1.  Những bước chân đầu tiên
  • Năm 1533, ở phía Bắc có một vị Thừa sai tên là I-ni-khu vào Việt Nam giảng đạo tại làng Ninh Cường và làng Trà Lũ thuộc tỉnh Nam Định ngày nay.
  • Đến năm 1550 ở phía Nam có cha Gaspar De Santa Cruz đến giảng đạo tại Hà Tiên.
  • Năm 1583 có các Linh mục Dòng Phanxicô đến giảng đạo.
  • Người theo đạo đầu tiên là cụ Đỗ Hưng Yên ở Thánh Hoá được rửa tội ở Macao năm 1573.
  • Năm 1615 các Cha Dòng Tên đưa Tin Mừng hội nhập vào văn hoá Việt Nam.
  •             Các tín hữu đầu tiên đã giúp đỡ các vị Thừa sai trong việc rao giảng Tin Mừng. Họ giúp các Ngài học ngôn ngữ, phong tục tập quán, dịch kinh và giáo lý, giúp các Ngài giảng dạy, điều hành và duy trì cộng đoàn.
Thế nhưng hạt giống Lời Chúa không chỉ gặp mưa thuận gió hoà mà còn phải bị vùi dập trong phong ba bão táp nhưng không bị tiêu diệt.
2.  Những người khởi công xây dựng Hội Thánh Việt Nam và những chứng nhân đầu tiên
  • Tại miền Bắc có anh Phanxicô vì làm công việc bác ái nên bị bắt, bị tra tấn và bị giết năm 1630.
  • Miền Nam có Thầy Andrê Phú Yên bị bắt tại nhà Cha Đắc Lộ, bị tra tấn và chém đầu năm 1644 lúc mới 18 tuổi.
  • Không chỉ người công giáo Việt Nam mới bị bắt, bị giết  mà cả những vị Thừa sai ngoại kiều nữa. Các nhà truyền giáo đã bỏ cuộc sống đầy tiện nghi ở quê hương , hy sinh đến Việt Nam, chấp nhận sống thiếu thốn, gian khổ, ngược đãi, để Tin Mừng được rao giảng.
  • Trong các tập thể đóng góp công sức nhiều nhất cho Hội Thánh Việt Nam, phải kể đến Hội Thừa Sai Paris, Dòng Tên, Dòng Đaminh, Dòng Phanxicô
  • Ngoài vai trò của các Thừa sai, những người Công giáo Việt Nam thiện chí và hăng say, cũng dấn thân đem Tin Mừng đến cho anh em khắp miền đất nước.
Tóm lại: Hội Thánh Việt Nam thời phôi thai gặp rất nhiều khó khăn về mọi phương diện.Nhưng với ơn Chúa và sự hy sinh của các nhà truyền giáo, lòng hăng say của các tín hữu Việt nam, Tin mừng cứu độ mãi được lan truyền đến ngày nay.
C. Hướng ý cầu nguyện:
  • Cảm tạ Chúa đã cho chúng ta  được biết Chúa.
  • Xin ơn Chúa để chúng ta can đảm dấn thân cho Chúa trong đời sống đức tin và truyền giáo.
IV. TRỞ VỀ CUỘC SỐNG
  1. Bài học: 93 - 101
93.H.Tin Mừng đã đến Việt Nam từ khi nào ?
    T.Vào thế kỷ 16 (1533), có một thừa sai tên là I-ni-khu đã đến Việt Nam giảng đạo tại làng Ninh Cường và làng Trà Lũ thuộc tỉnh Nam Định ngày nay.
94.H.Người tín hữu Việt Nam đầu tiên là ai ?
    T.Là cụ Đỗ Hưng Viễn, người làng Bồng Trung tỉnh Thanh Hoá, cụ được rửa tội tại Ma-cao thời Vua Lê Anh Tôn.
95.H.Nhóm tín hữu đầu tiên đã giúp gì trong việc rao giảng Tin Mừng ?
    T.Nhóm tín hữu đầu tiên đã giúp các thừa sai học ngôn ngữ, phong tục Việt Nam và giảng đạo bằng tiếng Việt Nam.
96.H.Các Thầy giảng đã đóng vai trò nào trong việc truyền giáo ?
    T.Các Thầy giảng  đã  hỗ trợ các Thừa sai rất đắc lực trong việc giảng dạy giáo lý, điều hành và duy trì các cộng đoàn dân Chúa.
97.H.Những chứng nhân đức tin đầu tiên người Việt nam là ai ?
  1. Tại miền Bắc (Đàng Ngoài) có anh Phanxicô, chết năm 1630 vì làm công việc bác ái nên bị tra tấn và bị giết.
Tại Miền Nam (Đàng Trong) có Thầy Andrê Phú Yên bị bắt tại nhà Linh mục Đắc lộ và bị chém đầu năm 1644
98.H.Các nhà truyền giáo tại Việt Nam đã sống như thế nào ?
T.Các ngài đã hy sinh chấp nhận một nếp sống cực khổ, thiếu thốn tiện nghi, chịu đựng sự bắt bớ, bị ngược đãi và hiểu lầm.
99.H.Các tập thể nào đã đóng góp công sức nhiều nhất cho Hội Thánh Việt Nam ?
 T.Các tập thể đóng góp công sức nhiều nhất cho Hội Thánh Việt Nam phải kể đến Hội Thừa sai Paris, Dòng Tên, Dòng Đaminh, Dòng Phanxicô.
100.H.Ngoài vai trò của các Thừa sai, việc phát triển của Hội Thánh Việt Nam còn nhờ vào ai nữa?
    T.Còn nhờ vào chính những người Việt Nam thiện chí đã dâng hiến trọn cuộc sống cho Nước Trời, đem Tin Mừng đến khắp nơi và nuôi dưỡng đời sống đức tin của anh em mình, đó là những Linh mục và Tu sĩ Việt Nam.
101.H.Những Linh mục đầu tiên người Việt  Nam là ai ?
    T.Là các Linh mục: Giu-se Trang và Luca bền (Đàng Trong) và Linh mục Bênêdictô Hiền, Gio-an Huệ ( Đàng Ngoài) đã được Đức Giám mục Lambert de la Motte đặt tay truyền chức tại Thái Lan.
  1. Sinh hoạt:  Băng reo “Truyền Giáo” sách sinh hoạt Sống Đạo trang 52.
  2. Gợi ý sống:
    • Can đảm tuyên xưng đức tin nơi công cộng.
    • Quyết chí học tập và rèn luyện theo nhân cách TM
V. KẾT THÚC
………………………………………
 
Bài 18:  LỊCH SỬ HỘI THÁNH TẠI VIỆT NAM (Tiết 2)
 
 
Lời Chúa        :        “Nước trời cũng giống như chuyện nắm men bà kia lấy vùi vào ba đấu bột cho đến khi cả khối bột dậy men” (Mt 13,31-33).
Ý chính           :        Hội Thánh Việt Nam trong giai đoạn phát triển.
Tâm tình         :        Cảm tạ Chúa đã dìu dắt và nâng đỡ Hội Thánh Việt Nam qua cơn gian nan thử thách.
I.ỔN ĐỊNH
  1. Đón tiếp
  2. Thánh hoá
  3. Giới thiệu bài mới
Ở tiết trước chúng ta cùng nhau tìm hiểu giáo Hội Việt Nam trong giai đoạn sơ khai đầy gian khổ. Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu tiếp về Hội Thánh Việt Nam trong giai đoạn phát triển.
  1. TỪ CUỘC SỐNG
Tại một tỉnh thuộc miền Trung ấn Độ có một tín hữu Kitô tên là Sundasi tự nguyện tham gia công tác truyền giáo bằng cách phổ biến sách Tin Mừng. Ngày kia trên một chuyến xe lửa, anh can đảm lấy ra cuốn Tin Mừng trao cho mộ người hành khách không phải là Kitô hữu. Thay vì chỉ từ chối không nhận, người ấy lại giận dữ chộp lấy cuốn Tin Mừng xé nát và quăng những mảnh giấy vụn qua cửa sổ. Thiện chí truyền giáo của Sudasi kể như tan biến theo chiều gió.
 
Nhưng lạ lùng thay, chính lúc đó có một người đang đi trên đường, anh tò mò cúi nhặt mảnh giấy bị gió cuốn rơi trước mặt và chăm chú đọc. Một người bạn thấy vậy liền bảo: “Đây là mảnh giấy trong sách đạo Kitô, anh không nên đọc nó, nếu không muốn bị ô uế”. Anh ta suy nghĩ giây lát rồi nói với người bạn: “Tôi không sợ bị ô uế, trái lại tôi muốn đọc trọn cả cuốn sách có dòng chữ tuyệt vời này”.
Sau đó anh tìm mua một cuốn Tân ước. Anh say mê đọc và thấy mình được chiếu sáng. Anh tìm hiểu và lãnh nhận Bí tích Thánh tẩy rồi sau đó trở thành Giáo lý viên.
Lời Chúa như hạt giống vung vãi trên mảnh đất trần gian này, được gió cuốn đi mọi hướng. Vậy để xác tín hơn nữa về hồng ân Lời Chúa đã đến trên quê hương đất nước chúng ta, xin mời các em cùng tuyên xưng Lời Chúa.
III.   LÊN TỚI CHÚA
a. Công bố Lời Chúa:Mt 13,31-33.
 b. Dẫn giải nội dung giáo lý
Chúa Giêsu đã dùng hình ảnh hạt cải và nắm men để mô tả Nước Trời.
  • Hạt cải tuy nhỏ nhất nhưng một khi thành cây thì nó lại là loại cây to lớn.
  • Nắm men thật ít ỏi, nhỏ bé so với khối bột nhưng nó có sức làm cho cả khối bột dậy men.
  • Cả hai ví dụ trên, đều nhằm nói về những việc làm âm thầm nhỏ bé nhưng với ơn Chúa nó sẽ trở nên một sức mạnh phi thường.
  • Hạt giống Lời Chúa trên mảnh đất Việt Nam cũng vậy. Tuy gặp nhiều gian nan, thử thách, nhưng với ơn Chúa Hội Thánh Việt Nam đã được hình thành và phát triển. Đức Cha Đắc Lộ  đã xin Toà Thánh lập Hàng Giáo Sĩ địa phương và phân chia Giáo phận.
  1. Thành lập Giáo phận
Ngày 9/9/1659 Toà Thánh thiết lập hai giáo phận đầu tiên và  đặt hai Giám Quản Tông Tòa.
  • Địa phận Đàng Trong (miền Nam): Đức Cha Lambert de la Motte phụ trách.
  • Địa phận Đàng Ngoài (miền Bắc): Đức Cha Phanxicô Palu phụ trách.
  • Vậy Hội thánh Việt Nam thời sơ khai có hai Địa phận. Có hai Đức Cha phụ trách, Hội Thánh Việt Nam bắt đầu sinh hoạt theo cơ cấu Hội Thánh toàn cầu.
  1. Những sinh hoạt của Hội Thánh trong thời kỳ phát triển.
Tháng 2/1670 Hội Thánh Việt Nam đã triệu tập Công đồng đầu tiên tại Phố Hiến, do Đức Cha Lambert de la Motte điều hành.
Mục đích Công đồng Phố Hiến là đưa ra một chương trình hoạt động:
  • Chia giáo xứ.
  • Chọn Thánh Giuse làm Bổn mạng Hội Thánh Việt Nam
  • Ấn định việc đào tạo Chủng sinh qua tổ chức nhà Đức Chúa Trời.
Như vậy Hội Thánh Việt Nam trong giai đoạn đầu của thời kỳ phát triển đã hoạt động với những sinh hoạt tốt đẹp
  1. Hội Thánh Việt Nam lớn lên trong thử thách.
Đức tin Kitô giáo được nhiều người Việt Nam mau mắn đón nhận, nhưng để sống đức tin ấy họ đã phải trải qua nhiều thử thách và gian nan. Các sắc chỉ cấm đạo của các vua chúa ban hành có hiệu lực, các tín hữu Công giáo nào can đảm tuyên xưng niềm tin của mình sẽ bị bắt bớ, tra tấn hoặc bị giết chết.
Bắt đầu từ thời Chúa Nguyễn (Đàng Trong: 1615-1778). Chúa Trịnh (Đàng Ngoài:1627-1786). Vua Minh Mạng (1820-1840).Thiệu Trị (1840-1847).Tự Đức (1847-1883).Văn Thân (1885-1886).
Chính trong bối cảnh khó khăn đó niềm tin của người tín hữu lại được thanh luyện hơn. Số Kitô hữu tiếp tục gia tăng từ 320.000 năm 1800 lên đến 426.000 năm 1855
Giáo phận tăng từ 3 lên đến 8. Năm 1933 Việt Nam có 13 Giáo phận
Trong 130.000 người hy sinh vì niềm tin của mình. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã tôn phong lên bậc Hiển Thánh 117 vị ngày 19.06.1988 và một Chân Phước là  Andre Phú Yên ngày 5.03.2000.
Hội Thánh Việt Nam nhận Các Thánh Tử Đạo Việt Nam làm Bổn Mạng chung và mừng kính trọng thể ngày 24.11 hằng năm.
Dòng máu đào anh dũng của cha ông đã đổ xuống làm phát sinh những tín hữu Việt Nam. Đặc biệt là Đức Giám Mục tiên khởi Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng, được sắc phong ngày 10.01.1933, khởi sự cho một giai đoạn mới của Hội Thánh Công giáo Việt Nam.
Ngày 24.11.1960 Đức Thánh Cha Gioan XXIII đã thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam, đánh dấu cho sự trưởng thành của Hội Thánh Việt Nam.
C. Hướng ý cầu nguyện:
Lạy Chúa, Chúa đã ban ơn nâng đỡ Hội Thánh Việt Nam chúng con vượt qua những cơn gian nan thử thách để chúng con có được ngày hôm nay. Xin Chúa cho mỗi người chúng con luôn ý thức mình đang sống trong Hội Thánh Việt Nam, biết góp công xây dựng Hội Thánh ngày một phát triển hơn.
IV. TRỞ VỀ CUỘC SỐNG
1.Bài học
102.H.Hội Thánh Việt Nam bắt đầu có Giáo phận từ khi nào?
T.Vào ngày 09.09.1659, Toà Thánh đã tiết lập hai Giáo phận đầu tiên trên đất Việt Nam và đặt hai Giám Quản Tông Tòa: miền Nam (Đàng Trong) với Đức Giám Mục Lambert de la Motte và miền Bắc (Đàng Ngoài) với Đức Giám Mục Phanxicô Palu.
103.H.Công đồng đầu tiên của Hội Thánh Việt Nam được tổ chức tai đâu ?
T.  Công đồng đầu tiên của Hội Thánh Việt Nam được tổ chức tại Phố Hiến vào tháng 02.1670 dưới quyền chủ toạ của Đức Giám Mục Lam-be-đờ la Mót.
104.H.Nội dung của Công đồng gồm những gì ?
T.Công đồng đã đưa ra một chương trình hoạt động: chia giáo xứ, chọn Thánh Giu-se làm Bổn mạng và ấn định việc đào tạo Chủng sinh qua tổ chức nhà Đức Chúa Trời.
105.H.Đức tin Ki-tô giáo có được dễ dàng đón nhận và phát triển tốt đẹp tại Việt Nam không ?
T.Đức tin Ki-tô giáo được tín hữu Việt Nam mau mắn đón nhận; nhưng để sống và giữ vững đức tin ấy, họ phải trải qua rất nhiều thử thách và gian nan vì những sắc chỉ cấm đạo của các vua quan.
106.H.Các Ki-tô hữu Việt Nam đã  sống đức tin thế nào ?
T.Các Ki-tô hữu Việt Nam đã rất mực kiên cường giữ vững đức tin. Vì thế, nhiều người đã phải đổ máu đào để minh chứng cho đức tin này.
107.H.Cho đến nay Hội Thánh Việt Nam đã có bao nhiêu Thánh Tử Đạo ?
T.Trong số hàng trăm ngàn người đổ máu đào minh chứng cho đức tin, đã có 117 vị được Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II suy tôn lên  bậc Hiển Thánh ngày 19/06/1988.
108.H.Đức Giám Mục tiên khởi người Việt Nam là ai ?
T.Vào năm 1933, Hội Thánh Việt Nam có Giám Mục tiên khởi là Đức Cha Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng.
109.H.Hàng Giám phẩm Việt nam được thiết lập năm nào?
T.Ngày 24/11/1960. Đức Giáo Hoàng Gio-an XXIII đã thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam, đánh dấu sự trưởng thành của Hội Thánh Việt Nam sau bốn thế kỷ đón nhận Tin Mừng.  
2.Sinh hoạt
  • Trò chơi “Tin Mừng loan báo”. (Sách sinh hoạt Sống Đạo trang 51).
3.Gợi ý sống
  • Noi gương các Thánh Tử Đạo truyền giáo và làm chứng cho Chúa bằng các gương sáng của mình nơi gia đình, giáo xứ, học đường và ngoài xã hội.
V. KẾT THÚC

…………………………………………
 
Bài 18:  LỊCH SỬ HỘI THÁNH TẠI VIỆT NAM (Tiết 3)

Lời Chúa:       “Vậy anh em hãy ra đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Thầy, và đây thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.”( Mt 28,18-20 ).
Ý chính           :        Hội Thánh Việt Nam ngày nay.
Tâm tình :      Cầu nguyện cùng các Thánh Tử Đạo Việt Nam gìn giữ Giáo Hội Việt Nam được bằng an và ngày một phát triển hơn nữa.
I. ỔN ĐỊNH
  1. Đón tiếp
  2. Thánh hoá
  3. Giới thiệu bài mới
       Trong những tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về sự hình thành và phát triển Hội Thánh Việt Nam thời sơ khai. Trong tiết này chúng ta cùng nhìn vào thực tế xem Hội Thánh Việt Nam ngày nay như thế nào ? II. TỪ CUỘC SỐNG        Hội Thánh Việt Nam trong những năm qua đã nhận lãnh những hồng ân đặc biệt của Thiên Chúa, nâng số Giám mục và Linh mục lên. Ơn trọng đại gần đây nhất là Đức Tổng Giám Mục Giáo phận thành phố Hồ Chí Minh, Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn được sắc phong gia nhập Hồng Y Đoàn. Đó là nhờ tình thương và bàn tay quyền năng của Thiên Chúa luôn dìu dắt Hội Thánh Việt Nam từng bước đi lên. Bổn phận của chúng ta là phải sống sao để đền đáp hồng ân đặc biệt này, muốn thế chúng ta cùng nhau lên hỏi Chúa để Người dạy ta phải làm cách nào, mời các em cùng đứng lên đọc lời Chúa. III. LÊN TỚI CHÚA
  1. Công bố lời Chúa:Mt 28,18-20.
  2. Dẫn giải nội dung giáo lý: 
Trước khi Chúa Giêsu về Trời, Người đã sai các Tông Đồ đi rao giảng Tin Mừng, để mọi người nhận biết và yêu mến Thiên Chúa. Ngày nay toàn thể Hội Thánh còn đang tiếp nối sứ mạng của các Tông đồ. Trong quá trình hình thành và phát triển, Hội Thánh Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn và bách hại, nhưng không vì thế mà niềm tin bị tàn lụi. Ngược lại số người theo đạo Công giáo ngày một gia tăng, vẫn kiên cường đứng vững và tồn tại đến ngày nay.
Hiện nay Hội Thánh Việt Nam có 25 Giáo phận được chia thành 3 Giáo tỉnh:
- Giáo tỉnh Hà Nội           :           10 Giáo phận
- Giáo tỉnh Huế      :          06 Giáo phận
- Giáo tỉnh Sài gòn             :         09 Giáo phận
Đứng đầu mỗi Giáo tỉnh là Đức Tổng Giám mục.
Tất cả các Giám mục Việt Nam họp thành Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, lãnh đạo Hội Thánh Việt Nam.
Sau năm 1975 Hội Thánh Việt Nam ở hai miền Nam Bắc thống nhất thành một.
Năm 1980 Đại Hội Các Giám mục Việt Nam  đã nhóm họp và khẳng định đường hướng chung: “Sống Phúc Âm trong lòng dân tộc Việt Nam, để phục vụ hạnh phúc đồng bào.”
Như vậy Hội Thánh Việt Nam có được ngày hôm nay là nhờ các vị Thừa sai đã thi hành lệnh truyền của Chúa, tiếp nối sứ vụ của các Tông đồ đến Việt Nam rao giảng Tin Mừng. Noi gương các Ngài nhiều người Việt Nam cũng hăng say rao giảng tin Mừng và sống niềm tin cách mạnh mẽ để Giáo Hội Việt Nam ngày một phát triển
C. Hướng ý cầu nguyện:
Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa vì Chúa đã yêu thương nâng đỡ Hội Thánh Việt Nam chúng con. Chúa vẫn từng ngày mời gọi chúng con đi rao giảng và làm chứng cho Chúa trong cuộc sống của mình. Xin Chúa cho chúng con luôn biết noi gương các bậc tiền nhân, sẵn sàng hy sinh để danh Chúa ngày một loan truyền đến mọi người.
IV. TRỞ VỀ CUỘC SỐNG
1.Bài học
110.H.Hiện nay Hội Thánh Việt Nam có bao nhiêu Giáo phận
T.Hiện nay Hội Thánh Việt Nam có 25 Giáo phận, được chia trong ba Giáo Tỉnh là: Hà Nội, Huế, Sài Gòn.
111.H.Năm 1980 Hội Thánh Việt Nam có sự kiện nào đáng ghi nhớ ?
T.Trong bối cảnh đất nước thống nhất, Hội Thánh Nam Bắc được sum họp một nhà, đại hội các Giám mục toàn quốc đã nhóm họp và khẳng định một đường hướng chung là “Sống Phúc Âm trong lòng dân tộc Việt Nam để phục vụ hạnh phúc của đồng bào”.
112.H.Người tín hữu Việt Nam ngày nay sống đức tin giữa lòng dân tộc như thế nào?
T.Người tín hữu Việt Nam phải hết lòng cảm tạ Thiên Chúa, cố gắng sống tinh thần Phúc Âm: yêu thương mọi người, xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn và làm chứng cho Chúa ngay trên chính quê hương mình.
2. Sinh hoạt: Chuyện kể “Vua và Thánh giá”. (Sách sinh hoạt Sống Đạo  trang 49).
3. Gợi ý sống: Tham gia các hội đoàn và các phong trào trong giáo xứ một cách tích cực hơn.
V. KẾT THÚC
 
………………………………….
 
Bài 19: ƠN PHỤC SINH VÀ ĐỜI SỐNG VĨNH CỬU
 
Lời Chúa: “Cái thân phải hư nát này sẽ mặc lấy sự bất diệt ; và cái thân phải chết này sẽ mặc lấy sự bất tử”
                                                                                    (1Cr 15, 53)
Ý chính:   1.  Chết theo niềm tin Kitô giáo (Ga 12, 24-25)
    2. Anh hưởng của niềm tin “trời mới đất mới” trong cuộc sống chúng ta. (2Pr 3, 11-14)
    3. Ý nghĩa của tiếng “Amen” (Is 65, 16)
Tâm tình: Tin tưởng và hy vọng
  1. ỔN ĐỊNH
  1.     TỪ CUỘC SỐNG:
 
Một du khách Hoa Kỳ đến thăm một Rabbi Do Thái
nổi tiếng, và rất đỗi ngạc nhiên vì căn phòng của ông tràn ngập sách. Đồ đạc chỉ vọn vẹn có một cái bàn và một cái ghế.
  •  Du khách hỏi: Đồ đạc của Thầy để ở đâu?
  • Còn đồ đạc của ông đâu? Rabbi hỏi lại du khách.
  • Đồ đạc của tôi ư? Tôi chỉ là một du khách ghé qua đây thôi! Du khách trả lời vị Rabbi.
  • Rabbi nói: Tôi cũng thế.
Mỗi người chúng ta chỉ là khách trọ trong ngôi nhà thế giới. Cái chết sẽ kết thúc cuộc đời của một khách trọ. Là Kitô hữu, ta quan niệm thế nào về cái chết ? Qua tiết học hôm nay, chúng ta cùng xin Chúa soi sáng cho ta hiểu rõ hơn về mạc khải này.
III.   LÊN TỚI CHÚA:       
  1.  Công bố Lời Chúa: 1Cr 15, 51-53
Thinh lặng – gợi ý
Chết là một sự thật hiển nhiên của thân phận con người không ai thoát khỏi, có người cho rằng chết là hết, nhưng với niềm tin Kitô giáo thì chết không phải là hết mà chết là bắt đầu một cuộc sống mới.Theo Thánh Phaolô thì chết là chúng ta được biến đổi, biến đổi từ cái hư nát sang cái bất diệt, từ cái chết sang cái bất tử.
  1. Dẫn giải nội dung
LỜI CHÚA DẪN GIẢI NỘI DUNG GL
 
 
 
 
 
 
 
 
Rm 8, 11
 
 
 
 
Ga 11, 25
Ga 6, 54
 
 
Pl 1, 21-23
Rm 6, 8
1.  Chết theo niềm tin Kitô giáo:
-   Con người là “linh ư vạn vật” – con người sống hay chết, không như con vật – Theo quan điểm dân gian - con người chết không phải là hết – không như “chó chết hết chuyện” - vì thế người ta đã tổ chức ngày lễ xá tội vong nhân hay việc cúng cô hồn – thắp hương cho người quá cố – tưởng niệm các anh hùng chiến sĩ v.v… Đó là những biểu hiện của niềm tin dân gian này.
  • Đức tin Kitô giáo dưới ánh sáng của mầu nhiệm khổ nạn và phục sinh của Đức Kitô đã mặc cho cái chết những ý nghĩa và giá trị mới. Chính vì thế, trong Kinh Tin Kính, chúng ta đã tuyên xưng: “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại”.
  • Ta hiểu rằng thân xác con người sau khi chết sẽ hư nát nhưng Thiên Chúa sẽ cho thân xác ấy sống lại trong ngày tận thế; Vì chính Đức Kitô đã tuyên bố xác quyết với Matta: Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống.
  • Ai ăn thịt và uống máu Ngài thì sẽ được sống lại trong ngày sau hết.
  • Và như thế chết là tuy là hậu quả của tội lỗi, của nguyên tổ – nhưng nhờ cái chết của Đức Kitô, cái chết lại trở thành cửa ngõ bước vào cõi sống, là một cuộc dứt điểm cuộc sống trần thế để vào cõi vĩnh hằng.
  • Chính vì thế Thánh Phaolô mới mạnh dạnh cho rằng chết là mối lợi …vì được ở với Chúa Kitô mãi mãi. Chuyện Thánh Têrêsa nhỏ  (5 tuổi) đã ao ước cho mẹ chết để được về trời với Chúa…
 
* Khi tuyên xưng xác loài người ngày sau sống lại, ta phải hiểu là thân xác con người sau chết sẽ hư nát, nhưng Thiên Chúa sẽ cho thân xác ấy được sống lại trong ngày tận thế.
(c.113)
 
* Theo Kitô giáo, sự chết là kết thúc cuộc sống ở trần gian, là hậu quả của tội lỗi và là một biến đổi đi vào cuộc sống mới
(c. 114)
 
 
 
 
 
 
2Pr 3, 13
 
Rm 8, 21
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
1Cr 13, 1-10
 
 
Mc 13, 35
 
 
1 Cr 7, 31
2.  Ảnh hưởng của niềm tin “trời mới đất mới” trong cuộc sống của chúng ta.
a/  Vũ trụ này sẽ ra sao ?
  • Đến thời sau hết, Nước Trời sẽ đạt đến mức hoàn hảo, toàn thể nhân loại và vũ trụ được biến đổi thành “Trời mới Đất mới”.
  • Thiên Chúa sẽ tái tạo nhân loại vào thời sau hết, đây là một cuộc sáng tạo mới, sự biến đổi kỳ diệu này được gọi là “Trời mới Đất mới”
  • Nhờ Chúa Kitô thủ lãnh của vạn vật, tất cả vũ trụ hữu hình đạt tới cùng đích viên mãn không phải lệ thuộc vào cảnh hư nát, mà được cùng con cái Thiên Chúa chung hưởng tự do và vinh quang
  • Cảnh trời mới đất mới:
+   Đức tin sẽ trở thành chiêm ngưỡng (đã thấy không còn tin)
+  Đức cậy sẽ trở thành hưởng thụ (đã nhận được không còn trông cậy)
+  Đức mến thành trọn hảo
 
 
b)  Niềm tin “Trời mới Đất mới” có ảnh hưởng gì trong cuộc sống của chúng ta ?
  • Rất ảnh hưởng. Khi chúng ta tin có đời sau, có “sự chết, phán xét, thiên đàng, hỏa ngục”, chắc chắn con người chúng ta sẽ có những thay đổi trong nếp nghĩ, trong lối sống...
  • Dù không biết “giờ nào, ngày nào” Chúa sẽ mời gọi chúng ta giã từ trần gian, nhưng ta biết chắc chắn giờ phút ấy sẽ tới, vì thế như người đầy tờ luôn biết tỉnh thức đợi chờ chủ về - chúng ta cũng mong đợi giờ Chúa đến – tức là “Trời mới, Đất mới”nơi Thiên Chúa sửa soạn cho những ai yêu mến Người
  • Thế giới này sẽ qua đi chúng ta đã và đang còn nhìn thấy, từ loài thảo mộc, sinh vật, cho đến con người…Vì thế hạnh phúc thật và vĩnh cửu không có ở đời này.
  • Trong khi chờ đợi Nước Chúa đến trong vinh quang chúng ta cần xây dựng một xã hội công bằng và bác ái, một cộng đồng biết sống yêu thương. Bạn hãy nhớ: Thế giới này sẽ qua đi, chỉ có tình yêu là tồn tại.
 
 
 
* Vào ngày sau hết, vũ trụ hữu hình này sẽ được biến đổi và thông phần vào vinh quang của Chúa Kitô làm nên trời mới đất mới.
(c. 115)
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
* Niềm tin “Trời mới Đất mới” giúp ta nhận ra rằng bộ mặt thế giới này sẽ qua đi. Nhưng sự chờ mong một “Trời mới Đất mới” không làm giảm sút, trái lại càng thôi thúc chúng ta  quan tâm vun trồng trái đất, và fóp phần xây dựng xã hội loài người ngày một tốt hơn.
(c.116)
 
 
 
 
 
 
Ga 6, 40
 
3.  Y nghĩa của tiếng “Amen”.
  • Trong tiếng Do thái, “Amen” có cùng một gốc với “tin”, có nghĩa là chắc chắn có thật: “nhất trí”.  Vì thế, khi mình thưa “Amen” tức là mình đang nói lên niềm tin của mình, biểu lộ niềm tin của mình một cách đúng đắn, xác quyết: “Tôi tin”.
  • “Tin” là thưa Amen với Lời Chúa, với Giới răn của Chúa, là phó thác trọn vẹn vào tay Chúa.
  • Như thế đời sống hàng ngày của chúng ta (Kitô hữu) là tiếng thưa “Amen” cho lời chúng ta đã tuyên xưng khi lãnh nhận bí tích Rửa tội. Và khi chúng ta sống theo điều mình tuyên xưng là đảm bảo chắc chắn được hạnh phúc đích thực và vĩnh cửu.
*Amen nghĩa là tôi tin những lời Thiên Chúa dạy, những điều Thiên Chúa Hứa và tôi hoàn toàn phó thác nơi Người.
(c.117)
C.  Hướng ý cầu nguyện: Lạy Chúa, chúng con tuyên xưng xác loài người ngày sau sống lại. Xin Chúa giúp chúng con biết sống tốt trong từng giây phút hiện tại, như thái độ  tỉnh thức của người biết chờ mong Chúa đến. Amen.
IV.TRỞ VỀ CUỘC SỐNG: 1.Bài học: Câu 113-117 2.Sinh hoạt: …         3.gợi ý sống đạo:
V. KẾT THÚC
………………………………………
Nhóm Huấn giáo Hội Dòng Đa Minh Tam Hiệp  
Thông tin khác:
Hội Dòng Mến Thánh Giá Hưng Hoá Chúc Mừng Năm Mới
FANPAGE FACEBOOK VÀ YOUTUBE
Thiết kế web - Thiet ke website: OnIP™ - www.onip.vn - mCMS.
Origin site: www.mtghunghoa.org!
log